Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Mở rộng đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo sấy sang bangladesh của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.12 KB, 11 trang )

MỞ RỘNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO SẤY SANG BANGLADESH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Topic

Contents
1.Lý do lựa chọn đề tài.....................................................................................................................................2
2. Mở rộng đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo sấy sang Bangladesh của các doanh nghiệp Việt Nam.........2
2.1.Điểm mạnh của DN Việt Nam khi đầu tư xuất khẩu gạo sấy sang Bangladesh....................................2
2.2. Điểm yếu của việc mở rộng đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo sấy sang Bangladesh của các doanh
nghiệp Việt Nam...........................................................................................................................................5
2.3.Rủi ro.......................................................................................................................................................7
2.4.Cơ hội......................................................................................................................................................7


Mở rộng đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo sấy sang Bangladesh của các doanh nghiệp
Việt Nam

1.Lý do lựa chọn đề tài.
Trong gần một phân tư thế kỉ qua Việt Nam đã có thứ hạng cao tên thị trường xuất
khẩu gạo.Các sản phẩm gạo xuất khẩu chủ yếu như: Gạo lứt, Gạo trắng, Gạo đồ. Theo số
liệu mới nhất từ Hiệp Hội Lương thực Việt Nam VFA, xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2012
của Việt Nam đạt 7,101 triệu tấn, gần bằng cả năm 2011 (7,128 triệu tấn). Dự kiến năm
nay sẽ xuất khẩu từ 7,65 đến 7,7 triệu tấn gạo; 11 tháng qua đạt 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên,
cho rằng dù bị cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan nhưng gạo chất lượng
cao VN còn nhiều tiềm năng tại thị trường châu Phi (hiện chiếm 25% tổng lượng gạo
XK) và Nam Á. Ngoài ra, Ấn Độ và Nga có khả năng ngưng xuất khẩu gạo và lúa mì,
chưa kể các thị trường châu Á vẫn còn tiềm năng cho gạo VN trong những tháng cuối
năm. ăc biệt là sản phẩm gạo sấy, một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao tại thị trường
Bangladesh.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Bangladesh trong những năm


qua đã tăng đáng kể. Nếu như năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 280
triệu USD thì năm 2011 con số này đã tăng lên 483 triệu USD và đến quý III/2012, đã đạt
290 triệu USD..Dựa trên số liệu tại trang CIA.gov có thể thấy rõ , Bangladesh là hai thị
trường có sức mua lớn, do đó, Chính phủ hai nước cần thực hiện các chính sách hữu nghị hợp
tác, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế của 2

quốc gia, kết quả trên là chưa tương xứng, đòi hỏi Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp
2 nước cần tận dụng tốt thời cơ hơn nữa


2. Mở rộng đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo sấy sang
Bangladesh của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.Điểm mạnh của DN Việt Nam khi đầu tư xuất khẩu gạo sấy sang
Bangladesh
Gạo sấy hay còn gọi là gạo đồ. Là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước
nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các
công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử
lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần.Tại một số quốc gia, xu hướng
sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang tăng lên. Loại gạo này không những giúp tăng
chất lượng gạo xuất khẩu, đa dạng hoá mà còn giúp nông dân giải quyết phần lớn lượng
lúa hè thu vốn ẩm ướt; và giá gạo sấy cao hơn 60 đô la mỗi tấn so với gạo 5% tấm. Loại
gạo này rất được ưa chuộng tại những quốc gia có người dân theo đạo Hồi.
Trong nước hiện nay việc thu mua thóc, lúa để sản xuât loại gạo này cũng đan
được tang cường.Dự kiến một năm Việt Nam có thể sản xuất được 300.000 đến 400.000
tấn gạo đồ. Năm 2010 có 1 nhà máy sản xuất, năm 2011 có 2 nhà mấy, năm 2012 có 3
nhà máy sản xuất loại gạo này. Lượng cung của thị trường này chua đáp ứng được nhu
cầu, do dó, đây là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư Việt Nam. Và để đản bảo
nguồn cung cho các nhà máy sản xuất, VFA đang cùng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy..



Đồ thị 2.1 .Sản lượng gạo đồ xuất khẩu Việt Nam qua các năm

Bangladesh hiện nay đang tích cực tăng dự trừ lương thực,trong đó có gạo sấyloại gạo được sử dụng nhiều tại quốc gia này, mà trong nước không có khả năng đáp ứng
nhu cầu.Bangladesh là đất nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam tại thị trường Nam
Á( Theo www.cia.gov ) Bên cạnh đó, đây là đất nước có số lượng người theo đạo Hồi. Tại
Bangladesh nhu cầu sử dụng loại gạo này rất lớn, trong khi đó cơ sở vật chất kĩ thuật để
sản xuất lại gạo này còn hạn chế. Theo VFA, nhu cầu gạo đồ của các quốc gia theo Hồi
giáo khoảng 3,5 – 4 triệu tấn/năm. Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiến
hàng đầu tư xuất khẩu gạo hoặc đầu tư nhà máy xí nghiệp sản xuất tại đây.

