Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.34 KB, 46 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, công trình nghiên cứu được thừa nhận như
một triết lý giáo dục thế kỷ XXI đó là báo cáo của Ủy ban
Quốc tế về giáo dục, với tên gọi “học tập, một kho báu tiềm
ẩn” của Jacques Delors, do UNESCO công bố tháng 4 năm
1996. Trong đó một nền giáo dục cần thiết cho thế kỷ XXI
phải là học tập suốt đời và xã hội học tập. Học tập suốt đời
được coi là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI, xã hội học tập
là xã hội mà ở đó tất cả mọi người dân đều có cơ hội học tập
để phát huy hết tiềm năng của mình.
Các nhà giáo dục hàng đầu thế giới như Alvin Toffler,
Warren Bennis, Stephen Covey, Gary Hamel, Kevin Kelly,
Philip Kotler, John Kotter Michael Porter, Perer Senge,
Thoms L. Friedman, Raja.Roysingh, Tsunesaburo Makiguchi
đã phân tích các đặc trưng của xã hội hiện đại, một xã hội
được xây dựng trên nền tảng của tri thức đang phát triển rất
nhanh, biến đổi rất mau lẹ ở cấp độ toàn cầu, từ đó các ông
kết luận rằng cần phải xây dựng một xã hội học tập giúp cho
mọi người dân được học tập thường xuyên và suốt đời.


Công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên
theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực; chú trọng tới chất lượng
đội ngũ giáo viên; đề cao khía cạnh phát triển bền vững và
thích ứng nhanh của từng giáo viên và cả đội ngũ trước tiến


trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế trên thế
giới. Trong những số đó, chúng ta phải đề cập đến các công
trình nghiên cứu của: David C.B (1979 “Teachers”); Harry
Kwa (2004 “Information Technology Training Program for
Student and Teachers”); Fumiko Shinohara (2004 “ICTs in
Teachers Training, UNESCO”) [25].
Tại Singapore chú trọng phát triển nguồn nhân lực có
trình độ cao, nơi đây luôn chú trọng cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng cho những khu vực nghiên cứu và đặc biệt quan tâm
đến hệ thống các trường đại học. Đất nước này thường xuyên
gửi sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài.
Ở Hàn Quốc chính sách và chiến lược phát triển giáo
dục trong giai đoạn mới được hoạch định dựa theo yêu cầu
phát triển của quốc gia hướng vào thế kỷ XXI với 3 đặc điểm:
một quốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định và dân chủ; một xã
hội phồn vinh, bình đẳng, công nghiệp hoá và định hướng


thông tin cao; một hệ thống tự do và năng động của xã hội mở
và định hướng toàn cầu hoá
Như vậy, hệ thống giáo dục luôn được các quốc gia quan
tâm phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực và
nhu cầu giáo dục của các tầng lớp cư dân, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn
cầu hoá và sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Dù ở bất kỳ nơi
đâu, họ giàu hay nghèo, da trắng hay da màu, châu Á hay
châu Âu, đội ngũ giáo viên luôn có vị trí quan trọng và quyết
định vị thế và trình độ phát triển của đấtt nước mình
- Những công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán coi giáo dục và
đào tạo là Quốc sách hàng đầu, luôn đặt đội ngũ giáo viên vào
vị trí trung tâm. Nhà giáo luôn được xã hội tôn vinh, kính
trọng, được gọi là nghề cao quý. Đối với sự phát triển của đất
nước; “Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Đề
án, Chiến lược phát triển giáo dục; Luật giáo dục và nhiều
giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở các
cấp học, bậc học đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại


hóa đất nước”. Những công trình về đổi mới giáo dục và phát
triển đội ngũ giáo viên đã nghiên cứu theo 3 hướng:
Thứ nhất là nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp
xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ hiện nay.
Các công trình kể trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống
nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên, về chính sách tuyển
dụng và về vai trò mới, vị trí mới của đội ngũ giáo viên trong
tiến trình phát triển nhà trường Việt Nam trong hội nhập quốc
tế và xu thế toàn cầu hoá. Thứ hai là nghiên cứu nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thứ ba nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độ
phát triển nguồn nhân lực.
Năm 2005, Giáo sư Đinh Quang Báo nghiên cứu; “Giải
pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên”. Tác giả Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc
Anh, Đinh Thị Kim Thoa năm 2007 đã viết; “Cẩm nang nâng
cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên”. Cũng vào thời
điểm đó, các tác giả Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu nghiên
cứu về; “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển
đội ngũ giảng viên” [21].



