Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa nghỉ dưỡng quốc tế phương đông tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 213 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


DỰ ÁN ĐẦU TƯ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA – NGHỈ DƯỠNG
QUỐC TẾ PHƯƠNG ĐÔNG

Địa điểm: Đại lộ Bạch Đằng, khóm Nhà Mát, P. Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Quốc tế Phương Đông

----Tháng 1/ năm 2018-----


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA – NGHỈ DƯỠNG
QUỐC TẾ PHƯƠNG ĐÔNG
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ
PHƯƠNG ĐÔNG.
Giám đốc

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT


P. Tổng Giám đốc

NGUYỄN VĂN HẢI

NGUYỄN BÌNH MINH

2


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ......................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư. ......................................................................... 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ................................................................. 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ............................................................... 5
1.
Tình hình khám chữa bệnh ở địa phương và khả năng đáp ứng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. ......................................................................... 6
2.
Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của du khách. ...................... 7
IV. Các căn cứ pháp lý................................................................................ 8
V. Mục tiêu dự án. ....................................................................................... 9
V.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 9
V.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................. 10
Chương II ........................................................................................................... 11
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................... 11
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ............................. 11
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. ......................................... 11

I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. .............................................................. 12
II. Quy mô sản xuất của dự án................................................................. 17
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường ............................................................. 17
1. Dự báo dân số và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh Bạc Liêu
đến năm 2015 - 2020: ........................................................................................ 17
2. Nhu cầu du lịch y tế............................................................................... 18
II.2. Quy mô đầu tư của dự án. ................................................................. 19
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ............................... 22
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. . 22
Chương III ......................................................................................................... 24
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................... 24
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .............................. 24
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ........................ 25
Chương IV.......................................................................................................... 36
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 36
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ
sở hạ tầng. .......................................................................................................... 36
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ....................................................... 36
I.2. Phương án tái định cư......................................................................... 36
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ......................... 36
II. Các phương án xây dựng công trình. ................................................. 36
III. Phương án tổ chức thực hiện............................................................. 49
1. Phương án quản lý, khai thác. .............................................................. 49
2. Nhiệm vụ. ................................................................................................ 50
3


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.


IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.51
ChươngV ............................................................................................................ 51
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG ................................. 52
I. Đánh giá tác động môi trường.............................................................. 52
I.1. Giới thiệu chung. ................................................................................. 52
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ................................ 52
II.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng. ................................................. 53
II.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành. ................................ 55
III. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường. ................. 58
III.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công. ......................... 58
III.2. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành........................ 59
IV. Kết luận................................................................................................ 64
Chương VI.......................................................................................................... 65
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 65
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .......................................... 65
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ. ............... 67
III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án. ................................. 73
1.
Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ............................................ 73
2.
Phương án vay. ................................................................................. 74
3.
Các thông số tài chính của dự án.................................................... 75
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. ................................................................ 75
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ....................... 75
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ............... 75
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ........................ 76
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). .................................. 76

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77
I. Kết luận. ................................................................................................. 77
II. Đề xuất và kiến nghị. ........................................................................... 77
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁNError! Bookmark

4


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.

CHƯƠNG I.
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHƯƠNG ĐÔNG.
Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: PHUONG DONG
INTERNATIONAL CORPORATION.
Tên viết tắt: PDI CORP.
Giấy phép kinh doanh số: 1900453861 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh
Bạc Liêu cấp ngày 02 tháng 03 năm 2011 (lần đầu).
Địa chỉ: Số 20, Văn Tiến Dũng, Phường 01, Thành Phố Bạc Liêu, Tỉnh
Bạc Liêu.
Điện thoại: +84 781 3 969909 ; Fax: +84 781 3 923514
Email:
M số thuế: 1900453861.
Người đại diện pháp luật Công ty: Ông Nguyễn Văn Hải.
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
Địa điểm thực hiện dự án : Đại lộ Bạch Đằng, khóm Nhà Mát, P. Nhà Mát,
TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án

:

5.605.306.449.000 đồng. Trong đó:

Vốn tự có

:

840.795.967.000 đồng.

Vốn vay ( huy động)

:

4.764.510.481.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Theo thông tin từ hãng nghiên cứu thị trường Business International
Monitor, tổng chi tiêu y tế của hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện chiếm đến 5,8%
5


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
GDP, cao nhất ASEAN và sẽ đạt đến con số 24 tỉ USD vào năm 2020 nhờ lộ
trình xã hội hóa y tế mà Chính phủ đang tiến hành.
Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực đặc thù, nơi mà người dân không muốn đặt

