Tải bản đầy đủ (.doc) (276 trang)

LATS KINH TẾ -Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 276 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

VŨ VIỆT NINH

TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NÔNG NGHIỆP
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là một nước “đi lên” từ nông nghiệp. Sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt
Nam đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Trong công cuộc đổi mới đó, Việt Nam cần
xác định rõ các ngành kinh tế trọng điểm, khuyến khích phát triển và có sức lan tỏa tới
các ngành kinh tế khác. Trong nghiên cứu “mô hình kinh tế liên ngành và cơ cấu kinh tế
của Việt Nam” (Bùi Trinh và cộng sự…) [111] đã chỉ ra rằng nông nghiệp là ngành cần
được ưu tiên phát triển để từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế. Điều này
cũng được thể hiện trong chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển nông nghiệp,
nông thôn qua Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/04/2018 về cơ chế,


chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định
210/2013/NĐ-CP ban hành ngày 19/12/2013 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn (giai đoạn 2008-2013).
Mặt khác, trước điều kiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, tự do hóa vốn đầu
tư là một xu thế tất yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam để mở rộng sản xuất và xuất khẩu sang các thị trường mà
Việt Nam có quan hệ thương mại ở các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Trên
thực tế, mặc dù Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp nhưng lượng
vốn FDI vào ngành này còn rất hạn chế.
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế có thế mạnh sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam. Với truyền thống sản xuất nông nghiệp và có nhiều điều kiện thuận
lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, ĐBSH hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa thành vùng sản
xuất nông nghiệp lớn của quốc gia, góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế của vùng và của
cả nước. Tuy nhiên, FDI đầu tư vào nông nghiệp vùng rất khiêm tốn so với tiềm năng của
ngành cũng như so với các ngành khác trong vùng. Trong khi dòng vốn này vào Việt Nam
và các ngành khác trong vùng đang có xu hướng gia tăng mạnh thì FDI vào nông nghiệp
của vùng vốn rất thấp và không có sự tăng trưởng trong khoảng thời gian khá dài, đi
ngược với xu hướng FDI vào các ngành khác của vùng ĐBSH cũng như cả nước và đi
ngược với dòng vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp của thế giới.
Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu sinh thấy rằng nông nghiệp là ngành cần
được ưu tiên phát triển, chủ trương của Đảng và Chính phủ cũng đã khẳng định nhưng


2
do FDI vào nông nghiệp còn rất ít nên việc tăng cường thu hút vốn FDI vào nông
nghiệp là cần thiết. Hơn nữa, thu hút FDI vào nông nghiệp cần được thực hiện theo
vùng kinh tế, bởi nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc nghiên
cứu theo vùng có nhiều nét tương đồng về các điều kiện này có ý nghĩa hơn so với thu
hút vào cả nước. Với vai trò là vùng đồng bằng lớn thứ hai cả nước, việc nghiên cứu

để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của
vùng ĐBSH là cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” làm đề
tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích này, luận án cần thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Hệ thống hóa lý luận chung về: Ngành nông nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào nông nghiệp của vùng lãnh thổ (khái niệm, nội dung, các nhân tố tác động
và chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút và đóng góp của FDI vào nông nghiệp của vùng…);
+ Phân tích thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH;
+ Đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế
của thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH;
+ Đánh giá đóng góp của FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH;
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng
ĐBSH thông qua mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA).
+ Nghiên cứu hệ thống, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn
FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn thu hút vốn FDI vào
nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Tình hình thu hút FDI, những đóng góp của FDI và những yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp;
+ Không gian: Vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2003
đến năm 2017. Ngoài ra, một số chỉ tiêu được tác giả sử dụng từ cuộc điều tra doanh
nghiệp của Tổng cục Thống kê nên số liệu chính thức công bố mới nhất đến năm 2016
và dữ liệu từ một số tổ chức như OECD, FAO…thường được các tổ chức này đánh giá

theo từng giai đoạn nên cũng không cập nhật đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được


3
Tiếp cận theo ngành

Phân tích, so sánh,
tổng hợp

Ngành nông
nghiệp

Thu hút
FDI

Kinh nghiệm
thu hút FDI

Tiếp cận theo vùng

PP tiếp cận theo ngành, tiếp
cận theo lợi thế so sánh, phân
tích so sánh, tổng hợp, thống
kê phân tổ, thống kê mô tả,

mô hình hồi quy
Khảo sát bằng bảng hỏi,
Mô hình EFA

Phương pháp phân
tích thống kê, tổng
hợp

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của vùng ĐBSH

Đặc điểm của ngành
nông nghiệp

Khung lý thuyết

Bài học kinh nghiệm
cho vùng ĐBSH

Đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của
vùng ảnh hưởng tới thu hút
vốn FDI

Thực trạng thu hút FDI nông
nghiệp của vùng ĐBSH

Thành công, hạn chế,
nguyên nhân của thành
công , hạn chế và đóng góp

của FDI trong nông nghiệp
vùng ĐBSH

Các nhân tố ảnh hướng đến thu
hút vốn FDI nông nghiêp của
vùng ĐBSH (Ý định đầu tư)

Kết luận về các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh
hưởng

Bối cảnh quốc tế và trong nước
có ảnh hưởng đến thu hút FDI
NN của vùng; kinh nghiệm các
quốc gia và các nhân tố ảnh
hưởng thu hút FDI vào NN của
vùng ĐBSH

Giải pháp tăng
cường thu hút FDI
vào ngành nông
nghiệp của vùng
ĐBSH

Khung nghiên cứu của luận án
Tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp tiếp cận, phương pháp thu
thập thông tin, phương pháp phân tích số liệu…
4.1 Phương pháp tiếp cận
Một là, tiếp cận theo lợi thế so sánh. Doanh nghiệp FDI sẽ tìm kiếm các sản
phẩm, ngành, vùng cũng như các quốc gia có lợi thế cạnh tranh nhất định để đảm bảo mục

tiêu lợi nhuận của mình. Các sản phẩm, ngành, vùng, quốc gia có lợi thế so sánh càng cao
thì càng có nhiều cơ hội thu hút được nhiều nguồn vốn FDI. Do vậy, tác giả sử dụng cách


4
tiếp cận theo lợi thế so sánh để xác định thu hút FDI vào các loại sản phẩm, ngành sản
xuất, vùng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hai là, tiếp cận theo ngành. Cách tiếp cận này sẽ giúp tác giả nghiên cứu chi
tiết ảnh hưởng của các lĩnh vực tới hoạt động thu hút FDI trong nông nghiệp. Từ đó
xác định các yếu tố đặc thù của ngành và những yếu tố ảnh hưởng trong việc tăng
cường thu hút FDI theo đặc trưng sản phẩm từng ngành nghề.
Ba là, tiếp cận theo vùng. Bằng cách tiếp cận theo vùng, tác giả sẽ chỉ ra những
khác biệt trong thu hút vốn FDI vào vùng lãnh thổ so với vào một địa phương hay một
quốc gia. Đồng thời, phân tích các yếu tố vùng nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào
trong hoạt động thu hút vốn FDI.
4.2 Phương pháp thu thập thông tin
4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các văn bản,
báo cáo, các nghiên cứu của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tổng cục Thống kê, tạp chí chuyên ngành kinh tế trong và ngoài nước,
các nghiên cứu được đăng tải trên các website uy tín như sciencedirect.com, các website
chính thức của các tổ chức, diễn đàn quốc tế (UNCTAD, FAO, OECD…), các cơ quan
thẩm quyền trong và ngoài nước… về thu hút FDI vào nông nghiệp.
4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Tác giả đã thực hiện phát phiếu khảo sát các yếu tố tác động đến thu hút vốn
FDI nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Mục đích điều tra: Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông
nghiệp vùng ĐBSH.
+ Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp, HTX có hoạt động trong lĩnh nông nghiệp.

