Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.24 KB, 53 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG ANH THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1


Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học môn
tiếng Anh như sau:
Các công trình nước ngoài có liên quan đến đề tài
Các công trình nước ngoài, qua tìm hiểu, chủ yếu bàn
về phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Anh như: Teach
English của tác giả Adrian Doff, Practical Techniques For
Language Teaching của Michael Lewis và Jimmie Hill,
Teaching English As a Foreign Language của tác giả Colin
Dawson, Teaching English Through English của tác giả
Jane Willis..., chưa thấy có công trình nào nghiên cứu vấn
đề quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hướng
phát triển năng lực ở Việt Nam.
Các công trình trong nước có liên quan đến đề tài
Trong nước có các công trình nghiên cứu về quản lý
hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường trung học, cao
đẳng, đại học, trung tâm ngoại ngữ lớn như:

2



- Đổi mới biện pháp quản lý dạy học của trung tâm
ngoại ngữ Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh của
tác giả Nguyễn Thiện Chí, trường Đại học sư phạm Hà Nội
(năm 2006);
- “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại
ngữ của chủ nhiệm bộ môn trường Cao đẳng sư phạm
Trung ương” của tác giả Bùi Phi Yến, trường Đại học sư
phạm Hà Nội (năm 2006);
- “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy
học ngoại ngữ ở trường CĐSP Trung Ương”, tác giả Vũ
Thị Hồng Ngọc, trường Đại học sư phạm Hà Nội (2006);
- “Một số biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất
lượng dạy học môn ngoại ngữ ở trung tâm đào tạo bồi
dưỡng cán bộ - trường Đại học Hải Phòng”, tác giả
Nguyễn Phương Lan, trường Đại học sư phạm Hà Nội
(2006);
- “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học Tiếng Anh ở
trường Trung cấp kỹ nghệ Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị
Hằng, trường Đại học sư phạm Hà Nội ( 2012).
Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy
học môn Tiếng Anh ở các trường trung học như:

3


- “Một số biện pháp quản lý dạy và học ngoại ngữ ở
các trường THPT huyện Phúc Thọ- Hà Tây”, tác giả
Nguyễn Thanh Vân, trường Đại học sư phạm Hà Nội
(2006);

- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh
của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Hoàn
Kiếm – Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh, trường
Đại học sư phạm Hà Nội (2007);
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh
theo chương trình đổi mới ở các trường THPT thành phố
Sơn Tây”, tác giả Kiều Thị Minh Trà, trường Đại học sư
phạm Hà Nội ( 2008);
- “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các
trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”, tác giả Bùi
Văn Tuấn, trường Đại học sư phạm Hà Nội (2009);
- “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt
động dạy học Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông
huyện Đơn Dương – Lâm Đồng”, tác giả Nguyễn Văn
Kháng, trường Đại học sư phạm Hà Nội (2009);

4


- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng
Anh ở trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”, tác
giả Hồ Quang Tuyến, trường Đại học sư phạm Hà Nội
(2013)
- “Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo
hướng phát triển năng lực học sinh”, tác giả Trương Thúy
Hằng, Học viện khoa học xã hội Việt Nam (2017).
Tuy nhiên, qua tìm hiểu các công trình nêu trên cho
thấy các nghiên cứu về quản lý dạy học môn tiếng Anh theo
định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông còn ít và

chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý dạy học môn
tiếng Anh tại các trường THPT huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng theo định hướng phát triển năng lực.
Khái niệm và thuật ngữ liên quan
Quản lý

5


Quản lý (management) là một dạng lao động đặc thù
của xã hội. Hoạt động quản lý xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của nhà nước, tồn tại và phát triển theo sự phát triển
chung của xã hội. Trong hoạt động của bất cứ tổ chức xã
hội nào, hoạt động quản lý mang tính chất quyết định đến
sự thành bại của tổ chức đó. Chính vì lý do đó mà hoạt động
quản lý từ lâu đã trở thành khoa học. Đó là khoa học về
quản lý. [17. 9]
Tùy thuộc vào những cách tiếp cận khác nhau mà có
nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Sau đây là một số
khái niệm về quản lý:

