Tải bản đầy đủ (.docx) (385 trang)

Dược thảo luận trị quyển 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 385 trang )

DẪN NHẬP
SỨC KHOẺ
Sức khoẻ là gì? Trong y khoa, sức khoẻ là một thuật ngữ rất khó định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ. Nghiên cứu về sức
khoẻ, hai nền y học Đông-Tây lại có nhiều quan điểm dị biệttừ lý luận đến ứng dụng do sở trường và kinh nghiệm
riêng của từng học thuyết. Y học cổ truyền (traditional medicine) hay Đông y (Oriental medicine) thiên về khoa học tự
nhiên, phần lớn mang tính triết học (philosophy) vượt ngoài ngũ quan của con người, trong đó học thuyết “Âm
dương” là biểu tượng của Đông y. Ngược lại, y học hiện đại (Western science), còn gọi là Tây y (modern medicine),
thiên về khoa học thực nghiệm, lấy xét nghiệm phân tích làm kim chỉ nam cho mọi chẩn đoán và kết luận. Lâm sàng
học của y học hiện đại khi phát biểu “không thấy” đồng nghĩa với “không có”.
Khoa học (science) vốn là một phương pháp trí tuệ (intellectual method) vì chữ science có nguồn gốc từ động từ
scire của Latin nghĩa là “biết” (to know) nên không thể kết luận mà thiếu bằng chứng cụ thể. Điều đáng tiếc là trí tuệ
(intellect) không bao giờ biết và trưng được bằng chứng cụ thể về cội nguồn của những điều màu nhiệm hay thần bí
(mysteries) thuộc phạm trù tư tưởng. Bởi lẽ tư tưởng không có hình tướng nhưng lại có năng lực (ability) vật chất
thật phi thường, khi tư tưởng được tập trung hay hội tụ cao độ, phát động liên tục theo một hướng hoặc mục đích đã
chọn, có khả sinh ra từ trường cực đại truyền đi trên một không gian rộng lớn và thu về một khối lượng sóng phản
hồi, tác động vào những khu vực nằm sâu trong trường thông tin của con người gọi là “sóng thông tin tư tưởng”. Tư
tưởng có khả năng “đọc”, “nối mạng”, “giải mã” các sóng thông tin tư tưởng khác.
Với sức mạnh của tư tưởng, các nhà thôi miên học có khả năng giúp cho người mắc bệnh tâm thần (mental
diseases) hoặc mất ngủ kinh niên đi vào giấc ngủ ngắn hạn qua hiệu ứng tinh thần-cơ thể bằng thuật thôi miên. Tuy
không ai hiểu chúng giao tiếp như thế nào với kỹ thuật khoa sinh-tâm lý, nhưng đều thừa nhận chúng là sản phẩm
của năng lực não bộ (brain activity) thuộc khoa thần kinh học sáng tạo loại thuốc an thần bằng tác động chuyển hoá
tư tưởng. Họ không sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay phương tiện khoa học nào ngoài sức tập trung tư tưởng “bắt
lấy” từ trường của bệnh nhân, mã hoá thông tin, giải mã, rồi “dẫn” chúng về trạng thái quân bình. Cách chữa nầy
thuộc về khoa trị lành tâm linh (psychic healing), hoàn toàn không thấy bằng mắt trần mà lại đạt được kết quả.
Theo qui luật đói xứng thông tin di truyền của tư tưởng, một người có khả năng “hút” lấy từ tường thông tin hoặc
“đẩy” nó tới một người khác tuỳ điều kiện đồng pha hay khác pha, tần số, bước sóng, năng lượng, mật mã và mục
đích của người gởi thông điệp. Từ hằng nghìn năm nay, đông y học đưa ra nhận định: “Bệnh tật phát sinh phần lớn
do rối loạn tư tưởng và tâm lý rồi mới chuyển sang sinh lý”. Khi mã hoá được nguyên nhân gây ra bệnh tật, người
điều khiển chương trình dễ dàng giúp nâng cao hoặc hạ thấp tầng số dao động để cải thiện tình trạng sức khoẻ cho
bệnh nhân. Do vậy, càng vận dụng phương tiện khoa học hay toán học để khám phá thực tướng của triết học, bí ẩn
vũ trụ, sẽ mãi mãi không “thấy” được chân lý.


Quan điểm “Y học Đông-Tây không bao giờ hiểu nhau” ngày càng mất dần sự ủng hộ. Y học hiện đại đã tỏ ra đồng
cảm với y học cổ truyền ngày một nhiều hơn, bằng chứng là một số tinh hoa của Đông y được các nhà nghiên cứu
Tây y thừa nhận, cho ứng dụng vào lâm sàng, mở trường huấn luyện chuyên viên và phổ biến rộng rãi tới công
chúng. Triễn vọng về lâu dài, hai nên y học Đông-Tây sẽ có cơ san bằng mọi mâu thuẫn để cùng chia sẽ kinh
nghiệm cả về học thuyết lẫn điều trị. Đó không còn là chuyện hoang tưởng. Đôi bên cùng nhận thức tinh thần và thể
chất không thể tách rời cũng như chứng nghiệm rằng chân lý là điều có thực, không cần đối chứng bằng mắt, bởi vì
chân lý “thấy” kiểm toán được qua trí lực (mental power), sự trầm tư (meditation) và kinh nghiệm (experience).
Trở lại thực tế hiện nay, tuỳ thuộc vào kiến thức, mỗi trường phái có quan điểm và lý luận về sức khoẻ không giống
nhau:
QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Theo sách Medical Dictionary của tác giả William R. Hensyl Hoa Kỳ định nghĩa sức khoẻ: “Health, the state of an
organism when it functions optimally without evidence ò disease or abnormality”. Tạm dịch: “Sức khoẻ là trạng thái
của cơ quan khi nó hoạt động một cách hoàn hảo, không có bằng chứng nào về bệnh tật hay bất bình thường”.
- Sách Encyclopedia of Medicine của bác sĩ Charles B. Clayman có một định nghĩa khác: “Health is the absence of
physical and mental disease”. Tam dịch: “Sức khoẻ là sự khiếm diện về thânn bệnh và tâm bệnh”.
Nói chung, “Health” được giải thích khá giống nhau về ý trong hầu hết các sách y khoa hiện đại. Riêng Andrew Weil,
một bác sĩ danh tiếng của Hoa Kỳ vừa am tường cả dược thảo học, lại giải thích theo lối phủ định: “Health is the
abcense of an absence of ease”. Tạm dịch: “Sức khoẻ là sự khiếm diện điều làm mất đi sự an lành”. Bác sĩ Weil
không dùng lối xác định để lý giải “sức khoẻ”. Ông cho rằng sức khoẻ là một thuật ngữ triết học, giống như từ thuốc
men (medicine), tôn giáo (religion), ma thuật (magic)…rất khó lột tả hết “thực tướng” của nó. Cố soi sáng mặt nầy thì
mặt khác bị che lấp. Trong quyển “Health and Healing” Bác sĩ Weil phân tích:
- Sức khoẻ là sự khoẻ mạnh (wholeness).
- Súc khoẻ là sự toàn hảo (perfection).
Nghĩa chính của sức khoẻ là khoẻ mạnh (wholeness). Chữ wholeness bắt nguồn từ 3 từ đơn của người Anglo-Saxon
Anh Quốc, gồm “whole- toàn vẹn”, “hale – tráng kiện” và “holy – trong sạch” hợp thành. Đặc tính căn bản của sức
khoẻ là toàn hảo (perfection), bao gồm rất nhiều thành tố như: sự hợp nhất (inter-gration), tính hài hoà (harmony) và
cân bằng (balance). Thiếu sự toàn hảo, sức khoẻ sẽ bị đe doạ.
Song song với lãnh vực triết học về sức khoẻ, còn có một lãnh vực triết học quan yếu khác cũng cần đặt tới mức
hoàn hảo, đó là đức tin (faith) hay tôn giáo (religion). Tất cả tôn giáo đều hướng tới chân lý cuối cùng là toàn hảo,
hoàn mỹ, thần thánh (holiness). Sức khoẻ cần đến yếu tố đức tin hay tôn giáo bổ trợ và ngược lại. Bởi vì đại biểu



của tôn giáo là Giấo Sĩ (Priest). Cái ác hay sự xấu xa nẩy mầm bén rễ từ nơi sâu kín nhất, bí ẩn nhất của con người,
nhưng vẫn là một mặt của sự thiêng liêng hằng sống. Phật giáo nói rằng cái xấu và cái tốt vốn có họ hàng liên hệ với
nhau và cả hai cũng đạt tới mức toàn hảo trong mỗi mô hình của sự sống. Y học hiện đại dùng dấu hiệu “Cây trượng
của thần Hermes với đôi cánh bay và con rắn quấn quanh thân trượng” cho thấy việc trị bệnh không chỉ cung cấp
thuốc men mà còn cần đến sự hộ độ từ sức mạnh tâm linh của vị thần đỡ đầu giới thầy thuốc. Hai con rắn tượng
trưng cho ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, tương tự như Âm và Dương của Đông y. Con rắn quấn quanh cây
trượng theo hình số 8 là con số biểu thị của sự nhịp nhàng năng động và là ký hiệu của thần Hermes, sứ giả của
Thượng Đế, một đặc trưng về tôn giáo. “Tôn giáo là thuốc (medicine) của linh hồn”. Bởi vậy, cho con người dùng
thuốc mà quên phần “thuốc” linh hồn thì dẫu dứt bệnh ( absence of disease) nó vẫn tồn tại. Phương pháp trị liệu nầy
tất nhiên chưa hoàn hảo. Khi sự hoàn hảo và cân bằng định vị vững chãi trên cán cân thời gian thì độ truyền thống
của sức khoẻ chính là sự trường thọ.
Thế nào gọi là cân bằng ( balance)?. Cân bằng là sự phản ánh cách khác của sự hoàn hảo, có nghĩa là sức khoẻ
(health). Chữ “ balance” có nguồn gốc tiếng Latin là Bilanx, từ chung là libra bilanx, biểu thị bằng một cây cân ( scalelibra), hai đầu có 2 (bi-) đĩa phẳng (flat plates-lanx). Chữ libra là dấu hiệu của Hoàng đạo (Zodiac) trong khoa chiêm
tinh học ( Astrological), liên hệ đến vật thể vô tri giác. Dấu hiệu của Libra được điều khiển bởi thần Venus, nữ thần về
sắc đẹp và sự hoà hợp. Trong không gian, hành tinh Venus là vật thể sáng nhất cận kề bên mặt trăng. Anhs sáng
của Venus ấm, êm dịu, đáng yêu và an lành tạo kích thích giới phụ nữ làm đẹp, yêu đương và dịu dàng. Ngược lại,
hành tinh Saturn có ánh sáng yếu ớt, lạnh. Hình ảnh của thần Saturn là tử thần, mang dấu hiệu bộ xương người và
chiếc lưỡi hái trên tay. Bóng dáng của Saturn là thời gian. Đây là biểu thị của tuổi già, hốc hác như bộ xương, cô
độc, nhiều điều xấu, chống đối sự phát triển, giới hạn sự tồn tại và cắt đứt sự sống bằng chiếc lưỡi hái. Như vậy, cân
bằng là một điều đầy bí ẩn nhưng có thực, cực điểm của cân bằng không giới hạn nhưng hoàn toàn đạt được.
Chung qui, sức khoẻ là sự khoẻ mạnh ( wholeness), mà sự khoẻ mạnh lại nằm trong ý thức thâm sâu nhất và biểu
thị bằng sự nhiệm màu về cân bằng. Thuật ngữ đơn giản “Sức khoẻ là sự khiếm diện yếu tố gây bệnh tật”, chính là
biểu tượng cân bằng về động lực học và tính hài hoà của tất cả yếu tố và sức mạnh tạo dựng cũng như bảo hộ con
người. Tuy vậy, điều kiện cần và đủ về sức khoẻ như khoẻ mạnh, toàn hảo và cân bằng chỉ là tiêu chuẩn lý thuyết,
nhu cầu của vọng tưởng. Thực tế, sức khoẻ chẳng những không thể đạt tới ngưỡng tối ưu mà đôi khi bệnh tật trở
thành qui luật. Bác sĩ Andrew Weil đưa ra 10 dẫn chứng đầy tính thuyết phục.
1. Sức khoẻ không thể đạt tới mức toàn hảo:
- Sức khoẻ, theo định nghĩa là tất cả cơ quan và năng lực sinh ra cũng như bảo vệ con người luôn luôn ở vị thế năng

động, hài hoà, cân bằng. Không có một ý nào “tạm thời”. Nhưng cân bằng sức khoẻ là hành động có tính tạm thời,
không bao giờ đứng yên một chỗ. Phải có tình trạng suy thoái hay bệnh tật thì cơ thể mới tìm cách sửa chữa và lập
lại thế cân bằng, đó chính là nền tảng của sức khoẻ. Bởi lẽ, thay đổi là bản chất của đời sống và cơ thể bị lệ thuộc
vào nhiều yếu tố rất phức tạp không thể biết trước.
- Giai đoạn hỏng hóc thế cân bằng ( equilibrium) là giai đoạn tương tranh giữa bệnh tật với sức khoẻ toàn hảo, giống
như một người mới bước vào phòng lạnh, nhiệt độ tụt xuống đột ngột nhưng ngay sau đó tự động tăng lên. Cho nên
nói sức khoẻ hài hoà, năng động, cân bằng là nói đến sự luân phiên xen kẽ giữa mạnh rồi yếu, bệnh rồi khoẻ.
2. Bệnh tật là qui luật:
- Đau ốm là sự cần thiết để bổ sung cho sức khoẻ. Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh tật như là một tai hoạ, một
nỗi bất hạnh mà thượng đế bắt mình phải gánh chịu. Không hẳn đúng. Đau ốm là cách thay đổi tiến trình kế tiếp của
sức khoẻ và tiến trình này không thể xuất hiện nếu thiếu nhân tố đó, giống như ban ngày sẽ dài vô tận nếu không có
ban đêm hiện ra. Hoán đổi vị thế cho nhau là một nhu cầu thiết yếu, tự nhiên.
- Bệnh tật gồm nhiều thể loại, trong đó có giận dữ và phạm tội. Khi vướng phải nó là rơi vào giai đoạn bệnh tật,
chẳng những không thề đạt tới giấc mơ sức khoẻ toàn hảo mà còn làm nhiễu loạn tiến trình xậy dựng một sự cân
bằng mới. Bởi vì giận dữ và phạm tội là hai năng lực có thật, được hệ thần kinh và kích thích tố (hormone) chuyển
đổi thành những tác động vật chất cụ thể. Tuy rắc rối cho sức khoẻ nhưng công việc của cơ thể là điều chỉnh và điều
chỉnh liên tục cho dù mất nhiều thời gian để hoàn tất nhiệm vụ.
3. Cơ thể có năng lực chữa lành bẩm sinh:
- Việc chữa lành bệnh xuất hiện bên trong, không phải bên ngoài cơ thể. Nó cố gắng phục hồi sự cân bằng mỗi khi
sự cân bằng bị mất một cách hết sức tự nhiên. Không ai có thể ngăn chặn được việc cân bằng tự động khi nó diễn
ra cho dù là cản trở bên trong hay bên ngoài. Sinh ra, con người ai cũng có sức mạnh để tự chữa lành bệnh tật, vì
chữa lành là một năng lực bẩm sinh (innate capacity), ngay như loài vật hay cây cỏ cũng vậy.
- Hãy quan sát một người bị dao cắt phạm ngón tay, da thịt bị rách, máu ứa ra ngoài. Chỉ cần giữ vết thương sạch
sẽ, tránh bị nhiễm trùng, vài ngày sau vết thương tự lành không cần chuyên viên y tế chăm sóc, bôi thuốc hay uống
thuốc. Còn nhiều chứng bệnh khác, dùng thuốc men như là một vật xúc tác đôi khi không hợp hoặc không đúng với
bệnh lý, vậy mà bệnh vẫn lành. Đây là bằng chứng về năng lực chữa lành bẩm sinh của con người, bất cứ lúc nào
khi cơ thể đòi hỏi.
4. Tác nhân gây bệnh không phải là nguyên nhân của bệnh:
- Y học thực dụng (materialistic medicine) thường không chú tâm đến sức khoẻ vốn thuộc phạm trù triết học và nhầm
lẫn một cách nguy hiểm về sự liên hệ giữa nguyên nhân và tác nhân truyền bệnh. Vi trung (viruses) là tác nhân

truyền bệnh. Chúng trực tiếp sinh sản mần bệnh, tạo ra những triệu chứng thật đích xác ảnh hưởng đến chúng ta. Ví
dụ, siêu vi trùng gây bệnh dịch cúm hay flu (influenza virus), đốt cháy lớp màng ống khí quản gây kích thích và phản
ứng bằng cách ho. Điều cần lưu ý là không phải ai cũng bị sốt rét bởi muỗi mang mầm bệnh truyền sang. Ký sinh


trùng sốt rét tỏ ra bất lực ở một số người nhờ hệ thống miễn nhiễm hoạt động hữu hiệu và nhiều lý do khác mà
chúng ta không được biết. Siêu vi trùng gây cảm cúng hay flu cũng thế, nhiều người không hề hấn gì. Cho nên, nhân
tố gây ra bệnhtật không phải là lý do làm chúng đau ốm. Chúng chỉ là vật trung gian của bệnhtật, phải chờ cơ hội
thuận lợi mới bộc phát. Thế nào gọi là chờ cơ hội? Cơ hội bám sát theo mức dao động tự nhiên (natural fluctuations)
liên quan đến chu kỳ sức khoẻ khi mà sự quân bình ( equilibrium) bị phá hỏng thì tác nhân gây bệnh liền nổi dậy
ngay.
- Tác nhân gây bệnh hiện diện chung quanh ta rất nhiều, chẳng những vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng, mà còn vô số
chất kích thích độc hại khác như là hoá chất sinh ung thư (carcinogenic chemicals), chất gây dị ứng ( allergens), sâu
bọ (insects), cây cỏ chứa độc tố (toxic plants). Một người với sức khoẻ quân bình và vững chãi, dễ dàng tương tác
với nguyên nhân gây bệnh mà chẳng bao giờ bị bệnh. Rõ ràng bệnh tật ở bên trong, khởi động từ bên trong chứ
không phải bên ngoài cơ thể và cũng chưa hẳn hoàn toàn do vật chất, bởi vì quân bình sức khoẻ là một tính chất tự
nhiên ai cũng có.
5. Tất cả bệnh tật do tâm thần – cơ thể:
- Tinh thần – cơ thể (psychosomatic, mind-body) gồm hai thành phần: Thành phần vật chất (physical component) và
thành phần tinh thần (mental component). Điệu nầy cho thấy những triệu chứng mà cơ thể tiếp nhận không hoàn
toàn thuộc về cơ thể. Nó thuộc tinh thần và những dữ kiện nầy được truyền đạt lại cho cơ thể bằng triệu chứng.
- Xin đừng quên rằng tinh thần và cơ thể là 2 lãnh vực của con người, một cái không phải vật chất và một cái thuộc
vật chất, nhưng sẽ không cái nào tồn tại nếu tách ra từng phần. Chúng phải thâm nhập và nương tựa vào nhau.
6. Biểu lộ vi tế của bệnh tật thường tới trước:
- Không có cái gì hiện hữu do tự phát hay tự lực. Tia chớp trên bầu trời loé sáng không phải do ánh chớp phát sinh
và xảy ra đúng vào lúc mắt ta nhìn thấy. Anhs sáng ấy đã thành hình trước đó rất lâu khi nhịp độ dòng điện bắt đầu
giao tiếp và kết thúc tại đỉnh cao nhất của sự va chạm. Một điển hình khác như ngọn núi chẳng hạn, chúng ta thấy
chúng đứng tĩnh lặng, bất động triền miên. Kỳ thực, tron quả núi đều được thiên nhiên thúc đẩy ngày đêm không
gián đoạn, lớn lên từ con số không.
- Từ vật chất có thể suy luận tới bệnh tật. Bệnh tật cũng vậy, dấu hiệu và triệu chứng đích xác không phải bệnh, mà

