Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Flo trong Trà bánh – Nguyên nhân chính gây nhiễm độc Flo ở người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.17 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
LỚP 10 CMT


ĐỀ TÀI 8:
Flo trong Trà bánh –
Nguyên nhân chính gây nhiễm độc Flo ở người lớn

GVHD: TS. Tô Thị Hiền
NHÓM 16:
Nguyễn Thị Hương 1022131
Mai Thanh Hồng Thủy

1022293


MỤC LỤC

DANH SÁCH TỪ MỚI.....................................................................................................................................2
TÓM TẮT..........................................................................................................................................................3
I.

Giới thiệu................................................................................................................................................3
1.1.

Hiện trạng nhiễm độc F.................................................................................................................3

1.2.


Định nghĩa trà bánh.......................................................................................................................4

1.3.

Tổng quan nghiên cứu...................................................................................................................4

II.

Phương pháp..........................................................................................................................................5
2.1.

Khu vực và dân số ghi nhận trong khảo sát..................................................................................5

2.2.

Nghiên cứu việc sử dụng trà bánh và hấp thu F hằng ngày..........................................................5

2.3.

Phân tích F.....................................................................................................................................6

2.4.

Thí nghiệm vật lý về dấu hiệu bệnh lý của chức nhiễm độc xương.............................................6

2.5.

Xác định hàm lượng F trong nước tiểu.........................................................................................6

2.6.


Phân tích thống kê.........................................................................................................................6

III.
3.1.

Kết quả từ nghiên cứu chụp bằng X quang...................................................................................8

3.2.

Hàm lượng F trong nước tiểu........................................................................................................9

3.3.

Bảng báo cáo các trường hợp điển hình........................................................................................9

IV.
V.

Kết quả...............................................................................................................................................8

Thảo luận..........................................................................................................................................11
Liên hệ Việt Nam.................................................................................................................................14

1


DANH SÁCH TỪ MỚI
Brick tea:


Trà bánh – trà gạch

Epidemiology:

Dịch tễ học

Fluorosis:

Nhiễm độc Flo

Skeletal radiographic study:

Nghiên cứu Xquang trong xương

Clinical symptom:

Triệu chứng lâm sàn

Osteosclerosis:

Chứng xơ cứng xương

Arthropathy:

Bệnh khớp

Arthropathy:

Bệnh viêm khớp


2


TÓM TẮT
Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện ở tỉnh Naqu Tây Tạng vào tháng 9/2001 để
đánh giá biểu hiện nhiễm độc F ở người lớn xuất phát từ thói quen dùng trà bánh. Dữ liệu
về hấp thụ F hằng ngày, mức F trong môi trường và nồng độ F trong nước thải trung bình
được thu thập và thực hiện nhiều thí nghiệm vật lý, nghiên cứu X quang cho xương. 111
người lớn từ 37-78 tuổi tham gia vào nghiên cứu này. Nồng độ F trong nguồn nước ở
thành phố Naqu từ 0.1 đến 0.03mg/l, không có bằng chứng về ô nhiễm F trong không khí
nhưng những món ăn sử dụng nước trà bánh như zamba, trà bơ - có nồng độ F từ
4.52±0.74 mg/kg, tương ứng 3.21±0.65 mg/l. Sự hấp thu F hằng ngày ở người lớn đạt 12
mg, 99% lượng này bắt nguồn từ thức ăn chứa trà bánh. Mức độ rõ ràng của những triệu
chứng lâm sàn theo nghiên cứu vật lý là 89%, hơn thế nữa 42% trong 111 người được
chuẩn đoán bằng X quang. Mức độ rõ ràng của thí nghiệm là 83%. Mặc dù việc nhiễm F ở
xương thuộc loại chứng xơ cứng (toàn bộ mật độ chất nền trong xương tăng) bị ảnh hưởng
74%, bệnh khớp và chứng viêm khớp ảnh hưởng đến đa số bệnh nhân gây suy giảm chức
năng. Kết quả cho thấy rằng chứng nhiễm F do trà bánh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên
sức khỏe con người nghiêm trọng so với chứng nhiễm F so nguồn nước và đốt cháy than
đá xảy ra ở những vùng khác của Trung Quốc.
I.

Giới thiệu
I.1.

