Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tác động của TPP tới quan hệ lao động trong ngành dệt may tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.81 KB, 17 trang )

Mục lục
Trang
Lời mở đầu

1

Chương 1: Đặt vấn đề
1.1 Khái niện quan hệ lao động
1.2 Quan hệ lao động trong ngành Dệt may
Chương 2: Tác động của TPP tới Quan hệ lao động trong ngành Dệt may tại
Việt Nam
2.1 Giới thiệu về TPP
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.2 Đặc điểm TPP
2.1.3 Nội dung đàm phán
2.1.4 Phạm vi
2.2 Giới thiệu về ngành Dệt may
2.3Tác động của TPP đến quan hệ lao động trong ngành Dệt may
2.2.1 Tác động đến người sử dụng lao động
2.2.2 Tác động đến người lao động
2.2.3 Tác động đến Nhà nước
Chương 3: Giải pháp
3.1 Giải pháp đối với người sử dụng lao động
3.2 Giải pháp đối với người lao động
3.3 Giải pháp đối với Nhà nước

1


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, quan hệ lao động ở Việt Nam được hình


thành và vận động, phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và bước vào nhóm các
quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Nam cũng bắt đầu quá trình đổi mới thiết chế
thị trường lao động, bao gồm các thiết chế về quan hệ lao động. Theo các chuyên
gia kinh tế, trong giai đoạn tới, khi các cam kết Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC
và các hiệp định thương mại tự do (trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên
Thái Bình Dương - TPP) được chính thức được triển khai, thách thức đối với Việt
Nam không phải là lộ trình giảm thuế hay sức ép đối với các ngành kinh tế, mà
chính là đổi mới quan hệ lao động theo yêu cầu mới.
Ngành dệt may hiện nay là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc
dân nước ta. Nhưng quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao
động trong ngành hiện nay còn nhiều bất ổn và chưa hài hòa. Khi hiệp định TPP
chính thức có hiệu lực đòi hỏi phải có sự thay đổi trong quan hệ lao động trong
ngành.Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của Hiệp định
thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) tới Quan hệ lao động trong ngành
Dệt may ở Việt Nam”
Kết cấu của bài gồm 3 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tác động của TPP tới Quan hệ lao động trong ngành Dệt may tại Việt
Nam
Chương 3: Giải pháp
Do kiến thức cũng như cách nhìn nhận vấn đề của em còn hạn chế nên bài làm mắc
nhiều thiếu xót , mong cô góp ý và nhận xét để bài làm được hoàn chỉnh hơn.Em
xin cảm ơn ạ!

2


Chương 1: Đặt vấn đề
1.1 Khái niệm về Quan hệ lao động
Có rất nhiều ý kiến hay định nghĩa về quan hệ lao động như:

