Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.89 KB, 42 trang )

2011
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN PHƯỚC
PHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1 Giới thiệu chung:
Bình Dương là một tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa lớn nhất nước, với nhiều khu
công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được các chủ đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp thì dân số tỉnh Bình Dương tăng lên đáng kể và
thu nhập cũng như nhu cầu của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Chính vì
vậy nhu cầu về nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, vui chơi giải trí tại địa bàn là các vấn đề
đang được các cơ quan nhà nước cũng như người dân đang rất quan tâm.
Hệ thống ngành y công lập tại Bình Dương trong những năm gần đây cũng có rất
nhiều cố gắng để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp
ứng đủ nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, việc thành lập một
cơ sở y tế với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh rất cần thiết.
Với chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục trong giai đoạn hiện nay
của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia vào xây dựng cơ sở y
tế tư nhân dạng phòng khám đa khoa, bệnh viện, để góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của cộng đồng. Do vậy, bệnh viện Vạn Phước ở xã Tương Bình Hiệp ra đời
ngoài hoạt động kinh doanh còn góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
người dân tại đại bàn và khu vực các vùng lân cận.
Bệnh viện Vạn Phước là một dự án lớn với các trang thiết bị hiện đại được chia
thành 2 giai đoạn đầu tư (giai đoạn I 40 tỷ đồng và giai đoạn II 400 tỷ đồng). Bệnh viện
sau khi hoàn thành là khu phức hợp bao gồm các dịch vụ y tế từ khám chữa bệnh, tư vấn
y tế, khám chữa BHYT,… với phương châm “khách hàng là thượng đế” bệnh viện luôn
mang lại cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất.
1.2 Khái quát về chủ đầu tư
1. Tên chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN VẠN PHƯỚC
2. Tên nước ngoài: VAN PHUOC HOSPITAL LIMITED COMPANY
3. Trụ sở chính: Ấp 4, xã Tương Bình Hiệp, TX. Thủ Dầu Một, tỉnh Bỉnh Dương.
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3701054518 do phòng đăng ký kinh
doanh sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 06/01/2010.


5. Ngành nghề được phép kinh doanh:
- Hoạt động bệnh viện, trạm xá (Hoạt động của bệnh viện);
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người tàn tật không
có khả năng tự chăm sóc;
Trang 1
Phần I: Giới thiệu dự án
Phần I: Giới thiệu dự án
2011
- Dịch vụ tắm hơi, massage và dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự (trừ hoạt
động thể thao).
6. Vốn điều lệ: 30,000,000,000 đồng
7. Tài khoản tại ngân hàng No & PTNT Khu Công nghiệp Sóng Thần
- VND: 5590201010509
8. Người đại điện: Bác sỹ Vũ Thị Mai – Chức vụ: Giám đốc.
1.3Cơ sở lập dự án
- Căn cứ quyết định 1466/QĐ-TT ngày10 tháng 10 năm 2008 của thủ tướng
Chính phủ về việc khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vự giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Căn cứu công văn số 819/SYT-NV ngày 28/06/2010 của Sở y tế tỉnh Bình
Dương về việc xin tiếp quản dự án xây dựng bệnh viện tại xã Tương Bình Hiệp, TX.
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương;
- Căn cứ công văn số 1868/UBND-VX ngày 29/06/2010 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc xây dựng bệnh viện đa khoa tại xã Tương Bình Hiệp, TX. Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương;
- Căn cứ công văn số 831/KCB-HN ngày 31/08/2010 của Bộ y tế về việc thành
lập bệnh viện đa khoa tư nhân Vạn Phúc Bình Dương;
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn 2
thành viện trở lên số 3701054518 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày
06/01/2010, thay đổi lần thứ ba ngày 02/11/1010.
1.4 Tên gọi, địa điểm thực hiện dự án

1. Tên gọi dự án: Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Vạn Phước.
2. Địa điểm thực hiện dự án: Ấp 4, xã Tương Bình Hiệp, TX. Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
3. Diện tích mắt bằng: 23,625 m
2
.
4. Diện tích xây dựng: 4,000 m
2
(giai đoạn I).
5. Quy mô bệnh viện
Số giường bệnh: 40 giường giai đoạn I (giai đoạn II 60 giường).
Trang 2
2011
1.5 Dịch vụ của dự án và kế hoạch triển khai của dự án
1.5.1 Dịch vụ dự án cung cấp
Dự án bệnh viện đa khoa Vạn Phước cung cấp đấy đủ các dịch vụ khám chữa
bệnh cho khách hàng. Bao gồm các dịch vụ sau:
- Khám bệnh
- Siêu âm tổng quát
- X-Quang qui ước
- Xét nghiệm các loại
- Nội soi dạ dày
- Nội soi tai mũi họng
- Chụp cắt lớp
- Nha
- Mổ Phaco
- Siêu âm 3, 4 chiều
- Siêu âm tim
- Mổ nội soi xoang
- Cắt Amydan

- Mổ ruột thừa
- Mổ bắt con
- Đỡ sanh
- Mổ tổng quát
- Tiền giường bệnh
- Khám sức khỏe định kỳ
1.5.2 Kế hoạch triển khai dự án
- Thời gian triển khai dự án: 10 tháng
- Đền bù giải tỏa mặt bằng, xin chủ trương thành lập bệnh viện từ tháng 06/2010
– 08/2010.
- Xin giấy phép xây dựng: tháng 09/2010
- Thi công xây dựng cơ sở hạ tầng: từ tháng 10/2010 – 02/2011.
- Ký hợp đồng mua và lắp đặt máy móc trang thiết bị: từ tháng 03/2011 –
04/2011.
- Khánh thành chính thức đi vào hoạt động.
1.5.3 Tổng thể chung của bệnh viện được bố trí thành các khu như sau
- Khu hành chính: phòng làm việc của lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng
chức năng.
- Khu điều trị ngoại trú: khoa khám bệnh, cấp cứu, khoa cân lâm sàng- thăm dò
chức năng, nhà thuốc bệnh viện.
- Khu điều trị nội trú gồm: Các khoa nội- ngoại, sản nhi, phục hồi chức năng, khu
phòng mổ, hậu phẫu.
- Khu thanh trùng: dùng để giặt, hấp, sấy quần áo, chăn, màn, drap trải giường,
hấp dụng cụ tiểu phẫu, phẫu thuật.
- Khu ngoại cảnh đó là công viên trong khuôn viên bệnh viện dành cho người
bệnh dạo chơi.
- Khu nhà xe và bảo trì trang thiết bị.
- Khu căn tin.
- Nhà ở của chuyên gia và cán bộ công nhân viên.
Trang 3

