Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TIÊU CHUẨN QUY ĐỊNH CÁT XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.25 KB, 5 trang )

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1770:1986
NHÓM H
CÁT XÂY DỰNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Sand for construction - Technical requirements
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1770: 1975.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cát thiên nhiên đặc chắc, được dùng:
Làm cốt liệu cho bê tông nặng thông thường trong các kết cấu có hoặc không có cốt
thép;
Làm cốt liệu cho vữa thông thường;
Làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô.
1. Yêu cầu kỹ thuật
1.1. Cát dùng cho bê tông nặng.
1.1.1. Theo mô đun độ lớn, khối lượng thể tích xốp, lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm và
đường biểu diễn thành phần hạt, cát dùng cho bê tông nặng được chia làm 4 nhóm: to,
vừa, nhỏ và rất nhỏ như bảng 1.
Bảng 1

Mức theo nhóm

Tên các chỉ tiêu
1. Mô đun độ lớn

To

Vừa

Lớn hơn 2,5
đến 3,3

1 đến 2,5



1400
2. Khối lượng thể tích xốp, kg/m3, không nhỏ hơn.
3. Lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm, tính bằng % khối
lượng cát, không lớn hơn.

Nhỏ

1 đến nhỏ h
1200

1300
10

20
10

1.1.2. Tuỳ theo nhóm cát mà đường biểu diễn thành phần hạt nằm trong vùng gạch
của biểu đồ sau (bảng 2)
Bảng 2
Nhóm cát
To

Vừa

Nhỏ

Vùng 1

Vùng 1


Vùng 2

1.1.3. Cát dùng cho bê tông nặng phải theo đúng quy định ở bảng 3.
1.1.4. Cát đảm bảo các chỉ tiêu ở bảng 2 thuộc nhóm to và vừa cho phép sử dụng cho
bêtông tất cả các mác, cát nhóm nhỏ được phép sử dụng cho bê tông mác tới 300 còn
cát nhóm rất nhỏ được phép sử dụng cho bê tông mác tới 100.


1.1.5. Trường hợp cát không đảm bảo một hoặc vài yêu cầu ghi ở các điều từ 1.1.1
đến
1.1.4 hoặc cát chứa SiO2 vô định hình hay các khoáng hoạt tính khác, cát ngậm muối
có gốc ion Cl thì chỉ được phép dùng trong bê tông sau khi nghiên cứu cụ thể có kể
đến các điều kiện làm việc của bê tông trong công trình.

1.2. Cát dùng cho vữa xây dựng
1.2.1. Cát dùng cho vữa xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu ghi trong bảng 4.
1.3. Cát dùng làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô.
1.3.1. Cát dùng làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô phải có khối lượng
thể tích xốp lớn hơn 1200 kg/m3.
1.3.2. Hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm không vượt quá 10% khối lượng cát.
1.3.3. Hàm lượng hạt lớn hơn 5 mm và hàm lượng bùn, bụi, sét bẩn trong cát dùng để
xây dựng đường ô tô được quy định riêng trong các văn bản pháp quy khác hoặc theo
các hợp đồng thoả thuận
1.4. Khi xuất xưởng cơ sở sản xuất cát phải cấp giấy chứng nhận chất lượng kèm theo
cho mỗi lô cát.
Bảng 3
Tên các chỉ tiêu

Mức theo má

Nhỏ hơn 100

150 - 200

2

3

Không

Không

1. Lượng hạt trên 5mm, tính bằng % khối lượng cát, không lớn
hơn.

10

10

2. Hàm lượng muối gốc sunfát, sunfít tính ra SO3, tính bằng %
khối lượng cát, không lớn hơn

1

1

3. Hàm lượng mica, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn.

1,5


1

5

3

1
1. Sét, á sét, các tạp chất khác ở dạng cục.