+ Phạm vi điều tra: Để phục vụ phân tích, tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát và thu
thập số liệu của 04 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh.
Lý do tác giả lựa chọn 04 địa phương này là: Trong vùng ĐBSH, Hà Nội, Quảng
Ninh và Vĩnh Phúc là những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI vào ngành nông
nghiệp của vùng và Bắc Ninh là trường hợp có nhiều điều kiện phát triển ngành nông
nghiệp nhưng số dự án FDI vào ngành còn rất hạn chế. Mặt khác, điều kiện thu thập số liệu
từ những địa phương này thuận lợi và phù hợp với khả năng của tác giả.


5
Do số lượng doanh nghiệp FDI ngành nông nghiệp quá ít không đảm bảo việc khảo
sát đạt kết quả, do đó, lựa chọn đối tượng được hỏi là các doanh nghiệp, HTX hoạt động
trong nông nghiệp với tổng số phiếu phát ra là 420 phiếu. Số phiếu thu về là 356 phiếu,
chiếm tỷ lệ 84,8%. Kích thước mẫu thu được là 356 là đáp ứng về yêu cầu kích thước mẫu.
Theo ý kiến của một số chuyên gia:
(i) Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [55]: Số lượng quan sát (cỡ mẫu) ít
nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Số biến đưa vào mô hình EFA là 42
biến, tối thiểu cần 168 đến 210 quan sát. Như vậy, kích thước mẫu là 356 đáp ứng khá tốt.
ii) Hair et al. (2009)[93] cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50,
tốt hơn nên là 100.
Như vậy, kích thước mẫu là 356 cũng đáp ứng tốt điều kiện về mẫu.
+ Thời gian thu thập thông tin: Từ 1/9/2017-31/12/2017
+ Nội dung điều tra:
Thông tin chung: Tên, địa chỉ, fax, số điện thoại, địa chỉ website của doanh
nghiệp, loại hình hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính.
Thông tin về lựa chọn thang đo:
Các quan sát được đưa vào bảng hỏi theo thang đo Likert 5 mức, trong đó, “1”
là “rất không đồng ý”; “2” là “không đồng ý”, “3” là “không có ý kiến”, “4” là “đồng
ý” và “5” là “rất đồng ý”. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 7 nhóm nhân tố và sử dụng
thang đo Likert để xem xét mức độ đánh giá về cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH; về chính

sách đầu tư của vùng; về lợi thế ngành đầu tư nông nghiệp của vùng; về nguồn nhân
lực của vùng; về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; về các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp của vùng; và nhận định chung của doanh nghiệp về ý định đầu
tư vào nông nghiệp tại vùng ĐBSH.
+ Phiếu điều tra: Cuộc điều tra sử dụng 01 bảng hỏi [PHỤ LỤC 37].
4.3

Phương pháp phân tích số liệu
Tác giả sử dụng các phương pháp định lượng, phương pháp thống kê mô tả,

thống kê phân tổ, tổng hợp, so sánh…để phân tích số liệu.
4.3.1. Phương pháp định lượng
4.3.1.1. Mô hình hồi quy
Tác giả xây dựng mô hình đánh giá đóng góp của tốc độ tăng trưởng vốn (dK)
và tốc độ tăng trưởng lao động (dL) vào tốc độ tăng trưởng của giá trị gia tăng (dVA)
của nông nghiệp khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng là mô hình hồi quy


6
(Regression) với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (dVA) và 2
biến độc lập của mô hình là tốc độ tăng trưởng vốn (dK) và tốc độ tăng trưởng lao
động (dL).
dVA = a + α*dK + β*dL

(1)

Trong đó:
dVA : Tốc độ tăng trưởng của VA nông nghiệp khu vực FDI vùng ĐBSH;
a


: Hệ số tự do của mô hình;

dK

: Tốc độ tăng trưởng yếu tố vốn của khu vực FDI nông nghiệp;

dL

: Tốc độ tăng trưởng yếu tố lao động của khu vực FDI;

α; β

: Các hệ số góc của tốc độ tăng trưởng vốn và tốc độ tăng trưởng lao động.

4.3.1.2. Mô hình phân tích nhân tố khám phá
Trong phân tích nhân tố khám phá (EFA), mỗi biến đo lường được biễu diễn
như là một tổ hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản, còn lượng biến thiên của mỗi
biến đo lường được giải thích bởi những nhân tố chung (common factor). Biến thiên
chung của các biến đo lường được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với
một số nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Nếu các biến đo lường được
chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:
Xi = Ai1 * F1 + Ai2 * F2 + Ai3 * F3 + . . .+ Aim * Fm + Vi*Ui (2)
Trong đó:

Xi : Biến đo lường thứ i đã được chuẩn hóa
Aij: Hệ số hồi qui bội đã được chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i
F1, F2, . . ., Fm: Các nhân tố chung
Vi: Hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i
Ui: Nhân tố đặc trưng của biến i


Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và tương quan với các nhân tố
chung; bản thân các nhân tố chung cũng có thể diễn tả như những tổ hợp tuyến tính
của các biến đo lường, điều này được thể hiện thông qua mô hình sau đây:
Fi = Wi1*X1 + Wi2*X2 + Wi3*X3 + . . . + Wik*Xk

(3)

Trong đó: Fi: Ước lượng trị số của nhân tố i; Wi: quyền số hay trọng số nhân tố
(weight or factor scores coefficient); k: số biến.
4.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả
thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực
trạng thu hút FDI vào ĐBSH nói chung và vào ngành nông nghiệp của vùng nói riêng.


7
4.3.3. Phương pháp thống kê phân tổ
Số liệu thu thập được về dòng vốn FDI nói chung và FDI vào nông nghiệp của
vùng ĐBSH nói riêng được phân tổ theo địa phương; lĩnh vực; hình thức đầu tư; đối
tác đầu tư để làm rõ được nguồn FDI đầu tư vào địa phương nào, ngành nào, hình thức
đầu tư nhiều nhất, ít nhất và từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI.
4.3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu tính toán của vùng ĐBSH so với
cả nước và so sánh với các vùng kinh tế khác hoặc so sánh cùng chỉ tiêu của vùng giữa
các năm với nhau để thấy rõ xu hướng đầu tư thay đổi như thế nào.
4.3.5. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này dùng để khái quát từng nội dung đã được phân tích để đưa ra
các đánh giá, nhận định về tổng quan nghiên cứu, từ đó xác định khoảng trống cho
nghiên cứu; tổ hợp các đánh giá, nhận định chung về tình hình thu hút vốn FDI nông
nghiệp và tổng kết các giải pháp thành từng nhóm theo các nhân tố tác động.

5. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt khoa học
Vận dụng lý thuyết OLI của Dunning để nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng trong thu
hút FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế. Và xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá về
kết quả thu hút vốn và những đóng góp của khu vực FDI nông nghiệp của vùng. Bộ
chỉ tiêu này không có sự mâu thuẫn với nhau nên có thể vận dùng đồng thời khi đánh
giá về kết quả thu hút cũng như đóng góp của FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH
Về mặt thực tiễn
Luận án phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng, đặt
trong mối tương quan với tình hình thu hút vốn FDI vào toàn vùng và tình hình đầu tư của
các nguồn vốn khác vào ngành nông nghiệp của vùng; đánh giá những kết quả thu hút vốn
FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH. Luận án cũng đánh giá đóng góp của FDI vào ngành
nông nghiệp của vùng thông qua: (i) chỉ số ICOR; (ii) đóng góp của tốc độ tăng trưởng Vốn
và tốc độ tăng trưởng lao động trong các doanh nghiệp FDI nông nghiệp vào tốc độ tăng
trưởng VA của nông nghiệp của vùng và (iii) yếu tố TFP vào VA của nông nghiệp. Phân tích
thành công và hạn chế, những nguyên nhân của thành công và hạn chế trong thu hút FDI
vào nông nghiệp vùng ĐBSH trong tương quan so sánh với toàn vùng, cả nước và một số
quốc gia trong khu vực. Luận án sử dụng mô hình EFA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng


8
tới thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp thông qua mô hình hồi quy với “Ý định đầu tư” là
biến phụ thuộc và 6 biến độc lập là 6 nhóm nhân tố hội tụ từ rất nhiều quan sát gồm: “Chính
sách hỗ trợ”, “lợi thế đầu tư”, “chi phí đầu vào”, “chính sách đầu tư”, “chất lượng cơ sở hạ
tầng xã hội” và “nguồn nhân lực”. Và rút ra được kết luận về sự ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của các nhóm nhân tố cũng như của ảnh hưởng của các biến quan sát.
Luận án nêu rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào nông nghiệp vùng ĐBSH và đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm tăng
cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH.
6. Kết cấu Luận án

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào nông nghiệp của vùng kinh tế
Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không chỉ là một nguồn lực có vai trò quan
trọng cho phát triển kinh tế mà còn là nhân tố có tác động lan tỏa đến rất nhiều khu
vực khác nhau. Vì vậy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nghiên cứu liên quan
đến FDI về lý thuyết và thực nghiệm có đều số lượng rất lớn và chuyên sâu. Hầu hết
các nghiên cứu tập trung đánh giá các vấn đề liên quan thu hút, tác động cũng như hiệu
quả sử dụng vốn FDI đối với nhóm quốc gia, từng quốc gia, vùng kinh tế, địa phương
hay một ngành kinh tế cụ thể nào đó (nhiều nhất là ngành công nghiệp). Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu về thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp còn rất ít ở cả trong
và ngoài nước. Cụ thể như sau:
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu ngoài nước về vấn đề thu hút FDI vào nông nghiệp, đặc biệt là
các nghiên cứu định lượng, còn khá “mỏng” so với các nghiên cứu nói chung về FDI.
Thực tiễn này là do nguồn dữ liệu chi tiết và đáng tin cậy về dòng FDI vào nông nghiệp
còn thiếu, các quốc gia không theo dõi đầy đủ số liệu qua các năm hoặc có theo dõi
nhưng có sự thay đổi qua các năm [102]. Mặt khác, các nghiên cứu về FDI nông nghiệp
chủ yếu tập trung vào phân tích, đánh giá tác động của FDI đến khu vực nông nghiệp

[83]. Và hầu hết nghiên cứu là các bài báo được đăng trên các tạp chí uy tín, các báo cáo
đầu tư hàng năm của UNCTAD hoặc các nghiên cứu khác nhưng số liệu chủ yếu lấy từ
nguồn UNCTAD. Chỉ một số các nghiên cứu về thu hút FDI nông nghiệp xem xét về
yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI nông nghiệp, đánh giá kết quả thu hút FDI cũng như
xu hướng của dòng vốn FDI nông nghiệp trên thế giới và một số quốc gia, hàm ý chính
sách trong thu hút FDI của các quốc gia…
Intan Maizura Abdul Rashid, Nor’aznin Abu Bakar, Nor Azam Abdul Razak
(2016), Determinants of Foreign Direct Investment (FDI) in Agriculture Sector Based
on Selected High – Income Developing Economies in OIC Countries: An Empirical
Study on the Provincial Panel Data by Using Stata, 2003-2012”, Procedia Economics
and Finance 39(2016), 3rd Global Conference on Business, Economics, Management
and Tourism.
Nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ tổ chức Lương thực và nông
nghiệp Thế giới (FAO) và Ngân hàng Thế giới (WB) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng


10
đến thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của một số quốc gia hồi giáo được lựa chọn
như Brunei, Oman, Malaysia. Theo đó, nhóm tác giả lựa chọn biến phụ thuộc là lượng
vốn FDI thu hút được vào ngành nông nghiệp và các biến độc lập đó là tỷ giá hối đoái,
dung lượng thị trường (được đo lường thông qua GDP), tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng (sử
dụng chỉ số cơ sở hạ tầng của WB) và mức độ đói nghèo. Nghiên cứu chỉ ra rằng, dung
lượng thị trường và mức độ đói nghèo có mối quan hệ với lượng vốn FDI thu hút được.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Các nhân tố đưa vào mô hình là biến độc lập
chưa đánh giá đầy đủ các nhân tố đặc trung có ảnh hưởng lớn đối với ngành nông
nghiệp như cơ sở sản hạ tầng sản xuất, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, khí hậu,
thời tiết, đất đai…Trong mô hình của tác giả có đánh giá ảnh hưởng của yếu tố cơ sở hạ
tầng lấy từ nguồn số liệu của WB nhưng số liệu này chỉ thể hiện được một vài chỉ tiêu
như số lượng thuê bao điện thoại, số cảng hàng không, đường thủy... Vì vậy, số liệu
cũng chưa phản ánh được cơ sở hạ tầng trực tiếp ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông

nghiệp của các quốc gia này.
Saifullah Syed and Masahiro Miyazako (2013), Promoting Investment in
Agriculture for Increased Production and Productivity, Prepared under the Japan Trust
Fund Project “Support to study on appropriate policy measures to increase investment in
agriculture and to stimulate food production”.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc có được cơ sở dữ liệu đầy đủ, toàn diện về FDI vào
nông nghiệp là rất khó khăn bởi hầu hết các báo cáo đều không đầy đủ và việc thu thập
số liệu còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của UNCTAD (the United
Nations Conference on Trade and Development) để nghiên cứu. Thông qua dữ liệu từ
UNCTAD nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, dòng vốn FDI vào nông nghiệp đều rất nhỏ ở tất
cả 67 quốc gia được nghiên cứu (bao gồm quốc gia có mức thu nhập cao đến quốc gia
có thu nhập thấp). Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để phát triển nông nghiệp
cần tranh thủ lợi thế của dòng vốn FDI, kết hợp thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý của nhà đầu tư với lợi thế của người làm nông nghiệp trong nước như
lao động, quyền sử dụng đất nông nghiệp, tập quán sản xuất, hiểu biết về điều kiện địa
phương… Nghiên cứu đề xuất “mô hình doanh nghiệp” là con đường có thế giúp nông
nghiệp phát triển và thu hút thêm nhiều vốn FDI hơn nữa tại các quốc gia. Tuy nhiên,
đây mới chỉ là nhận định của nhóm tác giả dựa trên việc quan sát các số liệu thống kê về
FDI vào nông nghiệp của các quốc gia mà chưa có sự kiểm định, đánh giá về kết luận