Phần I: Giới thiệu dự án
Phần I: Giới thiệu dự án
2011
Cơ sở vất chất của bệnh viện Vạn Phước được xây dựng theo đúng quy định về
cơ sở vất chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ y tế tại thông tư số 07/2007/TT-
BYT ngày 25/05/2007. Ngoài ra có tham khảo các mẫu bệnh viện nước ngoài.
Trang 4
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI DỰ ÁN
2.1Đánh giá chung về nhu cầu thị trường
Kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước, thu
nhập của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Do vậy, con người ngày càng
đòi hỏi cao về các nhu cầu vật chất lẫn tình thần. Trong đó, nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời gian qua các vụ ngộ độc
thực phẩm, chất bảo quản 3MCPD,… đã gây xôn xao dư luận.
TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho
biết, số lượt bệnh nhân có thẻ BHYT được các cơ sở khám chữa bệnh chăm sóc trong
năm 2010 là 5.5 triệu, chiếm 52.5% tổng số người bệnh (tăng 19.3%). Số lượt khám
bệnh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tăng 104.8%, ở các bệnh viện tư nhân tăng
118.8% so với năm trước. Số lượt người bệnh điều trị nội trú tăng tại tất cả các tuyến
(tuyến tỉnh tăng 2.1%) với 10 triệu lượt. Các bệnh viện đã khám, điều trị ngoại trú cho
hơn 111.1 triệu lượt người bệnh.
Bảng 2.1.1: Số giường bệnh trên vạn dân ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010
Việt Nam 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số giường bệnh trên vạn dân 23.9 23.8 25 25.8 27.1 27.5
(Nguồn: Tổng cục thống kế, số liệu mục y tế)
Bảng 2.1.2: Số giường bệnh trên vạn dân của một số nước châu Á 2008-2010
Quốc gia 2008 2010
Hàn Quốc 22 55
Thái Lan 86 -

Nhật bản 140 164
Việt Nam 17.5 20
(Nguồn: www.nationmaster.com)
Thông qua số liệu bảng 2.1.1 ta có thể thấy khả năng cung cấp dịch vụ khám,
chữa bệnh phục vụ nhân dân của từng khu vực, tuyến, địa phương và cả nước được cải
thiện liên tục qua các năm từ 2005 đến 2010. Tuy nhiên, khi ta so sánh với số liệu của
một số nước châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản thì có thể thấy khả năng
cung cấp dịch vụ y tế của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, thể hiện qua chỉ tiêu về số
giường bệnh trên vạn dân (bảng 2.1.2). Số giường bệnh trên vạn dân của Việt Nam
(không tính giường trạm y tế xã, nhà hộ sinh) thì ta có thể thấy thì ngành y tế cũng rất
cần được phát triển. Chứng tỏ, ngành y tế Việt Nam khả năng cung ứng vẫn chưa thật sự
đầy đủ.
Phần II: Đánh giá nhu cầu thị trường và kế hoạch triển khai
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Diện tích
tự nhiên 2,695.54km
2
(chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự
nhiên), có toạ độ địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ
Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ
Chí Minh. Vì vậy, Bình Dương đã thu hút được một khối lượng vốn đầu tư lớn của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê năm 1/04/2009 dân số khoảng
1,497,117 người, mật độ dân số: 555 người/km
2
, tỷ lệ tăng dân số khoảng 10%/năm. Vì
vậy, nhu cầu khám chữa bệnh là rất lớn.
Bảng 2.1.3: Thống kê dân số tỉnh Bình Dương từ 2007-2010
Đvt 2007 2008 2009 2010

Tổng dân số nghìn người 1307 1402.7 1,483 2185.7
Mật độ dân số người/km2 485 520 555 675
(Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu mục dân số)
Bình Dương chuyển hướng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, thành phố
mới Bình Dương được đầu tư quy hoạch rất cụ thể, các khu dân cư không ngừng được
gia tăng, mật độ dân số không ngừng gia tăng, đặc biệt tỷ lệ dân nhập cư ngày càng gia
tăng. Theo thống kê Bộ lao động – thương binh xã hội, trong quý I/2011 hiện Bình
Dương có khoảng 602,403 người lao động ngoài tỉnh đến sống và làm việc chiếm 84%
tổng số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Ngoài ra thu nhập
người dân trong khu vực cũng không ngừng được cải thiện nên cũng góp phần tạo ra một
nhu cầu rất lớn về khám và chữa bệnh.
Bảng 2.1.4: Thống kê tình hình tăng trưởng GDP Bình Dương giai đoạn 2007-2010
chỉ tiêu
Đvt 2007 2008 2009 2010 2011
GDP Tr.tỷ VND 34154 36265 40000 45800
Tốc độ tăng trưởng % 6.2 10.3 14.5 14.5
(Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH Bình Dương, www.binhduong.gov.vn )
Để đáp ứng nhu cầu người dân trong tỉnh về việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa
bệnh trong những năm gần đây thì hệ thống y tế công lập đã được đầu tư nâng cấp khá
nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn
tỉnh cũng như các khu vực lân cận như Bình Phước, Tây Ninh,…. Mặt khác, tại địa bàn
tỉnh cũng có rất nhiều các phòng khám, bệnh viện tư nhân được đầu tư như: bệnh viện đa
khoa Á Châu, bệnh viện Quốc tế nhi Hạnh Phúc, bệnh viện Quốc tế Columbia (đang xây
Phần II: Đánh giá nhu cầu thị trường và kế hoạch triển khai
dựng) tuy nhiên các bệnh viện này hướng vào phân khúc người có thu nhập cao. Trong
khi đó tại Bình Dương, người dân có thu nhập trung bình thấp còn chiếm một tỷ trọng
lớn và đối tượng này cũng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe rất lớn.
Bình Dương còn là một tỉnh có nhiều các doanh nghiệp vốn đầu tư lớn nhất trong
cả nước với rất nhiều khu công nghiệp nên số lượng công nhân lao động tập trung tại
tỉnh là rất lớn. Do vậy, nhu cầu về khám sức khỏe định kỳ cho nhóm đối tượng này cũng