là biểu thị của một hay nhiều nguyên nhân tạo hình từ rất sớm. Ấm thanh tiếng chuông chùa hay nhà thờ vang lên rõ
ràng có sự khởi động trước qua cái gõ bằng dùi hay kéo chuông cho hai vật bằng kim loại đập vào nhau. Ấm thanh
không tự sinh cũng không tự chủ. Bệnh nào cũng có căn nguyên, chỉ có chúng ta chứa phát hiện sớm mà thôi.
7. Mỗi cơ thể đều khác nhau:
- Nhìn chung, loài người có những điểm giống nhau hơn là khác nhau, chẳng hạn như bản chất tinh thần và sự vô
thức. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp song sinh (identical twins), mỗi cá nhân có nhiều khác biệt quan trọng về
phương diện vật chất. Khởi thuỷ, khoa nhân dạng và giải phẫu học chứng minh điểm khác nhau giữa người nầy với
người kia ở gương mặt (faces) và dấu lăn tay (fingerprints) sau tiến sâu và bên trong cơ thể, như cấu tạo dạ dày, mỗi
người rất khác nhau. Chính sự khác nhau nầy là biểu thị về một chứng bệnh đặc biệt dễ mắc phải của từng người.
Đường ống dẫn nước tiểu (ureter) hay đường phân nhánh động mạch vành (coronary arteries) của mỗi người đều
khác nhau, cũng nói lên nguy cơ gia tăng bệnh viêm thận hoặc cải thiện tình trạng bị nhồi máu cơ tim (heart attack)
cho từng cá nhân.
- Mỗi cơ thể có cấu trúc khác nhau về chức năng và thuộc loại hoá sinh kỳ bí nhất. Với đặc tính di truyền khác nhau,
một người có thể ăn uống và tiêu hoá dễ dàng một số chất trong khi người khác thì không thể ăn hay tiêu hoá nổi.
Rõ ràng là thịt cho người nầy nhưng lại là chất độc cho người khác. Như 2 người cùng ăn một lượng nắm dại có
chứa độc tố, kết quả một người bị chết do trúng độc còn người kia thì vẫn thản nhiên vô sự. Điều nầy làm nổi bậc
khả năng dung nạp thuốc, thực phẩm và sự nguy hại trong mỗi đặc tính hoá sinh của con người. Nhiều nghiên cứu
dẫn chứng hút thuốc lá có hại cho hệ thống hô hấp, đó là luận điểm chính xác không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng
không phải ai nghiện nặng hút thuốc lá cũng bị ung thư phổi (lung cancer) hay bị bệnh về đường hô hấp. Tất nhiên,
sử dụng thuốc đúng, ăn uống những loại thực phẩm đầy dinh dưỡng bao giừo cũng là phương cách bảo vệ sức
khoẻ tốt nhất, an toàn nhất.
8. Mỗi cơ thể có một điểm yếu:
- Hệ thống vật chất, tức cơ thể con người, vốn có một hoặc nhiều điểm yếu và htường khí chúng ta biết khá rõ, bởi vì
chúng hay biểu lộ bằng cường độ nhạy cảm để lưu ý sự hư hỏng về sức khoẻ sắp xảy ra. Ví dụ, khi thể lực bị suy
yếu, cổ họng bắt đầu cảm thấy đau rát và nổi lên những hột li ti nhám sần. Nếu biết chẩn đoán sớm, trị liệu kíp thời,
bệnh sẽ bị đẩy lùi rất nhanh, đỡ tốn kém tiền bạc và hao mòn sức khoẻ.
- Những ai có dạ dày nhạy cảm, đau khớp xương hay yếu bàng quang, nó cũng sẽ cho chúng ta một số thông tin
thật hữu ích mỗi khi chúng ta tiến gần đến thời kỳ bệnh khởi động. Hãy nắm lấy qui luật của những dấu hiệu nầy để
cải thiện chỗ yếu kém hầu cân bằng thể lực trước khi bệnh bộc phát hay biến thành nghiêm trọng.
9. Máu là nhân tố chủ yếu có năng lực chữa lành:

- Máu là một trong những phương tiện chuyên chở đầy đủ vật liệu y tế thích hợp đến trị lành hết mọi thương tổn bên
ngoài lẫn bên trong cơ thể. Những vết thương không nặng lắm, nếu được giữ sạch và băng lại để tránh nhiễm trùng,
chắc chắn vết thương sẽ tự lành sau vài hôm mà không cần đến sự can thiệp của khoa cấp cứu. Bởi vì đã cung cấp
những chất trị lành cho da một cách tự nhiên.
- Máu thuộc hệ thống vệ sinh thiên nhiên, biểu thị bằng 2 từ đặc biệt:
“Natural Hygiene”, một thuật ngữ y học cổ truyền được nói đến từ thời tiền Hy Lạp (Greece). Natural, ngụ ý chỉ một
phương pháp hay tiến trình (process) không bị trở ngại bởi thế lực giả tạo. Hygiene, đích thực là tình trạng sạch sẽ


(cleanliness). Nguyên lý căn bản của Natural Hygiene là thân thể tự tẩy sạch (self-cleansing), tự chữa lành (selfhealing) và tự bảo quản (self-maintaining). Nó làm việc hoàn toàn tự động. Tất cả sức mạnh trị lành mà thiên nhiên
ban cho nằm sẵn bên trong cơ thể từ lúc chào đời, luôn luôn chính xác và không bao giờ bị nghẽn tắc trừ phi chủ
nhân, tức chúng ta phá hỏng qui luật đời sống. Bác sĩ Herbert M. Shelton (1928-1981) Hoa Kỳ nói: “Qui luật tự nhiên,
chân lý của vũ trụ, cơ thể là một cổ máy sinh vật học (biology) hoàn hảo. Hiệu chỉnh mọi sai lầm liên quan đến đời
sống và sức khoẻ, bảo vệ tất cả phẩm hạnh (virtue) và sự tinh khôi (purity) cho chủ nhân là trọng trách của Natural
Hegiene”.
10. Biết thở là chìa khoá của sức khoẻ tốt:
- Biết thở có nghĩa là thở đúng cách, đứng phương pháp (proper breathing). Hơi thở quả là điều kỳ diệu, một chất
năng đầy bí ẩn trong đời sống. Các triết gia đã đặt hơi thở ngang hàng với linh hồn, bởi vì “sự sống khởi thuỷ bằng
cái hít vào đầu tiên khi mới chào đời và kết thúc bằng cái thở ra sau cùng”. Nhiều vị minh sư về thiền quán
(meditation) dạy rằng: “Cái sống và cái chết chỉ cách nhau một sát-na, một hơi thở”.
- Thở đúng cách là hít thật sâu, nở rộng 2 buồng phổi; sau đó từ từ thở ra, thời gian bằng với thời gian hít vào. Nhịp
thở chậm và lặng lẽ. Thở sai phương pháp là nguyên nhân chung tạo ra bệnh tật, bởi lẽ sức sống (vitality)bị giảm sút
thì tính nhạy cảm (susceptibility), những đại biểu (agents) của bệnh tật, sẽ tăng lên. Học thở đúng phương pháp là
một đòi hỏi có ý thức, không tốn tiền, đơn giản, an toàn, hữu ích, là cách chăm sóc sức khoẻ cho trí tuệ và xác thân
tốt nhất.
QUAN ĐIỂM ĐÔNG Y HỌC
Đông y học quan điểm con người là một sản phẩm vi diệu qua kết hợp giữa trái đất và vũ trụ. Nói đến sức khoẻ là
nói đến sinh lực. Sinh lực còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như: Sức lực, khí lực, nội lực, chân khí hay chính
khí. Sinh lực là nền tảng của sự sống và phát triển của mọi sinh vật. Đông y học lấy kinh điển sách Hoàng Đế Nội
Kinh làm kim chỉ nam, biện chứng cho mọi tư tưởng và nguyên tắc chẩn đoán cũng như điều trị; trong đó khí lực

được đánh giá cao, giữ vai trò then chốt cho sự sinh tồn.
Quán xét hết thảy mọi sự vật nói chung, sức khoẻ nói riêng, sách Hoàng Đế Nội Kinh đưa ra 3 luận lý mang
tính triết học:
1. Tất cả sinh vật đều biến đổi không ngừng ,từ tĩnh sang động hoặc từ động sang tĩnh và trải qua tiến trình tuần tự
không thể đảo ngược: Sinh trưởng, phát triển, suy thoái và huỷ diệt.
2. Tất cả sinh vật đều chuyển hoá theo dạng thức liên kết, vừa tương hợp vừa mâu thuẩn. Từ đó phát sinh ra hiện
tượng tụ tán, còn mất, sanh hoá không ngừng.
3. Tất cả sinh vật đều có liên hệ với nhau, không thể tách rời. Bất kỳ sự phân ly nào cũng đưa tới trạng thái chết,
tương tự như cát đá hay kim loại.
Từ luận lý của sách Hoàng Đế Nội Kinh, Đông y học cho rằng sức khoẻ tốt hay xấu tuỳ thuộc vào 4 yếu tố căn bản:
Âm dương, ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất và tiến trình tâm sinh lý.
- Âm dương đối lập: đối lập là nói tính mâu thuẫn, tương phản hai mặt của sự vật. Ví dụ: nước và lửa, sáng và tối.
Không có sự vật nào tồn tại mà không có âm dương hoặc chỉ thuần âm hay thuần dương. Sức khoẻ con người cũng
không ngoại lệ, nếu âm dương quân bình và ở trạng thái động thì được khoẻ mạnh, trường thọ.
- Âm dương hỗ trợ: Hỗ tương là sự nương tựa nhau. Tuy đối lập nhưng âm dương phải nương tựa vào nhau mới tồn
tại và biến hoá được. Không có âm thì không sinh, không có dương thì không trưởng (phát triển). Âm dương tách rời
nhau thì tinh khí (con người) sẽ tuyệt.
- Âm dương tiêu trưởng: “Tiêu” là mất đi, “Trưởng” là phát triển. Tiêu trưởng nói lên mọi sự vật chuyển hoá không
ngừng, hễ hiện tượng nầy tiến tới cực đại thì tiêu đi để cho hiện tượng khác khởi sinh. Bởi vậy mới có câu: “Đạo sinh
nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”.
- Âm dương bình hành: Âm dương tuy đối lập nhau nhưng không ngừng bổ sung cho nhau đề lập thế cân bằng. Sức
khoẻ tốt tất là âm dương quân bình, sức khoẻ kém hay bệnh tật là do âm dương mất quân bình. Muốn phục hồi hay
duy trì sức khoẻ, không có bất kỳ phương pháp nào ngoài sự quân bình âm dương.
2. Nhân tố ngũ hành:
Ngũ hành cũng là học thuyết luận về sự vận động, chuyển hoá của 5 loại vật chất trong thiên nhiên. Ngũ hành gồm
có: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa, nhiệt), Thổ (đất). Con người là một tiểu vũ trụ, do thuyết “Tam
tài” gồm Thiên-Địa-Nhân hợp nhất nên ngũ hành ngoài thiên nhiên tương ứng với ngũ tạng gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế,
Thận. Đông y học dùng ngũ hành để quan sát, so sánh, quy nạp và phản ánh mối tương quan về hoạt động sinh lý
hay bệnh lý của tạng phủ trong cơ thể. Mỗi tạng tương ứng với một hành:
Tạng Tâm tương ứng với hành Hoả.

Tạng Can tương ứng với hành Mộc.
Tạng Tỳ tương ứng với hành Thổ.
Tạng Phế tương ứng với hành Kim.
Tạng Thận tương ứng với hành Thuỷ.
Ngũ hành hoạt động theo hai qui lụât: vận hành theo chiều thuận (tương sinh) và theo chiều nghịch (tương khắc).
Tương sinh là hành nầy hay tạng nầy tác động, thúc đẩy, bổ sung và nâng cao chức năng cho hành kia hay tạng kia.
Ngược lại, tương khắc là hành nầy hoặc tạng nầy ức chế, ngăn chặn, làm giảm chức năng của hành kia hay tạng kia
với mục đích duy trì sự quân bình.
Trong cơ thể, Ngũ hành với Ngũ tạng tương sinh gồm có:
Phế Kim sinh Thận Thuỷ.


Thận Tuỷ Sinh Can Mộc.
Can Mộc sinh Tâm Hoả.
Tâm Hoả sinh Tỳ Thổ.
Tỳ Thổ sinh Phế Kim
Cứ thế mà luân chuyển không ngừng.
Mặt khác, Ngũ hành và Ngũ tạng tương khắc gồm có:
Phế Kim khắc Can Mộc.
Can Mộc khắc Tỳ Thổ.
Tỳ Thổ khắc Thận Thuỷ.
Thận Thuỷ khắc Tâm Hoả.
Tâm Hoả khắc Phế Kim.
Tương khắc cũng là trạng thái động, mục đích điều tiết sự thái quá hay bất cập trong cơ thể nhầm đưa trở lại vị trí
cân bằng. Một khi ngũ hành vận động bình thường thì sức khoẻ tốt, nghịch thường sẽ phát bệnh.
3. Nhân tố Thiên-Nhân hợp nhất:
Là học thuyết lý giải và chỉ đạo phương pháp bảo tồn sinh mệnh, giữ gìn sức khoẻ, phòng bệnh cũng như trị bệnh
khi con người đứng trước mọi hoàn cảnh hay do đe doạ bởi thiên nhiên. Trong y học, con người luôn chủ động tìm
ra thuật dưỡng sinh nhằm nâng cao sức khoẻ, giúp cho cuộc sống thích ứng với thiên nhiên hoặc chế phục thiên
nhiên nếu có thể được. Thuật dưỡng sinh gồm 2 phần chính:

- Phòng bệnh: Cải thiện môi trường sống hoặc chủ động lánh xa nơi độc hại. Năng rèn luyện thân thể lẫn ý chí,
chống dục vọng thái quá. Ăn mặc đầy đủ và hợp lý, giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày.
- Trị bệnh: Nâng cao chính khí bằng nhiều phương pháp như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tấm vật lý trị liệu, khí
công, thư giãn, dược thảo, châm cứu, xoa bóp.
4. Tiến trình Tâm-Sinh lý:
Theo qui luật tự nhiên, mọi sinh vật tuần tự trải qua 4 giai đoạn:
- Sinh (sinh ra, khởi đầu một chu kỳ mới).
- Trưởng (phát triển, thực hiện hoặc hoàn thiện hoài bảo).
- Thu (già cỗi, hoàn tất chu kỳ hiện hữu).
- Tàng (huỷ diệt, chết, chuyển đổi sang một chu kỳ khác).
Đối với con người, tiến trình nầy được mô tả theo thời gian như sau:
- Lên 10 tuổi, các cơ quan trong cơ thể đã vững vàng, khí lực tập trung một cách đầy đặn ở phần dưới thân thể. Do
vậy, chúng ta thấy trẻ con luôn luôn thích chạy nhảy.
- Đến tuổi 20-30, khí lực và máu huyết phát triển thực sung mãn, cảm thấy cuộc đời năng động, tươi sáng. Có 5 cơ
quan nội tạng hoạt động đều hoà, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ.
- Đến tuổi 40-50, cơ nhục bắt đầu suy thoái, da thịt bắt đầu nhăn nheo, tóc bắt đầu bạc, răng bắt đầu rụng. Khí lực
tuy còn bền vững nhưng con ngời bắt đầu rhích ngồi hơn hoạt động vì gan mật giảm điều tiết, tinh quang đôi mắt yếu
dần.
- Đến tuổi 60-70, năng lực của tim giảm, tỳ vị giảm, gân thịt khô cằn, con người có khuynh hướng thích ngủ hơn làm
việc, thích yên tĩnh hơn náo động.
- Đến tuổi 80-90, năng lực của phổi giảm, thận giảm, đầu óc ngày càng mù mờ, nói năng lẫn lộn, đi lại khó khăn.
- Đến tuổi 100, năng lực phủ tạng biến mất, không còn lại gì ngoài xác thân còm cõi. Giai đoạn hoại và không chực
chờ trước mặt.
Bài toán sức khoẻ con người được vẽ thành một đường cong hình parabola (như hình trái núi), khởi đi từ tuổi 10-15
(chân núi), tuyệt đỉnh ở trong khoảng 25-35 tuổi (đỉnh núi), rồi bắt đầu lao xuống từ tuổi 40 (triền núi) và kết thúc ở
80-90 hoặc 100 tuổi (vực thẳm). Đó là một bài toán mẫu, theo qui trình thuận và bình thường. Tuy nhiên, qui luật tự
nhiên không thể phân phát đồng đều sức khoẻ và tuổi thọ cho mọi người. Muốn có trong tay bài toán mẫu phải học
và thực hành công thức. Đề cập đến việc bảo tồn sinh lực và sinh mệnh, sách Hoàng Đế Nội Kinh-Chương nhiếp
sanh-viết:
- “Thượng cổ chi nhân, ẩm thực hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất vọng tác lao, cố năng hình dữ thần câu, nhi tận

chung kỳ thiên niên, độ bách tuế nhi khứ”. Tạm dịch: “Nhười đời thượng cổ, ăn uống điều độ, thức ngủ đúng giờ,
không suy tính quá sức khiến lao tâm khổ trí, cho nên thể chất cũng như tinh thần được toàn hảo, sống đến 100 tuổi
mới chết”.
Phải biết rằng chân khí nhờ Âm dương mà phát lực, nhờ ngũ hành mà chuyển hoá, nhờ thiên nhân hợp nhất để bảo
vệ và thuận theo thời lệnh (tâm sinh lý) để bảo thọ. Thế nhưng Âm Dương, ngũ hành không hình tướng, chỉ có khí
được nhận ra bằng lực và huyết nhận ra bằng sắc. Cho nên muốn quân bình sinh lực, trước hết phải bồi bổ khí
huyết. Một khi vệ khí sung mãn, vinh huyết tốt tươi chứng tỏ Tinh-khí-Thần đầy đủ. Đây thực là căn nhà của sinh lực.
Nhưng Tinh-Khí-Thần là gì? Đến từ đâu?
-Tinh:
Là thành phần vật chất cấu tạo ra cơ thể và nuôi dưỡng cơ thể. Tinh gồm 3 nguyên tố chính: Tinh, Huyết và Tân
dịch.
a. Tinh: Đây là nguồn gốc, mầm sống đầu tiên sáng tạo ra con người. Sách Linh Khu nói: “Cái đến với sự sống gọi là
tinh”. Tinh của người nam hợp với người nữ tạo nên thân hình. Sau khi chào đời, con người lớn lên nhờ 2 nguồn tinh
lực: tinh lực “Tiên thiên” do bẩm thụ từ trong bào thai và tinh lực “Hậu thiên” do đồ ăn thức uống dinh dưỡng hằng


ngày. Cũng nhờ tinh mà hình thành được lục phủ ngũ tạng, sau đó qui vào thận để hoá thành tinh sinh dục hầu tiếp
nối con đường sinh sản; cho nên sách Tố Vân nói: “Thận chủ thuỷ, nhận lấy tinh của ngũ tạng lục phủ mà tồn trữ.
Ngũ tạng thịnh thì tinh tràn đầy ra”. Tinh còn gọi là chân âm hay nguyên âm, có công năng bảo hộ cơ thể chống lại
bệnh tật, nên sách Tố Vân lại nói: “Gĩư tinh đầy đủ thì mùa xuân không bị bệnh ôn (tức thời khí, dịch bệnh)”. Tinh đủ
cũng là nhân tố giúp sinh sản và phát dục đúng mức. Tinh kém, con người thường bị đau yếu bệnh tật triền miên do
sức đề kháng nội thân giảm sút.
b. Huyết: Là loại dịch thể sắc đỏ, sinh ra từ thực phẩm dinh dưỡng được trung tiêu tỳ vị chuyển hoá và thấm vào
mạch mà thành. Sách Linh Khu nói: “Trung tiêu bẩm thụ khí, lấy chất dịch từ ăn uống biến hoá ra màu đỏ gọi là
huyết”. Huyết được khí dẫn đi chu lưu khắp lục phủ ngũ tạng để duy trì sự sống. Điều quan trọng của huyết dịch là
phẩm chất trong sạch, công năng vận hành phải lưu lợi. Nếu huyết đình trệ, bị nhiễm độc thì cơ thể sẽ lâm nguy,
bệnh tật sẽ bộc phát.
c. Tân dịch: Tân dịch tuy chung một tên nhưng khác nhiệm vụ. “Tân” là một thứ dịch trong mà lỏng do đồ ăn thức
uống hoá sinh, được khí tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu) vận hành khắp châu thân, chịu trách nhiệm củng
cố phần biểu (bên ngoài), ôn dưỡng cho cơ nhục (gân, thịt), làm tươi nhuận bì phu (da, lông). Sản phẩm của Tân

