Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hãy phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.74 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu
dùng
1. Cầu (DEMAND)
a) Cầu
b) Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu
c) Các yếu tố tác động đến cầu
2. Cung (SUPPLY)
a) Cung
b) Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cung
c) Các yếu tố tác động đến cung
II. Cung, cầu và giá cả thị trường của cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 2012
1. Diện tích
2. Năng suất, sản lượng
3.Tình hình tiêu thụ cà phê Việt Nam
4 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
5. Giá cả thị trường
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

Trang
1
1
1
1


1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
5
6
6
7
8
12


Cà phê là một loại cây trồng, là một thức uống không hề xa lạ đối với chúng ta.
Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau
gạo. Thực tế đã cho thấy rằng, ngành cà phê ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế và xã hội. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên thì quá trình tự do hóa thương mại cũng
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành cà phê nói chung và việc trồng cà phê nói
riêng. Thị trường luôn đòi hỏi sức cạnh tranh cao nhất để có thể đứng vững và phát
triển. Mức cung, cầu và giá cả là ba yếu tố đặc trưng của thị trường cà phê. Cung, cầu
thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sản lượng, năng suất, mức tiêu thụ.
Để hiểu rõ hơn về cung, cầu và giá cả của thị trường cà phê Việt Nam, em xin chọn đề
tài “Hãy phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong
thực tế trong một khoảng thời gian nào đó” để làm đề bài cho bài tập lớn của mình.
NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận về cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng
1. Cầu (DEMAND)
a) Cầu
Cầu (D) phản ánh những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả
năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
(các yếu tố khác không đổi).
Lượng cầu (QD) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và
sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau.
b) Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu
Luật cầu: Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ
tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại. Do
đó, giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P tăng thì QD giảm hoặc P giảm thì QD
tăng.
Biểu cầu là bảng số liệu chỉ mối quan hệ giữa giá và lượng cầu (các yếu tố khác
không đổi).
Đồ thị cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Đường biểu diễn mối
quan hệ đó được gọi là đường cầu.

2


Phương trình cầu có dạng: QD = a + bP
(a là hằng số, b < 0)
c) Các yếu tố tác động đến cầu
Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi của giá cả hàng hóa đó làm lượng
cầu thay đổi. Có 5 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cầu: sở thích của người tiêu dùng,
thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan, các kỳ vọng
và dân số. Ngoài ra còn có số lượng người mua, các chính sách của chính phủ...v.v.
Cầu thay đổi:

- Cầu tăng: lượng cầu tăng lên tại mọi mức giá, đường cầu
dịch chuyển sang phải.
- Cầu giảm: lượng cầu giảm đi tại mọi mức giá, đường cầu
dịch chuyển sang trái.

2. Cung (SUPPLY)
a) Cung
Cung (S) phản ánh những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả
năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
(các yếu tố khác không đổi).
Lượng cung (QS) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và
sẵn sàng bán tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau.
b) Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cung
Luật cung: Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và
ngược lại. Do đó, giá và lượng cung có mối quan hệ thuận: P tăng thì QS tăng hoặc P
giảm thì QS giảm.
3


Biểu cung là bảng số liệu chỉ mối quan hệ giữa giá và lượng cung (các yếu tố
khác không đổi).
Đồ thị cung thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cung. Đường biểu diễn mối
quan hệ đó được gọi là đường cung.

Phương trình cung có dạng: QS = a’ + b’P
(a’ là hằng số, b’ > 0)
c) Các yếu tố tác động đến cung
Ngoài giá bán của chính hàng hóa đó còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung về

một loại hàng hóa hay dịch vụ. Có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung: công nghệ,
giá của các yếu tố sản xuất, các kỳ vọng và sự điều tiết của chính phủ.
Cung thay đổi:
- Cung tăng: lượng cung tăng lên tại mọi mức giá, đường
cung dịch chuyển sang phải.
- Cung giảm: lượng cung giảm đi tại mọi mức giá, đường
cung dịch chuyển sang trái.

