Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ trang phục (trên tư liệu tiếng việt và tiếng anh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.59 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ OANH

ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG  NGỮ NGHĨA
CHỈ TRANG PHỤC
(TRÊN TƢ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2018


Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Tất Thắng
TS. Đỗ Thị Hiên

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Hùng Việt

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại:
Học viện Khoa học xã hội giờ, ngày tháng


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

năm 2018


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các từ ngữ chỉ trang phục thuộc hạt nhân của hệ thống từ vựng
trong mọi ngôn ngữ và được con người nhận thức khá sớm so với các
lớp từ khác. Chúng có số lượng lớn, phản ánh rõ nét các đặc trưng văn
hóa dân tộc và có sự biến đổi nghĩa phong phú.
Nghiên cứu hệ thống tên gọi về trang phục của mỗi quốc gia là
một việc làm không chỉ có giá trị về ngôn ngữ học mà còn có ý nghĩa to
lớn trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các kí hiệu
ngôn ngữ.
Việc khảo sát một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục trong tiếng Việt trong sự so
sánh đối chiếu với tiếng Anh là một khoảng trống nghiên cứu còn bỏ
ngỏ khi có sự khác biệt khá lớn trên nhiều phương diện giữa hai dân
tộc như đặc điểm loại hình ngôn ngữ, các điều kiện kinh tế, chính trị,
lịch sử, văn hóa, xã hội... Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn: "Đặc điểm
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục (trên tư liệu tiếng Việt và
tiếng Anh) làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới các mục đích cụ thể sau: (1) Khảo sát đặc
điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc và các phương thức định danh của
từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh; (2)Tìm hiểu đặc

điểm văn hóa-dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục, tư duy liên tưởng

1


và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ trang phục trong thành ngữ và tục
ngữ Việt - Anh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đươc các mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: (1) hệ thống lại những vấn đề liên quan
đến đề tài luận án; (2) khảo sát đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc,
và các phương thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng
Việt trên cơ sở đối chiếu với tiếng Anh; (3) tìm hiểu đặc điểm văn hóa
- dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án
là 955 từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và 926 từ ngữ chỉ trang
phục trong tiếng Anh-Anh (bao gồm các từ ngữ chỉ tên gọi chỉnh thể
trang phục, đồ mặc ở phần thân trên như áo, yếm...; đồ mặc ở phần
thân dưới như quần, váy...; mũ nón; giày dép và đồ trang sức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án bao
gồm: đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, các phương thức định danh và đặc
trưng văn hóa-dân tộc của từ ngữ chỉ trang phục trong thành ngữ và tục
ngữ Việt - Anh.
3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Các đối tượng nghiên cứu
trên được luận án thống kê, khảo sát từ rất nhiều nguồn như sách, giáo
trình, luận văn, luận án, từ điển đơn ngữ, từ điển song ngữ cũng như
các trang mạng thời trang có uy tín.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:


2


Phương pháp miêu tả; phương pháp phân tích thành tố nghĩa;
phương pháp so sánh đối chiếu; thủ pháp thống kê
5. Đóng góp mới của của luận án
Tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và
chuyên sâu đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và các phương thức định danh
của các từ ngữ thuộc trường trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Khảo sát đặc điểm văn hóa-dân tộc của các từ ngữ chỉ trang
phục từ ba bình diện nghiên cứu: từ ngữ chỉ trang phục, tư duy liên
tưởng trong định danh trang phục và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ
trang phục trong thành ngữ, tục ngữ Việt - Anh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chính sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa con người-tự
nhiên-xã hội đã tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc và bản sắc dân
tộc, đã lưu dấu ấn ở lớp từ ngữ chỉ trang phục mà tiếng Việt và tiếng
Anh không phải là ngoại lệ.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả của đề tài sẽ góp phần củng cố lí thuyết về trường
từ vựng - ngữ nghĩa, làm rõ thêm một số vấn đề trong quan hệ bộ ba
ngôn ngữ-văn hóa-tư duy thể hiện qua trường từ vựng-ngữ nghĩa chỉ
trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu còn cung cấp thêm nguồn ngữ liệu về bản sắc văn hóa của hai dân
tộc Việt - Anh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao
công tác biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh và
3



ngược lại; giúp biên soạn giáo trình giảng dạy từ vựng-ngữ nghĩa tiếng
Việt nhằm phục vụ cho đào tạo ngôn ngữ học ở bậc cử nhân và bậc sau
đại học; biên soạn sách tham khảo phục vụ giảng dạy văn hóa học và
ngôn ngữ học nhân học; cung cấp dữ liệu cho công tác biên soạn từ
điển trang phục Việt-Anh, Anh-Việt.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và các phụ lục, luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
của đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và các phương thức
định danh của từ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh
Chương 3: Đặc điểm văn hóa - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang
phục trong tiếng Việt và tiếng Anh.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục
(TNCTP) trên thế giới
Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu phương thức cấu tạo từ và từ
nguyên học liên quan đến từ đồng nghĩa trong tiếng Anh của người
Anh và tiếng Anh của người Mỹ, David Kozisek (2011) nhận định: Có
một số từ đồng nghĩa chỉ quần áo và phụ kiện được sử dụng trong cả
tiếng Anh - Anh và Anh - Mỹ nhưng chúng lại biểu thị những khái
4