rất tiềm năng. Với số lượng dân cư đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện
nay khoảng hơn 2 triệu dân thỉ mỗi ngày có khoảng 5000 – 6000 người có nhu cầu về
các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là các đối tượng hưu trí, công nhân lao
động tại địa bàn.
Sau đây là một thông kê số lượt khám và chữa bệnh tại 3 bệnh viện trên địa bàn
tỉnh Bình Dương:
Bảng 2.1.5: Thống kê số lượt khám và chữa bệnh tại một số
bệnh viện trên địa bàn tình Bình Dương
Số lượng
Khám và điều trị ngoại trú
(lượt/năm)
Khám và điều trị nội trú
(lượt/năm)
Năm 2010 2009 2010 2009
Bệnh viện Mỹ Phước 140,000 120,000 12,700 12,500
Bệnh viện Quân đoàn 4 210,000 200,000 16,000 15,000
Bệnh viện tỉnh Bình
Dương -BV512
590,000 580,000 65,000 60,000
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2010)
Thống kê đến tháng 12/2010 tại Bình Dương, tỷ lệ giường bệnh đạt 23 giường
bệnh/10.000 dân, tổng số lần khám chữa bệnh là 6,433,747 (đạt 120,61% kế hoạch), số
lần khám bệnh trung bình/người dân đạt 4,1 lần. Điều trị nội trú 166,117 lượt (đạt 194%
kế hoạch). Công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh đạt 98,71%, tuyến
huyện đạt 90,78%. Toàn tỉnh có 2,416 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó: 5 bệnh
viện, 42 Phòng khám đa khoa, 11 Nhà hộ sinh, 345 Phòng khám chuyên khoa, 101
Phòng chẩn trị y học cổ truyền, 85 nhà thuốc, 1.637 đại lý thuốc, 12 doanh nghiệp kinh
doanh thuốc, 10 cơ sở kinh doanh thuốc phiến, 164 cơ sở hành nghề khác. Tổng số
người tham gia bảo hiểm y tế là 953,382 người, trong đó 608,622 đối tượng bắt buộc,
162.676 đối tượng tự nguyện (trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là 124,529), 49,409 người

nghèo và 108,146 học sinh - sinh viên. Tổng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt 562
tỷ đồng, chi bình quân cho 01 lượt khám cấp thuốc và điều trị ngoại trú là 103,320 đồng,
điều trị nội trú 966,855 đồng.
2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phần II: Đánh giá nhu cầu thị trường và kế hoạch triển khai
Phần II: Đánh giá nhu cầu thị trường và kế hoạch triển khai
Hiện nay tại Bình Dương, hệ thống y tế đươc tổ chức thành 2 hệ thống: (1) Hệ
thống y tế công lập bao gồm bệnh viện đa khoa Bình Dương, các trung tâm y tế và các
trạm y tế tuyến xã, phường; (2) Hệ thống y tế dân lập bao gồm các phòng khám đa khoa
tư nhân, bệnh viện tư nhân. Nên có thể xem đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vạn Phước
chính là 2 hệ thống này.
Hệ thống y tế công lập là hệ thống y tế có từ lâu đời tại Bình Dương và có thể nói
những năm thập niên 90 hầu như toàn bộ hoạt động khám chữa bệnh của người dân đều
phụ thuộc thuộc hoàn toàn vào hệ thống này. Nhưng để nhìn nhận một cách chính xác thì
hiện nay hệ thống này đã và đang không theo kịp nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân. Các bệnh viện công lập hiện nay không được chú trọng đầu tư trang thiết bị cũng
như cách thức phục vụ người khám, chữa bệnh. Vì vậy đã gây nhiều khó khăn, sự mất
lòng tin đối với đối tượng khách hàng. Ngoài ra, luôn có một thực trạng diễn ra thường
xuyên đó là người dân khi bị bệnh ở Bình Dương thường có xu hướng tìm đến các bệnh
viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống y tế dân lập tại địa bàn tỉnh hiện nay tuy cũng phát triển nhiều. Tuy
nhiên chưa được đầu tư đồng bộ về máy móc thiết bị cũng như con người, mặt khác phải
kể đến cung cách phục vụ của các phòng khám này dường như chưa tạo dựng được niềm
tin của người dân. Ngoài ra, một số bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế đã và đang
được xây dựng ờ tình Bình Dương nhưng chính sách và các chiến lược theo hướng tập
trung phục vụ cho những người có thu nhập cao là chủ yếu.Vì vậy, mức giá khám và
chữa bệnh tại các bệnh viện là không phù hợp so với thu nhập của những người có thu
nhập thấp và trung bình.
Hệ thống các bệnh viện công lập và dân lập theo phụ lục bảng 2.2
Thế mạnh của bệnh viện Vạn Phước so với các đối thủ cạnh tranh:

- Bệnh viện được thành lập sau và được đầu tư tương đối đồng bộ, trang thiết bị
có thể xem là tương đối hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
dân. Tại bệnh viện, máy móc thiết bị được trang bị như: máy chụp MRI, máy chụp CT
Scanner, hệ thống chuẩn đoán y học từ xa. Đây đều là máy móc thiết bị mà hiện nay một
số bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng như: bệnh viện Chợ Rẫy, Đại
học Y đã trang bị.
- Chính sách hoạt động của bệnh viện là tập trung vào tầng lớp công nhân, người
có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trên địa bàn.
- Trong hoạt động kinh doanh, bệnh viện là một trong các thành viên của hệ
thồng y tế dân lập, bệnh viện luôn đặt quyền lợi của người bệnh lên trước tiên và xem
các khách hàng là sự sống còn của bệnh viện. Hoạt động theo phương châm “Khách
hàng là thượng đế”.
Phần II: Đánh giá nhu cầu thị trường và kế hoạch triển khai
- Các thành viên sáng lập bệnh viện là các Bác sĩ và là người đứng trực tiếp điều
hành bệnh viện. Họ là những người đã quản lý thành công nhiều phòng khám đa khoa
nói riêng và góp phần đưa bệnh viện Mỹ Phước (vốn giai đoạn I 50tỷ, giai đoạn II 500tỷ)
đi và hoạt động ổn định ở giai đoạn I.
PHẦN III: QUY MÔ VÀ CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG
3.1Quy mô bệnh viện
Bệnh viện Vạn Phước khi hoàn chỉnh sẽ có quy mô: 100 giường bệnh điều trị nội
trú. Với đầy đủ các khoa và bộ phận chuyên môn:
- Khoa khám bệnh
- Khoa dược
- Khoa cấp cứu
- Khoa ngoại sản
- Khoa nội nhi
- Khoa đông y, phục hồi chức năng
- Khoa chuẩn đoán hình ảnh
Chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng được thực hiện theo quy chế quản lý
bệnh viện do Bộ y tế ban hành tại quyết định số 1895/QĐ-BYT ngày 19/09/2007.