- Theo nhà kinh tế học người Mỹ J.T Dun lop (năm 1958): quan hệ lao động là
một hệ thống có tính logic như một hệ thống kinh tế trong một xã hội công nghiệpTheo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: Quan hệ lao động là những mối quan hệ
cá nhân và tập thể giữa những người lao động và người sử dụng lao động tại nơi
làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với nhà nước.
=> Đa số tất cả các định nghĩa đều cho rằng: quan hệ lao động là một hệ thống bao
gồm nhiều chủ thể tương tác lẫn nhau trong quá trình lao động, sản xuất.
1.2 Quan hệ lao động trong ngành Dệt may
- Ngành dệt may là một trong những ngành có quan hệ lao động phát triển sôi động
nhất trong những năm gần đây. Từ sự biến động lao động, các cuộc tranh chấp lao
động, đình công, lãn công tự phát xảy ra ngày càng nhiều, nhiều giải pháp đã được
nhà nước đưa ra để bình ổn quan hệ lao động... Nhưng trên thực tế để giải quyết
thấu đáo được vấn đề quan hệ lao động vẫn đang là bài toán khó đối với các DN.
- Theo kết quả khảo sát thì có tới 88% doanh nghiệp cho rằng thỏa ước lao động
tập thể là cần thiết và doanh nghiệp đã có thỏa ước và rằng nó giống như một "Bộ
luật do chính DN soạn", một nền tảng pháp lý để giải quyết các mối quan hệ giữa
Cty và người lao động. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là có tới 34% DN cho
rằng việc ký thỏa ước lao động tập thể chỉ để đáp ứng một yêu cầu pháp lý của cơ
quan quản lý lao động.
- Nhiều doanh nghiệp Dệt may không mấy quan tâm đến việc tham gia thương
lượng, ký kết các thỏa ước cấp ngành.Có đến 86 % doanh nghiệp cho rằng nên ký
kết thỏa ước ở cấp doanh nghiệp vì mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng.=> Cho
thấy không có sự liên kết
- Cơ chế đối thoại xã hội còn nhiều bất cập chưa thực sự phát huy tác dụng nhiều
doanh nghiệp có hòm thư, có bảng tin nhưng chỉ là hình thức
Khi hiệp định TPP chính thức có hiệu lực liệu có mang đến có sự thay đổi mạnh
mẽ trong Quan hệ lao động trong ngành Dệt may hay không? Lần đầu tiên một
3


hiệp định thương mại có những vấn đề đàm phán nằm ngoài thương mại là lao

động và công đoàn đòi hỏi các ngành nói chung và ngành dệt may nói riêng phải
có sự thay đổi để có thể phát triển và cạnh tranh.

4


Chương 2: Tác động của TPP tới Quan hệ lao động trong ngành Dệt may tại
Việt Nam
2.1Giới thiệu về TPP
2.1.1 Lịch sử hình thành
- Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement) là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương.
- Hiện nay TPP có 12 nước thành viên tham gia bao gồm Australia, New Zealand,
Brunei, Singapore, Việt Nam, Malayxia, Peru, Chile, Hoa kỳ, Nhật Bản, Úc và Việt
nam
- Ngày 5-10-2015, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các bên
thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng,
qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu
quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế.
2.1.2 Đặc điểm TPP
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của
thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn, bao gồm:
- Tiếp cận thị trường một cách toàn diện;
- Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết;
- Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại;
- Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại
- Là nền tảng cho hội nhập khu vực.
2.1.3 Nội dung đàm phán
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan

tới thương mại.
Sau đây là 8 nội dung của hiệp định TPP liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp:
1. Thương mại hàng hóa
2. Dệt may
5


3. Quy tắc xuất xứ
4. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật
5. Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh
6. Thương mại điện tử
8. Lao động
2.1.4 Phạm vi
.- Những nội dung được đàm phám có giá trị trong 12 quốc gia tham gia TPP.
- Các quốc gia phải thực hiện nghiêm túc, cạnh tranh công bằng cùng nhau phát
triển.
2.2Giới thiệu về ngành Dệt may
- Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh
tế quốc dân nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
nó cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Dệt may nước ta có gần 6.000 doanh nghiệp, thu dụng hơn 2,5 triệu lao động.
Trong đó, lao động nữ trong ngành này có tỷ lệ rất cao, chiếm trên 70%. Tuy nhiên,
trình độ tay nghề của người lao động chưa cao, mới có khoảng 20% lao động đã
qua đào tạo cơ bản; đa số mới tuyển từ các vùng nông thôn, tác phong, hiểu biết
pháp luật còn những hạn chế nhất định.
- Quan hệ lao động trong ngành hiện vẫn còn nhiều những bất cập và nững tồn tại
chưa được giải quyết như các vụ đình công trong ngành dệt may trong những năm
gần đây chiếm hơn 40% số vụ đình công cả nước, đến hơn 90% người lao động
trong ngành là nữ nên họ rất dễ bị xúi dục gây mâu thuẫn trong quan hệ lao động
và những vấn đề về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương..chưa được