niệm khác nhau và điều này đôi khi dẫn đến những hiểu lầm, nhầm lẫn

đáng tiếc trong hai ngôn ngữ; Phần lớn các từ ngữ chỉ trang phục của
người Mỹ và người Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp và tiếng Đức song
trong tiếng Anh - Anh có một số từ ngữ chỉ trang phục được du nhập
vào nước Anh trong thời kì thuộc địa có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Xu hướng thứ hai: Hướng nghiên cứu từ ngữ chỉ trang phục từ
góc độ nghiên cứu tiêu chí phân loại. Các tác giả Volha Murashka
&Viktoriya Pasenka (2013) cho rằng tiêu chí chính trong phân loại từ
vựng là phải dựa vào kinh nghiệm cá nhân bởi lẽ trong quá trình nhận
thức thế giới khách quan, kinh nghiệm của mỗi người giúp hình thành
các phạm trù phân loại trong tư tưởng họ trước tiên
Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu về đặc trưng ngôn ngữ của các từ
ngữ chỉ trang phục trong ngôn ngữ Tatar, Zulfiya G.Khanoval (2017)
nhận định: ngoài các từ có nguồn gốc từ tiếng Tatar, các từ ngữ chỉ trang
phục trong tiếng Tatar còn có nguồn gốc từ tiếng Ả rập – Ba Tư. Tên gọi
trang phục tiếng Tatar chủ yếu được cấu tạo bằng phương thức ghép.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục
ở Việt Nam
Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu về đặc điểm định danh có công
trình của Lý Toàn Thắng (2009), Phạm Thị Hồng (2007) và Hoàng Thị
Huệ (2017).
Từ góc độ nghiên cứu đối chiếu đặc thù định danh của các từ
ngữ chỉ trang phục Việt với trang phục của dân tộc khác, Phạm Thị
Hồng (2007) chỉ ra rằng với đặc điểm là một loại hình ngôn ngữ tổng
hợp tính tiếng Nga thường thêm các phụ tố vào thân từ của tên gọi chỉ
5


trang phục để cấu tạo nên một từ mới (chiếm 68,6%). Trái lại, tiếng
Việt với đặc điểm là một loại hình ngôn ngữ đơn lập thường sử dụng
một yếu tố sẵn có làm tên gọi chỉ loại bằng cách thêm một gốc từ (tính

từ hoặc cụm tính từ, động từ hoặc cụm động từ, danh từ hoặc cụm
danh từ) để biểu hiện đặc trưng được lựa chọn
Tiếp cận vấn đề nghiên cứu thuật ngữ chỉ tên gọi thời trang trên cơ
sở phân tích đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh, Hoàng Thị Huệ
(2017) cho rằng các thuật ngữ thời trang là từ ghép trong tiếng Việt được
cấu tạo theo mô hình cụ thể hóa bản chất và thuộc tính của sự vật. Ngoài
ra, người Việt có xu hướng chọn những đặc điểm gần gũi nhất với cuộc
sống đời thường làm cơ sở định danh thời trang.
Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu về quan hệ cấp loại và quan hệ
phân loại chính phụ của từ ghép chỉ trang phục, theo Lê Thị Hà (1998),
một từ ghép hay ngữ định danh chỉ bộ phận của trang phục lại có thể là
một đơn vị chỉ chỉnh thể trên cấp bao gồm các bộ phận phân chia theo
quan hệ chỉnh thể - bộ phận.
Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu TNCTP từ góc độ nghĩa biểu
trưng có công trình của Nguyễn Thị Ngân Hoa (2007) và Trần Thị
Hồng Hạnh (2017).
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hệ biểu tượng trang phục và các
hệ biểu tượng văn hoá khác, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2007) cho rằng
đặc điểm bản thể của hệ biểu tượng trang phục là cơ sở định hướng
cho các kiểu quan hệ kết hợp nhất định: trang phục - loã thể, trang
phục - màu sắc, trang phục - thiên nhiên.

6


Coi nghĩa biểu trưng của những câu thành ngữ tiếng Việt có
chứa từ liên quan đến “lúa gạo” làm đối tượng nghiên cứu, Trần Thị
Hồng Hạnh (2017) nhận định: câu thành ngữ “Áo vải cơm rau” biểu
trưng cho cuộc sống thanh bạch, giản dị trong khi câu “Giá áo túi cơm”
lại biểu trưng cho người không có năng lực hoặc vô dụng.

