Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đánh giá cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi FTA Việt Nam EU được ký kết và đưa ra những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.11 KB, 38 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
-------o0o-------

BÀI TẬP LỚN
Đề tài:
Đánh giá cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt
Nam khi FTA Việt Nam - EU được ký kết và đưa ra những lưu ý
đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường EU.
Sinh viên thực hiện:

Đỗ Phương Anh
Nguyễn Hoàng Phương Dung
Phan Thị Thu Hà
Vũ Thị Hồng
Toản Thị Hồng Linh

Lớp:

Kinh tế quốc tế 57B

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Bích Ngọc

HÀ NỘI – 11/2018
2




MỤC LỤC


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Thành viên
Đỗ Phương Anh
Nguyễn Hoàng Phương Dung
Phan Thị Thu Hà
Vũ Thị Hồng
Toản Thị Hồng Linh

Nội dung công việc
Thách thức đối vơi doanh nghiệp Việt
Nam khi EVFTA được ký kết
Mở đầu, kết luận
Tổng quan về EVFTA
Tổng hợp và chỉnh sửa
Giải pháp cho doanh nghiệp khi xuất khẩu
hàng hóa sang EU
Bối cảnh thương mại và đầu tư VN - EU,
Cơ hội đối vơi doanh nghiệp Việt Nam khi
EVFTA được ký kết
Lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu
hàng hóa sang EU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Asean

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations

Nam Á

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVFTA

EU Vietnam free trade agreement

Hiệp đinh thương mại tự do
EU – Việt Nam

SPS

TBT

Sanitary


and

Phytosanitary Các biện pháp kiểm dịch

Measure

động, thực vật

Technical Barriers to Trade

Các rào cản kỹ thuật trong
thương mại

TPP

WTO

Trans-Pacific

Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Agreement

Bình Dương

World Trade Orgnization

Tổ chức Thương mại Thế giới



LỜI MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa lan nhanh, các quốc
gia đều thấy được lợi ích và tầm quan trọng của xu thế này và hầu như đều ủng hộ hội
nhập kinh tế quốc tế. Các quốc gia đứng trước làn sóng tham gia vào các tổ chức kinh
tế lớn hay ký kết các Hiệp định thương mại song phương hay đa phương được ký kết.
Trong hơn một thập kỷ qua, quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU
đã có những bước phát triển vượt bậc. Liên minh Châu Âu là một trong số các đối tác
hàng đầu của Việt Nam, hàng năm lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu giữa hai thị
trường là rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam và EU chưa ký kết FTA chính thức, điều này
tạo nên nhiều khó khăn và thiệt hại về lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư ở cả
hai thị trường.
Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam và EU kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA
vào tháng 12 năm 2015 vừa qua là một bước tiến quan trọng trong lộ trình tăng cường
quan hệ song phương toàn diện và sâu sắc, đặc biệt là quan hệ thương mại, đầu tư. Khi
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, các doanh nghiệp và thị
trường hai bên sẽ đạt được lợi ích tốt nhất, đặc biệt là phía Việt Nam.
Mặt khác, thực thi EVFTA thì Chính phủ và doanh nghiệp nước ta phải đối mặt
với cả cơ hội và thách thức mà thị trường EU mang lại.
Chính vì lý do đó nhóm em đã tìm hiểu và phân tích để “Đánh giá cơ hội và
thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi FTA Việt Nam - EU được ký kết và
đưa ra những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường EU”.

1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, bối cảnh, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU và giới thiệu về
EVFTA.

