Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT Sinh hoc 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.27 KB, 5 trang )

Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

nâng cao

Bài giảng môn Sinh học 11

Trường THPT Nghi Sơn – Thanh Hóa

TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
I. Vai trò
1. Các dạng nước trong cây.
- Nước tự do:
+ Không bị hút bởi các phần tử tích điện hoặc các liên kết hóa học. Nằm trong các khoảng
gian bào, trong các thành phần của tế bào, mạch dẫn của tế bào.
+ Chức năng: Làm dung môi, điều hòa nhiệt độ, tham gia các quá trình trao đổi chất, đảm
bảo độ nhớt.

- Nước liên kết:
+ Bị hút bởi các phần tử tích điện hoặc các liên kết hóa học.
+ Chức năng: Đảm bảo độ bền vững của hẹ thống keo trong chất nguyên sinh.

2. Nhu cầu nước đối với cây.
- Nhu cầu rất lớn, để tổng hợp 1g chất khô cần 200 đến 800g nước.
II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ.
1. Đặc điểm của bộ rễ và tế bào lông hút.
- Là nơi xảy ra quá trình hấp thụ nước.
- Do tế bào biểu bì phát triển thành.
- Sẽ bị tiêu biến do môi trường quá ưu trương, quá axit hoặc thiếu oxi.
- Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin ở bề mặt.
- Chỉ có một không bào lớn ở trung tâm
- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.


- Bộ rễ phát triển ăn sâu lan rộng.
2. Con đường hấp thụ nước.
- Con đường thành tế bào – gian bào: ở không gian giữa các tế bào hoặc giữa các bó sợi
xenlulozơ.
- Con đường chất nguyên sinh – không bào: qua tế bào chất của các tế bào.
Ý nghĩa: Giúp điều chỉnh lượng nước và các chất khoáng
3. Cơ chế
- Hấp thụ nước thụ động nhờ vào áp suất rễ.
- Nước di chuyển từ rễ lên thân là nhờ áp suất rễ.
+ Hiện tượng rỉ nhựa: Khi ta loại bỏ động cơ hút nước trên (là sức hút của bộ lá) và động cơ
giữa (chính là sự liên kết giữa các phân tử nước trong mạch của cây) thì áp suất rễ vẫn còn
nên nước bị đẩy ra từ các vết cắt gây ra rỉ nhựa.
Nguyễn Đức Thắng – trình bày
Nguyễn Đình Lộc, Lê Công Nguyên – hiệu chỉnh

1


Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

nâng cao

Bài giảng môn Sinh học 11

Trường THPT Nghi Sơn – Thanh Hóa

+ Hiện tượng ứ giọt: Trong điều kiện không khí bão hào hơi nước, ở những cây thân cỏ thì
nồng độ nước bên ngoài cao hơn trong lá nên tế bào lá không thể thoát hơi nước trong khi
nước liên tục được vận chuyển lên nhờ áp suất rễ vì vậy nên mới xảy ra ứ giọt. Bằng cách
này cây mới thoát hơi nước và duy trì sự hút nước ở rễ.


III. Quá trình vận chuyển nước ở thân
1. Đặc điểm
- Theo chiều từ rễ lên thân.
- Chiều dài cột nước bằng chiều dài từ rễ lên thân.
2. Con đường
- Nước từ mạch gỗ đi lên, một phần mtheo mạch rây đi xuống (hoặc từ mạch gỗ sang
mạch rây và ngược lại).
3. Cơ chế
- Lực đẩy là áp suất rễ, lựa hút do lá bốc hơi nước hoặc lực trung gian (các phân tử nước
liên kết với nhau và liên kết với thành mạch dẫn).
IV. Thoát hơi nước ở lá
1. Vai trò
- Tạo động lực đầu trên cho quá trình vận chuyển nước.
- Điều hòa nhiệt độ lá cây.
- Khí khổng mở để thoát hơi nước, hấp thụ cacbonic cung cấp cho quang hợp.
2. Con đường
- Con đường khí khổng: vận tốc lớn, được điều chỉnh.
- Qua bề mặt lá: vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
3. Cơ chế
- Mở khi tế bào trương nước và ngược lại.
- Nguyên nhân:
+ Ánh sáng: có ánh sáng thì khí khổng sẽ mở, lá quang hợp => thay đổi nồng độ cacbonic
và pH => tăng lượng đường => tế bào hút nước.
+ Sự đóng mở các kênh ion: ion đi ra => áp suất thẩm thấu giảm.
+ Khi gặp hạn: AAB (axit abxixic) làm kênh ion mở (K +).

