Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Transfer pricing Các vấn đề về chuyển giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.63 KB, 6 trang )

Tìm hiểu về Transfer Pricing
A. Thế nào là chuyển giá ?
Chuyển giá là việc đặt giá bán của hàng hóa và dịch vụ được bán giữa các pháp nhân được
kiểm soát trong doanh nghiệp.
 Các pháp nhân được kiểm soát trong doanh nghiệp gồm các chi nhánh, công ty thuộc
quyền sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn của công ty mẹ.
 Do đó, có thể hiểu một ví dụ đơn giản là nếu một công ty chi nhánh bán hàng hóa cho
một công ty mẹ thì giá hàng hóa mà công ty mẹ trả cho công ty con đó là chuyển giá
 Việc chuyển giá chính là đặt giá giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, phân bổ lợi
nhuận ròng của công ty đa quốc gia để có được lợi ích tốt nhất từ việc giảm thuế, gây
ra những hiện tượng “ lỗ giả, lãi thật”
 Để hiểu được vì sao chuyển giá lại giúp công ty đạt được lợi thế về thuế, ta cần xem
xét trong từng trường hợp chuyển giá
I.
Chuyển giá làm giảm lãi hoặc gây lô
1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
nhà đầu tư nước ngoài thường góp vốn vào DN trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ
lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Bằng cách
này đã giúp nâng khống giá trị vốn góp, gây thất thu cho ngân sách và bất lợi cho DN trong
nước.

2. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
Tài sản vô hình: phần mềm công nghệ, thương hiệu, công thức pha chế… mà việc xác
định giá trị của các tài sản này thường cũng là rất khó đánh giá
 Nhà đầu tư nước ngoài nâng khống giá trị của tài sản vô hình trong quá trình góp vốn
sẽ giúp tăng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, qua đó quyết định tiếng nói
trong doanh nghiệp.
 Tiền bản quyền phải chịu mức thuế suất thấp hơn rất nhiều so với mức thuế thu nhập
doanh nghiệp Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã tiết kiệm được tương đối nhiều lợi
nhuận ròng khi chuyển đổi hình thức từ việc trả tiền bản quyền thay vì cổ tức.
3. Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ hoặc


công ty liên kết
 Các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt cũng tự thỏa thuận
mức giá nguyên nhiên vật liệu cung ứng cho nhau theo hướng kê khai tăng hơn so với
mức giá thị trường.
4. Chuyển giá thông qua thay đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và công ty liên kết
 Công ty bán sản phẩm với giá thấp thường ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp cao, thực hiện bán sản phẩm cho công ty liên kết tại quốc gia/vùng lãnh
thổ có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Từ đó khiến cho tình hình kinh
doanh tại công ty chịu thuế suất TNDN cao trở nên “ảm đạm” hơn, tránh được việc
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Chuyển giá bằng cách nâng cao chi phí quản lý và hành chính
 Thuê người quản lý ở công ty nước ngoài với mức lương cao, đồng thời phải trả một
khoản tiền cho công ty mẹ nước ngoài hoặc chi nhánh khác vì cung cấp nhà quản lý
 Doanh nghiệp cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi
phí cao. Đây thực chất cũng là một hình thức chuyển giá
 Chi nhánh MNCs thuê chuyên gia tư vấn từ công ty mẹ và phải trả chi phí



6. Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo
Việc nâng cao chi phí quảng cáo khiến phía đối tác của nước sở tại thường chỉ sau
một vài năm chịu thua lỗ sẽ không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục duy trì sự tồn
tại trong liên doanh, buộc phải bán lại phần vốn góp; biến doanh nghiệp liên doanh
thành công ty 100% vốn nước ngoài.
7. Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp
 Các chi nhánh có thể tiến hành đi vay của công ty mẹ hoặc các chi nhánh khác với lãi
suất rất cao, từ đó làm cho lợi nhuận trước thuế (đã trừ đi lãi vay) âm, tránh được việc
nộp thuế TNDN. Bên cho vay thường có trụ sở ở nơi có thuế suất đối với tiền lãi thấp,
từ đó tổng lợi nhuận của MNCs đạt được là lớn nhất.
II. Chuyển giá lãi

 Trong quá trình trở thành công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán,
doanh nghiệp đã định giá không chính xác giá trị tài sản, lợi dụng việc chuyển đổi để
bán bớt cổ phần, thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư, vừa
đem lại lợi nhuận cho công ty mẹ, vừa gây xáo trộn trong dòng vốn quốc gia đó.
 Nhiều quốc gia đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư ở nhiều ngành
nghề, nhiều lĩnh vực, hoặc khi đầu tư vào những địa bàn khác nhau. Do đó, các doanh
nghiệp liên kết đã chuyển doanh thu, lợi nhuận từ những lĩnh vực, ngành nghề và khu
vực không được hưởng ưu đãi vào doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi nhằm giảm
thuế phải nộp, tăng lợi nhuận của nhóm liên kết.