gồm có mồ hôi và nước tiểu. Còn “Dịch”, tuy cùng nguồn gốc với “Tân”, nhưng ở thể đục và đậm dặc, chịu trách
nhiệm lưu hành phần lý (bên trong), bồi đắp cho ngũ tạng, não, xương. Sản phẩm của “Dịch” gồm có nước mắt,
nước bọt, nước mũi, chất nhờn trong khí quản, nước dịch trong não tuỷ, chất nhờn trong khớp xương. Nếu thiếu tân
dịch, lục phủ ngũ tạng nhanh chóng bị hư hoại và sẽ chết.
- Khí:
Khí là tiền đề quan trọng nhất của học thuyết Đông y. Khí mang sự sống tới cho mọi sinh vật trên trái đất dưới hình
thái năng lực, sức mạnh. Khí cũng còn có nghĩa là hơi thở (breath) và không khí (air) mà phật giáo gọi là “Sát na”
(prana). Khí vô hình, không mùi, không vị; tuy nhiên có thể truyền qua và xâm nhập vào toàn bộ tế bào sinh vật. Khí
có thể chuyển động và biến háo như hấp thụ khí lực từ đồ ăn và nước uống dưới dạng tiêu hoá rồi truyền khi khắp
cơ thể, nạp khí bằng hơi thở và tải chúng vào phổi. Khi hai phương thức nạp khí nầy hội tụ trong máu, chúng biến
hoá thành nhân lực (human-qi), nội lực hay nguyên khí (true energy, vital energy). Sức khoẻ tuỳ thuộc vào phẩm
chất, số lượng và sự cân bằng về khí để quyết định tình trạng mạnh yếu và tuổi thọ một đời người. Chìa khoá để duy
trì sức khoẻ phải được cân bằng một cách tự nhiên, hài hoà, nhờ nguyên khí tiềm phục bên trong cơ thể điều tiết sao
cho thích ứng với cơ thể và môi trường bên ngoài. Chất lượng, số lượng và cân bằng về khí lực có thể thay đổi tuỳ
theo mùa, thời tiết, khí hậu hoặc vị trí. Tuy vậy, thực phẩm và đồ uống hằng ngày, cách thở, sử dụng nạp khí của các
cơ quan tạng phủ cũng góp phần không nhỏ trong việc cân bằng nguyên khí. Khí chia thành nhiều thể:
- Nguyên khí, bao gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương, bẩm thụ khí tiên thiên từ lúc sinh ra, chứa ở thận.
Nguyên khí mạnh thì thân thể khoẻ mạnh.
- Tôn khí, bao gồm khí hít thở từ ngoài vào phổi và khí hoá sinh do đồ ăn thức uống tạo thành, thuộc loại khí hậu
thiên, tụ ở khí hải (giữa ngực).
- Chân khí, bao gồm khí tiên thiên và khí hậu thiên hợp lại. Trong quá trình sinh lý, tuy hai thứ khí nầy khác nguồn
nhưng không tách rời nhau mà liên kết với nhau để duy trì sức khoẻ. Nâng cao sinh lực. Sách Linh Khu nói: “Chân
khí được bẩm thụ từ tự nhiên (khí trời, khí hoá do đồ ăn) kết hợp với cốt khí (nguyên khí) mà làm cho cơ thể khoẻ
mạnh”.
- Vinh khí là tinh khí hay âm khí, sinh ra từ thực phẩm ăn uống hằng ngày, đi bên trong mạch. Công dụng chủ yếu
của vinh khí là hoá sinh huyết dịch để cung cấp cho toàn thân, khởi đi từ trung tiêu tỳ vị, vào phế mạch biến huyết ra
sắc đỏ, chảy vào trong thì nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, tản ra ngoài thì tươi nhuận cho da lông.
- Vệ khí, có cùng nguồn gốc với vinh khí nhưng thuộc loại dương khí, sức vận chuyển nhanh và mạnh, đi ở ngoài
mạch. Công năng của vệ khí là điều hoà nhiệt lượng toàn thân, ôn dưỡng cho cơ nhục, lo việc đóng mở lỗ chân
lông, bảo vệ phần biểu (ngoại bì) chống đỡ ngoại tà xâm nhập. Vinh khí và vệ khí cùng liên hợp với nhau để tạo nên

mạng lưới sinh lực, vừa nuôi thân vừa bảo hộ. Nếu vinh vệ bất hoà, bệnh liền phát khởi.
- Thần:
Thần là sắc tướng của sinh lực, biểu thị sức sống bên trong lẫn bên ngoài dưới nhiều hình thức: Tinh thần, ý thức, tri
thức, vận động. Thần do khí tiên thiên và hậu thiên hợp nhất mà thành, tuy trừu tượng nhưng có nguồn gốc từ vật
chất. Sách Linh Khu nói: “Cái đến với sự sống gọi là tinh, hai thứ tinh tác động lẫn nhau gọi là thần” hoặc là: “Thần là
tinh khí của đồ ăn uống” đều cùng một ý. Thần hiện ra trên mạch, trên mắt, trên da thịt, trong hoạt động. Hai khí tiên
thiên, hậu thiên sung mãn thì thần sắc tinh anh, tươi sáng, làm việc nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Hai khí tiền thiên, hậu
thiên suy kiệt thì thần sắc tối tăm, khô héo, hoạt động chậm chạp, yếu đuối. Cho nên thần kinh còn thì sức khoẻ còn,
sinh mẹnh còn, thần mất thì thân xác mất, dẫu tồn tại cũng chẳng khác nào như cây khô ngoài đồng.
Tóm lại, tinh-khí-thần là giềng mối của sự sống. Sinh mệnh người ta bắt nguồn từ tinh, duy trì được sinh mệnh là
nhờ khí, chủ của sinh mệnh là thần. Biết được sự thịnh suy của “tam bảo” (tức tinh-khí-thần) là biết hết sức khoẻ một
đời người.
Trở lại vấn đề sanh tử, thử nêu lên câu hỏi: “Ứớc vọng con người hiện diện trên hành trình nầy là gì?”. Con người
sinh ra, sự thèm khát đầu tiên là sức khoẻ (health) và hạnh phúc (happiness). Theo các nhà khảo cổ học, con người
đã có mặt trên địa cầu nầy từ nhiều triệu năm nhưng lịch sử về chăm sóc sức khoẻ thực sự chỉ mới xuất hiện trên
dưới 3000 năm. Điều đó cho thấy người thượng cổ đã biết chăm lo sức khoẻ, tuy thiếu kiến thức khoa học, nhưng
cũng biết thuận theo luật sinh tồn như ăn sống rau quả, nướng chín thú vật, sống gần thiên nhiên, hấp thu không khí
trong lành, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, đêm ngủ trong hang động và sưởi ấm bằng lửa. Ngày nay, nhờ phát


triển trí tụê, con người phân tích và lập luận về sức khoẻ minh bạch hơn. Sức khoẻ phần lớn tuỳ thuộc vào yếu tố thể
chất, còn gọi là vật chất. Cơ thể con người được cấu tạo bằng nhiều loại vật chất tinh vi và hoạt động trong môi
trường sinh thái đa diện gồm 6 thành phần căn bản mà các nhà y học xem như 6 vị bác sĩ ưu tú nhất liên kết nhau
nhằm bảo hộ sự sống cũng như duy trì năng lực:
Nước uống (Drinking water)
Khí trời (Fresh air)
Ánh nắng (Sunshine)
Dinh dưỡng (Healthful diets)
Thể dục (Exercise)
Nghỉ ngơi (Rest.Sleep).

PHÂN TÍCH CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Nước uống (Drinking water)
Nước là thành phần dinh dưỡng quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể con người, đâu đâu cũng có sự hiện
diện của nước. Tổng số nước trong cơ thể ước lượng tới 45 quarts (1 quart = 1.135 lít * 45 = 51.075 lit) ở người lớn,
chiếm 70% trọng lượng toàn cơ thể. Càng béo phì tỷ lệ nước càng ít hơn người gầy ốm. Nước luân lưu trong tất cả
các mô (tissues), tế bào (cells), cơ quan (organs), cơ bắp (muscles), xương (bones), thậm chí 10-12 tỷ tế bào não
(brain cells) của chúng ta cũng chứa gần 81% nước. Bảng phân tích dưới đây cho thấy đâu đâu trong cơ thể cũng
toàn là nước:
- Dịch vị dạ dày (gastric juice)
=95.5%
- Nước bọt, nước dãi (saliva)
=95.5%
- Bạch huyết (lymph)
=94%
- Máu (blood)
=90.7%
- Huyết tương (plasma)
=90%
- Mật (bile)
=86%
- Não (brain)
=80.5%
- Phổi (lungs)
=80%
- Lá lách (spleen)
=75.5%
- Mô cơ (muscle tissues)
=75%
- Gan (liver)
=71.5%

- Hồng huyết cầu (red blood)
=68.7%
- Sụn (cartilage)
=55%
- Xương (bones)
=13%
- Răng (teeth)
=10%
Con người có thể sống sót sau vài tuần lễ nhịn đói nhưng sẽ chết trong vài hôm nếu mất hơn 20% lượng nước hoặc
không có nước. Mỗi ngày cơ thể vừa dung nạp vừa thải bỏ một khối lượng nước được cân bằng như sau:
Dung nạp:
Thải ra:
- Từ nguồn chất lỏng
=1,500 cc - Đường da = 550 cc
- Từ thực phẩm khô
=750 cc
- Đường phổi = 400 cc
- Do cơ thể sản xuất
= 400 cc
- Tiểu tiện = 1,550 cc
- Đại tiện = 150 cc
Tổng cộng: 2, 650 cc
Tổng cộng: 2,650 cc
2. Khí trời (Fresh air)
Là chất cực kỳ quan yếu giúp bảo tồn sinh mạng. Khí trời gồm một số khí đơn giản tổng hợp lại, trong đó chủ yếu là
oxygen và nitrogen. Cơ thể tuỳ thuộc vào oxygen hơn bất kỳ nguyên tố nào khác nhưng với điều kiện là phải được
pha loãng với nitrogen theo điều kiện tự nhiên. Cơ thể con người không thể sống lâu được với loại oxygen nguyên
chất hoặc không khí khô ráo. Hơi nước trong thiên nhiên cũng là điều rất cần thiết, giúp cho phổi hấp thu oxygen dễ
dàng hơn.
Máu đỏ (red blood) nhờ có chứa oxygen, sau một vòng vận chuyển tới khắp các mô (tissues) và tế bào (cells), sẽ trở

về phổi. Lúc nầy, máu có màu tím đen vì thiếu oxygen lại mang thêm một lượng lớn carbon dioxide và những chất
bẩn (impurities) khác. Tại phổi nhờ có khoảng 300 triệu chiếc túi không khí nhỏ xíu hoạt động, máu được thanh lọc,
cung cấp thêm lượng oxygen cần thiết biến ra màu đỏ tươi rồi chuyển về tim để bơm tới các mô theo chu trình mới.
Cơ thể con người có khoảng 25-30 nghìn tỷ (trillion) tế bào hồng cầu và tuổi thọ mỗi tế bào chỉ kéo dài được khoảng
120 ngày. Cứ mỗi giây lại có khoảng 2,500.000 tế bào hồng cầu mới được sản xuất ra để thay thế khối lượng hồng
cầu bị lão hoá. Hàng triệu mô tế bào rất cần oxygen để sống khoẻ và hoạt động bình thường.
Nhưng muốn oxygen được cung cấp đầy đủ, chúng ta phải tập thở sâu theo 4 thao tác sau đây:
- Đứng thẳng, hai chân dang ra một khoảng cáhc bằng chiều rộng thân mình, đặt hai cánh tay xuôi theo hông, úp các
ngón tay vào đùi. Mắt có thể hé mở hoặc nhấm lại, tư tưởng tập trung vào hơi thở.
- Từ từ nâng hai cánh tay nâng lên đồng thời hít không khí chầm chậm qua đường mũi, dẫn luồng không khí thật sâu
trong đáy phổi cho đến khi nào cảm thấy vùng bụng dưới và hông thật căng cứng. Lúc này, hai cánh tay đã nâng cao
lên quá đầu.
- Gĩư chặt khí trời trong phổi từ 8-10 giây rồi từ từ thở ra bằng đường miệng với đôi môi hé mở, đồng thời chầm
chậm hạ cánh tay xuống theo nhịp thở ra.


- Khi cảm thấy hơi thở ra đã cạn, dùng hai cánh tay ép thật mạnh vào hông một chút để cho số thán khí còn sót lại
được tống hết ra ngoài và bắt đầu hít không khí vào mũi theo nhịp thở thứ hai…
- Việc hít thở sâu cần thực hiện thường xuyên như một thói quen tốt, mỗi ngày thực hành ít nhất 3 lần, mỗi lần hít
vào thở ra đúng cách từ 4-5 lượt. Đối với các ca sĩ chuyên nghiệp, thuyết trình viên, luật sư hay giáo viên dạy học,
bài tập nầy rất hữu ích nhờ dung nạp nhiều dưỡng khí trong phổi.
3. Ánh nắng (Sunshine)
Ánh nắng mặt trời vô cùng cần thiết cho đời sống mọi sinh vật trên bề mặt trái đất, trong đó có con người. Sẽ là điều
sai lầm nghiêm trọng khi có quan niệm cho rằng nên tránh ánh nắng vì nó rất nguy hiểm, dễ gây bệnh ung thư da
(skin cancer) chẳng hạn. Thử tưởng tượng xem, hành tinh địa cầu này sẽ ra sao nếu không có mặt trời? . Trước hết
sẽ không còn thấy bất cứ vật gì. Toàn cảnh trái đất bao la trở nên đen tối, lạnh lẽo, đá cũng phủ đầy băng tuyết, việc
sinh sản và phát triển bị đình chỉ vĩnh viễn. Cuối cùng, hàng loạt vấn đề khủng khhiếp xảy ra: sự sống chấm dứt,
không con người, không muôn thú, không cây cỏ. Không hoàn toàn. Do vậy, đối với loài người ánh nắng là bạn chứ
không phải kẻ thù.
Tia sáng mặt trời đóng vai trò chính trong việc kiến tạo mọi sự sống, nhờ cung cấp hơi nóng (warmth) và ánh sáng

(light). Đối với cây cỏ, ánh nắng mặt trời giúp phát triển cành lá xanh tười, hoa quả sai quằn, càng gần đường xích
đạo (equator) sự phát triển chiều cao càng nổi bật. Trái lại, ở những miền hàn đới (frigid zones), do thiếu ánh nắng
mặt trời, cây cối mọc thấp hơn, lá có màu trắng nhạt hoặc không có màu. Đối với con người, cư dân sống ở vùng
bắc vĩ độ (northern latitudes) thường khổ tâm bởi hiện tượng gọi là “cơn trầm uất mùa đông tồi tệ”. Họ rất buồn, bơ
phờ, không thể hoàn thành công việc dễ dàng, thường khóc một cách vô cớ. Ở Hoa Kỳ, những nhà nghiên cứu
thuộc Viện sức khoẻ tâm thần đã điều trị bệnh nầy bằng phương pháp dùng ánh sáng huỳnh quang (flourescent
light) với quang phổ (spectrum) rộng, tạo ánh nắng giả để kích thích hưng phấn thần kinh. Còn với loài vật, khi sống
trong điều kiện không có ánh sáng, chúng thường bị mù thậm chí không có cả mắt. Gà lớn lên trong vùng có ánh
nắng quanh năm sẽ đẻ trứng với vỏ cứng và dầy hơn gà sống ở vùng thiếu ánh mặt trời.
Kiến thức con người cho biết, bệnh còi xương (rickets) là hậu quả của vấn đề thiếu vitamin D, thường xảy ra ở trẻ
em nhỏ tuổi. Đây là tai hoạ hết sức buồn lòng vì lý do calcium tập trung trong xương quá thấp, khiến cho bộ xương bị
vặn vẹo và đau cơ bắp. Nguyên nhân không phải cơ thể thiếu calcium mà chính vì thiếu vitamin D. Chúng đóng vai
xúc tác, giúp chuyển hoá calcium thành xương. Nhưng nguồn vitamin D ở đâu ra? Trong ánh nắng mặt trời! Có một
chất lỏng nằm dưới da gọi là ergosterol, khi tác hợp với tia tử ngoại hay tia cực tím (ultraviolet) từ ánh nắng mặt trời,
chúng sẽ chuyển đổi thành vitamin D và hấp thu vào máu.
4. Dinh dưỡng (Healthful diets):
Cần chọn lọc thực phẩm đầy đủ chất bổ dưỡng. Sự dinh dưỡng tốt là nền tảng của sức khoẻ tốt. Thực phẩm mang
lại sức khoẻ tốt cho con người gồm 7 thành phần chính sau đây: Nước (drinking water), chất đường bột
(carbohvdratcs), chất đạm (proteins), chất béo (fats), các loại sinh tố (vitamins), chất khoáng (minerals) và các chất
bổ vi lượng (micro-nutrients) khác.
a- Nước (drinking water):
Cơ thể con người, 2/3 trọng lượng là nước. Nước là một hợp chất bổ dưỡng có liên quan mật thiết đến mỗi chức
năng và nhiệm vụ của cơ thể. Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và chùi rửa những sản phẩm bên trong lẫn
bên ngoài tế bào. Nước cần thiết cho việc tiêu hoá, hấp thụ, truyền tải và tống xuất chất cặn bã cũng như hoà tan
các chất sinh tố trong nước, duy trì nhiệt lượng cơ thể. Nhưng uống nước nào mới đầy đủ chất bổ dưỡng? Thật
không đơn giản!
* Nước máy:
Còn gọi là nước vòi (tap water), là nước chảy ra từ vòi nước (faucets) trong các hộ gia đình. Nó là sản phẩm được
thu hồi từ các nguồn nước thiên nhiên nằm trên mặt đất như ao, hồ, suối, sông và tập trung vào bể chứa để lắng lọc
hoặc từ mạch nước ngầm đã được lọc qua nhiều tầng đất đá như giếng đào, giếng phun. Nói chung, loại nước nầy

có phẩm chất tốt.
* Nước nặng, nước nhẹ:
Nước nặng (hard water) chứa các thành phần minerals gồm calcium và magnesium tập trung rất cao. Sự hiện diện
những chất khoáng nầy ngăn cản việc tẩy rửa bằng xà phong (soap), gây ra hậu quả là trên tóc, da, quần áo, chén
bát hay bất cứ vật dụng nào tiếp xúc với nước đều bị bám dính một lớp cặn mỏng. Nước loại nầy còn ảnh hưởng tới
vị giác, không ngon miệng. Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận định chất calcium tìm thấy trong nước nặng không
tốt cho tim, mạch máu, xương. Về nước nhẹ (soft water) là loại nước tự nhiên hoặc nước nặng đã được lọc bỏ chất
calcium và magnesium. Một loại vấn đề hết sức phiền toái về nước nhẹ là chúng làm phân huỷ lớp chống sét tráng
trong đường ống nước, tạo nguy hiểm khi đường ống làm bằng chất chì (lead). Mối đe doạ khác nữa là đường ống
nước làm bằng nhựa (plastic) và galvanize vốn chứa calcium, một chất kim loại nặng (heavy metal) rất độc. Tuy hiện
nay hiếm thấy dùng trong các công trình xây dựng gia cư nhưng ai bảo đảm rằng số ống nước lắp đặt vào thời kỳ
trước đã được thay thế tất cả?
- Sự an toàn của nước máy:
Nhiều người cho rằng nguồn nước chảy ra từ vòi nước nhà bếp là thanh sạch, uống được, an toàn sức khoẻ. Điều
đáng buồn là không hoàn toàn an lành như vậy. Trong nước máy thường chứa những chất đáng ghét như: radon,
fluoride, arsenic, iron, lead, copper và nhiều chất kim loại nặng. Nó còn chứa những chất gây ô nhiễm như: fertilizers,
asbestos, cyanides, herbicides, pesticides và nhiều loại chất công nghiệp (industrial chemicals) tuôn tràn vào hồ ao,
sông suối, hoặc thấm qua mặt đất hoà tan vào mạch nước ngầm mà không có cách gì lọc sạch trước khi cung cấp


cho dân chúng dùng. Ngoài ra, nước máy lại có nhiều chất do chúng ta cố ý thêm vào như: chlorine, carbon, lime,
phosphates, soda ash và aluminum sulfate nhằm mục đích khử vi khuẩn (bacteria), vi trùng (viruses), ký sinh trùng
(parasites), điều chỉnh độ kiềm (pH) và lọc sạch chất vẩn đục. Điều quan ngại lớn nhất về phẩm chất nước uống hiện
nay là chất clo (chlorine), thuốc trừ sâu (pesticides) và chất diệt ký sinh trùng (parasites). Theo bác sĩ James F.
Balch, Hoa Kỳ chất chlorine hiện nay thêm vào nước máy nhằm khử trùng luôn ở mức độ hết sức cao, sẽ là tác nhân
gây ung thư (carcinogens) do vài phụ phẩm từ chlorine gây nên. Thuốc trừ sâu thì góp phần vào nguy cơ tạo ra bệnh
ung thư, đặc biệt là ung thư vú (breast cancer). Về ký sinh trùng, như loài cryptosporidium, chất chlorine pha trong
nước máy chỉ có thể giết được vi khuẩn (bacteria) chứ không giết được chúng cho nên nước mất tính an toàn.
Chất Fluoride:
Trong nước máy người ta cố ý gia thêm chất fluor nhằm bảo vệ răng ít bị sâu bệnh. Nhưng mấy năm qua, cho đến

