Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 72 trang )

Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ

Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Binh Đoàn 16 & Nguồn vốn xã hội hóa
Địa điểm: Gia Lai

----Tháng 11/2018----

1


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ
CHỦ ĐẦU TƯ

2



Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ............................................................................. 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ........................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý. ......................................................................................... 8
V. Mục tiêu dự án. ................................................................................................. 8
V.1. Mục tiêu chung. ............................................................................................. 8
V.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................................. 9
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................... 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 10
II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 15
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ....................................................................... 15
II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 19
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ............................................. 19
III.1. Địa điểm xây dựng. .................................................................................... 20
III.2. Hình thức đầu tư. ........................................................................................ 20
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 20
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ................................................................. 20
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. .......... 21
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................................. 22
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. ............................................ 22
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ...................................... 23
II.1. Quy trình kỹ thuật xẻ gỗ .............................................................................. 23
II.2. Quy trình sản xuất gỗ bóc............................................................................ 27

3


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

II.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ ...................................................... 28
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................... 33
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.33
II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 33
III. Phương án tổ chức thực hiện. ........................................................................ 33
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ............ 34
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 35
I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 35
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ........................................... 35
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 36
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................... 36
II. Tác động của dự án tới môi trường. ............................................................... 36
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................. 37
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .............................................................. 38
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .......... 39
II.4.Kết luận:........................................................................................................ 41
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ............................................................................................. 42
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 42
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ........................................................................... 44
III. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án. ............................................................... 49
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 49
III.2. Phương án vay. ........................................................................................... 49
III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 50

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52
I. Kết luận. ........................................................................................................... 52
II. Đề xuất và kiến nghị. ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 53
4


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án ................... 53
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ........................................... 57
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ..................... 63
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ....................................... 67
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. .................... 68
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ............. 69
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ............... 70
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. .......... 71

5


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư:
 Giấy phép ĐKKD số:
 Đại diện pháp luật:
 Địa chỉ trụ sở:


II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Nhà máy sản xuất gỗ
 Địa điểm thực hiện dự án : Tỉnh Gia Lai
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và khai
thác dự án.
 Tổng mức đầu tư: 150.170.592.000 đồng. (Một trăm năm mươi tỷ một trăm
bảy mươi triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) Trong đó:
 +Vốn tự có (tự huy động): 45.051.178.000 đồng
 +Vốn vay tín dụng : 105.119.414.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Hiện nay, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để
phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam
luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng
trưởng trung bình trên 30%.Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể
vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể: Năm 2015 giá trị xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, trong đó sản phẩm
gỗ đạt 4,79 tỷ USD (+7,8%); riêng 10 tháng đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, chỉ tăng 5,7%
so với cùng kỳ năm 2015.
Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thứ 3 thế
giới và có nguồn gỗ tự nhiên, rừng trồng rất lớn vì vậy mà các phế phẩm trong sản
xuất, chế biến gỗ là vô cùng lớn. Ví dụ mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ
vụn, cành cây nhỏ… Sản phẩm này cho lượng nhiệt tương đương than cám 5
(khoảng 5,200 Kcal/kg), song khi đốt thì hàm lượng phế thải gần như bằng 0, giá
thành lại rẻ hơn tới 30% so với than và nhiều loại nhiên liệu đốt khác. Tuy tại Việt
6


