Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tình hình thất nghiệp ở việt nam hiện nay thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp khắc phục (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.13 KB, 8 trang )

Mở đầu
Việc làm hiện đang là vấn đề quan trọng nhất trong lòng mỗi sinh viên chúng
ta, hằng ngày mỗi sinh viên đều cố gắng học hành thật tố để mong sao ra trường
có thể thực hiện ước mơ của mình. Nhưng thất nghiệp lại là mối đe dọa lớn ảnh
hưởng đến tương lai của rất nhiều người, hiện tại kinh tế nước ta là nền kinh tế
nhiều thành phần, từ sau khi đổi mới nền kinh tế đã mang lại nhiều thay đổi tích
cực. Mặc dù vậy với việc ảnh hưởng nặng nề xu hướng khủng hoảng kinh tế
chung của toàn cầu, khả năng ứng phó kém hiệu quả của các doanh nghiệp đang
hoạt động trong nước đã khiến cho tình trạng thất nghiệp ngày càng trầm trong.
Chính vì vậy, em quyết định tìm hiểu đề tài: “Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay : thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp khắc phục”

Nội dung
1. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp
1.1 Một vài khái niệm về thất nghiệp
Tại Điều 20 Công ước số 102 (1952) của tổ chức lao động Quốc tế (gọi tắt
là ILO) về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội định nghĩa: “Thất nghiệp là sự
ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong
trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc, theo định
nghĩa này để xác định tình trạng thất nghiệp cần hai điều kiện “có khả năng
làm việc” và “sẵn sàng làm việc”; sau đó Công ước số 168 (1988) bổ sung thêm
vào định nghĩa này khái niệm “tích cực tìm kiếm việc làm”.
Từ đó ta có thể đưa ra tiêu chí cơ bản để xác định “người thất nghiệp” đó là:
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc
chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm, người có việc làm nhưng đang làm
trong các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội hoặc người hiện đang chưa có việc làm
nhưng mong muốn và đang tìm việc làm. Ngoài những người đang có việc làm
và thất nghiệp , những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là nhưng
người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia
đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau bệnh tật và một bộ


1


phận không muốn tìm việc làm với nhiều lí do khác nhau. Nhìn chung, các tiêu
chí này mang tính khái quát cao, đã được nhiều nước tán thành và lấy làm cơ sở
để vận dụng tại quốc gia mình khi đưa ra những khái niệm về người thất nghiệp.
Ở Việt Nam từ khi chuyển đổi nên kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, thuật ngữ “thất nghiệp” được một số người hiểu như sau: “Thất
nghiệp là tình trạng trong đó người có sức lao động trong độ tuổi lao động
không có việc làm và đang cần tìm một việc làm có trả công” (Đề tài khoa học
cấp Bộ (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) năm 1996).
1.2 Tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà không tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao
động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Lực lượng lao
động được định nghĩa là tổng số nhưng người đang có việc làm và những người
thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp được tính toán cho toàn bộ dân số là những người trưởng
thành sống ở khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn trong độ tuổi lao
động, phân theo nhóm tuổi , giới tính và theo khu vực địa lý, ở khu vực nông
thôn,sản xuất có tính thời vụ, việc tính tỉ lệ thất nghiệp rất ít í nghĩa. Một chỉ
tiêu thay thế khác là tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng=(tổng số ngày làm việc thực tế / tổng
số ngày công có nhu cầu làm việc)*100%
Ngoài ra còn có chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.Chỉ tiêu thống kê
này cho biếtphần dân số quyết ddingj tham gia vào thị trường lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động=(lực lượng lao động/ dân số trưởng
thành)*100%
1.3 Phân loại thất nghiệp
Trong các sách báo kinh tế chúng ta thường gặp rất nhiều những tên gọi khác

nhau về các loại hình thất nghiệp. Thực tế đó bắt nguồn từ những quan niệm
không thống nhất về thất nghiệp hoặc dựa trên những tiêu chuẩn phân loại khác
nhau. Để đỡ phức tạp và có cách hiểu đồng nhất, thuận lợi cho việc xác định

