Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực trạng nhiễm HPV (human papilloma virus) ở cổ tử cung phụ nữ tuổi sinh đẻ tại phường tự an, thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 90 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết
Trên thế giới, ung thư cổ tử cung(UTCTC) đứng thứ sáu trong các loại
ung thư và đứng thứ nhì trong các loại ung thư xâm lấn ở phụ nữ, chỉ sau ung
thư vú. Ước tính hằng năm có 529.409 ca UTCTC nhiễm mới và 274.883 ca tử
vong . Ở Việt Nam, theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2010, ung

thư cổ tử cung được xếp thứ năm trong số các loại ung thư thường gặp ở phụ
nữ, và xếp thứ nhất ở nhóm tuổi sinh đẻ với tỷ lệ mắc là 11,7/100.000
người/năm và có khoảng 5,6/100.000 người phụ nữ Việt Nam qua đời hằng
năm vì căn bệnh này. Dự đoán đến 2025, số ca mắc mới tăng 40% cho lứa
tuổi <65, 80% cho lứa tuổi >65 trong khi tỷ lệ tử vong tăng lần lượt là 62% và
75% [2].
Trong thập niên 70, HPV(Human Papilloma Virus) được mô tả như là một
trong những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử cung, dị sản (Heteroplasia) cổ tử
cung(CTC) là tiền đề của UTCTC. Từ đó có nhiều công trình nghiên cứu về
HPV và xác định HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra UTCTC [16], [23]. Đây
là nỗi lo đeo đẳng của người phụ nữ, ngay từ khi bắt đầu có quan hệ tình dục.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ là đối tượng chính bị HPV tấn công. Mặc dù vậy, phụ
nữ độ tuổi trung niên vẫn có thể nhiễm mới HPV và không thể loại trừ nhiễm các
loại HPV có khả năng gây ung thư. Làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện
sớm ung thư cổ tử cung, giúp giảm gánh nặng bệnh tật và ảnh hưởng tâm lý nặng
nề cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, luôn là một câu hỏi lớn cần được
giải đáp.
Có hơn 100 týp HPV được biết đến nhưng chỉ 16 týp được xếp vào diện
nguy cơ cao gây UTCTC, trong đó týp HPV16 và HPV18 gây nguy hiểm nhất.
Kế đến, týp HPV45 gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Các týp còn
1


lại chỉ có khả năng gây các tổn thương vùng sinh dục lành tính hoặc gây mụn


cóc ở tay chân.
Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ và sự phân bố các týp nguy cơ rất khác nhau ở
các vùng địa lý và dân số nghiên cứu. Trên toàn cầu tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ
có kết quả xét nghiệm tế bào học (Pap test) bình thường năm 2007 là 10,4%,
trong đó có sự khác nhau theo từng khu vực, châu Phi 22,1%, Trung Mỹ 20,4%,
Bắc Mỹ 11,3%, châu Âu 8,1% và châu Á 8,0% . Tại khu vực châu Á, tỷ lệ nhiễm
HPV ở Lào 6,2%, Thái Lan 6,3%, Trung Quốc 13,6% . Tại Việt Nam, tỷ lệ
nhiễm HPV ở phụ nữ là 5,4% , nhưng thay đổi theo từng nghiên cứu và dao
động trong khoảng 2,0 – 11% . Các yếu tố liên quan đến sự nhiễm dai dẵng HPV
góp phần diễn tiến đến ung thư cổ tử cung đã được các nghiên cứu ghi nhận như
quan hệ tình dục khi ở tuổi thiếu niên, sinh đẻ nhiều, dùng thuốc ngừa thai lâu
dài, thời gian đặt vòng tránh thai, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
quan hệ với nhiều bạn tình, hút thuốc lá… . Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất
và cơ chế giải thích rõ ràng giữa các nhà nghiên cứu trên thế giới về vai trò thực
sự của các yếu tố nguy cơ này.
Phường Tự An nằm ở trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk
Lắk dân cư đa đạng ngành nghề nhưng chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán
nhỏ lẻ, tiểu thủ công nghiệp. Đời sống người dân tuy ổn định nhưng vẫn còn hộ
nghèo (1%). Ở đây, trình độ dân trí chưa cao, vẫn còn một số phong tục tập quán
lạc hậu nên kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, viêm nhiễm đường
sinh dục nữ nói riêng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, phụ nữ tuổi sinh đẻ cư trú tại
phường chiếm một nữa dân số nữ (3786 / 8724), do đó việc phát hiện nhiễm
HPV, ngăn ngừa ung thư CTC tại địa bàn chúng tôi đang sinh sống là việc cần
quan tâm.

2


Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng nhiễm HPV
(Human Papilloma Virus) ở cổ tử cung phụ nữ tuổi sinh đẻ tại phường Tự

An, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu của đề tài
1/ Xác định tỷ lệ nhiễm HPV, nhiễm các týp HPV nguy cơ cao dẫn đến
ung thư ở cổ tử cung phụ nữ tuổi sinh đẻ tại phường Tự An, Thành phố Buôn Ma
Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
2/ Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ tuổi
sinh đẻ tại phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
3. Ý nghĩa
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bằng các kỹ thuật khác nhau, đề tài xác định tỷ lệ nhiễm HPV, nhiễm các
týp nguy cơ cao và mức độ thay đổi tế bào cổ tử cung ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại
phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, đề tài xác định một số yếu
tố liên quan tiến triển đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ trên địa
bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả khảo sát của đề tài góp phần vào công tác tư vấn bảo vệ sức khoẻ
cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ tại phường Tự An, Thành
phố Buôn Ma Thuột trong việc hiểu biết, nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây
ung thư cổ tử cung cũng như tác nhân gây bệnh.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển từ các tế bào tại cổ tử
cung. Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường một cách
tự động và không kiểm soát. Ung thư cổ tử cung tiến triển bằng cách có thể xâm
lấn tại chỗ hay lan rộng đến những cơ quan khác của cơ thể và gây tử vong.
Nhiễm lâu dài HPV (Human Papillom Virus) là điều kiện thuận lợi dẫn đến ung

thư cổ tử cung. Một trong những triệu chứng thông thường nhất là chảy máu âm
đạo bất thường, cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng gì cho đến khi
phát hiện ung thư. Henrietta Lacks, người Mỹ gốc Phi, là người phụ nữ đầu tiên
được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung và qua đời khi chị mới 31 tuổi [32]. Theo
nghiên cứu của Cơ quan Quốc tế về ung thư thì 99,7% các trường hợp ung thư
cổ tử cung có sự hiện diện của HPV týp nguy cơ cao . Ở Việt Nam theo ghi nhận
của bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2003 thì
UTCTC chiếm 10% tổng số các ung thư ở nữ mà nhân tố chính là HPV.
1.1.1. Cấu tạo của cổ tử cung
Gồm hai phần: cổ ngoài và cổ trong (hình 1.1.).

Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu học của cổ tử cung.
- Hình 1A: CTC của người phụ nữ chưa sinh con
- Hình 2A: CTC của người phụ nữ đã sinh con.
4


- Cổ ngoài: là phần nhô vào trong âm đạo, được bao phủ bởi biểu mô lát tầng
không sừng hóa, giống tế bào biểu mô lát tầng của âm đạo nhưng trơn láng hơn,
gồm có 5 lớp tế bào từ L1 – L5 (hình 1.2):
+ L1: lớp đáy (lớp sinh sản) có 1 hàng tế bào.
+ L2: lớp cận đáy có 1-2 hàng tế bào.
+ L3: lớp trung gian ( lớp tế bào gai) có 6 - 8 hàng tế bào.
+ L4: lớp bề mặt ( lớp tế bào gai trưởng thành) có 5-6 hàng tế bào.
+ L5: lớp bong vảy.

Hình 1.2. Cấu trúc mô học cổ ngoài cổ tử cung.
- Cổ trong: là một ống hình trụ nối cổ ngoài với thân tử cung được bao phủ bởi
một lớp tế bào hình trụ đơn tiết nhầy, giữa mặt đáy của tế bào này và màng đáy
bên dưới còn có một lớp tế bào không liên tục, các tế bào này có kích thước nhỏ,

nhân tròn, tương đối khó thấy gọi là các tế bào dự trữ (reserve cells) mũi tên đen
(hình 1.3). Các tế bào dự trữ có chức năng tương tự tế bào lớp đáy của biểu mô
cổ ngoài, giữ nhiệm vụ sinh sản ra các tế bào trụ tiết nhầy mới thay thế cho các
5


tế bào đã bị hư hỏng, bong tróc. Biểu mô này gấp nếp sâu vào trong mô đệm bên
dưới tạo thành khe tuyến. Lỗ ngoài CTC là ranh giới giữa cổ ngoài và cổ trong
CTC.

Hình 1.3. Cấu mô học cổ trong cổ tử cung.
- Vùng tiếp giáp: là vùng nằm giữa biểu mô lát tầng không sừng hóa của cổ
ngoài và biểu mô tuyến trụ đơn của cổ trong được gọi là lỗ cổ ngoài mô học.
Đây là vùng chuyển tiếp của hai loại tế bào biểu mô (mũi tên xanh hình 1.4) GaiTrụ. Khi chưa đến tuổi dậy thì, đường tiếp hợp gai-trụ nằm đúng ngay lỗ ngoài
CTC. Ở phụ nữ trong tuổi hoạt động tình dục, tuyến cổ trong lan dần xuống cổ
ngoài tạo ra vùng lộ tuyến CTC, đẩy đường tiếp hợp gai-trụ ra xa khỏi lỗ ngoài
CTC, biểu mô cổ trong phải thích nghi với môi trường mới có tính a xít của âm
đạo bằng cách tăng sản các tế bào dự trữ tạo nên các lớp tế bào biệt hóa theo
hướng gai, đẩy dần lớp tế bào trụ lên trên và cuối cùng hình thành nên một biểu
mô lát tầng tương tự cổ ngoài. Chính do hoạt động tăng sản (hyperplasia) và
chuyển sản (metaplasia) này cùng với tác nhân gây viêm kéo dài, dẫn đến nghịch
sản (dysplasia) và không được điều trị thì sẽ chuyển thành ung thư cổ tử cung.
6


Hình 1.4. Cấu trúc mô học vùng tiếp giáp giữa cổ ngoài và cổ trong
của cổ tử cung.
1.1.2. Tác nhân gây ung thư cổ tử cung
Các nghiên cứu về dịch tễ học về phân tử trong 20 năm gần đây đã cho
thấy rằng trong số các yếu tố nguy cơ liên quan ung thư cổ tử cung là: nhiều bạn

tình, quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên, sinh đẻ nhiều, sử dụng thuốc ngừa thai
lâu dài, thời gian đặt vòng tránh thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, viêm nhiễm dai dẳng, hút thuốc lá, trong đó nhiễm HPV týp nguy cơ cao là
đứng hàng đầu.
Bằng chứng đầu tiên chứng tỏ có sự liên kết giữa HPV với ung thư cổ tử
cung xuất hiện vào năm 1976, khi nhà tế bào học người Canada Alexander
Meisels lần đầu tiên phát hiện sự hiện diện của các tế bào bóng hay còn gọi là tế
bào rổng (Koilocytosis) khẳng định trên phết tế bào cổ tử cung có nhiễm HPV.
Trong suốt 25 năm sau đó, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên kết
này. Vào năm 2000, các chuyên gia tổng kết 200 nghiên cứu từ năm 1980 đến
năm 2000 đã xác nhận có mối liên quan thật sự giữa nhiễm HPV với ung thư cổ
7


tử cung. Harald Zur Hausen nhà vi rút học người Đức đã được trao giải Nobel y
học về sự kiện này năm 2008.

Hình 1.5. Hình dạng của HPV .
1.1.3. Sự hình thành ung thư xâm lấn cổ tử cung do HPV
Khoảng 80% số phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành bị lây nhiễm HPV ít nhất
một lần trong đời. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV sẽ có
biểu hiện loạn sản (dysplasia) ở giai đoạn tiền ung thư, trong số này có gần 8%
sẽ ung thư tại chổ. Khoảng 10 -20% số người ung thư ở giai đoạn chưa xâm lấn
còn giới hạn ở cổ tử cung, nếu không điều trị sẽ tiến triển thành ung thư dạng
xâm lấn. Như vậy, trong tổng số một triệu phụ nữ bị nhiễm HPV ban đầu sẽ có
trung bình 0,16% hay 1.600 người bị ung thư xâm lấn . Quá trình tiến triển từ khi
bị nhiễm HPV đến ung thư cổ tử cung theo lâm sàng trải qua năm giai đoạn.
+ Giai đoạn 0: Ung thư tại chổ (carcinoma insitu tương đương với CIN 3).
+ Giai đoạn 1: Tế bào ung thư còn giới hạn ở cổ tử cung.
-1a1: Xâm nhập vào mô đệm < 3mm chiều sâu.