bây giờ, đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận dữ dội về chuyện có nên thêm chất fluoride vào nước uống hay không. Năm
1961, Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra báo cáo fluoride như là chất độc giết người. Nó chỉ tác dụng giúp cho xương và răng
bền vững nhờ hình thức calcium fluoride có trong điều kiện tự nhiên. Ngược lại, mức độ chất độc trong fluorine nhân
tạo hoà tan vào nước uống sẽ làm hại đến hệ thống miễn nhiễm(immune system) con người. Thế nhưng, việc sử
dụng chất fluorine trong nước uống vẫn tiếp tục duy trì tại hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ cho dù nhiều chứng bệnh
hay rối loạn sức khoẻ do chất nầy gây ra gồm: Hội chứng Down, răng có chấm lốm đốm, ung thư… đã được cảnh
báo. Nếu muốn loại trù chất fluoride trong nước máy, chúng ta có thể dùng ohương pháp chưng cất hoặc mua hệ
thống lọc đặc biệt bày bán ngoài thị trường (alumina filtration system).
Phân tích nước:
Không phải nước uống nơi nào cũng tốt hoặc có chất độc như nhau. Theo cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (The
U.S. Environmental Protection Agency – EPA) định nghĩa: “Nước tinh khiết là nước an toàn về vi khuẩn học” (Pure
water as bacteriologically safe water). Như vậy, phẩm chất của nước máy phải có độ kiềm (pH) từ 6.5 đến 8.5. Nếu
nghi ngờ nước máy nơi mình có vấn đề, hãy liên lạc với cơ quan bảo vệ sức khoẻ địa phương để nhờ kiểm tran chất
lượng nước, miễn phí, nhưng chỉ về phương diện tìm kiếm mức độ vi khuẩn mà thôi. Muốn biết hàm lượng độc tố,
hoá chất, phải nhờ đến phòng kiểm nghiệm của các trường đại học. Ở Hoa Kỳ, gởi mẫu nước tới cơ quan The Water
Quality Association, 4151 Naperville Road, Lisle, IL 6053 – điện thoại: 1-708-505-0160.
Cải thiện nước máy:
Nước máy có thể cải thiện bằng nhiều cách:
+ Nấu sôi trong 3-5 phút là diệt được hết vi khuẩn và ký sinh trùng.
+ Trữ nước trong một cái bình không đậy nắp chừng 3-4 tiếng đồng hồ là khử được mùi và vị của chất chlorine hoặc
khuấy đều tay ít lâu cho oxygen trộn nhiều vào nước cũng có hiệu quả.
Dùng bộ lọc nước đặc biệt với 3 hệ thống: loại hút, dùng vật liệu than (carbon) để hút lấy chất bẩn, loại siêu lọc
(microfiltration) cho nước chảy qua những lỗ cực nhỏ trong bộ lọc để giữ lại chất bẩn và loại trung gian đặc biệt theo
dạng ion-hoá để thải trừ chất kim loại nặng. Tuy nhiên, không có bộ lọc nào “bắt” hết chất gây ô nhiễm và ký sinh
trùng.
- Nước đóng chai (bottled water):
Vì sợ nước máy không an toàn, ngày nay nhiều người quay ra dùng nước đóng chai. Nước đóng chai thường phân
loại theo nguồn cung cấp: nước suối (spring), nước khoáng (spa), nước giống phun (gevser), nước máy (tap). Theo
qui định chung các loại nước nầy phải có tiêu chuẩn ít nhất là 500 phần triệu chất rắn (solids) hoà tan và phải kinh
qua giai đoạn khử chất khoáng (deionized, demineralized) bao gồm việc loại trù nitrates, minerals calcium,

magnesium, các kim loại nặng gồm cadmium, barium, chì (lead), radium, hoặc qua chưng cất (steam-distilled).
Nhưng hầu hết các tiểu bang đều không có luật riêng về nhãn hiệu, nên nước đóng chai thật khó lường về phẩm
chất chứa đựng bên trong.
- Nước khoáng (mineral water):
Nước khoáng là loại nước thiên nhiên. Nước suối Vĩnh Hảo của Việt Nam là loại nước khoáng thiên nhiên. Ở Châu
Âu và Canada cũng có nhiều suối nước khoáng phun lên từ mạch nước ngầm, không cần phải bơm. Nước khoáng
phải vô chai trực tiếp ngay khi hứng được mới tốt. Thành phần khoáng chất trong nước khoáng phần lớn là
carbonate thiên nhiên. Nếu thiếu chất nầy, tốt hơn hết là chúng ta đừng uống nước khoáng, vừa tốn tiền hơn nước
máy vừa có hại cho sức khoẻ.
- Nước suối thiên nhiên (Natural spring water):
Trên một chai nước uống có đề chữ “natural”, điều ấy không có nghĩa gì cả. Hàng chữ “Natural spring water” ghi bên
ngoài hàng triệu chai nước bán ra thị trường cũng đâu có nghĩa rằng nó là nước suối thiên nhiên. Xin đừng nhầm
lẫn. Nước suối thiên nhiên là nguồn nước phát sinh từ lòng đất hay từ những luồng lạch trên núi cao tuôn chảy
xuống thấp theo điều kiện tự nhiên có trộn thêm mùi vị thơm ngon hoặc carbonate thiên nhiên.
- Nước sủi bọt (sparkling water):
Loại nầy có gia thêm carbonate. Nó là loại đồ uống có ích cho sức khoẻ nhưng nếu trên nhản hiệu ghi thêm chất
ngọt, như đường fructose chẳng hạn, thì thà đừng uống còn hơn. Vã lại, chất carbonate ghi trên nhản hiệu chai nước
“Natural sparkling water” phải đúng là nguồn carbonate thiên nhiên. Nếu hàng chữ ghi “Carbonated natural water”,
phải hiểu rằng chai nước thiếu carbonate thiên nhiên và nhà sản xuất thay vào đó một nguồn carbonate khác có
phẩm chất tương đương. Tất nhiên, loại nước nầy không thích hợp cho người bị rối loạn đường ruột hay viêm loét
dạ dày (ulcers) vì nó thích kích hệ thống tiêu hoá.
Nước cất (steam-distilled water):


Nước cất có liên quan đến việc đun sôi. Hơi nước bốc lên ngưng tụ lại, là loại nước tốt nhất nhờ khử được tất cả vi
khuẩn, vi trung, hoá chất, khoáng chất và các thứ gây ô nhiễm chứa trong nước. Muốn thêm hương vị cho nước cất,
có thể hoà tan 1-2 muỗng canh nước giấm táo tươi (raw apple cider vinegar) cho 4 lit (tương đương 1 gallon) nước
cất. Nước giấm táo tươi có công dụng tuyệt diệu, giúp cho bộ máy tiêu hoá làm việc tốt hơn. Nước chanh tươi cũng
thế, giúp chùi rửa cơ thể rất đắc lực. Còn muốn gia thêm chất khoáng vào nước cất, cứ mỗi 20 lít (5 gallons) nước
cất pha với 2 muỗng canh chất khoáng đậm đặc. Chất nầy, ở Hoa Kỳ có bán tại các cửa hàng “health food store”.

b. Chất đường bột (Carbohydrates):
Nhiệm vụ của Carbohydrates là cung cấp năng lượng cho cơ thể, được phân thành 2 nhóm: Carbohydrates đơn giản
và Carbohydrates phức tạp.
- Carbohydrates đơn giản, còn gọi là đường đơn (simple sugars), bao gồm đường trái cây (fructose-fruit sugar),
đường mía (sucrose-table sugar) và đường sữa (lactose-milk sugar) cùng vài loại đường khác. Trái cây là một trong
những nguồn Carbohydrates đơn giản dồi dào nhất.
- Còn Carbohydrates phức tạp (complex carbohydrates) cũng là đường nhưng các phân tử (molecules) cấu tạo
thành chuỗi dài hơn, phức hợp hơn. Carbohydrates phức tạp gồm có chất xơ (fiber) và tinh bột (starches) tìm thấy
trong thực phẩm như rau xanh (vegetables), ngũ cốc (whole grains), đậu Hà Lan (peas) và đậu tròn (beans).
Carbohydrates là nguồn chủ yếu của đường huyết (blood glucose), nguyên liệu chính cho tất cả tế bào trong cơ thể,
cho năng lực của não và tế bào hồng cầu. Ngoại trừ chất xơ không thể tiêu hoá, cả hai loại đường đơn và đường
phức tạp đều được chuyển hoá thành dạng glucose trước khi sinh ra năng lượng cung cấp trực tiếp cho cơ thể hoặc
tồn trữ trong gan để sử dụng về sau.
Khi chúng ta chọn thực phẩm giàu carbohydrates để nuôi thân, xin nhớ chọn lọc thứ chưa chế biến như các loại trái
cây, rau xanh, đậu ngũ cốc. Nên từ chối các loại thực phẩm đã được tinh chế, đóng hộp như nước giải khát (soft
drinks), món tráng miệng (desserts), kẹo (candy) và đường. Nếu dùng quá giới hạn, đặc biệt là quá thời gian cho
phép, khối lượng lớn thực phẩm tinh chế từ đường đơn có thể dẫn tới một số rối loạn gồm bệnh tiểu đường
(diabetes) và chứng giảm đường huyết (hypoglycemia). Mặt khác, thực phẩm chứa nhiều đường đơn tinh chế cũng
chứa lượng chất béo cao, sẽ làm suy giảm sức khoẻ vì dung nạp quá nhiều nhiệt lượng.
Về chất xơ (fiber), một thể vô cùng quan trọng của carbohydrates, góp phần vào việc giúp nhu động ruột hoặc động
sieng năng hơn và trợ tiêu hoá tốt hơn. Khi ăn uống thiếu hoặc không có chất xơ, ruột già làm việc rất mệt nhọc, thúc
đẩy rất chậm. Ở những xứ mà người dân chuyên dùng thực phẩm không chế biến, thời gian thực phẩm trôi xuống
đường ruột khá ngắn, chỉ mất từ 4-6 tiếng đồng hồ. Mặc dù hầu hết chất xơ không tiêu hoá được nhưng nó mang lại
nhiều hữu ích cho sức khoẻ. Thứ nhất, chất xơ giữ nước, làm cho phân trở nên mềm, xốp, giúp giảm chứng táo bón
(constipation) và bệnh trĩ (hemorrhoids). Chế độ ăn uống nhiều chất xơ cũng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột
già (colon cancer), hạ thấp mức cholesterol trong máu, cải thiện bệnh tim mạch.
c. Chất đạm (Proteins):
Rất phức tạp, gồm chất đường bột và chất béo tổng hợp, với 3 thành phần căn bản: carbon, hydrogen và oxygen.
Chất đạm được phân thành 2 loại chính: loại hình cầu và loại sợi.
Chất đạm hình cầu hoà tan được, gồm tất cả enzymes –nguyên là chất thúc đẩy phản ứng hoá sinh trong cơ thể,

kích thước hormone tăng tiết sữa (prolactin) và một số chất đạm khác trong máu gồm hemoglobin và kháng thể
(antibodies).
- Chất đạm có sợi không hoà tan được, thành lập theo cấu trúc căn bản của nhiều loại mô sợi gồm tóc, da, cơ bắp,
gân và sụn.
Trong chất đạm có cả thảy 22 loại amino acids, trong đó cơ thể sản xuất ra 4 loại, còn 8 loại kia thu được qua ăn
uống. Chất đạm đóng vai trò kích thích tăng trưởng và sửa chữa mô hư hỏng, rất cần để cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Nguồn chất đạm dồi dào nhất nằm trong thịt, cá, gà, vịt, trứng, bơ, sữa. Kế đến, chất đạm còn nằm trong gạo
lức, bắp, hạt, lúa mì, đậu, rau xanh. Nên lưu ý, đạm có nguồn gốc động vật chứa chất béo (fat) quá cao, không thật
sự hữu ích cho cơ thể chế ra hormones, chất kháng sinh, enzymes, còn giúp duy trì sự cân bằng acid-alkali.
Trong lúc đó các loại đậu, nhất là đậu nành và gạo lức rất giàu chất đạm nhưng mỗi thứ lại thiếu một hoặc nhiều
amino acids cần thiết. Nếu biết trộn chúng với các loại đạm khác thì sẽ được một nguồn chất đạm phẩm chất cao.
Nếu cơ thể thiếu chất đạm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như tiêu chảy, nôn ói, biếng ăn, phù thũng (edema), gan nhiễm
mỡ, vết thương lâu lành, hay buồn chán, viêm da với nhiều thể khác nhau.
d. Chất béo (fat & oil):
Gồm một số chất dinh dưỡng, giữ vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trung bình 1 gram chất béo cung cấp 9
calories trong khi 1 gram đường bột (carbohydrate) sản xuất chỉ có 4-5 calories.
Chất béo là hợp chất acids hữu cơ được cấu tạo chủ yếu gồm carbon, hydrogen và một ít oxygen. Theo ngôn ngữ
hoá học, chất béo gồm phần lớn fatty acids kết hợp với một chất rượu có dầu gọi là glycerol, chia thành 2 nhóm
chính: mỡ bão hoà (saturated) và mỡ không bão hoà (unsaturated) tuỳ thuộc vào tỷ lệ nguyên tử hydrogen
(hydrogen atoms) hiện diện. Nếu axit-béo (fatty acids) có số lượng hydrogen tối đa thì gọi là mỡ bão hoà. Nếu một
vài vị trí trong nguyên tử carbon thiếu vắng hydrogen thì gọi là mỡ không bão hoà và khi có quá nhiều vị trí bỏ trống
thì gọi là nhiều mỡ không bão hoà (poly-unsaturated). Mỡ động vật tìm thấy trong thịt và bơ sữa, thuộc loại mỡ bão
hoà rất cao trong khi dầu thực vật thuộc mỡ không bão hoà với nhiều đặc tính khác nhau.
Làm thế nào để đạt được một chế độ dinh dưỡng tối ưu, đúng khoa học? Theo sự hướng dẫn của Bộ Nông Nghiệp
Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA) và cơ quan chăm sóc sức khoẻ và con người (Department
of Health and Human Service) giải thích, thực chất một chế độ dinh dưỡng tối ưu được tóm lược trong 3 chữ: Đa


dạng (variety), tiết độ (moderation) và cân bằng (balance). Muốn thực hiện công thức nầy cần chia thực phẩm làm 6
nhóm căn bản, mỗi ngày dùng 1 nhóm theo biểu đồ hình tháp. Điều cần lưu ý, thực phẩm nào thiết kê ở đáy tháp là

thành phần nên ăn nhiều nhất, giữa lúc các loại thực phẩm ở đỉnh tháp nên hạn chế tối đa. Tóm tắt, nhóm thực
phẩm càng ở trên cao càng ăn và uống ít đi.
5. Tập thể dục (Exercise):
Tại những nước công nghiệp, điểm hình là Hoa Kỳ, người dân ngày càng đặt nặng vấn đề tập thể dục hơn các nước
chậm phát triển vì 2 lý do chính:
- Đa số làm việc bằng trí óc, từ đó phát sinh một chứng bệnh mới có tên là “bệnh ngồi một chỗ”. Đây là một trong
những nguyên nhân sinh ra chứng béo phì hay mập phì (obesity, overweight).
- Chế độ ăn uống thường thặng dư chất đạm, chất béo, dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,
cao cholesterol, ung thư…
Tập thể dục đúng cách và thường xuyên là một nhu cầu thiết yếu, một phương thuốc thần kỳ giúp bảo dưỡng sức
khoẻ, làm chậm sự lão hoá, gia tăng tuổi thọ mà không cần dùng tới bất kỳ một loại dược phẩm nào. Tuy nhiên, rất
khó thống kê và giải thích đầy đủ từng dụng cụ tập thể dục và mỗi loại dụng cụ có cấu trúc và phương pháp thực
hành khác nhau, mỗi thứ có một số ưu điểm, khuyết điểm khác nhau. Trong phạm vi bài nầy, chỉ giới thiệu một vài
phương pháp tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhằm thoả mãn cả hai nhu cầu trị bệnh và ngăn ngừa
bệnh tật.
Các nhà khoa học quan niệm rằng muốn cho cơ thể đạt đến mức tối ưu về sức khoẻ cần phải vận động.
- Vận động khớp xương: Trước hết, tập thể dục giúp ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng bệnh viêm khớp (arthritis),
cải thiện sự phối hợp và trạng thái cân bằng tâm sinh lý. Nên nhớ rằng bệnh viêm khớp là kẻ thù số 1 của khớp
xương, trực tiếp phá hoại tuổi đời.
- Vận động cơ bắp: Tập thể dục còn làm gia tăng sức mạnh và sự dẻo dai bền bĩ cho bắp thịt, góp phần giúp xương
cứng chắc, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis).
- Vận động tim mạch: năng tập thể dục là một trong những phương pháp tự nhiên và an toàn nhất đưa tới kết quả
vừa hạ huyết áp vừa thúc đẩy lượng máu cung ứng cho các cơ quan ở xa được đầy đủ hơn, giúp ngăn ngừa cả hai
nguy cơ chết người gồm bệnh tim mạch và chứng đột quỵ (stroke). Hãy ghi nhớ, thời gian mới bắt đầu tập thể dục,
nhịp tim thường đập nhanh từ 72-76 lần/phút. Một tháng sau giảm còn 54 lần/phút. Nhịp tim đập càng chậm, sức
khoẻ càng vẫn, tuổi thọ càng cao. Bài thuốc quý không mất tiền mua.
Đi đôi với thói quen ăn uống đúng cách, tập thể dục còn giúp giảm trọng lượng, tránh bệnh béo phì (obesity). Tại các
nước công nghiệp, bệnh nầy đã gieo rắc nhiều bệnh tật và giết rất nhiều người. Khi tập thể dục thường xuyên, tốc độ
chuyển hoá trong cơ thể sẽ gia tăng với kết quả sẽ đốt nhiều nhiệt lượng hơn lúc ngồi không. Điểm hữu ích nữa là
giúp hạ thấp mức mỡ xấu (low-density lipoproteins, bad cholesterol-LDL) đồng thời nâng cao mức mỡ tốt (highdensity lipoproteins, good cholesterol-HDL). Bộ môn thể dục aerobic đặc biệt có khả năng chống lại các bệnh về tim

mạch, giúp cải thiện hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hoá, cơ bụng, cơ lưng, nhất là đau vùng thắt lưng (lower back
pain). Tập thể dục vừa lợi ích cho cơ thể vừa lợi ích cho tinh thần, giúp giảm căng thẳng thần kinh (stress), trạng thái
thất vọng chán đời (anxiety) và bao gồm cả triệu chứng sợ hãi hoặc khóc cười vô cớ.
Theo tạp chí “Journal of the American Medical Association” Hoa Kỳ nhận xét, nếu biết ứng dụng phương pháp tập
thể dục thích hợp, nhẹ nhàng vừa sức như đi bộ hay cởi xe đạp hoặc bơi lội chẳng hạn, có thể đạt được nhu cầu
trong vòng 10 tuần lễ một cách dễ dàng. Tất nhiên, bạn hãy tiếp tục tập luyện những bộ môn thể dục thể thao mà
bạn yêu thích, không cần thay đổi nếu xét thấy vẫn còn hữu dụng.
Chọn cách luyện tập nào đây? Không nhất thiết phải tìm một dụng cụ rồi mới sản xuất được sức khoẻ. Nhưng đã coi
như nhu cầu thì hãy chịu khó nhìn vào các cửa hàng bán dụng cụ thể dục thể thao gần nơi bạn ở, tìm và chọn một
loại dụng cụ nào đó mà bạn ưng ý nhất rồi tập thử ít nhất 20 phút và mỗi tuần 3 lần. Nếu cảm giác thích thú vẫn còn
song song với một vài chỉ đấu về tình trạng sức khoẻ có chiều hướng gia tăng so với thời gian trước khi tập thì còn
ngần ngại gì mà không quyết định theo đuổi dứt khoát. Bí quyết không ở chỗ chọn lựa bộ môn nào, dụng cụ nào, mà
chính là tính kiên định (consistency).
Nếu bạn chọn đi bộ, một môn đơn giản nhất, với ước định ban đầu đi 1-2-3-4-5 miles mỗi ngày nhưng tiến hành
được vài hôm rồi ngưng nghỉ cả tháng thì chẳng có một kết quả gì. Bình thường, đi bộ mỗi lần từ 20-30 phút và ít
nhất 3 lần/tuần, nếu tăng lên được 5-6 lần/tuần thì chắc chắn tốt hơn nhiều. Nhỡ không mang theo đồng hồ thì làm
thế nào để biết đi bộ đủ giờ? Bạn có thể đếm bước đi, tổng cộng khoảng 2500-3000 bước là đạt yêu cầu qui định.
Thời gian tập thể dục hay đi bộ tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng sớm ngay khi thời tiết còn mát dịu, không khí
còn trong lành, khói bụi ô nhiễm còn chưa dấy lên trên bầu trời.
Cũng đừng quên một số bộ môn xem ra không có vẻ gì là thể dục thể thao, như y võ dưỡng sinh (tai chi), khí công
(qi gong), yoga đều góp phần rất lớn cho cơ thể. Nếu biết tập luyện đúng cách thì đích thực là những phương pháp
thể dục siêu đẳng, được nghiệm chứng từ hằng nghìn năm qua.
6. Nghỉ ngơi (Rest, Sleep).
Nghỉ ngơi bao gồm cả hai trạng thái tĩnh: nghỉ (rest) và ngủ (sleep). Người Việt Nam có câu: “Ăn được ngủ được là
tiên”, còn người Mỹ nói: “The greatest remedy for being tired is sleeping” (món thuốc tuyệt diệu nhất để trị mệt mỏi là
ngủ) cho thấy vấn đề ngủ, nghỉ quan trọng đến dường nào. Nhưng nghỉ, ngủ cũng phải học, phải tập và ứng dụng
đúng phương pháp mới đạt được nhiều lợi ích.
Trong một đời người, chúng ta tiêu pha hết 1/3 cuộc sống để đầu tư vào giấc ngủ. Ví dụ tuổi thọ 90 năm, thời gian
ngủ chiếm đến 30 năm. Tuy nhiên, đây là cuộc đầu tư cần thiết, rất có lợi. Giấc ngủ ngon là loại thuốc “cải lão hoàn