6


- Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Vi.Wikipedia:
“Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức
nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ
chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu
chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry
Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và

kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và
để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên”.
Cũng theo từ điển bách khoa mở Vi. Wikipedia “Quản lý
(tiếng

Anh



Management

[ˈmænɪdʒmənt],

tiếng

Latinh manum- agere - điều khiển bằng tay) đặc trưng cho
quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của
một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành
lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài
chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình)”. Đầu thế kỷ 20 nhà
văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là
"nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác".[36]
- Theo tác giả Trần Quốc Thành thì: “Quản lý là
những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm
soát quá trình tiến tới mục tiêu”. [23. 3]

7


- Từ điển Việt - Hán –Nôm định nghĩa quản lý là

“chăm nom và sắp đặt công việc”[27]. Đây cũng là quan
điểm của các nhà khoa học ở Việt Nam. Họ cũng có những
quan điểm riêng về quản lý. Trong Tiếng Việt, quản lý là từ
tiếng Việt gốc Hán, “quản” tức là cai quản, giữ gìn, duy trì,
chăm sóc, thống trị, theo dõi, “lý” là sự sắp xếp, đổi mới,
đưa tổ chức phát triển một cách hợp lý. “Lý” nâng cao hiệu
quả hoạt động của “quản”. Nếu người quản lý chỉ lo “quản”
mà không màng đến “lý” thì tổ chức sẽ trì trệ, còn chỉ lo
đến “lý” mà không quan tâm đến “quản ” thì tổ chức sẽ
không được đặt trên một nền tảng ổn định, bền vững.
[38.10]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập
thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý
nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến” [22].
Theo Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định
hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống, là
quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu
nhất định” [

8


Có rất nhiều khái niệm về quản lý, theo chúng tôi,
quản lý là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích, kế
hoạch đề ra, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy là việc truyền thụ tri thức, tổ chức, điều
khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp học

sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt
động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội
dung học theo chương trình quy định. Có thể hiểu hoạt
động dạy học của giáo viên là quá trình hoạt động sư phạm
của giáo viên, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức,
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
Mặt khác, hoạt động học là quá trình trong đó dưới sự
định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc
lập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường xung
quanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay nhằm hình thành
cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo
hướng ngày càng hoàn thiện. Có thể hiểu hoạt động học tập
của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ
thống những kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân
9


Thực tế, hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động
thống nhất biện chứng, đó là hoạt động dạy của giáo viên và
hoạt động học của học sinh. Theo tác giả Phạm Viết Vượng
“Nói đến dạy học là nói đến hoạt động dạy và học của thầy
và trò trong nhà trường, với mục tiêu là giúp học sinh nắm
vững hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ
năng, kỹ xảo và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc
sống” [33; tr.110].
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường
trung học phổ thông
“Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình
hoạt động xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại

như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố như: Mục đích
và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy
học và phương tiện dạy học, giáo viên với hoạt động dạy,
học sinh với hoạt động học tập và việc kiểm tra đánh giá kết
quả dạy học để điều chỉnh sao cho chất lượng của hoạt động
này ngày càng tốt hơn
Hoạt động dạy học môn tiếng Anh
Mục tiêu hoạt động dạy học môn tiếng Anh

10


Dạy tiếng Anh ở trường THPT giúp học sinh sử dụng
ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới
dạng Nghe, Nói, Đọc, Viết, có kiến thức cơ bản, có hệ
thống phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
Nội dung hoạt động dạy học môn tiếng Anh
Dạy học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh hiện nay
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang thực
hiện theo xu hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp qua các kỹ
năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và tư duy bằng ngoại ngữ.
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học
môn tiếng Anh của học sinh là bộ phận của quản lý hoạt
động dạy học trong nhà trường - đây là hoạt động chính,
bao trùm trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng.
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

