Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiếp cận phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng miễn phí tại thành phố buôn ma thuột năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861 KB, 72 trang )

i

MỤC LỤC
TRANG
NỘI DUNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU
iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
iv
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
v
Đặt vấn đề
1
Chương I. Tổng quan tài liệu
3
1.1 Khái niệm về HIV/AIDS
3
1.2 Sơ lược lịch sử bệnh
3
1.3 Dịch tễ học của HIV/AIDS
4
1.3.1 Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam
4
1.3.1.1 Trên thế giới
4
1.3.1.2 Tại Việt Nam
5
1.3.2 Tại Đắk Lắk
6
1.4 Sự lan truyền HIV
9


1.5 Các giai đoạn của quá trình nhiễm HIV
10
1.6 Phân giai đoạn miễn dịch
12
1.7 Chẩn đoán nhiễm HIV
12
1.8 Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
12
1.9 Các phương pháp xét nghiệm HIV
14
1.9.1 Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
14
1.9.2 Xét nghiệm phát hiện kháng thể
14
1.10 Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nhiễm
15
HIV/AIDS
1.10.1 Trên thế giới
1.10.2 Nghiên cứu trong nước
1.10.3 Kết quả khảo sát về KABP ở Tây Nguyên

15
16
18

Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.5 Các biến số trong nghiên cứu
2.6 Xử lý số liệu
2.7 Đạo đức nghiên cứu
2.8 Các hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục
Chương III. Kết quả nghiên cứu
3.1 Tỷ lệ nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu
3.2 Các yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu
Chương IV. Bàn luận

21
21
21
21
21
25
26
26
27
28
28
28
37


ii

TRANG
NỘI DUNG
4.1 Bàn luận về tỷ lệ nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu
37

4.2 Các đặc điểm chung
37
4.3 Bàn luận về các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV trong
38
nghiên cứu
4.4 Bàn luận về hiểu biết của đối tượng nghiên cứu đối với các

40

đường lây và cách phòng lây nhiễm HIV
4.5 Phân tích mối liên quan giữa kiến thức, hành vi nguy cơ và tỷ lệ

41

nhiễm HIV
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục

43
45
46
49


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Bảng 2.1 Các biến số trong nghiên cứu ......................................................24

- Bảng 3.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu........................27
- Bảng 3.2 Liên quan giữa nhóm giới và tỷ lệ nhiễm HIV.............................29
- Bảng 3.3 Liên quan giữa nhóm tuổi và tỷ lệ nhiễm HIV.............................30
- Bảng 3.4 Liên quan giữa nghề nghiệp và tỷ lệ nhiễm HIV .........................30
- Bảng 3.5 Liên quan giữa dân tộc và tỷ lệ nhiễm HIV .................................31
- Bảng 3.6 Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tỷ lệ nhiễm HIV..............31
- Bảng 3.7 Hành vi nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV của ĐTNC .................34
- Bảng 3.8 Liên quan giữa kiến thức về đường lây và tỷ lệ nhiễm HIV...........35
- Bảng 3.9 Liên quan giữa tình trạng sử dụng ma túy và tỷ lệ nhiễm HIV .........36
- Bảng 3.10 Liên quan giữa kiến thức hỗ trợ và tỷ lệ nhiễm HIV..................36


iv

DANH MỤC HÌNH
- Hình 3.1 Tỷ lệ nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu. ..............................24
- Hình 3.2 Hiểu biết về từng đường lây truyền và biết đầy đủ cả 3 đường ...32
- Hình 3.3 Hiểu biết về từng cặp đường lây truyền .......................................32
- Hình 3.4 Hiểu biết về cách phịng tránh theo từng đường lây truyền
và đúng đủ cả 3 đường .................................................................................33
- Hình 3.5 Hiểu biết về cách phịng tránh từng cặp đường lây truyền .....................33
- Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ người được hỗ trợ thông tin từ địa phương…..........35


v

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
HIV

Human Immunodeficiency Virus- Vi rút gây suy giảm miễn dịch


AIDS

ở người
Acquired Immune Deficiency Syndrome- Hội chứng suy giảm

UNAIDS

miễn dịch mắc phải
United Nation AIDS- Tổ chức AIDS Liên hiệp quốc

AZT

Zidovudine (Tên 1 loại thuốc điều trị AIDS)

XN

Xét nghiệm

STI

Sexually Transmitted Insfection- Nhiễm trùng lây truyền qua

đường tình dục
TNKTNVQS Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự
LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD


Quan hệ tình dục

HMTN

Hiến máu tình nguyện

KABP

Knowledge Attitude Believe Practice- Kiến thức Thái độ Lòng

ĐTNC

tin Thực hành
Đối tượng nghiên cứu

GMD

Gái mại dâm

TCMT

Tiêm chích ma túy

BKT

Bơm kim tiêm

MT


Ma túy


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS (Human Immunodeficiency Virus/Acquired Immune Deficiency
Syndrome) thực sự trở thành đại dịch của thế giới với những diễn biến phức tạp và
với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam là một trong số các quốc gia Đông
Nam Á chịu tác động nặng nề của đại dịch, kể từ những trường hợp nhiễm HIV
phát hiện đầu tiên vào tháng 12/1990 đến nay 63/63 tỉnh thành phố đã có người
nhiễm HIV; mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cơng cuộc phịng, chống HIV/AIDS
nhưng đến nay dịch HIV vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hình thái dịch HIV/AIDS
ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ
yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma t, mại dâm, tình dục
đồng giới.
Tại Đắk Lắk kể từ những trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào
năm 1993 thì đến 31/12/2011 số tích lũy tồn tỉnh có 1.694 người nhiễm HIV, trong
đó có 343 bệnh nhân AIDS cịn sống và 375 người đã chết do AIDS. Thành phố
Buôn Ma Thuột là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất tỉnh chiếm
42,94 % các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toàn tỉnh. Hiện nay, theo số liệu
thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk số người nhiễm
HIV khơng chỉ có ở nhóm người có hành vi nguy cơ cao mà cịn ở cả nhóm có
hành vi nguy cơ thấp. Đại dịch HIV/AIDS không chỉ gây những tác động tiêu cực
trên lĩnh vực y tế mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia, khu vực.
Đã có khá nhiều nghiên cứu về HIV tại Đắk Lắk, nhưng chưa có nghiên cứu
nào thực hiện trên nhóm đối tượng tiếp cận Phịng Tư vấn sức khỏe cộng đồng
miễn phí, đây là nhóm dễ tiếp xúc để thực hiện việc giám sát HIV tại cộng đồng, do
vậy tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiếp
cận phịng tư vấn sức khỏe cộng đồng miễn phí tại thành phố Bn Ma Thuột

năm 2012” với các mục tiêu sau:


2

1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiếp cận Phòng Tư vấn
sức khỏe cộng đồng miễn phí tại thành phố Bn Ma Thuột.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm HIV của nhóm đối
tượng trên.


3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm về HIV/AIDS
HIV (Human Immunodeficiency Virus- Vi rút gây suy giảm miễn dịch) là
nguyên gây ra bệnh AIDS thuộc họ Retrovirus nhóm Lentivirus là virus gây suy
giảm miễn dịch ở người có giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng kéo dài.
AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải là biểu hiện nặng ở giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV [11].
1.2 Sơ lược lịch sử bệnh
Sự diễn biến HIV/AIDS trên thế giới có thể tóm tắt làm 3 giai đoạn [9]:
- Thời kỳ yên lặng : Những năm trước năm 1981.
Những trường hợp AIDS đầu tiên được mô tả vào năm 1981. Với thời kỳ ủ
bệnh trung bình từ 8-10 năm thì HIV đã xuất hiện và lan tràn “yên lặng”, có thể nói
HIV đã bắt đầu một cách lặng lẽ từ những năm 70 trước khi mà AIDS và HIV được
mô tả. Qua nghiên cứu các mẫu máu được bảo quản ở Zaire (1959) và ở Mỹ (1970)
đã tìm thấy có chứa kháng thể kháng HIV.
- Thời kỳ phát hiện virus: 1981-1985
+ Năm 1981 ở New York (Mỹ) báo cáo có nhiều trường hợp Sarcoma

kaposi ở ngồi da và thơng báo ở Los Angeles có 5 nam thanh niên đồng tính luyến
ái bị viêm phổi nặng do Pneumocystis carinii.
+ Năm 1984-1985: Xác định kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng HTLV III
và chuẩn hoá bộ sinh phẩm phát hiện kháng thể kháng HIV bằng kỹ thuật miễn
dịch gắn men ELISA để sàng lọc máu và phát hiện lâm sàng.
+ 1985: Hội nghị danh pháp quốc tế xác nhận 3 virus: LAV, HTLV III
(Human lympho tropic virus), ARV (AIDS related virus) chỉ là một và thống nhất
tên gọi HIV1.
+ Năm 1985: phát hiện thuốc điều trị AIDS đầu tiên là AZT (Zidovudine)
được thử nghiệm trong điều trị.
- Thời kỳ 1985 đến nay:


4

Là thời kỳ tồn thế giới chống AIDS. Chương trình AIDS toàn cầu được
thiết lập ngày 01/02/1987 với 3 mục tiêu là:
+ Phòng lây nhiễm HIV, phát hiện vaccin
+ Giảm ảnh hưởng của HIV tới cá nhân và xã hội
+ Hợp nhất các quốc gia và các tổ chức quốc tế chống AIDS
1.3 Dịch tễ học của HIV/AIDS
1.3.1 Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1 Trên thế giới
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới và UNAIDS đến cuối 2009 trên tồn
cầu có khoảng 33,4 triệu người [31,1 triệu người – 35,8 triệu người] đang sống với
HIV. Số người sống với HIV đã gia tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Khu vực
cận Sahara ở Châu Phi vẫn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có khoảng 22,5 triệu
người đang sống với HIV ở khu vực này. Các vụ dịch tiếp tục gia tăng ở Đông Âu,
Trung Á và Đông Á. Tại khu vực Đông Âu và Trung Á, số người sống với HIV đã
tăng thêm 25% (lên đến 1,5 triệu người) kể từ năm 2003, và số tử vong do AIDS đã

tăng gần như gấp đôi (lên đến 87.000). Ở Đông Nam Á, số người sống với HIV
trong năm 2009 là 280.000 người [27].
Dịch HIV/AIDS ở Nam Á và Đông Nam Á xuất hiện khá muộn với ca
nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Thái Lan vào năm 1985, tuy nhiên, khu vực
này nhanh chóng trở thành tâm điểm của dịch, sau Châu Phi-cận Sahara đến cuối
năm 2009 có 3,8 triệu người đang sống chung với HIV. Dịch tễ học lây nhiễm HIV
ở khu vực này có nhiều hình thái khác biệt, tại Thái lan và Campuchia hình thái lây
nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới, nhưng ở một số nước khác như
Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia hình thái lây nhiễm vẫn chủ yếu qua tiêm chích
ma t và tình trạng lây truyền qua quan hệ tình dục khác giới ngày càng tăng [25].