Hiện trạng nhiễm độc F

Nhiễm độc F trong răng ở trẻ em khá phổ biến ở nhiều vùng Trung Quốc bởi từ
nguồn nước uống chứa hàm lượng F cao vượt mức cho phép mà ở những vùng này chứng
nhiễm F trong xương cũng xảy ra thường xuyênTrường hợp này xảy ra ở Ấn Độ, miền

Nam Châu Phi và những khu vực trên thế giới nhưng không phát hiện ở những thành phố
công nghiệp bởi vì nguồn nước cấp được cải tiến từ đầu thế kỉ 20. Nhiễm độc F do nguồn
nước được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng địa phương, thu hút nhiều sự quan tâm và
được xử lý mạnh mẽ ở Trung Quốc từ những năm 1950 để đạt được mức kiểm soát vừa ý.
Còn nhiễm độc F do đốt cháy than đá được tìm thấy ở miền Bắc và Đông Nam của
những vùng nông thôn chưa phát triển ở Trung Quốc. Vấn đề này có những mức độ nguy
hại khác trong suốt những năm 1970 và xảy ra do nồng độ F cao trong bột nhiễm than đá
có trong không khí trong nhà. Nó nhanh chóng được kiểm soát nhờ những cải tiến lò sấy,
thông gió và quá trình làm khô bột.
Tuy nhiên, nhiễm độc F do trà bánh xảy ra ở một số ít quận ngoại ô miền Bắc và
Đông xa xôi chỉ được phát hiện trong những năm 1980. Các khảo sát dịch tễ học và các
phương pháp ngăn chặn kiểm soát vẫn còn chưa được thực hiện. Việc tìm hiểu và đo
lường khoa học về nhiễm độc F do nguồn nước và đốt cháy than đá đã được tiêu chuẩn
3


hóa và ghi nhận bởi WHO, các cơ quan kiểm soát dịch tễ Trung Quốc thuộc Bộ Sức khỏe
cộng đồng đã cung cấp nền tảng cho nghiên cứu dịch tễ học về chứng nhiễm độc F do trà
bánh mới được phát hiện này.
I.2.

Định nghĩa trà bánh

Trà bánh – trà gạch - trà nén là một khối tinh trà đen , trà xanh, hoặc lá trà lên men
đã được đóng gói trong khuôn mẫu và ép thành dạng khối. Đây là hình thức trà phổ biến
nhất được sản xuất và sử dụng ở Trung Quốc trước đời nhà Minh. Trà bánh có thể được
làm thành đồ uống hoặc ăn như thức ăn, và cũng được sử dụng trong quá khứ như một
dạng tiền tệ
Trong Trung Quốc cổ đại , trà bánh thường được làm từ lá trà khô được ép thành
những viên gạch khác nhau hoặc các hình dạng khác. Một số trà bánh cũng được trộn lẫn

với các tác nhân liên kết như bột mì , máu , hoặc phân để tạo độ bền dùng làm tiền tệ
Để sản xuất một viên trà bánh , toàn bộ lá trà được hấp, sau đó đặt khung và nén
thành dạng rắn. Những khung ép có thiết kế nghệ thuật khác nhau làm cho trà bánh sau
khi ép có nhiều hoa văn đẹp và tinh xảo Nhiều bột trà bánh được làm ẩm bằng nước gạo
để đảm bảo bột trà dính lại với nhau. Các khối trà ép sau đó để khô, lưu trữ cho đến khi độ
ẩm đã bốc hơi
Tế bào lá trà tích lũy F ở một số bộ phận, lá và thân trà càng già càng tích lũy nhiều
F, không an toàn cho con người sử dụng với số lượng lớn và trong thời gian dài. Những lá
trà như vậy sẽ gây nhiễm độc F, ảnh hưởng xấu đến răng và xương
I.3.