B. Tình hình chuyển giá trên Thế giới
Theo báo cáo của Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998 đến 2005, khoảng 2/3
các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ
trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc chuyển một lượng lớn thu nhập ra
nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm. Thực tế cho thấy,
thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác, vì vậy hiện tượng chuyển
giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là khá phổ biến. Một số công ty lớn
như Apple, Microsoft cũng dính nghi án chuyển giá để trốn thuế.
Nhằm chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số biện pháp chống chuyển giá tương
đối nghiêm ngặt. Đạo luật cơ bản và đầy đủ nhất về việc chống chuyển giá Mỹ ban
hành đạo luật IRS Sex. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở
cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời là cổ vũ
cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận.
Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá:
Phạt chuyển giá trong giao dịch: là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong
giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà
hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát
sinh
+ Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho

trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so
với mức mà IRS Sec 482 xác định được.


+ Với tổng mức sai phạm trọng yếu: Mức phạt chuyển giá 40% danh cho trường
hợp cso sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với
mức mà IRS Sec 482 xác định được.
- Phạt bổ sung: Phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau
khi tính theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước.
+ Phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần
thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD
hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp.
+ Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần
thu nhập tăng thêm vướt qua mức thấp nhất trong hai mức sau: 20 triệu USD
hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp


Chuyển giá tại Nga

Nền kinh tế Nga trong thời gian vừa qua cũng đã đón nhận lượng vốn FDI đáng kể và
tình hình chuyển giá cũng diễn ra phức tạp. Những năm 1990, do sự thiếu hụt lượng
vốn FDI vào những lĩnh vực thiết yếu, chính phủ Nga chủ trương cải cách nền kinh tế
theo hướng kinh tế thị trường phi tập trung, định giá thấp đồng nội tệ, tư hữu hóa và
liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài (Vasilyev, 2000).
Đồng thời, Chính phủ Nga cũng đề ra hàng loạt chính sách ưu đãi thu hút FDI như giảm
thuế thu nhập cho chi nhánh công ty đa quốc gia, thiết lập hàng loạt các khu vực miễn
hoặc ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI. Tận dụng ưu đãi này, các chi nhánh công ty đa
quốc gia tại Nga thường xuyên thực hiện các giao dịch chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi
ích thông qua giảm thiểu số thuế phải nộp.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dầu thô tại đây cũng là lĩnh vực đối mặt với nhiều

nghi vấn chuyển giá.
Tập đoàn Dầu mỏ Yukos là một điển hình về chuyển giá đã bị Chính phủ Nga xử lý năm
2012. Công ty này đã thành lập hàng loạt các công ty liên kết tại Thụy Sĩ, Gibraltar,
Panama để thực hiện các thủ thuật chuyển giá, qua đó, đã giảm 210 tỷ rúp doanh thu
tại Nga trong năm 2000. Theo Chính phủ Nga, Yukos đã bán dầu thô thấp hơn giá thị
trường cho các công ty liên kết trên (được đặt tại vùng thuế ưu đãi).
Các công ty này lại bán lại dầu cho thị trường Nga và nước ngoài theo mức giá thị
trường. Tập đoàn Yukos kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động và tài chính của các công ty
liên kết thông qua vị trí của giám đốc, quyền hạn của luật sư và các thỏa thuận với
công ty liên kết mà theo đó Yukos đã tổ chức mua bán, vận chuyển, chế biến và giao
hàng. Hầu hết các giao dịch của công ty liên kết này đều đã được thực hiện với các chi
nhánh của Yukos.
Theo báo cáo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, tăng trưởng GDP của Nga luôn phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn thu thừ xuất khẩu dầu mỏ. Trước tình hình chuyển giá diễn ra
phức tạp, Luật Thuế 2012 của Nga ra đời và có hiệu lực với nhiều điểm mới nhằm
mục đích đưa các giao dịch có nghi vấn chuyển giá vào diện kiểm soát và thực hiện xét
xử các gian lận chuyển giá khi có đầy đủ các bằng chứng. Tuy nhiên, số lượng các vụ
chuyển giá bị xét xử cho đến nay vẫn còn hạn chế.