Giống như các quốc gia khác ở châu Phi và châu Á, Bangladesh đang củng cố kho
dự trữ lương thực quốc gia bao gồm gạo và lúa mì do giá thực phẩm tăng mạnh và để
tránh những cú sốc về nguồn cung trong tương lai. Lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam


những năm gần đây tăng mạnh. Hồi tháng 1/2011, Bangladesh cũng đã mua 250.000 tấn
gạo từ Việt Nam nhưng với giá cao . Cụ thể là, 200.000 tấn gạo trắng loại 15% tấm được
cung cấp bởi Vinafood 2 giá 545 USD/tấn, C&F, và 50.000 tấn gạo đồ giá 550 USD/tấn..

Biểu đồ 2.1.1.2. Tỷ lệ nhập khẩu gạo sấy trên lượng gạo nhập khẩu của
Bangladesh từ Việt Nam.(Dựa theo số liệu từ vfa.gov.vn/).

Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo song
hiện nay Ấn Độ gặp trở ngại rất lớn trong vấn đề quá tải cảng xuất khẩu.Chính phủ Thái
Lan đang thực hiện chính sách thu mua lúa với giá cao hơn hẳn tại Việt Nam, điều nay
làm cho chi phí sản xuất gạo loại gạo này tăng, giá cao hơn hẳn so với giá của Việt Nam.


2.2. Điểm yếu của việc mở rộng đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo s ấy

sang Bangladesh của các doanh nghiệp Việt Nam
Giá gạo xuất sang Bangladesh lần này cao hơn lần trước nhưng vẫn thấp hơn
mức giá 580 USD/tấn, C&F nhưng không bao gồm bảo hiểm, mà Bangladesh phải trả cho
gạo cùng loại của Thái Lan. Điều này, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu loại gạo này.Đây là một bài toán chi phí đặt ra cho các DN xuất khẩu Việt Nam. DN
Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các DN Thái Lan và Ấn Độ cả về số lượng và
chất lượng. Hiện nay, giá cao Thái Lan luôn có giá thấp hơn so với gạo Việt Nam

Đồ thị 2.2 . Đồ thị giá gạo Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ tháng 7/2012 (loại 5%
tấm, USD/tấn). Nguồn:
Tuy giá gạo Thái Lan thập hơn hẳn nhưng thặng dư hạt gạo của Thái Lan lớn.Mang
lại lợi nhuận cao cho các nhà XK Thái Lan. Do đó, nhà đầu tư cần phải có ngồn cung ổn
định và đảm bảo, hiện nay tại Việt Nam ĐBSLC là nơi cung ứng gạo xuất khẩu chủ yếu
của nước ta.Tuy nhiên, Tuy nhiên, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo dường như
quá "khắc nghiệt" khi phải đáp ứng cả ba điều kiện: i) Đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật; ii) Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa,


phù hợp với quy chuẩn theo quy định; iii) Có ít nhất một cơ sở xay, xát lúa, gạo với công
suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ, phù hợp quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Thêm vào đó, Nghị định 109 này còn yêu cầu "doanh nghiệp phải dự trữ tối thiểu
10% lượng gạo đã xuất khẩu sáu tháng trước đó". Chưa bàn đến sự thiếu hợp lý từ yêu
cầu dự trữ tối thiểu 10% (vì vấn đề an ninh lương thực là nhiệm vụ của Cục Dự trữ quốc
gia) thì Nghị định 109 có những bất cập.Và ở Việt Nam., trên thực tế, nhiều doanh
nghiệp tuy không đảm bảo tính "cơ sở nhà xưởng khép kín" mà vẫn đảm bảo hiệu quả
chế biến, cơ sở vật chất, vận chuyển gạo... thì vẫn bị loại khỏi cuộc chơi. Như thế, không
chỉ các doanh nghiệp "có 5-7 tấn mang đi xuất khẩu" mới lâm vào cảnh "dẹp tiệm", mà
những doanh nghiệp có công suất kho lớn, thậm chí là có đủ cơ sở vật chất, quy trình
sản xuất vận chuyển... cũng phải chịu thiệt thòi do chưa đảm bảo được yêu cầu cao từ
Nghị định 109 đưa ra.Và tạo ra những nhà độc quyền trong thu mua và xuất khẩu gạo.

Đặc biệt với gạo sấy, loại gạo đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Như vậy, lượng tồn kho gạo
tăng do thiếu cửa ra sẽ tỷ lệ nghịch với giá gạo, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của
hạt gạo nội địa với hạt gạo của các quốc gia trên thế giới.