11



Đối với công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên
bộ môn tiếng Anh, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn chỉ
đạo của cấp trên và căn cứ thực tế của nhà trường, Hiệu
trưởng xác định các mục tiêu đối với bộ môn, các yêu cầu
cụ thể mà giáo viên phải thực hiện trong từng năm hoặc một
giai đoạn cụ thể (5 năm hoặc 10 năm, tùy theo kế hoạch
chiến lược phát triển nhà trường).
Từ đó xác định nhiệm vụ cho giáo viên, định hướng
cho giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện, tạo điều kiện về
vật chất, tinh thần cho giáo viên để họ yên tâm thực hiện kế
hoạch. Hiệu trưởng khuyến khích giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học, tích cực ứng dụng CNTT và sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại nhằm tạo hứng thú cho học
sinh, giúp học sinh học tiếng Anh dễ dàng và phát huy tối
đa các năng lực vốn có của các em.

12


Thực hiện các công việc trên, hiệu trưởng có thể thực
hiện thông qua các chức năng quản lý, gồm: lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và chỉ huy, điều khiển hoạt động dạy và
kiểm tra việc thực hiện của giáo viên. Nội dung kiểm tra
hoạt động dạy của giáo viên thường bao gồm: kiểm tra công
tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên, dự giờ kiểm tra trình độ
tay nghề của giáo viên, kiểm tra việc thực hiện quy chế
chuyên môn (kế hoạch giảng dạy, làm, sử dụng đồ dùng dạy
học, chấm trả bài, vào điểm...). Với các hoạt động kiểm tra
này, hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra hoặc ủy quyền cho

tổ trưởng chuyên môn. Về hình thức có thể kiểm tra đột
xuất hoặc theo kế hoạch...
b) Quản lý hoạt động học của học sinh
Đối với quản lý hoạt động học của học sinh đối với bộ
môn tiếng Anh, Hiệu trưởng thông qua hoạt động kiểm tra
việc thực hiện nội dung, chương trình, kiểm tra năng lực sư
phạm của giáo viên, kết quả học sinh tham gia các hoạt
động ngoại khóa, các cuộc thi tiếng Anh và qua kết quả các
bài kiểm tra, thi của học sinh có thể biết được hoạt động
dạy học bộ môn, nhất là hoạt động học của học sinh.

13


Tuy nhiên giáo viên trực tiếp dạy mới quản lý tốt hoạt
động học của học sinh. Qua quá trình dạy giáo viên nắm
được năng lực ngoại ngữ của từng học sinh, từ đó có kế
hoạch tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm giúp đỡ
những em yếu, tạo cơ hội phát triển cho những học sinh học
khá, giỏi môn tiếng Anh.
Quản lý hoạt động học của học sinh thường bao gồm:
quản lý hoạt động học trên lớp và quản lý hoạt động tự học
(học ở nhà) của học sinh. Quản lý hoạt động học trên lớp
chủ yếu do giáo viên thực hiện thông qua tổ chức các hoạt
động dạy học, còn quản lý hoạt động tự học do chính học
sinh quản lý, giáo viên có thể biết thông qua việc học sinh
có tích cực chủ động làm bài tập về nhà hay không, có
chuẩn bị bài tốt hay không, trên cơ sở đó giáo viên có
những giúp đỡ, hướng dẫn để học sinh chủ động trong việc
quản lý hoạt động tự học của mình. Đối với môn tiếng Anh

thì tự học đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển
các kỹ năng ngôn ngữ.

14


Như vậy, có thể thông qua tổ trưởng chuyên môn,
Hiệu trưởng biết được tình hình thực tế dạy học môn tiếng
Anh trong nhà trường từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể
nhằm quản lý hoạt động dạy học bộ môn tiếng Anh một
cách có hiệu quả như quản lý các môn học khác.
c) Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy
học ngoại ngữ của học sinh
Ngoài cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nói chung, bộ
môn tiếng Anh cần có cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy
học hiện đại, bao gồm: máy cassette, phòng nghe nhìn
(Language - lab), đĩa CD, VCD, phần mềm dạy học (violet,
question tools, hot potatos...), máy chiếu đa năng....
Việc quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả là
hết sức cần thiết để đảm bảo quá trình dạy học bộ môn đạt
hiệu quả. Do đặc thù bộ môn nên giáo viên tiếng Anh
thường xuyên sử dụng CNTT nhằm tạo môi trường ngôn
ngữ để học sinh dễ lĩnh hội và thực hành kiến thức, do vậy
điều kiện cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ
bộ môn là rất quan trọng.