đồng” quý báu nhất giúp cho các cơ, thần kinh và não được phục hồi, tươi trẻ trở lại. Nếu thiếu ngủ hay mất ngủ, sức
khoẻ và sinh mạng sẽ bị đe doạ. Nhờ giấc ngủ ngon, cơ thể có cơ hội phục hoạt các mô, tế bào suy yếu, làm cho
chúng tươi tỉnh và trẻ khoẻ trở lại.
Các nhà y học từng khuyên chúng ta chăm non sức khoẻ như chăm non trẻ sơ sinh. Do cấu tạo phức tạp và dễ hỏng
hóc, sự buông thả hay lạm dụng sức khoẻ đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt, tự sát.
Trên đây là một số thông tin y học căn bản nhằm giúp con người bảo vệ cuộc sống, kiện toàn thể lực và trí lực, làm
chậm tiến trình lão hoá cơ thể theo quy luật tự nhiên gồm 4 bước gọi là tiến trình sinh vật học: Sinh, Trưởng, Thu,
Tàng. Bí quyết mở cánh cửa trường thọ không có chìa khoá nào khác ngoài chìa khoá học tập và rèn luyện thân tâm
một cách khoa học nhằm nâng cao sức khoẻ. Sống mà thiếu sức khoẻ thì không có hạnh phúc và cũng không chắc
bảo hộ được khoảng chiều dài sinh mệnh trăm năm mà thượng đế ban cho.
Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều có những phương dược sở trường, cống hiến vô ngã, vô điều kiện. Học thuyết
tuy có chỗ dị biệt nhưng không dị đồng, bởi vì mục tiêu và y thuật hoàn toàn hướng tới mục tiêu: phục vụ sức khoẻ,
vì sức khoẻ. Nếu căn nhà y học ví như ngôi kim tự tháp hùng vĩ thì y thuật Đông-Tây là cấu trúc của các khối đá xây
quanh 4 mặt tháp, càng lên cao càng thu hẹp khoảng cách và cuối cùng đồng qui tại đỉnh tháp. Y lý Đông Phương
gọi điểm đồng qui nầy là “Y Đạo”.
CƠ THỂ HỌC
(Human Body)
Cơ thể học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc và chức năng từng cơ quan của sinh vật, trong đó có cơ thể con
người. Nhờ hiểu biết cơ thể học, Bác sĩ và các chuyên viên y học hiện đại chẩn đoán và điều trị bệnh rất chính xác,
kịp thời. Riêng Đông y học, tuy có “Tứ chẩn” (Vọng, Văn, Vấn, Thiết) và học thuyết “Tạng tượng” (Lục phủ, Ngũ tạng)
là hai phương pháp chẩn bệnh cổ truyền độc đáo nhưng khó truyền đạt vì thiếu phần chứng minh cụ thể. Các thầy
thuốc y học cổ truyền, nếu như được trang bị thêm kiến thức về cơ thể học, chắc chắn khả năng nghề nghiệp sẽ tiến
bộ gấp bội.
Cơ thể con người được cấu tạo bởi hằng tỷ tỷ tế bào (cells) hợp thành gọi là mô (tissues). Mô gồm có 4 nhóm chính:
Biểu mô (Epithelial tisssue, epithelium):
Gĩư vai trò che phủ như tạo ra da, làm lớp đệm nhhư tạo chất nhầy, bảo vệ chống lại tác nhân độc hại gồm vi khuẩn,
hoá chất; thu hút như hấp thụ thực phẩm qua dạ dày, ruột non; gan lọc như lọc nứoc tiểu ở thận, tiết dịch như xuất
mồ hôi, tiết xuất chất nhờn.
Mô liên kết (Connective tissue):

Gĩư nhiệm vụ cung cấp máu, kiến tạo gân, sụn, mạch máu, xương, kết hợp với các mô và cơ quan khác.
Mô thần kinh (Nervous tissue):
Gĩư vai trò tiếp nhận tin tức, phân tích dữ kiện và điều khiển sinh lực hoạt động. Mô thần kinh trải rộng khắp cơ thể,
thu thập thông tin từ môi trường bên ngoài lẫn trạng thái xảy ra bên trong cơ thể, phân tích rồi truyền đạt mệnh lệnh
bằng những luồng phản xạ thích ứng tới vị trí báo tín.
Mô thần kinh gômg có hai loại tế bào căn bản. Tế bào thần kinh (neurons) và tế bào thần kinh đệm (glial cells,
supporting cells).
Mô cơ (Muscle tissue):
Được cấu tạo bằng những tế bào hình sợi, có tính dẫn truyền và co giãn tự động để thích ứng với từng vị trí, cơ
quan. Mô có 3 loại căn bản:
Cơ xương (Skeletal muscle),hình sọc, kiểm soát những động tác thiếu tự chủ, phản ứng nhanh.
Cơ trơn (Smooth muscle), gồm có hệ thống bắp thịt của tất cả cơ quan nội tạng, kích động phản ứng chậm và kiểm
soát hành động vô thức.
Cơ tim (Cardiac muscle), có hình sọc như cơ xương nhưng không phản ứng nhanh như cơ xương và vẫn tiếp tục
co giãn nếu thiếu sự kích thích của thần kinh hệ. Đặc biệt, cơ tim chỉ hiện diện tại tim mà thôi.
HỆ THỐNG CƠ THỂ (The Body Systems)
Tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ, toàn bộ cấu trúc cơ thể con người được phân thành 11 hệ thống chính:
1. Hệ thống che phủ - da (Skin system)
2. Hệ thống xương, khớp (Skeletal system).
3. Hệ thống cơ bắp (Muscular system)
4. Hệ thống tuần hoàn (Cardiovascular system)
5. Hệ thống thần kinh (Nervous system)
6. Hệ thống nội tiết (Endocrine system)
7. Hệ thống bài tiết (Urinary system)
8. Hệ thống hô hấp (Respiratory system)
9. Hệ thống sinh dục (Reproductive system)
10.Hệ thống tiêu hoá (Digestive system)
11.Hệ thống miễn nhiễm (Lymphatic system Immunity)
Mỗi hệ thống tuy cấu trúc, chức năng chuyên biệt nhưng chúng phối hợp hoạt động hết sức nhịp nhàng, ăn khớp với
nhau như những cơ phận trong chiếc đồng hồ vĩ đại. Tập sách nầy sẽ lần lượt phân tích từng hệ thống một, kèm

theo nhiều chứng bệnh thường gặp cùng phương pháp điều trị bằng Đông dược.
Bài đọc thêm
CON NGƯỜI VÀ THAM VỌNG


TRƯỜNG SINH BẤT HOẠI
Hiện nay trên thị trường thuốc men, ngoài viên Viagra được mệnh danh là “thần tình yêu” dành cho nam giới có “vấn
đề” về tính dục, trong chỗ riêng tư người ta nhỏ to bàn tán về những thứ thuốc “cải lão hoàn đồng” đang được quảng
bá rầm rộ trên mạng lưới internet toàn cầu. Ngoài ra, theo bước chân các đoàn du lịch tới Trung Quốc, nhiều du
khách được giới thiệu một thứ sản phẩm chứa đầy ma lực là thuốc “trường sinh bất hoại” với giá cắt cổ nhưng không
rõ hư thực ra sao. Câu hỏi đặt ra:
Có loại thực phẩm hoặc linh dược nào có năng lực giúp con người sống trường thọ, tức là giúp sống “trẻ mãi không
già”, “trường sinh bất lão” hay không?
Đây là câu hỏi đáng đồng tiền bát gạo cần phải trả lời thẳng thắn, đúng mức. Trước khi nói đến “thuốc tiên” và thuật
“trường sing bất lão hay bất hoại”, xin kể ra đây 3 điển tích để cùng suy ngẫm:
Chuyện thứ nhất:
Đọc bộ truyện “Tây Du Diễn Nghĩa”, không ai không nhớ đến những hành vi quỉ quái, coi trời bằng vung của Tề
Thiên Đại Thánh, tức con khỉ chúa ở động Thuỷ Liêm. Trong lúc cao hứng náo loạn thiên cung, Tề Thiên bị Thái
Thượng Lão Quân bắt nhốt vào lò Bát quái vốn là lò luyện linh đơn tức nồi chế thuốc trường sinh. Vô tình tìm thấy
mấy mươi hoàn linh đơn đựng trong cái lọ càn khôn, Tề Thiên khoái trá trút vào mồm nuốt hết không chừa một viên
nào. Nhờ uống được thuốc “trường sinh bất tử, kim thân bất hoại”, cho dù bị Thái Thượng Lão Quân dùng lửa Tam
muội thiêu xác Tề Thiên nhưng con khỉ chúa vẫn sống phây phây và còn dùng cường lực siêu nhiên “đão hải di sơn”
lật nhào lò Bát Quái chỏng gọng. Lửa trong lò tràn ra trút xuống trần gian và biến thành các ngọn hoả diệm sơn ngày
đêm sôi sùng sục, phun xuất thạch tuôn chảy đỏ lòm mà hiện nay chúng ta đang thấy đấy.
Xét về mặt lịch sử “Tây Du Ký” là một bộ sách thuộc loại ký sự, có thật, tường thuật chuyện Pháp sư Trần Huyền
Trang sống vào thời Nhà Đường bên Tàu, du hành sang Ấn Độ học Phật đạo và thỉnh được 3 bộ kinh (Tam Tạng
Kinh) đưa về Trung Hoa. Riêng chuyện Tề Thiên Đại Thánh nuốt linh đơn và được “trường sinh bất hoại” chỉ là
chuyện hư cấu, giả tưởng mang tính triết học, không có thật.
Kết luận: một chuyện giả tưởng thì làm gì có thứ linh đơn thiệt hay thuốc “trường sinh bất hoại” thiệt bao giờ.
Chuyện thứ hai:

Đọc truyện Tàu, không ai không biết Tần Thuỷ Hoàng Đế là một trong những ông vua được xếp vào loại độc ác, dã
man nhất ở Trung Hoa thời phong kiến. Ngoài việc ra lệnh tiêu huỷ hằng núi sách, chôn sống học trò, Tần Thuỷ
Hoàng Đế còn ban chiếu xây dựng Vạn Lý Trường Thành, một loại chiến luỹ kiên cố dài hằng nghìn dặm, bất chấp
núi non, vực sâu, giết hại hằng triệu người bị bắt làm nô dịch chỉ vì tham vọng muốn ngăn chặn vó ngựa rợ Hung Nô
quấy nhiễu Trung Nguyên. Có một điều quái đản mà ít người biết tới là Tần Thuỷ Hoàng Đế muốn sống thọ, vô bệnh,
trẻ mãi không già để tận hưởng lạc thú, đã ban chiếu chỉ khắp nơi chiêu dụng các thầy thuốc giỏi, tìm kiếm thuốc
trường sinh, luyện linh đơn để tăng cường tinh lực, baot trọng hình hài. Thậm chí Tần Thuỷ Hoàng Đế còn treo giải
thưởng, hễ ai có pháp thuật giúp vua “nhất dạ bách giao xử nữ”, nghĩa là 1 đêm đủ sức giao hợp với 100 cô gái còn
trinh tiết, mà không hề mệt mỏi sẽ được trọng thưởng một khối vàng ròng bằng chiều cao cô gái thứ 100. Còn ai có
thuốc trường sinh dâng lên mà công hiệu như thần sẽ được chia 3 thiên hạ. Trái lại, kẻ nào gian trá cung cấp hàng
“dỏm” hàng “giả” tất phải bị xử tru di tam tộc. Thông cáo đã truyền rao suốt nhiều năm mà không có ai tới hoàng
cung hiến kế hay dâng lên thuốc trường sinh. Không phải thần dân sợ bị “tru di tam tộc” mà chính vì không bao giờ
có loại thuốc nào gọi là thuốc “trường sinh bất lão” cả. Cuối cùng, Tần Thuỷ Hoàng Đế với uy quyền tột đỉnh, tiền bạc
muôn kho, vẫn lăn ra chết như bao kẻ phàm phu tục tử khác.
Chuyện thứ ba:
Trong quyển sách thuộc loại thiền sử Trung Hoa, ấn bản bằng Tiếng Việt, ở chương chứng nghiệm có miêu tả
trường hợp một vị thiền sư nhân khi đi hoằng pháp đã phải chui vào một hang đá hoang vu để lánh nạn động đất. Vị
sư nầy ngồi thiền định, không còn quan tâm gì tới chuyện xáo trộn bên ngoài, giữa lúc cuộc cấp cứu tìm kiếm người
mất tích đã trở nên tuyệt vọng. Vị sư được ghi nhận là nạn nhân chết vì nạn động đất vào lúc 50 tuổi.
Thời gian cứ trôi qua. Bỗng một ngày kia, vị thiền sư bừng mắt dậy, ra khỏi hang động, tìm về mái chùa xưa thì…hởi
ôi, cảnh trí hoàn toàn thay đổi, thầy bạn cũ không còn một ai hết. Tất cả đã quá vãng. Các tăng chúng hiện diện
trong chùa đều là hoắc. Hỏi ra mới biết họ thuộc thế hệ thứ 3 kể từ khi vị thiền sư vắng mặt. Tính theo lịch, câu
chuyện động đất thưỏ trước đã xảy ra cách đây khoảng 150 năm. Thầy thuật lại câu chuyện trốn trong động đá rất
thật nhưng chẳng ai tin. Rõ ràng là chuyện tiểu thuyết, khó nghe, bởi vì xác thân của thầy vẫn tồn tại, chẳng hề thay
đổi chút nào. Cả làng đều bảo là thầy chùa điên. Thầy thuốc thì chẩn đoán thầy bị mất trí. Nhiều chú tiểu trong chùa
gọi là lão sư vọng ngữ, nói láo. Đúng hay sai? Trả lời thế nào khi mà xác thân, sau 150 năm, vẫn thế? Thầy than: Ta
200 tuổi mà vẫn trẻ trung như vầy, liệu có ai tin không, có bình thường không? Không một ai đồng cảm, vậy sống
phỏng có ích gì.
Cuối cùng, vị thiền sư quyết định quay trở lại hang động cũ, tiếp tục ngồi thiền định và viên tịch.
Qua 3 câu chuyện vừa kể đủ cho ta có lý do để kết luận: Thực tế, không có thuốc trường sinh và dù có bất tử cũng

không thể sống hoà hợp với các thế hệ hậu sinh. Tuy nhiên, thực tế xưa nay có một số chất có khả năng tích tuổi,
còn gọi là chất “bảo thọ”.
Theo thuật ngữ, chất bảo thọ (geroprotectors) bao gồm cả thực phẩm, dược phẩm hoặc phương pháp điều trị có tác
dụng nâng cao sức khoẻ, tạo tối ưu hoá các hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, miến dịch, tổng hợp protein, hệ
men trong cơ thể…giúp gia tăng tuổi thọ. Đây là chuyện có thật, thực hiện được, nhưng hoàn toàn không liên quan
gì tới loại “thuốc trường sinh” hay “thuốc cải lão hoàn đồng”.


Phải hiểu rằng tuổi thọ là kết quả cuối cùng của tiến trình tích tuổi. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện,
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: yếu tố bẩm sinh, yếu tố di truyền, môi trường, năng động hay thụ động và cả
yếu tố thay đổi bản thân trong chiều hướng tích cực. Bởi vậy, không có thuốc tiên, thuốc thánh nào cứu được một
người suốt đời tìm cách huỷ hoại sưc skhoẻ của mình và cúng không có một chất bảo thọ duy nhất nào đáp ứng
được tất cả yêu cầu của mọi người hay bao trùm hết tất cả hạng tuổi. Hơn nữa, chất bảo thọ có tác dụng tốt nhất khi
được sử dụng theo phương án dự phòng và cho lớp người còn trẻ nhờ phát huy tình trạng lão hoá trước khi nó xảy
ra. Sau đây xin giới thiệu một vài chất bảo thọ cổ điển:
1.Các chất tăng khả năng thích nghi:
Gồm một nhóm dược chất có hoạt tính sinh học, đứng đầu là nhân sâm (panax ginseng). Nhiều cuộc khảo sát ghi
nhận Nhân sâm có năng lực gia tăng khả năng thích nghi và sức đề kháng.
Mặt khác, các nhà lão học Trung Quốc và Nga còn dùng một loại vỏ cây có mùi thơm như quế và trầm hương tên là
Ngũ gia bì (eleutherococcus senticosus), ngâm rượu uống ngày 2 lần, mỗi lần một chung nhỏ khoảng nửa giờ trước
bữa ăn. Ngũ gia bì có công năng làm mạnh gân cốt, chữa các chứng đau lưng, đau xương, trị trẻ em mắc chứng
“ngũ trì ngũ nhuyễn”, tức là 5 chứng chậm, 5 chứng yếu gồm: chậm biết nói, chậm biết đi hoặc bị dị tật bẩm sinh,
hậu chứng do bệnh sốt tê liệt…
Chất sinh động tố (biostimulines), trong đó đứng đầu là Filatov, một sản phẩm dạng nhũ tương, được chiết xuất từ
nhau thai của những sản phụ lành mạnh mà chúng ta thường gọi là phương pháp “cấy nhau” đã từng phổ biến rầm
rộ tại Việt Nam từ những năm 1950-1960. Một kiểu khác nữa của Filatov là bột khô, mang tên “thai bàn”, “thai y” hay
“tử hà xa”, bằng phương pháp thu hồi rau thai, loại bỏ tạp chất, tẩy sơ bằng nước muối rồi đem sấy khô mà dùng
dần. Người đời thượng cổ còn dùng “tử hà xa” để ngâm rượu uống, ngâm với mật ong, thậm chí còn làm món chả
nướng hay băm nhỏ trộn với trứng gia cầm để ăn hằng ngày.
Khi nghiên cứu, các nhà tích tuổi học tìm thấy trong nhau thai có chứa một chất protein đặc biệt gồm 8 phân tử Naxetyl d-glucosamine, 6 phân tử galactoza và 6 phân tử manoza, các hormone hay nội tiết tó chorionic gonadotropin,

kích noãn tố F.S.H (follciculin stimulating hormone) và nội tiết tố oertradiol.
- Thực tế lâm sàng chứng minh nhau thai là một vị thuốc đại bổ, cực quý, vừa bổ khí, bổ huyết, vừa ích tinh tuỷ;
dùng trị các bệnh suy nhược do tuổi già, gầy ốm, ho suyễn, chứng di mộng tinh ở nam giới, đau nhức trong xương,
ăn ngủ kém. Người Trung Hoa có bài thuốc cổ rất nổi tiếng tên “Hà xa đại tạo hoàn” dùng để bổ âm huyết cực kỳ
hiệu nghiệm, giúp tai mắt thêm sáng tỏ, râu tóc bạc hoá đen trở lại, sống lâu khoẻ mạnh, có trường hợp thở thoi thóp
gần chết uống vào vài liều liền cứu tử hồi sinh. Bài thuốc gồm có các vị như sau:
Tử hà xa
01 cái
Qui bản
80g
Hoàng bá
60g
Xuyên đỗ trọng
60g
Hoài ngưu tất
48g
Sinh địa
100g
Sa nhân nhục
24g
Bạch phục linh
80g
Thiên môn
48g
Mạch môn
48g
Nhân sâm
48g
Ghi chú:Nếu bệnh nhân là phụ nữ hãy bỏ vị Qui bản, đổi thành Đương Qui 80g.
- Bài nầy sau khi sao chế, có thể ngâm rượu hoặc sáy giòn rồi xay thành bột mịn, luyện với mật ong làm tể, ngày