Tổng quan nghiên cứu

Theo tài liệu ghi nhận, nhiễm độc F trong răng là vấn đề địa phương ở vùng Đông
Bắc mà nơi đó trẻ em Mông Cổ, Hazak và Yugu ăn thức ăn được chuẩn bị bằng trà bánh.
Chúng tôi cũng phát hiện thấy trẻ em Tây Tạng cũng có dấu hiệu nhiễm độc F do sử dụng
trà bánh. Nhiễm độc F trong răng cũng xuất hiện ở trẻ em trên phần lớn lãnh thổ Trung
Quốc. Nhiễm độc F trong xương là triệu chứng nhiễm độc F phổ biến và nguy hiểm nhất ở
người lớn và là một danh mục dùng trong đánh giá độ nguy hiểm chứng nhiễm độc F ở
người lớn vùng địa phương. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của F
trong trà bánh ở người lớn ở những khu vực bị nhiễm này là rất ít.
Để nghiêm cứu chứng nhiễm độc F ở xương người lớn thuộc những nơi tiêu thụ trà
bánh, chúng tôi đã thực hiện khảo sát nhiễm độc F trong răng ở trẻ em thuộc thành phố
Naqu, Tây Tạng vào tháng 9 năm 1998, và bắt đầu một cuộc thử nghiệm để cắt giảm sự
tiêu thụ trà bánh ở những trường tiểu học và nghiên cứu sau đó 9/2001 cũng được tiến
hành tại những địa điểm này. Khảo sát 1998 được ghi nhận ở Cao (2000) và khảo sát
4


nghiên cứu sau đó 2001 cho thấy rằng việc cắt giảm trà bánh được chấp nhận và người ta

đang thử dùng trà bánh có lượng F thấp như 1 phương pháp thay thế cho thời gian 3 tháng.
Phương pháp thứ 2 có thể được chấp nhận hơn nhưng không có sự sự suy giảm chứng
nhiễm độc F trong răng vì căn bệnh này phát triển trước lứa tuổi đi học. Lần này chúng tôi
thực hiện nghiên cứu nhiễm độc F trong xương ở người lớn ở đây và được ghi nhận trong
tài liệu này.
II.

Phương pháp
II.1. Khu vực và dân số ghi nhận trong khảo sát.

Tỉnh Naqu ở cao nguyên Tây Tạng, phía bắc của trung tâm Tây Tạng là đầu nguồn
sông Gyamo ngũ (Salween, sông đen) có độ cao 4500m, nhiệt độ trung bình là 8 0C, lượng
mưa hàng năm 406mm. Tỉnh có đặc điểm địa lý dạng đồi cao nguyên cao. Tổng dân số là
670,000 và dân sư sống bằng cách chăn gia súc - bò Tây Tạng và cừu. Ở những đền thờ,
những thầy tu Tây Tạng nấu thức ăn trong bếp của họ. 30 người già trong nhà điều đưỡng
không có bếp chung và phải tự chuẩn bị thức ăn. Những người chăn gia súc ở thành phố
Dep và Mengdi hình thành từ khi điều kiện kinh tế được cải tiến trong những thập kỷ gần
đây và thức ăn của họ cũng giống như thức ăn của những người già ở nhà điều dưỡng,
những thầy tu trong đền thờ.
Nói chung những đối trượng trên 30 tuổi từ 4 khu vực trên được chọn ngẫu nhiên. 4
khu vực này bao gồm 1 đền Tây Tạng, 1 nhà điều dưỡng và 2 làng thôn quê. Trẻ em và
người lớn dưới 30 tuổi được lại bỏ khỏi cuộc khảo sát.
II.2. Nghiên cứu việc sử dụng trà bánh và hấp thu F hằng ngày.
Theo phương pháp mô tả trong WHO/FAO “Hướng dẫn cho nghiên cứu hấp thu
chất ô nhiễm hóa học theo đường ăn uống” (WHO 1985) chúng tôi thành lập phương pháp
để xác định tổng lượng hấp thu F hằng ngày trong bài khảo sát này. Thói quen dùng trà
bánh được đánh giá. Mẫu trà bánh được thu thập và xác định lượng F hòa tan trong đó.
Mẫu thức ăn và nước uống được lấy từ bếp của đền, mỗi người già và 15 gia đình mục
đồng để xác định hàm lượng F hòa tan. Sự hấp thu hằng ngày được đo lường trong 3 ngày
liên tiếp và tính toán được tổng hấp thu F hàng ngày.