15


Để quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ

cho việc dạy và học tiếng Anh, đòi hỏi hiệu trưởng phải xây
dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư phương tiện, thiết bị trước
mỗi năm học, thường xuyên khuyến khích giáo viên sử
dụng, kiểm tra hiệu quả sử dụng thiết bị, từ đó có những
điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra cần quan tâm bồi dưỡng cho
giáo viên năng lực tìm kiếm, phân tích, xử lý và sử dụng
thông tin từ internet (năng lực ICT) để phục vụ bài dạy.
Quản lý CSVC, thiết bị dạy học tiếng Anh còn bao
gồm việc khuyến khích, thúc đẩy và tạo mọi điều kiện để tổ
chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và ứng dụng
CNTT vào dạy học ngoại ngữ; khuyến khích học sinh học
tiếng Anh qua mạng internet.
Quản lý CSVC, thiết bị dạy học tiếng Anh còn bao
hàm việc quản lý hoạt động soạn giảng bài giảng điện tử
của giáo viên. “Bài giảng điện tử là một tập hợp các học
liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để
có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một
cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản
lý học tập (Learning Management System). Một bài giảng
điện tử thường tương ứng với một học phần hoặc một môn
học”.

16


Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo
hướng phát triển năng lực học sinh
Năng lực
NL được quy vào phạm trù khả năng (ability, capacity,
possibility) - Đây là hướng tiếp cận năng lực thường thấy

trong các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới
(OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một
cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh
cụ thể” [46].
Chương trình giáo dục trung học bang Quebec,
Canada, năm 2004, xem năng lực là một “khả năng hành
động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”
[49; tr. 78].
Theo K.E. Paprock: năng lực được xem như là "những
khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các
giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển
thông qua thực hành giáo dục" [39; tr. 89].

17


Còn theo D. Tremblay, năng lực là “khả năng hành
động thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử
dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các
tình huống trong cuộc sống” [47; tr.4].
Các tác giả khác, như Dooley, K. E. Paprock, I. Sun và
E. G. Gonzalez [39], P.A. McLagan và D. Suhadolnik [44];
L.M.; C. Overtoom [45] T. Powell và B. Hubschman [48]…
cũng có đồng quan điểm trên.
Theo tài liệu giới thiệu chương trình giáo dục phổ
thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Kèm theo Công văn
số 465/BGDĐT-VP ngày 31 /01/2018 của Bộ GDĐT): “Năng
lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố
chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con

người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [34]

18


Khái niệm năng lực sử dụng trong luận văn được hiểu
là năng lực thực hiện, đó là việc sở hữu kiến thức, kỹ năng,
thái độ và đặc điểm nhân cách mà một người cần có để đáp
ứng các yêu cầu của một nhiệm vụ cụ thể; nói cách khác,
phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu
(know-what).
NL được quy vào những thuộc tính cá nhân - Đây là
hướng tiếp cận năng lực thường thấy trong các tài liệu
nghiên cứu trong nước.
Phạm Minh Hạc xem năng lực là “một tổ hợp phức tạp
những thuộc tính tâm lý của mỗi người, phù hợp với những
yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt
động đó diễn ra có kết quả” [10; tr.334].
Nguyễn Quang Uẩn xem năng lực là “tổ hợp các thuộc
tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của
một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết
quả " [29; tr.178].
Còn theo Nguyễn Thanh Hưng, “năng lực là thuộc tính
cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động
nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ
thể” [13].