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ


Nam, viên than gỗ này còn khá mới mẻ, song có thể dễ dàng tìm thông tin sản phẩm
trên các trang mạng uy tín của nước ngoài để thấy đây là dạng năng lượng có nhiều
ưu điểm vượt trội và đã được sử dụng rộng rãi.Qua phân tích kỹ thuật, viên nén gỗ
cho kết quả rất khả quan. Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70% so với than
đá, nhưng giá thành chỉ bằng 45% so với than đá, còn so với sử dụng dầu DO nhiệt
viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30% giá thành dầu DO, cứ 2 kg viên gỗ
nén thì bằng 1kg dầu DO, so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất
nhiều. Như vậy, cùng một mức giả phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên
gỗ nén sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm
môi trường hơn nhiều so với than đá nên sản phẩm này rất được ưa chuộng tại Châu
Âu và các nước tiên tiến như: Đan Mạch, Ý, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ngoài ra, do viên gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên lượng khí
cacbonic là cực thấp – viên gỗ nén đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn
Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000 kg viên gỗ sau khi đốt cháy
hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15 kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau khi
đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh
hưởng đến môi trường. Người Châu Âu thường dùng viên gỗ nén để đốt lò sưởi,
nấu ăn thay cho ga, than tổ ong, củi… Việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang
lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản
xuất, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế cháy nổ.
Các doanh nghiệp quân đội nhân dân Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên được
giao quản lý một lượng lớn rừng trồng để đảm bảo vấn đề an ninh chính trị an toàn
xã hội. Những khu rừng trồng khai thác gỗ hoặc những rừng trồng khai thác sản
phẩm khác khi hết niên hạn khai thác lại chủ yếu bán lượng gỗ cho các doanh nghiệp
bên ngoài. Khi các doanh nghiệp vào khai thác gỗ sẽ gây ra sự mất ổn định an ninh
chính trị, an toàn xã hội. Có thể thấy rõ điều đó như khi tổ chức đấu giá gỗ cao su
hết niên hạn khai thác ở Đắk Lắk, các đơn vị vào đấu giá có sự cạnh tranh không
lành mạnh đưa những thành phần bất hảo vào để tranh chấp lẫn nhau dẫn đến mất
trật tự an ninh chính trị… hoặc các trường hợp doanh nghiệp bên ngoài vào khai
thác để đảm bảo việc khai thác, các doanh nghiệp thường sử dụng đội quân xã hội

bên ngoài để đảm bảo, tránh thất thoát của doanh nghiệp mình dẫn đến việc mất ổn
định và không đảm bảo an toàn.
Trước tình hình đó, Công ty chúng tôi đã nghiên cứu thành lập dự án “Nhà
máy sản xuất gỗ” tại Gia Lai để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng như
góp phần phát triển kinh tế địa phương.

7


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB, ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT V/v phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
-


Công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ phải được coi là động lực
phát triển kinh tế, góp phần đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng giá trị
gia tăng trong chuỗi sản xuất gỗ, tận dụng các lợi thế về đất đai và nhân lực
trong vùng, tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với người
dân trồng gỗ.

-

Phát triển công nghiệp chế biến gỗ một cách bền vững thông qua việc chế biến
gỗ gắn với phát triển vùng nguyên liệu; góp phần cân đối về khả năng cung
cấp nguyên liệu nội địa; phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường các biện
pháp để giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, minh bạch về nguồn gốc
gỗ nguyên liệu.

-

Cung cấp lượng lớn viên nén gỗ chất lượng cho thị trường tiêu thụ trong và
ngoài nước.

-

Đầu tư phát triển năng lực chế biến gỗ theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ
tiên tiến theo hướng sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp nhu
cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao
8


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ


V.2. Mục tiêu cụ thể.
-

Sử dụng vùng nguyên liệu trực thuộc sự quản lý của bộ quốc phòng, và của
người dân trong khu vực tránh những doanh nghiệp bên ngoài bộ vào mua
bán, khai thác để đảm bảo an ninh xã hội, góp phần bảo vệ và phát triển vùng
đất khai thác tại dự án nhờ vào việc sử dụng Nhân lực trực tiếp từ các đơn vị
quân đội và các lực lượng nhân công tại địa phương.

-

Đầu tư nhà máy chế biến bóc, xẻ gỗ với công suất khai thác 1.500 ha/năm
trong vùng nguyên liệu rộng. Chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ ghép
cho các nhà máy chế biến ván ghép thanh từ gỗ, phục vụ nhu cầu sử dụng các
sản phẩm từ gỗ và cung cấp một lượng lớn viên nén tạo nhiệt dần thay thế các
sản phẩm khoắng sản tự nhiên như than đá và dầu hỏa....

-

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ sẽ góp phần đẩy mạnh nền kinh
tế khu vực này, giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực lớn.

-

Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

9


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ


CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
 Vị trí địa lý:
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có toạ
độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30’ độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ
kinh Đông, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam
giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp nước bạn Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Kon
Tum
Gia Lai có 90km đường biên giới chung với Campuchia, có cửa khẩu quốc
tế Lệ Thanh, sân bay pleiku, một số nhà máy thủy điện lớn: nhà máy thuỷ điện
IaLy, Sê san 3A…. đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Gia Lai có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14
nối Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên với Tp.Hồ Chí Minh,
Đông Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quốc lộ 19 nối tỉnh với cảng Quy
Nhơn và Campuchia, quốc lộ 25 nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên và Duyên Hải Miền
Trung.
Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là cửa ngõ đi ra biển của phần
lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp
tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất
và hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo khâu
đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế cho Gia Lai trở thành
vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát
triển.
Với vị trí nằm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế Việt Nam, Lào,
Campuchia cũng là lợi thế rất lớn cho Gia Lai.
Dự án nhà máy chế biến cà phê bột hòa tan và cà phê bột dự kiến xây dựng
tại Làng Le Mơ Nang, Xã Ia Sao, Huyện Ia Grai, Tỉnh Gia Lai.