V. Ảnh hưởng của môi trường
1. Ánh sáng
- Ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng, từ đó ảnh hưởng đến sự trao đổi nước.

2. Nhiệt độ
- Nhiệt độ đất ảnh hưởng đến sự hô hấp của rễ, từ đó ảnh hưởng đến sự trao đổi nước.
- Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
Nguyễn Đức Thắng – trình bày
Nguyễn Đình Lộc, Lê Công Nguyên – hiệu chỉnh

2


Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

nâng cao

Bài giảng môn Sinh học 11

Trường THPT Nghi Sơn – Thanh Hóa

3. Độ ẩm
- Độ ẩm trong nước lớn thì cây hấp thụ nước mạnh hơn.
- Độ ẩm không khí cao thì thoát hơi nước ít.
4. Các chất khoáng
- Ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của hệ rễ, từ đó ảnh hưởng đến sự trao đổi nước
và khoáng.
- Nồng độ chất khoáng cao thì hấp thụ nước giảm.
VI. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng
1. Cân bằng nước
- Là mối tương quan về quá trình hấp thụ và thoát hơi nước.
2. Tưới nước hợp lí
- Khi nào cần tưới ?
- Lượng nước là bao nhiêu ?

- Cách tưới ra sao ?

Nguyễn Đức Thắng – trình bày
Nguyễn Đình Lộc, Lê Công Nguyên – hiệu chỉnh

3


Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

nâng cao

Bài giảng môn Sinh học 11

Trường THPT Nghi Sơn – Thanh Hóa

TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC
VẬT
I. Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng
- Thực vật sẽ hấp thụ khoáng ở dạng hòa tan, phân li thành các ion.
- Cơ chế:
+ Hấp thụ thụ động: chất khoáng đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà
không tiêu tốn ATP. Các chất khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước hoặc
hút bám trao đổi ion trên bề mặt rễ với ion trong dung dịch đất.
+ Hấp thụ chủ động: chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu
tốn ATP.

=> Chất khoáng đi vào rễ chủ yếu bằng cơ chế hấp thụ chủ động.
II. Vai trò của các nguyên tố khoáng
1. Vai trò của các nguyên tố đa lượng

- Cấu tạo nên các đại phân tử xây dựng nên các cấu trúc của tế bào và cơ thể.
2. Vai trò của các ngưyên tố vi lượng và siêu vi lượng
- Vi lượng: hoạt hóa các enzim, chất hữu cơ có thể tạo nên hợp chất cơ kim loại, đóng
vai trò quan trọng.
Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Đại lượng

Dạng hấp thụ

Vai trò trong cơ thể thực vật

Nito

NH4+ và NO3-

Photpho

H2PO4-, PO4-

Kali

K+

Canxi

Ca2+

Thành phần của thành tế bà và màng tế bào, hoạt hóa
enzim


Magie

Mg2+

Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim

Lưu huỳnh

SO42+

Thành phần của protein

Vi lượng

Dạng hấp thụ

Vai trò trong cơ thể thực vật

Sắt

Fe2+, Fe3+

Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa

Thành phần của protein, axit nucleic
Thành phần của axit nucleic, ATP, coenzim
Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng

Nguyễn Đức Thắng – trình bày

Nguyễn Đình Lộc, Lê Công Nguyên – hiệu chỉnh

4


Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

nâng cao

Bài giảng môn Sinh học 11

Trường THPT Nghi Sơn – Thanh Hóa

enzim
Mangan

Mn2+

hoạt hóa nhiều enzim

Bo

B4O72-

Liên quan đến haotj động của mô phân sinh

Clo

Cl-


Kẽm

Zn2+

Liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa enzim

Đồng

Cu2+

Hoạt hóa enzim

Molipden

MoO42+

Niken

Ni2+

Quang phân li nước và cân bằng ion

Cần cho sự trao đổi nito
Thành phần của enzim ureaza

Nguyễn Đức Thắng – trình bày
Nguyễn Đình Lộc, Lê Công Nguyên – hiệu chỉnh

5




×