Thứ hai, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi EVFTA ký kết.
Thứ ba, một số lưu ý và giải pháp khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang EU
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
6


a. Đối tượng

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi EVFTA ký kết.
b. Phạm vi

Nghiên cứu quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam - EU và ảnh hưởng của
EVFTA đến doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp cho đến 2020, tầm nhìn
2030.
3. Bố cục

Bao gồm có 34 trang, chia làm 3 phần chính là phần lời mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận chung. Trong đó phần nội dung của đề án được kết cấu làm 3 chương
đó là:
Chương 1: Bối cảnh quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - EU và tổng quan về
EVFTA.
Chương 2: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi EVFTA được ký
kết
Chương 3: Một số lưu ý và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu
hàng hóa từ Việt Nam sang EU

7


CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT

NAM - EU, VÀ TỔNG QUAN VỀ EVFTA
1.1

Bối cảnh quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - EU
Quan hệ ngoại giao Việt Nam- EU được chính thức thiết lập từ năm 1990. Trải
qua gần 3 thập kỉ qua, quan hệ thương mại - đầu tư Việt Nam - EU đã có những bước
phát triển tích cực. Giá trị thương mại hai chiều đã tang khoảng 4,1 tỷ USD vào năm
2000 lên đến 50,5 tỷ USD vào năm 2017, đã đưa EU trở thành một trong những đối tác
thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu hàng hóa sang Eu đạt 38,3 tỷ
USD và nhập khẩu từ EU đạt 26,1 tỷ USD

Hình 1.1: Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân
thương mại giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2011-2017
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị
trường EU đạt 38,27 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 4,31 tỷ USD về số tuyệt
đối) so với một năm trước đó và chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

8


Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu
có xuất xứ từ khu vực thị trường này là 12,19 tỷ USD, tăng 9,4% và chiếm 5,7% tổng
kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giớ

Hình 1.2: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất 6 tháng 2018 và so với cùng kỳ 2017
6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang 10 đối tác thương mại lớn
nhất đạt 101,04 tỷ USD, chiếm 88% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Trong
đó, EU là thị trường đứng thứ 2 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 20,61 tỷ USD
chỉ đứng sau Hoa Kỳ với trị giá đạt 21,6 tỷ USD


9


Hình 1.3: 10 thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất 6 tháng đầu năm 2018 so
sánh với cùng kỳ 2017
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp hàng
hóa lớn nhất cho Việt Nam với hơn 30 tỷ USD, EU là thị trường đứng thứ 5 về về thị
trường nhập khẩu của Việt Nam với trị giá là 6,4 tỷ USD
Trong số các nước thành viên EU, Hà Lan là thị trường mà Việt Nam đạt được
mức thặng dư cán cân thương mại (nhập siêu với Việt Nam) lớn nhất với 6,44 tỷ USD;
tiếp theo là Anh: 4,68 tỷ USD, Áo: 3,40 tỷ USD, Đức: 3,16 tỷ USD, Tây Ban Nha: 2 tỷ
USD, Pháp: gần 2 tỷ USD…Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Ireland và Phần Lan là
hai thị trường mà Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất, lần lượt đạt 1,27 tỷ USD
và 128 triệu USD…

10


Hình 1.4: Vị thế cán cân thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU
trong năm 2017
Như vậy EU là thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 500 triệu người, tổng GDP
lên tới 18000 tỷ USD chiếm khoảng 25% của toàn thế giới. Trong thời gian qua hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang tập trung nhiều ở một số nước như
Hà Lan, Anh, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Pháp.. đây là những thị trường lớn nhất của Việt
Nam trong EU cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào những
thị trường trên doanh nghiệp Việt Nam sẽ bỏ qua những thị trường còn lại. Điều này
cho thấy còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác trong thời gian tới
đặc biệt khi hiệp định EVFTA có hiệu lực
1.2
Tổng quan về EVFTA

1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA

Hiệp định EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và Hiệp định đã
được các bên ký tuyên bố kết thúc đàm phán vào ngày 02/12/2015. Hiện nay, thời
điểm ký kết chính thức Hiệp định chưa được xác định, tuy nhiên, hai bên thống nhất sẽ
nỗ lực hoàn tất các thủ tục cần thiết để Hiệp định có hiệu lực ngay từ đầu năm 2018.
11