10


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

 Khí hậu, thủy văn:
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có
lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và
kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình năm là 22 – 250C. Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm,
Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và
thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công
nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm
chính: đất feralit (đất đỏ vàng) chiếm 53% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất đỏ
vàng trên đá granit và riolit phân bố tập trung ở gần rìa của khối đất đỏ bazan; đất
xám trên đá granit và phù sa cổ chiếm 25,2%, phân bố tập trung theo 2 hệ thống
sông lớn, còn lại các nhóm khác phân bố rải rác ở nhiều nơi.
Thực chất, tài nguyên đất ở Gia Lai đã được khai thác và sử dụng từ lâu, trước
kia là khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sinh sống của đồng bào dân tộc, ngày
11


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ


nay nguồn tài nguyên này đặc biệt được chú trọng khai thác và đưa vào sản xuất
nông – lâm nghiệp với quy mô lớn, hình thành những vùng chuyên canh. Trên cơ
sở các điều kiện sinh thái tự nhiên của tỉnh, có thể chia thành 3 vùng: đất đỏ bazan
cao nguyên Pleiku, diện tích tập trung lớn, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận
lợi; dân cư và cơ sở hạ tầng tập trung; vùng thung lũng sông suối ở phía Nam, Đông,
Đông Nam và Tây Nam là vùng đất phù sa, đất xám. Các vùng đồi núi phía Bắc,
Đông và Đông Nam có địa hình chia cắt.
b. Tài nguyên rừng
Rừng ở Gia Lai rất phong phú về các loài, kiểu, dạng khác nhau về tính chất,
hình thái và ý nghĩa kinh tế. Gia Lai có gần 1 triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích có
rừng là 749.769 ha, trữ lượng gỗ 75,6 triệu m3. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia
Lai chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích có rừng và 38% trữ lượng gỗ.
Ngoài ra, rừng Gia Lai còn có khoảng gần 100 triệu cây tre nứa và các loại lâm sản
có giá trị khác như song mây, bời lời, sa nhân…và các loại chim thú quý hiếm. Sản
lượng gỗ khai thác hàng năm từ 65.000 – 85.000 m3 sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên
liệu cho chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao
Trong gần 25.000 ha rừng trồng có hơn 5.000 ha bạch đàn đã đến chu kỳ khai
thác, đồng thời đã quy hoạch trên 20.000 ha đất dùng để trồng nguyên liệu giấy
phục vụ cho sản xuất giấy và bột giấy. Ngoài ra, tỉnh còn có hơn 280.000 ha đất
trống, đồi núi trọc có khả năng trồng rừng lấy gỗ, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường,
tôn tạo cảnh quan du lịch, trồng các loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày với quy
mô lớn.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai.
Theo điều tra của Liên đoàn địa chất 6, tỉnh Gia Lai có nhiều khoáng sản, nổi bật
nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý.
Bôxít đã phát hiện được một mỏ và 4 điểm nằm ở vùng Kon Hà Nùng, các mỏ
này đều nằm trong vỏ phong hoá bazan, trữ lượng bôxit trên địa bàn rất lớn, khoảng
650 triệu tấn. Ngoài ra, còn có sắt, thiếc, chì…nhưng quy mô nhỏ. Trên địa bàn tỉnh
đã phát hiện 73 điểm có vàng, trong đó có 66 điểm quặng hoá gốc và 6 điểm sa

khoáng, các vùng có triển vọng là Kông Chro, Kbang, Ayun Pa, Krông Pa La, La
Grai. Hàm lượng vàng trung bình 18,11 gam/tấn đá, ngoài ra còn có hàm lượng bạc
trung bình khoảng 10,67 gam/tấn (theo tài liệu sơ bộ của tỉnh là 1,25 gam/m2).
Bên cạnh đó, tỉnh còn có khoáng sản phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng như đá vôi (đã phát hiện được 6 điểm nhưng có triển vọng nhất là mỏ đá vôi
12


