Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO học SINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.92 KB, 45 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRONG TRƯỜNG
PHỔ THÔNG


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trước đây, Nho giáo lấy đạo đức truyền thống để răn
dạy con người. Thời kỳ đó Nho giáo với chủ trương “đức trị”,
nghĩa là đã “đạo đức hóa chính trị”, quản lý xã hội bằng đạo
đức truyền thống, bằng cách nêu gương, cảm hóa làm n
lịng dân qua đó tạo nên sự ổn định xã hội. Xã hội càng phát
triển thì phương cách này bộc lộ nhiều hạn chế, bảo thủ nảy
sinh tiêu cực.
Ở trên cả phương diện lý luận và thực tiễn thì pháp luật
ln có vai trị bảo vệ các giá trị chân chính, giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của xã hội, pháp luật bảo vệ những quyền
lợi chính đáng của con người. Đồng thời với nguyên tắc tất cả
mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật thì pháp luật
tạo điều kiện để con người phát huy năng lực của mỗi cá
nhân, khả năng sáng tạo trong môi trường lành mạnh, có trật
tự, kỷ cương, nề nếp của một xã hội công bằng, văn minh và
phát triển. Một hệ thống pháp luật hồn hảo thể hiện ý chí,
nguyện vọng đúng đắn của đại đa số người dân, phù hợp với
xu thế phát triển và sự tiến bộ xã hội. có thể nói “pháp luật


là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình
thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng”.
Ở nước ta hệ thống pháp luật (bộ luật hình sự, luật dân


sự, Luật hơn nhân gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ
em…) và cả Hiến pháp đều được xây dựng trên nền tảng các
giá trị truyền thống của dân tộc và giá trị chân chính . Hiến
pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu rõ:
“Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và
của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công
bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển tồn diện”. Có thể khẳng định ” pháp
luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị
truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mới,
trong đó có ý thức đạo đức”. Những quy định trong hiến
pháp, các luật và văn bản dưới luật ln “đề cao tính nhân đạo
và nhân văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước
mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ”. Hệ thống pháp
luật phục vụ cho lợi ích cơ bản của con người. đặc biệt là lợi
ích của nhân dân lao động. Vậy nên, các nguyên tắc định
hướng cho việc xây dựng nội dung pháp luật như công bằng,
nhân đạo vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội.


Trong công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế toàn diện cùng với sự bùng nổ CNTT, xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi các cơ quan chức
năng, LLGDPL phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp
luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật
cho mọi công dân, để mỗi người dân có ý thức tơn trọng pháp
luật, có bản lĩnh đấu tranh vì sự cơng bằng, vì lẽ phải, biết
trân trọng và hướng tới cái tốt, cái đẹp.
Theo học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh,
tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Nhờ nắm quyền

lực nhà nước, giai cấp nắm quyền đã thông qua nhà nước xây
dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật thể hiện ý chí
của giai cấp mình và được bảo đảm cho pháp luật được thực
thi. Mục đích của pháp luật trước hết là điều chỉnh các mối
quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhằm hướng
các mối quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp ý
chí của giai cấp cầm quyền.
Một khi nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thì
trong xã hội đó mỗi cơng dân phải được trang bị đầy đủ
những kiến thức pháp luật cần thiết để “sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật”, nhằm duy trì và phát triển đất nước.


Tri thức khoa học đã đưa đến cho con người mọi hiểu
biết về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, công nghệ…thông qua con
đường giáo dục, để họ được phát triển tồn diện, có khả năng
làm việc các ngành nghề của xã hội để ni sống bản thân,
góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Tri thức pháp luật
cũng vậy, muốn đưa kiến thức pháp luật vào đời sống xã hội
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tất yếu cũng phải thông
qua con đường giáo dục.
Do vậy, công tác giáo dục pháp luật cho mọi người dân
nói chung, cho học sinh phổ thơng nói riêng đóng vai trị hết
sức quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội “dân chủ,
công bằng văn minh” và công cuộc bảo vệ tổ quốc. Xác định
rõ tầm quan trọng của công tác GDPL cho học sinh. Ban Bí
thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TW, ngày 09
tháng 12 năm 2003, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, trong đó nhấn