-1a2: Xâm nhập vào mô đệm > 3mm nhưng < 5mm chiều sâu.
-1b: Xâm nhập vào mô đệm nhiều hơn giai đoạn 1a2.
8


+ Giai đoạn 2: Ung thư lan rộng ra ngoài cổ tử cung nhưng chưa đến thành chậu
và 1/3 dưới âm đạo.
+ Giai đoạn 3: Ung thư lan rộng đến thành chậu và đến 1/3 dưới âm đạo.
+ Giai đoạn 4: Ung thư lan rộng ra ngoài vùng chậu hoặc liên quan đến niêm
mạc trực tràng, bàng quang và đã có di căn.
Quá trình hình thành và tốc độ biến chuyển của ung thư cổ tử cung còn
tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của người bị nhiễm mạnh hay yếu .
1.1.4. Cơ chế sinh học phân tử gây ung thư cổ tử cung
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, các týp HPV nguy cơ cao là các tác
nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tế bào dẫn đến ung thư cổ tử cung. Cơ chế
gây ung thư bắt đầu khi vi rút xâm nhiễm vào lớp tế bào đáy thuộc biểu mô lát
tầng của cơ thể, các týp HPV “nguy cơ cao” sản sinh các gen gây ung thư
(oncogen) chủ yếu là E6, E7. Sau khi tích hợp vào hệ gen vật chủ, cấu trúc của
gen E2 trong HPV bị phá vỡ và không còn khả năng kiểm soát hai gen gây ung
thư E6 và E7, khi đó hai gen này được sao mã và tổng hợp các gen tương ứng,
đồng thời sẽ tương tác và vô hiệu hóa các gen điều hòa chu trình phân bào của tế
bào chủ như pRb và p53. Hơn nữa, HPV có thể gắn chèn vào nhiễm sắc thể của
tế bào chủ, lúc đó hoạt động của hai gen E6, E7 sẽ tăng cao thúc đẩy mạnh quá
trình phân bào. Kết quả là tế bào bị nhiễm HPV sinh sản một cách tự phát, không
kiểm soát và phát triển thành tế bào ung thư. Về phía tế bào chủ, khi gen điều
hòa pRb bị kìm hảm bởi tương tác với gen E7, tế bào sẽ tăng sản sinh một gen
điều hòa quan trọng khác là p6INK4A nhằm tái lập sự kiểm soát. Kết quả thấy rõ
nhất là sự tăng cao hàm lượng E7 của vi rút và p6INK4A của các tế bào bị nhiễm
HPV týp “nguy cơ cao” có khả năng chuyển dạng thành ung thư .
Các nghiên cứu Microarray cũng cho thấy khi xâm nhập vào tế bào, HPV

kìm chế hoạt động của hàng loạt các gen có vai trò trong quá trình sinh trưởng

9


của tế bào và đáp ứng interferon chống virút, đồng thời cũng làm tăng biểu hiện
của hàng loạt các gen có vai trò trong hình thành các khối u .
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đồng nhiễm nhiều týp HPV với sự có
mặt ít nhất một týp nguy cơ cao sẽ làm tăng khả năng tiến triển ung thư cổ tử
cung . Tuy các týp nguy cơ thấp hầu như không gây ung thư khi lây nhiễm độc
lập, nhưng khi đồng nhiễm cùng các týp nguy cơ cao chúng sẽ làm tăng nhanh
sự chuyển dạng tế bào và rút ngắn thời gian tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Tỷ lệ đồng nhiễm các týp HPV rất cao trên 39% [34].
1.2. Đặc điểm sinh học của HPV (Human Papilloma Virus)
1.2.1. Cấu tạo của HPV
Human Papilloma Virus là một loại virút mang ADN không có vỏ bọc
thuộc họ Papovaviridae, dòng Taxonomic cổ. Có kích thước nhỏ, đường kính
trung bình khoảng 50-55 nm (hình 1.5), vỏ capsid của HPV có 20 mặt và được
cấu thành 72 capsomer (hình 1.6), mỗi đơn vị capsomer gồm hai loại protein
capsid là protein L1 và L2. Protein L1 là một pentamer và là thành phần chủ yếu
của vỏ capsid. Genome của HPV là một phân tử ADN kép, khép vòng, siêu
xoắn, có kích thước nằm trong khoảng từ 7,2 kbp đến 8,1 kbp. Khung đọc mở
mã hoá cho toàn bộ protein của HPV nằm trên một mạch của phân tử ADN kép
(hình 1.7).
Dựa vào chức năng, genome của HPV được chia thành ba vùng chính:
- Vùng gen mã hoá cho các protein sớm (E-Early) gồm các gen E1, E2,
E3, E4, E6 và E7. Chứa các khung đọc mở mã hóa cho các protein tham gia vào
quá trình sao chép, phiên mã và chuyển dạng tế bào trong quá trình nhân lên của
virút và sự tiến triển của ung thư cổ tử cung .
- Vùng gen mã hoá cho protein muộn (L-Late) Chứa các khung đọc mở

mã hóa cho các protein cấu trúc L1 và L2 hình thành vỏ capsid của virút.

10


- Vùng điều hoà ngược còn gọi là vùng điều khiển dài (LCR-Long Control
Region) không có chức năng mã hoá, làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình phiên
mã, vùng này có kích thước 400-1000 bp. Vùng LCR mang các trình tự điều
khiển quá trình sao chép của HPV .

Hình 1.6. Sự hình thành capsid của HPV [15].

Hình 1.7. Cấu trúc genome HPV. Hai gen L1, L2 mã hóa cho capsid vỏ. Sáu gen
E1, E2, E4, E5, E6, E7 mã hóa cho các protein sớm, vùng LCR là vùng điều hoà
ngược .
11


1.2.2. Các týp của HPV
Theo phân tích di truyền, sự khác biệt về trình tự ADN, người ta phát hiện
và định danh hơn 100 týp HPV, nhưng sự khác nhau về bộ gen giữa các týp chỉ
khoảng 10% . Các týp này được xác định bằng cách lai phân tử ADN của týp
nghiên cứu và các týp đã biết, nếu mức độ tương đồng nhỏ hơn 50% thì coi như
týp mới.