5

Số ca nhiễm mới và tử vong do AIDS đang giảm đi

Hình 1.1. Số người mới nhiễm HIV trên tồn cầu

Hình 1.2. Số ca tử vong do AIDS trên tồn cầu

1.3.1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dịch đã lan ra tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước. Số người sống
với HIV đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2000 và dịch ở Việt Nam hiện nay đang ở
trong giai đoạn mà bất cứ một sự chậm trễ nào cũng có thể làm mất đi hàng ngàn
sinh mạng.
Tính đến ngày 31/12/2011, cả nước có 197.335 người nhiễm HIV đang cịn
sống được báo cáo, trong đó có 48.720 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do
AIDS đã được báo cáo là 52.325 người [1].
Cho đến nay, đã có trên 77% số xã, phường và gần 98% số quận/huyện trong
toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn



6

là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng
14% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước.
Tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 213.413
trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133 trường hợp tử
vong do AIDS.
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 243 người trên 100.000 dân,
tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả
nước (1015,8), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên
(610,6). Riêng 5 tháng đầu năm 2013, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 4.376
trường hợp nhiễm HIV, 2.029 bệnh nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS. 10
tỉnh có số trường hợp xét nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 5 tháng
đầu năm 2013, bao gồm TP. Hồ Chí Minh: 801 trường hợp (chiếm 18,3%); Nghệ
An: 231 trường hợp (chiếm 5,3%); Hà Nội: 223 trường hợp (chiếm 5.1%); Điện
Biên: 202 trường hợp (chiếm 4,6%); Đồng Nai: 166 trường hợp (chiếm 3,8%); Lai
Châu: 154 trường hợp (chiếm 3,5%); Thái Nguyên: 146 trường hợp (chiếm 3,3%);
Yên Bái: 123 trường hợp (chiếm 2,8%); Tây Ninh: 115 trường hợp (chiếm 2,6%);
Sơn La: 112 trường hợp (chiếm 2,6%). Ngoài ra 2 tỉnh rà soát bổ sung số liệu là
Yên Bái và Lai Châu báo cáo bổ sung số HIV là 95 trường hợp, AIDS 1436 trường
hợp và 1.028 tử vong do AIDS.
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS đến hết tháng 5/2013:
- Số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục có xu hướng ngày càng cao
hơn so với qua đường máu và tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi từ 30-39, tỷ lệ nữ
tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
- Dịch HIV/AIDS đang gia tăng tại các huyện khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa một số tỉnh tây Bắc và tây Thanh Hóa, Nghệ An.

1.3.2 Tại Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS từ tuyến tỉnh
đến tuyến xã, phường. Các họat động can thiệp được mở rộng như tăng cường công
tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng tư vấn,


7

quản lý, chăm sóc bệnh nhân, kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng. Ngành Y tế
thực hiện công tác an toàn truyền máu, an toàn trong các dịch vụ y tế, giám sát,
quản lý tư vấn, tổ chức điều trị người nhiễm HIV/AIDS, xây dựng mạng lưới giáo
dục đồng đẳng để làm giảm nguy cơ nhiễm HIV/AIDS trong các nhóm nguy cơ
cao. Họat động phịng chống AIDS đã có sự tham gia của các cơ quan, Ban ngành
đoàn thể của tỉnh.
Những trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của tỉnh được Ủy ban quốc gia
phịng chống AIDS-Bộ Y tế thơng báo vào tháng 4/1993. Đến ngày 30/9/2013, tỉnh
Đắk Lắk có 1.517 người nhiễm HIV còn sống được báo cáo, trong đó có 434 bệnh
nhân AIDS cịn sống và đã có 396 người chết do AIDS [21].
Giám sát HIV/AIDS [21]
TT
1
2
3
4
5

ĐỐI TƯỢNG
Nghiện chích ma t
Gái mại dâm
STI

Phụ nữ có thai

Giám sát phát hiện
Số XN
Số HIV(+)

Giám sát trọng điểm
Số XN
Số HIV(+)

247

10

54

3

0
0

0
0

145
7

1
0


8.330

10

653

0

5

3

-

-

6

Bệnh nhân lao
Người cho máu

9.916

0

-

-

7


Nghi ngờ AIDS

0

0

-

-

8

TNKTNVQS

0

0

9

Phơi nhiễm

5

0

400
-


1
-

10

Đối tượng khác

16.338

111

-

-

TỔNG CỘNG

34.481

134

1.259

5

Phân tích số nhiễm HIV theo đối tượng [21]
TT
1
2
3

4
5

ĐỐI TƯỢNG
Nghiện chích ma tuý
Gái mãi dâm
Bệnh nhân hoa liễu
Phụ nữ có thai
Bệnh nhân lao

9th/2013
17

Tích lũy
766

6
2

17
12
60
51


8

TT
6
7

8
9
10
11
12
13

ĐỐI TƯỢNG
Người cho máu
Nghi ngờ AIDS
Tình dục khác giới
Phạm nhân
TNKTNVQS
Mẹ truyền cho con
Đối tượng khác
Khơng rõ
TỔNG CỘNG