EVFTA là một Hiệp định toàn diện thế hệ mới, và là FTA đầu tiên của EU với
một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Hiệp định đảm bảo lợi ích
cân bằng cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng lưu ý về chênh lệch về trình độ phát
triển giữa hai bên. Hiệp định gồm 17 chương 2 nghị định thư và một số biên bản ghi
nhớ kèm theo các nội dung chính là: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy
tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực
phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),
đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), phát
triển bền vững, các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực.
1.2.2. Nội dung chính

EVFTA là một FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết




















cao. Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm:
Thương mại hàng hóa, bao gồm:
+ các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) và
+ các biểu cam kết thuế quan cụ thể - gọi là cam kết mở cửa thị trường)
Quy tắc xuất xứ, bao gồm:
+ các nguyên tắc xác định xuất xứ chung
+ các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định
Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Phòng vệ thương mại
Cạnh tranh
Doanh nghiệp nhà nước
Mua sắm của Chính phủ
Sở hữu trí tuệ
Thương mại và phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động),
Di chuyển thể nhân
Minh bạch hóa
Thương mại điện tử

Hợp tác và xây dựng năng lực
Dưới đây là tóm lược một số vấn đề chính trong EVFTA:

1.2.2.1.

Thương mại hàng hóa
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa

12


EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của
Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào EU;
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số
dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào
EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: một số sản phẩm gạo, ngô
ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá
ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs)
với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

13


Bảng 1.1: Bảng tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng
hóa quan trọng của Việt Nam
Sản phẩm
Dệt may


Cam kết của EU
Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Lưu ý:
Quy tắc xuất xứ: phải sử dụng vải sản
xuất tại VN Đặc biệt: được phép sử
dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc
Giày dép
Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
viên)
Cá ngừ đóng hộp
Hạn ngạch thuế quan
Gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo Hạn ngạch thuế quan
thơm
Sản phẩm từ gạo
Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Ngô ngọt
Hạn ngạch thuế quan
Tinh bột sắn
Hạn ngạch thuế quan
Mật ong
Xóa bỏ thuế ngay
Đường và các sản phẩm chưa hàm Hạn ngạch thuế quan
lượng đường cao
Rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
hoa quả
Tỏi
Hạn ngạch thuế quan
Túi xách, vali
Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay

Sản phẩm nhựa
Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
Sản phẩm gốm sứ thủy tinh
Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
Nguồn: Ủy ban châu Âu Bộ Công Thương Việt Nam
Mặt khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực
cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế.
Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ
trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế
quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm
hàng hóa quan trọng của EU
Sản phẩm
Cam kết của Việt Nam
Hầu hết máy móc, thiết bị, đồ điện gia Xóa bỏ thuể quan ngay hoặc trong vòng
dụng
5 năm
Xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
cm3
14


Ô tô (trừ loại có dung tích xi-lanh lớn)
Ô tô có dung tích xi-lanh lớn (trên 3000
cm3 với loại dùng xăng hoặc trên 2500
cm3 với loại dùng diesel)
Phụ tùng ô tô
Dược phẩm
Vải dệt (textile fabric)
Hóa chất

Rượu vang, rượu mạnh, bia
Rượu và đồ uống có cồn
Thịt lợn đông lạnh
Thịt bò
Thịt gà
Các sản phẩm sữa
Thực phẩm chế biến

Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm
Xóa bỏ thuế trong vòng 9 năm

Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Khoảng một nửa số dòng thuế nhóm
dược phẩm sẽ được xóa bỏ thuế ngay,
phần còn lại trong vòng 7 năm
Xóa bỏ thuế ngay
Khoảng 70% số dòng thuế nhóm hóa
chất sẽ được xóa bỏ thuế ngay, phần còn
lại trong vòng 3, 5 hoặc 7 năm.
Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng10 năm
Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Xóa bỏ thuế trong vòng 3 năm
Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm
Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 5 năm
Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 7 năm
Nguồn: Ủy ban châu Âu Bộ Công Thương Việt Nam

Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trng các Hiệp
định FTA đã được ký cho đến nay.

1.2.2.2.

Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng
tới việc tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh
nghiệp hai bên, trong đó:
- Cam kết của EU cho Việt Nam: Cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương
đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây của EU
- Cam kết của Việt Nam cho EU: Cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và
ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam cho các đối tác khác
trong các đàm phán FTA hiện tại của Việt Nam (bao gồm cả TPP);
- Các cam kết về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp vẫn đang được hai bên
đàm phán (chưa kết thúc).
Một số cam kết mở cửa dịch vụ và đầu tư của Việt Nam cho EU trong
EVFTA
15


Về dịch vụ:
Các cam kết về mở cửa: Trong EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho
các nhà cung cấp dịch của EU so với trong WTO trong các lĩnh vực:
- Dịch vụ kinh doanh (business services)
- Dịch vụ môi trường
- Dịch vụ bưu chính và chuyển phát
- Ngân hàng
- Bảo hiểm
- Vận tải biển Việt Nam cũng cam kết một loạt các quy tắc ràng buộc liên quan
đến các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải biển và bưu chính.
Đặc biệt: EVFTA sẽ bao gồm một điều khoản cho phép các cam kết cao nhất của
Việt nam trong các FTA đang đàm phán tại thời điểm hiện tại sẽ được đưa vào trong

EVFTA.
Về đầu tư:
Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản
xuất như:
- Thực phẩm và đồ uống
- Phân bón và hợp chất nitơ
- Săm lốp
- Găng tay và sản phẩm nhựa
- Đồ gốm
- Vật liệu xây dựng Đối với ngành sản xuất máy móc, Việt Nam cam kết dỡ bỏ
các hạn chế đối với việc lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng
và đối với sản xuất xe đạp. Việt Nam cũng đưa ra một số cam kết về tái chế.
1.2.2.3.

Cam kết của hai Bên về hàng rào phi thuế quan
16


Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
- Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào
cản kỹ thuật (TBT) đối với thương mại của WTO, trong đó Việt Nam cam kết tăng
cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình.
- Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh
vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn đối với
ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực;
- Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản
phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở
một nước EU.

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)

Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều
kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật. Đặc biệt, Việt
Nam công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về SPS.
Các biện pháp phi thuế quan khác
Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan
khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan…) nhằm tạo
điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai Bên.
1.2.2.4.

Quy tắc xuất xứ
Hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc EU) nếu đáp ứng
được một trong các điều kiện sau:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất
khẩu;
- Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của
Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu sau:

17


+ Các nguyên tắc xác định xuất xứ chung: hàm lượng giá trị nội địa (LVC) không
dưới 40% hoặc thay đổi mã số hàng hoá ở cấp bốn 4 số (quy tắc chuyển đổi nhómCTH).
+ Các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định: Điều 5 Chương 4
của EVFTA đưa ra khái niệm “Sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến đầy đủ”. Theo
đó, các sản phẩm được xem như được sản xuất hoặc chế biến đầy đủ nếu đáp ứng được
Tiêu chí xác định xuất xứ đối với mặt hàng cụ thể (PSR) tại Phụ lục II
1.2.2.5.

Sở hữu trí tuệ
Phần sở hữu trí tuệ trong EVFTA gồm các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng

chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý... Về cơ bản, các cam kết về sở
hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28
thành viên) và EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm. EU cam kết sẽ tạo khung pháp lý hoàn
chỉnh để thúc đẩy các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng từ Việt Nam điển hình như
trà Mộc Châu hay cà phê Buôn Ma Thuộc.

1.2.2.6.

Mua sắm của Chính phủ
- Hiệp định EVFTA bao gồm các nguyên tắc về mua sắm của Chính phủ (đấu
thầu công) tương đương với quy định của Hiệp định mua sắm của Chính phủ của
WTO (GPA).
- Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để
đăng tải thông tin đấu thầu…: Việt Nam sẽ thực hiện theo lộ trình; EU cũng cam kết
dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
- Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các
gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.