II.3. Phân tích F
Theo tiêu chuẩn của Bộ Sức khỏe cộng đồng TQ “ Phương ngăn ngừa nhiễm độc F
ở địa phương” hàm lượng F trong nguồn nước, trà bánh và nước trà bánh, đất, nhiên liệu
và thực phẩm và mẫu nước tiểu được xác định bằng sử dụng phương pháp điện cực chọn
lọc ion F cổ điện
5


II.4. Thí nghiệm vật lý về dấu hiệu bệnh lý của chức nhiễm độc xương
Theo “Tiêu chuẩn nhiễm độc F địa phương” bao gồm
1. Ngón tay không chạm vào vai do khả năng uốn khủy tay bị hạn chế
2. Không thể đưa thẳng tay 1800
3. Ngón tay giữa không chạm được lỗ tai bên kia
4. Ngón tay cái không thể chạm tới góc thấp hơn của xương bã vai bên kia
5. Gót chân bị nâng lên khi ngồi xổm
6. Bệnh nhân chủ yếu không thể ngồi xổm
7. Gù lưng 45-900
8. Khó uốn/đưa tay tới điểm xa nhất
9. Chứng liệt
Dấu hiệu bệnh lý chỉ được nghi ngờ cho nhiễm độ F trong xương, tuy nhiên, thí
nghiêm X quang cần phải xác định rõ ràng. Thí nghiệm vật lý phân tích nhiễm độc F trong
xương thực hiện với 111 nam và nữ, người lớn trên 30 tuổi ở Tây Tạng trong 4 khu vực
khảo sát. Họ được xếp thành các nhóm 30-39t, 40-49t, 50-59t, trên 60t.
50 trường hợp trong số 99 bệnh nhân biểu hiện hơn 3 dấu hiệu về bệnh lý của
chứng nhiễm độc F trong xương được chọn ngẫu nhiên đưa vào thí nghiệm X quang. 8 thí
nghiệm thất bại và không biết nguyên nhân và chỉ 42 bệnh nhân được chụp bằng tia X.
Theo yêu cầu trong tiêu chuẩn quốc gia TQ “Tiêu chuẩn chuẩn đoán nhiễm độc F
bằng X quang” những giải phẫu phim chụp X quang của 5 trường hợp khỏe mạnh: tay A-P
gồm cổ tay và khủy tay, chân A-P gồm khớp nối đầu gối, khung xương chậu A-P, A-P và
khung bên xương sống, chuẩn đoán tia X được phân thành 3 giai đoạn theo những tiêu

chuẩn trên.
II.5. Xác định hàm lượng F trong nước tiểu
Mẫu nước tiểu của 42 bệnh nhân (chuẩn đoán bằng tia X) được thu thập và kiểm tra
hàm lượng F bằng cách dùng phương pháp điện cực chọn lọc F cổ điển
II.6. Phân tích thống kê
Bài kiểm tra của học sinh được áp dụng để so sánh giữa các nhóm

6


Bảng 1: Hàm lượng F trong môi trường ở tỉnh Naqu (mg/kg, mg/l)

Bảng 2: Tổng lượng hấp thu hằng ngày ở người lớn tỉnh Naqu
(mg/người/ngày)

Bảng 3: Dấu hiệu bệnh lý nghi ngờ nhiễm độc F trong xương theo nhóm tuổi

7


Bảng 4: Nhiễm F ở xương thể hiện rõ ràng ở 99 bệnh nhân mà có hơn 3 dấu hiệu
nhiễm bệnh và những nhóm tuổi.

III. Kết quả
III.1. Kết quả từ nghiên cứu chụp bằng X quang.
Trong số 42 bệnh nhân phát hiện thấy 35 trường hợp nhiễm độc F ở xương, chúng
được xếp loại và liệt kê ở bảng 5.

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng (tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc F bằng X quang) của
Bộ Sức khỏe và Cộng đồng Trung Quốc, trong đó chỉ rõ bệnh xơ cứng, loãng xương và

8


nhiều dạng mật độ xương như là nhiều, ít hay trung bình. Việc phân loại này đi theo tiêu
chuẩn mới chuyển đổi từ tiêu chuẩn cũ và 2 loại này có thể so sánh với nhau được. Đặc
tính chủ yếu của phép chụp X quang và việc phân loại chứng nhiễm độc xương từ trà bánh
được tổng kết ở bảng 6