Biểu đồ Đồ thị giá gạo Thái Lan tháng 7, USD/tấn
(Nguồn: )
Các nhà đầu tư Việt Nam cần chú trọng đầu tư công nghệ, dây truyền sản xuất, bài
toán chi phí được giải quyết kèm theo bài toán về chất lượng, từ khâu thu mua đến sán
xuất và xuất khẩu. Hiện nay, Chính Phủ đã và đang thi hành nhiều chính sách khuyến
khích xuất khẩu nông sản, ưu đãi về thuế
Ấn Độ có diện tích trồng lúa đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.Dù hiện tại
gặp phải nhiều khó khăn trong xuất khẩu sản phâm ra nước ngoài. Nhưng trong tương
lai gần vấn đề này sớm được giải quyết. Do đó, Doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ
thời gian này để thau tóm thị trường.

2.3.Rủi ro.
Loại gạo này mang tính chất đặc thù phù hợp với người theo Đạo Hồi, Do đó, quy
trình sản xuất từ thóc trở thành thành phẩm cũng khá đặc biệt, khi chế biến, tỷ lệ gạo
thu hồi cao hơn gạo trắng. chi phí cao và phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm nên nhiều
doanh nghiệp không dám đầu tư cho gạo đồ. Đây là một thị trường đặc thù, nếu có trục
trặc thì sản phẩm không thể bán ở nội địa. Do đó, ĩ lâu nay các DNVN chưa mạnh dạn
tham gia vào thị trường gạo đồ là vì xây dựng nhà máy gạo đồ cần vốn đầu tư lớn hơn
các nhà máy thường. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề, mà cái chính là làm sao chen
chân thị trường gạo đồ thế giới, vì đây là lối đi hẹp nên muốn có vị trí ở thị trường này
DN phải rất cố gắng mới mong chiếm được thị phần.Các nhà đầu tư cần phải đầu tư
trong việc marketing, tìm hiểu thị trường. Đồng thời, trong thanh toán quốc tế, các nhà
đầu tư nên lựa chọn mua CIF bán FOB nhằm rủi ro trong vận chuyển và thanh toán .

2.4.Cơ hội.

Do cầu loại gạo này khá lớn, thị trường tiêu thụ ổn định, kèm theo chính sách thu
hút đầu tư và nhập khẩu loại sản phẩm này hấp dẫn, các nhà đầu tư Việt Nam có thể thu
được nguồn ngoại tệ lớn. Mặt khác, loại hàng này giúp cho nông dân Việt Nam giải quyết


đươc vấn đề thóc lúa ẩm ướt, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu có
giá trị cao.
Chính phủ nước này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam
được tự đứng tên làm thủ tục thuê đất dựng nhà máy. Do đó, họ có thể tự quyết định
đầu tư dưới mọi hình thức, có thể liên kết với phía Bangladesh hoặc tự liên hệ và sản
xuất kinh doanh độc lập: Chính sách đầu tư thông thoáng của Bangladesh, bao gồm cả
những đối xử công bằng như nhau giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước, bảo đảm về
pháp lí chống lại quốc hữu hóa và sung công, bảo đảm chuyển nhượng an toàn vốn và cổ
tức về nước, miễn thuế đến 7 năm, miễn thuế nhập khẩu máy móc, cho phép đầu tư
100% vốn nước ngoài, và chính sách thoái vốn không hạn chế.
Hệ thống phân phối lại sản phẩm này đã được hình thành tại Bangladesh, hiện
nay có 5 đại lý phân phối gạo lớn, việc mở rộng đại lý đang được tiến hành
Mặt khác, nếu vào được thị trường này sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư thâm nhập
tiếp tục vào những nước lân cận như: Nepal, Ấn độ, Pakistan... những nước ở khu vực
Nam Á.Các nước Châu Á, Châu Phi luôn có lượng nhập khẩu gạo lớn trên thế giới.


Biểu đồ 2.1.4.1.Nhập khẩu gạo theo khu vực năm 2010 và 2011
Các nguồn thông tin về thị trường này và sản phẩm gạo xuất khẩu này các nhà đầu tư và
doanh nghiệp trên cổng thông tin www.cia.gov, www.vfa.gov.vn, TTNN.com.vn,
haiquan.info, www.customs.gov.vn. Đây là những trang cug cấp các thông tin tình hình
thục tế xuất nhập khẩu của Việt Nam, và các nước trên thế giới, cùng các phân tích của
các chuyên gia để tham khảo và đưa ra quyêt định.

Như vậy, hành lang pháp lý thông thoáng, chính sách khuyến khích xuất khẩu trong

nước, lượng cung nguyên liệu dồi dào, chính sách thu hút đầu tư vào thị trường gạo của
Bangladesh,đây chính là cơ hội “ có một không hai” cho các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư Việt Nam đầu tư vào thị trường mới và tiềm năng .


The end



×