mạnh: “Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần phải được
coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng
cường quản lý xã hội bằng pháp luật và xác định rõ phổ biến
giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục tư


tưởng, chính trị, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Phát huy dân
chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản
lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật” [8, tr.135].
GDPL cho học sinh phổ thông là vấn đề đặc biệt quan
trọng trong giáo dục tổng thể, có ý nghĩa chiến lược trong
giáo dục, đào tạo để hình thành một thế hệ công dân, người
lao động đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai,
thế hệ làm chủ đất nước “sống, lao động, làm việc theo hiến
pháp và pháp luật”.
Đối với học sinh phổ thông, với những kiến thức văn
hóa, kiến thức pháp luật mà các em lĩnh hội được trong quá
trình học tập và rèn luyện ở nhà trường sẽ là nền tảng để bảo
đảm cho sự phát triển toàn diện nhân cách của các em. Bởi
vậy, trong giáo dục tổng thể nói chung và GDPL nói riêng thì
việc kết hợp ba mơi trường giáo dục là một nguyên lý có tầm
quan trọng và được đặt trong một quá trình tổ chức quản lý
theo lý luận của công tác quản lý giáo dục.


Vấn đề GDPL trong nhà trường phổ thơng đã có một số
tác giả nghiên cứu dưới dạng giáo trình, sách nghiên cứu,

tham khảo hoặc một số luận văn thạc sĩ. Một số cơng trình
nghiên cứu có giá trị sử dụng thực tiễn cao như: Giáo trình
“Lý luận Nhà nước và Pháp luật” do PGS.TS. Lê Minh Tâm
chủ biên, xuất bản năm 2000; cuốn “Xây dựng ý thức và lối
sống theo pháp luật” của PGS.TS. Đào Trí Úc, xuất bản năm
1995; cuốn “Bàn về giáo dục pháp luật” của PGS.TS.Trần
Ngọc Đường và TS.Dương Thanh Mai, xuất bản năm 1995;
cuốn “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” của TS. Nguyễn
Đình Đặng Lục, xuất bản năm 2000; cuốn “Giáo dục pháp
luật trong trường phổ thông” luận văn thạc sĩ của Ngô Thị
Thu Hà năm 1997; cuốn “Công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp” luận văn thạc
sĩ của Hồ Quốc Dũng năm 1997; cuốn “Giáo dục pháp luật
qua các hoạt động báo chí” luận văn thạc sĩ của Nguyễn Sỹ
Hùng năm 2003; cuốn “Vai trò của pháp luật trong quá trình
hình thành nhân cách” của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục, xuất
bản năm 2005.
Nhìn chung các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn
đề về lý luận sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề GDPL cho


mọi cơng dân nói chung và học sinh phổ thơng nói riêng. Cịn
các cơng trình, đề tài nghiên cứu nêu các nội dung, biện pháp
hình thức tổ chức GDPL để áp dụng trong các trường THPT
để nâng cao hiệu quả GDPL ở học sinh THPT thì chưa được
quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ để có thể thực
hiện có hiệu quả cao, đặc biệt là để có thể áp dụng phù hợp ở
các trường THPT ở địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng. Do đó, ở luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu
các biện pháp của nhà trường để GDPL cho học sinh ở các

trường THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng nhằm đổi
mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các biện pháp GDPL cho
học sinh trong nhà trường phổ thông cho phù hợp với điều
kiện hiện nay ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm về pháp luật
Cũng như Nhà nước, pháp luật là một hiện tượng xã hội
có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của xã
hội có giai cấp, nó là cơng cụ để thực hiện quyền lực nhà
nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm quyền.


Theo học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại
và phát triển trong xã hội có giai cấp.
Trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người, đã có
thời kỳ cộng sản ngun thủy, thời kỳ khơng có nhà nước nên
khơng có pháp luật. Ở thời kỳ này, con người làm chung và
hưởng chung thành quả lao động nên khơng có sự phân hóa
giàu nghèo. Hành vi của con người trong xã hội được điều
chỉnh bởi các quy phạm đạo đức, phong tục tập quàn và tín
ngưỡng.
Đến thời kỳ có Nhà nước ra đời, giai cấp cầm quyền đã
sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời sử dụng các
quy phạm đạo đức, tín ngưỡng, phong tục tập quán và các nét
văn hóa truyền thống để duy trì trật tự xã hội. Nhà nước, pháp
luật thể hiện rõ tính giai cấp của nó, vì pháp luật phản ánh ý
chí của Nhà nước của giai cấp nắm quyền. Pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một
trật tự phù hợp với ý chì của giai cấp cầm quyền, bảo vệ và
củng cố địa vị của giai cấp đó trong xã hội. Bên cạnh tính giai

