Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN cá NHÂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.93 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TẤM GƯƠNG TỰ HỌC CỦA BÁC
ĐẾN VIỆC TỰ HỌC CỦA BẢN THÂN

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ KIM CHI
LỚP: KT15_TNB
MSSV: 15510290077
NGÀY 12 THÁNG7 NĂM


2016


MỤC LUC:

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1.1 TỰ HỌC LÀ GÌ
1.2 TỰ HỌC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.3 PHẢI HAM HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI, LẤY TỰ HỌC LÀM CÔT
2. HỒ CHÍ MINH, TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ TỰ HỌC
2.1. TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ TỰ HỌC
2.2. TẤM GƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
2.3. TẤM GƯƠNG VỀ TỰ HỌC SUỐT ĐỜI
3. VẬN DỤNG
3.1. VAI TRÒ CỦA TỰ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN


3.2. PHƯƠNG PAHPS GIÚP TỰ HỌC
3.3. VIỆC TỰ HỌC CỦA BẢN THÂN
KẾT LUẬN


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài?
Tất cả thành công đều bắt nguồn từ việc học, nhưng vấn đề đặt ra là học như thế nào
để thành công. Để đạt được thành công, ngoài việc tiếp nhận kiến thức từ thầy, cô từ
trên ghế nhà trường, chúng ta cần có một phương pháp học khác được gọi là “tự học”.
Và Hồ Chí minh chính là tấm gương sang ngời trong việc tự học.
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để
hoạt động cách mạng qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri
thức và nhân cách của bản thân. Là sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết
là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác. Đối với tuổi trẻ
nói chung và sinh viên trong các trường đại học nói riêng tự học là cách tốt nhất giúp
ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng
ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho
chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có
ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm
cao mới.
Vì vậy, “Tự học” có một vai trò thiết yếu đối với bản thân mỗi người. Đó là lý do em
chọn đè tài: “ Tấm gương tự học của Bác đến việc tự học của bản thân.”.


Vấn đề nghiên cứu: “Tấm gương tự học của Bác đến việc tự học của bản thân”
Mục đích nghiên cứu: Biết được tấm gương về việc tự học, Hồ Chí Minh, nói lên được
việc tự học của bản thân về bắt đầu, khó khăn và thành quả…
Phương pháp nghiên cứu: tra cứu sách, báo, mạng, … lắng nghe và sàn lọc thông tin.
Cơ sở lý luận: (tài liệu, nguồn tham khảo)

1. Hoàng Anh (Chủ biên) (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào
đào tạo hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2002), Hồ Chí Minh với vấn đề tự học, Bách khoa thư Hồ Chí
Minh, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa.
3. Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ (1998), Tự học, tự đào tạo – tư
tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Huy Hoan (2010), “Tấm gương tự học của Bác Hồ”
5. Hồ Chí Minh toàn tập (2002) , t12, NXB CTQG, Hà Nội
6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. TaiLieu.vn
8 lce.edu.vn
9. tennguoidepnhat.net
10. yume.vn


NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1.1 TỰ HỌC LÀ GÌ
Tự học là một quá trình lâu dài mà con người tiếp nhận kiến thức từ người
khác như bạn bè, anh, chị, …; hay sách, báo, đài truyền hình, …; hoặc nhừng
chuyển biến thay đổi của thiên nhiên và cuộc sống. Tự học là một hình thức học
có chọn lọc, nó xuất phát từ bản thân trên tinh thần tự giác, đánh thức sự tìm tòi
học hỏi và trên hết rèn luyện cho con người tính tư duy một cách độc lập. Trong
quá trình tự học kiến thức và kinh nghiện được đúc kết được sẽ nhiều và bền
vững hơn.

1.2 TỰ HỌC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá
trình tiếp nhận tri thức. Do đó, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc
biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người.

Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội
nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn
là: Tự học. Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp
tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi
chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn
điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Nhưng chúng ta ai cũng biết,
Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục
và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX
có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và
sự thông minh trong cuộc đời…”. Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái
quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã mi ệt mài học tập cả cuộc đời,
nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt
động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm
nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc
nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được
tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và
học dân”. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin,
nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá
phương Đông và văn hoá phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên
mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào.
Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn


sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế
giới. Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm
Indonesia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học.
Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường đại học ấy đã
dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho
tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích

kỷ…" Đó chính là bài học sâu sắc về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học
ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng
của dân tộc và nhân loại. Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước khối lượng và
kiến thức vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh vực
chính trị, quân sự, kinh tế… Nếu không có vốn kiến thức phong phú và sâu sắc
tích luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loại
những tác phẩm bất hủ ấy. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là
cuộc đời tự học bền bỉ. Làm cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng,
hai việc này luôn tương hỗ cho nhau. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú
mà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một
bằng chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà
văn hoá tài ba. Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ mãi, càng ti ến
bộ càng thấy cần phải học". Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở nhà
trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân". Quá trình lao
động, làm việc là quá trình tự học tập, tích luỹ, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút
kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh: "Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để
giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm
cho nó đầy đủ, dồi dào thêm".
Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt
Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập
thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy yếu tố chủ quan, yếu tố nội lực để vận
dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học, tự giáo dục đ ể
làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công
việc.

1.3 PHẢI HAM HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI, LẤY TỰ HỌC LÀM CÔT
Ham học có nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn vậy,
mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình,

không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão
vươn lên. Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân
chỉ như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được
trang bị trong nhà trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần.


Cuộc đời của mỗi người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường, vậy
2/3 thời gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học ở
sách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học su ốt đời mà
Người muốn gửi đến chúng ta. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu
chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một
việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế.
Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi
mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành
để tiến bộ kịp nhân dân”. Học trong nhà trường cũng như học ở ngoài đời phải
“Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi,
nghiên cứu không ngừng nghỉ.
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ
không ngừng, ai không học là lùi". Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên
quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961. Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người
già ở Việt Nam ít được học do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ
học hết tiểu học. Để có đủ hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học
tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân
dân". Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có
tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học
nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình,.. học ở
giai cấp công nhân “. Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch
về cách học tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng
nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết, phụ bếp. Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm
việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà xem. Chỉ có mỗi một

cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái
thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ
cũng mờ đi thì coi như đã thuộc. Sáng hôm sau lại ghi chữ mới. Sau này, khi đã
lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời
chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với
Đảng viên, Bác phê phán Đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít
chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi
"chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học".
Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải
học nữa, học mãi khi ra làm việc" Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày
ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc
hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất
to".
Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ
- biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao,
là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả
mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và


khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao. Người nhắc nhở "học hỏi là một
việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ
có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới,
làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã
rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ
được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc
mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Theo Bác, ai cũng phải học, không kể
sang, hèn; giàu, nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân
tộc… Khi đã xác định sự học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học. Bác đã
dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người. Trong hành trang tri
thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì học cái ấy thì

chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính
người học và cũng không đủ thời gian để học và hiểu hết tất cả. Vì vậy, ngoài
việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình
độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của mình để lựa chọn những
điều thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc
nhu cầu của mình để học. Phải biết được mục đích của việc học là để làm gì, theo
Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai
cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích đó thì phải: Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Trước hết, muốn làm việc, học tập công tác tốt
thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu cầu của chương trình
đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra. Thông qua học tập ở trường,
ở sách vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù hợp với luật pháp,
phong tục tập quán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết
mọi mặt có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao
chất lượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến
tình trạng khi gi ải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”,
chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi cá nhân phải
xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày, nhằm thường
xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, mới tự mình
tự giác, chủ động học tập. Học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công
sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả
mọi người; gặp điều hay, lẽ phải ở bất kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý
nghĩa với bản thân thì phải gắng nhớ và học cho bằng được. Trên cương vị cao
nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi
cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách
báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ
quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi
Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu
trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người

da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom miền Bắc, phi công được


thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân
lao động rồng rắn xếp hàng dài... Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969,
mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để
đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa
Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”.
Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác
không đọc sách báo ư ? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao
hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ !”.
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng;
học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt
động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản
thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng
với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo
mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh
thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo. Cuộc đời của Bác là
một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách
mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và
nhân cách của bản thân. Mỗi sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là
học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác.