III.2. Hàm lượng F trong nước tiểu
Hàm lượng F trong nước tiểu của 42 người lớn trong thí nghiệm chụp X quang là
từ 1.34 đến 10.7 mg/l, với sai số dụng cụ và tiêu chuẩn là 5,73± 0,46 mg/l ở tỉnh Naqu,
Tây Tạng. Tổng lượng hấp thu F hằng ngày là 9 mg và người lớn 12 mg. Tương ứng, hàm
lượng F nước tiểu là 2.26 và 5.73 mg/l, trong khi đó phạm vi ảnh hưởng của nhiễm độc F
trong răng ở trẻ em là 83% và người lớn là 89% theo thí nghiệm vật lý và 83% theo thí
nghiệm X quang .
III.3. Bảng báo cáo các trường hợp điển hình
NN, là một người đàn ông chăn gia súc 60 tuổi ở Mengdi, tỉnh Naqu, Tây Tạng.
Hằng ngày ông ấy dùng 4000ml nước trà bơ và 750g zamba. Tổng lượng hấp thu F hằng
ngày là 16mg và lượng F trong nước tiểu là 9.76mg/l. Ông phàn nàn là bị đau khớp đặc
biệt là lưng và đầu gối, bị gù, 2 tay bị xơ cứng và tê liệt và những điều này thường xảy ra
vào buổi sáng. Ông ấy cảm thấy hoa mắt sau khi dùng một lượng lớn trà bơ pha với nhiều
nước nên ông ấy đã giảm lượng trà đã sử dụng. Thí nghiệm vật lý cho thấy rằng những
ngón tay của ông ấy không thể chạm vào vai khi gập khủy tay, cả 2 tay không thể đưa
thẳng 180 độ, ngón giữa không thể chạm tới lỗ tai bên kia, ngón cái không thể chạm tới
điểm thấp hơn của xương bã vai bên khia. Ông ấy cũng không thể ngồi xổm. Thí nghiệm
chụp X quang cho thấy cơ xương của ông ấy bị dãn nặng nề, dây chằng chỉ tay bị xơ cứng
và nhiều gai, khớp nối bị méo mó và màng giữa các xương bị xơ cứng, hình thành dạng
‘vây cá. Việc chuẩn đoán giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) của chứng nhiễm độc F trong
xương.


9


a

10


IV. Thảo luận
Chúng tôi đã ghi nhận rằng trẻ em ở Naqu, tỉnh Tây Tạng thuộc chứng nhiễm độc F
ở trong răng do trà bánh. Bảng 1 liệt kê hàm lượng F trong môi trường ở tỉnh Naqu, bởi vì
người Tây Tạng dùng phân bò khô thay vì than đá làm năng lượng, và nó chứa hàm lượng
F thấp nên không làm ô nhiễm không khí. Nước uống và thức ăn không có nguồn gốc từ
trà bánh có hàm lượng F thấp và rất thấp, rõ ràng là nguồn F từ trà bánh là chính.
Người Tây Tạng ở tỉnh Naqu có một lịch sử dài về việc sử dụng trà bánh. Một tỉnh
ở một tỉnh phía Nam Trung Quốc sản xuất trà bánh, trà được nén thành hình gạch sau đó
được nghiền thành những mảnh nhỏ và nấu trong nước sôi thành nước trà bánh đậm đặc,
sau đó người ta thêm bột lúa mạch khô trên cao nguyên để làm thành zamba, thêm sữa/bơ
để làm thành trà bơ như là món ăn chính của họ. chỉ có cỏ mọc ở vùng này bởi vì thời thiết
ở vùng cao và lạnh, người dân không thể trồng trọt những loại cây bình thường.
“Tiêu chuẩn hấp thu F của dân cư” tại Trung Quốc (1997) đưa ra giới hạn trên cho
phép cho nước uống ở những vùng dân cư địa phương dưới 15t bị nhiễm F là là 3.5mg.
Mỹ đưa ra mức cho phép F ở người lớn là 1.5 - 4mg. Lượng hấp thu Ca, P, Mg, vitamin D,
F trong ăn uống đưa ra giới hạn trên cho trẻ em và người lớn trên 8 tuổi là 10mg.
Tác giả trình bày những thông tin cho thấy trong vòng 37 năm có 10-15% những
người tiếp xúc với nước chứa 8mg/L F được phát hiện bằng cách chụp X quang. Họ cho
rằng nguy cơ phát triển những dấu hiệu ban đầu của chứng nhiễm F trong xương liên quan
tới việc hấp thu hơn 10 mg/ngày trong vòng hơn 10 năm, đó chính là lý cho để đưa ra
10mg/ ngày đối với trẻ em trên 8t và người lớn. Lượng hấp thu F hằng ngày của người
lớn tại tỉnh Naqu là lớn hơn 10mg/người/ngày mà nó gấp 3.4 lần so với tiêu chuẩn giới