4. Hàm lượng bùn, bụi, sét, tính bằng % khối lượng cát, không
lớn hơn.


5. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so mầu,
mầu của dung dịch trên cát không sẫm hơn.

mẫu số hai

mẫu số hai

Chú thích: Hàm lượng bùn, bụi, sét của cát dùng cho bê tông mác 400 trở lên, không
lớn hơn 1% khối lượng cát.
2. Phương pháp thử
2.1. Lấy mẫu và tiến hành thử theo TCVN 337: 1986 đến TCVN 346: 1986 và TCVN
4376: 1986.
3. Vận chuyển và bảo quản
3.1. Cát để ở kho hoặc trong khi vận chuyển phải tránh để đất, rác hoặc các tạp chất
khác lẫn vào.
Bảng 4
Tên các chỉ tiêu


Mức the
Nhỏ hơn 75

1. Mô đun độ lớn không nhỏ hơn

0,7

2. Sét, á sét, các tạp chất ở dạng cục

Không

3. Lượng hạt lớn hơn 5mm

Không

4. Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3, không nhỏ hơn

1150

5. Hàm lượng muối sunfát, sunfít tính theo SO3 theo % khối lượng cát,
không lớn hơn

2

6. Hàm lượng bùn, bụi sét bẩn, tính bằng % khối lượng cát, không lớn
hơn

10


7. Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, tính bằng % khối lượng cát, không lớn
hơn.

35

8. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so màu, màu của
dung dịch trên cát không sẫm hơn
Chú thích: Được sự thoả thuận của người sử dụng và tuỳ theo chiều dày mạch vữa
hàm lượng hạt lớn hơn 5mm có thể cho phép tới 5% nhưng không được có hạt lớn
hơn 10mm.

TIÊU CHUẨN CÁT XÂY DỰNG MỚI NHẤT
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cát, đá và
cách đánh giá đường kính cốt thép trong
xây dựng.

mẫu hai


Tôi đang thi công cho 2 công trình thuộc ngân sách nhà nước. Tôi có đem 2 mẫu
cát, đá đi thí nghiệm ở 2 phòng LAS-XD khác nhau, 1 của tư nhân và 1 của
Trung Tâm Kiểm Định thuộc Sở Xây Dựng. Nhưng 2 phòng LAS-XD này lại thí
nghiệm theo 2 tiêu chuẩn khác nhau
Cục Giám định có công văn số 606/GĐ-GĐ1 trả lời câu hỏi về áp dụng tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng cát, đá xây dựng và cách đánh giá đường kính cốt
thép trong xây dựng
Cục Giám định trả lời Ông Trần Trương Nhật Luân về áp dụng tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng cát, đá xây dựng và cách đánh giá đường kớnh cốt thép trong xây
dựng
Sau khi nghiêng cứu các câu hỏi của quý ông nêu trong thư điện tử địa

chỉ ngày 06/8/2007, Cục Giám định Nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng cú ý kiến như sau:
Câu hỏi 1:
- Tôi đang thi công cho 2 công trình thuộc ngân sách nhà nước. Tôi có đem 2 mẫu
cát, đá đi thí nghiệm ở 2 phòng LAS-XD khác nhau, 1 của tư nhân và 1 của Trung
Tâm Kiểm Định thuộc Sở Xây Dựng. Nhưng 2 phòng LAS-XD này lại thí nghiệm
theo 2 tiêu chuẩn khác nhau: đơn vị tư nhân thì theo TCVN 7570:2006 và TCVN
7572:2006, của Trung Tâm Kiểm Định thì theo TCVN 1770:1986 và TCVN
1772:1986,...
- Đơn vị giám sát không chấp nhận kết quả của Trung Tâm Kiểm Định, buộc phải
thực hiện theo tiờu chuẩn mới.
- Theo giải thích của Trung Tâm Kiểm Định thì 2 tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và
TCVN 7572:2006 là 2 tiêu chuẩn mới, chưa có hiệu lực. 2 tiêu chuẩn này chỉ được sử
dụng khi Bộ Xây Dựng gởi về cho các Sở Xây Dựng và từ Sở mới triển khai cho các
phòng LAS-XD khác, đơn vị tư nhân kia đó thực hiện sớm không đúng quy định.
- Như vậy, 2 tiêu chuẩn mới kia đó có hiệu lực chưa? Xin Cục Giám định cho biết để
tôi trả lời với đơn vị giám sát.
Trả lời:
1. Cát (hay cốt liệu nhỏ) và đá (hay cốt liệu lớn) dùng cho xây dựng được kiểm tra,
đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật có mã số TCVN 7570:2006
và tiêu chuẩn về phương pháp thử đó có mã số TCVN 7572:2006.
Các tiêu chuẩn “ TCVN 7570:2006- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật”
và Tiêu chuẩn “ TCVN 7572:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử”
được Nhà nước ban hành và có hiệu lực thi hành từ năm 2006 với những nội dung cần
thiết phù hợp với tình hình hiện nay. Trong các lời nói đầu của các tiêu chuẩn này đó
nêu ra việc thay thế các tiêu chuẩn cũ, cụ thể là:
a) Tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 đó thay thế “TCVN 1770:1986 – Cát xây dựng -Yêu
cầu kỹ thuật” và “ TCVN 1771:1987- Đá dăm sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng Yêu cầu kỹ thuật”
b) Tiêu chuẩn TCVN 7572:2006 đó thay thế “ TCVN 1772:1987- Đá sỏi trong xây
dựng - Phương pháp thử”.