3.2Công suất hoạt động
3.2.1 Công suất thiết kế của bệnh viện Vạn Phước
- Số lượt khám và chữa bệnh: 600 – 800 người/ngày
- Số lượng cấp cứu: 100 ca/ngày
3.2.2 Công suất hoạt động dự tính
- Công suất khai thác năm đầu tiên: 30% công suất ổn định;
- Công suất khai thác năm thứ 2: 50% công suất ổn định;
- Công suất khai thác năm thứ 3: 70% công suất ổn định;
- Dự kiến bệnh viện sẽ đi vào ổn định kể từ năm thứ 4 với công suất khai thác ổn
định theo phụ lục bảng 3.2.2
Phần III: Quy mô và công suất hoạt động
PHẦN IV: CÁC YẾU TỐ KHÁC CỦA DỰ ÁN
4.1Thi công xây dựng và cơ sở hạ tầng
Việc thi công xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viện được hợp đồng với công ty
TNHH MTV Xây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Mỹ Nguyên An, đây là công ty chuyên về
thiết kế xây dựng và đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng một số phòng khám đa khoa
và bệnh viện tư nhân.
4.2Nhân sự cho bệnh viện
Lao động làm việc cho bệnh viện bao gồm: Lao động cơ hữu và lao động dưới
dạng hợp tác. (chi tiết nhu cầu bác sĩ xem tại phụ lục bảng 4.2)
- Lao động cơ hữu là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa làm trưởng phó các khoa của
bệnh viện và các nhân viên điều dưỡng, y sĩ. Với đội ngũ lao động này, đều là các bác sĩ
đã có kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn như Đại học y dược, bệnh viện Chợ
Rẫy, bệnh viện Mỹ Phước và một số bệnh viện đa khoa tại tỉnh Bình Dương. Còn đội
ngũ y sĩ, điều dưỡng đây là lao động có thể tuyển dụng ở các trường trung cấp y của
tỉnh. Sau khi tuyển dụng, bệnh viện sẽ tổ chức đào tạo bổ sung cho đội ngũ này. Ngoài
ra, hiện nay có một số y sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đang được bệnh viện cử đi học hỏi
kinh nghiệm ở một số bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh. Để thu hút những bác sĩ
giỏi về làm việc, bệnh viện cũng đã thực hiện các chính sách uu đãi như: Bố trí nhà ở
cho Bác sĩ ở xa, tổ chức xe đưa đón hàng ngày.

- Lao động hợp tác: Bệnh viện đã ký hợp đồng hợp tác với một số bệnh viện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nhân dân
115, bệnh viện Ung Bướu, bệnh viện Chợ Rẫy.
Các thành viên sáng lập bệnh viện cũng là những Bác sĩ có nhiều năm kinh
nghiệm làm việc tại nhiều bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều mối
quan hệ rộng với nhiều bác sĩ đang làm viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, việc tìm
kiếm nguồn Bác sĩ giỏi về phục vụ tại bệnh viện cũng tương đối thuận lợi.
Một điều kiện thuận lợi trong việc tuyển dụng nhân sự cho bệnh viện là kể từ
ngày 01/01/2011 các bác sĩ hiện công tác tại bệnh viện công lập sẽ không được mở
phòng khám tư nhân nên các bác sĩ có điều kiện hợp tác nhiều với bệnh viện tư nhân.
Phần IV: Các yếu tố khác của dự án
4.3Thị trường hoạt động của bệnh viện
Thị trường hoạt động chính mà bệnh viện nhắm tới đó là công nhân làm việc tại
các công ty, xí nghiệp, cán bộ công nhân viên đây là đối tượng khám, chữa bệnh dưới
dạng bảo hiểm y tế là chủ yếu. Khách hàng này dự kiến sẽ chiếm 70% doanh thu của
bệnh viện.
Trước đây, các thành viên sáng lập cũng đã thực hiện một dự án bệnh viện tư
nhân đầu tiên khám bảo hiểm y tế tại Việt Nam. Do có thời gian làm việc trực tiếp điều
hành phòng khám đa khoa An Bình, bệnh viện Mỹ Phước nên có nhiều mối quan hệ với
các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cũng là một lợi thế lớn cho bệnh
viện Vạn Phước về sau.
Ngoài ra, bệnh viện Vạn Phước nằm tiếp giáp trực tiếp với đường Hồ Văn Cống
là trục đường chính của xã Tương Bình Hiệp, cách Đại lộ Bình Dương 200m, nơi dân cư
qua lại đông đúc. Bên ranh giới phía trái của bệnh viện Vạn Phước là một công trình
giao thông đường bộ chuẩn bị thi công. Ngoài ra dự án khu dân cư Tương Bình Hiệp
cũng được chính quyền địa phương chuẩn bị thực hiện ở khu đất trống 5ha phía sau cách
bệnh viện Vạn Phước 500m. Sau khi bệnh viện Vạn Phước hoàn tất có thể thấy, vị trí rất
thuận lợi cho việc phát triển về sau.
Ngoài phân khúc bảo hiểm y tế, do bệnh viện kinh doanh với đối tượng chính là
công nhân viên cán bộ công chức nên giá cả khám chữa bệnh cũng có phần mang tính

cạnh tranh và có khả năng thu hút được người dân có mức thu nhập trung bình hiện sống
và làm việc trong khu vực cũng có thể đến khám và chữa bệnh.
4.4Trang thiết bị của bệnh viện
Hệ thống trang thiết bị được bệnh viện hợp đồng mua từ các công ty chuyên nhập
khẩu thiết bị y tế như: công ty Thiết bị y tế Hồng Phát, công ty cồ phần Thiết bị y tế Việt
Nhật, và các thiết bị còn lại sẽ được đặt mua khi bệnh viện xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ
tầng. Máy móc đặt mua là máy mới 100%, theo tiêu chuẩn hiện đại, phục vụ tốt nhất cho
khách hàng.
4.5Nhu cầu điện nước phục vụ hoạt động của bệnh viện
4.5.1 Nhu cầu điện
Để đảm bảo cho bệnh viện hoạt động, các thiết bị như trạm biến thế 560KVA lấy
điện từ lưới điện quốc gia cũng được trang bị. Ngoài ra, trong các trường hợp thiếu điện,
mất điện thì bệnh viện cũng trang bị hệ thống máy phát làm nguồn điện dự phòng, đảm
bảo bệnh viện luôn có điện 24/24h.
4.5.2 Nhu cầu nước
Nguồn nước bệnh viện được cung cấp thông qua hai nguồn: nước máy và nước giếng.
Phần IV: Các yếu tố khác của dự án
Phần IV: Các yếu tố khác của dự án
4.6An toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy và chữa cháy
4.6.1 An toàn vệ sinh môi trường
Khi bệnh viện đi vào hoạt động có tác động rất lớn tới môi trường xung quanh,
đặc biệt là rác thải và nước thải bệnh viện.
Về rác thải đặc biệt là rác thải y tế, bệnh viện ký hợp đồng với công ty môi trường
đô thị tỉnh Bình Dương xử lý theo quy định của nhà nước;
Về nước thải, bệnh viện cũng xây dựng một hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện
khá hiện đại với công suất 150m
3
/ngày đêm (Quy định Bộ y tế 1 giường bệnh tương ứng
với công suất xử lý nước thài là 1m
3