cược rủi ro sức khỏe của mình vào các bệnh viện mới, ít tên tuổi. Niềm tin vào
chất lượng của các bệnh viện trong nước (kể cả công và tư) vẫn còn rất thấp, góp
phần giải thích con số 1-2 tỉ USD chảy ra nước ngoài mỗi năm khi người Việt
xuất ngoại chữa bệnh.
1. Tình hình khám chữa bệnh ở địa phương và khả năng đáp ứng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc
Việt Nam, có diện tích tự nhiên 2585,3 km². Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu
Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía
Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối
với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.
Hiện nay, toàn tỉnh có 107 cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân, trong đó có 75 cơ sở khám, chữa bệnh có giường bệnh với tổng số
giường là 1820, tuyến tỉnh có 12 bệnh viện. Nhìn chung, đối với bệnh viện cấp
tỉnh thì ngày càng quá tải, đối với các bệnh viện cấp huyện thì điều kiện cơ sở
vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh như hiện nay chưa đáp ứng được nhu
cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân địa phương và các vùng lân
cận, nhất là đối với lực lượng chuyên gia người nước ngoài đang làm việc tại địa
phương. Từ đó tạo áp lực cho ngành y tế, đòi hỏi ngân sách nhà nước phải đầu
tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân và chuyên gia nước ngoài ngày một cao hơn. Tuy nhiên ngân sách nhà nước
có hạn, không thể đáp ứng được mọi nhu cầu, chính vì vậy Chính phủ đã ban
hành Nghị định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao nhằm khuyến khích mọi
thành phần kinh tế đầu tư, góp vốn nâng cao nhu cầu đời sống của nhân dân.
Các Bệnh viện tư ở Việt Nam hiện mới chỉ chiếm khoảng 3,5% trong tổng số
bệnh viện và chỉ chiếm khoảng 2,2% tổng số giường bệnh vì qui mô còn rất nhỏ.
Trong khi đó số bệnh viện tư ở Thái Lan chiếm tới gần 30% và chiếm khoảng
22,5% trong tổng số giường bệnh, ở Philippin các tỷ lệ này là 67% và 50%;
Indonesia: 42% và 32%; Malaysia: 62% và 16,4%; Korea: 95% và 76,8%.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, chúng tôi đã mạnh dạn
đầu tư vào lĩnh vực y tế, để có điều kiện sinh lời hợp pháp từ nguồn vốn sẵn có,
6


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
đồng thời góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước phải đầu tư,
góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tốt hơn. Qua đó tạo điều
kiện cho nhân dân có cuộc sống khỏe mạnh, không ngừng tăng gia sản xuất, tạo
nhiều của cải vật chất cho xã hội. Từ những vấn đề trên cho thấy việc đầu tư
Bệnh viện Đa Khoa là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo vệ sức khỏe con người hiện tại cũng như tương lai.
2. Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của du khách.
Với hai vùng “ngọt” “mặn” rõ ràng, lại có bờ biển đẹp, rừng ngập mặn
xanh tươi, được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa, sự kết hợp hài hòa, phong
phú về bản sắc văn hóa của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, Bạc Liêu đang nỗ
lực để trở thành địa chỉ đỏ thu hút đầu tư vào du lịch. Năm 2016, Bạc Liêu đón
hơn 1,2 triệu lượt khách du lịch tới tham quan, đạt 100% kế hoạch; trong đó có
38.000 lượt khách quốc tế, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Đã 10 năm kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam, khái niệm Du lịch Chữa bệnh
(Medical Tourism) dường như chỉ diễn ra theo một chiều: Người Việt ra nước
ngoài du lịch kết hợp chữa bệnh. Phát huy lợi thế là tỉnh du lịch, vì vậy không
chỉ làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân trên địa bàn, mà
vào dịch vụ khám, chữa bệnh phục vụ du khách cần được phát triển...Dự báo
khả năng phát triển như hiện nay của địa phương cùng với hiện trạng trong lĩnh
vực quan tâm của dự án, có thể thấy việc xây dựng bệnh viện Điều dưỡng Quốc
tế là rất phù hợp với xu hướng nghỉ dưỡng ngày càng được mở rộng, đánh thức
tiềm năng của du lịch chữa bệnh thành phố Bạc Liêu nói riêng và tỉnh Bạc Liêu
nói chung.
Công trình hình thành tạo điều kiện cho nhân dân địa phương cũng như là

khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài được quyền lựa chọn các loại
hình chăm sóc sức khỏe cho mình, cung cấp được các dịch vụ y tế chất lượng
cao theo nhu cầu mà hiện nay xã hội rất cần và quan tâm. Ngoài ra công trình
còn góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển y tế, đa dạng hóa các loại
hình khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.
Trước tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư
“Xây dựng Bệnh viện Đa khoa- Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông”nhằm
cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh và nghĩ dưỡng để đáp ứng nhu cầu của người
dân trong tỉnh cũng như du khách trong và ngoài nước.

7


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý

chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính Phủ về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính Phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Nghị định 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
8


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
Quyết định số 1976/QĐ-TTg Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 221/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;
Quyết định số 2114/QĐ- UBND của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu ngày
30 tháng 8 năm 2010 về việc quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Bạc
Liêu giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020;
Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y Tế hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật
Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày
14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với
người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Kiện toàn, phát triển tổ chức mạng lưới, cơ sở vật chất, trang thiết bị của
bệnh viên đa khoa tỉnh Bạc Liêu; Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật của
bệnh viện Bạc Liêu nhằm chăm lo sức khoẻ của nhân dân; đủ khả năng phát
hiện, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh
dưỡng cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống bệnh nghề nghiệp,
tai nạn thương tích, các bệnh liên quan đến môi trường, trường học, ... chỉ đạo
có hiệu quả tuyến xã, phường, thị trấn...
-Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, chúng tôi luôn hướng
đến mục tiêu trở thành một tổ chức chăm lo tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng. Để
thống nhất và định hướng cho mọi hoạt động, chúng tôi có một sứ mạng, chiến
lược và quan điểm rõ ràng, cụ thể để toàn bộ đội ngũ y bác sĩ, cán bộ công nhân
viên cùng làm việc, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
9