Một số đề tài, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành
QLGD như: luận văn thạc sỹ của tác giả Lưu Văn Hiệu
(2014, Biện pháp xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020);
Nguyễn Tấn Phát (2008, Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đến năm
2015); Nguyễn Hữu Thiên (2008, Quy hoạch phát triển đội
ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010- 2015);
Lê Huy Chính (2012, Quản lý hoạt động bồi dưỡng phát triển
năng lực giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp) [16].
Trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng chưa có
công trình nghiêm cứu đề cập đến công tác phát triển đội ngũ
giáo viên tiểu học ở cấp huyện một cách đầy đủ và có hệ
thống. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số biện pháp phù
hợp với đặc điểm tình hình của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Lâm Hà theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.
- Một số khái niệm cơ bản
- Quản lý


Theo từ điển Tiếng Việt (2001), Viện Ngôn ngữ học định
nghĩa: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất
định; là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định” [18].
Theo PGS.TS. Trần Quốc Thành: "Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra"

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là các hoạt động
được thực hiện nhằm đảm bảo sự hình thành công việc qua
nỗ lực của người khác. Hoặc: Quản lý là công tác phối hợp
có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác
cùng chung một tổ chức” [10]
Quản lý là tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý
trong một tập thể (hay một hệ thống xã hội) với những
phương pháp vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật,
nhằm đạt mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của các đối
tượng trong tổ chức. Nhà lý luận người Pháp Henry Fayol
(1841-1925) cha đẻ của thuyết quản lý hành chính cho rằng:
“Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều
khiển, phối hợp và kiểm tra”. Tác giả Ferdrick Winslow


Taylor (1856-1915) người được coi là cha để của thuyết quản
lý khoa học cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”;
Theo Harold Kroon: “Quản lý là một hoạt động thiết
yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu
của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con
người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian,
tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất…Với tư cách
thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì
quản lý là một khoa học” [26]
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi cho rằng; “Quản lý là
hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động
để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [19]

- Quản lý giáo dục
Quản lí giáo dục được hiểu; “là những tác động tự giác
có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy
luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống


nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển
giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [18]
Tác giả Trần Kiểm (2016), Những vấn đề cơ bản của
khoa học quản lý giáo dục, nhà xuất bản Đại học sư phạm, đưa
ra định nghĩa: “Quản lí giáo dục là hoạt động có ý thức của con
người nhằm theo đuổi những mục đích của mình”. Như vậy,
con người thể hiện cái nguyên mẫu lí tưởng của tương lai được
biểu hiện trong mục đích đang ở trạng thái tiềm ẩn sang trạng
thái hiện thực.
Các tác giả Nguyễn Kì, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số
vấn đề của lí luận quản lý giáo dục. Tủ sách Trường Cán bộ
quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục, đưa ra định nghĩa như sau:
“Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra
tính vượt trội của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm
năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục
tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng
với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động”.
Các định nghĩa trên tương ứng với sự phát triển hệ thống
giáo dục trên quy mô cả nước. Chúng bổ sung cho nhau: đòi


hỏi tính định hướng, tính đồng bộ toàn diện đối với những tác
động quản lý và đòi hỏi sự cụ thể của những tác động quản lý

vào các đối tượng nhằm đạt mục tiêu quản lý.
Qua những khái niệm trên; “quản lý giáo dục là hoạt
động có ý thức của con người nhằm huy động, tổ chức, điều
phối, điều chỉnh, giám sát, … một cách hiệu quả nhất các
nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục,
kinh tế - xã hội”[18].
- Phát triển giáo viên
* Phát triển
Theo từ điển triết học: “Phát triển là một quá trình vận
động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ
biến mất và cái mới ra đời...”. Theo Từ điển Anh Việt định
nghĩa: "Phát triển là làm cho ai/cái gì tăng trưởng dần dần,
trưởng thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn"
Qua hai định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: “Phát triển
là sự vận động đi lên của mọi sự vật, hiện tượng; tăng về số
lượng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tuân theo
những quy luật nội tại khách quan của chúng” [19].