thực hiện theo quy định của pháp Luât.
2.3Tác động của TPP đến quan hệ lao động trong ngành Dệt may
2.2.1 Tác động đến người sử dụng lao động
- Khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, ngành
dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi thuế suất thuế nhập khẩu vào thị trường
6


các nước trong TPP, đặc biệt thị trường Mỹ thị trường hấp thu đến 44% sản phẩm
dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012, sẽ giảm từ 17% xuống 0%.=>
giảm chi phí xuất khẩu tăng doanh thu cho toàn ngành.
- Tất cả các thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại. Các
thành viên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cho phép tồn tại “công đoàn độc lập”. Vì là môi
trường lao động tự do, nên các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với cuộc
chiến giành người lao động.
Các doanh nghiệp dệt may và da giày với đặc trưng luôn phải sử dụng một lượng
lớn lao động, sẽ cần phải chú ý đến các yếu tố như mức lương, chế độ chăm sóc,
bảo hiểm… để hạn chế tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trong bối cảnh hội nhập TPP, các doanh nghiệp lại càng phải chú trọng thực hiện
đúng các quy định pháp luật về lao động, cụ thể là Bộ luật Lao động và các văn
bản hướng dẫn, cũng như nâng cao chính sách trên mức luật định để tăng cường
yếu tố cạnh tranh.
- Sức ép nữa đến từ việc các điều kiện lao động, như lương tối thiểu, giờ làm việc,
an toàn lao động… sẽ được quản lý chặt chẽ hơn khi tham gia TPP. Thách thức lớn
nhất mà người sử dụng lao động đang phải đối mặt là doanh nghiệp sẽ không tuân
thủ hết và có thể vi phạm về giờ làm việc và lương. Với 95% lao động là nữ, trong
đó chỉ có 20% được đào tạo bài bản, nên chỉ một tín hiệu nhỏ cũng có thể dẫn tới
đình công tập thể liên quan đến sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động phải thực hiện qui định ( Điều 19.3 về quyền lao động
tại Chương 19 trong Toàn văn Hiệp định TPP) và cam kết không vi phạm những
vấn đề sau:
(a) tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể;
(b) loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;
(c) bãi bỏ lao động trẻ em, cấm những hình thức lao động trẻ em tệ hại nhất; và
(d) Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp;
* Tác động tích cực
7


- Khi gia nhập TPP sẽ mang đến động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành
dệt may Việt Nam và làm cho mối quan hệ lao động hài hòa hơn giữa người lao
dộng và người sử dụng lao động.
- Ngành Dệt may hiện nay đang nổi cộm tình trạng người lao động làm thêm giờ
quá qui định (đây là một trong những vi phạm về lao động cưỡng bức) nên khi
tham gia TPP thì người sử dụng lao động sẽ phải thay đổi và không có tình trạng
như vậy nữa.
- Được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia TPP nên ngành dệt may thu về rất nhiều
lợi nhuận và như vậy người sử dụng lao động trong ngành sẽ tăng về lương thưởng
cũng như các chế độ khác cho người lao động=> quan hệ lao động trong ngành ổn
định, sẽ giảm bớt những tranh chấp, xung đột giữa các bên.
* Tác động tiêu cực
- Cụ thể, việc người lao động được tự do thành lập tổ chức và được phép hoạt động
ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước cùng với việc chủ
sử dụng lao động không được phép can thiệp vào hoạt động của tổ chức tự chủ này
có thể tạo nên sự phức tạp trong quản lý, dẫn tới những hậu quả rất lớn nếu chủ
doanh nghiệp và nhà quản lý có bước đi sai lầm.
- Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cuộc chiến dành người lao động, nên cần
phải có công tác tuyển dụng, tuyển chọn lao động hợp lý.