11
này. Mặt khác, nghiên cứu cũng chưa phân tích sâu nguyên nhân của việc vốn FDI vào
nông nghiệp hạn chế như vậy.
Roderick Campbell, Tristan Knowles, Amphaphone Sayasenh (2012), Business
Models for Foreign Investment in Agriculture in Laos, The International Institute for
Sustainable Development (IISD).
Đây là một nghiên cứu khá công phu về FDI vào nông nghiệp của Lào. Trong
điều kiện, số liệu về FDI nông nghiệp của các quốc gia chưa được đầy đủ, nghiên cứu
vẫn đạt được những thành công có ý nghĩa nhất định không chỉ với Lào mà còn với các

quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cung cấp
tình hình tổng quan về thu hút FDI vào nông nghiệp của Lào cũng như xu hướng của
dòng vốn này. Nghiên cứu đã phân tích khá toàn diện các chính sách và sự thay đổi các
chính sách liên quan trong thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của Lào như chính sách ưu
đãi dòng vốn FDI trong nông nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra hai nhóm nhân
tố ảnh hưởng tới FDI vào nông nghiệp gồm các ưu đãi về đất nông nghiệp và hợp đồng
nông nghiệp. Nhóm tác giả đã phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố này theo cả hai góc
độ: tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, nhóm tác giả tập trung phân tích mô hình doanh
nghiệp trong đầu tư nước ngoài nói chung và nghiên cứu trường hợp của các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của Lào nói riêng. Chỉ ra những thách thức và cơ
hội trong phát triển theo mô hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên,
về mặt phương pháp luận, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc quan sát các số liệu FDI nông
nghiệp Lào và đánh giá ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố mà chưa sử dụng các phương
pháp định lượng để tăng tính thuyết phục cho nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng.
Deepak Adhana (2016), Foreign Direct Investment in India Agricultural Sector:
Opportunities and Challenges”, Kaav International Journal of Economics, Commerce &
Business Management/APR-JUN16/Vol-3/Iss-2/A4.
Bài báo chỉ ra vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ
khi hàng năm đóng góp khoảng 14% vào GDP và vai trò của FDI trong phát triển ngành
nông nghiệp của quốc gia này. Theo đó, tác giả tập trung phân tích chính sách, xu hướng
dòng vốn FDI “chảy” vào ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến
tháng 12/2015, nghiên cứu cơ hội và thách thức với dòng vốn FDI trong khu vực nông
nghiệp Ấn Độ. Tác giả đã chỉ ra hai cách mà Ấn Độ tiếp nhận vốn FDI. Đó là: (i) FDI
“tự do” di chuyển vào các lĩnh vực trong phạm vi được phép mà không cần phải yêu cầu


12
bất kỳ sự chấp thuận nào trước từ phía Chính phủ hoặc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ; (ii)
FDI vào các lĩnh vực nằm ngoài phạm vi được phép thì cần phải có phê duyệt của Chính
phủ. Chính phủ khuyến khích FDI vào nông nghiệp nên 100% vốn FDI đầu tư vào các

lĩnh vực phát triển và sản xuất hạt giống, giống cây trồng; chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản; trồng rau, nấm, trồng nho, hoa và các dịch vụ liên quan tới lực vực nông nghiệp…
sẽ được di chuyển theo con đường thứ nhất. Đây chính là một ưu điểm trong chính sách
thu hút vốn FDI vào nông nghiệp được tác giả trình bày và đánh giá cao trong việc
mang lại hiệu quả thu hút vốn này.
UNCTAD (2009), “The Potential of South – South Investment for Agricultural and
Economic Development”, The World Investment Report 2009: Investment, Enterprise and
Development Commission Multi-year Expert Meeting on International Cooperation:
South-South Cooperation and Regional Intergration, Second Session, Geneva.
Báo cáo khẳng định rằng, cuộc khủng hoảng lương thực đã cho thấy nông nghiệp
ở các nước đang phát triển cần đầu tư bổ sung đáng kể để thúc đẩy năng suất và hỗ trợ
phát triển kinh tế nông thôn. Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc đã
ước tính số vốn cần khoảng 80 tỷ USD mỗi năm để đầu tư mới giải quyết được các vấn
đề về an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu ngày một tăng do gia tăng dân số, nghĩa là
tăng 50% so với mức năm 2009. Báo cáo của UNCTAD cũng chỉ ra mặc dù lượng vốn
FDI đầu tư vào nông nghiệp còn nhỏ nhưng đang có xu hướng gia tăng.
UNCTAD (2009), “Foreign Participation in Agriculture is on the rise, notably
South – South Foreign Direct Investment”, The World Investment Report 2009:
Investment, Enterprise and Development Commission Multi-year Expert Meeting on
International Cooperation: South-South Cooperation and Regional Intergration, Second
Session, Geneva.
Báo cáo cho thấy, hàng năm dòng vốn FDI vào nông nghiệp đang có xu hướng
gia tăng, mỗi năm tăng đến 3 tỷ USD giữa giai đoạn 1989-1991 và 2005-2007. Tuy
nhiên, nhìn chung tỷ trọng FDI nông nghiệp so với tổng FDI vẫn rất hạn chế. Tỷ trọng
FDI nông nghiệp vào năm 2007 chỉ đạt 32 tỷ USD. Nhưng nếu xét riêng ở một số nước
đang phát triển như Campuchia, Lào, Malawi, Mozambique, Tanzania, Ecuador,
Honduras, Indonesia, Papua New Guinea… thì tỷ trọng FDI trong nông nghiệp so với
tổng FDI tương đối cao. Đây là một tổng kết hết sức có ý nghĩa đối với các quốc gia khi
nghiên cứu về thu hút FDI vào nông nghiệp từ thực tiễn các quốc gia này.



13
FAO, Foreign Direct Investment to Agriculture, Forestry and Fishery,
/>Bài viết sử dụng số liệu từ UNCTAD để đánh giá tình hình thu hút vốn FDI vào
ngành nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1997-2011. Bài viết
khẳng định được xu hướng của FDI trong giai đoạn này có sự gia tăng từ 560 tỷ USD
(năm 1997) lên 1,1 nghìn tỷ USD (năm 2011) và đạt đỉnh điểm trong năm 2007 (7.3 tỷ
USD). Tuy nhiên, tỷ lệ vốn FDI nông nghiệp so với tổng vốn FDI vẫn dưới 0.5% trong
cả giai đoạn; năm 2007 chỉ đạt mức 0,46%. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng,
động cơ của FDI trong giai đoạn này chủ yếu nhằm kiểm soát nguồn lực (như đất đai)
tại nơi nhân đầu tư. Và các lĩnh vực thu hút được FDI đó là: Sản xuất lúa gạo, lúa mì,
hạt có dầu và trồng hoa (châu Phi); sản xuất gạo, lúa mì, thịt gia súc, gia cầm (châu Á);
trái cây, mía, hoa quả, hoa đậu nành (Nam Mỹ); ngoài ra các nhà đầu tư còn tham gia
sản xuất nông nghiệp ở các lĩnh vực khác như phân bón, hạt giống…Bài viết cũng chỉ ra
nhóm 10 quốc gia thu hút được FDI nhiều nhất đó là: Trung Quốc, Argentina, Brazil,
Indonesia, Uruguay, Malaysia, Nga, Guatamela, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Jose Rente Nascimento (2011), “Analysis of International Investments in the
Agricultural Sector of Brazil”.
Nghiên cứu khẳng định, dòng vốn FDI là một nguồn vốn quan trọng đối với khu
vực nông nghiệp của Brazil. Trong giai đoạn 2005-2007, Brazil thu hút được 421 triệu
USD, chỉ sau Trung Quốc và Malaysia.Với vai trò là một ngành kinh tế quan trọng,
Brazil đã có những chính sách nhằm thu hút dòng vốn này trong nhiều năm qua. Theo
tác giả, một trong những yếu tố tạo sự hấp dẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đó
là việc Brazil xây dựng được môi trường kinh doanh tốt. Nghiên cứu này đã chia các
yếu tố thuộc môi trường kinh doanh thành 3 nhóm: Yếu tố SUPRA (tăng trưởng GDP,
sự ổn định tỷ giá, lãi suất, mức độ tự do hóa thương mại, gánh nặng thuế, rủi ro chính
trị…); yếu tố INTER (cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dung, lao động, các qui định về môi trường, việc cấp phép đầu tư, qui đinh pháp luật…)
và yếu tố INTRA (Thị trường nội địa, năng suất, quỹ đất, các hỗ trợ nông nghiệp…).
Đây là một kết quả hết sức trong quan trong việc đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới thu hút

vốn FDI vào nông nghiệp của quốc gia này.