* Giáo viên
Theo từ điển Tiếng Việt giáo viên được định nghĩa như
sau: “Người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương ”
[18].
Ngày 4 tháng 12 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số
44/2009/QH12, ghi rõ: "Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp
trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên
nghiệp gọi là giáo viên".
Theo Luật Giáo dục (2005); "Nhà giáo là người làm

nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở
giáo dục khác".
Như vậy, phát triển giáo viên là sự vận động đi lên; tăng
về số lượng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng người
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ
sở giáo dục khác.
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học


Khái niệm đội ngũ dùng để chỉ các tổ chức trong xã hội
như: đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân, đội ngũ giáo
viên… “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một
lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng
nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác
định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích
vật chất và tinh thần cụ thể”
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học [18]. “Đội
ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề
nghiệp thành một lực lượng”. Qua việc nghiên cứu, phân tích
một số khái niệm, chúng tôi kết luận rằng; “đội ngũ giáo viên
tiểu học là tập hợp những nhà giáo giảng dạy trong các
trường, các cơ sở giáo dục cấp tiểu học”.
Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là sự vận
động đi lên; tăng về số lượng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao
chất lượng những nhà giáo giảng dạy trong các trường, các
cơ sở giáo dục cấp tiểu học.
- Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là xu hướng đã và đang
diễn ra ở mọi quốc gia trên thế giới. Qua đó thực hiện công



tác tuyển chọn, quy hoạch, luân chuyển, sử dụng, đánh giá,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đưa ra những tiêu chí, ưu
đãi nhằm thu hút, trọng dụng người có tài năng, có đạo đức,
có tình yêu nghề nhằm tạo động lực, khích lệ, đánh giá kịp
thời những nỗ lực, đóng góp, hăng say làm việc nhằm nâng
cao năng suất, đặc biệt là hiệu quả dạy và học trong tình hình
giáo dục hiện nay
Quản lý nguồn nhân lực khởi đầu từ Anh quốc rồi lan
rộng ra các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) và nhiều nước đang phát triển. Dựa trên năng
lực của mỗi cá nhân nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những vị trí
thích hợp với khung năng lực nhằm pháy huy được những
điểm mạnh của cá nhân đó.
Quản lý nguồn nhân lực theo mô hình KSA (Knowledge,
Skill, Attitudes) đồng thời quan tâm phát triển năng lực tư duy
(IQ), năng lực cảm xúc (EQ), và năng lực văn hóa (CQ) nhằm
phát huy năng lực tổng hợp con người trong tập thể. Để xác
định các năng lực then chốt, các nhà quản lý sử dụng khung
năng lực (Competency Framework/model), đó là công cụ xác
định các yêu cầu về nhận thức, thái độ, hành vi.


Ngày 22/4/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định
36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức,
trong đó có quy định về xây dựng khung năng lực cho từng vị
trí việc làm. Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội phát
triển năng lực con người, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý, có phẩm chất đạo đức; “có đức, có tài” Bộ Nội vụ đã
ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định

36/2013/NĐ-CP, trong đó có hướng dẫn về khung năng lực.
Mục đích đề ra cho đến năm 2015 có 70% cơ quan, tổ chức
của Nhà nước từ Trung ương đến các huyện có thể đảm bảo
được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức theo hướng
đề cao trách nhiệm, uy tín, giao việc đúng người, phát huy
được năng lực cá nhân.
Việc quan tâm đến mức sống, chế độ đãi ngộ cần phân
định rõ nét, chú trọng năng lực và sự sáng tạo đối với tầng lớp
trẻ. Tránh việc chỉ chú trọng đến thâm niên là lương cao dẫn
đến hiện tượng chây ỳ, thiếu nỗ lực, cống hiến, sáng tạo của
giới trẻ. Thực tế khi làm việc trong môi trường nước ngoài,
tính cạnh tranh và đòi hỏi công việc đã cho thấy tầm quan
trọng của công tác đánh giá năng lực, kết quả thực thi công
tác và việc áp dụng chính sách đãi ngộ dựa trên kết quả đánh