- Cùng với đólà lo ngại về số tiền đóng cho các tổ chức công Đoàn tăng lên .Theo
quy định, mỗi tháng, Công ty phải trích 2% quỹ lương cho công đoàn,
VD. Mỗi tháng Công ty cổ phần May Hưng Yên phải đóng cho công đoàn 2 %
tương đương 700 triệu đồng và như vậy mỗi năm công ty đóng cho công Đoàn cấp
trên gần 6 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn đối với một doanh nghiệp gia công trong
ngành dệt may. Nếu thành lập thêm nhiều tổ chức công đoàn, thì sức ép chi trả phí
hoạt động cho bộ máy này có tiếp tục dồn lên vai doanh nghiệp và nhiều bộ máy
cùng hoạt động liệu có hiệu quả hơn không?”
- Từ góc nhìn của doanh nghiệp, người sử dụng băn khoăn rằng, nếu một doanh
nghiệp có tới 5 - 7 tổ chức đại diện cho người lao động, thì giới chủ sử dụng lao
động không biết đàm phán với tổ chức nào khi xảy ra tranh chấp và dệt may là một
8


trong những ngành thâm dụng lao động, nên lo ngại về giải quyết các tranh chấp
trong quan hệ lao động càng lớn.
=> Khó trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên.
2.2.2 Tác động đến người lao động
- Người lao động có quyền tự do thành lập hoặc cá tổ chức mà họ lựa chọn tại
doanh nghiệp. Các tổ chức này có hoặc không thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam.
- Hiệp định TPP quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp, cho phép tồn tại “công đoàn độc lập cho người lao động và bảo
vệ quyền lợi cho người lao động.=> Người lao đông yên tâm làm việc hơn.
- Khi tham gia TPP các doanh nghiệp dệt may phải chú trọng thực hiện đúng các
quy định pháp luật về lao động, cụ thể là Bộ luật Lao động và các văn bản hướng
dẫn, cũng như nâng cao chính sách trên mức luật định để tăng cường yếu tố cạnh
tranh.=> Sẽ không còn tình trạng người lao động bị ngược đãi, không được đóng
bảo hiểm , hạn chế những tranh chấp xảy ra.
- Cùng với quá trình CNH,HĐH đất nước, tham gia TPP sẽ góp phần thúc đẩy tốc

độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khu công nghiệp. Sức ép
về việc làm ở các khu đô thi sẽ tăng lên. Vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu lao
động có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng
cao.
* Tác động tích cực
- Người lao động được tự do thành lập, tham gia các tổ chức công đoàn và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho họ.=> Người lao động sẽ được bảo đảm quyền lợi một
cách hợp pháp và mối quan hệ lao động hài hòa hơn.
- Người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm, có thu nhập và đặc biệt trong ngành
Dệt may luôn cần số lượng lao động lớn thì mố quan hệ giữa người sử dụng lao
động với người lao động sẽ hài hòa, ổn định vả phát triển.
- Người lao động trong ngành dệt may được bảo vệ, hạn chế tình trạng giữ lương,
phải làm thêm giờ quá quy định.
9


- Quan hệ lao động trở nên hài hòa, thoái mái, người lao động khi được trả công
xứng đáng, có các hoạt động hỗ trợ( y tế, sức khỏe, an toàn lao động...) thì sẽ yên
tâm làm việc cống hiến cho tổ chức.
- Hạn chế được những tranh chấp xảy ra giữa người lao động với doanh nghiệp
* Tác động tiêu cực
- Một số đối tượng có thể lợi dụng những chính sách với người lao động được quy
định tại Chương 19( Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP) .Đúng là TPP
có ông nhận quyền tự do liên kết của người lao động nhằm đấu tranh và phối hợp
với giới chủ để bảo vệ quyền của người lao động trong doanh nghiệp. Các quyền
này sẽ được thực hiện theo luật và sẽ có một lộ trình thực hiện nó. Chính người lao
động cũng sẽ phải tránh để các thế lực thù địch lợi dụng mình. Tỉnh táo trước
những âm mưu thù địch, tôn trọng những lợi ích dài hạn. Đó cũng là một yêu cầu
đối với lao động thời kỳ sau TPP.
- Khi tham gia TPP Sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may trong và