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

Chư Sê). Khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác như đá bazan xây dựng ở đèo Chư
Sê, Plâycu, Chư Păh. Đá granit có trữ lượng 90,1 triệu m3, chủ yếu ở Chư Sê (53,4
triệu m3 ở bắc Biển Hồ, An Khê, La Khươi,..). Sét gạch ngói phân bố rộng khắp
toàn tỉnh nhưng tập trung lớn ở Ayun Pa, An Khê…Cát xây dựng phân bố dọc sông
suối, đặc biệt dọc sông Ba và có 40 loại nhỏ, chất lượng khá, đáp ứng nhu cầu xây
dựng. Ngoài ra còn có các mỏ than bùn ở Biển Hồ, Chư Păh đủ đáp ứng yêu cầu
sản xuất phân vi sinh.
d. Tài nguyên nước
_ Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3phân bố trên các hệ
thống sông chính: sông Ba, sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok.
_ Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất thuỷ văn ở 11 vùng trên địa
bàn tỉnh cho thấy tổng trữ lượng nước cấp A + B: 26.894 m 3/ngày, cấp C1 là
61.065m3/ngày và C2 là 989m3/ngày. Nhìn chung, tiềm năng nước ngầm của tỉnh
có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ chứa
nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp nước cho
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
Nông - Lâm nghiệp
Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn
291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu năm nên có tiềm

năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp .
Do tính chất đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Lai có thể bố trí một
tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng
các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có quy mô lớn với những sản
phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt, trong 7 nhóm đất chính của tỉnh,
nhóm đất đỏ ba zan có 386.000ha, tập trung chủ yếu vùng tây Trường Sơn (thành
phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đức
Cơ, Chư Păh, Ia Grai) có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê,
hồ tiêu, điều, bông vải...Các huyện, thị xã phía đông của tỉnh (An Khê, Kbang,
Kông Chro, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa), do chịu ảnh hưởng khí
hậu của vùng đồng bằng giáp ranh (Bình Định, Phú Yên) nên thích hợp cho các loại
cây trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho hai nhà máy
đường An Khê và Ayun Pa với công suất 4.000 tấn mía cây/năm. Riêng huyện Đăk
Pơ và thị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau các loại
cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các huyện phía đông nam
13


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

của tỉnh như Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với lợi thế có hồ thuỷ lợi Ayun
Hạ, là một trong nhữngNhap chon de phong lon hinh anh! vựa lúa của cả khu vực
Tây Nguyên. Với diện tích 1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7
ha đất cho rừng sản xuất (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp) nên tỉnh Gia
Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp. Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai thác
từ rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao. Gia Lai còn có quỹ đất lớn để
phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy...
Công nghiệp
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng

phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm
sản với quy mô vừa và lớn.
Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát
triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên
và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công
suất 14 vạn tấn/năm, đến nay đã phát huy vượt công suất. Với nguồn đá granit sẵn
có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong
tỉnh và xuất khẩu.
Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập
khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế
biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy.
Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp
chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật,
chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp. Ngoài ra còn có thể phát triển
các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho
phép.
Khu công nghiệp Trà Đa với diện tích 124,5 ha, có 30 dự án đầu tư, lấp đầy trên
100% diện tích với tổng số vốn đăng ký 818 tỷ đồng. Đến nay có 21 nhà máy đã đi
vào hoạt động.
Tỉnh đang quy hoạch khu công nghiệp Tây Pleiku với diện tích 284 ha (tính đến
năm 2015 và mở rộng gần 400 ha tính đến năm 2020).