giá đó. Từ đó, tạo động lực làm việc, tạo tâm lý vui vẻ, bình
yên trong cuộc sống, thích thú, say mê, tập trung và toàn tâm
toàn ý phục vụ và bồi đắp niềm tự hào khi đảm đương một
chức vụ, hay chức danh công chức nhất định.
Như vậy, tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là một
phương thức quan trọng trong công tác cán bộ để xây dựng
chế độ nhằm đảm bảo mọi người đều có cơ hội bình đẳng,
công bằng khi gia nhập, cống hiến và thăng tiến trong sự
nghiệp
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo tiếp cận quản lý
nguồn nhân lực
Phát triển đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất và
năng lực của cá nhân cũng là mục tiêu của ngành giáo dục.
Việc quản lý công chức, viên chức dựa trên năng lực nhằm

thu hút và trọng dụng người có năng lực. Khi có trình độ,
được động viên, khuyến khích, được chăm lo đảm bảo cuộc
sống, được sống trong môi trường thuận lợi, mọi người quan
tâm, ủng hộ. Đặc biệt được trọng dụng và giao phó những
công việc phù hợp với năng lực, sở trường, tránh hiện tượng:
“chảy máu chất xám”. Chẳng hạn như; tại một số cơ sở giáo


dục đã tạo điều kiện để cá nhân tham gia học tập nâng cao
trình độ. Bên cạnh đó, có một số cơ sở giáo dục, một số doanh
nghiệp khi cá nhân hoàn thành các bậc học thạc sỹ, tiến sỹ
nhưng chậm có những ưu đãi, sắp xếp vị trí công việc hợp lý
gây nên tâm trạng buồn chán, nản lòng trước áp lực, trách
nhiệm công việc. Thậm chí cả những bất mãn khi cống hiến
và phấn đấu mà chưa được ghi nhận. Vì vậy, các chế độ, sự
quan tâm kịp thời nhằm thu hút người có tài năng nhằm tạo
sức hấp dẫn, lôi cuốn thông qua cơ chế, chính sách để những
người có năng lực vượt trội, trình độ cao và phẩm chất đạo
đức tốt vào làm việc cho các cơ quan nhà nước.
Tóm lại, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
là sự vận động đi lên; tăng về lượng, điều chỉnh
cơ cấu, nâng cao chất lượng những giáo viên
giảng dạy trong các trường, các cơ sở giáo dục
cấp tiểu học nhằm đảm bảo mọi người đều có cơ
hội bình đẳng, công bằng khi gia nhập, cống hiến
và thăng tiến.
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
- Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên và giáo viên tiểu học



Giáo viên có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng. Công
việc đảm nhiệm của họ là công việc vất vả, không chỉ giờ lên
lớp giảng bài họ còn soạn giáo án, chấm bài. Giáo viên là
người lao động trí óc, nghiên cứu khoa học và đòi hỏi tính
nghệ thuật, tính sáng tạo cao. Do đó nghề giáo đòi hỏi người
giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, tự tích lũy kinh nghiệm,
cập nhật kiến thức một cách liên tục, thường xuyên trong suốt
quá trình dạy học. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ
ra rằng : “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của
giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức,
đủ tài. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng Giáo dục
và Đào tạo trong nhà trường. Chất lượng của quá trình đó
thể hiện chủ yếu ở chất lượng của sản phẩm giáo dục. Đó
chính là trình độ và sự phát triển nhân cách của học sinh sau
khi kết thúc một quá trình đào tạo. Giáo viên là nguồn nhân
lực, có vị trí cao quý trong xã hội nói chung và trong sự
nghiệp "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài"
Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì Giáo dục và Đào tạo
càng được coi trọng bấy nhiêu; “Giáo dục là nền móng vững
chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội và đem lại sự thịnh