Để đối phó với tình trạng chuyển giá, Chính phủ Nga đã đề ra hàng loạt giải pháp liên
quan đến cả hành lang pháp lý cho kiểm soát chuyển giá và việc thực thi các hoạt động
thanh tra, kiểm tra và xử lý của các nhà chức trách đối với các doanh nghiệp bị nghi ngờ
có hành vi chuyển giá. Ví dụ như đưa các qui định về chống chuyển giá vào luật,mở
rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc xác định giá chuyển giao, áp dụng nguyên lý “chiều
dài cánh tay” để xác định giá tính thuế cho các giao dịch chuyển giao của công ty đa
quốc gia,..


Một số nước khác trên thế giới



Tại Ấn Độ đã sửa đôỉ quy định về các biện pháp chông
́ chuyển giá gồm:
Thực hiện cơ chế thỏa thuân
̣ giá trước APA về phương pháp xác định giá
tính thuế; Áp dụng chế tài xử phạt năng
̣ đôí với những doanh nghiệp
không cung cấp các thông tin hay tài liệu về các giao dịch kinh tế khi cơ
quan thuế yêu cầu; Quy định mức giá/lợi nhuân
̣ để xác định giá thị
trường của sản phẩm; Đưa ra những cách thức nhằm hình thành hệ
thông
́ số liệu theo chuỗi các năm để so sánh, đôí chiếu. Đôí với các khoản
phát hiện, mức phạt khoảng 2% tính trên giá trị hợp đồng đôí với môṭ số
sai sót cụ thể như không lưu trữ đầy đủ hồ sơ, lâp
̣ hồ sơ không chính
xác…



Trong khi đó tại Indonesia, áp dụng biện pháp ngăn chăn
̣ hoạt đông
̣
chuyển giá căn bản nhất tại quôć gia thực hiện theo hướng dẫn của
OECD như so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra,
phương pháp công
̣ chi phí vào giá vôn.
́




Indonesia áp dụng mức phạt 2%/tháng tính trên số thuế nôp
̣ thiếu bị
phát hiện do gian lân
̣ qua chuyển giá, mức này sẽ tăng thêm 50% nếu các
kiến nghị phản đôí bị xác định là sai, và tăng thêm 100% nếu kết quả
kháng cáo vẫn được xác định là sai. Thu hẹp các ưu đãi về thuế, hoàn
thiện hệ thông
́ thông tin, dữ liệu về người, doanh nghiệp nôp
̣ thuế để từ
đó theo dõi sát sao những thay đôỉ về doanh thu, lợi nhuân
̣ của các doanh
nghiệp.
Tại Malaysia đã luâṭ hóa bằng các quy định cụ thể về việc ban hành hai
tờ khai về chuyển giá, trong đó môṭ tờ khai dành cho các doanh nghiệp
nước ngoài và môṭ tờ khai dành cho các doanh nghiệp trong nước. Trên
cơ sở thông tin kê khai, Cục Thuế quôć gia này sẽ xem xét, rà soát liệu có
nên thanh tra doanh nghiệp đó hay không. Điểm nhấn đáng quan tâm
nhất trong quy định này là Cục Thuế Malaysia muôn
́ thấy ở tờ khai này
những thông tin về cấu trúc của tâp
̣ đoàn, những chi phí mà công ty phải
trả như chi phí bản quyền, chi phí quản lý doanh nghiệp, những bằng
chứng chứng minh doanh nghiệp có hưởng những dịch vụ đó và trả đúng
với những dịch vụ mà doanh nghiệp đã hưởng hay không.






Môṭ số nước khác như Tunisia, Pháp, Brazil… ban hành danh sách các
thiên đường thuế, đồng thời đưa ra những chính sách nhằm hạn chế việc
chuyển giá của các công ty đa quôć gia có trụ sở tại các thiên đường thuế.
Trong đó, Tunisia áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
đôí với các đôí tượng không cư trú tại Tunisia nhưng là đôí tượng cư trú
tại các thiên đường thuế là 25%, cao hơn so với mức áp dụng với các


nước khác (15%). Để phù hợp với xu hướng các nước ngày càng giảm
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, Brazil quy định những quôć gia
có mức thuế suất thấp hơn 17% sẽ được coi là thiên đường thuế, thay vì
quy định dưới 20% như trước đây.
C. Tình hình chuyển giá tại Việt Nam
Những nước phát triển như Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức chuyển giá hơn
các nước phát triển là do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, nên không tạo được một cơ chế
vừa khuyến khích tuân thủ thuế, vừa tạo sự chặt chẽ trong quy trình pháp lý để đấu tranh với
hoạt động chuyển giá.
a. Chuyển giá doanh nghiệp FDI
Theo báo cáo gần đây nhất năm vào đầu năm 2018 của VCCI, có đến 37,9% doanh
nghiệp FDI báo cáo lỗ trong năm 2017, trong giai đoạn 2015-2017, có khoảng 50%
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở Việt
Nam kê khai lỗ, (tại thành phố Hồ Chí Minh có tới gần 60% trong số trên 3.500 DN FDI
thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm; Tương tự tại tỉnh Lâm Đồng với 104/111 DN
FDI báo cáo lỗ liên tục; tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự
án FDI, cũng có đến 50% DN FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 đến nay) trong đó có nhiều
doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền. Mặc dù kê khai lỗ liên tục, song nhi ều doanh
nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất
Điển hình như một số DN:






