Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.84 KB, 36 trang )

BỘ NỘI VỤ
PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LƯƠNG VÀ CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI
TRONG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Đề tài:
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

GVHD: ThS. Phạm Thị Toàn
SVTH: Nhóm 05
Lớp: KS16-TCNS3

TP. Hồ Chí Minh - Tháng 11/2018


DANH SÁCH NHÓM
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Thị Kiều Diễm

AS156008

2



Tạ Thị Thùy Dung

AS156010

3

Bùi Thanh Duy

AS156011

4

Thái Thị Lý Huỳnh

AS156030

5

Phạm Thị Liên

AS156035

6

Nguyễn Thị Kim Linh

AS156036

7


Trần Thị Ngọc Loan

AS156037

8

Lê Thị Nga

AS156046

9

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

AS156048

10

Trần Kim Sáng

AS156068

11

Lê Thanh Sơn

AS156071

12


Phạm Công Thạch

AS156073

13

Nguyễn Thị Minh Trang

AS156088

14

Nguyễn Thị Tú Trinh

AS156092

15

Vũ Nhật Minh

AS158039

16

Nguyễn Thị Mai Trinh

AS158077

GHI CHÚ


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


MỤC LỤC


1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1.1 Phúc lợi xã hội
1.1.1 Khái niệm
- Phúc lợi xã hội: là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được dùng để thỏa
mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của người dân trong xã hội,chủ yếu là phân
phối ngoài theo lao động.
1.1.2 Phân loại phúc lợi xã hội
- Phúc lợi bắt buộc: là các phúc lợi tối thiểu phải đưa ra theo yêu cầu của
phúc lợi. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp
thất nghiệp , bảo hiểm y tế. Ở Việt Nam các phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ bảo
hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau , tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp , thai sản, hưu trí và tử tuất.
- Phúc lợi tự nguyện: là các loại phúc lợi mà các tổ chức đưa ra , tùy thuộc
vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của lãnh đạo của tổ chức đó.
1.2 Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
1.2.1 Khái niệm
- Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động( điều 142. Luật lao
động việt nam năm 2012)
- Bệnh nghề nghiệp : là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đến người lao động ( điều 143. Luật lao động Việt Nam năm
2012)
1.2.2 Phân loại tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
1.2.2.1 Phân loại tai nạn lao động
- Theo nguyên nhân:



Nguyên nhân khách quan: do các yếu tố tự nhiên xảy ra không lường trước
được như mưa bão, động đất , lốc….

4




Nguyên nhân chủ quan: do trang thiết bị máy móc,phương tiện làm việc,
việc bảo hộ không được chu đáo hay do sự cố vi phạm quy trình kỹ thuật
an toàn lao động của người lao động và chủ sử dụng lao động.

Việc phân loại này giúp ta tìm ra được nguyên nhân gây ra tai nạn lao động,
từ đó có được cách phòng ngừa tai nạn hiệu quả, giảm thiểu được những tổn thất
do tai nạn xảy ra.
-Theo ngành nghề sản xuất: Những ngành nghề khác nhau có môi trường
làm việc khác nhau, và cũng có những kỹ năng yêu cầu lao động khác nhau do đó
mỗi ngành nghề lại có những nguy cơ xảy ra tai nạn lao động khác nhau. ở nước
ta những ngành nghề hay xảy ra tai nạn nhất là: xây dựng,mỏ , khai thác đá, sửa
chữa thiết bị…..và mức độ tổn thương trong các ngành nghề này là khác nhau.
Việc nghiên cứu theo ngành nghề giúp ta nhận thấy rõ nguy cơ mất an toàn
lao động ở ngành nghề nào cao nhất để đề ra các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
-Theo mức độ tổn thương tới cơ thể: theo thứ tự từ nặng tới nhẹ ta có:






Tai nạn lao động làm chết người
Tai nạn lao động nặng làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao
động lớn từ 61% trở lên
Tai nạn lao động vừa làm cho người lao động suy giảm khả năng lao động từ
21% đến 60%
Tai nạn lao động nhẹ làm cho người lao động suy giảm khả năng lao động
nhỏ hơn 21%