hạn trên của TQ và 3 lần so với mức cho phép hằng ngày của Mỹ, nó cũng vướt
10mg/ngày.
Bảng 2 khẳng định rằng 99% lượng hấp thu F hằng ngày của người lớn ở tỉnh
Naqu là do trà bánh chứ không phải trà bơ và zamba. Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát
dịch tể học này để đánh giá tình trạng nhiễm độc F ở người lớn và hiểu sâu hơn về đặc
tính của chứng nhiễm F do trà bánh và nguyên nhân tự nhiên của nó. Kết quả cho thấy
mức phổ biến về chứng nhiễm độc F trong xương của người lớn là 89% (dựa vào dấu hiệu
bệnh lý theo tia X khẳng định mức độ này là 83 %) có thể so sánh với mức độ nhiễm độc
F trong răng ở trẻ em là 83%. Tổng lượng hấp thu F hằng ngày là 9mg và 12mg và hàm
lượng F trong nước tiểu là 2.26 và 5.73ml. Dai ghi nhận rằng hàm lượng F trong nước tiểu
F của ngừoi lớn 0.48±0.28mg/l ở những vùng mà hàm lượng F trong nước uống là 0.015
đến 0.27mg/l. theo hàm lượng F trung bình trong nước tiểu của người lớn ở tỉnh Naqu là
5.73±0.46mg/l cái này gấp 12 lần so với tiêu chuẩn
11


Bảng 3 chỉ ra những nghiên cứu về xương tự nhiên là tăng theo tuổi và có sự tương
quan rõ ràng với việc phơi nhiễm lâu dài là xác thực.
Bảng 4 xác nhận một sự tương quan chặt chẽ giữa tính nguy hiễm chứng nhiễm
độc F trong xương theo tuổi, những dấu hiệu rõ ràng phát hiện trong số dân trên 50 tuổi
cho thấy một xu hướng nữ trội hơn (P>0,05) dân số trên 50 tuổi có nhiều dâu hiệu vật lý
rõ ràng và cường độ cao hơn những dấu hiệu về những vấn đề 1-6 bao gồm sự hoạt động
bất thường khủy tay, vai khớp đầu gối- có phạm vi ảnh hưởng cao nhất và ảnh hưởng tới
hoạt động hàng ngày đáng kể. Mức độ chuẩn đoán x quang ở 42 bệnh nhân được chọn lọc
ngẫu nhiên từ 99 bệnh nhân có hơn 3 dấu hiệu vật lý rõ ràng là 83%. Kết quả cho thấy
rằng thí nghiệm vật lý và thí nghiệm X quang là ổn định.
Theo như phần trăm nhiễm độc F trong xương chuẩn đoán bằng X quang thì xu
hướng nguy hiểm tăng dần theo độ tuổi. Những trường hợp ở giai đoạn 2 và 3 là 91% tổng
mức độ phát hiện là 83%. Kết quả chỉ ra rằng tỉnh Naqu là tỉnh có việc nhiễm độc F trong
xương là nặng nề. Bảng 5

Thí nghiệm Xquang cho thấy mật độ xương bị tăng lên là sự thay đổi bệnh lý rõ
ràng xảy ra trong xương, bắt đầu từ cấu trúc sợi xương như hạt cát đến bị yếu kém. Xuất
hiện sợi xương dày và nhám và những sợi xương mềm và yếu và xương bị xơ cứng như là
đá cẩm thạch, hơn thế nữa việc xơ cứng những tế bào sợi, sự vôi hóa liên kết với dây
chằng và sự thoái hóa khớp là phô biến, trong số những bệnh nhân có mật độ xương bị
tăng lên, có 12 trường hợp cơ triệu chứng xương dày. Những bệnh lý rõ ràng là sự tăng
sản các mô và sự xơ cứng, dày lên của các xương vỏ não. Bảng 6
Thí nghiệm Xquang cho thấy khớp, dây chằng và màng xương có những thay đổi
thoái hóa, tăng sản, xơ cứng về tế bào sơ sợi, đặc biệt là màng xương của tay và chân, mà
đó là thước đo chuẩn đoán nhiễm độc F trong xương. Bảng 6 cũng chỉ ra những tổn
thương nặng nề cho màng xương và dây chằng khi bị nhiễm độc F do trà bánh, mà điều
này cũng được phát hiện trong thí nghiệm vật lý trên sự hoạt động bất thường của các
khớp xương.
Bệnh lý thoái hóa khớp xương chủ yếu trong 11 bệnh nhân có biểu hiện như là hoại
tử xương cổ tay hình lưỡi liềm và hạt đậu, sự thoái hóa u nang. Trong số 19 bệnh nhân ở
giai đoạn 3 (giai đoạn cuối của bệnh), 5 trường hợp biểu hiện sự tổn thương khớp chứ
không có bệnh lý về sụn xương, những điều này được xem là bệnh khớp nhiễm F. Hình
ảnh xương chậu của một phụ nữ 38 tuổi được chuẩn đoán ở giai đoạn 2 nhiễm độc F ở
xương biểu hiện những di chứng về việc thoái hóa và hoại tử xương ở phụ nữ và trẻ em và
sự xơ cứng gian sụn gây ra do sự trúng độc F thường xuyên. Sự trì trệ xảy ra liên tục về xơ
cứng gian sụn gây ra những di chứng phát triển trong suôt thời kỳ phát triển của phụ nữ
này cho phép những nghiên cứu xa hơn nhưng những đối tượng dưới 30 tuổi thì không
12