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
+
Tầm nhìn: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của y khoa, chúng tôi sẽ
không ngừng học hỏi để cung cấp những dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh

nhân.
+
Chiến lược: Đa phương thức và đa dạng hóa dịch vụ y tế trong toàn hệ
thống Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông. Đồng thời phân
công chuyên môn hóa, tập trung đầu tư y tế kỹ thuật cao trong từng đơn vị thành
viên.
+
Sứ mạng: Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với kiến thức và lòng nhiệt huyết để
phục vụ bệnh nhân một cách hiệu quả.
+
Giá trị: Chúng tôi luôn chia sẻ với bệnh nhân niềm hạnh phúc có được
một sức khỏe tuyệt vời và hướng đến một tương lai tươi sáng.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng mới Bệnh viện với quy mô 800 giường trong đó số giường điều
trị nội trú: 500 giường và số giường nghỉ dưỡng: 300 giường, nhằm phục vụ
nhanh chóng và kịp thời người bệnh, góp phần giảm bớt sự quá tải, đảm bảo yêu
cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, cho phép người dân có nhu cầu lựa chọn các
loại hình dịch vụ, các y bác sĩ mà mình tin cậy để khám chữa bệnh theo nguyện
vọng của mình, đồng thời cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng chất lượng.
- Xây dựng bệnh viện hoàn chỉnh và vững mạnh về đội ngũ chuyên môn
giỏi, đầu tư các thiết bị công nghệ kỹ thuật cao nhằm chẩn đoán nhanh, chính
xác, rút ngắn thời gian điều trị và giảm chi phí chữa trị cho người bệnh.

10


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.

CHƯƠNG II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1.Vị trí địa lý:
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc
Việt Nam, có diện tích tự nhiên 2585,3 km2. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu
Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía
Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối
với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.
2.Khí hậu:
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 26 0C, cao nhất
31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.600 giờ. Độ ẩm trung
bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp
thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu
Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế
độ nhật triều biển Tây.
3. Đặc điểm địa hình:
Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên
dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng
ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ
Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh
Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.
4.Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất
Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6%
quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất
khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng
thuỷ sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất

11


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả
năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha,
chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối
125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp
lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.
b. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó
chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha). Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng
phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường. Tập
đoàn cây gồm chủ yếu là cây tràm, cây đước.
c. Tài nguyên biển
Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển bao gồm
661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị
cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có
33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá
nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
I.2.1. Kinh tế
1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Cây lúa
Nông dân trên địa bàn tiếp tục thu hoạch trà lúa vụ Mùa năm 2016. Dự kiến
đến cuối tháng toàn tỉnh sẽ thu hoạch dứt điểm 74.383 ha, sản lượng ước đạt
395.330 tấn, tăng 3,98% so với cùng kỳ.
Tranh thủ để kịp vụ mới, các hộ nông dân tích cực cày ải đất, vệ sinh
đồng ruộng để xuống giống lúa Đông xuân theo lịch thời vụ. Dự kiến đến hết

tháng, toàn tỉnh xuống giống 44.174 ha lúa Đông xuân 2016-2017, bằng 98,16%
so với cùng kỳ.
Vụ lúa Đông xuân năm nay, bà con nông dân đã gieo sạ các loại giống lúa
chất lượng cao như OM 4218, OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 1490, OM
8923, OM 2517, MTL 480…Bên cạnh đó, sản xuất lúa được Tỉnh hỗ trợ giống
và kinh phí, có các cán bộ Trung tâm hướng dẫn quy trình sản xuất khép kín và
theo phương pháp “3 giảm - 3 tăng”. Hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng
12


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
phục vụ tưới tiêu cải tiến tốt đã tạo tâm lý ổn định, giúp bà con nông dân yên
tâm sản xuất lúa.
Cây hàng năm
Hiện nay bà con nông dân đang tập trung gieo trồng và chăm sóc cây rau
màu để tranh thủ cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong dịp Tết. Hiện nay diện
tích các loại cây trồng như ngô, khoai lang, sắn hầu hết đều tăng cao so với cùng
kỳ, nguyên nhân là do nông dân đã tận dụng đất thổ cư xung quanh nhà, nhằm
phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình và chăn nuôi. Tính đến nay, toàn tỉnh đã
gieo trồng 21 ha ngô, tăng 16,67%; 132 ha khoai lang, tăng 3,13% và 105 ha
sắn, tăng 2,94% so với cùng kỳ.
Do quy mô sản xuất được mở rộng, nên sản lượng thu hoạch cây vụ Đông
cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể sản lượng ngô 93 tấn, tăng 9,41%; sản
lượng khoai lang 756 tấn, tăng 6,03%; sản lượng sắn 561 tấn, tăng 4,47 %.
Đối với diện tích rau đậu các loại có 2.045 ha, tăng 3,39% cùng kỳ; sản
lượng thu hoạch đạt 16.534 tấn, tăng 6,13 % so cùng kỳ. Trong tháng, sản xuất
rau đậu tương đối thuận lợi bởi thời tiết mát mẻ tạo điều kiện cho rau đậu phát
triển. Thêm vào đó, giá cả bán ra của sản phẩm tăng, bà con tập trung sản xuất
đảm bảo lượng thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng.
Phòng chống dịch bệnh trên cây trồng