Việc phân loại tai nạn lao động theo mức độ tổn thương sẽ giúp chúng ta có
cách nhìn đúng đắn về thực trạng tai nạn lao động, về nức độ nghiêm trọng của
từng vụ tai nạn,cũng như biết được khả năng lao động của những người lao động
sau tai nạn để có được những chính sách phù hợp nhằm giảm bớt những khó khăn
mà họ và gia đình họ gặp phải.
-Theo độ tuổi và giới tính: việc nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính cũng
đóng vai trò quan trọng, no giúp ta thấy được tai nạn lao động xảy ra với giới nào
cao hơn và ở độ tuổi nào người lao động dễ bị tai nạn hơn từ đó có cách sắp xếp
bố trí phù hợp. Thực tế chỉ rằng tai nạn lao động xảy ra ở nan giới cao hơn nhiều
so với nữ giới vì họ thường làm những công việc nặng nhọc , nguy hiểm và họ
cũng không được cẩn thận như nữ giới.Và tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động ỡ các độ
tuổi khác nhau cũng khác nhau. Những lao động trẻ tuổi thường có nguy cơ xảy

5


ra tai nạn lao độn hơn so với những lao động có thâm niên do thiếu những kinh
nghiệm về trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế.
1.2.2.2.Phân loại bệnh nghề nghiệp: bệnh nghề nghiệp có nguy cơ từ
những tác động thường xuyên, liên tục và kéo dài với các yếu tố có hại, phát sinh
trong quá trình sản suất lên cơ thể con người, dẫn tới sự suy yếu dần về sức khỏe
và gây bệnh cho người lao động. Các loại bệnh nghề nghiệp bao gồm:







Bệnh do bụi xâm nhập vào phổi: như bệnh phổi silic,
Bệnh do yếu tố vật lí: như bệnh do tiếng ồn, độ rung
Bệnh do môi trường lao động: lao, vi khuẩn….
Bệnh do điều kiện lao động: ngoài trời , trên cao….
Bệnh do hóa chất: nhiễm khí độc, hợp chất hóa học thủy ngân,chì,
cacbon oxit, cacbon đioxit…..

1.3 Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là các quyền lợi mà người lao
động được hưởng theo quy định của pháp luật
- Chế độ tai nạn lao động: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị tai
nạn lao động trong các trường hợp dưới đây dẫn đến suy giảm khả năng lao động
từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi
trả
+ Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Chế độ bệnh nghề nghiệp: Người lao động được hưởng trợ cấp bệnh nghề
nghiệp do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề
nghiệp do làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại dẫn đến suy
giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh Mục bệnh nghề nghiệp được

hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề
nghiệp, bao gồm những nhóm bệnh sau:

6


1. Bệnh bụi phổi silic nghề
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
7. Bệnh hen nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn than
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
7



24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia
cao su
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
31. Bệnh lao nghề nghiệp
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
2. VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ
NGHIỆP
Các tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp tác động rất lớn đến người lao
động, gây mất một phần hoặc toàn bộ khả năng lao động, trong điều kiện sản xuất
độc hại gây suy giảm sức khoẻ, gây ra các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến người
lao động. Ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống vật chất và tinh thần cũng như
khả năng tái sản xuất sức lao động, đến năng suất lao động. Chế độ tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp ra đời, có những vai trò sau:
- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đảm bảo được chế độ phúc
lợi cho người lao động. Thể hiện sự cân bằng trong phát triển kinh tế đi đôi với
phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống cho người lao động, đảm bảo an toàn và an sinh
xã hội cho người lao động nói riêng và xã hội nói chung.
- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời và được thực hiện giúp
phòng ngừa và bảo vệ người lao động trước những rủi ro do TNLĐ, BNN gây ra
và đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc bị mất thu nhập do TNLĐ, BNN”.


8


+ Đối với người lao động: giúp người lao động biết được những quyền lợi
nào họ sẽ được hưởng nếu xảy ra TNLĐ, BNN, mức hưởng là bao nhiêu và ai là
chủ thể bồi thường hay trợ cấp cho họ; biết được người sử dụng lao động có thực
hiện đúng những quy định của pháp luật hay không, nếu không thì kịp thời tiến
hành các thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; chế độ
TNLĐ, BNN giúp người lao động bị TNLĐ, BNN có một khoản tài chính để
khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, củng cố tinh thần cũng như niềm tin của họ
vào Nhà nước.
+ Đối với người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội: sẽ giúp họ
xác định được chính xác trách nhiệm của mình đến đâu khi người lao động bị
TNLĐ, BNN.
+ Đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tai nạn lao , bệnh
nghề nghiệp: những quy định cụ thể, rõ ràng về chế độ TNLĐ, BNN sẽ là cơ
sở pháp lý quan trọng để họ sử dụng làm căn cứ giải quyết các tranh chấp
phát sinh một cách chính xác, hợp tình hợp lý; đảm bảo quyền và nghĩa vụ của
các bên liên quan, qua đó góp phần duy trì ổn định xã hội.
3. NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
3.1. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
( Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 )
Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
theo quy định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo

pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;