cấp, pháp luật cịn mang tính xã hội và có giá trị xã hội to lớn.
Có thể nói các quy phạm pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc
tự nhiên” trong xã hội. Xã hội thông qua Nhà nước ghi nhận


những cách xử sự “hợp lý”, “khách quan” phù hợp với lợi ích
của số đơng trong xã hội và được nhà nước thể chế hóa thành
những quy phạm pháp luật.
Giá trị xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ, một quy phạm
pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ
kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là cơng cụ để
nhận thức xã hội và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai
cấp vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Pháp luật được xây dựng trên cơ sở lợi ích
giai cấp cầm quyền và tinh hoa truyền thống dân tộc, những
xử sự phù hợp, khách quan trong tiến trình phát triển của xã
hội.
Vậy ta có thể hiểu “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử
sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lãnh đạo và là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và
ổn định trong xã hội”.
Pháp luật XHCN Việt Nam là hệ thống các quy phạm do
Nhà nước Việt Nam, đại diện cho quyền lực của giai cấp


“cơng, nơng, trí” liên minh đặt ra thể hiện ý chí, nguyện vọng
và lợi ích nhân dân lao động, pháp luật có tính chất bắt buộc
chung đối với tồn xã hội, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ

trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Khái niệm giáo dục pháp luật
Giáo dục là q trình tác động có mục đích, có tổ chức,
có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học
nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người
theo yêu cầu của xã hội.
Giáo dục pháp luật trước tiên phải được hiểu theo nghĩa
chung nhất đó là vấn đề giáo dục về pháp luật. GDPL là sự tác
động của nhân tố chủ quan, do các chủ thể có năng lực làm
cơng tác giáo dục tiến hành. Đó là các hoạt động có định
hướng, có tổ chức thơng qua nội dung, chương trình, phương
pháp cụ thể của nhiều chủ thể (nhà trường, các tổ chức Đảng,
chính quyền, cơ quan, đồn thể…) nhằm hình thành ở khách
thể những yếu tố chủ quan, trước hết là tri thức hiểu biết, tư
tưởng, thái độ, tình cảm về pháp luật, đó là chức năng của
giáo dục pháp luật.


Mục tiêu của GDPL là hình thành tri thức, tình cảm pháp
luật ở mỗi cá nhân, hình thành thói quen xử sự, nếp sống phù
hợp với quy định của pháp luật, từ đó tự giác tuân thủ pháp
luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng
pháp luật. GDPL hình thành “mơi trường chủ quan” thuận lợi,
phù hợp để từ đó chủ thể định hướng hành vi xã hội của mình
theo những chuẩn mực mà pháp luật quy định, góp phần tích
cực tăng cường hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.
GDPL là sự tác động định hướng để chuyển tải nội dung
pháp luật (nguyên tắc, giá trị, quy phạm pháp luật). Những
nội dung này phản ánh trong nó về các hiện tượng nhà nước
và các hiện tượng xã hội (quan hệ xã hội, trách nhiệm xã hội)

được thể hiện thơng qua hình thức pháp lý. Ví dụ, khi giáo
dục học sinh về trách nhiệm của con người trong xã hội thì
đạo đức đề cập bằng phương diện đạo lý, cịn pháp luật thì đề
cập bằng nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý với những dạng hành
vi bắt buộc. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa con người
và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngồi. Cịn đạo
đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng
nêu gương, cảm hóa và sự thôi thúc bên trong.