vượng cho các quốc gia. Giáo dục góp phần thúc đẩy nền
kinh tế quốc dân phát triển và giữ gìn, phát huy bản sắc nền
văn hoá dân tộc theo xu hướng toàn cầu trong khu vực và
quốc tế”. Như vậy, vị trí và vai trò của người giáo viên,
những người hàng ngày hàng giờ đang cống hiến, dùng nhân
cách để giáo dục nhân cách trong lĩnh vực Giáo dục và Đào
tạo đóng vai trò hết sức quan trọng “biến các mục tiêu giáo

dục thành hiện thực”.
Theo Luật Giáo dục; “Tuổi học sinh bắt đầu học lớp 1 là
6 tuổi. Trẻ em 6 tuổi lúc này bắt đầu chuyển hẳn sang một
giai đoạn mới - giai đoạn học tập. Giáo dục tiểu học nhằm
đạt đến mục tiêu: giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học lên trung học cơ sở" (Điều 27, khoản 2, Luật Giáo dục).
Chúng ta phải khẳng định rằng: giáo dục tiểu học là cấp
học bắt buộc , phổ cập nên quy mô rộng lớn nhất. Việc đào
đạo đội ngũ giáo viên, bố trí, sắp xếp công việc, khuyến khích
động viên giáo viên tích cực nghiên cứu, học tập, tập trung,
say mê trong hoạt động nghề nghiệp là điều quan trọng, cấp
bách và khả thi. Vì xét cho cùng “ngôi nhà” tiểu học có bình


yên, nền móng đó có vững chắc thì “ngôi nhà” giáo dục Việt
Nam mới thay da đổi thịt, khởi sắc, chuyển mình vượt bậc,
“sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Tại mục 1, Điều 17, Văn bản hợp nhất số 03/VBHNBGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 Thông tư ban hành Điều
lệ trường tiểu học có quy định: "Mỗi lớp học có một giáo viên
chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Biên
chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà
nước”.
Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học (GVTH)
trong hệ thống giáo dục của nước ta giai đoạn hiện nay:
Giáo viên tiểu học góp phần to lớn trong việc hoàn thành
phổ cập Giáo dục tiểu học của từng địa phương nói riêng và cả
nước nói chung. Giáo viên tiểu học người thầy đầu tiên của các
em thơ. Mỗi khi các em gặp khó khăn, giáo viên tiểu học luôn

gần gũi, động viên. Thậm chí, ở những vùng sâu vùng xa, khó
khăn, giáo viên tiểu học còn trèo đèo, lội suối vận động các em
tới trường.


Giáo viên tiểu học đóng vai trò then chốt, quan trọng
trong việc nâng cao dân trí. Dạy các em biết đọc, biết viết,
biết chăm ngoan, từng bước hoàn thiện nhân cách
Giáo viên tiểu học là người có uy tín, là "thần tượng"
đối với học sinh. Lời nói, cử chỉ, việc làm của thầy cô là sự
chuẩn chỉ, mẫu mực và là tấm gương đối với các em, giúp các
em có những nhận thức, phát triển đúng hướng, tạo ấn tượng,
ký ức tốt đẹp đối với tuổi thơ của các em.
Theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3
năm 2016 quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ tại Điểm C, Khoản 1, Điều 4 quy định “100% số
giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04
tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học”;
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04 tháng
5 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn


nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nội dung chủ yếu đối với giáo
viên tiểu học được quy định cụ thể ở ba lĩnh vực cụ thể:
Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Lĩnh vực 2: Kiến thức
Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm
Theo Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm
2000 của Chính phủ, giáo viên ở bậc tiểu học sẽ được xếp vào
3 ngạch; “Giáo viên tiểu học; Giáo viên tiểu học chính; Giáo
viên tiểu học cao cấp”
Trong đó, kết cấu tiêu chuẩn nghiệp vụ giáo viên gồm 3
phần; “Chức trách; Hiểu biết; Yêu cầu trình độ”
Hầu hết giáo viên tiểu học hiện nay đang công tác tại các
trường tiểu học công lập là những viên chức trong biên chế
Nhà nước. Do đó, giáo viên tiểu học còn phải thực hiện theo
Pháp lệnh công chức Nhà nước. Người giáo viên tiểu học
luôn thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành các công việc được
giao. Khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ họ được khen thưởng
và khi vi phạm Pháp lệnh họ sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý
kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.