9th/2013

16
2
3
41
1
88

Tích lũy
22
99

144
105
9
29
332
267
1.913

Nhiễm HIV/AIDS ở Đắk Lắk vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây,
nguy cơ lây nhiễm qua tiêm chích ma túy là chủ yếu. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại
nguy cơ lây nhiễm qua quan hệ tình dục đã có biểu hiện tăng [22]:
- Các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện phần lớn tập trung tại
thành phố Buôn Ma Thuột (42,03 %), 4 huyện tiếp là huyện Cư M’Gar, Krơng Pắc,
Krơng Năng và Ea H’Leo (có tỷ lệ: 3,72%-5,19 %). Nguy cơ lây nhiễm qua đường
máu chiếm 48,11% (do tiêm chích ma t chiếm 42,03%), quan hệ tình dục chiếm
13,05%, mẹ truyền sang con chiếm 1,36 %, không rõ nguy cơ lây nhiễm chiếm
37,48 %.
- Phân bố nhiễm HIV tập trung ở độ tuổi 20-29 (36,72 %); 30-39 tuổi (chiếm
35,24 %); Phân bố nhiễm HIV theo giới: nam (78,51 %) cao hơn nữ (21,49 %).
Giám sát trọng điểm đạt 96,33% cỡ mẫu, trong đó các đối tượng nam mắc
bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ có thai thành thị, nông thôn, thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự và đối tượng dân di biến động đạt 100% kế hoạch,
đối tượng có hành vi nguy cơ cao như nam nghiện chích ma túy đạt tỷ lệ 80% ,đối
tượng phụ nữ bán dâm cộng đồng đạt còn thấp so với chỉ tiêu kế hoach 60%. Tỷ lệ
dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm là 0,51% tập trung chủ yếu ở các đối tượng
nghiện chích ma túy 6,67 %; nhóm nam STIs tỷ lệ này là 1,33%. Riêng nhóm phụ
nữ bán dâm cộng đồng khơng có trường hợp nào dương tính; đặc biệt tỷ lệ HIV
dương tính ở phụ nữ có thai và thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tiếp tục
được ghi nhận: 0,125 %.
1.4 Sự lan truyền HIV



9

Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của
HIV. Khơng có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật. Tất cả mọi người đều có
khả năng cảm nhiễm HIV. Có 3 phương thức lây truyền được xác định là đường
tình dục, đường máu và mẹ truyền cho con [9]:
- Lây nhiễm do quan hệ tình dục: đây là phương thức lây quan trọng và phổ
biến nhất trên thế giới, lây nhiễm HIV có thể xảy ra khi quan hệ tình dục với người
nhiễm HIV qua đường âm đạo, qua miệng, qua hậu môn. Nguy cơ lây nhiễm HIV
qua một lần giao hợp với một người nhiễm HIV là từ 0,1% đến 1%. Nhiễm HIV có
mối quan hệ chặt chẽ với bệnh LTQĐTD, bệnh LTQĐTD làm tăng cảm nhiễm và
tăng nguy cơ lây nhiễm HIV hơn 20 lần và làm tăng tiến triển của nhiễm HIV thành
AIDS. Nhìn chung nam truyền HIV cho nữ nhiều hơn gấp 2 lần trong quan hệ tình
dục .
- Lây nhiễm qua đường máu: nguy cơ lây truyền HIV qua đường truyền máu
rất cao trên 90%. Con người có thể bị nhiễm HIV do nhận máu hoặc các sản phẩm
của máu, cấy ghép tổ chức, cơ quan bị nhiễm HIV. HIV cũng có thể được truyền
qua việc dùng chung bơm kim tiêm, vật sắc nhọn đâm qua da, qua các dịch vụ thẩm
mỹ (xăm, trổ...) mà không được tiệt trùng đúng cách, phổ biến nhất là chích ma t.
HIV cịn có thể bị lây nhiễm do dính máu và dịch tiết của người nhiễm HIV qua vết
thương hở, niêm mạc, trong đó có tai nạn nghề nghiệp.
- Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai: người mẹ bị nhiễm
HIV có thể truyền bệnh cho con trong thời kỳ mang thai (qua bánh rau), khi đẻ (do
trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo mẹ, máu mẹ vào tuần hoàn thai) và khi cho con bú. Tỷ
lệ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tuỳ từng nước, từ 13-32% ở các nước công
nghiệp phát triển, 25-48% ở các nước đang phát triển.
1.5 Các giai đoạn của quá trình nhiễm HIV
Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch tiến triển. Thời gian từ khi nhiễm HIV

đến khi trở thành AIDS tiến triển khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa
bệnh nhân, đường lây, giới tính, lứa tuổi, điều kiện sống, các nhiễm trùng cơ hội.
Ngồi ra cịn phụ thuộc vào yếu tố virus và tác dụng của điều trị. Mỗi giai đoạn
bệnh tiến triển đều liên quan chặt chẽ đến số lượng tế bào TCD4.


10

Tiến triển của HIV/AIDS là một quá trình kéo dài biểu hiện lâm sàng rất
phức tạp tuỳ thuộc các giai đoạn. Tổ chức Y tế thế giới áp dụng phân loại tiến triển
tự nhiên của bệnh khi không được điều trị gồm 4 giai đoạn sau [6]:
1.5.1 Giai đoạn lâm sàng 1: Khơng triệu chứng
- Khơng có triệu chứng.
- Hạch to toàn thân dai dẳng.
1.5.2 Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể).
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa,
viêm hầu họng).
- Zona (Herpes zoster).
- Viêm khoé miệng.
- Loét miệng tái diễn.
- Phát ban dát sẩn, ngứa.
- Viêm da bã nhờn.
- Nhiễm nấm móng.
1.5.3 Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng cơ thể).
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản dạng lông ở miệng.