Metro Việt Nam, đơn vị này bắt đầu kinh doanh từ ngày 28/3/2002. Tuy nhiên, từ năm
2002 đến 2013 đã kê khai lỗ với tổng số tiền 1.657 tỷ đồng và chỉ duy nhất 1 năm lãi
173 tỷ đồng. Mặc dù đã được thanh tra nhiều lần, song chỉ sau khi Metro công bố
thương vụ bán hệ thống của mình tại Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của
Thái Lan, với giá trị lên tới 879 triệu USD vào năm trước, gấp gần 3 lần tổng vốn đầu
tư thì nghi vấn chuyển giá của tập đoàn này mới được đặt ra đối với các cơ quan chức
năng. Sau khi thực hiện thanh tra năm 2014, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Metro điều
chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế tổng cộng 507 tỷ đồng.
Coca-Cola, theo Cục thuế TP.HCM, từ khi bắt đầu hoạt động ở Việt Nam năm 1992,
công ty này liên tục báo lỗ cho đến cuối năm 2012.Việc thua lỗ của Coca-Cola Việt
Nam không phải do tăng trưởng doanh số yếu, thực tế sản lượng của công ty vẫn tăng
trưởng trên 25% mỗi năm.Đến thời điểm tháng 12/2012, tổng số lỗ lũy kế của CocaCola Việt Nam lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ
đồng.Như vậy, về mặt kỹ thuật, lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đã phải phá sản. Tuy nhiên,
thay vì đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt động, năm 2014 Coca-Cola tiếp tục đầu tư
thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh ở Việt Nam. Điều này đặt ra cho các cơ
quan thuế Việt Nam về nghi án chuyển giá của công ty này. Tuy nhiên, bằng chứng để
chứng minh Coca-Cola Việt Nam chuyển giá là rất yếu. Sau nhiều nỗ lực đấu tranh
của phía Việt Nam, đến năm 2013 Coca-Cola Việt Nam đã bắt đầu báo lãi và nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam.


Những dấu hiệu của chuyển giá thì dễ nhận biết, nhưng để kết luận được và đưa ra quyết định
có tính chất pháp lý thì không đơn giản chút nào, vì nói chung còn thiếu thông tin từ thị
trường bên ngoài để biết được giao dịch hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có sát với thị
trường hay không?
b. Chuyển giá doanh nghiệp trong nước

Không chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà ngay cả các doanh nghiệp
trong nước cũng tìm cách chuyển giá để trốn thuế.Phương thức của các doanh nghiệp trong
nước là chuyển lợi nhuận về doanh nghiệp ở vùng chịu thuế thấp để đóng thuế thấp hơn. “Ở
Việt Nam, các vùng khác nhau có chính sách ưu đãi thuế khác nhau( nhằm thu hút đầu tư FDI
về khu vực mình ). Các doanh nghiệp đã tận dụng đặc điểm này để chuyển giá”
Theo số liệu thống kê của Cục Thuế cho thấy, năm 2009 có đến gần 50% doanh nghiệp trong
nước kê khai lỗ. Cục Thuế rà soát, phân loại và thấy rằng rất nhiều trong số này là lỗ không
bình thường.

Để hạn chế tình trạng chuyển giá , VN áp dụng phương pháp định giá (APA- cơ chế thoả
thuận trước về xác định giá). Biện pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại châu Âu và nhiều
nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia,... Tại Việt Nam, theo
quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý Thuế, từ 1/7/2013 cơ quan
thuế được phép áp APA. Theo cơ chế này, DN đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp
tính giá hoặc mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước
khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết
hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận
thuế. Về lý thuyết, APA có thể giúp giảm bớt tình trạng khai gian giá và điệp khúc “lỗ giả, lãi
thật” mà dư luận đã nhắc tới ở nhiều DN. Tuy nhiên, chưa chắc DN có vốn nước ngoài đã tự
nguyện làm APA. Bởi APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, cơ quan thuế không thể ép
DN phải thực hiện. Cơ quan thuế cần có cơ chế khuyến khích các DN có giao dịch liên kết áp
dụng APA để tránh thanh tra về chuyển giá. Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban hành hướng dẫn
về APA và đã có một số DN xin áp dụng.



×