1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.2.1.1. Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa nhưng
chung quy lại có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu sau:
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các
khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện tiêu biểu cho
khuynh hướng này là L.Weisgerber và J.Trier.
Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa
trên cơ sở tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi
các khái niệm mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về
nghĩa. Đại diện chính cho khuynh hướng này là Ipsen.
Lyons (1977) đã phân biệt trường từ vựng (lexical field) - một
tập hợp các đơn vị từ vựng bao phủ lên một trường khái niệm cụ thể
với trường khái niệm (conceptual field) - một cấu trúc khái niệm ở cấp
độ ngữ nghĩa, tức một vùng khái niệm đã được cấu trúc hóa. Lyons
(1977) còn phân biệt giữa trường từ vựng (lexical field) và trường
nghĩa (semantic field). Nếu một trường bao gồm tập hợp các biểu thức
phủ lên trường khái niệm như các thành ngữ bên cạnh các đơn vị từ

7


khác trong trường thì trường này nên được gọi là trường nghĩa hơn là
trường từ vựng.
1.2.1.2. Khái niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục
Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ trang phục được hiểu là tập hợp
các từ ngữ biểu thị trang phục có quan hệ với nhau về nghĩa một cách
có hệ thống. Chúng có thể gồm rất nhiều tiểu trường được nghiên cứu
theo trường nghĩa trực tuyến, tuyến tính và liên tưởng. Căn cứ vào

quan hệ cấp bậc về nghĩa, trường nghĩa chỉ trang phục được phân xuất
thành các tiểu trường sau: chỉnh thể trang phục (quần áo), trang phục
phần thân trên (áo, yếm), trang phục phần thân dưới (quần, váy, đầm),
đồ đội đầu (mũ nón), đồ đi dưới chân (giày dép) và đồ trang sức.
1.2.2. Khái quát về định danh
1.2.2.1. Khái niệm định danh
Theo Nguyễn Đức Tồn (2015), định danh chính là đặt tên gọi
cho sự vật, hiện tượng của thế giới. Khi định danh chúng, con người
với tư cách là một chủ thể định danh tiến hành quan sát, tìm hiểu kĩ
nhằm phát hiện ra một bộ những đặc trưng nào đó vốn có trong nó.
Tuy nhiên, để định danh, người ta chỉ chọn ra những đặc trưng tiêu
biểu và dễ khu biệt với đối tượng khác. Quan trọng là đặc trưng này đã
có tên gọi trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ với các đặc điểm
về phương thức cấu tạo từ khác nhau cũng như các đặc điểm nhận thức
và tư duy cộng đồng khác nhau làm xuất hiện các phương thức định
danh khác nhau. Điều này được thể hiện rõ nét trong cách đặt tên riêng
trong đó có tên người. [65, tr.256-257].
1.2.2.2. Cơ chế định danh
8


Khi nghiên cứu về cơ chế định danh, Geeraert (1997) nhận định,
các đơn vị định danh có thể được xác định dựa theo:
a) Hình thái bên trong của từ, nghĩa là theo dấu hiệu đặc trưng
mang tính khu biệt được sử dụng làm cơ sở cho định danh;
b) Mối liên hệ giữa cấu trúc bên ngoài với ý nghĩa của từ (dựa
vào tính có lí do của tên gọi);
c) Tính chất hoà kết thành một khối hay có thể tách rời được của
các thành phần tên gọi.
Cùng bàn về cơ chế định danh, Hoàng Văn Hành (1998) cho

rằng: “Định danh phái sinh sẽ diễn ra theo một quá trình gồm ít nhất ba
công đoạn đồng bộ liên quan đến nhau như: sử dụng yếu tố làm
phương tiện, tác động vào hệ nguyên tố và tạo lập nên đơn vị phái sinh
theo cách nào đó. Định danh có thể được thể hiện bằng các từ võ đoán;
các từ không võ đoán và các từ ghép; các tổ hợp từ”.
1.2.2.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của định danh
Nguyễn Đức Tồn (2015) cho rằng đặc trưng văn hóa trong việc
chọn đặc trưng của đối tượng định danh thể hiện ở chỗ: mặc dù các đặc
trưng này hết sức nhiều và đa dạng, song trong một số trường hợp, mỗi
ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng có tính chất
nhất định để làm cơ sở gọi tên. Do đó, giá trị của cùng một đặc trưng
trong từng ngôn ngữ là không giống nhau. Dung lượng ý nghĩa của các
từ và các tên gọi sẽ phụ thuộc vào những đặc trưng được lựa chọn.
Chính đặc điểm loại hình của ngôn ngữ cũng đã có ảnh hưởng rất lớn
đến cách dùng các loại từ với đối tượng khi được gọi tên trong lời nói.
1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
9


Giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ khó tách rời. Ngôn ngữ với chức năng chính là công cụ, là phương
tiện biểu đạt của tư duy, khi gắn bó hữu cơ với văn hóa sẽ hình thành
cơ sở nền tảng của văn hóa và ngôn ngữ đóng vai trò là tiêu chí giúp
phân loại các nền văn hóa với nhau. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là
phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của
các thành tố văn hóa. [65, 51].
1.2.4. Khái quát về văn hoá trang phục
Văn hóa trang phục bao gồm y phục, đồ trang sức, cách ứng xử
của con người với việc sử dụng trang phục đó. Mỗi dân tộc đều có
những nét văn hóa đặc trưng riêng và trang phục chính là một trong

những tiền đề tạo nên cái riêng đó. Trang phục là một trong những
thành tố văn hóa biểu hiện sự gắn bó lâu dài, ít có sự thay đổi của văn
hóa tộc người. Trải qua thời gian, chính con người đã làm cho trang
phục tiện dụng hơn, đẹp hơn. Điều này khiến cho yếu tố thẩm mỹ của
trang phục vượt lên trên mục đích sử dụng. Để làm nên vẻ đẹp hoàn
hảo của bộ trang phục phải có sự đóng góp của y phục như quần áo…,
đồ để đội đầu (khăn, mũ…), đồ để đi ở chân (giày, dép…), đồ trang
sức như thắt lưng, vòng cổ, hoa tai, nhẫn…
1.2.5. Lí thuyết về so sánh đối chiếu
Những tương đồng và khác biệt có mối liên quan không thể tách
rời với văn hoá chỉ có thể được phát hiện thông qua lăng kính đối
chiếu. Qua đó các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra được những “ô
trống” cung cấp thông tin về cuộc sống, kinh nghiệm, cách tri nhận thế
giới khách quan...của dân tộc này so với dân tộc khác. Như vậy, ngôn
10


ngữ học đối chiếu còn góp phần chỉ ra các đặc trưng văn hoá - dân tộc
trong ngôn ngữ và tư duy. [34, tr.37-39].
Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), quá trình phân tích đối chiếu gồm
hai giai đoạn: miêu tả và đối chiếu. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu có thể chọn cách tiếp cận đối chiếu hai chiều và đối chiếu
một chiều.
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUỒN GỐC VÀ PHƢƠNG
THỨC ĐỊNH DANH CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Có thể thấy, trường từ vựng-ngữ nghĩa chỉ trang phục trong cả
hai ngôn ngữ Việt- Anh khá phong phú, đa dạng và ẩn chứa rất nhiều
nét tư duy văn hóa-dân tộc độc đáo. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo,

nguồn gốc và phương thức định danh các tên gọi trang phục sẽ cung
cấp những tri thức quan trọng về đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - dân
tộc của người Việt và người Anh.
2.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Việt và tiếng Anh

2.1.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Việt
Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số 955 đơn vị từ ngữ chỉ
trang phục của người Việt có 143 từ đơn (chiếm 14,9%) - những từ
gồm một âm tiết, không phân chia ra được thành phần cấu tạo và 812
từ ghép (chiếm 85%). Trong đó, đại bộ phận các từ ngữ biểu thị trang
11


phục được hình thành bằng phương thức ghép chính phụ (những từ
ghép có các thành phần cấu tạo phụ thuộc vào nhau).

2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Anh
Kết quả nghiên cứu cho thấy các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Anh có 926 đơn vị: 345 từ đơn (chiếm 37,3%); 553 từ ghép
(chiếm 59,8%); 3 từ phái sinh chiếm 2,9%.
Trong số các từ đơn chỉ trang phục của người Anh xuất hiện
trong khảo cứu, chiếm số lượng lớn nhất là các từ đơn thuộc tiểu
trường trang phục phần thân trên (85 từ, chiếm 9,2%). Phương thức
ghép là phương thức phổ biến nhất để cấu tạo nên các từ ngữ chỉ trang
phục của dân tộc Anh (chiếm 56,9%).
Ngoài ra, trường từ vựng chỉ trang phục trong tiếng Anh còn
được tạo bằng phương thức phụ gia (còn gọi là phái sinh) với 44 đơn vị

ngôn ngữ (chiếm 3%).
2.1.3. So sánh đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục
trong hai ngôn ngữ
Số lượng các từ đơn chỉ trang phục trong Việt ít hơn nhiều so
với tiếng Anh (Việt -143/955: 14,9%; Anh - 345/926: 37,3%); các từ
ghép trong tiếng Việt cao hơn tiếng Anh (Việt - 812/955: 85%; Anh 553/926: 59,8%). Điều này cho thấy tính rõ lí do của các đơn vị từ
vựng chỉ trang phục của người Việt cao hơn người Anh (bởi lẽ số
lượng các từ đơn rõ lí do rất ít. Các nhà nghiên cứu phải sử dụng
phương pháp nghiên cứu từ nguyên học hoặc bằng phương pháp so

12


sánh lịch sử các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi) nếu muốn tìm hiểu
chúng.
2.2. Đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Việt và tiếng Anh

2.2.1. Đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Việt
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 594 từ ngữ chỉ trang phục là các
từ thuần Việt (chiếm 62,2%), còn lại là các từ vay mượn từ tiếng Hán
(295/955 từ, chiếm 30,9%) và một số từ ngôn ngữ Ấn - Âu (66/955 từ,
chiếm 6,9%). Sự tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây
(do sự bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây ở
Việt Nam thời thuộc Pháp) đã ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng phát
triển của trang phục theo hai xu hướng phổ biến: cải biến cái vốn có
của mình và tiếp nhận những yếu tố mới trong cách ăn mặc của
phương Tây. Điều này lí giải cho việc xuất hiện một số lượng khá lớn
các tên gọi trang phục là những từ vay mượn theo lối phiên âm của

tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (66/955 đơn vị, chiếm 6,9%).