Hình 1.8. Cấu trúc và các phân týp của HPV
Dựa vào khả năng gây ung thư, chúng được chia thành hai nhóm:
- Nhóm nguy cơ cao (HR-HPV-High Risk Human Papilloma Virus): gồm
các týp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 55, 56, 59, 66, 68. Các týp này có khả năng
tổ hợp ngẫu nhiên vào ADN của tế bào chủ dẫn đến tăng hoạt động hai gen E6

và E7 của vi rút. Gen E7 gây bất hoạt gen ức chế u nằm trên nhiễm sắc thể 17 là
p53 và gen ức chế u nằm trên nhiễm sắc thể 13 là pRb (Rb-Retino blastoma) của
tế bào chủ. Gen E6 thúc đẩy sự giáng hóa của gen p53 và gen bax-gen thúc đẩy
sự tự hủy tế bào, đồng thời tái hoạt hóa telomerase, kết quả là tế bào chủ bị thúc
đẩy tăng sinh và bất tử hóa, dẫn đến loạn sản và ung thư cổ tử cung .
12


Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các týp HPV nguy cơ cao như 16, 18,
31, 33, 35, 39,45 hiện diện trong gần 100% các trường hợp ung thư cổ tử cung
xâm lấn, 75 – 90% và trong các tổn thương tiền ung thư. Có đến 99,7% phụ nữ
ung thư cổ tử cung tìm thấy HPV trong phết tế bào cổ tử cung, trong đó týp 16
chiếm 50%, týp 18,31 và 45 chiếm 30% .
- Nhóm nguy cơ thấp (LR-HPV-Low Risk Human Papilloma Virus): gồm
các týp 1, 2, 4, 6, 7, 11, 26, 42, 44, 53, 54, 62, 66, 70, 73, ADN của các týp này
tồn tại dưới dạng vòng (episome) và không được tổ hợp vào ADN của tế bào chủ
nên ít có khả năng gây ung thư, chỉ gây ra các mụn cóc ở vùng sinh dục týp
1,2,4,7, hoặc u lành ở cổ tử cung gọi là condylôm týp 6,11, hoặc có thể không
biểu hiện triệu chứng bệnh trong kết quả lâm sàng .
So sánh về mức độ nguy hiểm giữa các týp, theo Giáo sư Anthony Gunnel
(Viện Karolisnka,Stockhom), với những phụ nữ nhiễm HPV16 nồng độ cao,
nguy cơ bị ung thư cổ tử cung tăng gấp 6 lần so với phụ nữ nhiễm HPV các týp
khác .
1.2.3. Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của HPV
Cổ ngoài và cổ trong của CTC là nơi tiếp giáp hai loại biểu mô khác nhau
(hình 1.4), biểu mô trụ có cấu trúc tuyến và biểu mô lát tầng không sừng hóa.
HPV tác động chủ yếu vào các tế bào biểu mô lát tầng không sừng hóa là lớp
biểu mô có chức năng che chở, bảo vệ sẽ phát triển dần lên hướng bề mặt và sau
đó sẽ bong ra ngoài còn gọi là biểu mô gai. Virút tấn công vào lớp tế bào sinh
sản (lớp tế bào đáy) của biểu mô gai khi có những tổn thương nhỏ như trầy sướt

nhẹ hoặc là các chấn động nhẹ ở lớp biểu mô này và gây ra hiện tượng tế bào
phát triển mạnh hơn bình thường (phản ứng sửa chữa tự nhiên của cơ thể) rồi sau
đó là các lớp tế bào tiếp theo của biểu mô gai.
Chu trình nhân lên của HPV bắt đầu bằng sự xâm nhập của virút vào lớp
tế bào đáy của biểu mô gai lát tầng của cổ tử cung. Đa số các týp HPV cả nguy
13


cơ cao và nguy cơ thấp có thể xâm nhập vào biểu mô gai lát tầng của cổ tử cung
mà không cần các thụ thể đặc hiệu. Tuy nhiên một số týp HPV còn cần có sự trợ
giúp của các thụ thể đặc hiệu. Ví dụ thụ thể α6-Integrin trên bề mặt tế bào biểu
mô cần cho sự xâm nhập của HPV6 vào tế bào. Thụ thể Heparin sulfate cần cho
sự xâm nhập của HPV11 và HPV33.
Ngay sau khi xâm nhập vào tế bào chủ, ADN của HPV nhân lên theo quá
trình biệt hoá của lớp tế bào đáy và phát triển tiến đến các lớp tế bào bề mặt của
biểu mô. Ở lớp đáy, sự nhân lên của virút không có hiệu quả, virút tồn tại ở dạng
bổ sung (vòng episome), và nhân lên nhờ bộ máy sao chép của tế bào chủ, hoặc
tồn tại ở đó qua nhiều thế hệ, Trung bình một bản copy sẽ được tổng hợp sau mỗi
chu trình nhân lên của tế bào. Trong các tế bào chứa keratin đã được biệt hoá ở
phía trên lớp đáy của biểu mô (lớp tế bào gai), genome virút sẽ được tái bản. Do
đó số bản copy của ADN virút được nhân lên rất nhiều. Protein capsid vỏ của
HPV ( L1, L2) cũng được tổng hợp và lắp ráp với ADN để hình thành vô số các
hạt virion mới phóng thích vào môi trường. Như vậy có mối liên quan giữa quá
trình nhân lên của vi rút và quá trình biệt hóa mô.
1.2.4. Khả năng đáp ứng miễn dịch khi nhiễm HPV
Những tế bào lớp ngoài cùng của biểu mô gai lát tầng chịu sự giám sát
chặt chẻ của hệ thống miễn dịch. Khi cổ tử cung bị viêm nhiễm, hệ thống miễn
dịch này được kích hoạt sẽ tấn công trở lại vi rút. Do đó ban đầu khi xâm nhiễm
vào tế bào chủ, HPV hầu như không gây ra tình trạng viêm, không hoạt hóa hệ
miễn dịch. và HPV lợi dụng sự bong vảy của tế bào để lẫn trốn miễn dịch. Một

số ít kết quả nghiên cứu miễn dịch học cho thấy có sự gia tăng nồng độ kháng
thể với HPV sau khi bị nhiễm tự nhiên nhưng nồng độ kháng thể này chưa đủ để
gây đáp ứng miễn dịch. Trường hợp những người mắc hội chứng suy giảm miễn
dịch (AIDS-Acquired Immuno Deficiency Syndrome), khả năng bảo vệ chống