14
SAING Chan hang, HEM Socheth, OUCH Chandarany, PHANN Dalis and
PON Dorina (2012), “Foreign Investment in Agriculture in Cambodia”, Working
Paper Series No.60.
Nghiên cứu đã phân tích vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của
Campuchia. Với 85% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, đóng góp của nông nghiệp
vào GDP chiếm khoảng 46% (năm 1993) và 28% (năm 2009) cho thấy, nông nghiệp
được Campuchia phát triển như một ngành kinh tế chiến lược. Tuy nhiên, việc thu hút
FDI vào nông nghiệp của quốc gia vốn được đánh giá nằm trong nhóm 10 nước thu hút
được nhiều vốn FDI trên thế giới, cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nghiên
cứu đã thực hiện cuộc điều tra 59 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
thống qua một bảng hỏi để từ đó đánh giá các yếu tố được coi là rào cản việc thu hút
FDI vào nông nghiệp. Dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chỉ ra năm yếu tố nổi bật
gồm: (i) Quyền sử dụng đất và việc duy trì hợp đồng thuê đất, (ii) thiếu hướng dẫn rõ
ràng trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, (iii) thực thi pháp luật còn yếu, (iv) thủ tục
hành chính tốn nhiều thời gian và (v) vấn đề tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp
còn hạn chế. Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu đã sử dụng điều tra doanh nghiệp
thông qua bảng hỏi, từ đó tạo nguồn dữ liệu thực tiễn và cung cấp cơ sở số liệu để các
phân tích đánh giá phản ánh thực tế cao.
UNCTAD (2017), “Investment and The Digital Economy”, World Investment
Report 2017.
Báo cáo trình bày về hoạt động đầu tư trong thời đại nền kinh tế kỹ thuật số. Nền
kinh tế kỹ thuật số có ý nghĩa quan trọng đối với đầu tư và đầu tư là yếu tố mấu chốt cho
sự phát triển kỹ thuật số. Bởi: (i) Nền kinh tế kỹ thuật số có tiềm năng chuyển đổi tổ chức
hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia (MNEs) và những ảnh hưởng lên các chi
nhánh trên các nước chủ nhà, từ đó ảnh hưởng tới chính sách đầu tư; và, (ii) sự phát triển
kỹ thuật số ở tất cả các quốc gia, đặc biệt sự tham gia của các quốc gia đang phát triển

trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối, thúc đẩy các
công ty kỹ thuật số và hỗ trợ số hóa nền kinh tế toàn cầu… Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư của các MNEs, trong đó
có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và ở các lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực nông
nghiệp. Vì vậy, các quốc gia cần có chính sách phù hợp cho hoạt động đầu tư trong nền


15
kinh tế kỹ thuật số. Việc nghiên cứu đầu tư trong nền kinh tế kỹ thuật số là một bối cảnh
kinh tế mới, góp phần tạo nên thành công, tính thực tiễn cao của nghiên cứu.
Binuyo Babatunde Oloyede (2014), “Impact of Foreign Direct Investment on
Agricultural Sector Development in Nigeria, (1982-2012)”, Kuwait Chapter of Arabian
Journal of Business and Management Review,Vol.3, No.12, August.2014.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của FDI đến sự phát
triển ngành nông nghiệp của nền kinh tế Nigeria, đồng thời cũng chỉ ra những điều kiện
cần thiết để thu hút FDI. Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là, FDI vào nông
nghiệp Nigeria chủ yếu là do tài nguyên thiên nhiên. Và Nigeria cần tập trung cải thiện,
nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng lao động, đặc biệt, cần phải có các chính sách tập
trung vào việc tăng cường nền kinh tế nội bộ, sự ổn định của nền kinh tế và cải thiện
môi trường đầu tư để có thể thu hút FDI vào nông nghiệp hiệu quả hơn.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến Luận án được tác giả phân chia
thành hai nhóm: Các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào vùng lãnh thổ và các
nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào nông nghiệp bởi vì: (i) Đây là hai mảng nội
dung trực tiếp liên quan tới luận án (thu hút FDI vào vùng lãnh thổ và vào ngành nông
nghiệp) và (ii) tại Việt Nam, dựa vào những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội
mà phân chia thành các vùng lãnh thổ gồm các địa phương có những nét tương đồng.
Vì vậy, việc nghiên cứu thu hút FDI vào từng vùng lãnh thổ có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn trên phạm vi rộng mà vẫn đảm bảo những đặc thù riêng của từng vùng.
1.1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào vùng lãnh thổ

Hà Thanh Việt (2007), “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn duyên hải Miền Trung”, LATS, Đại học Kinh tế Quốc dân.Về mặt lý luận,
Luận án đã nêu được khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn FDI, luận giải được mối quan
hệ chặt chẽ giữa thu hút và sử dụng vốn FDI, đó là hai mặt của một quá trình, thu hút
là tiền đề của việc sử dụng vốn. Để từ đó, tác giả của Luận án phân tích các nhân tố
ảnh hưởng tới quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI tại một vùng kinh tế. Đồng thời,
tác giả cũng phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI trên một
vùng kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, tác giả chưa trình bầy được thế nào là “ hút
vốn FDI” và nội dung của thu hút FDI là gì? Cũng trong nội dung lý luận, tác giả trình
bầy tốt bài học kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore và một số địa phương trong nước như Đồng Nai, Bình Dương…


16
Bài học kinh nghiệm được phân tích kỹ lưỡng trên hai góc độ, bài học thành công và
bài học không thành công. Tuy nhiên, luận án viết về vấn đề thu hút và sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên một vùng nên nếu tác giả phân tích thêm bài học kinh
nghiệm của một số vùng kinh tế khác thì sẽ dễ dàng đối chiếu và vận dụng đối với
những vấn đề liên quan tới toàn vùng như vấn đề về liên kết vùng…
Về mặt thực tiễn, luận án khái quát được bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng
Duyên hải miền Trung và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân
tích đánh giá thực trạng về hiệu quả của thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng duyên hải
miền Trung và nguyên nhân dẫn đến tình hình trên khá rõ ràng và riêng biệt cho thu hút
và sử dụng vốn FDI. Tuy nhiên, phần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI của vùng, tác
giả chưa bám sát các chỉ tiêu đánh giá được trình bày trong chương lý luận, vì vậy việc
vận dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng trong phần lý luận đưa ra còn nhiều hạn
chế. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn
Duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, từ chương lý luận, tác giả không hề đề cập đến thuật
ngữ “tăng cường thu hút và sử dụng” nhưng trong phần giải pháp tác giả đã sử dụng
thuật ngữ này mà không “cắt” nghĩa thế nào là “tăng cường thu hút và sử dụng”.

Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung”, LATS, Đại học
Kinh tế Đà Nẵng. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về FDI: Đặc điểm, tác
động tích cực và tiêu cực của FDI, xây dựng khái niệm về thu hút FDI và các nhân tố
ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế và ứng dụng phương pháp phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích SEM để xác định các nhân tố ảnh hưởng
quan trọng thúc đẩy dòng chảy FDI vào vùng. Luận án cùng khái quát được thực trạng
về yếu tố vùng có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI trong thời gian qua, dựa trên cơ sở là
các kết quả phân tích định lượng về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến
dòng chảy FDI, luận án gợi ý chính sách nhằm cải thiện một số nhân tố ảnh hưởng để
tăng cường thu hút FDI vào vùng. Luận án là công trình nghiên cứu sâu sắc về thu hút
FDI và nhân tố ảnh hưởng về thu hút FDI vào vùng kinh tế. Tuy nhiên, luận án chưa
đề cập, nghiên cứu vấn đề liên kết vùng. Vì vậy chưa thấy được sự khác biệt của vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung với các vùng khác cũng như vai trò của liên kết vùng
trong việc thu hút vốn FDI.
Phan Thị Quốc Hương (2015), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng thu hút
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”,LATS, Đại học Kinh tế thành phố


17
Hồ Chí Minh. Luận án có điểm thành công cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận, tác
giả đã trình bày, phân tích được sáu lý thuyết về vị trí của FDI, tổng hợp và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI cả góc độ nhà đầu tư và bên nhận đầu tư. Và
tác giả đã dày công tổng kết 23 yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI và 94 biến số sử
dụng trong các mô hình kinh tế lượng khác nhau từ các nghiên cứu thực nghiệm về các
yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên thế giới và Việt Nam. Có thể nói đóng góp quan
trọng nhất của luận án chính là cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu thể hiện ở
các mặt như: (i) Sử dụng phương pháp GMM để kiểm định được các vi phạm liên
quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh; (ii) sử dụng
biến trễ FDI để nghiên cứu tác động lên dòng vốn FDI; (iii) nghiên cứu các yếu tố ảnh

hướng đến thu hút FDI.
Tuy nhiên, tác giả chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút
vốn FDI mặc dù trong phần thực tiễn tác giả có sử dụng một số chỉ tiêu khác nhau về quy
mô vốn và cơ cấu vốn. Điều này làm giảm tính logic của luận án giữa lý luận và thực tiễn.
Về thực tiễn, tác giả đã kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân cho thấy
có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút FDI tại Việt Nam là khung chính sách,
động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên. Trong khi đó, các yếu tố
như động cơ tìm kiếm hiệu quả, chất lượng thể chế và thông tin quá khứ lại không có ảnh
hưởng đến việc thu hút FDI vào Việt Nam. Cũng bằng phương pháp ước lượng GMM sai
phân, luận án cho thấy các nhân tố như điều hành kinh tế của chính quyền địa phương,
động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả và hiệu ứng tích tụ FDI là có ảnh
hưởng đến việc phân bố FDI giữa các địa phương…Tuy nhiên, tác giả chưa có sự so sánh
giữa kết quả nghiên cứu định tính với kết quả nghiên cứu định lượng.
Phạm Ngọc Tuấn (2016), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng
điểm Miền Trung”, LATS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Về mặt lý luận,
luận án đã xây dựng khái niệm, đặc điểm và làm rõ yêu cầu đối với FDI ở vùng kinh tế
trọng điểm (VKTTĐ), phân tích tác động của FDI đến phát triển KT-XH ở VKTTĐ,
làm rõ những nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu kinh nghiệm đẩy mạnh FDI ở một số
nước và VKTTĐ phía Nam, đưa ra bài học cho VKTTĐ miền Trung. Tuy nhiên, cần
làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt cần phân biệt
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm khác gì với ở một quốc gia hay
một địa phương. Đồng thời, tác giả chưa xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn FDI. Vì vậy, trong phần thực tiễn, thiếu có sở đánh giá về hiệu quả sử
dụng vốn FDI của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.


18
Về mặt thực tiễn, đánh giá thực trạng FDI ở VKTTĐ miền Trung giai đoạn
2005 – 2013, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn
trên, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI

ở VKTTĐ miền Trung giai đoạn tới. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng tác động cũng
như hiệu quả vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung chưa phản ánh rõ rệt sự
gắn liền với những đặc điểm, yêu cầu đặc thù của vùng.
Phạm Duyên Minh (2016), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ”, LATS, Học viện Chính trị- Bộ Quốc phòng . Về mặt lý luận, luận án làm
rõ và cụ thể hơn lý luận về FDI cho vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) Bắc Bộ. Tác giả
đã phân tích được kinh nghiệm thu hút FDI của bốn quốc gia, đó là, Trung Quốc, Thái
Lan, Malaysia và Singapore. Từ đó rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho VKTTĐ Bắc Bộ.
Tuy nhiên, nếu tác giả trình bày thêm các kinh nghiệm của một số vùng kinh tế khác, đặc
biệt là vùng kinh tế Nam Bộ thì sẽ sát với nội dung nghiên cứu về VKTTĐ hơn.
Về mặt thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng FDI ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ từ năm 2003 đến hết năm 2013, chỉ rõ những vấn đề nổi cộm cần tập
trung giải quyết. Tuy nhiên, nội dung đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài của tác
giả sẽ sâu hơn nếu tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI thông qua một số chỉ
tiêu như VA, ICOR, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)… Trên cơ sở lý luận và thực
tiễn, dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án không quá chú trọng nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là các giải pháp mang tính phương pháp
luận, có ý nghĩa định hướng nhằm thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
thời gian tới. Đặc biệt, VKTTĐ Bắc Bộ là một không gian kinh tế, không phải vùng
hành chính, nghĩa là không có bộ máy nhà nước cấp vùng để quản lý, vì vậy, phát triển
liên kết vùng về mọi mặt là một giải pháp hết sức cần thiết, tuy nhiên, tác giả chưa
phân tích rõ giải pháp này.
Trần Nghĩa Hòa (2016), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc
Trung Bộ Việt Nam”, LATS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Về mặt lý luận, Luận án đạt được những thành công nhất định như: Làm rõ lý
luận thu hút FDI vào vùng kinh tế, những điểm khác giữa thu hút FDI vào vùng kinh tế
so với một quốc gia, một tỉnh/thành phố cũng như những lợi ích của việc thu hút FDI theo
vùng. Luận án cũng đưa ra được năm tiêu chí đánh giá kết quả thu hút FDI theo vùng. Tác
giả cũng đã phân tích được hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI bao gồm: Nhóm
yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong vùng kinh tế. Đồng thời, luận án đã phân tích



19
kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc và vùng Đông Nam Bộ và rút ra bảy bài học
kinh nghiệm cho vùng bắc Trung Bộ trên cả hai mặt, bài học thành công và bài học thất
bại.
Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được thế nào là “tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài”, còn nhóm chỉ tiêu “lợi ích nhận được từ FDI” và “các tác động
không mong muốn của FDI” tác giả trình bày chưa được rõ ràng, cụ thể. Việc tiếp cận
các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI chưa sâu. Cần phải làm rõ hơn nữa từng yếu tố
đó là gì và xu hướng ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI như thế nào. Phần kinh nghiệm
thu hút, tác giả chỉ đưa kinh nghiệm của một quốc gia và một vùng kinh tế nên sức
thuyết phục chưa cao.
Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích cụ thể lợi thế và bất lợi của vùng Bắc
Trung Bộ trong thu hút FDI, đánh giá thực trạng thu hút FDI trên cả thành tựu và hạn
chế, tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong thu hút FDI. Đề tài về thu hút
FDI song tác giả đã phân tích được những tác động của FDI để củng cố thêm cơ sở
cho việc thu hút FDI. Trên cơ sở dự báo về xu hướng FDI, tác giả đã đề xuất bốn nhóm
giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI sát với thực tế của vùng. Đó là nhưng điểm
thành công của luận án. Tuy nhiên, trong nội dung đánh giá thực trạng thu hút FDI, tác
giả chưa tách bạch được rõ ràng phần đánh giá thu hút FDI và đánh giá tác động, đóng
góp của FDI làm cho việc đánh giá chưa được rõ ràng. Phân giải pháp trình bày còn
dàn trải và chưa bám sát với bảy bài học kinh nghiệm rút ra.
Nguyễn Thị Thanh Mai (2016), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền
vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng”,LATS, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Về mặt lý luận, luận án đã thành công khi làm rõ nội hàm của phát triển bền
vững vùng kinh tế, xây dựng khung phân tích đánh giá đóng góp của FDI vào phát
triển bền vững vùng kinh tế và phân tích kinh nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm về
thu hút FDI với phát triển bền vững vùng, bổ sung vào lý luận về FDI với phát triển
bền vững vùng ĐBSH. Theo đó, tác giả cho rằng, phát triển bền vững là đồng thời phát