2.2..2. Đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong
tiếng Anh
Trong tổng số 926 đơn vị từ vựng chỉ trang phục trong tiếng
Anh, có 806 từ thuần Anh (chiếm 87%). Còn lại là các từ được vay
mượn từ tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác (120 từ, chiếm 13%), cụ thể
như sau:
Các tên gọi trang phục của người Anh phần lớn được vay mượn
từ tiếng Pháp với số lượng cụ thể là 86 đơn vị (chiếm 9,3%).
13


Bên cạnh đó, tiếng Anh còn có 34 tên gọi trang phục bắt nguồn
từ một số ngôn ngữ khác (chiếm 3,7%) như tiếng La tinh, tiếng Hindi,
tiếng Tây Ban Nha và một số thứ tiếng khác.
2.2.3. So sánh đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang
phục trong tiếng Việt và tiếng Anh
Số liệu thống kê cho thấy đa số các từ ngữ biểu thị trang phục
của người Việt và người Anh đều được tạo ra bằng cách sử dụng đơn
vị từ vựng có sẵn trong ngôn ngữ hoặc sáng tạo mới bằng những yếu tố
đã có với số lượng từ thuần chiếm 62,2% trong tiếng Việt và 87%
trong tiếng Anh.
Số lượng áp đảo của các từ ngữ thuần Việt hoặc thuần Anh
này cho thấy mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng và
trang phục chính là một trong những tiền đề tạo nên cái riêng đó.
Các tên gọi trang phục không phải từ thuần Việt chủ yếu được
vay mượn chủ yếu từ tiếng Hán và một số ít được vay mượn từ tiếng
Pháp hoặc tiếng Anh. Các từ vay mượn chỉ trang phục của người Anh
lại có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Pháp, La tinh,

Hindi (với số lượng lớn hơn) và một số ít từ tiếng Đức, Ý, Nga, Tây
Ban Nha, Hà Lan, Trung Quốc...
Dù chiếm số lượng rất nhỏ so với các từ thuần Việt hoặc thuần
Anh song tên gọi trang phục được vay mượn từ các ngôn ngữ khác
trong tiếng Việt và tiếng Anh chính là bằng chứng cho quá trình tiếp
biến ngôn ngữ trong sự tiếp xúc, giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các nền văn hóa.

14


2.3. Các phƣơng thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục
trong tiếng Việt và tiếng Anh
Căn cứ vào đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận
án chỉ tập trung tìm hiểu các phương thức định danh (cách chọn đặc
trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh) dựa vào hình thái bên
trong của từ ngữ chỉ trang phục. Các đơn vị được xét đến ở đây chỉ
giới hạn ở những từ ngữ có thể thấy rõ lí do (tức là lí do ấy có thể được
lí giải một cách tương đối dựa vào ý nghĩa các thành phần tách ra trong
tên gọi đó). Do đó, các đơn vị từ vựng chỉ trang phục là từ đơn, từ ghép
không rõ lí do, ngữ cố định hay cụm từ tự do sẽ không được xét đến
trong đề tài.
Quá trình so sánh các cách lựa chọn đặc trưng định danh các từ
ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh theo từng tiểu trường
trang phục cho thấy

những điểm tương đồng và khác biệt sau:

Người Việt và người Anh đều coi hình thức của trang phục là
dấu hiệu khu biệt giúp nhận diện trang phục này với trang phục khác.

Các loại áo thường được gọi tên theo đặc điểm hình thức của cổ áo, tay
áo, thân áo…; các loại mũ được gọi theo hình dáng bên ngoài của thân
mũ, chóp mũ, vành mũ…; các loại giày, dép được gọi tên theo đặc
điểm của thân giày, mũi giày, gót giày…Có lẽ các đặc điểm, thuộc tính
nổi bật nhất thường là các thuộc tính có thể dễ dàng thấy được bằng
mắt thường như hình thức. Vì có khả năng kích thích trực tiếp đến cơ
quan thị giác nên thuộc tính “đập vào mắt” này được sử dụng để gọi
tên trang phục dựa trên cơ sở liên tưởng đồng nhất nào đó.