Hiện nay, diện tích lúa Đông xuân được gieo sạ đang trong giai đoạn sinh
trưởng và phát triển ổn định. Vấn đề lo ngại nhất ở vụ này là tình hình thời tiết
dễ phát sinh sâu bệnh gây ra các bệnh rầy nâu, đạo ôn bông, đạo ôn lá, cháy bìa
lá, lem lép hạt, vàng lá…làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Để chủ
động ngăn chặn sâu bệnh hại, Chi cục Bảo vệ thực vật đã phân công cán bộ kỹ
thuật nông nghiệp bám sát đồng ruộng, duy trì hệ thống bẫy đèn để theo dõi tình
hình rầy nâu di trú và dự báo kịp thời cho bà con nông dân; khuyến cáo nông
dân thường xuyên thăm đồng, phun xịt thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”; đồng
thời tăng cường bẫy diệt chuột, bắt ốc bưu vàng, bảo vệ mạ mới gieo sạ không
bị cắn phá.
Trong tháng, diện tích lúa nhiễm sâu bệnh cần phòng trừ 8255 ha, đã được
bà con nông dân trừ có hiệu quả 5.560 ha. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên rau
màu cần phòng trừ 213 ha, chủ yếu các bệnh thán thư, sương mai, thối nhũn, sâu
xanh, sâu vẽ bùa, bọ nhảy…, đã trừ đạt hiệu quả 188 ha.
b. Chăn nuôi
13


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giữ ổn định về số lượng. Số
lượng gia súc trong tỉnh có 38.168 con, gia cầm 968 nghìn con, đảm bảo nguồn
cung ứng đầy đủ cho tiêu dùng nội địa, nhất là trong dịp Tết. Do chủ động tăng
cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi của ngành
chức năng, cũng như nâng cao ý thức chấp hành của người chăn nuôi tình hình
heo tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm đảm bảo không phát sinh trên
địa bàn tỉnh.
Với quyết tâm ngăn chặn và khống chế dịch bệnh, kiên quyết không để xảy
ra dịch lớn, đồng thời giúp hộ chăn nuôi yên tâm tái đầu tư phát triển sản xuất.
Được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp đã tăng cường
kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, tổ chức vệ sinh môi

trường chăn nuôi, tiêm phòng đủ liều cúm gia cầm, heo tai xanh …và đẩy mạnh
công tác quản lý nuôi chim yến. Trong tháng, đã tiêm phòng 10.652 liều cho gia
súc, 22.780 liều cho gia cầm, tổ chức kiểm dịch động vật 12.049 con heo,
60.170 con gia cầm, 50.000 trứng gia cầm và 89,95 tấn thịt hơi các loại; kiểm
soát giết mổ 6.630 con gia súc và 6 con trâu, bò và 2.540 con gia cầm.
c. Lâm nghiệp
Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ. Chi cục
Kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra 397 tổ chức, cá nhân nhận hợp đồng giao
khoán bảo vệ rừng và tổ chức tuần tra, kiểm soát lâm sản 145 đợt, phát hiện 08
vụ vi phạm, phạt tiền 37,5 triệu đồng. Ngoài ra đơn vị tổ chức tuần tra, kiểm
soát và hướng dẫn nhân dân chăm sóc bảo vệ rừng, tiếp tục thực hiện công tác
tỉa thưa rừng phòng hộ ven biển và chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo
vệ an toàn vườn chim Bạc Liêu trong mùa khô hạn. Đồng thời phối hợp cùng
với chính quyền xã, ấp, bộ đội biên phòng tích cực tuyên truyền chủ trương
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng với 82
đợt cho 335 lượt người. Nhằm nâng cao ý thức của tầng lớp dân cư trong việc
thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.
Sản lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 2.010 tấn, tăng 3,07% so với
cùng kỳ, chủ yếu là thu nhặt sản phẩm từ cây phân tán trong dân. Sản lượng gỗ
ước đạt 204 m3, tăng 6,25% so với cùng kỳ, chủ yếu thu từ gỗ tràm để làm cừ
phục vụ cho xây dựng.
d.Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 16.221 tấn, tăng 9,49% cùng kỳ. Các sản
phẩm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ, cụ thể: Sản lượng thủy sản có giá trị
14


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
kinh tế cao như tôm đạt 5.386 tấn, tăng 2,40%; cá thương phẩm sản lượng đạt
8.507 tấn, tăng 12,04%; thủy sản khác, ước đạt 2.328 tấn, tăng 18,65% so cùng