II. Cung, cầu và giá cả thị trường của cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
1. Diện tích

4


Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số
nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ XX trở đi thì cây cà
phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ
Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá
vài ngàn hecta. Từ một vài năm gần đây, cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở
một số tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La,
Tuyên Quang, Bắc Thái, Hòa Bình, Yên Bái v.v... Nhiều nông dân đã mở rộng diện tích
trồng cà phê trung bình khoảng 2.000 ha/năm. Diện tích trồng cà phê Arabica hiện nay
khoảng 35.000 ha chiếm khoảng 6% tổng diện tích cà phê của cả nước.
Diện tích gieo trồng cà phê của Việt Nam không ngừng tăng lên, biến động mạnh
theo diễn biến của giá cà phê trên thị trường. Năm 2001, diện tích cà phê cả nước đạt 473,5
nghìn ha (sau 10 năm), đến năm 2011 diện tích cà phê cả nước đạt khoảng 570,9 nghìn ha,
tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006, là bước tiến vượt bậc của ngành cà phê, góp phần quan
trọng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những năm qua.
Cho đến năm 2012, một số tỉnh vùng Tây nguyên và Tây Bắc, nông dân vẫn tiếp tục trồng
mới cà phê, diện tích gieo trồng cà phê vẫn có xu hướng tăng lên. Năm 2012, Theo Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích cà phê nước ta năm 2012 tăng khoảng 8% ở
mức 616 nghìn ha so với năm 2011 (570,9 nghìn ha).
2. Năng suất, sản lượng

Việt Nam từ một nước sản xuất cà phê chưa được biết đến đã vươn lên chiếm vị
trị thứ hai về sản lượng cà phê cung cấp cho thị trường thế giới, đứng hàng thứ nhất về cà
phê vối, chỉ trong gần 2 thập niên qua. Năng suất, sản lượng cà phê cũng diễn biến theo giá cà
phê xuất khẩu. Theo USAD, sản lượng nước ta niên vụ 2008/2009 đạt khoảng 18 triệu bao
(tương đương 1,08 nghìn tấn), tăng 3,8% so với niên vụ trước. Do thời tiết mưa kéo dài
trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại Đắk Lắk và Lâm Đồng nên sản lượng

5


cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 giảm xuống còn 17,7 triệu bao (tương đương, giảm 3%
so với niên vụ trước).
Nguyên nhân khiến sản lượng giảm trong giai đoạn này là do cây cà phê ra hoa
muộn, không đồng đều và điều kiện thời tiết bất lợi. Ngoài ra, thiếu nhân lực cũng khiến
cho chi phí thuê nhân công thu hoạch cao hơn. Mưa lớn trong thời gian thu hoạch khiến
việc sấy khô cà phê gặp khó khăn. Nông dân Việt Nam luôn rơi vào vòng luẩn quẩn được
mùa rớt giá, nhưng với ngành cà phê thời gian này, sản lượng giảm, song giá lại tụt giảm
thê thảm. Không chỉ thế, Đắk Lắk - vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả nước đang trong
tình trạng suy giảm về sản lượng và chất lượng. Liên tiếp 3 vụ cà phê gần đây, nhiều
vùng cà phê chủ lực của tỉnh chỉ đạt 60 - 80% sản lượng so với trung bình nhiều năm.
Ngược lại, tỷ lệ hạt nhỏ, hạt kém chất lượng lại tăng hơn 20%. Một trong những nguyên
nhân của tình trạng này là người trồng phải bán cà phê vào thời điểm giá thấp nên không
đủ kinh phí để tái đầu tư, chăm bón. Năng suất được phục hồi năm 2011 đạt bình quân
21,9 tạ/ha (tăng 2,0% so năm 2010). Sản lượng cà phê năm 2011 đạt khoảng 1.167,9
nghìn tấn tăng 5,0% so với năm 2010. Sản lượng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2011 đạt
khoảng 1.025 nghìn tấn/năm. Mặc dù điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thu hoạch