được phép tham gia vào nghiên cứu này. Đối với trẻ em trên 8 tuổi và người lớn có giới
hạn an toàn trên là 10mg/ngày. Bài báo này cho thấy sự hấp thu hằng ngày từ 9 đến 12 mg
có khả năng nhiễm độc F trong xương rất cao. Giới hạn an toàn trên này cần được điều
chỉnh hoặc giảm xuống dựa trên những nội dung cơ bản của tài liệu hiện tại. Biên an toàn
giữa giới hạn cho phép hằng ngày (3,5mg/ngày/) và giới hạn an toàn trên (10mg) là rất

nhỏ và có thể nhỏ hơn nữa.
Nhiễm độc F do trà bánh là một dạng nhiễm độc mới phát hiện ở TQ và chưa có
nghiên cứu hệ thống nào về nó. Một bài tổng quan gần đây của K không đề cập đến dạng
nhiễm độc F đặc biệt này, tầm quan trọng của nghiên cứu này là quan sát toàn diện những
nhóm dân cư có số tuổi khác nhau trong cùng một vùng dưới điều kiện phơi nhiễm F
giống nhau, điều này chỉ ra rằng trà bánh- một loại thức ăn theo cách sống của người Tây
Tạng có ảnh hưởng độc thương xuyên lâu dài và tiềm ẩn, kết quả đưa ra người dân dùng
trà bánh với mức độ phơi nhiễm F cao cuối cùng sẽ bị bệnh từ nhẹ đến nặng.
Chứng nhiễm độc F do nước uống và đốt than đá xuất hiện ở TQ. Giun ghi nhận
rằng ở một khu vực ở tỉnh Quản Đông hàm lượng F trong khu vực là 89 mg/l phạm vi ảnh
hưởng của nhiễm độc F trong răng của trẻ em là 87%, xương của người lớn là 57%,
cường độ phơi nhiễm F ở tỉnh Naqu do thức ăn cơ nguồn từ trà bánh như trà bơ và zamba
thì ít hơn một chút so với cường độ phơi nhiễm của Quảng Đông. Phạm vi ảnh hưởng của
nhiễm độc F trong răng của trẻ em ở Naqu tương tự như tỉnh Quang Đông nhưng nhiễm
độc F trong xương của người lớn thì vượt trội hơn nhiều. Ảnh hưởng nguy hiểm do nhiễm
độc F từ trà bánh ở ngời lớn có thể còn nguy hiểm hơn nhiều so với nguồn nước uống của
khu vực địa phương. Liang hi nhận những vùng quê có chứng nhiễm độc F nặng nề do đốt
cháy than đá, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc bởi vì sử dụng than đá chứa nhiễm F gây ra ô
nhiễm khí và bụi. Tổng lượng hấp thu F hằng ngày của trẻ em trong khu vực đó là 1011mg, phạm vi ảnh hưởng của nhiễm độc trong răng 99%, và trong nước tiểu 2.35mg.
Trong số người lớn ở cùng khu vực tổng lượng hấp thu F là 17.06mg, hàm lượng F trong
nước tiểu là 5.97mg, và mức độ phát hiện nhiễm độc F trong xương là 63%. Ở tỉnh Naqu
Tây Tạng, trẻ em từ 8-15 tuổi có tổng lượng hấp thu F và hàm lượng F trong nước tiểu là
giống nhau, như phạm vi ảnh hưởng của nhiễm độ F trong răng là thấp hơn 15%, và phạm
vi của nhiễm độc F trong xương là cao hơn 26% bởi vì lượng hấp thu F ở người lớn là
11.99mg mà nó thấp hơn đáng kể so với lượng hấp thu F ở những vùng nhiễm F do đốt
than đá. Hơn thế nữa chứng nhiễm độc F trong xương do đốt cháy than đá chủ yếu thì
bệnh xơ cứng xương tăng lên 74%, điều này chứng tỏ những ảnh hưởng nguy hiểm của
nhiễm độc F trong trà bánh còn nghiêm trọng hơn so với đốt cháy than đá.
Bảng 4 cho thấy những dấu hiệu nhiễm độc F trong xương do trà bánh là sự hoạt
động bất thường ở khủy tay, vai và khớp đầu gối. Thí nghiệm Xquang cho thấy sự xơ cứng