19


Phát triển năng lực
Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất, nhưng
điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện
trong hoạt động tích cực của con người dưới tác động của
rèn luyện, dạy học và giáo dục. Vì thế, “cần tiếp cận vấn đề
phát triển năng lực theo cách tiếp cận nhân cách. Việc hình
thành và phát triển các phẩm chất nhân cách là phương tiện
có hiệu quả nhất để phát triển năng lực” [14; tr.180].
Phát triển năng lực học sinh là một nhiệm vụ thường
xuyên, đặc biệt quan trọng đối với các trường phổ thông.
Phát triển năng lực học sinh là nhằm làm cho các năng lực
chung và năng lực đặc trưng cho từng môn học/lớp học/cấp
học được hình thành, củng cố và hoàn thiện ở học sinh. Ở
trường THPT, vấn đề phát triển năng lực học sinh phải được
đặt ra theo quan điểm toàn diện, thông qua các hoạt động
giáo dục cơ bản của nhà trường, trong đó có HĐDH, được
tổ chức một cách đồng bộ [14; tr.180].
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển
năng lực học sinh

20


Quản lý HĐDH môn tiếng Anh là một trong những nội
dung quản lý quan trọng nhất ở trường trung học. Việc quản
lý HĐDH môn tiếng Anh có thể tiếp cận theo những định
hướng khác nhau, tùy thuộc mục đích, yêu cầu của các chủ

thể quản lý.
Nếu theo định hướng nội dung, quản lý HĐDH môn
tiếng Anh tập trung nhiều vào việc truyền thụ kiến thức cho
HS và kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức của các em. Còn
nếu theo định hướng phát triển NLHS, quản lý HĐDH tập
trung nhiều vào đầu ra của HS, vào sự tiến bộ của HS trong
quá trình dạy học.
Nói cách khác, quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở
trường theo định hướng phát triển NLHS đòi hỏi, từ xây
dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng
phương pháp và hình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá
kết quả dạy học ở trường phải được tổ chức, điều khiển theo
định hướng phát triển NLHS [9; tr.96].
Từ đó, có thể hiểu, quản lý HĐDH môn tiếng Anh theo
hướng phát triển NLHS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức
chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá HĐDH môn tiếng Anh để
đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển NLHS.

21


Khái quát về môn tiếng Anh trong chương trình
giáo dục phổ thông mới
Đặc điểm môn học
Tiếng Anh là môn học trong chương trình GDPT bắt
đầu từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công
cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học
sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng
Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực
chung; để sống và làm việc hiệu quả hơn; để học tập tốt các

môn học khác cũng như để học suốt đời.
Môn học tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công
cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông
tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền
văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các
dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào
việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.

22


Nội dung cốt lõi của môn tiếng Anh giúp học sinh hình
thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ
(ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến
thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng
lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp
với học sinh phổ thông, nhằm giúp các em khi kết thúc cấp
tiểu học đạt được năng lực giao tiếp Bậc 1, khi kết thúc bậc
THCS đạt được Bậc 2 và khi kết thúc cấp THPT đạt Bậc 3
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
(ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24
tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT) [35].
b) Quan điểm xây dựng chương trình
Trên cơ sở quán triệt các qui định cơ bản được nêu
trong chương trình GDPT tổng thể, Chương trình GDPT
môn tiếng Anh nhấn mạnh một số quan điểm xây dựng
chương trình như sau:
Xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập
nhật thành tựu của khoa học hiện đại;

Năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học;
kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát
triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết;
23


Xây dựng theo hướng mở; không qui định chi tiết về
nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về
năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi
ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng
cấp học;
Đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung
tâm trong quá trình dạy học;
Đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học
tiếng Anh giữa các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông;
Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm
đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng
Anh đa dạng ở các địa phương.
c) Mục tiêu chương trình

24


Chương trình GDPT môn tiếng Anh giúp học sinh có
một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học
sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các hình
thức nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc Chương trình, học sinh
có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng
lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng cho

học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành
thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn
cầu trong thời kỳ hội nhập.
Hơn nữa, Chương trình GDPT môn tiếng Anh giúp
học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và
nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh; có thái độ và
tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá
và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh.
Ngoài ra, Chương trình GDPT môn tiếng Anh cũng
góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và
trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp mới.
d) Nội dung giáo dục/dạy học

25


×