15


Trong quá trình định danh trang phục, người Việt không coi
mục đích sử dụng là dấu hiệu đặc trưng khu biệt như người Anh. Điều
đó thể hiện rõ nét trong việc các tên gọi đồ trang sức.
Chất liệu trang phục trở thành thuộc tính nổi bật làm cơ sở định
danh trang phục nhất là các từ chỉ quần áo, giày dép, mũ nón của người
Việt. Trái lại, dân tộc Anh không có xu hướng dùng từ ngữ chỉ chất
liệu để gọi tên cho trang phục kể cả những trang phục chiếm tỷ trọng
lớn nhất của con người như quần áo.
CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA - DÂN TỘC CỦA CÁC TỪ NGỮ
CHỈ TRANG PHỤC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Đặc điểm văn hoá - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục trong
hai ngôn ngữ Việt và Anh được tìm hiểu và nghiên cứu qua ba bình
diện: (1) từ ngữ chỉ trang phục; (2) tư duy liên tưởng trong định danh
trang phục; (3) ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ trang phục trong
thành ngữ và tục ngữ Việt-Anh.
3.1. Đặc điểm văn hoá trang phục qua từ ngữ chỉ trang phục
của ngƣời Việt và ngƣời Anh

Sau khi khảo sát và tìm hiểu về văn hoá trang phục, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm khác biệt giữa hai dân tộc như sau:
Việt Nam với đặc thù của nền nông nghiệp lúa nước nên hầu hết
trang phục truyền thống của người Việt đều có nguồn gốc từ thực vật
như: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, nhiễu, the, đoạn, lĩnh, đũi... Ngành
công nghiệp may mặc và chăn nuôi gia súc ở Anh phát triển hơn nên
ngoài lụa, lanh, tơ, bông, len dạ người Anh sử dụng các chất liệu trang
16


phục có nguồn gốc từ động vật như: lông (leather) và da thú (fur)
nhiều hơn người Việt.
Trang phục của dân tộc Việt thời phong kiến từ tên gọi cho đến
kiểu cách chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn hoá Trung Hoa. Các xu
hướng thời trang Anh lại bị tác động mạnh mẽ nhất từ nước Pháp - thủ
đô thời trang của thế giới.
Trang phục truyền thống của người Việt được thể hiện trong
khảo cứu gồm có: yếm, khố, áo tơi, quần ống què, quần lá toạ, áo dài
the, váy quây, nón quai thao, khăn rằm, khăn xếp... Người Anh có các
kiểu trang phục phổ biến đại diện cho từng giai đoạn lịch sử nhất định
như: quần ống túm (breeches), váy dài (petticoat), crinoline (váy xoè),
tạp dề (apron), mũ chóp cao (top hat), bonnet (mũ có dây)…
Đặc điểm trang phục thể hiện người Việt đặc biệt coi trọng cách
ăn mặc sao cho phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội cũng như phải
tạo ra sự linh hoạt, dễ chịu trong các hoạt động lao động sản xuất và
sinh hoạt.
Người Anh rất chú ý đến việc lựa chọn trang phục phù hợp với
bối cảnh xã hội, bối cảnh giao tiếp cũng như việc bắt kịp xu hướng thời
trang của thế giới.
3.2. Đặc điểm văn hoá - dân tộc qua tƣ duy liên tƣởng trong

định danh từ ngữ chỉ trang phục của ngƣời Việt và ngƣời Anh
Kết quả nghiên cứu phản ánh những khác biệt về đặc trưng văn
hóa - dân tộc như sau:
Để gọi tên các loại trang phục của dân tộc dựa trên sự giống
nhau về hình thức, dân tộc Việt sử dụng những hình ảnh gắn liền với
17


nền nông nghiệp lúa nước và tâm thức người Việt. Dân tộc Anh khi
gọi tên trang phục thường liên tưởng đến hình ảnh của những đồ vật
quen thuộc với một quốc gia công nghiệp phát triển.
Về đặc điểm của trang phục, các tên gọi trang phục của người
bản ngữ chủ yếu là kết quả của sự liên tưởng đồng nhất với đặc điểm
tính chất miêu tả về bề ngoài của trang phục trong khi người Anh liên
tưởng chúng với những đặc điểm tính chất miêu tả kiểu cách của trang
phục.
Ý nghĩa tượng trưng được sử dụng để thay thế cho tên gọi trang
phục trong tiếng Việt xuất hiện trong hai từ như: mũ giải trãi, giày
lười. Tên gọi trang phục theo ý nghĩa tượng trưng của người Anh
chiếm số lượng áp đảo hơn.
Sự liên tưởng về mối quan hệ cùng xuất hiện giữa trang phục
với hoa văn, họa tiết trong định danh tên gọi trang phục khá phổ biến
trong tiếng Việt song lại không xuất hiện trong tiếng Anh.
Từ ngữ chỉ trang phục được định danh dựa trên tư duy liên
tưởng về mối quan hệ giữa nhân vật, tác phẩm nghệ thuật gợi cảm
hứng thiết kế không tồn tại trong ngữ liệu tiếng Việt nhưng diễn ra
tương đối thường xuyên trong ngữ liệu tiếng Anh.
Dân tộc Việt rất ít khi sử dụng tên gọi của nhà thiết kế hay
người sử dụng cho tên gọi của trang phục. Trái lại, sự chuyển nghĩa từ
ngữ chỉ trang phục dựa theo mối quan hệ giữa nhà thiết kế hoặc chủ

thể trang phục với trang phục khá phổ biến trong tiếng Anh.