14


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

Ngoài ra, trên mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cũng đang quy
hoạch xây dựng ít nhất một cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có vị trí, điều
kiện thuận lợi nhiều mặt cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với diện tích 110 ha và mở rộng đến
210 ha (tính đến 2020), hiện đã có 3 doanh nghiệp và 20 hộ kinh doanh. Đến nay
cũng đang được tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Dân số:
Dân số tỉnh Gia Lai có khoảng 1,4 triệu người (số liệu thống kê năm 2017)
bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm
52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơđăng, Thái, Mường...
Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ phận: Bộ phận cư dân bản địa đã sinh
sống ở Gia Lai từ lâu đời gồm dân tộc dân tộc Jrai và Bahnar, bộ phân cư dân mới
đến bao gồm người Việt và các dân tộc ít người khác.
Từ năm 1954 đến nay, Gia Lai còn tiếp nhận một bộ phận đồng bào các dân
tộc ít người từ miền Bắc vào theo hai đợt chính. Đợt thứ nhất vào năm 1954 và đợt
thứ hai trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (cuối thập niên 70 của thế kỷ
trước).
Đến cuối năm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít người
không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Theo Control Union Việt Nam, Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập số lượng lớn
viên nén gỗ từ Việt Nam. Năm 2017 Hàn Quốc nhập khẩu 2,5 triệu tấn viên nén
gỗ, trong đó 65% đến từ Việt Nam tương đương trên 1,7 triệu tấn. Dự kiến đến
năm 2022, nhu cầu của Hàn Quốc khoảng 5 triệu tấn/năm. Tương tự, nhu cầu
nhập mặt hàng này của Nhật Bản từ Việt Nam cũng tăng mạnh, dự kiến đến 5
triệu tấn vào năm 2030 dù cả năm 2017 chỉ nhập khẩu hơn 500.000 tấn. Những
con số này mở ra cơ hội cho ngành chế biến viên nén gỗ trong nước phát triển.

15


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ


Số liệu từ Forest Trend cho thấy, trong tổng kim ngạch 8 tỉ USD xuất khẩu
của ngành chế biến gỗ năm 2017, viên nén gỗ đóng góp hơn 172 triệu USD và có
xu hướng ngày càng tăng. Các thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia, Trung Quốc và châu Âu. Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu
viên nén gỗ nhiều nhất thế giới.
Trong hơn một thập kỷ qua, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có một sự
phát triển và thành công rất mạnh mẽ cả về số lượng cơ sở chế biến, quy mô doanh
nghiệp chế biến, khối lượng sản phẩm chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm và
kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng từ 1.200 (năm
2000) lên gần 4.000 (năm 2009) đơn vị sản xuất, trong đó có một số tập đoàn sản
xuất ở quy mô lớn. Quy mô chế biến đã tăng từ 3 triệu m3 gỗ nguyên liệu/năm (năm
2005) lên khoảng trên 15 triệu m3 gỗ tròn/năm (năm 2012). Kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng từ 219 triệu USD (năm 2000) lêntrên 3,9
tỷUSD(năm 2011) và 4,68 tỷ USD (năm 2012), góp phần quan trọng đưa tổng kim
ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2012 lên mức 27,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể nói rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ của
chúng ta đang phát triển dựa trên một nền tảng chưa vững chắc với nhiều rủi ro
tiềm ẩn, chưa trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tận dụng những tiềm năng và
lợi thế về phát triển lâm nghiệp của đất nước. Đã có sự phát triển chưa cân đối, giữa
các phân ngành, chẳng hạn như việc phát triển quá nhanh của chế biến và xuất khẩu
dăm gỗ, đồ gỗ ngoại thất,… khiến cho giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến
chưa cao. Các doanh nghiệp thiếu sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất khiến
cho sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tạo ra những khó khăn nhất định trong
16


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

việc xây dựng thương hiệu gỗ Việt. Chưa chú ý phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng

thời chưa có sự quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa,… Chính vì vậy, việc
xây dựng và ban hành quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là một trong
những công việc quan trọng và bức thiết hiện nay.
Thực hiện Quyết định số 2511/BNN-KH ngày 20/8/2008 của Bộ NN và
PTNT, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (đơn vị chủ
đầu tư) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (đơn vị tư vấn) đã nghiêm túc
nghiên cứu, xây dựng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030. Trải qua hơn 3 năm điều tra, khảo sát, tiếp thu ý kiến
đóng góp từ các bộ, ngành và địa phương liên quan, Quy hoạch công nghiệp chế
biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2728/QĐ-NN-CB ngày
31/10/2012, mở ra một định hướng mới trong việc khuyến khích đầu tư phát triển
ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong tương lai.
Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 hướng tới mục tiêu tổng quát là “Xây dựng công nghiệp chế biến gỗ
thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung
ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao để
chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế
nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường”. Trong đó, các mục tiêu cụ thể cần đạt trong từng giai đoạn là “Giá trị kim
ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đến năm 2015 đạt 5,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8 %/năm; đến năm 2020 đạt 8,0 tỷ USD, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm; đến năm 2030 đạt 12,22
tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6%/năm. Giá trị sản
phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đến năm 2015 đạt 72,60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,4 %/năm; đến năm 2020 đạt 108,70 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,0%/năm; đến năm 2030 đạt
142,30tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 5,5%/năm.
Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nội thất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng

thời tăng cường sản xuất ván nhân tạo để sản xuất đồ gỗ, nâng cao tỷ lệ sử dụng
nguyên liệu gỗ khai thác trong nước. Tạo công ăn, việc làm cho 800.000 người vào
năm 2020 và 1.200.000 người vào năm 2030”. Theo đó đến năm 2020 và 2030,
ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất ván nhân tạo các