14


virút của hệ miễn dịch giảm đi đáng kể. Do đó các bệnh nhân này dễ bị nhiễm
HPV và khi đã nhiễm thì tiến triển tiền ung thư sẽ nhanh và nghiêm trọng.
Không giống như nhiễm hầu hết các virút khác, sau khi lây nhiễm HPV
lượng kháng thể do cơ thể con người sinh ra không đủ để có thể chống lại những
lần tái nhiễm về sau. Nguyên nhân là do HPV chỉ gây ra miễn dịch tại chỗ và
hàm lượng kháng thể được sinh ra rất thấp. Kháng thể sinh ra do nhiễm tự nhiên
này không tạo ra khả năng bảo vệ đầy đủ cho cơ thể chống lại những lần tái
nhiễm với cùng một týp HPV hoặc với týp HPV khác có tương đồng hệ gen. Vì
thế việc tiêm vắc xin HPV không chỉ có ích đối với những người chưa quan hệ
tình dục để bảo vệ ở lần nhiễm đầu tiên, mà còn cần thiết cho những người đã
từng nhiễm HPV để ngăn ngừa tái nhiễm HPV sau này có thể gây ung thư cổ tử
cung .
1.3. Tình hình nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư được xếp hàng thứ hai trong số các ung
thư phổ biến của phụ nữ trên thế giới nhưng lại chiếm vị trí hàng đầu trong các
ung thư của phụ nữ tại các nước đang phát triển. Thế giới có 2329.08 triệu phụ
nữ tuổi từ 15 trở lên có nguy cơ bị căn bệnh này. Ước tính mỗi năm có khoảng
273.505 ca tử vong do ung thư cổ tử cung trên khắp thế giới . Theo Globocan
2008, có 530.000 ca ung thư cổ tử cung được thông báo mỗi năm với 275.000 ca
tử vong, 85% ở các nước đang phát triển, cao nhất ở đông và Tây Phi 30/100.000
dân, Nam Phi 26,8/100.000 dân, Nam và Trung Châu Á 24,6/100.000 dân, Nam

Mỹ và Trung Phi 23,9 và 23,0/100.000 dân, 80.000 ca ở châu Mỹ, 61.000 ca ở
châu Âu, 75.000 ca ở châu Phi, 188.000 ca ở Đông Nam Châu Á . Tại châu Mỹ,
theo dữ liệu của WHO vào năm 2007, tỷ lệ nhiễm HPV hằng năm là 15,6% và
ung thư cổ tử cung xâm nhập ở phụ nữ là 86.532 khoảng 70,7% trong khi ở khu
vực có kinh tế phát triển hơn tỷ lệ này chỉ là 7,7 . Theo thống kê toàn cầu của
15


Globocan vào năm 2008, tỷ lệ mắc và chết của ung thư cổ tử cung thấp nhất ở
Tây Á, Bắc Mỹ, Úc và Tân Tây Lan < 6/100.000 dân, vì hầu hết phụ nữ ở các
nước này đều kiểm tra tế bào học (Pap’s test) định kỳ, nếu có tế bào bất thường
sẽ được điều trị trước khi chuyển thành ung thư. Tỷ lệ mắc và chết này 88% ở
các nước đang phát triển, cao nhất ở Đông Phi, quần đảo Tây Nam Thái Bình
Dương và Trung Mỹ (>40%), các nước khu vực châu Á có tỷ lệ từ 15 25/100.000 dân. . Một nghiên cứu của Munõz vào năm 2004 trên 3.607 phụ nữ
bị ung thư cổ tử cung tại 25 quốc gia khác nhau cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là
96% và 30 týp HPV khác nhau đã được xác định.
Các týp HPV phổ biến nhất là 16, 18, 45, 33, 52, 58, 39 . Trong các HRHPV, HPV16 phổ biến nhất ở Bắc Phi, HPV18 ở phía Nam Châu Á, HPV45 ở sa
mạc Sahara, khu vực Trung và Bắc Mỹ . Nhờ vào việc xác định các týp HPV mà
vắc xin phòng ngừa được khuyên dùng ở các khu vực khác nhau. Vắc xin týp 16
và 18 ngăn ngừa 71% ung thư cổ tử cung trên khắp thế giới, đặc biệt hiệu quả ở
châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Ngược lại, vắc xin chứa 7 týp HPV phổ biến ngăn
ngừa 87% ung thư cổ tử cung trên khắp thế giới.
Các nước khu vực châu Á có tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng khá cao.
Nghiên cứu của Toshiyuki Maehama tại ba đảo riêng biệt của Okinawa – Nhật
Bản, tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng là 9 -10%, trong đó phổ biến là các týp
16, 18, 31, 33, 35 và 58 . Tại Singapore, nghiên cứu của Chan Roy trên 187 gái
mại dâm, cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 14,4%, các týp HPV chủ yếu là 16, 58 và
18 . Tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1980, mối liên quan giữa nhiễm HPV
và ung tư cổ tử cung đã được đề cập đến. HPV phát hiện được trong 99,7% các
trường hợp ung thư cổ tử cung. Tại bệnh viện ở Chaozhou ở phía đông của tỉnh

Quảng Đông, Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm HPV ở những phụ nữ từ 35 – 50 tuổi là
24,5%, cao hơn 5-10% tỷ lệ nhiễm HPV chung của thế giới , 6 týp HR-HPV gặp
nhiều là 52,16,58,18,68,và 33. Độ tuổi và genotyp của HPV nhiễm có liên quan
16


đến mức độ biến đổi tế bào, trong đó HPV16 và HPV18 có nguy cơ biến đổi tế
bào nhiều nhất.

Hình 1.9. Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trên thế giới.
1.3.2. Tại Việt Nam
Trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã sử dụng xét nghiệm tế bào học
(Pap test) để tầm soát ung thư cổ tử cung, và cũng đã góp phần đáng kể trong
việc làm giảm tỷ lệ tử vong của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, ở Miền Nam Việt
Nam, ung thư cổ tử cung vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư sinh
dục nữ .
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học đặc biệt là ngành
công nghệ sinh học, nhiều nghiên cứu dịch tể học về HPV đã được triển khai và
thực hiện. Năm 1997, Viện Ung Bướu, Hà Nội. Bệnh Viện Hùng Vương,
TPHCM, Việt Nam Proyecto Epidemiologico Guanacaste, Santa Ana, Costa Rica
- International Agency for Research on Cancer, Lyon, France- Children’s
Hospital & Regional Medical Center, Virology Laboratory Seattle, WA, USA
and VU Medical Center, Amsterdam, the Netherlands thực hiện một nghiên cứu
17


chọn mẫu ngẫu nhiên trên quần thể về nhiễm HPV ở phụ nữ đã kết hôn, tuổi 1869 tại phía Nam và phía Bắc Việt Nam. Để phát hiện HPV, GP5+/6+ primer
mediated PCR-Polymerase Chain Reaction và enzyme immunoassay đã được sử
dụng. Có tất cả 922 phụ nữ tại TPHCM được thu dung và đã tìm thấy 10,9%
HPV dương tính [12]. Ở TPHCM và Hà Nội 30 týp HPV khác nhau đã được tìm