/ngày đêm) đảm bảo đủ điều kiện theo đúng quy
định mới thải ra môi trường.
4.6.2 Phòng cháy, chữa cháy
Bệnh viện trang bị báo cháy tự động tại tất cả các khu vực trong bệnh viện. Hệ
thống được thiết kế theo đúng quy định và đình kèm bản vẽ thiết kế kỹ thuật.
PHẦN V: HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
5.1 Chi phí đầu tư của dự án
5.1.1 Chi phí đầu tư mặt bằng
- Đền bù, giải phóng mặt bằng: 1,000,000,000 VND
- Chi phí san lấp mặt bằng: 1,300,000,000 VND
5.1.2 Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
- Thuê thiết kế xây dựng: 2,016m
2
x 45,500đ/m
2
= 91,728,000 VND
- Đánh giá tác động môi trường: 40,909,091 VND
- Trạm biến thế 560KVA: 583,000,000 VND
- Máy phát điện dự phòng: 1,000,000,000 VND
- Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện: 330,000,000 VND
- Xây dựng khu phòng khám:
2,016m
2
x 2,500,000đ/m
2
= 5,040,000,000 VND
- Hành lang giữa hai dãy phòng khám:
336m
2
x 850,000đ/m

2
= 285,600,000 VND
- Xây dựng nhà ở nhân viên:
1,000m
2
x 2,200,000đ/m
2
= 2,200,000,000 VND
- Tường rào bệnh viện:
+ Tường xây: 430m x 1,700,000đ/m = 731,000,000 VND
+ Tường rào sắt: 127m x 1,600,000đ.m = 203,200,000 VND
- Làm đường nội bộ: 300,000,000 VND
- Trồng cây xanh: 150,000,000 VND
- Hệ thống lạnh tại bệnh viện: 629,431,818 VND
- Hệ thống mạng quản lý bệnh viện: 300,000,000 VND
- Tổng đài điện thoại tự động: 100,000,000 VND
- Trang thiết bị văn phòng khác: 1,000,000,000 VND
- Xe cứu thương: 01chiếc x 600,000,000đ/chiếc = 600,000,000 VND
- Xe công vụ: 01chiếc x 800,000,000đ/chiếc = 800,000,000 VND
- Giường bệnh: 40 giường x 18,000,000đ/giường = 720,000,000 VND
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
5.1.3 Chi phí đầu tư trang thiết bị y tế
Chi tiết các chi phí đầu tư trang thiết bị xem tại phụ lục bảng 5.1.3
Tổng trang thiết bị y tế: 1,107,500 USD tương đương 23,124,600,000 VND (tỷ giá
USD/VND = 20880 nguồn NHNo & PTNT VN ngày 07/03/2011).
Tổng nguồn vốn đầu tư dự án là: 40,529,469,000 VND làm tròn 40,530,000,000 VND.
5.2Nguồn vốn tài trợ cho dự án
- Tổng vốn đầu tư 40,530,000,000 VND
- Vốn tự có 25,530,000,000 VND
- Vốn vay 15,000,000,000 VND

- Tỷ lệ vay vốn 37%
- Lãi suất 17.50% Năm
- Thời hạn vay 5 Năm ~ 60 tháng
- Số kỳ trả 20 kỳ 3 tháng trả 1 lần
Mục đích vay: thanh toán tiền mua trang thiết bị y tế của bệnh viện.
Phương thức trả nợ: tổng khoản vay sẽ được chia trả thành 20 kỳ (3 tháng/1kỳ),
trả theo phương thức vốn gốc và lãi đều trong mỗi kỳ (phụ lục bảng 5.2.1 và 5.2.2).
Tài sản đảm bảo:
- Thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba;
- Thế chấp quyền sử dụng đất của công ty;
- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là công trình xây dựng;
- Thế chấp máy móc thiết bị y tế.
5.3 Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án
5.3.1Cơ sở số liệu tính toán
Các tài sản cố định sau khi hết thời gian khấu hao, xem như giá trị thu hồi là
không đáng kể (bằng không) và phải đầu tư mới lại hoàn toàn. Ngoài ra, giả sử giá trị
đầu tư mới chính bằng thời điểm đầu tư ban đầu. Giả định thời gian khấu hao cho ở phụ
lục bảng 5.3.1a
Suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư và sử dụng để tính NPV, IRR bằng với lãi
suất vay ngân hàng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: bệnh viện là một dự án được nhà nước khuyến
khích đầu tư. Vì vây, được miễn thuế trong 5 năm đầu, từ năm thứ 6 trở đi chịu mức
thuế suất 10%.
Giá dịch vụ tại bệnh viện được ước tính tại phụ lục bảng 5.3.1b
Giá thành chi phí trực tiếp của các dịch vụ bệnh viện được ước tính tại phụ lục
bảng 5.3.1c
Kế hoạch khấu hao tài sản cố định được tính toán tại phụ lục bảng 5.3.1d
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
5.3.2 Doanh thu và chi phí trực tiếp của dự án