Chủ thể GDPL trước hết phải có những hiểu biết nhất
định về kiến thức pháp luật và đời sống pháp luật, phải hiểu
được điều kiện, hồn cảnh, mơi trường sống của đối tượng,
phải có phương pháp truyền tải kiến thức pháp luật đến đối
tượng, phải là tấm gương về việc thực thi pháp luật. Đặc biệt,
chủ thể giáo dục phải linh hoạt trong việc chuyển tải kiến thức
pháp luật bằng các tình huống pháp luật gắn với thực tiễn
cuộc sống mà có ý nghĩa pháp lý dưới những thuật ngữ,
những nguyên tắc, những quy định pháp luật cụ thể.
Trong hệ thống giáo dục, GDPL có tác động chi phối rất
lớn đối với các dạng giáo dục chính trị-xã hội khác. Nếu có
nhận thức đầy đủ về pháp luật như bản chất, giá trị, thuộc
tính của nó thì khả năng tự kìm chế hành vi (có hại, sai trái) sẽ
lớn hơn. Giáo dục pháp luật có vị trí và vai trị rất quan trọng
trong xã hội. Việc giáo dục pháp luật góp phần quan trọng vào
việc nâng cao ý thức cho người dân về pháp luật, nhưng đồng
thời nội dung của pháp luật cũng phải phù hợp với thực tiễn,
dễ hiểu, gần gũi với đời sống qua đó hoạt động giáo dục pháp
luật mới có hiệu quả cao nhất.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu: “GDPL là

hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể


giáo dục thơng qua các hình thức, phương pháp khác nhau
tác động lên đối tượng giáo dục một cách hệ thống nhằm
hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù
hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp
luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,
quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hố pháp lý của công
dân”.
GDPL không đơn thuần chỉ là sự tác động đơn giản, nhất
thời mà là một hệ thống các hoạt động có tổ chức với cấu trúc
đồng bộ bao gồm chủ thể, khách thể, đối tượng, ngun tắc,
có mục đích nhất định.
Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục pháp luật
Quản lý
Theo Các Mác: “Quản lý là loại lao động sẽ điều khiển
mọi quá trình lao động để phát triển xã hội”.
Các nhà lý luận quốc tế như Henrifayol (1841-1925) người Pháp; Macweber (1864-1920) – người Đức; Frederich
Taylor (1856-1915) - người Mỹ đều khằng định: “Quản lý là
khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển của


xã hội”.
Theo HarolKoontz (người Mỹ): “Quản lý là một hoạt
động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của
cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu
của quản lý là hình thành một mơi trường, trong đó, con
người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [17, tr.7].

Theo tác giả Aunabu (người Nhật): “Quản lý là một hệ
thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống
mà chủ yếu là việc tác động vào con người nhằm hoàn thành
các mục tiêu kinh tế-xã hội xác định” [1, tr.54].
Theo tác giả Hà Sỹ Hồ: “Quản lý là một q trình tác
động có định hướng (có chủ định), có tổ chức, lựa chọn trong
số các tác động có thể có, dựa trên các thơng tin về tình trạng
của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của
đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích
đã định”.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động
liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý,
người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về


các mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội… bằng một hệ
thống các luật, các chính sách, các nguyên tắc, các phương
pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều
kiện cho sự phát triển của đối tượng” [11, tr.97].
Với cách diễn đạt và dùng ngôn từ khác nhau, song khái
niệm quản lý đều thể hiện:
Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình
lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng
làm cho xã hội tồn tại và phát triển, trong đó con người đóng
vai trị trung tâm của hoạt động quản lý.
Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ
chức hay một nhóm người trong xã hội.
Quản lý là một khoa học có tính nghệ thuật. Chính vì
vậy, trong hoạt động quản lý, người quản lý phải linh hoạt,
sáng tạo và mềm dẻo trong hoạt động quản lý để đạt hiệu quả

cao nhất.
Từ đây, có thể hiểu khái niệm như sau: “Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu


quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được
mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”.
Các chức năng của quản lý
Chức năng lập kế hoạch: Đây là chức năng nền tảng của
hoạt động quản lý là quyết định chọn lựa phương hướng hành
động của một tổ chức, các bộ phận và cá nhân liên quan phải
tuân thủ để hoàn thành mục tiêu. Lập kế hoạch là hoạt động
xác lập mục tiêu cần đạt tới của một tổ chức nhằm chỉ ra các
hoạt động, những biện pháp cơ bản nhất và xác định các điều
kiện cần để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Chức năng tổ chức: Đây là quá trình sắp xếp, bố trí cơng
việc, quyến điều hành và các nguồn lực cho các thành viên
trong tổ chức để đảm bảo cho họ thực hiện đạt mục tiêu hiệu
quả cao. Nhờ việc tổ chức khoa học, hợp lý mà ngưới quản lý
dễ phối hợp, điều phối nguồn lực tốt hơn. Đồng thời tổ chức
sẽ phát huy được năng lực nội tại và có ý nghĩa quyết định
đến việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực.
Chức năng lãnh đạo: Đây là quá trình mà người quản lý
bằng ảnh hưởng, quyến uy của mình tác động đến các thành
viên trong tổ chức thúc đẩy tính tự giác, chủ động nhiệt tình


nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức. Ở chức năng
nay người lãnh đạo phải truyền đạt được ý tưởng, quyết định

của mình để các thành viên hiểu và định hướng họ hướng tới
mục tiêu chung của đơn vị.
Chức năng kiểm tra: Đây là chức năng hết sức quan
trọng của hoạt động quản lý (quản lý mà không kiểm tra coi
như không quản lý). Qua hoạt động kiểm tra người quản lý
đánh giá được kết quả tiến trình cơng việc của các bộ phận,
các thành viên để có điều chỉnh, uốn năn kịp thời những sai
lệch, những vấn đề nảy sinh để có biện pháp phù hợp điều
chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo nếu cần thiết.
Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ
thống quản lý xã hội. Khoa học quản lý giáo dục xuất hiện sau
khoa học quản lý kinh tế.
Theo tác giả M.I.Konzacov: “Quản lý giáo dục là tác
động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của
chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ
thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục
CSCN cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài


hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật
chung vốn có của CNXH, cũng như các quy luật khách quan
của quá trình dạy học-giáo dục, của sự phát triển về thể chất và
tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên” [16, tr.110].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo
nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển xã hội” [7, tr.4].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là
hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của

chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính
chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [21, tr.22].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản
lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với


từng học sinh” [13, tr.89].
Do các cách tiếp cận khác nhau nên các tác giả đã đưa ra
cách diễn đạt khác nhau về quản lý giáo dục, song các khái
niệm đều có nội dung thống nhất và chúng ta có thể hiểu:
“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có
hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho
các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, bảo
đảm sự phát triển mở rộng cả về số lượng cũng như chất
lượng để đạt được mục tiêu giáo dục”.
Chủ thể quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô là Bộ Giáo Dục,
Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục và Đào tạo; Ở tẩm vi mô là
quản lý của hiệu trưởng nhà trường. Trong quản lý giáo dục
phải có hệ thống quản lý theo nội dung, chương trình, kế
hoạch thống nhất ở các cấp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
trong từng giai đoạn phát triển của xã hội và phải có đủ nhân
lực làm cơng tác giáo dục cùng với hệ thống CSVC, kỹ thuật
tương ứng.



Quản lý nhà trường
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường
là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập
thể giáo viên, học sinh và các cán bộ, nhân viên khác nhằm
tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng
xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có; hướng vào
việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ
là quá trình đào tạo thế hệ trẻ; thực hiện có chất lượng mục
tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường lên trạng thái mới”
[21, tr.55].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là
thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của
mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục
để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục” [13, tr.89].
Nhà trường là cơ cở giáo dục vừa mang tính đặc thù giáo
dục vừa mang tính xã hội, là môi trường trực tiếp đào tạo thế
hệ trẻ, là nơi chủ chốt của hệ thống giáo dục.
Quản lý giáo dục ở nhà trường gồm có quản lý các hoạt
động giáo dục trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà


trường với xã hội.
Người trực tiếp quản lý nhà trường và chịu trách nhiệm
về toàn bộ hoạt động của nhà trường là Hiệu trưởng và các
phó Hiệu trưởng giúp việc Hiệu trưởng.
Quản lý giáo dục pháp luật
Quản lý GDPL là tác động có ý thức, có hệ thống, có

mục đích và thường xuyên của chủ thể quản lý (Hiệu Trưởng)
tới đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động GDPL đạt
hiệu quả cao nhất. Cụ thể là việc trang bị, bồi dưỡng và nâng
cao kiến thức pháp luật, giáo dục ý thức tơn trọng pháp luật,
hình thành thói quen tuân thủ pháp luật, xử sự theo pháp luật
cho các em học sinh.
Giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
Vai trò của GDPL cho học sinh trong trường THPT
trong bối cảnh hiện nay
Pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính cơng
bằng, chủ nghĩa nhân đạo, quyền tự do, lòng tin, lương tâm
con người. Giáo dục đạo đức hình thành ở cơng dân sự tơn
trọng sâu sắc đối với pháp luật. Nước ta đang trong công cuộc