thấy, thường gặp nhất là HPV týp 16, theo sau là HPV týp 58,18 và 56. Năm
2003, các tác giả Vũ Thị Nhung, Hồ Huỳnh Thùy Dương, Nguyễn Hoàng
Chương và Nguyễn Thị Vân Anh tiến hành một nghiên cứu về mối liên hệ giữa
các týp HPV và những tổn thương tiền ung thư – ung thư trên 50 bệnh nhân có
tân sinh biểu mô cổ tử cung từ CIN I-Cervical Intraepithelial Neoplasia đến ung
thư tế bào CTC ở Bệnh Viện Hùng Vương TP HCM. 38/50 bệnh nhân có HPV
dương tính, chiếm 76%. Trong đó HPV nhóm nguy cơ thấp, týp 11, có tỷ lệ cao
nhất 26%. HPV nhóm nguy cơ cao, týp 16 chiếm 21%. Theo Lê Thị Kiều Dung,
năm 2004, tỷ lệ nhiễm HPV trên phụ nữ có cổ tử cung bình thường là 5,7%,
trong khi ở những phụ nữ có tân sinh biểu mô cổ tử cung là 74,3% . Nghiên cứu
khác của Vũ Thị Nhung năm 2006 tại TPHCM, tỷ lệ nhiễm HPV cộng đồng là
11,86%, Tỷ lệ nhiễm các týp HPV nguy cơ cao là 77,52% và chiếm đa số là týp
18 (36%), kế đó là týp 58 (14,6%) và týp 16 (8,98%) . Năm 2007, Phạm Hùng
Vân đã phát triển phương pháp giải trình tự trực tiếp sản phẩm PCR đặc hiệu
gene L1 để nhờ đó xác định kiểu gen của HPV (Genotype HPV) .
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Vân, 2008 trên 472 phụ nữ tuổi sinh đẻ
tại địa bàn huyện CưMgar, Tỉnh Đắk Lắk, cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng
đồng là 7,6%, trong đó nhiễm đơn lẻ một týp HR-HPV chiếm tỷ lệ là
69,4%/25/36 trường hợp có HPV dương tính, hoặc đồng nhiễm từ 2 đến 3 týp
(HR-HPV và LR-HPV) chiếm 30,6%/11/36 trường hợp có HPV dương tính. Các
týp HPV phát hiện là 16,18,58,81,45 .

18


Gần đây nhất là nghiên cứu của Lan Vũ, 2012 trên 4500 phụ nữ đã lập gia
đình tuổi từ 15 – 69, tại năm thành phố lớn của Việt Nam là 1500 mẫu ở Hà Nội
và TPHCM, 3000 mẫu ở Thái Nguyên, Huế, Cần Thơ, cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV
ở các khu vực rất khác nhau lần lượt là 6,13%, 8,27% và 9,2%, 8,6%, 10,2%. Tỷ
lệ nhiễm HPV ở miền Bắc vẫn thấp hơn ở Miền Nam Việt Nam. Trong đó nhiễm

chỉ một týp ở TPHCM 64,5% /40/62 trường hợp có HPV dương tính hoặc đồng
nhiễm từ 2 đến 3 týp 35,5% /22/62 trường hợp có HPV dương tính, chỉ có một
trường hợp nhiễm 6 týp. Ở Hà Nội 82,6% /38/46 trường hợp có HPV dương tính,
chỉ có một trường hợp nhiễm 3 týp. Tỷ lệ nhiễm nhiều týp gặp ở phụ nữ thuộc
nhóm tuổi < 30 chiếm 40%, ở nhóm tuổi ≥ 30 chỉ 20%. Phổ biến nhất là HPV18
và HPV16 chiếm 40,74% và 22,22%. Các týp phát hiện nhiều nhất ở TPHCM là
HPV18 (4,4%), HPV11(2,13%), HPV16 (1,47%), HPV58 (0,93%) và HPV70
(0,80%). Ở

Hà Nội là HPV16 (1,73%), HPV18 (1,47%), HPV58 (1,2%),

HPV81 (0,80%) và HPV45 có 4 trường hợp. Trong 1500 mẫu thu được ở phụ nữ
chỉ có 50 mẫu có kết quả Pap bất thường chiếm 3,33% .

Hình 1.10. Tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ tại TPHCM, 2010 .
19


1.4. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV
1.4.1. Liên quan với nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu của López Rivera 2012 tại thành phố Mexico, tỷ lệ
phần trăm có tế bào bất thường và HPV dương tính tăng ở nhóm phụ nữ >35
tuổi. Tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất lần lượt là 22% và 20% ở những phụ nữ thuộc
nhóm tuổi ít hơn 20 tuổi và 70 -76 tuổi, nhóm tuổi 40 - 49 lại có tỷ lệ nhiễm
HPV thấp nhất 6%. Tại tỉnh Shanxi, Trung Quốc, 2005, tỷ lệ nhiễm HPV ở
những phụ nữ từ 35 – 50 tuổi là 24%, cao hơn 5-10% tỷ lệ nhiễm HPV chung
của thế giới . Nghiên cứu của T.Maehama ở Đại học Ryukyus, Okinawa, Nhật
Bản tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở nhóm < 30 tuổi (20,4%). Tác giả Silvia de
Sanjose, 2007 , nghiên cứu trên toàn cầu, tỷ lệ nhiễm HPV hay gặp nhất ở nhóm
tuổi <35 và sau đó tỷ lệ này lại tăng lên đỉnh thứ 2 ở nhóm tuổi >45 đối với các

khu vực châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Theo Kim, tại bệnh viện Gangnam, Đại
học Y khoa Yonsei, Seoul, Hàn Quốc , tỷ lệ nhiễm HPV cao ở phụ nữ tuổi trung
niên (10,3%).
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh tại Hà Nội, 2003, tỷ lệ nhiễm
HPV cao ở nhóm tuổi ≥ 35 tuổi (7,6%) tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị
Nhung, TPHCM (11,86%) , Trần Thị Lợi, TPHCM (67%) , và Nguyễn Thị Tuyết
Vân, CưMgar, Đắk Lắk (11,6%) , ngược lại cũng nghiên cứu của Phạm Thị
Hoàng Anh ở TPHCM thì tỷ lệ nhiễm HPV lại cao hơn ở nhóm tuổi < 35 tuổi
(33,2%), Một nghiên cứu của Lan Vu ở quận Hoàn Kiếm Hà nội năm 2010 thì tỷ
lệ nhiễm HPV tùy thuộc vào nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi <30 ( 17,6%) và
giảm dần khi tuổi tăng [4]. Tuy nhiên trong một nghiên cứu khác của Lan Vũ,
2011 cho thấy tại Hà Nội tỷ lệ HPV dương tính cao nhất ở nhóm tuổi trẻ nhất
(7,6%) trong khi tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất tại TPHCM lại rơi vào nhóm có tuổi
già nhất (11,3%) [5]. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ nhiễm
HPV tăng dần ở nhóm tuổi >35 tùy theo từng nghiên cứu.
20


