Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

JACK WELCH – CEO vĩ đại NHẤT THẾ kỷ 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.3 KB, 11 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Hà Nội, tháng 03 năm 2012
Đề bài:
“Hãy phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà bạn nhận
định là thành công, có thể là lãnh đạo trực tiếp của bạn, hoặc người mà bạn
biết. Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý
thuyết tố chất và kỹ năng lãnh đạo mà bạn đã được học trong môn học này”.
Lựa chọn: “Người lãnh đạo JACK WELCH”


-------------------------------------------------------------

“JACK WELCH – CEO VĨ ĐẠI NHẤT THẾ KỶ 20”
I. GIỚI THIỆU CHÂN DUNG JACK WELCH
Một người lãnh đạo tài giỏi, bên cạnh là một tấm gương, Jack Weld còn là người
tổng quan hóa tấm gương ấy thành những lý thuyết để người khác có thể học tập từ
đó thành công. Từ đó tôi chọn hình tượng Jack Welch cho hình mẫu nhà lãnh đạo
của mình.
Jack Welch là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh nổi tiếng nhất trên thế giới.
Tạp chí Fortune gọi ông là "nhà quản lý của thế kỷ 20”. Welch đạt được thành tựu
với hơn 20 năm làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của General Electric (GE).
Ông đã tổ chức các mô hình quản lý hiệu quả trong các chương trình Thạc sỹ Quản
trị Kinh doanh trên khắp đất nước.
Theo Welch Jack, thành công trong kinh doanh cần "niềm đam mê dữ dội cho chiến
thắng, và không kiềm chế mong muốn để thay đổi thế giới tốt hơn bằng cách sử
dụng cách thực hành quản lý độc đáo."
Jack Welch đã được sinh ra vào năm 1935 ở Peabody, MA. Cha ông là một nhân
viên đường sắt và mẹ của ông là nội trợ.
Welch tốt nghiệp Trường Trung học Salem và đã đi vào nghiên cứu tại Đại học


Massachusetts ở Amherst, nơi ông nhận được bằng cử nhân kỹ thuật hóa học. Ông
đã hoàn thành bằng tiến sĩ kỹ thuật hóa học tại Đại học Illinois.
Jack Welch đã trải qua bốn thập kỷ tại GE. Ông tiếp tục làm việc cho công ty trong
năm 1960 và trong năm đầu tiên của ông đã kiếm được 10.500 $. Thất vọng với bộ
máy quan liêu của GE, Welch đã dành thời gian để làm việc với Khoáng sản và Hóa
chất. Một giám đốc điều hành GE đã thuyết phục ông ở lại và Welch bắt đầu leo lên
đến đỉnh. Đó là một thời kỳ đổi mới dữ dội tại GE. Những năm 1960 chứng kiến sự
xuất hiện của GE XIII
Tại GE, Welch đã giúp phát minh và mang đến cho thị trường một nhiệt dẻo mới
được gọi là PPO. Ông trở thành tổng giám đốc điều hành của nhà máy sản xuất
nhựa và sớm nhận ra mình đang chạy bộ phận nhựa của GE, trong đó giới thiệu


Noryl, nhựa PPO sửa đổi rằng trong số các sáng kiến khác được cung cấp các nhà
sản xuất ô tô với một nhẹ để thay thế kim loại.
Năm1981 ông trở thành Giám đốc điều hành.. Ông đã sắp xếp hợp lý công ty và để
cho đi tổng cộng 100.000 nhân viên trong nhiệm kỳ của ông.
Dưới sự lãnh đạo của Jack Welch, giá trị của GE tăng 4.000%, từ $ 12 tỷ đến $ 280
tỷ USD. Trong thập niên 1980, Welch mua lại: 338 doanh nghiệp và các dòng sản
phẩm với hơn 11 tỷ đồng bán khác 232 với gần 6 tỷ $.
Trong năm 1986, ông đã đàm phán để GE mua lại mạng phát sóng quốc gia (NBC)
RCA, với 6,3 tỷ USD. GE bán hết tất cả tài sản của RCA, ngoại trừ NBC và các
doanh nghiệp y tế và vệ tinh. Welch trội hơn hẳn mình vào năm 2000 khi GE mua
Honeywell International với $ 45 tỷ USD.
Năm 2011, Jack Welch đã chính thức lãnh đạo Viện Quản lý. Học viện cung cấp cho
lãnh đạo tập trung vào giáo dục kinh doanh và chứng chỉ Quản trị Kinh doanh thông
qua một chương trình giảng dạy trực tuyến. Welch cũng dạy các khóa học lãnh đạo
tại MIT Sloan School of Management.
Cho đến nay đã có không biết bao nhiêu bài báo, sách giáo khoa ca ngợi tài năng tổ
chức và quản lý của Jack Welch, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý, điều hành nhân