Tóm lại, phẩm chất của người giáo viên tiểu học bao
gồm đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị, thái độ đối với cán
bộ quản lý, đối với đồng nghiệp và uy tín đối với các em học
sinh thân yêu. Năng lực của người giáo viên tiểu học bao
gồm: sự uyên thâm về tri thức, chuyên môn nghiệp vụ và quá
trình giảng dạy đồng thời là ứng xử trong những tình huống
sư phạm trong nhà trường cũng như gia đình và cộng đồng
dân cư. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học sẽ là mục tiêu
để giáo viên tiểu học phấn đấu, nhiệt huyết trau dồi tri thức,
học hỏi đồng nghiệp. Thông qua chuẩn, người giáo viên biết
được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhằm nỗ lực
phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, biết biến yếu thành

mạnh, luôn tự tin, yêu nghề, yêu trẻ. Cũng thông qua chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học, các cấp quản lý và các trường
đào tạo giáo viên có cơ sở lên kế hoạch đào tạo; “bồi dưỡng
theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của giáo dục tiểu học”. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học có tính ổn định tương đối, mỗi giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học cũng thay đổi nhằm phù hợp với xu hướng phát triển
đất nước.


- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đảm bảo số lượng,
chất lượng
Phát triển đội ngũ giáo viên phải mang tính đón đầu và
liên tục. Có thể nhận thấy rằng; “Những thiếu sót trong khâu
đào tạo nghiệp vụ, các nhu cầu cập nhật các kỹ năng cần
thiết không phải là lý do căn bản duy nhất dẫn đến phát triển
đội ngũ giáo viên cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất
chữa cháy, lại càng không thể đóng vai trò chủ chốt trong
công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển giáo dục tiểu học” [11].
Trên thực tế, đội ngũ giáo viên đầy đủ về số lượng và
đảm bảo về chất lượng là niềm mong mỏi của mỗi cán bộ
quản lý, là mục tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo. Khi số lượng
giáo viên đảm bảo sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển về
chất lượng; việc cử giáo viên đi tập huấn, hội thảo, học tập
nâng cao trình độ như thạc sỹ, tiến sỹ sẽ đảm bảo chất lượng,
phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu

học trong thời kỳ đổi mới.


- Phát triển số lượng:
Các nhà trường tiểu học cần được đáp ứng đủ số lượng
giáo viên theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017
của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc
làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở
giáo dục phổ thông và công lập:
Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố
trí tối đa 1,20 giáo viên trên 1 lớp;
Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày; trường
phổ thông bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người
khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên 1
lớp.
- Đảm bảo chất lượng
Theo Luật Giáo dục 2005, tại Mục 1, Điều 70, Chương
IV quy định tiêu chuẩn của nhà giáo như sau: “Phẩm chất,
đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về
chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề
nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng”


Người giáo viên tiểu học cần thiết phải có các kiến thức
và năng lực cơ bản như:
- Kiến thức về lý luận dạy học, giáo dục học
và tâm lý học sinh tiểu học:
Giáo viên tiểu học cần nắm vững các phương pháp dạy
học hiện đại, đi sâu đi sát vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi,
luôn thấu hiểu, thương yêu học trò như con. Luôn linh hoạt,

mềm dẻo, có cương có nhu, chân thành không ngại khó, ngại
khổ để có biện pháp giáo dục thích hợp. Từ đó tạo môi trường
học tập ấm áp, yêu thương để các em cảm nhận được tình
thầy trò, tình bạn bè và say mê học tập; “mỗi ngày đến trường
là một ngày vui”.
- Các môn học trong chương trình
Hiện nay, lớp 1, 2, 3 bao gồm các môn học; “Toán,
Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Đạo đức, Tự nhiên xã
hội và Thủ công. Lớp 4, 5 bao gồm các môn; Toán, Tiếng
Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Đạo đức, Kỹ thuật, Lịch sử
và Địa lý, Khoa học; Môn tự chọn Tiếng Anh, Tin Học”.


×