18


CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM KHI EVFTA ĐƯỢC KÍ KẾT
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được coi
là một trong những hiệp định đầu tư thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà Liên
minh châu Âu từng ký kết với một quốc gia đang phát triển. Sau Singapore, đây là
hiệp định thứ hai EU ký kết trong khu vực ASEAN và được kỳ vọng sẽ tăng cường
mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU.. Sau khi hiệp định đi vào thực thi,

các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số
khoảng 508 triệu người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 18.000 tỷ USD
( 25% GDP toàn cầu )
2.1.
Cơ hội
2.1.1. Về xuất khẩu:

EVFTA sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại nhờ lộ trình giảm thuế quan và các
cam kết mạnh mẽ từ hai nước. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang EU.
Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với
99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với
khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch
thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ
hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng
hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát,
gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế
hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản
phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
19


- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng
hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi

xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: Về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế
quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Ngay từ trước khi EVFTA được ký kết, EU đã là đối tác thương mại lớn thứ 3 và
là một trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại
song phương đạt 50,4 tỷ USD trong năm 2017. Khi EVFTA chính thức được thiết lập,
hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường EU sẽ được lợi lớn về mặt thuế suất, góp phần
làm tăng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam tại EU. Có thể thấy, gỡ bỏ các hàng rào
thuế quan trong thương mại với EU đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, một phần vì
EU là thị trường đa dạng và rộng lớn, song mặt khác cũng bởi đặc điểm nổi bật trong
cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh
tranh đối đầu trực tiếp.
Theo các chuyên gia thương mại, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn
99% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất
khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể
cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể. Đặc biệt, đối với các mặt
hàng trước đây Việt Nam chưa thể xuất khẩu do hàng rào thuế quan còn cao, giờ cũng
sẽ có thể tiếp cận được thị trường EU với giá cả cạnh tranh hơn.
Một nghiên cứu do các chuyên gia quốc tế thực hiện mới đây cho thấy, FTA giữa
Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân từ 4-6%/năm
trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Chẳng hạn như FTA với EU có hiệu lực vào năm 2019, xuất khẩu vào EU sẽ tăng
thêm được 16 tỷ USD ngay trong 1-2 năm đầu tiên so với trường hợp không có FTA.
Tới năm 2028 sẽ tăng thêm tới 75-76 tỷ USD so với trường hợp không có FTA.
Riêng với dệt may, hiệp định có thể giúp xuất khẩu tăng thêm được 1,54 tỷ USD
vào năm 2023 và 5,82 tỷ USD vào năm 2028 so với trường hợp không có FTA.

20


Theo tính toán, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ nhận được tác

động lớn từ hiệp định này. Dự kiến, tăng trưởng xuất khẩu sẽ tăng từ 4-6%, các ngành
kinh tế tăng thêm 19 tỷ USD năm 2019 và đến năm 2028 tăng 70 tỷ USD.
Không những thế, lợi ích lớn là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu kinh tế với
EU có tính bổ trợ chứ không cạnh tranh trực tiếp nên thuận lợi là rất lớn từ hiệp định
này, nếu các doanh nghiệp biết cách khai thác, tổ chức sản xuất đảm bảo lợi ích hợp
tác.
2.1.2. Về nhập khẩu:

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu
nhập khẩu từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn
máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu sẽ tạo ra một sức ép
cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
2.1.3. Về đầu tư:

Hiệp định EVFTA hướng tới tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh minh
bạch, thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp của hai bên. Để
thực hiện hóa mục tiêu này, Việt Nam và EU đã đi xa hơn cam kết về dịch vụ và đầu tư
mà mỗi bên phải thực hiện trong khuôn khổ WTO.
Việt Nam và EU cam kết các nghĩa vụ chung về thương mại dịch vụ và đầu tư
trong khuôn khổ hiệp định EVFTA bao gồm: Tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia, đối
xử tối huệ quốc, bảo hộ đầu tư, giải quyết tranh chấp trong đầu tư. Trong đó:
- Nội dung bảo hộ: Hai bên sẽ dành sự đối xử công bằng, bình đằng, bảo hộ an
toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau, cụ thể : cam kết bồi thường
thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc
của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, … đồng thời áp
dụng các quy định chặt chẽ trong trường hợp tước quyền sở hữu của nhà đầu tư ( đi
kèm với quy định về bồi thường ) để tạo sự tin cậy, an tâm cho các nhà đầu tư. Các nhà
đầu tư cũng được phép chuyển tiền, thế quyền theo quy định của Hiệp định.