- Lao phổi.
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa
cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
- Thiếu máu (Hb <80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5x10 9/L), và/hoặc
giảm tiểu cầu mạn tính (< 50x109/L) không rõ nguyên nhân.
1.5.4 Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng


11

- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo
sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân).
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở mơi miệng, cơ quan sinh dục, quanh
hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc ở khí quản, phế quản hoặc phổi).
- Lao ngồi phổi.
- Sarcoma Kaposi.
- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lý não do HIV.
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả.
- Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multifocal leukoencephalopathy- PML).
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.
- Tiêu chảy mạn tính do Isospora.
- Bệnh do nấm lan toả (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài
phổi).
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Salmonella không phải thương

hàn).
- U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
- Bệnh do Leishmania lan toả khơng điển hình.
- Bệnh lý thận do HIV.
- Viêm cơ tim do HIV.
1.6 Phân giai đoạn miễn dịch
Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông qua chỉ
số tế bào CD4. Phân giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn:
- Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể, số tế bào CD4/mm 3 >500


12

- Suy giảm nhẹ, số tế bào CD4/mm3 350 - 499
- Suy giảm tiến triển, số tế bào CD4/mm3 200 - 349
- Suy giảm nặng, số tế bào CD4/mm3 <200
1.7 Chẩn đoán nhiễm HIV [2]
Huyết thanh của một người được coi là dương tính với HIV khi mẫu huyết
thanh đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý
và kháng nguyên khác nhau (Phương cách 3).
Chỉ những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế cho phép mới
được quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
1.8. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
Phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) của Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS được thành lập vào cuối năm 2005 triển khai hoạt động tại thành
phố Buôn Ma Thuột do dự án LIFE–GAP (Leadership Investment on Fighting
Epidemic-Government AIDS Programme) tài trợ. Phịng tư vấn này có tên là Phịng
Tư vấn sức khỏe cộng đồng miễn phí, đặt tại số 46 Hồng Diệu Bn Ma Thuột là
địa điểm trung tâm của thành phố Buôn Ma Thuột thuận tiện cho mọi người khi có

nhu cầu tiếp cận.
Hoạt động của phịng TVXNTN đã thu hút đông đảo nhiều ngườ trong xã
hội có nhu cầu tìm hiểu về HIV/AIDS cũng như muốn giải đáp và tư vấn kịp thời
về các hoàn cảnh bản thân cũng như người thân bị phơi nhiễm HIV/AIDS.
Theo số liệu tổng hợp của Cục Phòng, chống HIV/AIDS đến tháng 3/2007
có 219 phịng tư vấn xét nghiệm tự nguyện đang hoạt động ở các tỉnh, thành phố
trong cả nước, [5], [4].
Vai trị và lợi ích của TVXNTN bao gồm:
- Là tâm điểm của dự phịng và chăm sóc.
- TVXNTN đóng vai trị quan trọng trong dự phịng và chăm sóc HIV/AIDS.
Những người có kết quả xét nghiệm dương tính có thể sớm được tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc y tế, các hỗ trợ tinh thần và xã hội. Những người có kết quả âm
tính có thể được tư vấn để duy trì kết quả.


13

- TVXNTN có liên quan đến chăm sóc y tế.
Có thể giới thiệu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là cho những
người có biểu hiện bệnh lý để quản lý. Hệ thống chuyển tuyến có thể đảm bảo cho
những người nhiễm HIV nhận được các chăm sóc y tế thích hợp. Những người
tham gia TVXNTN có thể được sàng lọc và điều trị bệnh lao hoặc điều trị dự phòng
lao nếu đã bị nhiễm HIV. Điều này đặc biệt quan trọng với những nước mà 70%
bệnh nhân lao có nhiễm HIV và lao là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu cho người
nhiễm HIV nhằm: tham gia vào q trình chăm sóc về mặt tình cảm và tinh thần và
tham gia vào các hỗ trợ xã hội.
Một trong những lợi ích của TVXNTN là giúp người nhiễm HIV xây dựng
kế hoạch cho tương lai của họ và tương lai của những người phụ thuộc họ. Tư vấn
viên được trang bị kiến thức về các dịch vụ luật pháp, xã hội sẵn có để giúp mọi
người có những quyết định cho mình.

Lợi ích của TVXNTN
Đóng vai trị vừa dự phịng vừa chăm sóc cho người nhiễm HIV. Các nghiên
cứu gần đây cho thấy TVXNTN là loại hình can thiệp có chi phí thấp, hiệu quả cao
trong phịng lây nhiễm HIV: giảm sự lan truyền HIV, cải thiện sự tiếp cận chăm sóc
y tế và xã hội, tạo thuận lợi cho các can thiệp phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang
con, cải thiện đối xử với người nhiễm HIV giúp cho gia đình và cộng đồng xung
quanh người nhiễm HIV hiểu, chấp nhận và giúp đỡ người nhiễm HIV.
Các yếu tố quan trọng của TVXNTN
Tự nguyện là tự do lựa chọn, khơng có sự cưỡng ép, bản thân cá nhân chứ
khơng phải gia đình hay một ai khác là người quyết định có nên biết kết quả xét
nghiệm HIV của mình hay khơng nó hồn tồn khác với các loại xét nghiệm (XN)
bắt buộc: giám sát trong các Trung tâm cải tạo, bác sỹ chỉ định.
Kết quả xét nghiệm HIV được cung cấp cho cá nhân người lựa chọn làm
XN, kết quả XN được cung cấp đúng hẹn (từ 7 đến 10 ngày) sau khi lấy máu XN;
cũng là tư vấn HIV nhưng chương trình cịn cung cấp thơng tin dự phòng HIV cho
cán bộ y tế hiện hành. Đồng thời cung cấp hỗ trợ cho người nhiễm HIV hay gia
đình của họ và giúp xây dựng các kỹ năng cần thiết để giảm nguy cơ lây nhiễm


14

HIV, qua đây sẽ tạo cơ hội cho người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của
mình và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác.
Với những người nhiễm HIV, tư vấn có thể giúp họ trao đổi với bạn tình, bạn
chích chung về kết quả xét nghiệm, khuyến khích những người này đi làm xét
nghiệm và trao đổi các cách phòng ngừa lây truyền HIV.
1.9 Các phương pháp xét nghiệm HIV
1.9.1 Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
- Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên áp dụng để:
+ Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.