2. HỒ CHÍ MINH, TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ TỰ HỌC
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá
thế giới, lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta, của phong trào giải phóng dân
tộc và phong trào cộng sản quốc tế. Người đã đem toàn bộ tinh lực và nỗ lực của
đời mình với tài năng lý luận kiệt xuất và nghị lực phi thường trong hoạt động
thực tiễn góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng

thế giới, hiến dâng một cách cao thượng cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người đã trở thành huyền
thoại khi còn sống, để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân, được kính phục bởi
muôn người, được khâm phục tin yêu bởi mọi người hôm nay và mãi mãi về sau.
Tấm gương tự học của Hồ Chí Minh được hình thành trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người. Với chủ
tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu
tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người.

2.1 TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ TỰ HỌC


Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân là một người dân thuộc địa bị áp bức bóc
lột, mất độc lập chủ quyền; ra nước ngoài khi còn rất trẻ. Trong khoảng thời gian
rất dài Người đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, nguy hiểm, bị bắt bớ,
tù đầy, bị kết án tử hình.... Hoàn cảnh đặc biệt đó đòi hỏi Người phải vừa làm để
kiếm sống, vừa không ngừng tự học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
Ngay từ lứa tuổi thanh niên, Hồ Chí Minh đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng
luôn có ý chí vượt khó và say sưa tự học. Dù ở đâu, Người cũng sống rất tằn tiện,
không bao giờ kêu than và luôn luôn học hỏi, học ngoại ngữ, học tất cả mọi
người. Có những lúc bị bắt, bị tù đày nhưng Hồ Chí Minh vẫn không ngừng học
hỏi, luôn luôn rèn luyện “tinh thần thép”, tinh thần xung phong để mong thành sự
nghiệp lớn. Ngay cả khi đảm nhận cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh vẫn
miệt mài học tập, học thực tiễn, học nhân dân.
Nói về ý chí tự học, phải kể đến tấm gương tự học ngoại ngữ của Bác Hồ.
Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận rằng bác nói được 29 thứ tiếng, chưa kể
tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế
cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung
Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha". Ngoài ra dựa vào những lần
Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao

tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác
nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng
của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Bác cũng
có thể tìm tòi, học tập, không bỏ phí một chút thời gian nào, một cơ hội nào.

2.2 TẤM GƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh tự học không chỉ dừng lại ở ý chí, mà cụ thể hơn
chính là cách thức, phương pháp tự học của Người. Tự học ở Hồ Chí Minh là
kiên trì, sáng tạo, chẳng hạn như cách Người học viết báo. Tự học ở Người là sự
kết hợp thực tế cuộc sống và cách mạng, lấy lao động làm cơ sở cho tự học.
Không chỉ học ngoại ngữ, Người còn chủ động học nhiều kiến thức khác với
nhiều hình thức mà không phải ai cũng làm được.
Trong quá trình tự học, Người luôn tìm ra những phương pháp hiệu quả
nhất. Ví dụ như cách đọc sách của Người. Khi tìm hiểu về phương pháp đọc sách
của Hồ Chí Minh, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là: Muốn trở
thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép, phân loại
ngay các thông tin trong sách báo. Là một người ham hiểu biết, Hồ Chí Minh đã
say mê đọc sách ngay từ ngày còn học ở trường tiểu học. Và cũng từ rất sớm,
Người đã có một phương pháp đọc rất đáng chú ý: Người thường đánh dấu vào
những chỗ đọc thấy cần thiết. Bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp
đọc sách báo của Hồ Chí Minh là khi đọc luôn phải suy nghĩ kỹ càng, không nhất