21


- Giải quyết tranh chấp trong đầu tư:
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa nhà nước và nhà đầu tư, hai bên
thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách có thiện chí thông qua đàm phán và
hòa giải
Các cam kết liên quan đến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm chính
phủm bảo hộ sở hữu trí tuệ… cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường
của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể cân bằng. Mặt khác các cam kết này cũng đòi hỏi
Việt Nam điều chỉnh một số quy định pháp luật trong nước. Tuy nhiên, về cơ bản việc
điều chỉnh này phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, đổi mới mô hình tang trưởng,
nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam về lâu dài sẽ mang lại tác động tích cực
đến quá trình phát triển của đất nước
2.1.4.

Về môi trường kinh doanh:
Việc thiết lập FTA với EU góp phần vào quá trình tạo ra môi trường kinh doanh,
đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn, từ đó sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ EU và các nước
khác vào Việt Nam.
Việt Nam và EU cam kết một môi trường thuận lợi, trong đó có nhiều nội dung
cởi mở hơn tiêu chuẩn của WTO. Các lĩnh vực được ưu tiên gồm một số dịch vụ
chuyên môn, tài chính, viễn thông, vận tải, phân phối… với các điều kiện bảo hộ song
phương quy mô đối xử quốc gia. Điều này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội hấp dẫn hơn cho
thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam
2.2. Thách thức

2.2.1.

Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa.

2.2.1.1. Tại thị trường Việt Nam
Đây là thực tế không tránh khỏi khi hàng hóa, dịch vụ và các nhà đầu tư, nhà

thầu Châu Âu vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ cũng như các
doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm tích cực đầu tiên là sau 20 năm Việt Nam tham gia vào quá trình
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, doanh nghiệp của Việt Nam đã không còn ở thế bị
22


động đối phó với cạnh tranh như những ngày đầu mở cửa, mặc dù sự chuẩn bị của mỗi
doanh nghiệp còn khác nhau. Điểm tích cực thứ hai là dự kiến sức ép cạnh tranh từ
hàng hóa, dịch vụ của EU sẽ không gay gắt như đối với một số đối tác khác do về cơ
bản, cơ cấu thương mại của Việt Nam với EU mang tính bổ trợ nhau nhiều hơn (Việt
Nam xuất khẩu sang EU các mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu từ EU các mặt hàng
Việt Nam cần làm đầu vào cho sản xuât; các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chất
lượng cao mà Việt Nam chưa/không sản xuất được trong nước,…). Do đó trừ một số ít
sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này chỉ mang tính cục bộ, ngắn hạn và quy
mô không đáng kể.
Khi kí kết Hiệp định FTA với EU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép
cạnh tranh lớn trên sân nhà. Các hàng hóa của EU khi đi vào Việt Nam sẽ dễ dàng hơn
và sẽ rẻ hơn (do không phải chịu thuế nhập khẩu), đồng thời các doanh nghiệp từ EU
có thể dễ dàng thành lập các doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài hoạt động ở Việt
Nam và tham gia vào các lĩnh vực hiện nay Việt Nam chưa có thế mạnh hơn đang
trong giai đoạn phát triển ban đầu như ngành logistic, cảng biển, một số mặt hàng tiêu
dùng. Với kinh nghiệm quản lý, chất lượng vượt trội hơn hẳn của các doanh nghiệp
EU, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam chịu lép vế là khá rõ ràng.
Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần xác định rõ cạnh tranh là không thể tránh
khỏi. Ở góc độ quốc gia, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã khẳng định chủ trương tích
cực, chủ động hội nhập quốc tế. Nói cách khác, đây là con đường sớm hay muộn Việt