+ Nhiễm HIV "giai đoạn cửa sổ "
+ Trường hợp các xét nghiệm tìm kháng thể HIV bằng kỹ thuật ELISA
dương tính mà kỹ thuật Western Blot không xác định được.
- Các kỹ thuật xét nghiệm kháng nguyên đang được sử dụng tại Việt Nam
để:
+ Phân lập virus.
+ Phản ứng khuyếch đại chuỗi (Polychain Reaction-PCR).
+Phát hiện kháng nguyên p24: Xét nghiệm này có thể chẩn đoán sớm
nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh nhưng độ nhậy và độ đặc hiệu thấp.
1.9.2 Xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV
Các xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV được sử dụng là:
1.9.2.1 Thử nghiệm ELISA ( phản ứng miễn dịch gắn men) [4]
Được dùng để chẩn đoán xác định HIV bao gồm:
- Kỹ thuật ELISA (Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay), phát hiện kháng
thể IgG - HIV, dễ thực hiện, đặc hiệu cao, được sử dụng thường qui.
- Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể IgA-HIV, tính đặc hiệu cao, nhưng độ
nhậy hạn chế có giá trị chẩn đoán HIV ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Xét nghiệm kháng thể IgM - HIV độ nhậy thấp nên ít dùng.

- Các kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân phản ứng với kháng nguyên HIV
trong ống nghiệm. Nếu các kháng thể kháng HIV tồn tại, phản ứng dẫn tới thay đổi


15

màu sắc, khi đó kết quả dương tính. Độ nhậy và độ đặc hiệu đối với các phản ứng
miễn dịch gắn men là trên 99%.
- Các âm tính giả xuất hiện khi xét nghiệm được làm trong vài tuần đầu vì
kháng thể chưa thực sự hình thành ở giai đoạn này của bệnh.
- Các kết quả dương tính giả thường phối hợp với các bệnh tự miễn, bệnh

thận, đa thai, bệnh gan, lọc máu và đã tiêm chủng phòng viêm gan B, dại hay cúm.
1.9.2.2 Xét nghiệm khẳng định Westenrn Blot [4]
Kỹ thuật Western Blot, độ nhậy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng chẩn đoán
xác định nhưng rất đắt tiền.
1.9.2.3 Thử nghiệm nhanh [4]
Thường là những thử nghiệm chấm thấm cho kết quả nhanh sau 5-15 phút, dễ
thực hiện, đơn giản. Một số thử nghiệm nhanh cho kết quả độ nhậy và độ đặc hiệu
cao tương tự ELISA nhưng giá thành đắt hơn.
Trường hợp dương tính với HIV bằng thử nghiệm nhanh thì chưa đủ để
khẳng định trường hợp đó là dương tính với HIV; muốn xác định một trường hợp
dương tính với HIV theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 1418/2000/QĐBYT ngày 04 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành thường
quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam thì cần thực hiện cả 3 lần xét nghiệm bằng 3
loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
1.9.2.4 Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ kết tủa RIPA rất nhậy nhưng chỉ áp dụng
được ở các trung tâm lớn [4] [3].

1.10 Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV/AIDS
1.10.1 Trên thế giới
Tại Ấn Độ năm 1998, một nghiên cứu KABP về AIDS trong học sinh của 4
trường Trung học ở vùng nơng thơn Delhi, có 83,0% học sinh đã được nghe nói về
AIDS, nhưng đa số đều chưa hiểu rõ các phương pháp phịng chống AIDS, chỉ có
27,1% học sinh nữ biết sử dụng bao cao su đúng cách, một nửa trong số họ cho
rằng có thể chấp nhận quan hệ tình dục trước hơn nhân [28].


16

Tại Quảng Đông - Trung Quốc, năm 2002: một nghiên cứu ở 147 người dân
ở khu buôn bán kinh doanh trên đường phố nhân ngày AIDS thế giới 01/12/2002,
cho thấy: 62,8% hiểu biết về HIV/AIDS, 76,2% biết về các đường lây truyền và

47% hiểu biết về các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS [26].
Ở Kampala - Uganda, tháng 4/2003 điều tra 1.491 đối tượng cho kết quả:
99,8% đã được nghe nói về HIV/AIDS, hiểu về các đường lây truyền HIV: 97%
cho rằng qua quan hệ tình dục, 77% qua dụng cụ không khử trùng, 42% do truyền
máu, 16% do mẹ truyền cho con. Về cách phòng chống: 59% cho rằng phải chung
thủy một bạn tình, 79% dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Phịng chống nhiễm
từ mẹ sang con: 62% không nuôi con bằng sữa mẹ, 27% nên mổ lấy thai. Về quan
hệ tình dục: 92% có tuổi quan hệ tình dục trung bình là 17,2, 13% có quan hệ tình
dục với bạn tình khơng thường xun và 2% có quan hệ tình dục với gái mại dâm
trong 12 tháng qua, 68% dùng bao cao su với bạn tình bất chợt và 45% dùng bao
cao su với gái mại dâm trong 3 tháng qua [25].
1.10.2 Nghiên cứu trong nước
Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi thực hành của nam ngư dân đánh bắt cá
xa bờ về phòng, chống HIV/AIDS tại Bình Định năm 2006 cho thấy: có 393
(98,2%) người đã từng nghe nói về HIV/AIDS chứng tỏ công tác tuyên truyền theo
bề rộng đã đến hầu hết đối tượng; Có 80 người (20%) cho rằng HIV và AIDS
không giống nhau cho thấy tỷ lệ rất thấp phân biệt đúng HIV và AIDS; Có 311
(77,6%) cho rằng một người trơng khỏe mạnh có thể bị nhiễm HIV. Như vậy cịn tỷ
lệ khá đơng (22,4%) người chưa hiểu rằng bất cứ ai đều có thể bị nhiễm HIV. Đây
là điều dễ dẫn đến suy nghĩ sai lầm khi cho rằng người khỏe mạnh là không bị
nhiễm HIV và chủ quan trong dự phòng [20].

Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Trần Hiển, Trần Việt Anh, Kiến thức, Hành vi
lây nhiễm HIV của nam thanh niên 15-24 tuổi tại một số phường của tỉnh Quảng
Ninh, năm 2008, kết quả cho thấy: 39,7% nam thanh niên 15-24 tuổi có kiến
thức đầy đủ và tồn diện về HIV/AIDS, vẫn còn 19,6% cho rằng muỗi đốt,
17,8% cho rằng ăn chung với người nhiễm HIV có thể làm lây truyền HIV. Tỷ lệ
đã từng sử dụng ma tuý cao (10,5%), nhưng tỷ lệ đã từng TCMT thấp chỉ là



17

0,18%, có 1,4% hiện đang sử dụng ma túy, khơng có nam thanh niên hiện đang
TCMT. Tỷ lệ nam thanh niên đã từng QHTD cao 31,0%, tỷ lệ chưa vợ nhưng đã
có QHTD là 22,2%. Tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với gái
mại dâm là 100%, với bạn tình bất chợt (66,7%) với vợ, người yêu (56,6%). Tỷ
lệ thường xuyên dùng BCS khi QHTD với gái mại dâm (79,2%) cao hơn so với
vợ, người yêu (33,6%) và với bạn tình bất chợt thấp (43,3%). Tỷ lệ đã từng
QHTD trong nam thanh niên đã từng sử dụng ma tuý cao (66,1%). Tỷ lệ đã từng
xét nghiệm HIV là 48,6% và tự nguyện xét nghiệm HIV chỉ có 22,4% [19].
Trương Tấn Minh và Cs, Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng
chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15–49 tuổi tại Khánh Hòa năm 2008 cho
một số kết quả sau: 97,3% có xem tivi hàng ngày, đọc báo hàng ngày chiếm 48,6%
và 50,1% nghe đài hàng ngày. 97,1% người dân đã được nghe, biết về HIV/AIDS.
88,2% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV. 83,6% biết đúng 3 cách phịng lây
nhiễm HIV. Đa số có thái độ đúng khi vợ/chồng (73,3% dùng BCS khi quan hệ tình
dục), bạn bè bị nhiễm HIV (87,3% động viên, an ủi). 8,8% độc thân, chưa có gia
đình nhưng đã có quan hệ tình dục trước hơn nhân, 28,6% chưa bao giờ sử dụng
BCS khi quan hệ tình dục. 0,3% có sử dụng ma t. 3,0% có xăm mình [16].
Hồng huy Phương và CS, Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng,
chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh
Bình năm 2009 cho thấy: Kiến thức về các đường lây truyền HIV cũng như kiến
thức về cách nhận biết người nhiễm HIV ở cả hai nhóm là tương đối cao. Tỷ lệ đối
tượng phỏng vấn kể tên được ít nhất 2 biện pháp phòng trở lên ở 2 khu vực cũng
tương đương (khoảng 68%). Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 21% dân thành phố và
17% dân nông thôn vẫn cho rằng muỗi đốt có lây truyền HIV. Kiến thức cơ bản
tồn diện (trả lời đúng tất cả các câu hỏi phần kiến thức trong phiếu phỏng vấn) về
HIV/AIDS của người dân ở Huyện Hoa Lư đạt 50,3% (mong đợi là 50%) trong khi
đó kiến thức cơ bản toàn diện của người dân ở thành thị chưa đạt như mong đợi
51,84% (mong đợi là 80%) [17].

Điều tra mô tả cắt ngang ở 839 người hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết
học – Truyền máu Trung ương về nhận thức, thái độ và thực hành phòng chống lây


18

nhiễm HIV/AIDS qua đường truyền máu năm 2008, cho thấy: 59% người hiến máu
(HM) có nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS, 83,7% người HM biết HIV có thể lây qua
đường truyền máu; trong đó, 72,4% biết rằng do HIV có “giai đoạn cửa sổ”. Có
17,3% người HM chưa lập gia đình đã từng QHTD; chỉ có 28% QHTD ngồi hơn
nhân thường xuyên sử dụng BCS. 17% số người HM đã từng nghi ngờ mình nhiễm
HIV; 21,1% ĐTNC đã từng làm xét nghiệm HIV. Khơng có sự khác biệt mức độ
nhận thức về HIV/AIDS giữa người HM lần đầu và HM nhắc lại; việc HM nhắc lại
nhiều lần chưa làm tăng lên nhận thức của người HM về hiến máu tình nguyện.
Điều này bước đầu cho thấy vai trò của nhân viên y tế trong việc tư vấn, giáo dục
cho người HM về HIV/AIDS cịn khá hạn chế [18].
Năm 2009 Đồn Chí Hiền và CS. Nghiên cứu kiến thức và một số yếu tố nguy
cơ lây nhiễm HIV ở khách hàng đến tại phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thừa Thiên – Huế cho kết quả: tỷ lệ khách
hàng xét nghiệm HIV có kết quả dương tính là 4,68% [10].
Năm 2009 Lục Duy Lạc và CS. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV ở khách hàng đến
xét nghiệm tự nguyện tại phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng thị xã Thủ Dầu Một
tỉnh Bình Dương, cho kết quả: tỷ lệ khách hàng xét nghiệm HIV có kết quả dương
tính là 10,50% [14].
1.10.3 Kết quả khảo sát về KABP ở Tây Nguyên
Năm 1998: điều tra 840 người ở nhóm tuổi (15-49) tại thành phố Pleiku- tỉnh
Gia Lai cho thấy: hiểu biết đúng hoàn toàn về đường lây nhiễm HIV/AIDS(74,9%),
(76,1-83,6%) hiểu biết và có lịng tin đúng đắn vào các biện pháp phòng tránh lây
nhiễm HIV, (84,8%) cho rằng người nhiễm HIV khơng nên lập gia đình, (92,5%)
phụ nữ không nên mang thai khi bị nhiễm HIV, (82,2%) cần gần gũi, động viên,