1.4.2. Liên quan với dân tộc
Theo De Sanjose tỷ lệ nhiễm HPV toàn cầu năm 2007 là 10,4%, khác
nhau theo từng khu vực: cao nhất ở châu Phi (22,1%), kế đến là Trung Mỹ
(20,4%), Nam Mỹ (11,3%), châu Âu (8,1%), thấp nhất là châu Á (8,0%).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Vân , trên 472 phụ nữ tuổi sinh đẻ tại
huyện CưMgar, Đắk Lắk, năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 7,6%, trong đó
tỷ lệ nhiễm HPV ở người kinh cao hơn người dân tộc thiểu số lần lượt là 8,2% và
6,6%, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,52). Tác giả T. Maehama, Nhật
Bản lại cho rằng tỷ lệ nhiễm HPV thay đổi theo hành vi hoạt động tình dục, yếu
tố địa lý, dân tộc và môi trường.
1.4.3. Liên quan với trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu của Kim, Seoul, Hàn Quốc , 2012, tỷ lệ nhiễm HPV ở

người có học vấn dưới cấp III (13,6%), cao hơn người có học vấn đại học và sau
đại học (8,8%), OR là 1,6 (CI 1,04 - 2,5) p = 0,570. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của tác giả Phạm Việt Thanh, 2009, TPHCM cho thấy người có học vấn từ đại
học trở lên có nguy cơ nhiễm HPV cao gấp 2,4 lần so với phụ nữ chỉ học cấp I .
Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh 2003 ở Hà Nội và TPHCM, cũng cho
thấy nhóm có học vấn cao có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn so với nhóm có học vấn
thấp nhưng không có sự khác nhau về phương diện thống kê với OR lần lượt là
1,8 và 1,7. Nghiên cứu của Lan Vu 2011 tại Hà Nội và TPHCM cũng cho thấy
tỷ lệ nhiễm HPV ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên (62,6%)
cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm có học vấn thấp hơn (37,4%), p
= 0,44. Một số nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV nhóm có trình
độ học vấn sau cấp III cao hơn nhóm dưới cấp III.
1.4.4. Liên quan với nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Tuyết Vân 2008, Trần Thị Lợi 2010, Lan
Vu và cộng sự 2011 cho thấy phụ nữ Việt Nam làm nội trợ, làm nông .. chiếm
21


phần nhiều hơn so với các công việc khác, tỷ lệ HPV dương tính lần lượt ở nhóm
nghề nghiệp trong các nghiên cứu này là 8,6%, 38,0%, 34,5%. Sự khác biệt trong
các nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phượng 2004 trên 300 đối tượng là phụ nữ đến khám
phụ khoa tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM ghi nhận có mối liên quan
này.
1.4.5. Liên quan với tình trạng hôn nhân
Nghiên cứu của Trần Thị Lợi , 2010 tại TPHCM, tỷ lệ nhiễm HPV ở
những phụ nữ có chồng 88,1% cao hơn rất nhiều so với phụ nữ hiện tại không
sống chung với chồng như ly dị, góa bụa, độc thân có quan hệ 11,9% tuy nhiên
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm của hai nhóm này.
Nghiên cứu của Lan Vu , 2011 tại Hà Nội cho thấy cũng không có ý nghĩa thống

kê với kết quả tương tự lần lượt là 89,5%, p = 0,85, OR = 1,08 (CI 0,48-2,46) và
8,7%, p = 0,50, OR = 0,60 (CI 0,13-2,66). Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng
Anh , 2003 tại TPHCM và Hà Nội thì có sự khác biệt của hai khu vực này là tỷ lệ
nhiễm HPV ở những phụ nữ có chồng tại TPHCM (11,8%) thấp hơn so với phụ
nữ hiện tại không sống chung với chồng (17,6%). Tỷ lệ này tại Hà Nội là 2,1%
và 4,2% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tương tự nghiên cứu của
Kim ở Seoul, Hàn Quốc tỷ lệ nhiễm HPV ở những phụ nữ có chồng 10,7% và
không có chồng 11,6%, OR= 1,1 (CI 0,7- 1,7), với p = 0,073.
1.4.6. Liên quan với tuổi quan hệ tình dục lần đầu
Nghiên cứu của tác giả Lopez Rivera ở Mexico, 2012 và Kim ở Seoul,
Hàn Quốc, 2012, không tìm thấy sự mối liên quan về tỷ lệ nhiễm HPV ở nhóm
phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục < 18 tuổi và ≥ 18 tuổi, p = 0,664. Tác giả Lan
Vu Hà Nội, 2011 cho rằng nhóm phụ nữ có tuổi bắt đầu quan hệ tình dục từ 18
tuổi trở xuống có tỷ lệ nhiễm HPV gấp 4 lần so với nhóm trên 18 tuổi và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê, p = 0,001. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng
22


Anh 2003 tại TPHCM cũng cho thấy tuổi bắt đầu quan hệ tình dục càng sớm thì
tỷ lệ nhiễm HPV càng cao <19 tuổi OR = 1,7 (CI 0,9 - 2,9, 15,6%), >21 tuổi OR
= 0,7 (CI 0,2 - 2,5, 7,9%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nghiên
cứu của Trần Thị Lợi TPHCM, 2010 cho thấy không có mối liên quan giữa tuổi
bắt đầu quan hệ tình dục với tỷ lệ nhiễm HPV. Các nghiên cứu cho thấy quan hệ
tình dục sớm có liên quan đến nhiễm HPV hay không phụ thuộc vào đặc điểm
của từng nghiên cứu.
1.4.7. Liên quan với số lần sinh con
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Vân ở CưMgar, Đắk Lắk, 2008
trên 472 phụ nữ tuổi sinh đẻ, trung bình số con ở phụ nữ có nhiễm HPV (2,81
±1,28) và không nhiễm HPV (2,47 ±1,28), sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,132. Theo Phạm Thị Hoàng Anh 2003, ở cả hai địa điểm