triển cả ba trụ cột bao gồm phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững và
phát triển môi trường bền vững.
Về thực tiễn, luận án đã làm rõ thực trạng thu hút và thực trạng đóng góp của
FDI vào phát triển bền vững ở vùng ĐBSH trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi
trường. Đồng thời, tác giả cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những hạn chế và
nguyên nhân của của hạn chế. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng hai hàm Slope và Intercept


20
để tính toán dự báo quy mô vốn FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng đến hết năm
2020. Đây là “điểm sáng” trong Luận án. Từ đó, cùng với các định hướng, quan điểm
về đóng góp của FDI vào vùng, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm tăng cường
đóng góp của FDI trên cả ba khía cạnh.
Nguyễn Tấn Vinh (2017), “Liên kết vùng trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở vùng Đông Nam Bộ”, NXB Lý luận Chính trị.
Về mặt lý luận, tác giả đã xây dựng được lý luận về liên kết vùng; đặc trưng,
nội dung liên kết vùng trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngoài ra, tác giả đã phân tích khá kỹ lưỡng kinh nghiệm về liên kết vùng trong thu
hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc,
Indonesia; vùng kinh tế như vùng duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở đó, tác giả rút ra được bảy bài học kinh nghiệm cho vùng Đông Nam Bộ.
Về mặt thực tiễn, tác giả đã chỉ ra được sự cần thiết của liên kết vùng trong thu hút và
sử dụng FDI của vùng Đông Nam Bộ, phân tích tình hình thu hút và sử dụng vốn và
thực trạng cơ chế phối hợp trong hoạt động thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước
ngoài vùng Đông Nam Bộ.
1.1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào nông nghiệp
Các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam rất ít.
Đề tài cấp Bộ có 02 công trình, chủ yếu các nghiên cứu là bài báo đăng trên các tạp chí
và chưa có bất kỳ một Luận án nào nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như sau:
Tô Xuân Dân (1995), Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đề tài cấp Bộ, cho
rằng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế bởi so với các ngành khác,
ICOR của ngành nông nghiệp tương đối cao.
Trần Đình Thao (2016), “Đánh giá thực trạng, đề xuất chính sách, giải pháp
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp”, đề
tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đề tài nghiên cứu đã
phân tích cơ sở khoa học của chính sách, giải pháp thu hút FDI vào sản xuất, kinh
doanh nông nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng FDI, chính sách và giải pháp thu hút
FDI vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất bổ sung,
hoàn thiện chính sách, giải pháp thu hút FDI vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở
Việt Nam thời gian tới.
Nguyễn Thị Mai Hương (2017), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
ngành Nông nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Lâm nghiệp, số 3-2017 chỉ ra rằng, nông nghiệp là ngành có tiềm năng và lợi thế


21
phát triển song hiện nay việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của Việt
Nam hết sức khó khăn. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá thực trạng thu hút FDI vào
nông nghiệp của Việt Nam qua các nội dung quy mô vốn FDI, cơ cấu vốn FDI…để thấy
được những hạn chế như dòng vốn FDI tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm
trong thời gian gần đây, tỷ trọng FDI thấp, phân bố không đồng đều giữa các địa phương,
thiếu tính đa dạng về đối tác đầu tư và đặc biệt hiệu quả sử dụng vốn trong các dự án FDI
là chưa cao. Từ đó, tác giả phân tích 5 nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế đó là (i)
chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập, các chính sách chủ yếu vẫn khuyến khích phát triển
công nghiệp; (ii) kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn không hấp dẫn nhà đầu tư; (iii) đầu tư vào
nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn; (iv) đất đai manh mún, tập trung trong tay người
nông dân là chủ yếu nên không có quỹ đất lớn phục vụ cho sản xuất hàng hóa nông
nghiệp và cuối cùng là ngành nông nghiệp còn thiếu chiến lược phát triển tổng thể mang
tính liên ngành, liên vùng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 06 giải pháp nhằm tăng cường thu

hút FDI nông nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên, những nguyên nhân tác giả đề cập
còn khá chung chung vì vậy những giải pháp đề xuất sẽ bị giới hạn ở khả năng gợi mở
hàm ý chính sách.
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), “Giải cơn khát vốn FDI cho nông nghiệp Việt
Nam”, Tạp chí Con số Sự kiện, số 10/2014. Bài viết phân tích tình hình thu hút FDI
với những con số khá khiêm tốn. Lượng FDI vào nông nghiệp thấp hơn rất nhiều so
với các lĩnh vực khác và quy mô từng dự án lại rất nhỏ (tính trong năm 2013, bình
quân 1 dự án FDI có số vốn đầu tư là 14,7 triệu USD, thì quy mô vốn 1 dự án FDI vào
nông nghiệp chỉ là 6,6 triệu USD, trong khi trong lĩnh vực khác như bất động sản là
130 triệu USD/1 dự án, điện khí là 92,6 triệu USD/1 dự án…). Mặt khác, tác giả cũng
chỉ ra rằng, FDI vào nông nghiệp chủ yếu tập trung vào khu vực đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long – là những khu vực có lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn
nhân lực, vùng nguyên liệu, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi. Các đối tác đầu
tư từ châu Á, chủ yếu là những quốc gia có nền công nghệ chưa thực sự phát triển như
Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…chiếm khoảng 70% tổng vốn FDI vào nông
nghiệp Việt Nam. Tác giả cũng phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm giúp
Việt Nam giải được “cơn khát” vốn FDI đối với nông nghiệp. Trong đó, có một
nguyên nhân được nhấn mạnh nhất đó là “quan điểm thu thú FDI vào nông nghiệp bị
nhiều địa phương bỏ quên”.