Doanh thu và chi phí trực tiếp được tính thông qua bảng công suất khai thác ổn
định (số lượt khách/năm), các giả định về công suất vận hành của các năm và bảng tính
giá thành dịch vụ. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc phân tích trở nên thuận tiện, dự án
bệnh viện đã giả định tỷ lệ tăng giá dịch vụ qua các năm tương đương với tỷ lệ lạm phát
bằng 6% và kèm theo tỷ lệ tăng giá thành chi phí đầu vào trực tiếp cũng bằng 6%. Lạm
phát trung bình của Việt Nam vào khoảng 6%, số liệu này được tính toán dựa vào lạm
phát của Việt Nam từ 1993 đến nay, từ cơ sở số liệu của Tổng cục thống kê vá các nước
khác trong khu vực (Indonesia, Thailand, Malaysia) có mức phát triển tương tự của Việt
Nam trong 20 năm tới (nguồn: Luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thế Dân,2010).
Tuy nhiên, giả định này có thể làm lệch các kết quả thẩm định do sự chênh lệch
giữa thông số giả định bình quân và thông số thực tế . Vì vậy, để đảm bảo cho việc phân
tích rủi ro dự án ta có thể đưa vào 2 biến rủi ro là: tỷ lệ tăng giá dịch vụ tương ứng với
lạm phát giữa các năm, tỷ lệ tăng giá thành chi phí cũng được đưa vào phân tích. Tuy
nhiên, cũng để cho thuận tiện, ban đầu vẫn giả định 2 biến rủi ro trên có giá trị là 6%.
Kết quả bảng tính xem tại phụ lục bảng 5.3.2
5.3.3Kết quả hoạt động kinh doanh của dự án
Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh dự của dự án là bảng thể hiện dòng thu
nhập dự kiến của dự án thông qua tổng doanh thu dự án trừ đi các khoản chi phí, lãi vay,
thuế. Với các giả định: chi phí quản lý ước tính chiếm khoảng 10% doanh thu, chi phí
điện nước ước tính chiếm khoảng 5% doanh thu, các chi phí khác phát sinh ước tính
chiếm khoảng 8% doanh thu.
Kết quả tính toán thể hiện tình hình kinh doanh dự kiến của dự án, dự án lời hay
lỗ củng được thể hiện rõ trong bảng tính này. Xem tại phụ lục bảng 5.3.3
5.3.4Dòng tiền và các chỉ tiêu tài chính của dự án
Dòng tiền của dự án được thể hiện thông qua ngân lưu ròng NCF, là hiệu số giữa
ngân lưu vào (bao gồm tổng doanh thu, các khoản thanh lý tài sản, và các khoản phải thu
khác) trừ đi ngân lưu ra (bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí điện nước, quản lý, và các
chi phí khác).
Thông qua bảng tính dòng tiền dự án ta có thể tính các chỉ tiêu tài chính khác
như: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án NPV, IRR; chỉ tiêu số năm hoàn vốn PP; hệ số

đảm bảo trả nợ DSCR,…
Hình 1: Biểu đồ ngân lưu tài chính
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
Thông qua biểu đồ ta có thể thấy được thời gian hòa vốn giao động trong khoảng
năm 2014 và 2015, ngoài ra còn cho ta thấy tồng giá trị đạt dược cho đến năm 2020 là
một giá trị tương đương khoảnh 140375 triệu VND.
Chi tiết xem tại phụ lục bảng 5.3.4
5.3.5 Phân tích hiệu quả & khả năng đảm bảo và trả nợ vay
Trong trường hợp khoản vay không ân hạn, có nghĩa là bệnh viện sẽ phải trả ngay
vốn gốc va lãi bắt đầu từ năm 2011 thì:
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
DSCR (8.07) 1.82 2.71 4.10 4.35 6.67
DSCR bình quân 1.93
(Trích bảng 5.3.5a)
DSCR 2011 không đảm bảo vì nhỏ hơn 1, tuy nhiên điều này không có nghĩa là
bệnh viện không thể trả vốn và lãi vào năm 2011, vì xem xét báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh dự trù ta thấy, mặc dù ở năm 2011 dự án có mức lợi nhuận sau thuế âm. Tuy
nhiên, khi xem xét khoản tiền trả nợ, bệnh viện có thể chuyền phần khấu hao tài sản và
dùng khoản tiền này để trả nợ gốc cho ngân hàng. Với mức khấu hao tài sản lên tới
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
3,856 triệu VND/năm, ta có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của dự án (chi tiết xem tại
phụ lục bảng 5.3.5b).
Trong trường hợp khoản vay ân hạn 1 năm, có nghĩa là bệnh viện sẽ trả vốn gốc
và lãi từ năm 2012 thì: hệ số đảm bảo trả nợ DSCR trong các năm đều lớn hơn 1, đều
này chứng minh dự án bệnh viện có khả năng đảm bảo trả nợ tương đối tốt với DSCR
bình quân đạt 3.0 (chi tiết xem tại phụ lục bảng 5.3.5c).
5.4Phân tích rủi ro của dự án
5.4.1 Phân tích độ nhạy
- Rủi ro kinh doanh và các viễn cảnh tương lai của dự án: (1) rủi ro nhu cầu sản
phẩm giảm thể hiện ở công suất vận hành thực tế có phần thấp hơn so với ước lượng

(biến công suất vận hành qua các năm); (2) rủi ro cạnh tranh thể hiện thông qua giá
thành dịch vụ khám chữa bệnh so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện ở tỷ lệ tăng giá dịch
vụ (giả định tỷ lệ này bằng với tỷ lệ lạm phát); (3) rủi ro từ chi phí thể hiện thông quá giá
thành chi phí trực tiếp của sản phẩm với biến rủi ro phân tích là biến tỷ lệ tăng giá chi
phí đầu vào.
- Rủi ro hoàn trả vốn vay: đối với dự án là rủi ro về lãi suất biến động. Trong
những năm gần đây, lãi suất ngân hàng biến động liên tục, các ngân hàng đã giảm thiều
rủi ro bằng cách hợp đồng lãi suất có điều chình theo thị trường theo thời gian quy định
của hợp đồng.
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: đối với dự án thể hiện rõ nhất rủi ro ngoại hối thể hiện ở
tỷ giá USD/VND.
- Các rủi ro khác: như rủi ro chính trị, rủi ro thiên tai tự nhiên (động đất, hạn hán,
…),…là những rủi ro rất khó ước lượng. Vì vậy, không thể đưa vào phân tích cụ thể.
- Công suất vận hành năm 1 tỷ lệ thuận với hiệu quả của dự án, nghĩa là khi tăng
công suất thì NPV dự án cũng tăng theo, mặc dù giảm xuống còn 15% nhưng NPV vẫn
dương (NPV>0). Chi tiết xem tại 5.4.1a
- Công suất vận hành năm 2 tỷ lệ thuận với hiệu quả của dự án, nghĩa là khi tăng
công suất thì NPV dự án cũng tăng theo, mặc dù giảm xuống còn 30% nhưng NPV vẫn
dương (NPV>0). Chi tiết xem tại 5.4.1b
- Công suất vận hành năm 3 tỷ lệ thuận với hiệu quả của dự án, nghĩa là khi tăng
công suất thì NPV dự án cũng tăng theo, mặc dù giảm xuống còn 50% nhưng NPV vẫn
dương (NPV>0). Chi tiết xem tại 5.4.1c
- Công suất vận hành năm 4 trở về sau tỷ lệ thuận với hiệu quả của dự án, nghĩa
là khi tăng công suất thì NPV dự án cũng tăng theo, mặc dù giảm xuống còn 80% nhưng
NPV vẫn dương (NPV>0). Mặc dù, khi giảm xuống 60% thì NPV vẫn dương (NPV>0.
Chi tiết xem tại 5.4.1d
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
- Tỷ lệ lạm phát (hay tỷ lệ tăng giá dịch vụ) tỷ lệ thuận với hiệu quả của dự án,
nghĩa là khi tỷ lệ này tăng thì NPV dự án cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu giá dịch vụ
không đổi qua các năm (tỷ lệ lạm phát = 0) thì NPV dự án sẽ nhỏ (NPV=2,365). Chi tiết