đổi mới toàn diện kinh tế, xã hội, xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN, quản lý nhà nước bằng pháp luật với mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì
việc giáo dục ý thức cơng dân, ý thức tuân thủ pháp luật để
hình thành nhân cách con người mới XHCN pháp huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ mới là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của các tổ chức xã hội và các cơ sở giáo dục phổ
thông.
Công tác tuyên truyền GDPL là khâu đầu tiên của hoạt
động thực thi pháp luật nhằm áp dụng về hiệu quả pháp luật
vào đời sống xã hội, nó là chiếc cầu nối để chuyển tải pháp
luật vào đời sống bởi vì pháp luật có được thực hiện nghiêm
minh hay khơng thì đấy là khâu đầu tiên tạo ra cho mọi người
hiểu biết pháp luật. Nếu không làm tốt công tác tuyên truyền

GDPL để mọi người hiểu, nhận thức đúng đắn thì pháp luật
dù có đúng, phù hợp đi nữa thì cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ
mà thơi. Đồng chí Đỗ Mười, ngun tổng Bí thư trương ương
Đảng khẳng định: Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được
xây dựng trên ý thức giáo dục mọi thành viên và cả cộng
đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân theo hiến pháp


và pháp luật. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ:
Tăng cường tuyên truyền GDPL nâng cao ý thức pháp luật
cho toàn dân, gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích với
nghĩa vụ của cơng dân, tơn trọng kỷ cương, trật tự xã hội….
Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế cùng với sự
bùng nổ CNTT nạn sử dụng mạng internet khơng lành mạnh,
thiếu kiểm sốt dẫn đến những hành vi VPPL (lừa đảo; cờ
bạc; bạo lực; xâm hại; mua bán bất hợp pháp; phát tán, tàng
trữ văn hóa phẩm đồi trụy; truy cập trang web “đen” phát tán
tài liệu phản động, chống phá nhà nước ta); đăng những thông
tin giả mạo, giật gân để câu like; phát tán hình ảnh, video, clip
thuộc quyền cá nhân gây dư luận xấu ảnh hưởng đến danh dự,
uy tín cá nhân dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng; nguy cơ
du nhập văn hóa lai căng, các loại tệ nạn qua mạng Internet là
rất khó kiểm sốt đặt ra cho cơng tác GDPL thách thức mới.
Cần có sự đổi mới nội dung và hình thức GDPL cho phù hợp
với bối cảnh hiện nay. Nội dung GDPL phải gắn với thực tiễn
cuộc sống hiện nay, phải đưa ra những hình thức giáo dục để
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Qua đó từng
bước hình thành ở các em thói quen tự tìm hiểu pháp luật, ý
thức pháp luật và áp dụng vào thực tế cuộc sống. Cần phát



huy tính năng động, sáng tạo, tự giác để bài trừ những nội
dung xấu trên mạng Internet; chú ý quản lý các em về giờ
giấc, không để các em mải chơi sa váo các dịch vụ Internet có
phịng riêng. Có các biện pháp hữu hiệu, phù hợp để gíao dục
các em tự giác tìm hiểu pháp luật, có ý thức pháp luật, có thói
quen hành xử theo pháp luật, giúp đỡ các em có ứng xữ văn
hóa, biết xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống, biết
cách phịng tránh các tệ nạn xã hội và bảo vệ bản thân mình
trước cái xấu, trước sự nguy hiểm.

Mục tiêu, nội dung, hình thức GDPL cho học sinh
THPT
Mục tiêu GDPL:
Về kiến thức:
Trang bị cho học sinh THPT có hệ thống những tri thức
cơ bản và cần thiết, phù hợp với các em về Nhà nước, về pháp
luật, quyền và nghĩa vụ của cơng dân. Qua đó giúp học sinh
hình thành niềm tin, tình cảm đúng đắn về pháp luật; định
hướng cho các em sống và làm việc theo pháp luật.


×