cà phê, nhưng theo số liệu mới của tổ chức USDA, sản lượng cà phê mùa vụ 2012/13
giảm 9% so với mùa vụ trước, đạt ở mức 24,2 triệu bao, tương đương 1,45 triệu tấn.
3. Tình hình tiêu thụ cà phê Việt Nam
Theo số liệu điều tra VLSS, không có nhiều người dân Việt Nam tiêu thụ cà phê
trong hộ gia đình. Trong ngày thường, có khoảng 19,2% tiêu thụ cà phê (47% tiêu thụ
cà phê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột). Trong dịp lễ tết, số lượng người tiêu thụ
cà phê trong hộ gia đình tăng lên, khoảng 23% số hộ. Tiêu thụ nội địa cà phê có sự
khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về lượng và giá trị. Khu vực thành thị tiêu
thụ cà phê uống liền nhiều gấp 2,74 lần khu vực nông thôn, trong khi đó, chênh lệch
về giá trị tiêu thụ loại cà phê này là gần 5 lần giữa hai khu vực. Giá trị tiêu thụ cà phê
bột ở khu vực thành thị lớn gấp 2,65 lần khu vực nông thôn (7,8 và 2,9 nghìn
đồng/người/năm). Sự khác biệt lớn về giá trị tiêu thụ là do giá cả ở khu vực thành thị
cao hơn khu vực nông thôn nhờ mức sống cao hơn và do sở thích của người tiêu dùng.
Ngoài ra, chênh lệch về giá trị cũng có thể do chất lượng cà phê bán tại thị trường
thành thị cao hơn thị trường nông thôn.
Tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2008/2009 khoảng 1,06 triệu bao (tương
đương 64 nghìn tấn cà phê hạt tươi), chỉ chiếm 5,9% tổng sản lượng cà phê của cả
nước. Niên vụ 2009/2010 từ 1,1 triệu lên 1,2 triệu bao (tương đương 72 nghìn tấn cà
phê hạt tươi), tăng 13% so với niên vụ trước và chiếm 6,7% tổng sản lượng cả phê của
cả nước. Niên vụ 2010/2011 khoảng 1,26 triệu bao (tương đương 75,6 nghìn tấn), tăng
5% so với niên vụ 2009/2010. Tiêu thụ cà phê trong nước tăng chủ yếu là do kết quả
6


tích cực của các chiến lược marketing của các thương hiệu cà phê có phong cách châu
Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean's, Illy... Tuy nhiên, theo Tổ chức Cà phê quốc tế
(ICO), tiêu thụ cà phê theo đầu người tại nước ta vẫn chỉ dừng ở mức 0,83 kg, thấp
hơn nhiều so với Brazil (5,2kg/người), EU (4,83kg/người) và Hoa Kỳ (4,13kg/người).
4. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
Đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn

tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương
ứng giảm 186 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam
trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây. Theo Hiệp hội
Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), do suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà máy chế
biến cà phê và người tiêu dùng trên thế giới đã chuyển hướng sang dùng cà phê
Robusta, tạo thuận lợi cho Việt Nam vì Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta
hàng đầu thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(MARD), sản xuất cà phê tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 1996 và đến nay,
cà phê đã trở thành mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ hai của đất nước. Cà phê
Việt Nam hiện đang có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có lợi thế về
khối lượng cà phê xuất khẩu và mức giá rẻ hơn so với cà phê từ các nước khác. Hiện
nay, giá cà phê tại Việt Nam tăng từ 38.000 đồng/kg (19 USD) ở đầu vụ đến 43.500
đồng/kg (hơn 20 USD).
Số liệu từ VICOFA cho thấy, trong 3 năm qua, khối lượng cà phê Arabica xuất
khẩu tăng mạnh, từ 24.000 tấn trong năm 2009 lên 50.000 tấn trong năm 2011. Giá
xuất khẩu cũng tăng gấp đôi từ 2.313 USD/tấn trong năm 2009 lên 4.261 USD/tấn
trong năm 2011. Sự chênh lệch giá xuất khẩu giữa cà phê Robusta và Arabica đang
ngày càng được nới rộng. Tính đến cuối tháng 7/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu
tấn cà phê, đạt giá trị 2,5 tỷ USD, tăng 31,6% về khối lượng và 25,4% về giá trị so với
năm ngoái, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
5. Giá cả thị trường
Bảng giá cà phê Việt Nam tại một số vùng (quý IV/2012)
Đắk Lắk
Lâm Đồng
Gia Lai
Đắk Nông