22
Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Nâng cao khả năng thu hút FDI
vào khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 04
(582)-2013. Qua việc phân tích thực trạng thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp, nông
thôn, tác giả bài viết cũng có nhận định về n nghiệp của Việt Nam có lợi thế lớn để phát
triển nhưng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này lại rất hạn chế.
Những nguyên nhân được chỉ ra bao gồm: (i) Chưa có chính sách ưu đãi cụ thể đối với
các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp; (ii) ngành nông nghiệp là lĩnh vực
chứa đựng nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn đầu tư và khả năng sinh lợi thấp; (iii) khu

vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở Việt Nam vẫn đang thiếu những lao động có tay
nghề cao và quản lý tốt trong khi lại dư thừa lao động phổ thông; (iv) tình trạng sản xuất
manh mún, nhỏ lẻ của ngành nông nghiệp Việt Nam đã tồn tại nhiều năm nay chậm
được khắc phục; (v) các ngành sản xuất hỗ trợ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn vẫn
còn thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương. Dựa trên những nguyên nhân này,
tác giả có đề xuất 6 khuyến nghị như (i) xây dựng chính sách quảng bá, mời gọi các
doanh nghiệp trong đó tác giả có nêu rõ chính sách liên quan tới xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cho những khu vực khó khăn như Tây Bắc, Tây
Nguyên, vùng núi miền Trung…, (ii) hoàn chỉnh quy hoạch, nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề cho lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp theo hướng đáp ứng yêu cầu
của các doanh nghiệp FDI, (iii) đổi mới thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là
chính sách đất đai, (iv) cần có chính sách và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
rủi ro cho các sản phẩm nông nghiệp, (v) xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu vực
phát triển nông nghiệp của các địa phương và (vi) tăng cường công tác truyền thông để
các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt đầy đủ các thông tin và những định hướng về chính
sách ưu đãi của Nhà nước. Như vậy, trong phạm vi một bài báo, tác giả đễ có những
triển khai khá cụ thể và sát thực với tình hình của ngành nông nghiệp hiện nay của Việt
Nam trong thu hút FDI.
Lê Thị Mai Trang, Hà Thị Cẩm Vân (2013), “Vấn đề thu hút FDI vào khu vực
nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 11 (547)
- 6/2013. Bài báo phân tích tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai
đoạn từ 2000 đến 15/12/2012 đặt trong sự so sánh với FDI thu hút được ở tất cả các
ngành. Từ sự so sánh đó, tác giả đã chứng minh được lượng FDI vào nông nghiệp cực kỳ
khiêm tốn (giai đoạn 2000-2011, lượng FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,3% FDI
của cả nước). Đồng thời, tác giả cũng đánh giá tiềm năng lớn của ngành nông nghiệp thể
hiện qua đóng góp vào GDP của ngành khá cao ngay cả khi nền kinh tế thế giới và Việt
Nam có nhiều biến động, khó khăn (giai đoạn 2000-2011đóng góp của nông nghiệp vào


23

GDP bình quân là 17%, riêng năm 2012 đóng góp của ngành vào GDP cả nước là 22%).
Tác giả cũng chỉ ra được 05 nguyên nhân và 06 giải pháp để tăng cường thu hút FDI vào
nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, các giải pháp chưa được trình bày cụ
thể, vẫn mang hàm ý chính sách chung chung.
Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
học Đà Nẵng, số 5(40) cho rằng có 4 nhóm động cơ chính ảnh hưởng tới thu hút FDI,
bao gồm: Nhóm động cơ về kinh tế (thị trường, lợi nhuận và chi phí), nhóm động cơ
về tài nguyên (nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý), nhóm động cơ về cơ sở
hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội), và nhóm động cơ về cơ chế chính sách
(ưu đãi và hỗ trợ). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã xác định được các quan tâm của các
nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất là hạ tầng kỹ thuật, thứ hai là môi trường chính sách, thứ ba là lợi thế về chi
phí, tiếp theo là thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa
lý và hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ rõ, các địa phương có cơ
sở hạ tầng kỹ thuật tốt thường đi kèm với các nhân tố thuận lợi khác về chi phí, thị
trường, nhân lực và tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Hay giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật
với các nhân tố còn lại có sự tương quan với nhau.
Đình Hùng (2009), “Về thu hút vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp”, Tạp
chí hoạt động khoa học”, số tháng 7/2009, cho rằng FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
thấp do một số rào cản sau: (i) Nông nghiệp là lĩnh vực mang tính rủi ro cao hơn so
với với các lĩnh vực khác do tác động của thời tiết, khí hậu và sự yếu kém của cơ sở hạ
tầng Việt Nam; (ii) nền nông nghiệp của Việt Nam vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, tự
cung, đầu tư phân tán, thiếu tính chuyên môn hóa, và (iii) chiến lược và định hướng
thu hút FDI vào nông nghiệp chưa rõ ràng.
Trần Lê (2006), “Khó khăn thu hút FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp”, Tạp chí
Thương mại”, số 41-2006 cho rằng mặc dù các dự án FDI có đóng góp một phần không
nhỏ vào bổ sung nguồn ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo thêm
việc làm nhưng cho đến thời điểm 2006 thì việc thu hút vốn FDI vào khu vực nông
nghiệp còn rất hạn chế. Bài báo chỉ ra một số nguyên nhân bắt nguồn từ sự yếu kém

trong chế độ, chính sách đầu tư rất chậm trễ, thiếu minh bạch, chưa bảo vệ nhà đầu tư;
trình độ cán bộ quản lý yếu kém; các nhà đầu tư thu hút được chủ yếu từ châu Á chỉ chú
trọng “ăn xổi” mà không đầu tư vào sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao…
Nguyễn Thị Thanh Mai (2014), “Ngành nông nghiệp – Cần chiến lược dài hạn để
thu hút FDI”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22 tháng 11/2014, tr. 17-19.


24
Bài viết chỉ ra rằng, FDI vào nông nghiệp đang có xu hướng giảm, tổng vốn
đầu tư thấp, quy mô các dự án khá nhỏ, phần lớn dự án FDI vào nông nghiệp tập
trung vào những địa phương có lợi thế về vùng nguyên liệu, có lợi thế vê thổ
nhưỡng, khí hậu, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư. Tác giả đã phân tích bốn nguyên
nhân của tình trạng gồm (i) ngành nông nghiệp thiếu chiến lược, định hướng dài hạn
trong thu hút vốn FDI, cơ chế chính sách với nhà đầu tư nước ngoài chưa minh bạch;
(ii) các địa phương chưa xây dựng được các dự án cụ thể cần ưu tiên trong lĩnh vực
nông nghiệp; (iii) ở nhiều địa phương, không ít cơ sở chế biến chưa xây dựng được
vùng nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp và (iv) hệ thống sản xuất,
tiêu thụ hàng nông sản còn bất cập do chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ
nông dân với các doanh nghiệp, chưa phát huy hết vai trò của các hiệp hội ngành.
Đây đều là những vấn đề còn tồn tại trong thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, Tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đề cập tới những yếu tố này, chưa chỉ ra
được các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào và thiếu phân tích đảm bảo độ tin cậy
của các yếu tố này. Các giải pháp mà tác giả đưa ra thiếu cụ thể, chỉ mang tính chất
hàm ý chính sách ở cấp độ Nhà nước và chính quyền địa phương.
1.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Đánh giá chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu
Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như trên,
tác giả nhận thấy các nghiên cứu về FDI rất phong phú, mỗi đề tài, bài báo, sách
chuyên khảo đã giải các vấn đề về FDI ở những phạm vi khác nhau, với mục tiêu
nghiên cứu khác nhau, nhưng thống nhất một số các vấn đề sau:

Về góc độ lý luận
- Những lý luận chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm,
đặc điểm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông
nghiệp và vùng lãnh thổ.
- Các công trình đều tập trung nghiên cứu từ nhiều phạm vi khác nhau về thu hút
FDI như vấn đề thu hút FDI vào nông nghiệp của các quốc gia (trong đó có Việt Nam),
hay thu hút FDI vào vùng lãnh thổ…và nghiên cứu đến nhiều khía cạnh khác nhau của
thu hút FDI như nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế, nghiên
cứu thực trạng và xu hướng thu hút FDI vào nông nghiệp của thế giới, quốc gia…
Về kinh nghiệm thực tiễn


×