Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề môn mạng máy tính trình độ trung cấp và cao đẳng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.2 KB, 5 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------------ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
MÔN THI: MẠNG MÁY TÍNH
Mã đề thi: MMT -LT01
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP.
C©u 2: (2 điểm)
Trình bày nguyên lý hoạt động, các giải thuật của phương pháp CSMA/CD
Câu 3: (3 điểm)
Nêu các đặc điểm cơ bản của card mạng (NIC – Network Interface Card)
Câu 4: (3 điểm)
Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------------ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
MÔN THI: MẠNG MÁY TÍNH
Mã đề thi: MMT -LT01
Câu 1: (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô
hình TCP/IP.
TT
Nội dung
Điểm


+ Giống nhau:

- Cả hai đều có kiến trúc phân lớp;
- Cả hai đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ mỗi lớp
khác nhau;
1
- Cả hai đều có lớp vận chuyển và lớp mạng;
- Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói;
Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần biết rõ cả hai mô hình
trên.
+ Khác nhau:
- TCP/IP kết hợp lớp mô tả và lớp phiên vào lớp ứng dụng của
nó;
- TCP/IP kết hợp lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý thành một
lớp;
2

- TCP/IP phức tạp hơn OSI vì có ít lớp hơn;
Các giao thức TCP/IP là các chuẩn phát triển phổ biến phát triển
trên Internet, vì thế mô hình TCP/IP lần nữa được tín nhiệm chỉ vì
các giao thức của nó. Ngược lại các mạng điển hình không được
xây dựng trên các giao thức OSI.
Câu 2 (2điểm): Trình bày nguyên lý hoạt động, các giải thuật của phương pháp
CSMA/CD
Nội dung
Điể
TT
m
1 + Nguyên lý hoạt động:


- Phương pháp này sử dụng cho topo dạng tuyến tính, trong
đó tất cả các trạm của mạng đều được nối trực tiếp vào bus. Mọi
trạm đều có thể truy nhập vào bus chung (đa truy nhập) một cách
ngẫu nhiên và do vậy rất có thể dẫn đến xung đột (hai hoặc nhiều
trạm đồng thời truyền dữ liệu). Dữ liệu được truyền trên mạng theo
một khuôn dạng đã định sẵn trong đó có một vùng thông tin điều khiển
chứa địa chỉ trạm đích
- Phương pháp CSMA/CD là phương pháp cải tiến từ phương 1 đ


2

pháp CSMA hay còn gọi là LBT (Listen Before Talk - Nghe trước
khi nói). Tư tưởng của nó: một trạm cần truyền dữ liệu trước hết
phải “nghe” xem đường truyền đang rỗi hay bận. Nếu rỗi thì truyền
dữ liệu đi theo khuôn dạng đã quy định trước. Ngược lai, nếu bận
(tức là đã có dữ liệu khác) thì trạm phải thực hiện một trong 3 giải
thuật.
- Để có thể phát hiện xung đột, cải tiến thành phương pháp
CSMA/CD (LWT - Listen While Talk - nghe trong khi nói) tức là
bổ xung thêm các quy tắc:
- Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục nghe đường
truyền. Nếu phát hiện thấy xung đột thì nó ngừng ngay việc truyền
nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm
bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được sự kiện
xung đột đó.
- Sau đó trạm chờ đợi một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử
truyền lại theo các quy tắc của CSMA.
+ Các giải thuật:
- Tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào

đó rồi lại bắt đầu nghe đường truyền (Non persistent - không kiên
trì)
- Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với
xác suất = 1
- Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với
xác suất p xác định trước (0 < p <1)
- Giải thuật 1: Có hiệu quả trong việc tránh xung đột vì hai
trạm cần truyền khi thấy đường truyền bận sẽ cùng “rút lui” chờ đợi
trong các thời đoạn ngẫu nhiên khác. Nhược điểm có thể có thời
gian chết sau mỗi cuộc truyền
- Giải thuật 2: Khắc phục nhược điểm có thời gian chết bằng
cách cho phép một trạm có thể truyền ngay sau khi một cuộc truyền
kết thúc. Nhược điểm: Nếu lúc đó có hơn một trạm đang đợi thì khả
năng xảy ra xung đột là rất cao
- Giải thuật 3: Trung hoà giữa hai giải thuật trên. Với giá trị p
lựa chọn hợp lý có thể tối thiểu hoá được cả khả năng xung đột lẫn
thời gian chết của đường truyền. Xảy ra xung đột là do độ trễ của
đường truyền dẫn: một trạm truyền dữ liệu đi rồi nhưng do độ trễ
đường truyền nên một trạm khác lúc đó đang nghe đường truyền sẽ
tưởng là rỗi và cứ thể truyền dữ liệu đi xung đột. Nguyên nhân xảy
ra xung đột của phương pháp này là các trạm chỉ “nghe trước khi
nói” mà không “nghe trong khi nói” do vậy trong thực tế có xảy ra
xung đột mà không biết, vẫn cứ tiếp tục truyền dữ liệu đi gây ra
chiếm dụng đường truyền một cách vô ích.




Câu 3: (3 điểm) Nêu các đặc điểm cơ bản của card mạng (NIC – Network
Interface Card)

TT
Nội dung
Điể
m
A
Trình bày vai trò và chức năng của Card mạng
1.5 đ
Là một Card được cắm trực tiếp vào máy tính hoặc tích hợp trên bo
mạch chủ của máy tính. Trên đó có các mạch điện giúp cho việc
tiếp nhận (Receiver) hoặc phát tín hiệu ( Tranmister) lên mạng. Để
giao tiếp với cáp mạng, người ta thường dùng thiết bị kết nối khác
nhau.
B Chức năng của Card mạng
1,5 đ
+ Quá trình truyền dữ liệu trên mạng được thực hiện như sau:

NIC có nhiệm vụ chuẩn bị và chuyển dữ liệu
từ máy tính tới đường truyền. Những dữ liệu này di chuyển
trong Bus của máy tính ở dạng song song với 8, 16, 32 bit. NIC
phải chuyển đổi những tín hiệu này sang dạng chuỗi thì mới có
thể truyền;

Ngược lại, khi nhận dữ liệu thì phải chuyển
đổi từ dạng chuỗi sang dạng song song với 8, 16, 32 bit.
+ Cơ chế chuyển đổi dữ liệu được thực hiện theo hai bước:

Thứ nhất, khi dữ liệu ở máy tính chuẩn bị
chuyển lên mạng, thì NIC Driver hoặc bộ phần mềm giao tiếp có
nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu sang dạng mà NIC có thể hiểu
được;


Phần tiếp theo là thể hiện dữ liệu ở dạng
chuỗi bằng các loại tín hiệu như dạng số, dạng tương tự, hoặc
xung ánh sáng.
Câu 4: (3 điểm) Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví
dụ minh hoạ.
A Địa chỉ IP là:

Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng
được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với
IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu
thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị
phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có
dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để
định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng.
B Các lớp địa chỉ IP:

1

Địa chỉ lớp A
địa chỉ lớp A được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm
lớn, địa chỉ lớp A có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 0


2

- Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3 byte còn lại được
sử dụng làm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp A có khả năng quản lý được 224-2

máy
Ví dụ: 110.1.11.23
Địa chỉ lớp B

3

địa chỉ lớp B được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm
trung bình, địa chỉ lớp B có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 10
- 2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn lại
được sử dụng làm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp B có khả năng quản lý được 216-2
máy
Ví dụ: 131.3.110.71
Địa chỉ lớp C
được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm ít, địa chỉ lớp C
có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 110
- 3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn lại
được sử dụng làm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp C có khả năng quản lý được 28-2
máy
Ví dụ: 198.1.110.76



×