thời hồ đồ tin ngay theo sách. Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất
trong phương pháp đọc của Hồ Chí Minh là vấn đề áp dụng những điều đã đọc
được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống.
Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Người
có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Ví dụ điển hình
nhất là việc Bác Hồ đọc tác phẩm “Tư bản” của Mác – Ănghen và đặc biệt
bản Sơ thảo luận cươngcủa V.I. Lênin. Người đã khẳng định: “Đây là cái cần

thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”
Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ, sau nhiều năm tìm tòi cuối cùng Người đã
tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc; có thể đem những điều đã đọc vào
áp dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Với ý chí kiên trì, bền bỉ và phương pháp tự học đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích
lũy được vốn kiến thức phong phú, uyên bác, trở thành danh nhân văn hóa thế
giới, được bạn bè năm châu hết lời ca ngợi.

2.3 TẤM GƯƠNG VỀ TỰ HỌC SUỐT ĐỜI
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học không phải chỉ thực hiện trong một
thời gian, một lĩnh vực mà là tự học suốt đời, tự học toàn diện. Hồ Chí Minh đã
dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của nhân loại, do đó
Người không có nhiều điều kiện học tập “chính quy” trên ghế nhà trường. Với
Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc ngồi học trên ghế nhà trường chỉ là bắt buộc, là điều
kiện để hoạt động cách mạng. Cả cuộc đời của Người, tự học vẫn là chính.
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại
Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “ Về văn hoá tôi chỉ
học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện
lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ
phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Nga
Vasiliep đã nhận xét : “ Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh
được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông
minh trong cuộc đời”.
Ngày 17/8/1962, nói chuyện với giáo viên, học sinh trường Thanh niên lao
động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Hồ Chí Minh kể lại: “Trước đây lúc tuổi thanh
niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó lao
động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm thế để tự kiếm sống, nhưng
vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được
đến trường học đâu”. Chẳng thế mà trong bản khai lý lịch tại Đại hội VII Quốc tế
cộng sản, Người ghi ở mục Trình độ học vấn là Tự học.



Chính nhờ tự học và tự học suốt đời đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh có một
tầm hiểu biết rộng lớn Đông Tây kim cổ, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có
trí tuệ thiên tài không ai sánh kịp. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh - một
thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người là tấm gương cao đẹp về tinh
thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo.
Từ tấm gương về tự học của Người đã cho chúng ta thấy: Tự học là vấn đề
có ý nghĩa cấp thiết đối với nước ta hiện nay, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bởi vậy nếu không có tri thức thì sẽ không
thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay; Do đó, đòi hỏi mỗi chúng ta phải
không ngừng tự học để hoàn thiện bản thân. Nếu không tự học hỏi, tìm hiểu thì
chúng ta tự đào thải chính bản thân mình
Muốn học tập có hiệu quả cao cần phải xây dựng được kế hoạch học tập
một cách khoa học, chủ động bố trí thời gian cho tự học, tự rèn luyện một cách
hợp lý, lựa chọn được và đúng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có như vậy
việc học mới đạt hiệu quả cao.

3. VẬN DỤNG
3.1 VAI TRÒ CỦA TỰ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức
không trực tiếp có giáo viên. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều
so với quá trình học có thầy bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình,
cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập
để đạt được kết quả mong muốn. Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau
dồi tri thức và có ý nghĩa mở rộng hiểu biết. Tự học có nghĩa là sinh viên
phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự
năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, tự kiềm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh

hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối
với quá trình tự học. Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm
túc bản thân thì sinh viên không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập
do chính mình đặt ra. Đây cũng là điều kiện giúp sinh viên từng bước nâng
cao chất lượng học tập của bản thân và phía nhà trường cũng sẽ nâng cao
được chất lượng đào tạo, hoàn thành mục tiêu giáo dục nếu tổ chức có hiệu
quả công việc tự học cho sinh viên. Người đã chỉ rõ mục đích của việc học
đó là: học để yêu Tổ quốc, học để yêu nhân dân, học để yêu lao động, học
để yêu đạo đức, học để phụng sự Tổ quốc, học để phụng sự nhân dân. Hồ
Chí Minh không chỉ diễn giải khúc triết về tư tưởng mà còn là tấm gương


sáng về tự học, học thường xuyên, học suốt đời, học ở trong đời sống, trong
nhân dân, trong sách vở... Người viết: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục
suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã hiểu biết đủ rồi, biết hết
rồi...”.Sinh viên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy nên phải tự giác tự
nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ
của mình. Tức là Sinh viên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví
như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì
chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã
hội nữa. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu
hoặc có sự chỉ bảo , hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì
sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự
học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích
hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên
năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó
biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì.
Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi đ ược nhân cách và tri thức

của mình.Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không
ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng
đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao
những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ
Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học
Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt
Nam đến bến bờ hạnh phúc. Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản
thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng
của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con
đường chinh phục tri thức.Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động ,
tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được
tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.Càng hiểu vai trò và
ý nghĩa của việc tự học sinh viên càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn.
Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và
biến ước mơ thành hiện thực Mỗi sinh viên ra trường đều muốn có một
công việc ổn định và hoàn thành tốt công việc của mình nhưng chuẩn bị tốt
cho việc đó là làm tốt phần việc của ngày hôm nay khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ
đại hơn, thời đại đó cần có những con người toàn diện, qui luật khắc nghiệt
của cuộc sống sẽ đào thải những ai không theo kịp, tụt hậu so với nó. Bí


quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri thức toàn diện, đây
cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học.
Tự học đòi hỏi sinh viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu, trang bị các kiến
thức chuyên sâu. Đồng thời, các sinh viên cũng nên tập thói quen suy nghĩ
để “toát” ra được cái mới, cái hay, ít nhất là tập tư duy logic trong cách tiếp
cận vấn đề đang học, đang nghiên cứu. Đó chính là sự khác biệt, mà cơ sở
của nó chính là việc làm quen cách học, cách đặt vấn đề một cách nghiêm
túc từ năm nhất. “Tự học đòi hỏi ở người học một đức tính kiên trì, nhẫn

nại, không lùi bước trước những khó khăn trong quá trình tích lũy kiến
thức”. Để việc tự học thực sự đạt hiệu quả, sinh viên nên học theo đôi bạn
hoặc theo nhóm bạn, tham khảo ý kiến của thầy cô giáo đối với những vấn
đề “bí”. Đồng thời, sinh viên cũng nên tận dụng kho tàng kiến thức rộng
lớn trên internet, nội dung trao đổi trên các diễn đàn chuyên môn liên
quan… Để biến quá trình tự học thành quá trình tự tích lũy kiến thức có
trọng tâm, có nội dung thiết thực. Đa số sinh viên đều cho rằng học với bạn
bè đạt hiệu quả cao hơn so với học một mình ở nhà, đặc biệt là ở nhà trọ
với không gian chật chội, ồn ào Chính những thực tế được nêu trên lại càng
khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Đó chính là một
chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công
trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn
sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con
người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học:chủ động suy nghĩ, tìm
tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp
ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ
truyền hình TV, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh
nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài
giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức
lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta
biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành
kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học.
Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt
nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh
nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến
thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công.
Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất
có hiệu quả cho việc học tập. Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta
tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể.
Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một



tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng
ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước
ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