ngoài nước cũng gópphần tạo điều kiện để thị trường lao động phát triển. => Yêu
cầu chất lượng nguồn lực cũng thay đổi, đòi hỏi người lao động phải có trình độ,
kỹ năng chuyên môn thì mới đảm nhận được công việc và đa số những người lao
động trong ngành dệt may đều chưa qua đào tạo nên khó khăn trong việc đáp ứng
yêu cầu công việc.
- Khi người lao động tham được tỏ chức và tham gia nhiều tổ chức đại diện cho
người lao động trong doanh nghiệp thì theo đó cũng sẽ đóng những khoản phí, như
vậy sẽ ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, có khả năng họ cũng không
tham gia.
2.2.3 Tác động đến Nhà Nước
- Nhà nước phải xây dựng một hệ thống chính sách hiệu quả, điều chỉnh luật pháp
về quan hệ lao động, xây dựng cơ chế, thiết chế để phù hợp với yêu cầu đặt ra.
- Đặc thù ngành dệt may tại Việt nam hiện nay đang vi phạm những điều khoản về
lao động của TPP, để ngành may có thể đón nhận cơ hội và phát triển được thì nhà
nước phải có quy định chặt về lao động và có hướng dẫn cho người sử dụng lao
động biết để thực hiện hiệu quả tạo nên quan hệ lao động hài hòa ổn định.
10


- Nhà nước sửa đổi và bổ xung pháp luật lao động và quan hệ lao động, cụ thể: Ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và các văn bản pháp luật
khác liên quan đến lao động và quan hệ lao động như: Luật Công đoàn; các luật
khác có liên quan (Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự để giải quyết các vụ án
tranh chấp lao động; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã…); Tổ chức triển khai
thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế; Quyết định các chính sách
liên quan đến lao động và quan hệ lao động, như chính sách tiền lương, bảo hiểm
xã hội, an toàn vệ sinh lao động, cơ chế phối hợp 3 bên trong quan hệ lao động.
- Đặc biệt với ngành dệt may( đây là ngành trong những năm gần đây có số vụ
đình công chiếm tỷ lệ lớn) Nhà nước đã có những nhìn nhận, thay đổi để hướng
đến xây dựng tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi cho

người lao động.
- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật về quan hệ lao động, các luật
khác có liên quan đến các đối tượng thuộc quan hệ lao động nhằm nâng cao nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và quan hệ lao động trong
các doanh nghiệp.
* Tác động tích cực
- Nhà nước sẽ phải điều chỉnh cơ chế, chính sách để phù hợp với quan hệ lao động
hiện tại khi nước ta tham gia vào hiệp định TPP, như vậy bảo vệ quyền lợi cho
người lao đông, người sử dụng lao động có ý thức chấp hành nghiêm nên quan hệ
lao động trong doanh nghiệp sẽ ổn địnhvà phát triển.
- Nhà nước sẽ xây dựng cẩm nang và các hướng dẫn cho công đoàn trong việc hỗ
trợ giải quyết tranh chấp cá nhân/khiếu nại, tố cáo và các hành vi lao động bất công
và Thí điểm xây dựng lại công đoàn cơ sở và quá trình thương lượng tập thể ở các
doanh nghiệp trong ngành dệt may như vậy trong tương lai thì ngành dệt may sẽ
hạn chế được nhiều những cuộc đình công gây tổn hại đến cả doanh nghiệp và Nhà
nước.
* Tác động tiêu cực.