xem tại 5.4.1e
- Tỷ lệ tăng giá chi phí đầu vào tỷ lệ nghịch với hiệu quả của dự án, nghĩa là khi
tỷ lệ này tăng thì NPV dự án sẽ giảm. Vì vậy, với giả định giá thành dịch vụ không đổi
qua các năm là một giả định tốt để NPV dự án dương (NPV>0). Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này
tăng vượt quá thì hiệu quả dự án trở nên rất thấp, và có khả năng gây thiệt hại cho nhà
đầu tư và các bên liên quan. Chi tiết xem tại 5.4.1f
- Lãi suất tỷ lệ nghịch với hiệu quả của dự án, nghĩa là khi lãi suất tăng thì NPV
dự án sẽ giảm. Khi phân tích mặc dù lãi suất tăng lên đến 19%/năm thì NPV vẫn đạt
mức dương (NPV>0). Chi tiết xem tại 5.4.1g
- Tỷ giá USD/VND tỷ lệ nghịch với hiệu quả của dự án, nghĩa là khi tỷ giá tăng
thì NPV dự án sẽ giảm. Khi phân tích mặc dù tỷ giá tăng lên đến 23500 thì NPV vẫn đạt
mức dương (NPV>0). Chi tiết xem tại 5.4.1h
Phân tích độ nhạy 2 chiều:
-Nhìn vào phụ lục bảng 5.4.1i ta thấy, khi tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng giá chi phí
đầu vào bằng nhau thì hiệu quả dự án NPV dương và có xu hướng tăng khi cả 2 tỷ lệ này
cùng tăng. Tuy nhiên, nhìn trên toàn cục thì phần NPV<0 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Khi tỷ
lệ lạm phát tăng từ 2% trở lên thì khả năng NPV<0 là gần như không thể nếu các yếu tố
khác không đổi thì cho dù tỷ lệ tăng giá chi phí đầu vào có tăng đến 9%/năm cũng không
trở thành rủi ro quá lớn. Các năm gân đây tỷ lệ lạm phát không dưới 4%, cũng là một
dấu hiệu cho thấy khả năng dự án đạt hiệu quả cho NPV dương là lớn.
Bảng 5.4.1j: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm 1995-2010
(Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB)
-Nhìn vào phụ lục bảng 5.4.1k ta thấy, khi tỷ lệ lạm phát và công suất vận hành từ
năm 4 trở đi tăng thì hiệu quả dự án NPV dương và có xu hướng tăng khi giá trị cả 2
biến này cùng tăng. Tuy nhiên, nhìn trên toàn cục thì phần NPV<0 chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Song, khi tỷ lệ lạm phát tăng từ 5% trở lên thì khả năng NPV<0 là gần như không thể
nếu các yếu tố khác không đồi thì cho dù công suất vận hành năm 4 trở đi chỉ đạt 55%
công suất ổn định thì NPV vẫn dương.
Mặt khác, đây cũng là một giải pháp để ta có thể giảm thiểu rủi ro do công suất
vận hành thực tế không đạt, ta chỉ cần tăng giá thành theo tỷ lệ lạm phát vì khi lạm phát

diễn ra, thì các giá cả của các sản phẩm trong thị trường đều có xu hướng tăng. Vì vây,
tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh với một tỷ lệ nhỏ như vậy cũng sẽ khó có thể ảnh
hưởng đến nhu cầu của khách hàng.
5.4.2 Phân tích kịch bản
Sau khi phân tích độ nhạy một chiều, và độ nhạy 2 chiều có thể thấy hiệu quả của
dự án chịu tác động rất lớn của 3 biến rủi ro: (1) công suất hoạt động năm 4 trở về sau,
(2) tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, (3) tỷ lệ tăng giá chí phí
đầu vào. Trên cơ sở này, kèm với các phân tích độ nhạy một chiều, ta có thể xây dựng
nên 3 kịch bản phân tích như sau:
Bảng 5.4.2: Bảng tính phân tích kịch bản
Phân tích kịch bản Kịch bản tốt
Kịch bản
bình thường
Kịch bản xấu
Biến rủi ro


Công suất hoạt động năm 4 trở về sau
130% 100% 70%

Tỷ lệ lạm phát
10% 6% 0%

Tỷ lệ tăng giá chi phí đầu vào
0% 6% 10%
Biến kết quả


NPV
86,701 30,080 (11,054)


IRR
51.36% 33.86% 7.11%

IRR thực
38% 26% 7%
Xác suất 20% 60% 20%
EV(NPV) 33,177
Với kịch bản tốt: có thể thấy công suất hoạt động từ năm 4 trở đi đạt trên mức ổn
định dự kiến tiến về công suất thiết kế, tỷ lệ tăng giá dịch vụ đã giúp NPV đạt tới 86,701
triệu đồng, IRR đạt 51.36% là một trong những yếu tố khả quan cho các dự án y tế.
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
π
t
(%)
3.96 6.67 8.18 8.19 7.27 8.24 21.69 6.80 11.75
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
Với kịch bản bình thường: là các giả định tính toán khi lập dự án cũng cho ta kết
quả khả quan, NPV cũng đạt 30,080 triệu đồng với IRR đạt 33.86%.
Kịch bản xấu: công suất hoạt động năm 4 trở đi không đạt yêu cầu chỉ bằng 70%
công suất ổn định, giá thành dịch vụ tăng 10%, trong khi đó giá dịch vụ khám chữa bệnh
không tăng làm cho NPV âm 11,054 triệu đồng.
Với xác suất p cho từng kịch bản, ta có được kỳ vọng về NPV tương đương
33,177 triệu VND.
5.4.3 Phân tích mô phỏng
Trường hợp 1: Phân tích mô phỏng với các biến rủi ro có thể bao gồm: công suất
vận hành các năm, tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh), tỷ lệ tăng chi
phí giá thành đầu vào, lãi suất ngân hàng, tỷ giá USD/VND, chi phí quản lý, chi phí điện
nước và các chi phí khác. Cho các biến biến động, để xem tác động của chúng đến với