kỳ. Như vậy, sản lượng thủy sản tháng đầu năm đạt cao, nguyên nhân là do thời
tiết tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, không xảy ra thiệt hại trong quá
trình sản xuất. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh trên
đất tôm – lúa đạt hiệu quả.
Sản lượng nuôi trồng ước đạt 8.435 tấn, tăng 12,11%. Trong đó, sản
lượng cá thu hoạch 2.815 tấn, tăng 18,93% so cùng kỳ; sản lượng tôm 4.618 tấn,
tăng 11,20% cùng kỳ. Hiện nay, hầu hết các hộ dân tiếp tục tập trung cải tạo ao
đầm, phơi ao, lấy nước… chuẩn bị thả nuôi chính vụ.
Sản lượng thủy sản khai thác ước 7.786 tấn, tăng 6,79% cùng kỳ. Sản
phẩm tăng chủ yếu ở mặt hàng cá với 5.692 tấn, tăng 8,92%; thủy sản khác đạt
1.326 tấn, tăng 38,41%. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.147 tàu hoạt động nghề cá và
16 tàu dịch vụ cho nghề cá, hầu hết các tàu đã đăng ký, đăng kiểm với tổng công
suất 193.243 CV, số lao động là 6.992 thuyền viên. Các nghề khai thác hiệu quả
chủ yếu: Nghề lưới dê cá chày, cá chét (công suất <90 CV) doanh thu từ 10-15
triệu đồng/chuyến (5 - 6 ngày); nghề lưới kéo đơn (công suất > 50 CV) lãi từ 5 –
8 triệu đồng/chuyến (5-6 ngày); nghề lưới kéo đơn (công suất >250 CV) lãi từ
100 - 150 triệu đồng/chuyến (40-60 ngày).
2. Công nghiệp – xây dựng
a. Công nghiệp
Những tháng qua, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đẩy mạnh sản xuất
hàng hóa, để phục vụ cho thị trường tiêu thụ trong dịp Tết. Vì vậy, đã góp phần
làm gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất trong tháng đầu năm mới. Tập trung
vào các mặt hàng chế biến cung ứng cho tiêu dùng nội địa như lương thực, thực
phẩm, bánh mứt, đồ uống, nước đá, trang phục, đồ dùng bằng nhựa...
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng tăng 2,68% so với tháng trước
và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất phân phối điện, khí
đốt tăng cao nhất với 12,06%; cung cấp nước, quản lý, xử lý rác thải tăng
10,72%; ngành khai khoáng tăng 8,05%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
4,20%.
Nhiều sản phẩm công nghiệp sản xuất tăng cao so với cùng kỳ, như điện

thương phẩm đạt 71 triệu kwh, tăng 12,08%; nước thương phẩm 670 ngàn m3,
tăng 11,67%; thủy sản đông lạnh đạt 2.690 tấn, tăng 5,48%; một số sản phẩm
15


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
tăng tương đối ổn định như muối Iốt 440 tấn, tăng 4,76%; xay xát gạo đạt 46
ngàn tấn, tăng 2,22%; bia các loại 5,7 triệu lít, tăng 3,07%.
Về cấp phép kinh doanh: Trong tháng 01/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã
cấp phép cho 20 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (các doanh nghiệp chủ yếu là
vừa và nhỏ), với tổng số vốn đăng ký 35 tỷ đồng, giảm 7 doanh nghiệp, vốn đăng
ký giảm 52,38% so với cùng kỳ.
b. Xây dựng
Phần lớn nguồn vốn ưu tiên tập trung phục vụ cho công tác chỉnh trang đô
thị, trang trí đường phố, cây xanh, sửa chữa văn phòng, nhà ở…, nhằm chào
mừng lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997-01/01/2017) và
đón chào Xuân mới 2017.
Hiện tại, các nhà thầu đều đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành hạng
mục công trình trước Tết. Một số công trình, dự án đã có những bước chuyển
động tích cực, cùng với khu vực doanh dân, hộ gia đình tập trung cải tạo ao
đầm, mua sắm máy móc thiết bị và sửa chữa nhà ở chuẩn bị cho các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt trong năm mới đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng
trưởng ổn định.
Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tháng 01 đạt 456,04 tỷ
đồng, tăng 13,60% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn nhà nước 105,95 tỷ đồng,
bằng 98% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước 348,06 tỷ đồng, tăng 19,37%;
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2,02 tỷ đồng, tăng 16,20% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tỉnh còn tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy
hoạch, gắn kết giữa đầu tư phát triển đô thị với quy hoạch xây dựng. Tiếp tục
tiến hành xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó đối với biến đổi khí

hậu tại các đô thị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng. Rà soát quy hoạch xã nông
thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí
hâu; thu hút các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn
mới gắn với quá trình đô thị hóa; tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng khó khăn.
Trong công tác thu hút đầu tư, tỉnh thực hiện đẩy mạnh phát huy nội lực, đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn. Tăng cường thu hút ngoại lực để phát triển
kinh tế - xã hội bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh
doanh. Tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai, tạo
điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Cơ chế “một
16


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
cửa liên thông” về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếp tục được thực
hiện nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các Tập đoàn kinh tế, Tổng
Công ty trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có nhu cầu
thông qua các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP,... mang lại lợi ích công bằng và
hợp lý giữa hai bên.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
1. Dự báo dân số và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh Bạc Liêu
đến năm 2015 - 2020:
1.1 Dự báo gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội:
Mặc dù tốc độ gia tăng dân số nói chung và tỷ suất sinh của nước ta đang
trên đà giảm nhanh, song dân số Việt Nam vẫn tăng khoảng 1,2% hàng
năm. Dân số Bạc Liêu tiếp tục tăng trong vòng 10 năm tới, theo dự báo dân số
Bạc Liêu sẽ đạt đến 975.200 người vào cuối năm 2020. Áp lực dân số sẽ kéo
theo áp lực khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao.
Đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ta đạt khoảng 900 1.000 USD/người/năm. Năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công

nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 24% năm 2005 xuống còn11-13%
(Theo chuẩn nghèo mới áp dụng trong giai đoạn 2006 - 2010), đến năm 2020 cơ
bản sẽ không còn hộ nghèo. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân giai
đoạn 2015 - 2020 sẽ tăng cao.
1.2. Dự báo nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân đến 2015 - 2020:
Từ nay đến 2015 - 2020 tình hình bệnh tật và nhu cầu khám bệnh, chữa
bệnh của nhân dân sẽ chuyển dịch theo chiều hướng mới.
Các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm như: Sốt rét, sốt xuất huyết, lao,
nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm phổi, tiêu chảy,
thương hàn, viêm gan siêu vi, viêm não Nhật Bản B, dịch cúm A (H5N1), A
(H1N1) và các dịch bệnh nguy hiểm khác sẽ còn tiếp tục lưu hành.
Các bệnh về dinh dưỡng, chuyển hóa tiếp tục phát triển. Bệnh máu, bệnh
tiểu đường, bệnh thận sẽ có xu hướng gia tăng.
Phát sinh một số vấn đề sức khỏe mới chưa được nghiên cứu đầy đủ và
phòng ngừa hiệu quả chưa cao như: Các loại ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc,
trong đó có thuốc gây nghiện, thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm.
17


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
Các loại tai nạn thương tích trong giao thông, trong lao động, trong cộng
đồng, tại nơi vui chơi giải trí và tại gia đình sẽ tăng hơn. Chấn thương sẽ còn là
nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt nam; nghiện hút thuốc và các bệnh do hút
thuốc lá gây ra; lạm dụng rượu và các bệnh lý do rượu, bia gây ra vẫn còn chiếm
tần suất cao.
Các bệnh không nhiễm trùng đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên địa
bàn tỉnh nhà trong thời gian tới: Bệnh tim mạch, bệnh tâm thần và sức khỏe tâm
thần, các bệnh ung thư, bệnh nghề nghiệp, các bệnh di truyền và bẩm sinh, kể cả
hậu quả do chất độc mầu da cam, lão khoa và chăm sóc sức khỏe người già. Các
bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường cần được quan tâm.

Giai đoạn đến năm 2020, khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng sẽ chuyển sang dự phòng, phục hồi
chức năng và điều trị. Lúc này, nhiệm vụ BVCS & NCSKND sẽ chuyển từ việc
giải quyết chủ yếu các bệnh lây nhiễm sang giải quyết các bệnh không lây
nhiễm, tai nạn, thương tích, ngộ độc và một phần các bệnh nhiễm trùng.
Dự báo đến năm 2020, các chỉ số sức khỏe của người Việt Nam sẽ đạt được
tương đương mức các nước công nghiệp đã đạt được trong giai đoạn hiện
nay. Trên cơ sở đó, việc quy hoạch lại mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh cho phù
hợp, định hướng nâng cấp các trang thiết bị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kiến thức,
kỹ năng chuyên môn… nhằm đáp ứng cho tỉnh Bạc Liêu trở thành một tỉnh công
nghiệp đến năm 2020 là cần thiết.
2. Nhu cầu du lịch y tế
Với khoảng 14 triệu người bệnh tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên
quốc gia mỗi năm, du lịch y tế đã và đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, việc người nước ngoài đến trị bệnh mỗi năm ở Việt
Nam đang mang lại nguồn thu gần một tỷ USD, trong khi đó, ở những nước phát
triển về du lịch như Hàn Quốc hay Xin-ga-po, lợi nhuận thu được từ du lịch y tế
cũng chỉ đạt mức khoảng 900 triệu USD. Tuy nhiên, các động thái nhằm phát
triển du lịch y tế tại Việt Nam dường như vẫn còn khá chậm chạp. Du lịch y tế
hoặc du lịch chữa bệnh (medical tourism) đang là xu hướng phát triển ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Theo thông tin từ internet (in-tơ-nét), dịch vụ này xuất
hiện từ hàng nghìn năm trước, khi những người hành hương Hy Lạp đi từ Địa
Trung Hải đến Epidauria (E-pi-đô-ria) - thuộc vịnh Saronic (Xa-rô-ních), vùng
đất vốn được coi là nơi thờ thần chữa bệnh Asklepios (Ác-lê-pi-ốt). Từ đó,
Epidauria trở thành điểm du lịch chăm sóc sức khỏe đầu tiên trên thế giới. Hình
18


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
thức sơ khai, đơn giản nhất của loại hình dịch vụ này được biết đến là việc người