nhai nuốt 2 lần, mỗi lần 1 hoàn nặng 12g.
Vài thập niên gần đây, các nhà sinh dưỡng học và tích tuổi học thế giới có đưa ra giải pháp chống lão suy và lão hoá
bằng cách sử dụng các chất mang đặc tính chống oxyt- hoá (anti-oxidant), trong nhóm nầy gồm có vitamin E, vitamin
P và U. Các nhà nghiên cứu cho rằng gốc tự do (free radical) là một trong những thủ phạm gây ra lão hoá. Có nghĩa
lão hoá là hâụ quả tổng hợp của tất cả các thương tổn xuất hiện, phát triển trong các tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ
thống, do mất quân bình tỷ lệ anti-oxydant nội sinh. Nên nhớ rằng gốc tự do là đầu mối gây ra bệnh ung thư, chứng
nhiễm mỡ xơ mạch, bệnh tiểu đường, bệnh viêm răng lợi kinh niên. Khi đưa chất chống oxy-hoá vào cơ thể với liều
lượng hợp lý, chúng sẽ phát huy tác dụng sinh học nhầm bảo vệ các lipid, làm gia tăng sự chịu đựng của màng tế
bào, hãm bớt đà gia tăng trữ lượng acid béo, cholesterol trong máu và nội tạng, tăng sức đề kháng. Đây là lợi ích
dẫn tới việc tăng tuổi thọ. Theo thống kê, tuổi thọ của người Nhật trung bình là 65-70 tuổi và con số nầy ngày càng
có khuynh hướng tăng cao nữa. Người Mỹ, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sĩ cũng cao. Con số người già hiện nay ở Hoa Kỳ
tăng khá mạnh dẫn tới tình trạng lão hoá cả nước, khiến cho Bộ An Sinh Xã Hội phải tính tới chuyện tăng tuổi về hưu
và cúp bớt tiền hưu bổng.
Để kết thúc, một lần nửa khẳng định: tất cả chúng ta rồi sẽ chết, chỉ nhanh hay chậm mà thôi. Bởi vì nó là 1 trong 4
qui luật tự nhiên “sinh, lão, bệnh, tử”. Ngoại trừ qui luật đầu tiện là “sinh”, không nhất thiết các qui luật sau phải tuần
tự nhi tiến, có thể sinh ra là chết ngay mà không cần chờ tới giai đoạn “lão” hoặc sinh ra bị bệnh và chết trước thời
kỳ “lão”. Cái gì xảy ra và sẽ diễn ra, con người không có khả năng khắc chế, chỉ có thể làm chậm lại ít nhiều thời
gian tồn tại mà thôi. Vậy thì, trong khi chờ đợi tử thần, có 2 điều cần thực hiện hằng ngày:
Bỏ hẳn ý định đi tìm thuốc trường sinh. Ngày nào còn có ý định hay đi tìm thuốc trường sinh thì ngày đó có nguy cơ
già sớm và chết sớm.


Cố gắng bảo dưỡng sức khoẻ theo phương pháp “ẩm thực hữu tiết, bất vọng tác lao”, nghĩa là ăn uống điều độ, hợp
vệ sinh, giữ cho tinh thần luôn được thảnh thơi, nhàn hạ. Đây là chìa khoá, là thứ thuốc chống lão suy hiệu nghiệm
nhất.
Kết luận:con người quý hơn cỏ cây ở chỗ có tư duy, biết suy tính lợi hại để làm thăng hoa cho cuộc sống, có ích cho
xã hội, có lợi cho dân tộc. Nếu không, con người là một sinh vật vô bổ nhất. Tại sao vừa mới tắt thở người ta gọi là
“ma”, không ai dám tới gần, ôm hôn, liền bị đem moi ruột, ướp lạnh và nhanh chóng đem dìm xuống đất sâu hay
thiêu xác thành tro bụi? Bởi vì, cỏ cây khi chết còn có thể làm phân bón cho đồng loại, riêng con người chỉ gây ô
nhiễm môi trường, thối nhà thối đất chứ chẳng được tích sự gì. Điều còn lại duy nhất là giá trị tâm linh, tinh thần. Chỉ

hơn kém nhau ở chỗ đó mà thôi!
CHƯƠNG 1
DA
(Skin)
TỔNG QUÁT
Da là một cơ quan bài tiết vĩ đại. Mỗi ngày da có thể thải ra chừng nửa lít nước ở dạng mồ hôi. Tuy nhiên, da cũng
giữ nước, không cho cơ thể bị cạn kiệt chất dịch.
Da cũng còn là cơ quan hấp thu, có năng lực thu hút dưỡng khí (oxygen), các sinh tố (vitamins), chất khoáng
(minerals) và chất đạm (proteins); đồng thời cũng hấp thu cả những chất có hại như chất độc (toxic) qua môi trường
nước và không khí đưa vào bên trong nội tạng.
Da giữ vai trò che phủ và bảo vệ mặt ngoài cơ thể.
Da có khả năng tự sửa chữa làm lành những vết thương nhỏ, tự điều chỉnh khi bị rối loạn.
Da còn giữ nhiệm vụ cân bằng nhiệt độ cơ thể sao cho thích ứng với mọi thay đổi đột ngột. Vì vậy, da có tính nhạy
cảm và co giãn tự động.
I. CẤU TRÚC DA (Structure of the skin):
Da được xếp thành 2 lớp chính:
Lớp da bên ngoài, còn gọi là ngoại bì hay biểu bì (epidermis), là loại biểu mô hình vảy cá, xếp thành tầng, chồng lên
nhau.
Lớp da bên trong, còn gọi là nội bì hay chân bì (dermis), gồm có mô sợi và mô đàn hồi. Lớp chân bì có nhiều mạch
máu, dây thần kinh, nang lông và tuyến mồ hôi xuyên qua.
Riêng dưới chân bì là lớp hạ bì (hypodermis), thực chất là mô mỡ (adipose tissue) nên không được coi như thành
phần của da.
II. MÀU DA (Skin Color)
Da con người tuỳ thuộc vào chủng tộc và địa lý, cho nên mang nhiều màu sắc khác nhau.
Có 3 sắc tố (pigments) góp phần vào việc tạo ra màu da gồm: màu vàng (yellow), màu nâu (brown) và màu đen
(black).
Da có màu nhạt, sậm hay đen tuỳ thuộc vào chất hắc sắc tố (melanin) hiện diện trong cơ thể. Muốn phân biệt màu
da, chúng ta dựa theo 2 yếu tố: chủng tộc (race) và sự tiếp cận ánh sáng mặt trời (exposure to sunlight). Tổng số
melanin càng cao, sắc da càng sậm hoặc đen tuyền.
Tế bào melanocytes đóng vai trò sản xuất ra hắc sắc tố melanin.

Hắc sắc tố melanin có nhiệm vụ bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại bởi tia tử ngoại (ultraviolet rays) từ ánh
nắng mặt trời bằng cách biến đổi màu da từ sáng nhạt ra sậm đen. Nắng càng gay gắt da càng sậm hơn, đen hơn.
Dân tộc Phi Châu có nước da đen chính vì tác động cực đại của hắc sắc tố melanin.
Đặc biệt, khi hắc sắc tố melanin sản sinh quá độ, có thể gây rối loạn sắc tố làm mất vẻ thẩm mỹ. Chúng ta thấy nhiều
khu vực dân cư mà da của họ có màu trắng lốm đốm gọi là bạch biến (nevus) hoặc những chấm tròn nho nhỏ màu
đen gọi là tàng nhang (freckles) hay nốt ruồi (moles) là hệ quả của sự biến đổi quá mức hắc sắc tố melanin.
Sau đây xin giới thiệu một số bệnh ngoài da thường gặp cùng những phương pháp điều trị có hiệu quả của Đông y
qua nhiều thời đại.
BỆNH NGOÀI DA (Skin diseases)
Trên khắp mặt da có chừng 3000000 tụ điểm thần kinh với khoảng 700 giao điểm (nodes) chính. Do đó, da rất nhạy
cảm và dễ bị rối loạn. Da bị tổn thương, hư hoại do nhiều tác nhân (causes):
Do nhiệt hay nóng (thermal burns). Đây là dạng thường gặp nhất, gồm có: bỏng da do ánh nắng mặt trời, lửa cháy,
rách dập da do tai nạn xe cộ, bỏng nước sôi, vật bén nhọn xâm phạm.
Do hoá chất (chemical burns), do ăn uống, do hít thở hoặc xông hơi, hút vào bằng miệng (hút thuốc, hút xăng), phun
xịt chất acid, hơi độc.
Do điện (electrical burns), thường xảy ra do bất cẩn, va chạm vào dây điện trần hoặc dây điện bị đứt trong lúc có
dòng điện dẫn truyền.
Do vi trùng (viruses), vi khuẩn (bacteria), ký sinh trùng (parasites) xâm nhập, do nấm (fungi), do côn trùng (insects)
hoặc cầm thú cắn.
Ngoài ra, da cũng có thể tạo ra u bướu (tumors), phản ứng do rối loạn nội tạng.
BỎNG – PHỎNG (Burns)
PHÂN LOẠI:


Bỏng có 4 cấp độ nặng nhẹ khác nhau
Bỏng cấp độ 1:
Chỉ ảnh hưởng đến ngoại bì (epidermis) tức ở lớp da bên ngoài nhẹ. Tỷ lệ da bỏng chiếm trên dưới 10% tổng số da
toàn thân.
Mặt da xuất hiện những đốm màu đỏ, có thể gây nóng rát hay xót.
Nguyên nhân thông thường do ánh nắng mặt trời làm cháy lớp ngoại bì.

Bỏng cấp đọ 2:
Phá huỷ toàn bộ ngoại bì và xâm lấn một phần nội bì (dermis). Tỷ lệ da bị hư hoại chiếm trên dưới 25% tổng số da
toàn thân.
Mặt da phồng giộp, tế bào nằm dưới da bị tổn thương nhẹ, gây đau đớn.
Nguyên nhân do da tiếp xúc với lửa, nước sôi, hoá chất ở mức độ nhẹ, diện tích bị thương hẹp.
- Bỏng cấp độ 3:
Rất nghiêm trọng. Vết thương ăn sâu vào tới mạch máu, phá huỷ hết hệ thống thần kinh (nerves), còn gọi là bỏng
hoàn toàn (full-thickness burn). Tỷ lệ da bị huỷ hoại cao hơn ¼ diện tích da toàn thân.
Da bị bóc ra, cháy đen hoặc ứa mỡ nhầy nhụa như sáp ong.
Ban đầu, bệnh nhân ít có cảm giác đau đớn vì thần kinh xúc giác bị tổn thương không thể truyền tới não nên mất
hiệu ứng tạm thời. Tuy nhiên, hậu quả có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng trầm trọng cho nạn nhân.
Bỏng cấp độ 4:
Độ sâu vết thương xuyên thấu tới cấu trúc của bắp thịt và xương. Tác hại giống như cấp độ 3 nhưng hậu quả
nghiêm trọng hơn nhiều.
ĐIỀU TRỊ:
Bỏng cấp độ 1 và 2:
Đắp Aloe (Aloe vera) tươi: Aloe, người Việt Nam thường gọi là cây nha đam, lô hội, long tu, tượng đảm, du thông,
nhiều gia đình hay dùng nấu chè ăn cho mát. Tên đầy đủ là Aloe vera, tên khoa học Aloe, thuộc họ hành tỏi
(Liliaceae). Aloe vera có nguồn gốc ở Châu Phi, xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng trên dưới 300 năm. Không rõ
qua con đường nào, Aloe vera đã du nhập vào các nước Châu Âu, Châu Á; đặc biệt thấy ghi vào sách y học của Ai
Cập (Egyptian) dùng để trị bệnh ngoài da vào năm 550 trước Công Nguyên, tức cách đây trên 2550 năm. Aloe vera
có ít nhất 360 loài khác nhau. Trong phạm vi bài nầy chỉ đề cập đến cây Aloe vera ở Việt Nam và một vài loài thông
dụng.
Lấy 1 bệ Aloe vera tươi, cắt ra làm nhiều khúc ngắn, gọt bỏ lớp vỏ xanh và lớp sáp màu vàng nhạt bên ngoài. Dùng
dao bén xắt dọc bẹ Aloe ra thành từng miếng mỏng và đắp kín vết thương sau khi đã được rửa sạch, khử trùng chu
đáo. Dùng miếng vải thưa (gauze) đặt lên miếng Aloe và băng dín lại. Mỗi ngày thay 3-4 lần cho đến khi lành bệnh.
Công dụng:Aloe tươi dùng chữa bỏng và một số loại thương tích khác rất hay, được lưu truyền từ thời cổ đại. Nhiều
cuộc nghiên cứu cho thấy chất gien (gel) chiết xuất từ nhựa lỏng của cây Aloe tươi có khả năng làm giảm tình trạng
cháy da, bỏng da, kể cả bỏng do nguyên nhân dùng phóng xạ (radiation) để trị bệnh ung thư (cancer). Theo tiến sĩ
James A. Duke, Hoa Kỳ, một cuộc nghiên cứu nhận thấy Aloe làm gia tăng lưu lượng máu tới khu vực tế bào bị

bỏng, cung cấp nguồn kháng sinh tự nhiên để cơ thể chống nhiễm độc và giúp chóng lành vết thương.
Aloe còn chứa nhiều chất hữu ích, như enzymes, carboxypeptidase và bradykininase giúp làm dịu cơn đau, giảm bị
nhiễm trùng và làm hạ thấp tình trạng đỏ da, phồng da.
Đắp Diệp sinh căn: Diệp sinh căn còn gọi là cây sống đời, cây trường sinh, đả bất tử, cây thuốc bỏng, tên khoa học
Bryophyllum, thuộc họ thuốc bỏng Crassulaceae. Sở dĩ gọi cây trường sinh vì nó sống lưu niên dù thời tiết khắc
nghiệt, đất khô cằn vẫn không chết. Còn gọi là Diệp sinh căn vì khi lá rụng thay vì chết khô, nó vẫn sống và đâm rễ
mọc thành cây con.
Cách dùng:Hái nhiều lá Diệp sinh căn tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt bôi lên vết bỏng đã khử trùng sạch
sẽ, ngoài băng thêm một lớp bông mịn. Nếu thấy khô da, nên tẩm thêm nước Diệp sinh căn tươi nhiều lần để giữ độ
ẩm, vừa giảm cơn đau vừa giúp da chóng lành.
Tác dụng sinh-hoá: Diệp sinh căn tươi, nhờ hoạt chất bryophylin, có khả năng kháng khuẩn cao lại vừa mát da.
Đắp mỡ gà:
Mỡ gà tươi (raw chicken fat) có khả năng chữa lành vết thương do bỏng nước sôi từ cấp độ 1 đến cấp độ 3, tức ở
mức độ nặng, nguy hiểm.
Trong quyển sách “The Nature Doctor”, Bác sĩ H.C.A Vogel, Hoa Kỳ, có ghi lại một phương thuốc thiên nhiên (natural
remedy) trị bỏng nước sôi bằng mỡ gà rất kỳ diệu như sau: “Một phụ nữ gốc Thuỵ Sĩ, vì cố nhấc nồi nước sôi ra khỏi
lò, đã mất đà và trợt té. Nguyên cả nồi nước ở độ sôi 100.F chụp lên người làm bỏng cả vùng ngực và cổ của bà.
Bác Sĩ cho biết, tính mạng nạn nhân rất nguy lịch vì cấp độ bỏng lên tới cấp 3. Nhưng may thay, người chồng kịp
nhớ ra mẹ ông ta đã có lần dùng mỡ gà tươi chửa lành cho nhiều người bị bỏng lửa, nước sôi quanh vùng. Ông liền
giết gà lấy mỡ sống trải kín lên các vùng da của vợ vừa bị bỏng. Thật kỳ diệu! Bà vợ không hề cảm thấy đau đớn và
chỉ vài hôm sau là vết thương lên da non, hồi phục dần dần cho đến khi lành hẳn rất đáng kinh ngạc”.
Thoa dầu St. John’s Wort: .Hoa St. John’s Wort (Hypericum perforatum) là một loại dược thảo quý ở Âu Châu, được
sử dụng rộng rãi trong dân gian để chữa nhiều chứng bệnh nội thương, trong đó có chữa bỏng.
Hoa St. John’s Wort được chưng cất lấy tinh dầu. Dầu St. John’s Wort có khả năng kháng vi trùng (antiviral), chống
oxyt-hoá (antioxidant), chống kích xúc (antiflammatory) và làm lành vết thương. Nhiều nhà khoa học ở Đức


(Germany) nhìn nhận rằng dầu St. John’s Wort kích thích tế bào, giúp giảm đau, tái tạo nhanh chóng các mô bị huỷ
hoại và làm lành chỗ bị bỏng.
Cách dùng:Xoa dầu St. John’s Wort lên vùng da bị bỏng nhiều lần tronng ngày. Uống thêm:

Vitamin A: 5000 IU và 15000 IU beta-carotene, ngày 2 lần.
Vitamin C: 1000mg, ngày 3 lần.
Zinc: 15mg, ngày 2 lần.
Dược thảo tổng hợp:
Bài “Sinh tân giải độc thang”.
Sinh địa
20g
Hạ khô thảo
12g
Kim ngân hoa
15g
Hoàng liên
03g
Miết giáp( nướng)
12g
Hoài sơn
10g
Huyền sâm
15g
Liên kiều
10g
Mạch môn đông
12g
Tri mẫu
10g
Xích thược
10g
Uất kim
10g
Thạch hộc

10g
Hoàng cầm
08g
Thiên hoa phấn
10g
Hoàng bá
08g
Mẫu đơn bì
10g
Thuỷ ngưu giác
05g
Sinh cam thảo
06g
Bồ công anh
20g
Cách dùng:sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 chén nước sắc cạn còn 8/10 chén, chia uống 2 lần, cách
nhau khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Nước nhì, đổ 2 chén nước, sắc còn nửa chén, uống 1 lần. Nên uống lúc thuốc nguội
hẳn, uống trước hoặc sau buổi ăn độ 30 phút. Nếu có dùng thuốc Tây, nên cách nhau khoảng 3-4 giờ.
Công dụng:Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm sinh tân dịch, chống sốt, ngừa nung mủ, điều hoà khí huyết, giúp vết
thương chóng lành.
Bỏng cấp độ 3 và 4:
Cần đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu, không nên tự chữa trị. Vì lý do cả 2 lớp ngoại bì và nội bì đều bị hư hoại làm
ảnh hưởng đến các tế bào, cơ bắp và xương bên trong.
Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có đủ khả năng và phương tiện trị liệu.
VIÊM DA DỊ ỨNG (Atopic Dermatitis)
Viêm da dị ứng (Atopic Dermatitis) bao gồm nhiều loại bệnh ngoài da, có đặc điểm chung là mặt da bị viêm tấy
(inflammation) và ngứa dữ dội (intense itching). Mặc dù viêm da dị ứng có thể bộc phát ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ xảy
ra ở trẻ sơ sinh tới 10 tháng tuổi. Sau đó, theo thời gian, bệnh tự động giảm dần cường độ khi tới tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân:
Thường không biết rõ nguyên nhân.

Dùng thực phẩm không thích hợp.
Tiếp xúc với hoá chất, kim loại.
Ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm.
Bị nhiễm trùng (infections).
Do cảm xúc, căng thẳng thần kinh (stress).
Triệu chứng và dấu hiệu:
Mặt da nổi sần lên (inflamed skin), ửng đỏ.
Da rất khô hoặc tiết ra chất nhờn (seborrheic dermatitis).
Da trở nên dày, phủ một lớp vảy (scaly) trên mặt.
Cảm giác ngứa dữ dội.
Chẩn đoán:
Theo y học hiện đại:
Có nhiều học thuyết:
Một vài học thuyết cố gắn chứng minh về căn nguyên gây ra viêm da dị ứng nhưng vẫn chưa hiểu rõ tại sao.
Một học thuyết lý luận rằng do hệ thống miễn nhiễm (immune system) suy yếu, chức năng limphô bào T (lymphocyte
T-cell) làm việc kém hiệu quả trong việc cân bằng mức độ globulin huyết thanh miễn dịch (immune serum globulin).
Nhiều cuộc trắc nghiệm cho thấy, người bị viêm da dị ứng thường đi kèm một số bệnh dị ứng như sổ mũi theo mùa
(hay fever), hen phế quản (bronchial asthma), viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis), nổi mày đay (urticaria) hoặc trong
gia đình có người thân đã mắc căn bệnh nói trên.