11


- Việt nam khi tham gia TPP là quốc gia phải thay đổi nhiều nhất, các chính sách về
luật pháp, các ký kết về lao động phải sớm thực hiện gây sức ép lớn chưa thể thay
đổi ngay được.
- Một số đối tượng có mục đích chống phá Nhà nước muốn lợi dụng điều khoản
( Điều 19.3 về quyền lao động tại Chương 19 trong Toàn văn Hiệp định TPP) nhằm
kích động người lao động tổ chức những hội nhóm dưới danh nghĩa bảo vệ quyền
lợi của người lao động để chống phá Nhà nước.
- Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong TPP, là nước xuất khẩu dựa vào hàng

hóa thâm dụng lao động cao với lợi thế về nhân công giá rẻ, cùng với đó là cơ chế
sử lý vi phạm về quan hệ lao động chưa đươc thực hiện đúng đắn gây cản trở để
thực hiện những quy định trong TPP. Do đó, trong ngắn hạn, việc chấp nhận và
thực hiện tiêu chuẩn lao động trong Hiệp định TPP thì Nhà nước phải điều chỉnh
vê Luật pháp và có quy định chặt chẽ trong ngành dệt may.

12


Chương 3: Giải pháp
3.1 Đối với người sử dụng lao động
Thứ nhất: Khi nước ta tham gia TPP thì các doanh nghiệp Dệt may phải chấp
hành nghiêm quy định trong Luật lao động và các điều khoản trong TPP.
Thứ hai : Cùng với việc người lao động được tự do thành lập tổ chức bảo vệ quyền
lợi cho mình thì người sử dụng lao động cần phải có sự chuẩn bị, có cơ chế đối
thoại xã hội để giải quyết ngay những bất đồng quan điểm tránh tình trạng mâu
thuẫn xung đột không thể hòa giải.
Thứ ba: Có sự quan tâm sát sao đến đời sống của người lao động, thực hiện đúng
Luật và trên Luật. Đặc thù của ngành dệt may là thâm dụng lao động, người lao
động phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, có yếu tố nguy hiểm độc hại nên
người sử dụng lao động phải đảm bảo và khích lệ người lao động thường xuyên.
Thứ tư: Đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, người lao động yên tâm làm
việc và công ty phải sử lý những chất thải( nhuộm, dệt....) không gây ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe người lao động.
Thứ năm: Tham gia TPP ngành dệt may được đánh giá sẽ có sự tăng trưởng phát
triển nên người lao động phải chủ động trong việc tuyển dụng, đãi ngộ, giữ chân
người lao động làm việc cho mình. Công ty phải có chính sách khen thưởng
thường xuyên liên tục cho người lao động.
Thứ sáu: Người sử dụng lao động phải chủ động xây dựng cơ chế đối thoại với
người lao động.Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy đối thoại thường xuyên

hai chiều giữa NSDLĐ và NLĐ như hội họp, bảng tin, hòm thư góp ý để người lao
động được biết nên khi có thắc mắc thì sẽ được giải quyết và thương lượng tập thể
ở các doanh nghiệp diễn ra công khai và đúng theo quy trình Luật pháp => đâylà
yếu tố quyết định trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa tại
doanh nghiệp. Ngược lại, khi nhìn vào các hình thức đối thoại của một doanh
nghiệp cũng có thể đánh giá phần nào chất lượng quan hệ lao động của DN đó.
3.2 Đối với người lao động
Thứ nhất: Người lao động chủ động trong việc liên kết, chọn tổ chức công đoàn để
bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
13