bệnh đến các suối nước khoáng để nghỉ ngơi, tắm và hồi phục sức khỏe, vì họ
quan niệm nước khoáng có tác dụng chữa một số bệnh. Như vậy, có thể hiểu du
lịch y tế là hình thức khách du lịch đến một vùng khác kết hợp tham quan với sử
dụng các dịch vụ điều trị y khoa, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng.
Theo số liệu của Deloitte - hãng kiểm toán danh tiếng trên thế giới, ngành
du lịch y tế trên toàn cầu hiện có trị giá không dưới 60 tỷ USD. Cũng theo hãng
này, thời gian qua tại khu vực châu Á, doanh thu của lĩnh vực du lịch y tế rất
khả quan, với mức tăng trưởng 20 đến 30%/năm. Năm 2017, được dự báo có sự
thay đổi ở xu hướng du lịch, theo đó du khách không còn chuộng hình thức du
lịch hưởng thụ theo kiểu “ăn no, ngủ kỹ” nữa, mà thay vào đó là du lịch kết hợp
điều trị bệnh, hoặc sử dụng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng.
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường TMR (Mỹ), năm 2019,
thị trường du lịch y tế thế giới sẽ tăng đến 32,5 tỷ USD (gấp hơn ba lần năm
2015). Sở dĩ có sự dịch chuyển này bởi các lợi ích thiết thực mà khách du lịch
có được, như đến một nơi khác sử dụng dịch vụ chăm sóc về y tế không chỉ thỏa
mãn nhu cầu tham quan, du lịch, trải nghiệm văn hóa tại một vùng đất mới mà
còn kết hợp khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng với thời gian nhanh, thuận tiện, chi
phí rẻ hơn tại nơi họ sống. Tại nhiều quốc gia, nhất là phương Tây, nếu không
có bảo hiểm y tế, người dân sẽ rất khó khăn khi phải điều trị y khoa, ngay cả khi
có bảo hiểm, các chi phí vẫn cao hơn rất nhiều so với một dịch vụ tương tự tại
một số quốc gia châu Á. Vì thế lựa chọn tối ưu với những người không có bảo
hiểm ở các quốc gia này là ra nước ngoài du lịch kết hợp thực hiện một thủ thuật
hay một phẫu thuật y khoa đắt tiền nào đó.
Như vậy, việc xây dựng bệnh viện Điều dưỡng Quốc tế là rất phù hợp với
xu hướng nghỉ dưỡng ngày càng được mở rộng, đánh thức tiềm năng của du lịch
chữa bệnh thành phố Bạc Liêu nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Dự án sau khi được đầu tư xây dựng sẽ đạt tiêu chuẩn của Bệnh viện qui mô
800 giường. Trong đó:
- 500 giường điều trị nội trú, gồm các khoa chính như sau:

+ Khoa cấp cứu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khoa khám chữa bệnh
ngoại trú, khoa phụ sản, liên chuyên khoa, hành chính khoa nội, ngoại, nhi,
dược, mắt, TMH, RHM, hành lang chuyển bệnh;
19


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
+ Khoa dinh dưỡng;
+ Khoa nhi;
+ Khoa Y học cổ truyền , vật lý trị liệu, phụ hồi chức năng;Khoa mắt;
+ Khoa chống nhiễm khuẩn;
+ Khoa truyền nhiễm;
+ Khoa giải phẫu bệnh lý;
- 300 giường nghỉ dưỡng
 Sản phẩm dịch vụ của dự án.
Với trang thiết bị hiện đại và chuyên môn cao, bệnh viện Đa khoa- Nghỉ
dưỡng Quốc tế Phương Đông cung cấp các dịch vụ y tế toàn diện, đáp ứng nhu
cầu của bệnh nhân. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho người bệnh các
dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện nhất bằng sự phối hợp trực tiếp giữa các chuyên
khoa trong bệnh viện. Giúp bệnh nhân yên tâm không cần phải tốn nhiều thời
gian và công sức để di chuyển giữa phòng mạch tư và các trung tâm y tế chuyên
khoabệnh viện Đa khoa- Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đôngđã có hầu hết các
khoa cơ bản nhất của một bệnh viện đa khoa theo quy định.
Bệnh viện Đa khoa- Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông cung cấp một hệ
thống dịch vụ y tế đa dạng cho điều trị ngoại trú. Các bác sĩ khám bệnh toàn
diện cho bệnh nhân ngọai trú và giải thích cặn kẽ về tình trạng bệnh, cũng như
mọi yêu cầu về xét nghiệm, kết quả xét nghiệm và đơn thuốc.
Các chi phí được tính riêng theo từng dịch vụ khác nhau trong Khoa Ngoại
trú, như khám bệnh, chụp X-quang, xét nghiệm và thuốc. Tuy vậy, theo hệ thống
tính giá rõ ràng của Bệnh viện, bác sĩ sẽ thông báo trước cho bệnh nhân về tổng

chi phí của các dịch vụ y tế và cập nhật thông tin cho bệnh nhân về tất cả các
khoản mục của hóa đơn cần thanh toán.
Danh sách các dịch vụ.
+ Khám chữa bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú:
 Khám nội;
 Khám ngoại;
 Phụ và sản;
 Khám thần kinh;
20


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
 Chạy thận và lọc máu;
 Nhi;
 Răng hàm mặt;
 Tai mũi họng;
 Mắt;
 Truyền nhiễm;
 Y học cổ truyền;
 Da liễu.
+ Khối chữa bệnh nội trú:
 Khoa nội;
 Khoa ngoại;
 Khoa sản phụ;
 Khoa nhi;
 Khoa răng hàm mặt – tai mũi họng;
 Khoa mắt;
 Khoa truyền nhiễm;
 Khoa y học cổ truyền.
+ Khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng:

 Khoa cấp cứu;
 Khoa điều trị tích cực và chống độc;
 Khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức;
 Khoa chẩn đoán hình ảnh;
 Khoa xét nghiệm;
 Khoa giải phẩu bệnh lý;
 Khoa thăm dò chức năng;
 Khoa nội soi;
 Khoa dược.
21


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tư “Xây dựng Bệnh viện Đa khoa- Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương
Đông” tại Đại lộ Bạch Đằng, khóm Nhà Mát, P. Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, tỉnh
Bạc Liêu.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án“Xây dựng Bệnh viện Đa khoa- Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông”
đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4