18


3.3. Đặc điểm văn hoá - dân tộc thể hiện qua ý nghĩa biểu
trƣng của các từ ngữ chỉ trang phục trong thành ngữ, tục ngữ Việt
và Anh
Đối với mọi dân tộc, thành ngữ và tục ngữ là những sản phẩm
sáng tạo của nhân dân lao động, phản ánh tư duy và giàu tính biểu
trưng. Hơn thế, thành ngữ, tục ngữ không chỉ được coi là đơn vị ngôn
ngữ mà còn là đơn vị văn hóa có đặc điểm hình thái, cấu trúc và quan
hệ tầng bậc với các đơn vị ngôn ngữ khác. Có thể khẳng định đây
chính là nguồn tư liệu quý giá không thể bỏ qua trong quá trình tìm
hiểu về đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy.
Trên cơ sở so sánh đối chiếu những đặc điểm văn hoá - dân tộc
thể hiện qua ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ trang phục trong thành
ngữ và tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, kết quả nghiên cứu cho thấy
những điểm tương đồng và khác biệt như sau:
* Tương đồng:
Xét về giá trị biểu trưng cho đời sống vật chất, hình ảnh quần áo
rách đều có hướng nghĩa biểu trưng cho cuộc sống vật chất thiếu thốn
trong cả hai ngôn ngữ song thành ngữ, tục ngữ Việt sử dụng nhiều hình
ảnh cụ thể và trực quan hơn.
Xét từ góc độ giá trị đạo đức, hai dân tộc Việt - Anh gặp nhau
ở một điểm chung là đều đề cao chân giá trị đạo đức của con người và
đều coi trang phục là biểu tượng của vẻ bề ngoài để nhấn mạnh tầm
quan trọng của giá trị đạo đức.
Nhấn mạnh đến giá trị của lao động theo kiểu có làm thì mới
có ăn, người Việt và người Anh đều tỏ ra khá cụ thể và thực tế trong tư

19


duy khi chỉ ra rằng nếu con người không chịu lao động thì họ sẽ chẳng
được hưởng gì cả.
Một điểm chung khác giữa hai nền văn hóa là đều coi chiếc túi
làm hình ảnh tượng trưng cho tiền bạc. Khi nói về việc tiêu hết nhẵn
tiền cả hai dân tộc đều nói: cháy túi và burn a hole in one’s pocket
(cháy túi/tiêu hết tiền).
Tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc Việt - Anh hội tụ ở điểm đều
coi hình ảnh của chiếc thắt lưng để biểu trưng cho sự tiết kiệm, căn cơ:
thắt lưng buộc bụng và tighten your belt.
Xét về bình diện giá trị đẳng cấp, những người thuộc tầng lớp cao
nhất của xã hội được nhắc đến trong thành ngữ, tục ngữ Việt - Anh dù cho
các hình ảnh biểu trưng, tần suất và mức độ biểu trưng khác biệt đáng kể
trong từng ngôn ngữ.
Trên góc độ biểu trưng cho giới tính, điểm tương đồng trong
tư duy ngôn ngữ của cả hai dân tộc Việt - Anh thể hiện ở chỗ các từ chỉ
trang phục đều được coi là định ngữ biểu trưng cho hình ảnh người
phụ nữ tuy cách lựa chọn hình ảnh và nghĩa biểu trưng không giống
nhau giữa hai dân tộc. Sự khác biệt đó xuất phát từ thực tế khách quan,
truyền thống văn hóa, lịch sử và tâm lí người bản ngữ và chính sự khác
biệt này đã khiến cho đặc trưng văn hóa dân tộc ở mỗi nước có những
điểm độc đáo riêng.
* Khác biệt
Trong số các hướng nghĩa biểu trưng, nghĩa biểu trưng cho
đạo đức xã hội của từ ngữ chỉ trang phục chiếm số lượng lớn nhất
trong thành ngữ, tục ngữ Việt và Anh (Việt có 57 đơn vị ; Anh có 62
20



đơn vị). Giá trị biểu trưng cho đời sống vật chất tương đối phổ biến
trong thành ngữ, tục ngữ Việt song lại rất ít xuất hiện trong thành ngữ,
tục ngữ Anh (Việt có 34 đơn vị ; Anh có 2 đơn vị).
Về hướng nghĩa biểu trưng cho đạo đức xã hội, người Việt chế
giễu các thói hư, tật xấu trong sinh hoạt xã hội còn người Anh lại chú
trọng đến các giá trị đạo đức liên quan đến tiền bạc hay cách đối xử với
người khác nhiều hơn. Trong văn hóa Việt có rất nhiều đơn vị thành
ngữ, tục ngữ mang hàm ý phê phán, chỉ trích những cách hành xử đi
ngược với đạo lí, truyền thống dân tộc trong khi các đơn vị thành ngữ
Anh có từ chỉ trang phục không hàm chứa nhiều sắc thái biểu cảm.
Thành ngữ, tục ngữ Việt có nghĩa biểu trưng cho giá trị đẳng
cấp nhắc nhiều đến hai giai cấp có mâu thuẫn đối kháng trong xã hội:
quan lại, địa chủ phong kiến và người dân lao động. Văn hóa Anh dành
sự ưu ái của mình cho những người thợ thủ công, thể hiện ở việc có
khá nhiều các từ ngữ liên quan đến ngành nghề này được tìm thấy
trong thành ngữ, tục ngữ Anh.
Từ góc độ biểu trưng cho giới tính, có thể thấy thành ngữ, tục
ngữ Việt lấy các từ chỉ trang phục như vàng ngọc, trâm thoa, son phấn,
lược gương … để tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ mảnh mai,
yểu điệu nhưng có phần yếu đuối luôn cần sự che chở và sống dựa vào
người khác. Trái lại, giá trị biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ Anh
trong phạm vi này cho thấy hình ảnh đầy mạnh mẽ, quyết đoán, có khả
năng độc lập và làm chủ gia đình của phụ nữ Anh qua các từ ngữ chỉ
aprron (tạp dề), breeches/trousers (quần), petticoat (áo lót dài),
petticoat (áo khoác), stocking (tất dài)….
21