Do dị ứng một số thực phẩm, hoá chất, thuốc kháng histamines.
Do thiếu một số Vitamins, minerals trong cơ thể.
Theo đông y học:
Đông y chẩn đoán các bệnh ngoài da dựa theo dấu hiệu:
Da đỏ, nóng rát, thường do nhiệt gây ra. Pháp trị gồm thuốc thanh nhiệt.
Ngứa dữ dội, thường do phong tác động. Pháp trị gồm thuốc khu phong.
Sưng phù, chảy nước vàng, thường do thấp kết hựop với nhiệt gây ra. Pháp trị gồm thuốc thanh nhiệt táo thấp và
thanh nhiệt lợi thấp phối hợp.
Da khô, đóng vảy, thường do huyết táo gây ra. Pháp trị gồm thuốc dưỡng huyết, nhuận táo.

Phát ban chẩn, nổi quầng đỏ, tụ huyết dưới da, thường do huyết ứ sinh ra. Pháp trị gồm thuốc hoạt huyết khử ứ.
Vừa ngứa, sưng đau, vừa tích tụ nước hay chảy nước vàng là do phong, thấp nhiệt, ứ huyết kết hợp lại mà thành.
Pháp trị gồm phương dược hỗn hợp nhằm đạt 3 tác dụng: “Khu phong, thanh nhiệt và hoạt huyết”.
Điều trị:
a/ Thuốc bổ trợ (Nutritional Supplêmnts):
Vitamin B complex: 50 mg, ngày 3 lần, liên tục 1 tháng. Sau đó hạ xuống còn ngày 2 lần. Giúp cải thiện tế bào da.
Dầu gan cá tuyết (cod liver oil): 1 muỗng canh, ngày 2 lần, giúp chống nhiễm trùng.
Vitamin A: 10000 IU, ngày 2-3 lần trong 2 tuần lễ rồi hạ xuống còn 10000 IU/ngày. Giúp bảo vệ tế bào da. Đối với phụ
nữ có thai, nên hỏi ý kiến Bác Sĩ.
Zinc: 15mg, ngày 3 lần trước bữa ăn, giúp thúc đẩy da chóng lành.
b/ Dược thảo trị liệu (Herbal Treatment):
Tuần lễ thứ 1: Uống 500mg Goldenseal, ngày 3 lần trong bữa ăn. Dược thảo Goldenseal có nguồn gốc ở vùng Đông
Bắc Hoa Kỳ, trồng nhiều nhất tại Oregon và Washington. Tên khoa học Hydrastis canadensis, thuọc họ Mao lương
Ranunculaceae. Bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ củ, vị đắng, tính lạnh.
Thành phần hoá học: Isoquinoline alkaloids gồm hydrastine và berberine, resin, chologenic acid, fatty acids, tinh bột,
đường và một ít tinh dầu.
Tác dụng: chống viêm, làm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn, khử trùng, nhuận trường, lợi tiểu, làm se tế bào. Dùng trị
viêm da do lạnh, đau cổ họng, viêm tai, nhiễm trùng đường tiểu, hạ sốt, khử đàm, viêm ruột, đau tim, gan, mắt.
Tuần lễ thứ 2:Uống 500mg Red clover, ngày 3 lần.
Red clover, tên khoa học Trifolium pratense thuọc họ Leguminosae, có nguồn gốc tại Bắc Mỹ và Australia nhưng
cũng thấy trồng ở Châu Âu. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa. Red clover có vị ngọt, tính mát.
Tác dụng:làm thuốc giảm đau, lọc máu, bệnh ngoài da, viêm da, đặc biệt trị bệnh chàm (eczema) và vảy nến
(psoriasis). Ngoài ra, còn trị ung thư vú, ung thư tử cung, hệ thống bạch huyết, nhiều bệnh thoái hoá mãn tính, viêm
thoái hoá khớp xương, bệnh thống phong (gout), ho khan.
Tuần lễ thứ 3:Uống 500mg Burdock root, ngày 3 lần trong bữa ăn.
Burdock root, Đông dược gọi là rễ cây Ngưu bàng hay Ngưu bàng căn, tên khoa học Arctium lappa thuộc họ Cúc
Compositae. Các thầy thuốc y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam thường dùng quả Ngưu bàng, tức Ngưu bàng
tử, để trị ngoại cảm, phong chẩn hay mề đay, lên sởi, viêm hạch cổ, phù thũng. Trái lại, các thầy thuốc Âu, Mỹ chỉ
dùng rễ làm thuốc.
Thành phần hoá học: trong rễ Ngưu bàng chứa trên 60-70% chất inulin, một chất đắng glycoside tên là arctiin, 2

ligans, volatile oil, tannin, resin, mucilage, sugar, acids, iron, calcium, vitamin C.
Tác dụng:làm thuốc lợi tiểu, giúp ra mồ hôi, da bị thương tổn. Dùng để hạ sốt, máu bị tích độc, chức năng gan hoặc
thận, tuỵ tạng, dạ dày và các biến đổi bất thường khác của cơ thể, đặc biệt là bệnh viêm da.
Tuần lễ thứ 4:Uống 500mg Pau d’arco, ngày 3 lần trong lúc ăn.
Pau d’arco là một loại cây to, vỏ màu xám, thân gỗ màu nâu đen và mềm, hoa màu đỏ tía, thấy mọc nhiều ở miền
Trung và Nam Hoa Kỳ nhưng cũng thấy mọc rải rác tại miền Bắc Mexico lan tới cả Argentina ở Nam Mỹ. Tên khoa
học Tabebuia impetiginosa. Có nhiều loài khác nhau, bộ phận dùng làm thuốc là hoa.
Thành phần hoá học: Pau d’arco có chứa 3 hợp chất chống men rất mạnh gồm: Lapachol, beta-lapachone và
xyloidine. Qua thí nghiệm, các nhà nghiên cứu ghi nhận 3 chất vừa nêu có khả năng kháng lại nấm Calbicans và
nhiều loại nấm ngoài da khác.
Tuần lễ thứ 5:Uống 500mg chất Quercetin, ngày 3-4 lần. Quercetin là loại tinh chất màu vàng, chiết xuất từ nước cốt
chanh, măng tây (asparagus) và một số dược thảo khác. Có tác dụng kháng khuẩn và duy trì sức khoẻ.
BỆNH CHÀM (Eczema)
Bệnh chàm (Eczema) là một loại bệnh ngoài da, thuộc dạng viêm da dị ứng (atopic dermatitis). Cùng một bệnh
nhưng Đông Y và Tây Y lại mô tả, dẫn giải bằng những thuật ngữ khác nhau.
NGUYÊN NHÂN:
Theo Y học hiện đại:
Cuộc nghiên cứu hiện nay cho thấy bệnh chàm có liên hệ đến bệnh dí ứng, bởi vì:
Mức độ huyết thanh IgE (serum immunoglobulin E), một loại kháng thể chống dị ứng bên trong cơ thể người bệnh,
tăng cao hơn 80%.
Tất cả bệnh nhân bị bệnh chàm, sau khi kiểm chứng, đều mắc bệnh dị ứng.
Có khoảng 2/3 bệnh nhân bị bệnh chàm đều có thân nhân cùng mang bệnh chàm.
Nhiều bệnh nhân bị bệnh chàm đều sổ mũi theo mùa, hen suyễn.


Hầu hết người bị bệnh chàm đều tỏ ra không hợp với một số thực phẩm, đồ dùng để gây dị ứng, như: trứng, sữa bò,
bột mì, đậu phộng, nước hoa (perfumes), mỹ phẩm (cosmetics), kim loại (metals), cao su (rubber)…
Nếu ngưng ăn uống hay tiếp xúc với những thực phẩm, đồ dùng nói trên, bệnh có thể tự lành hoặc trị chóng lành
hơn.
Theo Đông Y:

Bệnh chàm đưựoc xếp vào loại “Thấp chẩn” do phong, nhiệt và thấp hựop thành, trong đó phong là chính. Bệnh
chàm có 2 thể trạng:
Thể cấp tính: do phong, thấp, nhiệt kết hợp.
Thể mãn tính: do phong và huyết táo kết hợp.
TRIỆU CHỨNG:
Ban đầu thấy da nổi cộm thành quầng đỏ.
Da rất khô, ngứa dữ dội, buộc phải gãi.
Da nổi cụ, trong có chứa nước, vỡ ra và lành.
Mặt da đóng vảy trắng, ngày càng dày thêm.
Bệnh tái đi tái lại, không thể kiểm soát.
Da dễ bị lây nhiễm, dặc biệt tụ cầu khuẩn vàng Staphylococus aureus.
ĐIỀU TRỊ:
Kiêng cữ:
Nên kiêng những loại thực phẩm gây dị ứng da.
Tránh cào gãi làm sướt da, dễ bị nhiễm trùng.
Tránh táo bón, chất độc sẽ làm tăng cường độ viêm lở.
Dược thảo đơn giản:
- Do thiếu Vitamin và Minerals: thường dùng cà rốt (carrot) , cải xoăn (kale), rau mùi tây (parsley), rau mồng tơi Mỹ
(spinach). Chúng là nguồn cung cấp Vitamin A, rất cần cho việc cải thiện lớp da bị sừng hoá vì cơ thể thiếu chất
Beta-carotene.
- Do thiếu Bioflavonoids: Dùng rau mùi tây (parsley), cải bắp (cabbage), ớt ngọt (sweet pepper), cà chua (tomato).
Chúng là nguồn cung cấp bioflavonoids, rất cần cho việc làm giảm cường độ viêm tấy (inflammation) và dị ứng
(allergy).
- Do thiếu Selenium: Dùng cải ngọt Red Swiss chard, cải củ (turnip), tỏi (garlic), cam tươi (orange). Chúng là nguồn
cung cấp chất selinium nhầm tẩy độc và gia tăng sức đề kháng cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
- Do thiếu kẽm (Zinc): Dùng gừng tươi (ginger root), rau mùi tây (parsley), khoai tây (potato), tỏi (garlic), cà rốt
(carrot). Chúng là nguồn cung cấp chất kẽm (Zinc), có công năng thúc đẩy cơ thể phục hồi năng lực và nâng cao hệ
thống miễn nhiễm.
- Vitamin A: 5000 IU/ngày.
- Vitamin E: 400 IU/ngày.

- Zinc: 45-60mg/ngày.
- Rong biển (kelp):1000mg/ngày.
- Hạt nho (grape seed) extract 95% procyanidolic oligomers:50-100mg ngày 3 lần.
- Dầu Evening primrose (Oenothera biennis – EPO) bôi lên vết thương. EPO rất giàu chất gamma-linolenic acid
(GLA), đã được dân Anh công nhận trị bệnh Eczema và nhiều bệnh ngoài da khác rất hay.
- Cam thảo (glycyrrhiza glabra) powdered root: 1-2 g, ngày 3 lần.
Nước dinh dưỡng & Dược thảo:
a.
Nước rau quả tươi:
Theo bác sĩ Norman W. Waker Hoa Kỳ nhận định, eczema là tình trạng da bị sưng do tuyến bạch huyết tiết xuất quá
nhiều chất acid. Trong tiến trình thải bỏ chất cặn bã, thay vì tống xuất theo ngã thận và ruột già, chúng bị đẩy ra theo
ngã chân lông. Bác sĩ N. W. Waker đề xuất công thức trị bệnh chàm (eczema) bằng nước cốt trái cây rau tươi sau
đây.
Cà rốt (carrot)
08 ounces
Mồng tơi (spinach)
02 ounces
Cải củ (turnip)
02 ounces
Cải xoong (watercress)
01 ounces
Củ cải đường (beet)
01 ounces
Dưa leo (cucumber)
02 ounces
Cách làm:Trước hết, rửa rau quả cho sạch, cắt ngắn rau và chẻ dọc các loại củ, bỏ vào máy xay tự động, ép lấy
nước cốt từng loại theo đúng dung tích ấn định, tổng cộng 16 ounces. Uống lúc bụng đói, sáng sớm. Phải chờ ít nhất
1-2 giờ sau khi nước rau quả thấm hết qua màng ruột non rồi mới ăn.
b.
Dược thảo tổng hợp:

- Thể thấp nhiệt (da đỏ, ngứa, có mụn nước, chảy nước vàng): Phương thang “Thanh nhiệt hoá thấp”:
Sinh địa
20g
Kim ngân hoa
20g
Đạm trúc diệp
20g
Nhân trần
20g


Hoạt thạch
Ngưu bằng tử
Khổ sâm
Thổ phục linh
Bạch tiển bì
Hoàng cầm
Hoàng bá
Hạ khô thảo

20g
12g
12g
16g
12g
12g
12g
12g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể phong nhiệt (da đỏ nhạt, ngứa dữ dội, ít loét):
Phương thang “Sơ phong, thanh nhiệt, khứ thấp”:
Kinh giới
12g
Sinh thạch cao
20g
Sinh địa
16g
Mộc thông
12g
Ngưu bàng tử
12g
Khổ sâm
12g
Tri mẫu
10g
Thuyền thoái
06g
Sắc uống ngày 1 thang.
- Thế mãn tính (da dày, khô, ngứa, tái phát nhiều lần)
Phương thang “Khu phong, dưỡng huyết, nhuận táo”:
Kinh giới
16g
Thục địa
16g
Sinh địa
16g
Thương truật
12g
Đương qui

12g
Bạch truật
12g
Phòng phong
12g
Địa phu tử
12g
Bạch tiến bì
10g
Thích tật lê
10g
Khổ sâm
08g
Thuyền thoái
06g
Sắc uống ngày 1 thang.
c.
Kiêng cữ:
Từ xưa, Đông y đã từng khuyên bệnh nhân nên kiêng ăn một số thực phẩm nào đó trong suốt thời gian chữa trị rõ
ràng không phải là không có cơ sở khoa học. Ngày nay, nữ tiến sĩ Linda Rector Page, Hoa Kỳ, đã xác định kiêng cữ
là một trong những yếu tố cần thiết trong khoa trị liệu, đặc biệt là bệnh dị ứng và viêm tấy ngoài da. Tiến sĩ Linda R.
Page đề xuất một số cách thức điều trị bệnh chàm và vảy nến dưới đây:
- Ăn uống và thực phẩm liệu pháp:
- Dùng thực phẩm ít mỡ động vật. Bởi vì đa số người mắc bệnh chàm đều mập phì.
- Dùng nhiều rau anh, rong biển chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật, chất xơ (fiber) và chất khoáng
(minerals). Đây là bí quyết để tống xuất chất độc, giảm ngứa.
- Ngưng ăn thực phẩm khô, đóng hộp, thịt đỏ (red meats) như thịt bò.
- Ngưng uống rượu, hút thuốc lá, ăn đường mía, uống sữa bò, lạm dụng thuốc trị bệnh trong đó có thuốc kháng sinh
và thuốc chống đau da thấp khớp.
- Tập quán, thói quen liệu pháp:

Không nên ăn rồi đi ngủ ngay hoặc ít sau 2 giờ nhằm giúp cơ thể hoàn tất việc tiêu hoá thực phẩm.
Siêng năng tập thể dục là thói quen tốt, rất quan trọng, nhằm nâng cao sức khoẻ và tẩy rửa chất cặn bã ra ngoài.
Thường xuyên phơi da ra ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm để giúp chuyển Vitamin D nhờ tia hồng ngoại chữa lành
vết thương.
Thường xuyên tắm biển, vết thương sẽ mau lành.
Tránh căng thẳng tinh thần (stress), vì đây là một trong những nhân tố hàng đầu làm bệnh nặng thêm.
1.
BỆNH VẢY NẾN (Psoriasis)
NGUYÊN NHÂN:
a. Theo Y học hiện đại:
- Do sự tăng sinh qua nhanh của biểu bì (epidermal proliferation). Chu kỳ đời sống của tế bào da là 28 ngày, gồm 14
ngày hình thành lớp sừng (stratum corneum) và thêm 14 ngày để bong ra hay lột đi. Trong bệnh vảy nến, chu kỳ từ
tăng sinh đến sùng hoá chỉ có 4 ngày, một thời gian cực ngắn không đủ để lớp ngoại bì tự huỷ. Đây là lý do tại sao
lớp sừng hoá trở nên dày cộm, vừa bong ra là có lớp khác xuất hiện tức khắc.


- Dựa trên chủng tộc, sắc dân da trắng có khuynh hướng nhiễm bệnh cao hơn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ dân da trắng bị
bệnh vảy nến (psoriasis) chiếm khoảng 21%, trong khi dân da đen và các dân tộc sống trong vùng nhiệt đới chỉ
chiếm khoảng 2-4%.
- Bệnh có tính di truyền, vì tỷ lệ HLA (human leukocyte antigens) của đa số thân nhân người mắc bệnh vảy nến đều
cao hơn bình thường.
a.
Theo Đông y:
Đông y học gọi bệnh vảy nến là “Bạch sang” hay “Tùng bì tiển”. Về nguyên nhân, Đông Y cho rằng:
- Do huyết nhiệt bên trong cảm thụ phong tà bên ngoài, lâu dần phong làm huyết táo không thể nuôi dưỡng lớp ngoại
bì nên sinh bệnh.
- Thuộc loại mãn tính, dễ tái phát vào mùa đông.
- Có 2 thể bệnh: thể “Phong huyết nhiệt” và thể “Phong huyết táo”.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:
- Da có những đốm tròn ửng đỏ lúc đầu.

- Một thời gian sau phát triển thành những mảng to (plaques) màu đỏ thẫm.
- Trên mặt da đóng một lớp vảy dày (lớp sừng) màu trắng bạc.
- Ngứa có thể nhẹ hơn bệnh chàm (eczema).
- Bệnh thường xuất hiện ở cánh tay, khuỷu tay, sau vành tai, da đầu, lưng, chân và đầu gối.
- Bệnh phát triển nhanh khi gặp môi trường xấu như căng thẳng thần kinh, thực phẩm dị ứng (food allergies). Ở một
số người bệnh còn thấy đau các khớp xương giống như triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid
arthritis).
ĐIỀU TRỊ:
Dược thảo đơn giản:
- Vitamin A: 50000 IU/ngày (có thai không nên dùng), là sinh tố quan trọng giúp cải thiện tế bào da bị rối loạn, tẩy độc
cơ thể.
- Vitamin E: 400 IU/ngày, là sinh tố giúp da mịn, chống lão hoá tế bào.
- Selenium: 200mcg/ngày. Có công dụng chống nhiễm độc, nâng cao hệ thống miễn nhiễm. Nếu dùng chung với
Vitamin E, tác dụng bổ trợ càng mạnh.
- Zinc: 30mg/ngày, là một chất khoáng, giúp nâng cao hệ thống miễn nhiễm, làm lành vết thương.
- Dầu Flaxseed: 1 muỗng canh/ngày, là loại dầu thực vật, chiết xuất từ hạt lanh, rất giàu nguồn axit béo thiên nhiên
omega-3, magnesium, potassium, fiber, vitamin B, zinc và protein. Nó có tác dụng làm giảm đau, chống viêm tấy,
sưng phồng.
Dược thảo tổng hợp:
a.
Thể cấp tính (da đỏ, nóng rát, ngứa, mụn loét):
Ngưư bàng tử
12g
Sinh địa
16g
Thổ phục linh
16g
Kim ngân hoa
16g
Hạ khô thảo

12g
Hoàng bá
12g
Mộc thông
12g
Bạch tiển bì
12g
Khổ sâm
12g
Xa tiền thảo
12g
Nhân trần
20g
Goldenseal *
06g
Sarsaparilla *
06g
Milk thistle *
06g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 chén nước, sắc còn 8/10 chén, chia uống 2lần, cách nhau 3-4 giờ. Nước
nhì, đổ 2 chén rưởi nước, sắc còn nửa chén, uống 1 lần.
*Goldenseal, tên khoa học Hydrastis canadensis, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Bộ phận dùng làm thuốc:
thân rễ (rhizomes, roots).
Thành phần hoá học: Vitamin A, B-complex, C, E, albumin, berberine, biotin, calcium, candine, chlorine, choline,
chologenic acid, essential oil, fats, hydrastine, inositol, iron, lignin, maganese, para-amino-benzoic acid, phosphorus,
potassium, resin, starch và sugar.
Tác dụng: có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh (antibiotic), tẩy độc cơ thể, chống nhiễm trùng, nâng cao hệ
thống miễn nhiễm (immune system), hạ huyết áp, chống ung loét (ulcers).
Trong bệnh vảy nến, Goldenseal chống nhiễm trùng, tẩy độc, hạ sốt rất hay.
*Sarsaparilla, là tên gọi chung khoảng 200 loài cây cỏ có thân leo thuộc chi Smilax, họ hành tỏi Liliaceae. Trên thế

giới hiện nay có 5 loài Sarsaparilla, được dùng nhiều nhất là loài Smilax aristolochiaefolia ở Mexico, Smilax febrifuga
ở Ecuador, Smilax regelii và Smilax officinalis ở Honduras và Brazil, Smilax glabra tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật,
Triều Tiên và Việt Nam với tên gọi Thổ phgục linh hay củ Kim cang, củ khúc khắc.
Bộ phận dùng thuốc: rễ củ.