37,600
37,400
37,700

37,900
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Sau 5 năm khủng hoảng cà phê, thị trường thế giới có xu hướng phục hồi trở lại,
bắt đầu từ cuối năm 2005. Đặc biệt vào những tháng cuối năm 2006, giá cà phê tăng
đột biến. 5 tháng cuối năm 2006, giá cà phê thế giới tăng hơn giá trung bình 6 tháng
đầu năm đến 32%. Giá trong nước và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn theo sát
mức giá thế giới, vì vậy, khi giá thế giới tăng cao, giá trong nước và giá xuất khẩu cà
7


phê của Việt Nam cũng tăng tương ứng, đạt tới đỉnh điểm trong vòng 10 năm qua, với
mức tăng trưởng hơn 30% từ năm 2001 đến nay. Nguyên nhân khiến cho giá tăng cao
trong giai đoạn này là mất cân bằng cung - cầu cà phê trên thị trường thế giới. Nhu cầu
tiêu thụ cà phê thế giới hàng năm tăng khoảng 1,5%, đạt 116 triệu bao niên vụ
2005/06, trong đó nhu cầu của Nga tăng hơn 10% trong năm 2006. Nhu cầu cà phê của
Brazil tăng liên tục từ khoảng 7,5 triệu bao những năm 80, lên 15,4 triệu bao năm
2005 nhờ chất lượng tăng và xuất hiện nhiều sản phẩm mới.
Giá cà phê nhân xô và loại 5% xuất khẩu biến động mạnh trong năm 2010, theo
xu hướng của thị trường London. Giá cà phê xuất khẩu chao đảo trong những tháng
đầu năm và rơi xuống đáy của 5 năm qua là 1.160 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/3. Tuy
nhiên đã hồi phục sau đó và chạm mức cao nhất của 28 tháng trước đó ở gần 2.000 đô
la Mỹ/tấn, FOB, vào những ngày cuối năm. Giá cà phê nhân xô tăng mạnh và đạt 37,1
triệu đồng/tấn vào cuối năm 2010 – cao nhất trong 30 tháng trở về trước. Tính ra,
trong năm 2010, giá cà phê nước ta tăng 56,5% so với năm 2009. Nguyên nhân khiến
cho nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới không ngừng tăng trong năm qua là cà phê
ngày càng trở thành đồ uống phổ biến ở khắp các thị trường, đặc biệt là từ những nước
sản xuất. Năm 2012, ngành cà phê Việt Nam lại thêm một năm được mùa được giá.
Ngay cả trong những ngày cuối cùng của năm 2012, khi giá sàn cà phê robusta
London còn quanh mức 1.900 đô la, thì giá xuất khẩu bình quân vẫn nằm rất cao, mức
cộng so với giá niêm yết. Giá cà phê nhân xô trong thị trường nội địa cũng rất hiếm