nghiên cứu TPHCM và Hà Nội phụ nữ chưa sinh con lần nào có tỷ lệ nhiễm HPV
cao hơn hẳn lần lượt là (22+/70/922, 31,4%) với OR = 3,0 (CI:1,6 – 5,6) và
(2+/20/994, 10,0%) với OR = 6,0 (CI:1,1 - 34,0 ), có ý nghĩa thống kê so với
những phụ nữ sinh 1 - 2 con. Nghiên cứu của Kim Seoul, Hàn Quốc, 2012 tỷ lệ
nhiễm HPV ở phụ nữ chưa sinh con lần nào (22 +/204/1094, 10,8%) và phụ nữ đã
sinh con (72+/639/1094, 11,3%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p =
0,887. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy số lần sinh con không
liên quan đến nhiễm HPV.
1.4.8. Liên quan với số bạn tình
Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hoàng Anh 2003, tỷ lệ nhiễm
HPV ở phụ nữ có 2 hoặc 3 bạn tình cao hơn so với phụ nữ có 1 bạn tình tại hai
địa điểm nghiên cứu Hà Nội (2+/11-/994, 15,4%) với OR = 2,0 (CI:0,4 - 8,9), và
TPHCM (6+/11-/922, 35,3%) với OR = 4,0 (CI:1,4 - 11,6 ), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu của các tác giả Lan Vu tại Hà Nội và
TPHCM 2011, tỷ lệ HPV dương tính ở người đã từng có hơn một người bạn
23


tình là 5,3%, với OR = 3,23, p<0,001. Theo Lopez Rivera tại Mexico, 2012 tỷ
lệ HPV dương tính ở người đã từng có hơn một người bạn tình là (5 +/85+/929,
5,8%, p < 0,001) và Kim tại Seoul, Hàn Quốc, 2012 tỉ lệ HPV dương tính ở
người đã từng có hơn hai người bạn tình là (10 +/108+/787, 9,9%, OR = 1,2 (CI:
0,6 - 2,4), và có ≥ 3 người bạn tình (19 +/108+/787, 17,6%, OR = 2,3 (CI: 1,34,0) với p = 0,028. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy phụ nữ có
nhiều bạn tình có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với phụ nữ
chỉ có một bạn tình , , , .
1.4.9. Liên quan với biện pháp tránh thai
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hoàng Anh , tại TPHCM, 2003 và Kim ,
Seoul, Hàn Quốc 2012 cho thấy phụ nữ thường xuyên uống thuốc tránh thai lần
lượt là (29%) và (17,0%) đều có tỷ lệ nhiễm HPV cao gấp 2 – 3 lần có ý nghĩa
thống kê so với phụ nữ không dùng viên thuốc tránh thai là (10,0%) và (9,9%).

Nghiên cứu của tác giả Lan Vu ở cả hai địa điểm TPHCM và Hà Nội cho thấy
phụ nữ uống thuốc tránh thai > 2 năm có tỷ lệ nhiễm HPV cao gấp 2,25 lần so
với phụ nữ uống thuốc tránh thai < 1 năm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,03. Biện pháp tránh thai bằng viên thuốc tránh thai và sử dụng bao cao
su có tác động nhiều nhất đến tỷ lệ nhiễm HPV vì chúng tác động trên sự thay
đổi của tế bào cổ tử cung Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy rằng uống
thuốc tránh thai liên quan nhiều đến ung thư cổ tử cung hơn là nhiễm HPV .
1.4.10. Liên quan với tiền sử nạo hút thai
Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hoàng Anh , trên 922 phụ nữ tại
TPHCM, 2003 tỷ lệ HPV dương tính ở phụ nữ chưa từng nạo hút thai là
(80+/637, 11,2%), ở phụ nữ đã từng nạo hút thai là (21 +/184, 10,2%), và trên 994
phụ nữ tại Hà Nội tỷ lệ nhiễm HPV lần lượt là (16 +/645, 2,4%) và (4+/329,
1,2%). Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy mối liên quan tỷ lệ nhiễm HPV với tiền
sử nạo hút thai. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lan Vu , trên 1500 phụ nữ ở
24


TPHCM và Hà Nội, 2011 tỷ lệ phụ nữ chưa từng nạo hút thai là (1166/1500,
87,7%) và phụ nữ đã từng nạo hút thai là (334/1500, 22,3%), sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,18, OR 0,70 (CI: 0,41- 1,19). Các nghiên
cứu trong nước đều không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố nạo hút thai và tỷ
lệ nhiễm HPV.
1.4.11. Liên quan với hút thuốc lá
Kết quả tỷ lệ nhiễm HPV ở những phụ nữ hút thuốc lá trong nghiên cứu
của Trần Thị Lợi, TPHCM, 2010 không cao 1,29% nhưng cho thấy vai trò của
hút thuốc lá chủ động có liên quan thực sự đến tình trạng nhiễm HPV. Tương tự,
nghiên cứu của López Rivera Mexico, 2012 trên 929 phụ nữ, tỷ lệ nhiễm HPV ở
người hút thuốc lá không cao (4+/85+/929, 4,7%) nhưng có ý nghĩa thống kê, p =
0,016 . Nghiên cứu của Kim , Seoul, Hàn Quốc, 2012 tỷ lệ nhiễm LR HPV ở
nhóm phụ nữ hút thuốc lá (9 +/45/1094, 20,0%) cao hơn nhóm phụ nữ không hút

thuốc lá (85+/795/1094, 10,7%), và không có ý nghĩa thống kê với p = 0,483.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy vai trò của hút thuốc lá chủ
động và nhiễm HPV.
1.4.12. Liên quan với tế bào học (Pap test)
Kết quả nghiên cứu của López Rivera Mexico, 2012 trên 916 Pap test
(98,6%) chỉ có 13 trường hợp có kết quả Pap bất thường (1,4%), 10 trường hợp
có kết quả tổn thương biểu mô gai mức độ thấp (LSIL), (1,1%), 02 trường hợp
có kết quả tổn thương biểu mô gai không điển hình không xác định ý nghĩa
(ASC-US), (0,2%) và 01 trường hợp ung thư tế bào gai (SCC), (0,1%). Không
có trường hợp nào tổn thương biểu mô gai mức độ cao (HSIL), các trường hợp
này đều cho kết quả HPV dương tính. Theo nghiên cứu của Chen , tại bệnh viện
Chaozhou, Quảng Đông, Trung Quốc, 2012 cho 319 trường hợp có HPV dương
tính (319+/694, 46,0%) và 113 trường hợp có HPV âm tính tiến hành làm Pap
test thì chỉ có 02 trường hợp có tế bào bất thường là ASC-US (2 +/113, 1,8%), các
25


×