Nam cũng phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Ở
góc độ doanh nghiệp, một mặt cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu
kém, nhất là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh
nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu. Mặt khác, cạnh tranh mang lại
động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Khi đã xác định được vấn đề này, mỗi doanh nghiệp chắc chắn sẽ lưu ý xây
dựng kế hoạch phù hợp với linh vực hoạt động, quy mô, năng lực của mình để đối phó
với thách thức.
2.2.1.2. Tại thị trường Châu Âu.
23


Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu, không chỉ gặp
khó khăn do các tiêu chuẩn, quy định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp đối tác khác của EU; chúng ta cũng gặp phải sức ép cạnh
tranh mạnh mẽ từ trong thị trường Liên minh khu vực này, đặc biệt là đối với các sản
phẩm thực phẩm như hàng nông sản (rau, củ, quả, thịt…).

Nguồn: Eurostat[2]
Hình 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người của EU tính theo
giá hiện hành từ năm 2006 đến 2016
Hình 2.3 cho thấy tổng sản phẩm GDP/người của EU trong giai đoạn 10 năm
(2006-2016). Lượng GDP trung bình ở châu Âu trong 10 năm là trên 25000
EUR/người, đến năm 2016 con số này đã lên tới mức cao nhất trong mười năm là
29000 EUR/người.
Như vậy, có thể thấy rằng số lượng hàng hóa xuất xứ từ các nước thành viên
EU là một con số khổng lồ (chiếm 15% thương mại hàng hóa thế giới) và những giao
dịch thương mại nội khối diễn ra nhiều hơn nhiều so với hoạt động thương mại ngoài
khối.

Số liệu thống kê năm 2017 (hình 2.4), thương mại hàng hoá giữa các nước
thành viên EU (thương mại nội khối EU) đã được đánh giá - về mặt xuất khẩu - với
mức 3.347 tỷ EUR. Con số này cao hơn 78% so với mức xuất khẩu của EU-28 đến các
nước không phải là thành viên trong số 1.879 tỷ EUR (thương mại ngoài EU). Số liệu
trên nêu rõ hầu hết lượng hàng hóa sản xuất được trong khu vực châu Âu được tiêu
24


dùng trong nội địa. Mặt khác, nhiều cuộc khảo sát cho thấy người dân châu Âu ưa
chuộng hàng hóa xuất xứ EU hơn hàng hóa nước ngoài.
Thật vậy, thực tế là thương mại nội khối giữa EU (xuất khẩu và nhập khẩu kết
hợp) cao hơn thương mại ngoài EU (xuất khẩu và nhập khẩu kết hợp) cho mỗi nước
thành viên EU, khi mằ trung bình lượng hàng hóa lưu thông nội địa khu vực cao gần
gấp 2 lần so với số lượng hàng hóa buôn bán ngoài khối EU.

Nội khối
EU

Ngoại
khối EU

Nguồn: Eurostat[3]
Hình 2.2: Thương mại hàng hóa nội khối và ngoại khối của EU năm 2017
2.2.2.

Đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định
Như đã giới thiệu, Hiệp định EVFTA hướng tới mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu

lên tới gần 100% biểu thuế và kim ngạch thương mại của hai bên. Tuy nhiên, để được
hưởng mức ưu đãi thuế quan lý tưởng này, yếu tố then chốt là hàng hóa phải đáp ứng

được quy tắc xuất xứ mà Việt Nam và EU đã thống nhất trong Hiệp định.
Muốn xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định
về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công nghệ. Điều này sẽ khiến cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ
thuật và tài chính hạn chế, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Châu Âu lại rất có kinh nghiệm, có uy tín và lợi thế cả
về công nghệ lẫn quản lý trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể
thành lập được các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu hoặc tự thành lập ngành công
25


×