2. Như vậy việc Nhà thầu giám sát thi công xây dựng không công nhận kết quả thí
nghiệm cát, đá do phòng thí nghiệm vật liệu & kết cấu công trình thuộc Trung tâm tư
vấn & kiểm định xây dựng thuộc Sở Xây dựng là hoàn toàn có cơ sở. Ông Luân có
thể hoàn toàn yên tâm trình kết quả thớ nghiệm do phòng thí nghiệm LAS XD của tư
nhân với nhà thầu giám sát thi công xây dựng để làm căn cứ nghiệm thu.
Câu hỏi 2:


Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy phạm thi công và nghiệm thu" quy định "cốt thép dùng trong thiết kế bêtông cốt
thép phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 và TCVN 1651:1985.
- Khi tôi đem thép đi thí nghiệm thì đơn vị thí nghiệm lại đánh giá thép tròn trơn theo
TCVN 1651:1985, còn thép gai lại đánh giá theo TCVN 6285:1997 và bảo rằng dung
sai đường kính đạt theo tiêu chuẩn.
- Nhưng khi đơn vị thực hiện "kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp" xem kết quả
thí nghiệm, lại đánh giá đường kính cốt thép theo TCVN 6285:1997 và theo mục 4.1.5
của TCVN 4453:1995 "đường kính cốt thép không được vượt quá giới hạn cho phép
là 2% đường kính" và kết quả là thép của tôi không đạt đường kính danh nghĩa theo
TCVN 4453:1995.
- Như vậy trong 3 cách đánh giá đường kính danh nghĩa của cốt thép TCVN
1651:1985, TCVN 6285:1997 và mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 tiêu chuẩn nào
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Qui
phạm thi công và nghiệm thu” qui định cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép
phải phù hợp với TCVN 5574:1991 “Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
và TCVN 1651:1985 “Thép cốt bê tông cán nóng” là đúng.
2. Ngay tại lời nói đầu của Tiêu chuẩn “ TCVN 6285:1997- Thép cốt bê tông- Thép
thanh vằn ” đó nêu ra : “TCVN 6285:1997 thay thế cho các điều quy định cho thép
cốt thép nhóm CI, CII, CIII của TCVN 1651: 1985”. Bởi vậy đơn vị thí nghiệm đó áp
dụng đúng tiêu chuẩn, cụ thể là:
a) Mục 1.4 của TCVN 1651:1985 đó quy định “ Sai lệch cho phép về đường kính của

thép cốt tròn nhẵn phải phự hợp với TCVN 1650: 1985. Thộp tròn cán nóng.
b) Kích thước (đường kính danh nghĩa, diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa), khối
lượng và dung sai được nêu trại mục 4 của TCVN 6286:1997.
3. Do ban hành trước nên TCVN 4453:1995 không đề cập đến TCVN 6285:1997 .
TCVN 1651:1985 lại không qui định về dung sai đường kính cốt thép gai, do đó đơn
vị “kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp” đó áp dụng TCVN 6285:1997 để đánh
giá đường kính cốt thép là hợp lý.
Mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 yêu cầu “ Cốt thép trước khi gia công và trước khi
đổ bê tông cần đảm bảo: Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do
các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt
quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại
”. Đây không phải qui định về dung sai cho phép của đường kính cốt thép. Bởi vậy,
việc đơn vị “kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp” xem kết quả thí nghiệm và áp
dụng mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 để đánh giá thép có đường kính không đạt tiêu
chuẩn là không đúng.
Tóm lại:
- TCVN 1651:1985 và TCVN 6285:1997 qui định dung sai cho phép của đường kính
cốt thép. Các tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá đường kính cốt thép trước khi đưa
vào sử dụng dùng cho công trình
- TCVN 4453:1995 qui định mức độ hao mòn cho phép của đường kính cốt thép khi
bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác trong quá trình thi công.
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá sự hao mòn đường kính cốt thép trong quá trình
thi công.



×