3.2 PHƯƠNG PHÁP GIÚP TỰ HỌC
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao
động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có
nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy
sinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và
đã thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có
đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tự học có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ năng
tự học làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là loại hình hoạt động rất cơ
bản do tính chất đặc thù của quá trình ở trường đại học... Khả năng nghiên
cứu khoa học của sinh viên phải chứa đựng cả mục đích nghiên cứu, nhiệm
vụ nghiên cứu, tri thức về phương pháp và đối tượng nghiên cứu và các yếu
tố kỹ thuật khác của hoạt động nghiên cứu. Theo chúng tôi, khả năng
nghiên cứu khoa học của sinh viên là năng lực thực hiện có hiệu quả các
hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ sở lựa chọn, tiến hành hệ thống các
thao tác trí tuệ và thực hành nghiên cứu khoa học phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh nhất định nhằm đạt mục đích nghiên cứu khoa học đề ra.
Khi coi hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một loại hình hoạt
động học tập đặc trưng ở đại học, hoạt động này có thể diễn ra theo các giai
đoạn sau:
- Định hướng nghiên cứu;
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu;
- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu;

- Kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Khả năng nghiên cứu khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả
nghiên cứu và xa hơn nữa, đến kết quả học tập và khả năng tự học của sinh
viên đại học. Do vậy, khả năng nghiên cứu khoa học trở thành loại hình kỹ
năng học tập rất cơ bản mà sinh viên cần chú trọng bồi dưỡng và rèn luyện.
Biện pháp thực hiện


Sinh viên cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập
tích cực:
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ,
lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan
trọng là sinh viên phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp
trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích
cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của
hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ
thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú
trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu
quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là
điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả
cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát
triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của
họ.
Vận dụng hệ các phương pháp tự học nêu trên vào chu trình tự học của sinh
viên
Đó là một chu trình ba giai đoạn:
Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả,

giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến
thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản
phẩm thô có tính chất cá nhân.
Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản,
bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu
của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra
sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua
sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự
kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh
thành sản phẩm khoa học.
Chu trình tự nghiên cứu tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực
chất cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải
quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học.
Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập
của sinh viên.


Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành
nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học
- đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể
trong quá trình nhận thức của sinh viên. Trong quá trình đó, người học hoàn
toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới
sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần
tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng
cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như
vậy thì phương pháp tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên
cứu khoa học. Phương pháp tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp
học tập.


3.3 VIỆC TỰ HỌC CỦA BẢN THÂN
Trên con đường trau dồi học vấn, em có thể tự tin nhận định bản thân là một
người có tinh thần tự học. Vì hơn hết em ý thức được tầm quan trọng của việc tự
học ở hiện tại và sức ảnh hưởng của việc tự học đối với tương lai sau này.
Ngay từ ban đầu em không phải là một người tự học. Trước cấp 3, em học
theo lối mòn, học vẹt. Khi bước vào cấp 3 những bỡ ngỡ và lạ lẫm xuất hiện khi
văn không còn được đọc chép; Sử, Địa trở thành những bài giảng thay vì chép và
học thuộc lòng,… Sau em vào thư viện trường và tìm đọc được cuốn “ Tôi tự
học” của Nguyễn Huy Cần em mới thực sự hiểu và rèn luyện cho bản thân một
tinh thần học tập mới. Đó là tinh thần tự học.
“Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghïnh sau đ}y do
văn sï Anatole France thuật lại: Có một Nhà Vua gọi các bậc trí giả trong nước,
bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các bậc bác học ấy sưu tầm tất
cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho Nhà Vua. Nhà Vua đang bận vui
chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc:“Nhiều quá Làm sao đọc hết
được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách
ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi!”
Các nhà bác học mới ngày đêm tuyển chọn, còn được một mớ sách hay
nhất, bèn đem chở đến Nhà Vua. Bấy giờ Nhà Vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn
bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách
này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc
quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thong minh nhất thế giới từ cổ
chí kim, có phải tiện hơn không?”