17


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

loại, đồ gỗ, nhất là đồ gỗ nội thất, đồng thời hạn chế dần, tiến tới ngừng sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng dăm mảnhvào sau năm 2020.
Quy hoạch các sản phẩm cơ bản của ngành chế biến gỗ
TT
1
2
3
4
5

Tổng công suất sản
phẩm
Ván dăm
Ván sợi
Gỗ ghép thanh
Các loại ván nhân tạo
khác
Đồ gỗ
- Đồ gỗ nội địa
- Đồ gỗ xuất khẩu


Đơn vị tính

Giai đoạn
2016-2020

Giai đoạn
2021-2030

m3 SP/năm
m3 SP/năm
m3 SP/năm

100.000
1.600.000
1.000.000

100.000
1.800.000
1.500.000

m3 SP/năm

300.000

500.000

Triệu
m SP/năm


2,8
5,0

3

4,0
7,0

Để đạt được mục tiêu trên, cùng với việc xây dựng quy hoạch cụ thể cho các
vùng sản xuất lâm nghiệp, Quy hoạch cũng đề ra 4 định hướng lớn và 4 giải pháp
cơ bản. Đó là các định hướng và giải pháp về nguyên liệu, về thể chế chính sách,
về thị trường và về môi trường, phát triển bền vững.
Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn còn yêu cầu sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương căn cứ quy
hoạch này, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch cụ thể
cho ngành chế biến gỗ ở địa phương mình, làm căn cứ để xây dựng các cơ chế,
chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
phát triển lĩnh vực chế biến gỗ một cách phù hợp, ổn định và nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm. Đồng thời, Bộ cũng giao cho Cục Chế biến, Thương mại nông
lâm thủy sản và nghề muối với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về chế biến gỗ
là cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai
thực hiện Quy hoạch, là đầu mối thu thập, xử lý, tổng hợp tình hình, tổ chức chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Quy
hoạch này.
Hy vọng rằng với việc phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch công nghiệp
chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ có những bước phát
triển mới, vững chắc hơn, ổn định hơn, đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho doanh
nghiệp chế biến gỗ vàcho xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn

ngành.
18


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
STT

Nội dung

I
1
2
-

Xây dựng
Phân xưởng gỗ bóc ván
Khu bóc vỏ loại bỏ rác
Khu bóc ván
Khu lò sấy
Phân xưởng xẻ gỗ
Khu máy xẻ
Bể ngân tẩm hóa chất trước
khi sấy
Khu lò sấy
Phân xưởng sản xuất viên
nén tạo nhiệt
Khu băm nguyên liệu
Khu sấy

Khu băn lại và ép viên
Kho trữ hàng thành phẩm
Khu nhà điều hành
Khu hành chính văn phòng
Khu nhà ở tập thể, bếp ăn
Nhà bảo vệ, nhà để xe,
Kho vật dụng
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống thoát nước tổng
thể
Hệ thống xử lý nước thải
Khu trữ nguyên liệu đầu
vào và phân loại
Khu phơi gỗ bóc loại B,C
Tường rào xung quanh
Trạm biến áp 380v công
suất 1020 KVA

3
4
5
6
7
8
9
10

Số
lượng


Diện
tích

ĐVT

1
1
1
1
1
1

m2
m2
m2
m2
m2
m2

27.100
5.200
1.800
1.200
2.200
2.900
800

164.800
5.200

1.800
1.200
2.200
2.900
800

1

m2

300

300

1

m2

1.800

1.800

1

m2

3.200

3.200


1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

1.200
800
1.200
2.500
1.000
250
350
300

100
-

1.200
800
1.200
2.500
1.000
250
350
300
100

HT

1

HT
HT

1



50.000

1
800



m

100.000

1020

KVA

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
19


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án nhà máy sản xuất gỗ được xây dựng tại Tỉnh Gia Lai.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án nhà máy sản xuất gỗđược thực hiện theo phương thức đầu tư mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất
TT

Nội dung

Đơn vị

Diện tích

Tỷ lệ (%)