chăm sóc người nhiễm HIV, (93,7%) phản đối quan hệ ngồi hơn nhân [13].
Tháng 3/2003 Hồng Anh Vường và Cs, Điều tra KABP về HIV/AIDS của
nhân dân thị xã Kon Tum sau 2 năm can thiệp cho thấy:
+ Tỷ lệ người thường nhận được thông tin về HIV/AIDS năm 2002 là 96,9%
tăng không đáng kể so với năm 2000 là 95,6%. Tiếp cận của cộng đồng các thông


19

tin về HIV/AIDS qua truyền hình, cán bộ y tế, pa nơ, áp phích, tranh gấp và đội
thơng tin lưu động tăng hơn so với năm 2000, có ý nghĩa thống kê.
+ Có 91,5% có khái niệm hiểu biết về AIDS tương tự như năm 2000. Có
71,0% hiểu đúng nguy cơ của HIV/AIDS là bệnh lây nguy hiểm chưa có vắc xin
phịng và thuốc chữa. Cịn 8,1% khơng hiểu biết về HIV/AIDS và 0,4% cho rằng
AIDS là một bệnh thông thường.
+ 95,2% biết HIV lây truyền qua dùng chung dụng cụ tiêm chích khơng vơ
khuẩn tăng nhiều so với năm 2000 chỉ có 80,8%. Muỗi đốt truyền HIV là 21%,
giảm hơn so với năm 2000 là 34,2%. Không biết về cách lây truyền của HIV là
4,8% giảm hơn so với năm 2000 là 7,9%.
+ Lòng tin của cộng đồng về HIV khơng bị lây nhiễm trong những sinh hoạt
bình thường hàng ngày như bắt tay, ăn uống chung hay chạm vào người bị nhiễm
HIV gia tăng có ý nghĩa thống kê.
+ Thái độ của cộng đồng là dùng bao cao su trong QHTD khi vợ hoặc chồng
nhiễm HIV, đối xử với người nhiễm HIV là gần gũi động viên chăm sóc hay đối với
người thân quen nhiễm HIV là đưa đến cơ quan tư vấn điều trị gia tăng có ý nghĩa
thống kê [23].
Năm 2005, Hoàng Anh Vường và Cs. Nghiên cứu Kiến thức và thực hành về
phòng chống nhiễm HIV/AIDS của nhân dân thành phố Pleiku cho kết quả như
sau: 81,7 – 95,2% hiểu biết đúng hoàn toàn về các đường lây truyền HIV/AIDS;
73,8 – 95,7% hiểu biết đúng các biện pháp phịng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, 5,8%

có quan hệ tình dục ngồi hơn nhân và 6,0% có quan hệ tình dục trước hơn nhân,
chỉ có 50% là thường xuyên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục ngồi hơn
nhân và trước hơn nhân và 34,9% có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Yếu tố liên
quan đến kiến thức và thực hành phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng có sự khác
nhau về trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống gia đình dẫn đến sự khác biệt ít
nhiều về kiến thức và thực hành đúng trong phịng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Nhóm có học vấn từ trung học cơ sở trở nên có kiến thức đúng (82,6 –
86,6%) cao hơn nhóm tiểu học và mù chữ có kiến thức đúng 71,4% và thực hành
đúng (95,3 – 96,2%) cao hơn nhóm tiểu học và mù chữ là 78,6%.


20

- Cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên có kiến thức đúng (85,7 –
87,2%) cao hơn nhóm nghề làm nơng và bn bán có kiến thức đúng (78 – 78,8%).
- Nữ giới có thực hành đúng 98,7% cao hơn nam giới là 89,7% và nhóm tuổi
15 đến 29 có thực hành đúng 95,8% cao hơn nhóm tuổi 30 đến 49 là 92,5%.
- Học sinh, sinh viên có thực hành đúng 97,8% cao hơn những người làm
nghề nông, nghề buôn bán và nghề tự do, thợ thủ công, lao động giản đơn (92,3 –
93,3%).
- Nhóm có mức sống gia đình tạm đủ có thực hành đúng 94,8% cao hơn
nhóm có mức sống thiếu thốn là 85,9% [24].
Năm 2006 Phạm Thọ Dược và Cs, Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về
HIV/AIDS của cộng đồng dân cư ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk cho kết quả sau:
- Hiểu biết đúng 3 đường lây: dân bình thường 74,5%, nguy cơ cao: 82,7%;
- Cách phịng lây HIV đúng: dân bình thường: 76,3%, nguy cơ cao : 84,5%;
thái độ chấp nhận người nhiễm: dân cư bình thường 31,3%, nguy cơ cao 80,9%; có
phân biệt đối xử đối với người làm chủ lao động: dân cư bình thường: 69,2%, nguy
cơ cao: 81,8%; dùng chung bơm kim tiêm có lây nhiễm: dân cư bình thường:
72,5%, nguy cơ cao : 95,5%; quan hệ tình dục khơng an tồn: dân cư bình thường:

70,7%, nguy cơ cao : 92,7% [8].


×