Các nhà bác học uyên thâm nhất, cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh
hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các
nhà thông thái ôm bộ sách quý ấy vào đền. Nhà Vua cũng vẫn chê là còn dài
dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một

c}u thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người
từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ.”
Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở v{o đền, cầm theo c}u tư tưởng
tinh hoa của tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con
người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng
như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thoả mãn. Rồi tàn tạ,
rồi tiêu vong.”
Nhà Vua đang bận sửa soạn ra quân tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà
phải nói. Ta đã biết dư rồi! Chúng anh toàn là bọn láo cá!.”
Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, thì trong những ý
kiến các trí giả xưa nay, ý kiến sau này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hoá
là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được.”
Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao
lại còn viết ra quyển “Tôi tự học” để làm gì?
Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được.”

(Trích trong Tựa “ Tôi tự học”_ Nguyễn Huy Cần)
Theo em được biết và đã và đang trải qua. Thực tế tự học có nhiều hình thức: tự
học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội... Khi nghe giảng trên lớp cũng
cần có sự tích cực và năng. Không phải thầy ghi gì, giảng gì người học cứ cắm
đầu ghi chép và học thuộc theo nội dung đã chép được. Đó là một phương pháp
học sáo rỗng, học theo lối mòn. Với em học là phải chon lọc những gì cần học
ghi vào vở, thực hành nội dung cơ bản rồi mới ghi chép. Người học phải trình
bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để
nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của kién thức.
Bên cạnh đó, em còn học tại nhà, tức là vận dụng những kiến thức đã học tại lớp
vào làm bài tạp thực hành. Tự sưu tầm thêm các bài tập từ anh chị bạn bè để bổ
sung kiến thức. Song đó cũng tìm tòi những tài liệu có liên quan trước và sau khi
học. Từ việc nắm giữ kiến thức về mặt khoa học còn cần phải vận dụng kiến
thức vào thực tế đời sống

Mặt khác chúng ta phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công
việc này .Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách
hữu ích hơn trong cuộc sống . Không những thế tự học còn giúp con người trở


nên năng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác . Từ đó
biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
Chúng ta nên biết, tự học là một công việc gian khổ, không phải môt hay hai
ngày là được; nó là một quá trình dài lâu theo ta suốt đời nên đòi hỏi lòng quyết
tâm và sự kiên trì .Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách
và tri thức của mình .Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà
không ai có thể học hộ , học giúp . Bù lại , phần thưởng của tự học là xứng đáng :
đó là niềm vui , niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao những
con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ Chí Minh với
đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng , nhờ tự học Người biết nhiều ngoại
ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc .
Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ ,không được đi học , bằng tinh
thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga .Và còn rất nhiều những tấm gương
khác nữa : Lê Quí Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …Nhờ tự học đã trở thành
bậc hiền tài , làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng
cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê , ham học, ham hiểu biết ,
giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức .Từ đó bản thân
mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo , độc lập trong học tập . Có như
vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình .
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng và quyết tâm học
tập hơn .Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân
và biến ước mơ thành hiện thực . Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một
phương châm : “Học , học nữa , học mãi”



KẾT LUẬN
Tóm lại, việc tự học có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Đúng như phương châm của Hồ Chí Minh: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải
xác với thực tiễn, học tập phải lien kết mật thiết với lao động. Học tập khong chỉ
trên ghế nhà trường mà còn ở gia đình và trên hết là xã hội. Vì học là ở mọi lúc
mọi nơi; học mọi người; học suốt đời. Do đó mỗi người nên coi trọng việc tự học
của bản thân, tự đào tạo bản thân. Vì thực tế không phải lúc nào cũng có giáo
viên ở bên hướng dẫn ta, mà dù có chúng ta cũng nên tự tìm tòi học hỏi để mở
rộng kiến thức của bản thân.
Và hơn hết tự học là cốt lõi của sang tạo, là nền tảng của pháp triển. Từ đó
cho thấy tự học cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nền tri thức nhân loại, đến tồn vong
của một quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa_
hiện đại hóa hiện nay.

___HẾT___



×