sự. Và cũng như để ghi nhận công lao của Jack Welch, Tập đoàn GE ngày nay vẫn
dành cho ông những đãi ngộ mà bình thường không thể có được với một người về
hưu, dù đó là nguyên chủ tịch điều hành của tập đoàn. Ngoài lương hưu, ông còn
được tặng một biệt thự, vẫ nhưởng chế độ xe đưa đón theo nhu cầu, một chuyên cơ
Boeing 737 riêng… Tuy vậy không ít người vẫn nói điều đó không đáng kể so với
những gì mà Jack Welch đã cống hiến và đem lại cho GE. Ðó không chỉ là lợi
nhuận, là kết quả kinh doanh, là giá cổ phiếu mà còn là cả một văn hóa doanh
nghiệp, một phương pháp và nghệ thuật quản lý tài tình.


II. NHỮNG BÀI HỌC CHO LÃNH ĐẠO
Tôi từng nghe câu chuyện về một thời các nhà quản trị ganh nhau kiếm tìm các tài
năng học thuật tại ngôi trường danh giá Harvard, những người nổi trội trong học
tập, với chỉ số IQ cao luôn được ưu tiên tuyển về làm việc cho các doanh nghiệp với
nhiều kỳ vọng thành công. Tuy nhiên không nhiều trường hợp kiếm tìm này mang
đến hiệu quả mong đợi, thay vào đó là sự kết nối rời rạc giữa họ và tổ chức. Từ đó,
cũng có nhiều cách thức hơn trong câu chuyện tìm kiếm tài năng.
Ngày nay, có lẽ câu chuyện tìm kiếm nhân tài cho vị trí lãnh đạo cho doanh nghiệp
đã ít gai góc hơn, khi công thần Jack Welch đã dành thời gian, tâm huyết và trí lực
dựng xây lên những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo tài năng trước khi có
thêm những bí quyết để người lãnh đạo ấy điều hành hệ quả, trở thành trái tim khối
óc trong doanh nghiệp và chiếm chọn niềm tin của những người nhân viên.
1. Bốn phẩm chất cho 1 ứng viên lãnh đạo
Nghị lực
Chúng tôi đã phát hiện ra phẩm chất này trong chương dành cho nhà lãnh đạo. Đó
chính là sự hăm hở, nhiệt tình, khả năng hoàn thiện và thích thay đổi. Một cá nhân
có nghị lực nhìn chung là người hướng ngoại và lạc quan. Họ không gặp khó khăn
trong việc tự biểu lộ mình và kết bạn với người khác. Họ bắt đầu một ngày với sự
hứng khởi, kết thúc nó cũng với chừng ấy sự hứng khởi và hiếm khi cảm thấy mệt
mỏi. Họ không than phiền vì phải làm việc nhiều mà họ say mê làm việc. Họ cũng

thích giải trí. Tóm lại, người có nghị lực đơn giản là người yêu cuộc sống.
Khả năng kích hoạt
Đó là khả năng khuyến khích người khác, truyền cho những người xung quanh sự
khao khát đạt được điều tưởng là không thể. Thực tế, các đồng nghiệp thường thích
làm việc với những người này. Nhưng không phải chỉ là duy trì cho những cuộc
thảo luận luôn bừng cháy, để kích hoạt các thành viên trong nhóm, họ cũng cần phải
có hiểu biết sâu về hoạt động của doanh nghiệp và năng lực thuyết phục.
Charlene Begley một ví dụ rất hay về người kích hoạt nhóm, đã bắt đầu tại GE vào
năm 1988 với vị trí thực tập quản lý tài chính. Sau nhiều năm nắm giữ các vị trí