Thành phần hoá học: trong Sarsaparilla thuộc chi Smilax officinalis có chứa 1-3% steroidal saponins, phytosterols
gồm beta và e-sitosterol, khoảng 50% tinh bột, resin, sarsapic acid và minerals.
Tác dụng:chống nhiễm trùng, lọc máu, làm giảm mức tác hại tế bào da do tổn thương. Thực tế, Sarsaparilla được
dùng để trị bệnh chàm (eczema), vảy nến (psoriasis), ngứa da, mụn giộp (herpes). Ngoài ra, Sarsaparilla còn trị bệnh
động kinh (epilepsy), thấp khớp (rheumatism), bệnh giang mai (syphilis), nhiễm trùng đường tiểu, tẩy độc, bệnh vàng
da (jaundice) và giúp tăng sinh lực (energy).
Trong bệnh vảy nến, Sarsaparilla có công năng lọc máu (blood purifier), chống viêm tấy, nâng cao sức khoẻ.
*Milk thistle, tên khoa học Silybum marianum; thuộc họ cúc Compositae, là một loại dược thảo quý của Châu Âu,
Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc Châu.
Bộ phận dùng làm thuốc: quả, lá, hạt (fruits, leaves, seeds) nhưng hạt được dùng rộng rãi nhất.
Thành phần hoá học: gồm hợp chất Silymarin, một thánh dược chống oxy-hoá, không có loại Đông dược nào sánh
bằng. Là một dược liệu cực quý bảo vệ tế bào gan, kích thích sinh sản tế bào gan mới, tẩy độc, kháng siêu vi B, C
(hepatitis B, C viruses), trị xơ gan (cirrhosis), sưng gan, yếu gan. Trong bệnh vảy nến, Milk thistle có tác dụng nâng
cao hệ thống miễn nhiễm, lọc máu, chống ngứa.
2.
Thể mãn tính (da dày, đóng vảy, ngứa, khô, ít loét). Dùng thang tổng hợp:
Thục địa
16g
Sinh địa
16g
Kinh giới
16g
Thương truật
12g

Đương qui
12g
Bạch truật
12g
Phòng phong
12g
Địa phu tử
12g
Khổ sâm
08g
Bạch tật lê
08g
Bạch tiển bì
08g
Thuyền thoái
06g
Thiên hoa phấn
12g
Kim ngân hoa
16g
Bồ công anh
16g
Camthảo
12g
Milk thistle
06g
Sarsaparilla
06g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 chén nước, sắc cạn còn 1 chén, chia uống 2 lần, cách nhau khoảng 3-4
giờ. Nước nhì, đổ 3 chén nước, sắc còn 6/10 chén, uống 1 lần.

Thuốc đắp ngoài da:
Dandelion
200g
Chaparral
200g
Yellow dock
200g
Cách làm: bỏ 3 vị dược thảo vào một cái nồi nhỏ, thêm 1 lít nước (36 ounces). Nấu với lửa nhỏ cho sôi nhẹ, thỉnh
thoảng trộn đều, bao giờ gần cạn thì nhắc xuống. Chiết lấy nước cao lỏng.
Cách dùng:dùng 1 miếng vải sạch, nhúng vào nước thuốc và đắp kín lên vết thương sau khi đã sát trùng cẩn thận,
ngoài băng thêm một lớp keo mỏng không thấm nước. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
Công dụng: chống viêm tấy, giảm ngứa, làm mịn da và lành vết thương.
- Dandelion, tức cây bồ công anh bên Đông dược, tên khoa học Taraxacum officinale, thuộc họ cúc Asteraceae.
Dược thảo nầy tìm thấy tại nhiều nước ở Á Châu và Âu Châu.
Bộ phận dùng làm thuốc: lá và rễ, có thể dùng toàn cây.
Thành phần hoá học: Vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, E, proteins, resin, sulfur, zinc, phosphorus, potash,
bioflavonoids, biotin, calcium, choline, fats, folic acid, gluten, gum, inositol, inulin, iron, lactupicrine, linolenic acid,
magnesium, niacin, pantothenic, para-aminobenzoic acid.
Trong bệnh vảy nến, Bồ công anh có tác dụng lọc gan, lọc máu, chống ung nhọt (boils, abscesses).
- Chaparral, tên khoa học Larrea tridentata, thuộc họ Tật lê Zygophyllaceae. Là loại cây bụi (scrub), mọc hoang ở các
vùng sa mạc Tây-Nam Hoa Kỳ như tiểu bang Texas, California và miền Nam nước Mexico, cao chừng 3-9 feet (1-2,7
mét), lá mọc đối cành, mỗi lá phân thành 2 lá chét màu xanh olive, hoa vàng 5 cánh như hoa mai, quả chín hình cầu
được phủ bên ngoài một lớp lông tơ như hoa trinh nữ màu trắng mịn. Cây Chaparral xuất hiện trên địa cầu ước
chừng 12000 năm sau thời kỳ băng hà cuối cùng, sống rất khoẻ dù sa mạc không có mưa mà vẫn xanh tươi.
- Bộ phận dùng làm thuốc: lá hoặc toàn phần cây trên mặt đất.
- Thành phần hoá học: chứa khoảng 12% resin và lignans gồm có nordihydroguaiauretic acid, sodium, sulfur và zinc.
- Tác dụng:được dùng rộng rãi tại Hoa Kỳ trị rối lạon dạ dày, chứng tiêu chảy, trị ho, đau nhức do phong thấp, viêm
đường tiểu, nhiễm trùng do bệnh hoa liễu (venereal infections), lá non trị đau răng. Thuốc đắp ngoài trị viêm da như
bệnh chàm, vảy nến, viêm tấy, chứng phát ban (rashes). Là một chất đắng, có công năng chống tác nhân độc hại từ
bức xạ (radiation) mặt trời, bảo vệ cơ thể kháng lại việc hình thành tế bào u bướu (tumors), ung thư (cancer) đặc biệt



là ung thư máu (leukemia). Năm 1996, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chứng minh rằng chất lignans có tác dụng chống
virus, kháng vi khuẩn HIV trong bệnh AIDS. Tuy nhiên, không được dùng liều cao có hại cho gan.
- Yellow dock, còn gọi là Curled dock, tên khoa học Rumex crispus, thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Yellow dock
được tìm thấy ở Châu Âu và Châu Phi. Ở Việt Nam cũng có một vài loài Yellow dock với tên khoa học Rumex
sinensis, Rumex maritinus và Rumex wallachii được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian với tên lưỡi bò (ngưu thiệt),
chút chít.
- Bộ phận dùng làm thuốc: thân rễ.
- Thành phần hoá học:Potassium, manganese, iron, oxalate, chrysarobin, rumicin, anthraquinones.
- Tác dụng:lọc máu, cải thiện hoạt động của gan và ruột già, trị táo bón, thiếu máu, các bệnh ngoài da như viêm da
dị ứng do chàm, vảy nến, phong ngứa, ban chẩn. Theo kinh nghiệm, nếu Yellow dock dùng chung với sarsaparilla trị
bệnh ngoài da sẽ có tác dụng cao hơn.
- Trong bệnh vảy nến, Yellow dock giúp bảo vệ da, chống ung nhọt, giảm ngứa.
2.
MỀ ĐAY (Urticaria, Hives)
Mề đay hay phong ngứa (urticaria, hives) là một biểu thị phản ứng có thời hạn của da với đặc điểm mặt da xuất hiện
nhiều mảng màu đỏ, sưng dày như về cơm cháy, cứng, ngứa, chung quanh vùng da bị thương tổn có những đường
viền màu trắng hoặc hồng.
Triệu chứng:
- Mặt da xuất hiện những quầng, những mảng màu đỏ.
- Sưng dày, liên kết với nhau thành mảng to, cứng và ngứa.
- Xuất hiện có thời hạn rồi lặn mất. Dễ tái phát.
Nguyên nhân:
a.
Theo y học hiện đại:
Có nhiều nguyên nhân.
- Do phản ứng histamine (histamine reaction)
- Do hàm lượng hydrochloric acid trong dạ dày hạ thấp quá mức.
- Do thiếu Vitamin B-complex.

- Do dị ứng bởi một số thực phẩm không thích hợp. Thường những thực phẩm sau đây dễ gây chứng mề đay: sữa
bò, thịt bò, thịt gà, trứng, cá biển, tôm, cua, sò ốc, đậu, strawberry, rượu.
- Do dị ứng thuốc men (drug reaction). Các loại thuốc và hoá thực phẩm sau đây dễ gây chứng mề đay: penicillin,
aspirin, tartrazine, benzoate, chất hoá học dùng để lau chùi nhà cửa, thuốc giặt quần áo (laundry soap).
- Do chức năng tuyến giáp (thyroid) bị suy yếu hoặc kháng thể (antibodies) chống lại hoạt động của tuyến giáp.
- Do nhiễm trùng (infectión) hoặc bị nhiễm vi khuẩn (bacteria, viruses), nấm (fungus).
- Do xáo trộn tinh thần như căng thẳng (stress), mất ngủ (sleeplessness).
b.Theo Đông Y:
Đông Y học gọi mề đay là “Tầm ma chẩn” hay “phong chẩn khối” liên quan đến 2 thể: phong hàn và phong nhiệt.
- Thể phong hàn: khi tiếp xúc với khí hậu lạnh, nước lạnh thì nổi mề đay.
- Thể phong nhiệt: khi tiếp xúc với khí hậu khô nóng mới nổi mề đay.
Nguyên nhân:
- Yếu tố bên ngoài: vật chất dơ bẩn, thời tiết và khí hậu trái thường kích thích gây dị ứng.
- Yếu tố bên trong: thực phẩm, nước uống, thuốc men không hợp gây phản ứng.
Hệ quả:tạng phủ suy yếu, vinh vệ khí bất hoà, ngoài xâm nhập, trong không sơ tiết, uất tích ở bì phu mà thành bệnh.
Điều trị:
Dược thảo đơn giản:
- Vitamin C: 1 gram, ngày 1 lần.
- Vitamin B12: 1000 mcg/ngày.
- Bạch phàn (phèn chua) 10 gram + Phác tiêu (huyền minh phấn, Natrium Sulfuricum) 10 grams. Bỏ vào cái bát,
thêm nước, khuấy cho tan đều. Dùng bông gòn thấm nước thuốc xoa lên vùng nổi mề đay, íy lâu sẽ lành.
- Chỉ thực (trái chanh rụng lúc còn non, mua ở hiệu thuốc Bắc) tẩm với giấm thanh, bọc trong một túi vải, hơ lửa cho
ấm chườm lên vùng nổi mề đay, nguội lại hơ nóng chườm tiếp, trong phút chốc là khỏi.
- Vôi nung hoà với giấm thanh bôi lên chỗ mề đay, lặn tức thì.
Dược thảo tổng hợp:
a.
Thể phong hàn:
Ma hoàng
08g
Bạch giới tử

03g
Quế chi
10g
Hán phòng kỷ
10g
Đương qui
10g
Xuyên ngưu tất
10g
Tần giao
08g
Liên kiều
12g
Phòng phong (sao)
08g
Sinh hoàng kỳ
12g


Thảo ô (chế)
08g
Tang ký sinh
10g
Khương hoạt
06g
Huyền sâm
10g
Độc hoạt
06g
Sinh cam thảo

10g
Hồng hoa
10g
Bạch thược (sao)
12g
Thuyền thoái
10g
Thương nhỉ tử
10g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 chén nước, sắc còn 8/10 chén, chia uống 2 lần lúc thuốc còn ấm. Nước
nhì, đổ 2 chén nước sắc còn nửa chén, uống 1 lần. Nên kiêng cữ những thực phẩm, thuốc uống dễ gây dị ứng.
Bài thuốc có công năng ôn kinh tán hàn, trừ thấp, thông lạc.
b. Thể phong nhiệt:
Bạch thược (sao)
10g
Xuyên khung
10g
Đương qui
10g
Sinh địa
12g
Xích thược
15g
Mẫu đơn bì
12g
Đơn sâm
30g
Hồng hoa
06g
Kim ngân hoa

12g
Liên kiều
15g
Kinh giới hoa
10g
Bạc hà diệp
06g
Thuyền thoái
10g
Phòng phong
10g
Camthảo
06g
Kê huyết đằng
15g
Ngưu bàng tử
12g
Thổ phục linh
12g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 chén nướ sắc còn 1 chén, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 3 chén nước sắc
còn 6/10 chén, uống 1 lần. Nên kiêng cữ thức ăn, thuốc uống dễ gây dị ứng.
Phương thuốc có công năng khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc, hoá ứ.
6. BỆNH THUỶ ĐẬU (Chickenpox)
Thuỷ đậu còn có tên là Thuỷ hoa (Chickenpox), tức là bệnh trái rạ, là một loại bênh truyền nhiễm có tốc độ lây lan
cực nhanh từ người nầy sang người khác. Bệnh thuộc dạng lành tính, thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi hơn ở
người lớn. Tuy nhiên, có năm số người lớn nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 30%.
Nguyên nhân:
- Do siêu vi Varicella, còn gọi là bệnh Varicella zoster virus.
- Sau khi gây bệnh, siêu vi Varicella có khả năng tạo ra sự miễn nhiễm vĩnh viễn cho người bệnh, nghĩa là không bao
giờ tái phát. Tuy nhiên, Varicella không chết, nằm ngủ im trong các mô thần kinh nhiều năm và tái phát trở lại dưới

mọt dạng viêm lở khác có tên là bệnh “Dời leo, Dời ăn” tức bệnh Zona hay Herpes zoster.
- Do suy yếu hệ thống miễn nhiễm (immune system).
Dấu hiệu và triệu chứng:
Thời kỳ ủ bệnh (Incubation period):
- Kéo dài từ 1 đến 3 tuần lễ, triệu chứng không rõ rệt.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhức đầu, mệt mõi, biếng ăn.
Thời kỳ phát ban (Eruption period):
- Sau giai đoạn ủ bệnh, một số mụn nhỏ màu đỏ xuất hiện.
- Trước hết mọc ở da đầu, trong niêm mạc miệng, rất dễ nhận diện.
- Dần dần lan rộng toàn thân, mọc từng đợt cách nhau 24 giờ.
- Những mụn đỏ sưng lên, trong có chứa một chất dịch trong suốt.
- Sau 3-4 ngày, lớp mụn chứa dịch trong biến thành đục và bắt đầu thấy ngứa.
- Cuối cùng, chỗ viêm tấy (blisters) khô, đóng mài (scabs) và bong ra.
- Thời gian từ lúc phát bệnh cho đến khi lành khoảng 5-7 ngày nếu không có biến chứng.
- Nếu cào gãi sẽ để lại những vết sẹo sâu trên mặt da hằng chục năm.
Điều trị:
Dược thảo đơn giản:
- Vitamin A: 10000 IU và 25000 IU beta-carotene, ngày 1 lần trong 10 ngày đến 1 tháng, giúp cho tế bào da chóng
lành. Nếu phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ.


- Vitamin C: 500-1000mg, ngày 3-4 lần trong một tuần lễ, giúp kích thích hệ thống miễn nhiễm, hạ sốt trong thời kỳ
mới phát bệnh.
- Zinc: 25-50mg, ngày 2 lần trong 2 tuần lễ, nhầm giúp phục hồi sức khoẻ và nâng cao hệ thống miễn nhiễm.
- Uống ngưu bàng căn (burdock root) và red clover: 500mg, ngày 3-4 lần trong 10 ngày, giúp giải độc cơ thể và làm
lành vết thương.
- Uống Echinacea: 500mg và Goldenseal 250mg, ngày 3-4 lần trong 10 ngày. Giúp chống nhiẽm trùng, nâng cao hệ
thống miễn nhiễm.
Echinacea, tên khoa học Echinacea, thuộc họ Cúc (Asteraceae), có ít nhất 9 loài khác nhau và là một dược liệu độc
đáo của Bắc Mỹ. Echinacea mọc hoang dã thành những thảm hoa bát ngát màu nâu đỏ rất đẹp trong một số triền núi

ở Rocky Mountains hoặc được trồng làm cảnh, dùng làm thuốc tại các khu dân cư vùng Bắc Mỹ Châu, nhiều nhất tại
Hoa Kỳ.
Bộ phận làm thuốc: Hoa.
Tác dụng:
Nâng cao hệ thống miễn nhiễm, chữa cảm cúm (flu), vết thương viêm tấy, làm độc. Nói chung là một loại dược thảo
rất quý của Bắc Mỹ.
Có công năng trị nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh chàm (eczema), bệnh vảy nến (psoriasis), nhiễm trùng đường
tiểu, chân sưng, da bị bỏng, viêm mủ (bursitis), hội chứng mệt mỏi, (chronic fatigue syndrome), miệng khô lở, đau lỗ
tai, viêm răng (gingivitis), bệnh dời leo (herpes virus), viêm do vi khuẩn HIV/AIDS, viêm thanh quản (laryngitis), viêm
phổi (pneumonia), viêm xoang mũi (sinusitis), viêm gan (tendinitis), viêm amidan hay viêm hạnh nhân (tonsillitis),
bệnh lao (tuberculosis), viêm siêu vi (viral infections).
Thành phần hoá học:Caffeic acid derivatives bao gồm chất cichoric acid và echinacoside, polysaccharides bao gồm
chất arabinogalactan và heteroxylan, hợp chất lipophilic gồm polyacetylenes và alkamides.
Cách dùng:Uống liều 500-1000mg, ngày 3 lần; nếu ở dạng chiết xuất bằng cồn thì dùng 15-30 giọt, ngày 2-5 lần;
nếu ép lấy nước cốt dùng tươi thì 6-9 ml/ngày.
- Dùng 2 quả chanh tươi, vắt lấy nươc cốt, pha với 1 cốc nước lọc với một ít mật ong, uống trước bữa ăn độ 30 phút.
Cách 4 tiếng đồng hồ lập lại 1 lần.
Công dụng:tẩy rửa hệ thống miễn nhiễm và giúp thận tống xuất chất độc.
- Thoa nhẹ 1 lớp mật ong hoặc dầu mầm lúa mì (wheat germ oil) lên vết thương. Công dụng: giúp mau lành và giảm
nhiễm trùng.
Dược thảo tổng hợp:
a/ Cấp độ nhẹ:nốt thuỷ đậu mọc thưa, màu hồng nhạt, sốt nhẹ, ăn uống tốt.
Phòng phong
4g
Kinh giới
4g
Hoàng cầm
6g
Thuyền thoái
4g

Hoạt thạch
8g
Xích thược
6g
Cam thảo
4g
Bắc sài hồ
6g
Sơn chi tử
6g
Liên Kiều
8g
Ngưu bàng tử
8g
Mộc thông
6g
Đương qui
4g
Echinacea *
4g
Sắc uống ngày 1 thang. Đổ 3 chén nước, sắc còn 8/10 chén, chia uống 2 lần, liên tục trong 5 ngày.
*Echinacea:(xem thêm chi tiết ở bệnh thuỷ đậu) còn có nhiều tên khác: Coneflower, Purple Coneflower và Black
Sampson. Tên khoa học Echinacea, thuọc họ cúc Compositae. Có khoảng 9 loài Echinacea nhưng chỉ có 3 loài
được dùng làm thuốc gồm: Echinacea angustifolia, E. purpurea và E. pallida. Echinacea được coi là dược thảo đặc
biệt của Hoa Kỳ, tập trung nhiều nhất ở vùng Bắc Mỹ với loài nổi tiếng E. purpurea.
Thành phần hoá học của loài E. purpurea gồm có: Alkamides gồm phần lớn chất isobutylamides, caffeic acid esters
chủ yếu gồm echinacoside và cynarin, volatile oil gồm humulene, echinolone và polysaccharides.
Tác dụng: kích thích hệ miễn dịch, chống viêm tấy, kháng khuẩn, tăng tiết mồ hôi, giải độc, chống dị ứng và trị lành
vết thương.
Trong bệnh thuỷ đậu hay trái rạ, Echinacea có công năng thúc đẩy hệ thống miễn nhiễm kháng lại và làm vô hiệu

hoá cả hai tác nhân gây ra chứng viêm là vi khuẩn và vi trùng, diệt nấm, làm lành vết lở loét ngoài da.
b/ Cấp độ nặng:thuỷ đậu mọc dày, sắc tím bầm, màu nước đục, sốt cao.
Kim ngân hoa
20g
Liên kiều
12g
Bồ công anh
20g
Sinh địa
12g
Xích thược
08g


×