9


d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được
hưởng sinh hoạt phí;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương;
3.2. Trách nhiệm, quyền và mức đóng của các bên tham gia chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối với các chế độ khác trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia, thì người
lao động muốn được hưởng trợ cấp từ chế độ nào thì phải tham gia đóng góp và
chế độ đó. Tuy nhiên, trong chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, người
lao động lại không phải tham gia vào đóng góp vào quỹ. Lý do được đưa ra là:
những rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là những rủi ro xảy ra nằm
ngoài mong muốn của người lao động và chủ sử dụng lao động luôn là người có
lỗi lớn nhất trong việc không đảm bảo an toàn sản xuất cho người lao động.
Theo quy định chung, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tham gia
đóng góp đầy đủ vào quỹ bảo chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho
người lao động và Nhà nước sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ cho quỹ. Hiện nay

trên thế giới, các nước đang áp dụng hai hình thức đóng góp của chủ sử dụng lao
động đó là: hình thức tham gia đóng góp theo một tỷ lệ % nhất định trên tổng quỹ
lương của người lao động và hình thức đóng góp theo tỷ lệ % phụ thuộc vào
ngành nghề sản xuất kinh doanh và xác suất để xảy ra tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp ở các ngành nghề đó.
Ở Việt Nam, chúng ta sử dụng hình thức đóng góp theo một tỷ lệ nhất định
trên cơ sở tổng quỹ tiền lương cho người lao động. Tuy nhiên, mức đóng góp này
cho tới nay vẫn được tính chung cho tất cả các chế độ trợ cấp BHXH ngắn hạn
khác mà chưa có quy định đóng góp riêng cho chế độ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, mức đóng góp này là 5% trên tổng quỹ lương của người lao động và
do chủ sử dụng lao động đóng.
10


3.2.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp
( Điều 144 Bộ luật Lao động 2012)
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong
danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế
và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
3.2.2. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
( Điều 145 Bộ luật Lao động 2012)
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà

người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã
hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của
các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi
của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được
người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm
từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ
11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao
động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ
cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
11


3.2.3. Đối tượng và mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
3.2.3.1. Đối tượng
Trích Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động.

3.2.3.2 Mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
(Trích Khoản 1 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015)
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
(Trích Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017)
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh
lao động với mức như sau:
a) 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao
động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm
xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
b) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại
điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng
tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

12


3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm
2020.
3.3 Điều kiện được hưởng trợ cấp
Căn cứ theo quy định tại Điều 45,46 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:
Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được

hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu
cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao
động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú,
đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy
quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi
ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
13


a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a
khoản này.
2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề,
công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà

phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để
xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định người lao động khi tham gia bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng chế độ tai nạn lao động
khi:
– Nằm trong một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 45
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
– Bị tai nạn lao động mà nguyên nhân không thuộc vào một trong các
nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
3.4 Mức hưởng và thời gian hưởng
Mức hưởng và thời gian hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định theo
quy định tại Điều 48,49,50 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
3.4.1 Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được
hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ
sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
14


bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ
của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh
nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia
đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì
tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được
giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu.
Mức trợ cấp tính theo số
Mức trợ cấp một Mức trợ cấp tính theo mức suy năm đóng vào quỹ bảo
=
+
lần
giảm khả năng lao động
hiểm tai nạn lao động
bệnh nghề nghiệp
= {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy
số tuyệt đối 5 ≤m ≤ 30).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017.
Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017. Ông A
được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.
Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với
hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000
đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp:
15


0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = 15.225.600 (đồng).
- Mức trợ cấp một lần của ông A là:
16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng)
3.4.2 Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được
hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được
hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau
đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào
quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc
bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia
đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì
tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo
hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của
Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải
căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở

nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn
gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường
hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

16


5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng
tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức
trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải
quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và
khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ
cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Mức trợ cấp tính theo số
Mức trợ cấp Mức trợ cấp tính theo mức suy năm đóng vào quỹ bảo
=
+
hằng tháng
giảm khả năng lao động
hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
Trong đó:
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy
số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo
quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016.
Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả
năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại
tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai
nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
17


580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).

Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này
được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng
có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội
trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định
tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người
lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội
đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác
định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng
giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng
nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng
lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời
điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y
khoa
3.5. Những trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp.
a) Căn cứ theo Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy
định về trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng
lao động khi bị tai nạn lao động:
“1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động
quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các
nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không
liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
18


b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp
luật.”
Ví dụ: nhân viên Nguyễn Văn A, làm việc trong công ty B bị tai nạn giao
thông trên đường đi làm về trên tuyến đường Hồ Văn Huê và thời gian 17g30,
nhưng do lỗi của người lao động đã vi phạm luật giao thông đường bộ. trường
hợp của anh Nguyễn Văn A có được xem là tai nạn lao động không? Nếu được

xem là tai nạn lao động thì anh được hưởng những chế độ gì? Văn phòng luật sư
Quốc Thái, Đoàn luật sư TP. Hà Nội trả lời:
Pháp luật hiện hành không quy định về điều kiện lỗi của người bị tai nạn lao
động. Vì thế, anh Nguyễn Văn A dù có lỗi gây ra tai nạn nhưng đủ các điều kiện
quy định tại Điều 45 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì được hưởng chế độ tai nạn
lao động.
3.6 Về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
3.6.1 Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao
động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám
định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm
xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội.
3.6.2 Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp
- Sổ BHXH;
- giấy đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của NSDLĐ (Mẫu số
05A-HSB);

19


- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do
cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao);
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc phiếu hội chuẩn mắc bệnh nghề
nghiệp;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám

định y khoa.

3.6.3 Hồ sơ giải quyết TNLĐ, bệnh nghề nghiệp tái phát
- Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản
lý;
- Điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi điều trị ổn
định thương tật, bệnh tật cũ tái phát. Không điều trị nội trú: bản chính hoặc bản
sao giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh
tật tái phát của hội đồng giám định y khoa.
3.6.4 Hồ sơ giải quyết TNLĐ, bệnh nghề nghiệp của NLĐ được giám định
tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
- Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản
lý;
- Hồ sơ TNLĐ, BNN của lần bị TNLĐ nhưng chưa được giám định.
- Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của hội
đồng giám định y khoa.
4. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ
TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015: Luật an toàn, vệ sinh lao động
2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách

20


nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan được ban hành ngày
25/06/2015.
2. Thông tư 124/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ
cấp và chi phí y tế đối với đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp với các quy định về mức, hồ sơ, tiền lương bồi thường,
trợ cấp TNLĐ, BNN được ban hành ngày 09/11/2015
3. Luật bảo hiểm xã hội quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện
bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Luật này không áp
dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gởi và các bảo hiểm mang tính kinh
doanh. Luật quy định các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc như: ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; Bảo hiểm xã hội tự nguyện
bao gồm các chế độ sau: Hưu trí, tử tuất; Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế
độ: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề và hỗ trợ việc làm. Luật có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng từ
ngày 01/01/2008, bảo hiểm thất nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2009.
4. Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về
hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động và quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động, người lao
động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Thông tư 19/2016/TT-BYT Ngày 30/6/2016 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, công tác
sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc và chế độ báo cáo đối với cơ sở y tế các tuyến cơ
sở, huyện, tỉnh.
6. quyết định 5871/QĐ-BYT năm 2017 về phê duyệt kế hoạch chăm sóc
sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 do Bộ
trưởng bộ y tế ban hành.
7. Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH Ngày 15/5/2017 do Bộ LĐ-TB&XH
ban hành về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
8. Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định và hướng dẫn thực hiện
chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.


21


9. Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng hàng tháng và phương
thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
10. Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2018 về chăm sóc sức khỏe người lao
động phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020.
11. Bộ Luật Lao động năm 2012 đã chính thức được Quốc hội thông qua
vào ngày 18/6/2012 với những quy định mới, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của người lao động (NLĐ).
5. TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
5.1 Tình hình tai nạn lao động
5.1.1 Số vụ tai nạn lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa
phương tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2018 và một số giải pháp
chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong 06 tháng cuối
năm 2018.
Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (tỉnh Bình
Phước chưa có báo cáo) 06 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988
vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có
quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động) trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 363 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 56 vụ
- Số người chết: 384 người
- Số người bị thương nặng: 813 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1.341 người
Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong 06 tháng đầu

năm 2018 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động.