khác nhau, cô đã được chọn để điều hành chương trình 6 Sigma của GE trong lĩnh
vực vận tải. Chính tại đây, năng lực lãnh đạo của cô được phát huy tối đa.
Được kích hoạt bởi sự nhiệt huyết của cô, cả nhóm đã thành công trong việc khiến
Ban giám đốc phải đánh giá cao họ. Rất khó phân tích được khả năng của Charlene
trong việc kích hoạt những người xung quanh vì đó là sự hoà trộn của nhiều phẩm
chất. Cô xác định được rõ ràng mục tiêu của mình và nói về chúng cũng rất rõ ràng.
Cô làm việc rất nghiêm túc mà vẫn không biến mình thành người quá nghiêm nghị.
Ngược lại, cô khá hài hước và biết nhận ra những điểm tốt ở người khác. Cô đề cập
tới mọi việc với tính cách năng động: dù nhiệm vụ có khó khăn thế nào, chúng ta
cũng hoàn thành nó.
Khả năng khuyến khích, kích hoạt nhóm 6 Sigma là một trong những đặc điểm
quan trọng giúp Charlene thăng tiến nhanh chóng. Sau chương trình 6 Sigma và
những vị trí lãnh đạo khác, cô giữ vị trí đứng đầu nhóm kiểm toán của GE và cuối
cùng là trở thành Tổng giám đốc đơn vị Fanuc Automation. Ngày nay, ở tuổi 38,
Charlene là Chủ tịch và Tổng giám đốc toàn bộ hoạt động đường sắt của GE với trị
giá 3 tỷ USD.
Khả năng đưa ra quyết định
Đó là sự can đảm đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề. Thế giới hiếm khi toàn màu
đen hoặc toàn màu trắng. Người ta có thể nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ

khác nhau. Một số người thông minh có khả năng bóc tách tới tận cùng và đó là
điều mà họ thành công. Tuy nhiên một cá nhân làm việc có hiệu quả biết khi nào
cần phải dừng phân tích và đưa ra quyết định ngay cả khi họ không có đầy đủ
những yếu tố. Thực tế không có gì tồi tệ hơn khi người lãnh đạo, dù ở cấp độ nào,
lần chần tránh né, bạn có thể nhận ra họ khi nghe những câu đại loại như “Hãy quay
trở lại với tài liệu trong 1 tháng nữa và chúng ta sẽ nói lại chuyện này”, hay những
người tỏ ra đồng tình với bạn sau đó lại thay đổi ý kiến sau khi bạn bỏ đi. Tại GE,
chúng tôi có một biểu thức để làm rõ nét dạng cá tính mờ này: “người nói cuối cùng
là người có lý”.
Một số trong những người thông minh nhất mà tôi đã tuyển dụng qua nhiều năm đã
gặp khó khăn khi ra quyết định, đặc biệt khi họ thực hiện nghiệp vụ. Trong mỗi