Thứ hai: Khi mà người sử dụng lao động có những hành vi vi phạm như ngăn cấm
không cho tham gia công đoàn, có hành động vi phạm lao động cưỡng bức, phân
biệt đối xử, tiền lương trả quá thấp, không đảm bảo các điều kiện sống thì phải
kiếu nại để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba: Đặc biệt các vụ đình công trong ngành dệt may trong những năm gần đây
chiếm hơn 40% số vụ đình công cả nước, đến hơn 90% người lao động trong
ngành là nữ nên họ rất dễ bị xúi dục gây mâu thuẫn trong quan hệ lao động.Người
lao động mà quyết định đình công thì phải có tổ chức công đoàn lãnh đạo và tuân
thủ nghiêm theo quy trình của Luật pháp.
Thứ tư: Người lao động phải tỉnh táo kiên quyết không nghe theo xúi dục của thế
lực thù địch nhằm chống phá doanh nghiệp, chống phá tổ chức gây ảnh hưởng
hưởng đến quan hệ lao động.
3.3 Đối với Nhà nước
Thứ nhất:TPP chính là thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên bao gồm các điều
khoản về lao động, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam thông qua và duy trì trong luật
pháp, quy định và thực hành những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO,
bao gồm tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động
cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Thứ hai: Cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp lao
động và đình công trong Bộ luật Lao động và các luật khác có liên quan; Có chế tài
đủ mạnh xử lý các vi phạm về pháp luật lao động và công đoàn, đặc biệt là những
vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…Xây dựng
tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng lao động và người lao độngtrong Ngành dệt
may về quyền công đoàn, thương lượng tập thể và cơ chế đối thoại tại cấp doanh
nghiệp
Thứ ba: Hỗ trợ thực hiện các hoạt động đối thoại xã hội, giải quyết tranh chấp
trong ngành Dệt may ( vì hiện nay các vu đình công trong ngành chiếm hơn 40%),
quy trình giải quyết đình công phải theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, thương
lượng tập thể và củng cố các thiết chế quan hệ lao động.
Thứ tư, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp
luật lao động trong các doanh nghiệp may.
14


Thứ năm: Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong ngành may xem
có vi phạm về lao động cưỡng bức, tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, hoạt
động công đoàn cơ sở.... đã tuân theo qui định pháp luật và những qui định trong
TPP chưa nếu doanh nghiệp nào vi phạm phải sử lý nghiêm.

Kết luận

15


Cùng với sự hội kinh tế, ra nhập và ký kết hiệp định tự do thương mại TPP đòi hỏi
Việt nam phải có sự thay đổi trong tất cả các ngành, lĩnh vực nói chung và ngành
dệt may nói riêng.Qua bài viết thì em đã tìm hiểu được những vấn đề như sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có

những nội dung như thế nào?
Thứ hai: Tìm hiểu tác động của Hiệp định TPP tác động đến quan hệ lao động
trong ngành Dệt may cụ thể là TPP tác động đến người lao động, người sử dụng
lao động và Nhà nước. Qua đó thấy được những tích cực cũng như hnj chế mà TPP
tác động đến quan hệ lao động trong ngành.
Thứ ba: Từ những phân tích và đánh giá về tác động của TPP em có đưa ra một số
giải pháp để quan hệ lao động trong ngành hài hòa và ổn định hơn.
Qua bài viết em cũng đã nhận thấy rõ khi chúng ta gia nhập TPP thì có nhiều
những lợi ích( kinh tế, cải thiện quan hệ lao động....) nhưng cũng không ít thách
thức cho cả người sử dụng lao động, người lao động cũng như Nhà nước.Đặc biệt
đây là một hiệp định Thương mại đầu tiên mà có đưa ra cả những quy định về
người lao động và công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngành may cần
phải nỗ lực cố gắng hơn nữa để đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu trong TPP, quan
tâm, chăm lo cho cuộc sống của người lao động như vậy thì doanh nghiệp mới ổn
định và phát triển được.

Danh mục tài liệu tham khảo:
16


1. Giáo trình Quan hệ lao động của nhà xuất bản Lao động – Xã hội, chủ biên
PGS.TS Nguyễn Tiệp
2. />3. />4. />%C4%90%C3%A0m%20ph%C3%A1n%20TPP%20v%C3%A0%20t
%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%99ng%20c%C3%A1c%20ng
%C3%A0nh.pdf
5. />6. />7. />8. />9. />10. />
17




×