NPV dự án:
Sau khi chạy phân tích mô phỏng Monte-Carlo với 10000 lần thử và mức ý nghĩa
95%. Kết quả đồ thị cho thấy xác xuất NPV>0 lên đến 99.53%, là một dấu hiệu khả quan
cho hiệu quả của dự án. Giá trị trung bình đạt 27,436 tr.VND và giá trị max lên đến
67,412 tr.VND
Trong các yếu tố tác
động đến hiệu quả của dự
án ta có thể thấy tỷ lệ lạm
phát có tác động rất lớn lên
đến 62.8%. Các yếu tố
khác cũng có tác động
nhưng không ảnh hưởng
nhiều bằng. Có thể thấy rất
rõ có 2 xu hướng tác động
là: tác động chiều thuận
đến từ các biến công suất
vận hành và tỷ lệ lạm phát;
tác động nghịch chiều của
các biến còn lại.
Giá trị trung bình của IRR đạt 29.82%, giá trị Maximum đạt 41.02%, giá trị
Minimum đạt 14,49% là những số liệu cũng góp phần cho thấy hiệu quả của dự án cũng
tốt xét trên chỉ tiêu IRR.
Trường hợp 2: Phân tích mô phỏng với các biến rủi ro mà không có yếu tố lạm
phát, hay nói cách khác giá dịch vụ sẽ được giữ cố định qua các năm. Cho các biến biến
động, để xem tác động của chúng đến với NPV dự án:
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
Ta thấy, xác xuất để NPV>0 đã giảm xuống một cách rõ rệt chỉ còn khoảng
71.12%. Tuy nhiên trường hợp này chúng ta chỉ phân tích tham khảo dự trên giả thuyết
nên cũng không kết luận là dự án quá rủi ro.
Trong trường hợp này, trong các

yếu tố tác động đến hiệu quả dự án thì,
có thể thấy 2 biến tác động lớn nhất
chính là tỷ lệ tăng giá chi phí đầu vào
và lãi suất vay vốn. Trong trường hợp
này, do tỷ lệ lạm phát giả định bằng 0,
vì vậy cũng có thể nói giá chi phí đầu
vào rất khó có xu hướng tăng, mặt
khác lãi suất vay vốn thì là hợp đồng
giữa các bên liên qua thỏa thuận, nên
cũng không đến mức biến động quá
lớn.
Phần V: Hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án
PHẦN VI: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN VÀ KẾT LUẬN
6.1 Đánh giá tổng quan dự án
Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá dự án ta có được bang sau:
NPV 30,080 triệu VND
IRR 33.86%
PP 4 Năm 9 tháng
DSCR bình quân 3 (ân hạn 1 năm)
Dự án có NPV > 0 và IRR > r (suất chiếc khấu, lãi suất ngân hàng), chứng tỏ về
mặt tài chính, đầu tư dự án có hiệu quả.
Thời gian hoàn vốn gần 5 năm, trong việc đầu tư bệnh viện, từ việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, mua cơ sở vật chất trang bị, thì thời gian gần 5 năm hoàn vốn tương đối phù
hợp để nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư.
DSCR bình quân cho thấy dự án có thể hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi đúng hẹn.
6.2Đánh giá rủi ro dự án và kết luận
Hiệu quả dự án rất nhạy cảm với 3 biến quan trọng: tỷ lệ tăng giá dịch vụ khám
chữa bệnh (tỷ lệ lạm phát), tỷ lệ tăng giá thành chi phí đầu vào, công suất vận hành trong
các năm. Các rủi ro này thuộc vào nhóm rủi ro kinh doanh của dự án, vì vậy để khắc
phục các rủi ro này ta cũng sẽ giải quyết từ khâu kinh doanh.

Bệnh viện Vạn Phước là một bệnh viện tư nhân nhưng phân khúc thị trường chính
có phần khác so với các bệnh viện tư nhân khác, với các gói dịch vụ khám chữa bệnh
cho khách hàng có thu nhập trung bình thấp là một lợi thế gia nhập thị trường. Vì vậy,
thứ nhất, chất lượng dịch vụ phải được đề cao, mặc dù là phân khúc trung bình nhưng
khách hàng ở phân khúc này cũng có nhiều lựa chọn, nhưng để tạo ra lòng tin từ khách
hàng thì đòi hỏi thái độ của các nhân viên bác sĩ phải thân thiện, nhiệt tình; thứ hai, mặc
dù giá cả bệnh viện có thề đánh giá là khá cạnh tranh so với các đối thủ, tuy nhiên giá
thuốc nên được quan tâm vì có thể gây ra mất lòng tin của khách hàng, ngoài ra đây là
một lợi thế dể bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh; thứ ba, do là bệnh viện mới thành
lập nên cần quan tâm đến các khách hàng trong khu vực để tạo dựng được hình ảnh, cần
có những hợp đồng với các công ty xí nghiệp trong khu vực để đảm bảo lượng khám và
chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Nhìn chung, dự án bệnh viện Vạn Phước có thể xem là một dự án có thể đáp ứng
các nhu cầu thiết thực của giai đoạn hiện nay, vừa giải quyết được các vấn đề ùng tắc ở
bệnh viện tỉnh 512, vừa phù hợp với mức chi tiêu cho y tế của người dân. Tuy nhiên, để
cạnh tranh đòi hỏi bệnh viện nên xây dựng các dịch vụ nghỉ dưỡng và thư giản khác thì
khách hàng sẽ dễ tiếp cận với bệnh viện hơn, các dịch vụ có thể là xoa bóp, châm cứu
Phần VI: Đánh giá dự án và kết luận
PHỤ LỤC
BẢNG 2.2: HỆ THỐNG Y TẾ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
STT Tên đơn vị trong hệ thống công lập
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
2 Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh
3 Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
4 TTYT Dự phòng tỉnh
5 Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh
6 Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh
7 Trung tâm Kiểm nghiệm
8 Trung tâm Giám định Y khoa – Pháp y tỉnh
9 Trung tâm Sức khỏe LĐMT tỉnh

10 Trung tâm Phòng chống BXH tỉnh
11 Chi cục VSATTP tỉnh
12 Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh
13 Phòng khám Đa khoa – NBS Tx.TDM
14 Bệnh viện huyện Dĩ An
15 Bệnh viện huyện Thuận An
16 Bệnh viện huyện Tân Uyên
17 Bệnh viện huyện Bến Cát
18 Bệnh viện huyện Dầu Tiếng
19 Bệnh viện huyện Phú Giáo
20 TTYT huyện Dĩ An
21 TTYT huyện Thuận An
22 TTYT Thị xã Thủ Dầu Một
23 TTYT huyện Tân Uyên
24 TTYT huyện Bến Cát
25 TTYT huyện Dầu Tiếng
26 TTYT huyện Phú Giáo
27 TTYT Cao su Dầu Tiếng
1 Bệnh viện Phụ sản – Nhi Bình Dương
2 Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bình Dương
3 Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước
4 Bệnh viện Đa khoa Á Châu
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bình Dương, 2009)
Bảng 2.2.2: Bảng công suất hoạt động ổn định dự kiến

×