KẾT LUẬN

1. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đã chi phối đến cách cấu tạo tên
gọi trang phục trong cả hai ngôn ngữ. Tiếng Việt với loại hình của
ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính có cách định danh tiêu biểu là ghép từ
còn ngôn ngữ hòa kết, biến hình như tiếng Anh ngoài phương thức
ghép còn có kiểu định danh khác như phụ gia. Số lượng từ ghép chỉ
trang phục trong tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh chính là lí do khiến
mức độ phân tích tính của tên gọi trang phục Việt cao hơn tên gọi Anh.
Trái lại, số lượng từ đơn của tiếng Anh nhiều hơn cho thấy mức độ hòa
kết của tiếng Anh cao hơn tiếng Việt.
2. Các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh đều
sử dụng các đơn vị từ vựng có sẵn với những tên gọi thuần Việt hoặc
thuần Anh là chủ yếu. Tuy nhiên, vì tên gọi thuần Việt chiếm số lượng
ít hơn tên gọi thuần Anh nên có thể coi bức tranh ngôn ngữ về trang
phục của tiếng Việt có nhiều ô trống hơn.
Sự ảnh hưởng của đặc điểm địa lí tự nhiên và lịch sử - xã hội đã
tác động không hề nhỏ đến ngôn ngữ nói chung và các từ ngữ chỉ trang
phục nói riêng. Đồng thời quá trình tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn
và nảy sinh ngôn ngữ mới đã chứng tỏ quá trình diễn tiến của ngôn
ngữ diễn ra một cách hoàn toàn tự nhiên và hợp lí. Người Việt đã
nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống ấy bằng cách vay mượn chủ
yếu từ tiếng Hán (do tiếp giáp về địa lí, có quá trình tiếp xúc lâu dài
với tiếng Hán và cùng mang đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập)
và một số ít từ ngôn ngữ Ấn Âu (do quá trình giao lưu, hội nhập). Các
từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh phần lớn có nguồn gốc từ tiếng
22


Pháp, Latinh, Hindi và một số ít được vay mượn từ những ngôn ngữ
khác như tiếng Nga, Thổ Nhĩ Kì, Trung Quốc, Ba Lan…
3. Đặc trưng hình thức và mục đích sử dụng được cả hai dân

tộc Việt và Anh chọn làm cơ sở định danh từ ngữ chỉ trang phục nhiều
hơn các đặc trưng khác trong các tiểu trường trang phục. Khảo cứu cho
thấy đặc trưng hình thức giữ vai trò chủ đạo trong định danh từ ngữ chỉ
trang phục. Có thể coi đây là đặc trưng này có giá trị khu biệt nhất đối
với quá trình định danh trang phục bởi lẽ nó phản ánh những thuộc tính
nổi bật nhất của trang phục và là một trong những nguyên nhân chi
phối sự ra đời hay biến mất của các mẫu trang phục cũng như có khả
năng tác động đến phong cách thời trang của chủ thể trang phục.
4. Các đặc trưng văn hóa dân tộc trong việc lựa chọn đặc trưng
định danh từ ngữ chỉ trang phục của người Việt và người Anh khá
phong phú và đa dạng, song trong một số trường hợp, mỗi ngôn ngữ có
khuynh hướng coi những đặc trưng có tính chất nhất định làm cơ sở
định danh. Do đó, cùng một đặc trưng nhưng giá trị của chúng đối với
từng nền văn hóa sẽ không giống nhau. Ngược lại, cùng chỉ một sự vật
hay một đối tượng được định danh, mỗi dân tộc lại có cách đặt tên
khác nhau.
5. Đặc điểm văn hóa - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục
được thể hiện rõ nhất ở quá trình lựa chọn đặc trưng định danh. Trong
đó, việc chọn đặc trưng của đối tượng làm cơ sở trong quá trình
chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ (định danh gián tiếp) bị quy định bởi tư
duy liên tưởng của mỗi cộng đồng ngôn ngữ. Có thể nói, tư duy liên
tưởng - cơ sở của sự đồng nhất hóa các sự vật, hiện tượng nhiều khi bị
23


×