hoàn cảnh, họ thường có rất nhiều giải pháp, và họ thường không biết phải chọn cái
nào.
Sự do dự này khiến cho đơn vị của họ rơi vào trạng thái mơ hồ. Đối với nhiều người
trong số họ, đây được coi là một lỗi nguy hại.
Phẩm chất thứ tư cần nói đến là: khả năng thực hiện
Có thể năng lực này với bạn nó mang tính cá nhân nhưng tôi thừa nhận rằng trong
nhiều năm, tôi chỉ nghĩ tới 3 phẩm chất đầu. Bị thuyết phục rằng 3 phẩm chất này là
rất đầy đủ, chúng tôi đã dùng chúng để đánh giá hàng trăm người trong đó có nhiều
người bị xếp vào loại “tiềm năng lớn” và có ảnh hưởng tới các vị trí lãnh đạo.
Ở giai đoạn này tôi có tham dự trực tiếp vào khoá đánh giá nhân sự lãnh đạo với
DRH của GE, Bill Conaty. Chúng tôi dùng một tấm phiếu duy nhất có ảnh của nhân
viên, việc đánh giá được người lãnh đạo của anh ta đưa ra và điền ba vòng, mỗi
vòng dành cho một phẩm chất. Chúng tôi hoàn thành mỗi vòng để chỉ ra mức năng
lực. Như vậy, có người có thể có nửa vòng ở phẩm chất nghị lực, một vòng hoàn
chỉnh cho khả năng kích thích người khác và một phần tư vòng cho khả năng đưa ra
quyết định. Và tiếp theo, vào một tối thứ sáu, sau một tuần tham quan các thắng
cảnh tại Midwest, trong chuyến bay trở về trụ sở, Bill và tôi đã lật giở từng trang

đánh giá về các nhà quản lý “có tiềm năng lớn”, cả ba vòng tròn được hoàn thành
triệt để. Kết cục Bill nói với tôi: “Ông biết đấy, Jack, ở đây thiếu một cái gì đó. Tất
cả những người này đều tuyệt vời nhưng kết quả họ đạt được đôi khi thấp hơn
những người khác”. Cái thiếu ở đây chính là khả năng thực hiện.
Thực tế, ai đó có thể có nghị lực, biết kích hoạt những người xung quanh và đưa ra
những quyết định khó khăn nhưng lại không thể cán được đích. Khả năng thực hiện
là một năng lực tự thân và rất khác biệt với những phẩm chất khác. Đó là biết cách
biến quyết định thành hành động, thực hiện bất chấp những trở ngại, sự hỗn độn hay
những cản trở bất ngờ. Những người có phẩm chất này biết chiến thắng là vấn đề
kết quả.
Nếu một ứng viên có đầy đủ 4 phẩm chất trên, cần phải xem xét thêm một điểm nhỏ
đáng quý khác: niềm say mê. Với niềm say mê, tôi nghe thấy sự khát khao từ sâu
thẳm, chân thành và đích thực đối với công việc. Người có niềm say mê thực sự coi
công việc là máu thịt. Họ thích học tập và tiến bộ, điều thú vị đối với người có niềm


say mê là họ không chỉ bùng cháy với công việc. Họ say mê tất cả. Đó là một fan
cuồng nhiệt với những huyền thoại thể thao, người thành lập hội cựu sinh viên,
người nghiện tin tức thời sự. Hơn tất cả, họ có niềm say mê sống và cống hiến.
2. Tư tưởng 4E Leader – Mô hình cho nhà lãnh đạo mẫu mực
Là người đưa ra định thức để kiếm tìm cho doanh nghiệp những hình mẫu lãnh đạo
tiềm năng, Jack Welch còn mang đến một hệ tư tưởng mới để duy trì và đạt đến
những chuẩn mực của một người lãnh đạo. Người ta gọi đó là tư tưởng 4E – Leader.
• Nhà lãnh đạo phải có Nghị lực (The 4E Leader Energy) Đây là yếu tố giúp họ
vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Nó biểu hiện ở sự tin tưởng, sự
quyết tâm và tính bền bỉ.
• Nhà lãnh đạo phải biết truyền Nghị lực (The 4E Leader Energizes). Có nghị lực
nhưng nhà lãnh đạo phải biết cách làm cho nghị lực đó lan rộng, khiến cho nhân
viên của mình cũng có nghị lực và mục tiêu đạt đến. Và đó cũng chính là khả năng
truyền cảm