khi xuống mức 35.000 đồng/kg mà chủ yếu nằm quanh mức 38.000 - 40.000 đồng/kg.
Điều đó là do sự điều tiết của chính những người nông dân. Trong điều kiện được
mùa, thị trường có nhiều yếu tố bất lợi về tài chính - tín dụng, đồng thời cạnh tranh
giành thị phần khốc liệt từ phía các nước xuất khẩu cà phê arabica, hầu hết nông dân
đã sẵn sàng chấp nhận mức giá ấy.
KẾT LUẬN
Cà phê Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế
cũng như trên thị trường quốc tế. Để đạt được thành quả như vậy, ngành cà phê Việt
Nam đã gặp không ít khó khăn và thử thách. Yếu tố tự nhiên cũng như mức cung cầu
và giá cả thị trường đã không ít lần làm cho mặt hàng này lao đao. Cung, cầu luôn phụ
thuộc, gắn bó chặt chẽ với nhau và chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố giá cả. Chính vì
vậy, để phát triển thị trường nói chung và thị trường cà phê nói riêng, ta cần tìm hiểu
và điều chỉnh ba yếu tố quan trọng quyết định này. Hiện nay, các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu cà phê trong nước đang tập trung vào đa dạng hóa sản phẩm xuất

8


khẩu và đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, với hy vọng cà phê Việt Nam
ngày một phát triển và đạt được nhiều thành quả hơn nữa.
PHỤ LỤC
Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sức tiêu thụ cà phê/ đầu người tại một số quốc gia giai đoạn 2000 - 2010

9



10


11


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội: GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.
2. Trường Đại học kinh tế quốc dân: GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC VI MÔ, NXB Lao
động xã hội, Hà Nội, 2013.
3. Nguyễn Quang Bình (SGTimes): Thị trường cà phê năm 2012: Một năm nhìn lại,
giacaphe.com, />Ngày đăng bài: 29/12/2012, Ngày truy cập: 20/2/2014.
4. Anh Văn: Giá cà phê quý IV/2012, giacaphe.com, Ngày đăng bài: 15/11/2012, Ngày truy cập: 21/2/2014.
5. Mỹ Linh: Thị trường cà phê Việt Nam năm 2012 và một số dự báo,
www.vietrade.gov.vn, Ngày đăng bài: 28/10/2012, Ngày truy cập:
21/2/2014.
13


6. Theo Baocongthuong.com.vn: Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê số một thế
giới, socongthuong.thaibinh.gov.vn,
/>ItemId=3709, Ngày đăng bài: 13/7/2011, Ngày truy cập: 21/2/2014.
7. Phan Linh: Thị trường cà phê Việt Nam – phần 1, www.vietrade.gov.vn,
/>Ngày đăng bài: 25/11/2010, Ngày truy cập: 21/2/2014.
8. Phan Linh: Thị trường cà phê Việt Nam – phần 2, www.vietrade.gov.vn,
/>Ngày đăng bài: 26/11/2010, Ngày truy cập: 21/2/2014.

9. Anh Văn – Nguyễn Hằng: Tổng quan thị trường cà phê thế giới năm 2010 và dự
báo năm 2011, giacaphe.com, Ngày đăng bài: 12/1/2011, Ngày truy
cập: 21/2/2014.
10. Theo IPSARD: Thăng trầm giá cà phê năm 2006: Ai được? Ai mất?,
giacaphe.com, Ngày đăng bài: 27/2/2007, Ngày truy cập: 21/2/2014.
11. Nhật Minh: Cà phê: Cung giảm vẫn cần tạm trữ?, giacaphe.com,
Ngày đăng bài:
11/2/2011, Ngày truy cập: 21/2/2014.
12. Đại Đoàn Kết: Diện tích trồng cà phê: Vượt chỉ tiêu mà...hoảng, giacaphe.com,
Ngày
đăng bài: 25/9/2012, Ngày truy cập: 21/2/2014.
13. Theo VN+: Diện tích cà phê Tây Nguyên vượt xa quy hoạch, giacaphe.com,
Ngày
đăng bài: 11/4/2012, Ngày truy cập: 22/2/2014.

14



×