22


TT Địa phương

Số vụ

Số
vụ
Số người bị
Số người Số người
chết
thương
bị nạn
chết
người
nặng

1

Hà Nội

334

44

354


46

62

2

Hồ Chí Minh

493

37

503

38

71

3

Đồng Nai

721

15

723

16


64

4

Bắc Ninh

94

15

96

15

17

5

Hải Dương

92

14

92

14

44


6

Bình Dương

70

14

72

14

5

7

Quảng Ninh

271

13

277

13

181

8


Hà Giang

234

10

239

13

0

9

Quảng Nam

93

9

99

12

19

10

Trà Vinh


80

10

81

10

0

Tổng cộng

2.482

181

2.536

191

463

Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động là 191 người chiếm
49,7 % tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc.
5.1.2. So sánh tình hình TNLĐ 06 tháng đầu năm 2018 với 06 tháng đầu năm
2017
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ 06 tháng đầu năm 2018 so với
06 tháng đầu năm 2017 cụ thể như sau:
T

T

Chỉ tiêu thống kê

06
tháng 06
tháng Tăng/giảm
đầu
năm đầu
năm
+ / 2017
2018

1

Số vụ

3.660

3.365

-295(-8,76%)

2

Số nạn nhân

3.716

3.432


-284(-8,27%)

23


3

Số vụ có người chết

311

276

-35(-12,68%)

4

Số người chết

322

291

-31(-10,65%)

5

Số người bị thương nặng


709

682

-27(-3,96%)

6

Nạn nhân là lao động nữ

1.078

1.183

+105(+8,87%
)

7

Số vụ có 2 người bị nạn trở
41
lên

43

+2(+4,65%)

Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ 06 tháng đầu năm 2018 và 06 tháng đầu
năm 2017 khu vực có quan hệ lao động.
5.1.3. Tình hình TNLĐ ở các địa phương

Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều trong 06 tháng đầu
năm 2018.
TT Địa phương

Số vụ

Số vụ Số
chết
người
người
bị nạn

Số
người
chết

Số người
bị thương
nặng

1

Hà Nội

165

31

165


35

29

2

Hồ Chí Minh

485

29

493

30

69

3

Đồng Nai

718

15

720

16


64

4

Hải Dương

92

14

92

14

44

5

Bình Dương

70

14

72

14

5


6

Quảng Ninh

269

11

275

11

181

7

Bắc Ninh

53

9

53

9

7

8


Hải Phòng

85

8

85

8

16

9

Quảng Ngãi

16

8

17

8

3

10

Bà Rịa - Vũng Tàu


203

7

205

7

13

24


Bảng 2:10 địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất 06 tháng đầu
năm 2018
Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động là 152 người
chiếm 52,2% tổng số người chết vì TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động
trên toàn quốc.
5.1.4. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong 06 tháng đầu năm 2018
- Vụ TNLĐ sập giàn giáo công trình xây dựng khi đang thi công đổ mái
tầng 1 (Công trình xây dựng Khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ dành
cho ô tô) trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, xảy ra vào khoảng
2 giờ 30 phút ngày 17/01/2018, hậu quả làm 3 người chết và 3 người bị thương;
- Vụ TNLĐ do nổ mìn trong khai thác đá tại khu vực khai thác đá của Công
ty TNHH Vượng Phát (tiểu khu 1469, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc
Nông), xảy ra ngày 25/01/2018, hậu quả làm 2 người chết tại chỗ, 2 người bị
thương;
- Vụ TNLĐ tại cánh đồng mía thuộc xóm Xuân Sơn, xã Hạ Sơn, huyện
Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An, trong lúc đang dựng cột viễn thông bị điện giật (do bị
phóng điện từ đường dây 35kV), xảy ra vào khoảng 16 giờ 50 phút ngày

26/6/2018, hậu quả làm 04 người chết, 03 người bị thương.
5.1.5. Tình hình tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng 06 tháng đầu năm 2018 xảy ra 19 vụ tai
nạn lao động làm 05 người chết, 12 người bị thương nặng, 09 người bị thương
nhẹ.
Theo báo cáo của Bộ Công an 06 tháng đầu năm 2018 xảy ra 54 vụ tai nạn
lao động làm 123 người bị nạn trong đó: có 04 người chết, 48 người bị thương
nặng.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải trong 06 tháng đầu năm 2018 xảy
ra 01 vụ tai nạn lao động làm 01 người chết.
Các Bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương báo cáo: không xảy
ra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa
phương tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2018 và một số giải pháp
chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong 06 tháng cuối
năm 2018.
25


×