• Nhà lãnh đạo phải Sắc bén (The 4E Leader has Edge):Rất cần. Thể hiện trong việc
chỉ số EQ phải cao, nhạy cảm và giải quyết nhanh trước mọi vấn đề phát sinh. Điều
này cũng có nghĩa là lãnh đạo phải bổ sung Kiến thức chuyên môn. Cần có ở mức
vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định.
• Nhà lãnh đạo phải Hành động (The 4E Leader Executes). Trong quá trình này họ
phải thể hiện được sự đam mê và đức hy sinh. Từ đó xây dựng được hình ảnh tốt
của chính mình, Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo.
3. Học tập Mười hai bí quyết lãnh đạo từ kinh nghiệm Jack Welch
Lãnh đạo, chứ không phải quản lý
Người lãnh đạo có tài phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt
nhân viên đạt đến tầm nhìn ấy với sự đam mê công việc mãnh liệt. Muốn vậy, người
lãnh đạo không nên quản lý nhân viên quá chặt, mà phải biến họ thành người chủ
thật sự của công ty bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề. Bất cứ
nhân viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn là họ có ý tưởng
sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác.
Tạo dựng bầu không khí làm việc thân tình


Người lãnh đạo nên xây dựng một bầu không khí làm việc thân tình trong công ty.
Sự gần gũi sẽ giúp con người nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Một bầu không khí
như thế có thể được tạo dựng bằng nhiều cách thức như cho phép nhân viên ăn mặc
thoải mái khi đi làm, khuyến khích nhân viên trình bày ý tưởng của mình, tổ chức
những buổi họp không chính thức hay tổ chức đi chơi định kỳ.
Cải cách quy trình làm việc
Những quy trình làm việc rườm rà là một dạng bệnh “ung thư” của tổ chức. Chúng
làm chậm tiến trình ra quyết định, gây lãng phí nghiêm trọng và làm công ty đánh
mất lợi thế cạnh tranh. Việc “chữa trị” dứt điểm căn bệnh này không đơn giản,
nhưng mỗi nhân viên đều có thể cải thiện tình hình bằng cách loại bỏ những công
việc thừa trong quy trình làm việc và phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp để đẩy
nhanh quá trình ra quyết định.

Dám đối mặt với thực tế
Khi Welch lên nắm quyền, GE vẫn đang làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên, ông đã nhận ra
một số nguy cơ tiềm ẩn trong sự thành công đó. Thay vì tự huyễn hoặc mình là mọi
thứ sẽ dần cải thiện, ông quyết định đối mặt với thực tế và tiến hành việc cải tổ. Nói
chung, những nhà lãnh đạo thành công luôn chấp nhận sự thật và sẵn sàng thay đổi
chiến lược, kế hoạch kinh doanh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
“Giản dị hóa” nơi làm việc
Welch cho rằng kinh doanh không phải là cái gì “cao siêu” hay phức tạp. Chính sự
đơn giản mới giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Người lãnh đạo nên đi tiên
phong trong việc “giản dị hóa” nơi làm việc như loại bỏ những thông báo và thư từ
“phiền toái” trong nội bộ.
Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi
Nhà lãnh đạo giỏi phải dự đoán được xu thế vận động của thế giới, phải làm cho
nhân viên hiểu rằng sự thay đổi là tất yếu và là cơ hội phát triển hay ít nhất là một
thách thức có thể vượt qua nếu như chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo.
Tạo cảm hứng cho nhân viên
Welch không thích lãnh đạo theo kiểu “Sếp luôn luôn đúng”. Theo ông, người lãnh
đạo cần phải tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên bằng cách lắng nghe họ trình bày
quan điểm và thể hiện sự trân trọng của mình đối với những nỗ lực của họ.


Phá bỏ lề lối làm việc cũ
Welch cho rằng những gì đúng trong quá khứ chưa chắc đã đúng trong tương lai. Vì
thế, khi lên nắm quyền ở GE, ông đã phá bỏ những truyền thống lâu đời của tập
đoàn để tìm một hướng đi mới. Ông thường tổ chức những cuộc họp để tìm cách
giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như hỏi ý kiến nhân viên khi muốn tiến hành một sự
thay đổi quan trọng trong công ty.
Đây là một điều có lẽ chúng ta ít gặp trong thực tiễn Việt Nam. Bất kỳ một người
lãnh đạo mới, cả trong doanh nghiệp hay chính trí cũng ngại phá bỏ đi những cái cũ,
do sợ những phản ứng trái chiều khi chân ướt chân ráo về tiếp quản. Đổi lại, họ tìm