13


màng giữa các xương, sự vôi hóa dây chằng và sự thoái hóa khớp, và đó là những nguyên
nhân do sự suy giảm các chức năng ở trên. Những thức ăn ở tỉnh Naqu cho những ảnh
hưởng tiêu cực đến chứng nhiễm độc xương hay không thì vẫn chưa rõ ràng.
Những nghiên cứu liên quan đến chứng nhiễm độc F do nguồn nước và do đốt cháy
than đá cho tháy rằng 2 loại nhiễm độc này vẫn còn hạn chế ở những vùng xa xôi và chưa
phát triển. Nó còn cho biết chứng nhiễm độ F do trà bánh xảy ra cả những vùng nông thôn
và thành phố những nơi có thói quen dung trà bánh. Việc ngăn chặn và kiểm soát có thể
rất phức tạp, người dân nên được cảnh báo về tác dụng nguy hiểm của F cao trong trà
bánh. Trà bánh chứa hạm lượng F ít có thể được chấp nhận với người uống trà sau này,
hoặc họ có thể dùng những loại trà sử dụng lá non, thơm mà chứa các hàm lượng F thấp
hơn.
V.

Liên hệ Việt Nam

Fluor là nguyên tố nhóm halogen, độc hại khi hàm lượng cao hơn 1,5 mg/l, thường
gây ra bệnh về răng và xương, gọi là bệnh nhiễm độc fluor (fluorosis) tùy thuộc hàm
lượng của nó trong nước uống. Bệnh nhiễm độc fluor là loại bệnh khá phổ biến trên thế
giới, thường thấy ở nhiều vùng lãnh thổ của Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Mông Cổ,
Thái Lan, v.v.. Tiêu chuẩn đối với fluor trong nước uống theo Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra
là 1,5 mg/l, theo Việt Nam là 1,0 mg/l. Mặt khác, fluor là nguyên tố ưa sinh vật (biophile),
rất cần thiết cho sự sống của động vật và con người. Thiếu hụt fluor sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của xương và răng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng fluor trong nước mặt và nước dưới đất một
số vùng thuộc Nam Trung Bộ như vùng Ninh Hòa (Khánh Hòa), Đồng Xuân (Phú Yên)
dao động từ 0,1 mg/l đến 11,5 mg/l; trong nước mỏ fluorit fluor khá cao (5,1 mg/l); trong
nước khoáng nóng Triêm Đức và Phước Long của vùng này rất cao, đến 17 mg/l. Đến

72% số mẫu nước giếng vùng Đồng Xuân có hàm lượng fluor vượt tiêu chuẩn nước uống
Việt Nam. Tại Đồng Xuân, bệnh hỏng răng rất phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Số
người bị bệnh chết răng và mức độ bệnh tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng fluor trong nước
uống từ 2 mg/l và lớn hơn. Như vậy, ở vùng Đồng Xuân, cấu trúc địa chất đi kèm các
điểm khoáng sản fluorit (CaF 2) và nước khoáng nóng là yếu tố khống chế và là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến ô nhiễm fluor trong môi trường nước dưới đất, từ đó gây ra bệnh chết
răng trong cư dân địa phương.
Có nhiều giải pháp để hạn chế và phòng tránh bệnh chết răng ở Đồng Xuân, nhưng
tốt nhất là với sự hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng những trạm cấp nước tập trung, không
nhiễm fluor. Nguồn nước sạch lấy từ các suối phía tây của huyện này

14



×