1
-

Phân xưởng gỗ bóc ván
Khu bóc vỏ loại bỏ rác
Khu bóc ván

m2
m2
m2

5.200
1.800
1.200

3,16
1,09
0,73

2
-

Khu lò sấy
Phân xưởng xẻ gỗ
Khu máy xẻ
Bể ngân tẩm hóa chất trước
khi sấy
Khu lò sấy
Phân xưởng sản xuất viên

nén tạo nhiệt
Khu băm nguyên liệu
Khu sấy
Khu băn lại và ép viên
Kho trữ hàng thành phẩm
Khu nhà điều hành
Khu hành chính văn phòng
Khu nhà ở tập thể, bếp ăn
Nhà bảo vệ, nhà để xe,
Kho vật dụng
Khu trữ nguyên liệu đầu vào
và phân loại
Khu phơi gỗ bóc loại B,C
Tổng cộng

m2
m2
m2

2.200
2.900
800

1,33
1,76
0,49

m2

300


0,18

m2

1.800

1,09

m2

3.200

1,94

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

1.200
800
1.200
2.500
1.000

250
350
300
100

0,73
0,49
0,73
1,52
0,61
0,15
0,21
0,18
0,06



50.000

30,34



100.000
164.800

60,68
100

3

4
5
6
7

20


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có
tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ
cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt
động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.

21


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng của dự án

STT


Nội dung

I
1
2
-

Xây dựng
Phân xưởng gỗ bóc ván
Khu bóc vỏ loại bỏ rác
Khu bóc ván
Khu lò sấy
Phân xưởng xẻ gỗ
Khu máy xẻ
Bể ngân tẩm hóa chất trước
khi sấy
Khu lò sấy
Phân xưởng sản xuất viên
nén tạo nhiệt
Khu băm nguyên liệu
Khu sấy
Khu băn lại và ép viên
Kho trữ hàng thành phẩm
Khu nhà điều hành
Khu hành chính văn phòng
Khu nhà ở tập thể, bếp ăn
Nhà bảo vệ, nhà để xe,
Kho vật dụng
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể

Hệ thống thoát nước tổng
thể
Hệ thống xử lý nước thải
Khu trữ nguyên liệu đầu
vào và phân loại

3
4
5
6
7

Số
lượng

Diện
tích

ĐVT

1
1
1
1
1
1

m2
m2
m2

m2
m2
m2

27.100
5.200
1.800
1.200
2.200
2.900
800

164.800
5.200
1.800
1.200
2.200
2.900
800

1

m2

300

300

1


m2

1.800

1.800

1

m2

3.200

3.200

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

m2
m2
m2
m2

m2
m2
m2
m2
m2

1.200
800
1.200
2.500
1.000
250
350
300
100
-

1.200
800
1.200
2.500
1.000
250
350
300
100

HT

1


HT
HT

1



50.000
22


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

STT
8
9
10

Nội dung
Khu phơi gỗ bóc loại B,C
Tường rào xung quanh
Trạm biến áp 380v công
suất 1020 KVA

Số
lượng

ĐVT


1
800


m

1020

KVA

Diện
tích
100.000

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Quy trình kỹ thuật xẻ gỗ
Trong sản xuất gỗ xẻ sấy nói riêng và sản xuất chế biến gỗ nói chung thì quy
trình luôn là điều quan trọng quyết định tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Để
cho ra những sản phẩm tốt dự án đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn để đầu
tư, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm từ gỗ và ván ghép như sau:

23


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN
Khai thác về sẽ được phân
tách thành thân và gốc


Vào
ron
tẩm

cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa
vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu
cầu của khách hàng

phân loại theo quy cách
riêng biệt dày/mỏng

Bồn
tẩm

Lưu kho. Đội kiểm kê
sẽ kiểm tra, ghi rõ quy
cách

xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn,
mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây
kém chất lượng

Gỗ trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ
được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ
2-3 tiếng

Phân loại
quy cách

Phân

loại gỗ

Sấy bằng cách sử dụng
nhiệt của hơi nước từ 10 –
20 ngày

1. Gỗ sau khi được khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc, sau đó cưa xẻ
theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của khách
hàng.

24


Dự án Nhà máy sản xuất gỗ

2. Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn,
mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.

3. Sau khi cưa xẻ gỗ thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng
và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho bồn tẩm đạt tiêu
chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi trường (Có giấy chứng
nhận).

25


×