1.5
1.6
1.7
1.8
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nội dung
Khu kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp
Nhà bảo vệ ( 4 nhà)
Quầy tạp hoá ( 12 quầy)
Khu dịch vụ tổng hợp
Quầy bán thuốc
Quầy tạp hóa
Quầy giải khát
Quầy sách báo, tem thư, điện thoại
Nhà xe
Khối cận lâm sàng
Khối điều trị ngoại trú
Khối nội trú lây nhiềm
Khoa dinh dưỡng

Khoa y học cổ truyền
Khoa giải phẫu bệnh lý
Khối nhà nghỉ dưỡng
Khối nhà nghỉ chuyên gia- khách sạn
Khối đào tạo nghiệp vụ nghiên cứu
Khối nhà quản trị nhân sự
Căn tin dịch vụ

Diện tích
(m²)
1056
96
72
444
90
120
180
54
3.000
1.500
1800
1800
778
420
570
18.500
8.940
18.396
646
2.000


Tỷ lệ
1,340
0,120
0,090
0,560
0,110
0,150
0,230
0,070
3,800
1,900
2,280
2,280
0,990
0,530
0,720
23,460
11,340
23,330
0,820
2,540
22


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.
Nội dung

TT
13

14
15

Khu xử lý chất thải nguy hại thành năng năng lượng
điện
Cảnh quan cây xanh
Hệ thống giao thông tổng thể
TỔNG CỘNG

Diện tích
(m²)
8.175

Tỷ lệ
10,370

2.366
3,000
8.918 11,310
78.865 100,000

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
 Giai đoạn xây dựng.
- Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương.
- Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa
phương hoặc tại Tp. Hồ Chí Minh. Một số được nhập khẩu từ nước ngoài.
 Giai đoạn hoạt động.
- Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau
này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương.
- Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ

đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi.
- Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia
kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản
xuất.

23


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.

CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp danh mục công trình xây dựng của dự án

STT
I
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
2
3

4
5
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Nội dung
Xây dựng
Khu kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp
Nhà bảo vệ ( 4 nhà)
Quầy tạp hoá ( 12 quầy)
Khu dịch vụ tổng hợp
Quầy bán thuốc
Quầy tạp hóa
Quầy giải khát
Quầy sách báo, tem thư, điện thoại
Nhà xe
Khối cận lâm sàng
Khối điều trị ngoại trú
Khối nội trú lây nhiềm
Khoa dinh dưỡng
Khoa y học cổ truyền
Khoa giải phẫu bệnh lý

Khối nhà nghỉ dưỡng
Khối nhà nghỉ chuyên gia- khách sạn
Khối đào tạo nghiệp vụ nghiên cứu
Khối nhà quản trị nhân sự
Căn tin dịch vụ
Khu xử lý chất thải nguy hại thành năng năng lượng
điện
Cảnh quan cây xanh
Hệ thống giao thông tổng thể

ĐVT

Số
lượng






















96
72
444
90
120
180
54
3.000
9.000
10.800
4.500
778
420
570
18.500
8.940
18.396
646
2.000



8.175





2.366
8.918
24


Dự án Bệnh viện Đa khoa – Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông.

STT
17
18
19
20
21

Nội dung
Hệ thống ánh sáng
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống thông tin liên lạc
Hàng rào
San lấp

ĐVT

Số
lượng

HT
HT

HT



1
1
1
1.123
78.865

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
1. Quy trình kỹ thuật kê đơn và điều trị ngoại trú.
Nhằm thực hiện quy chế mới về kê đơn điều trị ngoại trú do bộ y tế mới
ban hành. Nội dung thực hiện như sau:
 Bác sĩ phải kê đơn và bán thuốc theo danh mục khoảng 30 nhóm thuốc
như sau: nhóm thuốc gây nghiện, thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị
giun sán, thuốc điều trị lao, thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn
dịch, thuốc dùng trong chẩn đoán, máu- các chế phẩm từ máu, thuốc tác động
lên quá trình đông máu, nhóm thuốc tim mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc làm co dãn
đồng tử, làm tăng nhãn áp, thuốc điều trị hen, thuốc điều trị rối loạn cương, dung
dịch truyền tĩnh mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loét dạ dày….
 Đối với nhóm thuốc có tính chất gây nghiện, người kê đơn còn phải theo
đúng các quy định sau: đầu tên thuốc phải viết hoa, thêm số 0 ở trước số lượng
thuốc. Riêng các loại thực phẩm chức năng vì không được coi là thuốc do đó sẽ
không được ghi các sản phẩm này trong toa thuốc.
 Nhằm loại bỏ những đơn thuốc viết cẩu thả, quy định mới yêu cầu người
kê đơn thuốc phải viết tên thuốc rõ ràng, sao cho người bệnh cũng như người
bán đều đọc được. Tên thuốc phải ghi theo đúng tên chung của quốc tế, với hàm
lượng, liều lượng, số lượng chính xác, kể cả địa chỉ của người bệnh cũng phải rõ
ràng và đơn thuốc theo cách ghi mới này chỉ có giá trị trong vòng 5 ngày, ít hơn

5 ngày so với quy định trước đây.
 Đặc biệt, với những đơn thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi hay dưới 72 tháng
tuổi, phải có ghi và ghi rõ số tháng tuổi của trẻ và phải ghi cả tên của người mẹ
hay người cha đi cùng.
25


×