cách xây dựng một ekip mới hoàn toàn để thực sự kiểm soát hoàn toàn doanh
nghiệp rồi sau đó mới tính đến câu chuyện cải tổ.
Tạo ra môi trường học tập trong công ty
Nhà lãnh đạo nên tạo ra một môi trường học tập, trong đó mọi người đều tích cực
nâng cao kiến thức và tìm ra ý tưởng mới. Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở
mọi cấp trong công ty. Khi tìm ra ý tưởng hay, nhà lãnh đạo cần khen thưởng “tác
giả” và đưa vào thực hiện ngay.
Gia tăng sự năng động của nhân viên
Do sự cạnh tranh trên thương trường càng lúc càng khốc liệt nên chỉ có những ai
năng động thì mới chớp được thời cơ. Nhà lãnh đạo nên “luyện” cho nhân viên thái
độ làm việc khẩn trương và khả năng ra quyết định nhanh. Có một số biện pháp
người cán bộ có thể sử dụng, giao quyền cho những nhóm nhỏ hay cũng có thể
dùng hình thức ủy quyền.
Đề cao những giá trị cốt lõi của công ty
Là một doanh nhân nên đương nhiên Welch rất quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính
như doanh số. Tuy nhiên, không vì thế mà ông “bỏ quên” các giá trị cốt lõi của GE
như luôn xem khách hàng là thượng đế, loại bỏ triệt để thủ tục hành chính rườm rà,
tư duy ở tầm mức toàn cầu và luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới. Nhìn
chung, nhà lãnh đạo nên đề cao những giá trị cốt lõi, góp phần làm nên “văn hóa
doanh nghiệp” và đừng chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá kết quả
công việc.
Giảm cường độ mà tăng hiệu quả quản lý


Nhà lãnh đạo nên giảm bớt sự giám sát và để cho nhân viên tự chủ nhiều hơn. Hãy
tin tưởng vào năng lực của nhân viên, giao việc cho họ và cung cấp những điều kiện
cần thiết để thực hiện công việc. Khi đó kết quả mà họ mang lại sẽ tốt hơn.
III. KẾT LUẬN
Lãnh đạo là tập hợp của nhiều kỹ năng khi đạt đến sự thuần thục nó sẽ trở thành
một nghệ thuật. Trong những nghệ sỹ đầy tài năng ấy, có lẽ Jack Welch sẽ mãi được

kính trọng không chỉ bởi những đóng góp của ông đới General Electronic mà còn
bởi kho tàng học thuyết lý luận mà ông vun đắp cho những nhà lãnh đạo tương lai.
Trong nền kinh tế hiện đại, khi cuộc sống luôn là những cơ hội mở ra cho chúng ta
thành công nhưng đồng thời cũng có thể là cạm bẫy đón đời những con thuyền
doanh nghiệp. Từ đó, vai trò của người lãnh đạo được nâng tầm lên vị thế hàng đầu.
Và cũng vì vậy, những học thuyết về lãnh đạo, những tinh hoa của nghệ thuật quản
lý sẽ luôn là đích đến kiếm tìm của những người khát khao và có niềm tin thành
công.
Cuộc đời, rồi sẽ có lúc đặt ta vào vị trí vai trò của một người lãnh đạo. Ngay từ lúc
này, mỗi người chúng ta hãy biết học hỏi, đúc rút những kiến thức quản lý chuyên
nghiệp, hãy tìm đến với những phẩm chất và phong cách lãnh đạo nổi tiếng như
Jack Welch – một tinh hoa nghệ thuật lãnh đạo đã được kiếm chứng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giảng dạy môn Phát triển Khả năng lãnh đạo – Chương trình Đào
tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Griggs
2. Nhà lãnh đạo mẫu mực theo thuyết của Jack Welch tham khảo tại địa chỉ
/>3. Các kỹ năng lãnh đạo tham khảo tại />


×