Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

bàn về Bitcoin và tại sao Nhà nước Việt Nam lại cấm vào năm 2012, quan điểm của tác giả có hay không ủng hộ quyết định này của Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.39 KB, 1 trang )

Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định cấm giao dịch Bitcoin. Dựa vào
kiến thức đã biết về cung ứng tiền của NHTW các bạn ủng hộ hay không quyết định này? Lý giải
tại sao?
Để làm rõ vấn đề của đề bài và đi đến kết luận cuối cùng. Trước hết, cần tìm hiểu Bitcoin
là gì? Nguyên nhân cốt lõi nào dẫn tới việc NHNNVN ra quyết định cấm giao dịch Bitcoin tại
Việt Nam?
Thứ nhất, Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, có
thể trao đổi trực tiếp bằng các thiết bị internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính
trung gian nào. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, có sự hạn chế, được phân chia theo lịch trình
định sẵn dựa trên các thuật toán, được cấp tới các máy tính “ đào “ Bitcoin để trả công cho việc
xác minh giao dịch và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng
(công nghệ blockchain). Đồng tiền này sẽ dừng cung cấp cho tới khi có tổng cộng 21 triệu
Bitcoin được phát hành vào năm 2140.
Do đó, việc “ đào” Bitcoin đã phi tập trung hóa các chức năng cơ bản là phát hành tiền tệ
hay cung ứng tiền của NHTW, qua đó dần thay thế nhu cầu cần phải có NHTW. Bitcoin có một
số mặt tích cực hơn so với những đồng tiền khác như: thuận tiện trong giao dịch (có thể gửi tùy ý
không giới hạn), bảo mật cao và rất an toàn, chi phí giao dịch thấp do không thông qua khâu
trung gian, an toàn với môi trường, chi phí cho CSHT phục vụ cho xử lý giao dịch ít tốn kém
hơn so vơi hệ thống tài chính hiện tại.
Thứ hai, 2017 là năm TTTCTG chứng kiến nhiều sự khuynh đảo của đồng Bitcoin trong
rất nhiều ý kiến trái chiều. Sự xuất hiện ồ ạt của các loại tiền ảo và các phương tiện thanh toán
trực tuyến, điện tử mới là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi công
nghệ số càng phát triển tinh vi, phương thức quản lý của Nhà nước càng phải đòi hỏi những thay
đổi kịp thời. Do đó, Việt Nam không ngoại lệ.
Việc NHNN Việt Nam không công nhận Bitcoin là đồng tiền và phương tiện thanh toán
hợp pháp là do những nguyên nhân cốt lõi sau: Bitcoin chưa thể coi là đồng tiền, vì tiền phải do
NHTW phát hành và phải được các nước công nhận. Với mức độ rủi ro cao, là sản phẩm của
Blockchain nó không chịu sự quản lý và không một quốc gia hay NH nào có thế kiểm soát. Vì
vậy NHNN lo ngại đây là công cụ rửa tiền của hoạt động tội phạm. Quan ngại hậu quả xấu lên
hệ thống tài chính VN do nổ “bong bóng” Bitcoin và những vụ lừa đảo liên quan đến đồng tiền
ảo gây mất trật tự AT-XH.


Qua đó, nhận thấy đây là động thái thận trọng của NHNN đối với một thị trường mở và
tiềm ẩn nhiều rủi ro như Bitcoin. Đây cũng là biện pháp được nhiều QG trên TG áp dụng , tức là
cấm, không công nhận Bitcoin.
Tóm lại, tôi ủng hộ quyết đinh này trong thời điểm hiện tại, vì cơ bản chúng ta chưa xây
dựng được bộ khung pháp lý nhằm quản lý, xử lý tài sản, tiền ảo cụ thể ở đây là Bitcoin nên việc
ban hành QĐ cấm này của NHNN trong thời gian này là hợp lý khi chúng ta chưa có cơ chế
kiểm soát nó. Nhưng đứng trước xu thế của thời đại, được các chuyên gia đánh giá Bitcoin và
Blockchain có thể tạo ra những sự thay đổi lớn trong tương lai, mang lại những điểm tích cực
cho hoạt động tài chính trong những thập kỷ tới, với sự bảo đảm tuyệt đối minh bạch thông tin,
chính xác, hợp lý và tiện ích trong thời đại kỹ thuật số. Đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đã đến lúc CP ta phải công nhận rằng, NH số, tiền số và
các sản phẩm của NH số sẽ trở nên phổ biến và đa dạng hơn. Trong bối cảnh đó, chúng ta không
thể cấm các sản phẩm, dịch vụ này ra đời mà cần phải có những đề án nghiên cứu, đưa ra những
hành lang pháp lý phù hợp để quản lý một cách có hiệu lực và hiệu quả nhất.



×