2


nguyên nhân và đề xuất những công cụ, giải pháp thích hợp nên chia các loại
hình thất nghiệp thành 3 nhóm : thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất
nghiệp nhu cầu.
Thất nghiệp tạm thời là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không có
đầy đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện lao
động và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người lao
động giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế.
Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do
không phù hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao động theo
vùng đối với cầu lao động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có thể là do
thay đổi cơ cấu việc làm yêu cầu hoặc do biến đổi từ phía cung của lực lượng
lao động.
Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn
do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn
đến giảm hoặc không tăng số việc làm.Thất nghiệp nhu cầu xuất hiện trong
những năm đầu của cuộc cải cách kinh tế ở nước ta (1986 - 1991) và gần đây có
xu hướng tăng lên do đình đốn, ứ đọng sản phẩm ở một số ngành, lĩnh vực bị
ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới, đồng thời với đó là quá trình cải
cách doanh nghiệp nhà nước và dôi dư lao động.
2. Thực trang, nguyên nhân, giải pháp
2.1 Thực trạng
Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động
thành phố nhu cầu tuyển dụng lao động trong tháng 7 giảm 40%, có những

ngành giảm 60%. Chưa hết, trong tháng 8, dự báo sẽ giảm 20% so với tháng 7.
Thị trường lao động âm u như vậy nên nhiều người học nghề ở các trường, cơ
sở đào tạo ra trường trong lúc này rất khó xin được việc làm. Nhiều doanh đã
hứa hẹn trước, thậm chí cam kết với trường nghề về việc tuyển dụng lao động,
nhưng do gặp khó khăn trong sản xuất nên tạm ngừng tuyển người. Dự báo,
năm 2013, kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục khó khăn, sẽ có thêm nhiều
doanh nghiệp không trụ được phải rời bỏ thị trường, nên lượng người thất

3


nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Ước tính năm 2013, sẽ có khoảng 150.000 người
thất nghiệp.
Trong số các lực lượng lao động ấy thì một lượng lớn tình trạng sinh viên ra
trường thất nghiệp ngày càng tăng. Đây là một trong những vấn đề quan trọng
cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng để có thể rút ra được những giải pháp
đúng đắn giải quyết triệt để tình trạng trên.Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước.
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trong
khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều
thành phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích cực. Mặt
tích cực đáng chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới để có thể đáp
ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Sự mở rộng phát triển kinh tế thị
trường thực sự đã mang lại những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng, có
năng lực, linh hoạt. Nhưng không phải mọi sinh viên ra trường đều có việc làm
và đây là một vấn đề đang được quan tâm của xã hội.
Theo báo cáo kết quả điều tra lao động vệc làm năm 2012 của Tổng cục
Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đây cho thấy: Lao động trẻ,
tuổi 15-24, chiếm tới 46,8% trong tổng số thất nghiệp. Về con số cụ thể, thống
kê cho thấy cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu

việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn
rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực
thành thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi
hoặcnhững người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi
chạy lại với các trung tâm giới thiệu việc làm. Hoặc một số sinh. Như vậy, thất
nghiệp đã thực sự trở thành nỗi lo ngại lớn nhất cho đa số sinh viên hiện nay.
2.2 Nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp gia tăng do suy thoái kinh tế toàn cầu: Vì suy thoái kinh tế
nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn

4


toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất
khẩu. Chính vì vậy, họ phaie điều chỉnh lại đội ngũ nhân viên khiến lao động
mất việc làm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu, lạm phát tăng cao cũng khiến
rất nhiều doanh nghiệp phải sa thải nhân viên. Không sa thải nhân sự, nhưng
khối văn phòng của một doanh nghiệp xây dựng lớn của Hà Nội thực hiện chế
độ giãn việc với nhân viên, theo đó mỗi người sẽ một ngày nghỉ, một ngày đi
làm luân phiên.
Ở một công ty thiết kế - xây dựng khác trên địa bàn Hà Nội, lãnh đạo công ty
đã đặt vấn đề giảm lương nhân viên, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng đều
đang tăng cao. Không bị sức ép của yếu tố bên ngoài, nhưng các doanh nghiệp
đã chủ động cố gắng không cắt giảm chi phí nhân công, đảm bảo đời sống cho
người lao động và việc làm cho họ.Việc sa thải là lựa chọn cuối cùng, khi ở tình
trạng bất khả kháng. Đó là hệ quả tất yếu của việc doanh nghiệp không thể tiếp
tục hoạt động hoặc buộc phải hoạt động cầm chừng nếu muốn tiếp tục tồn tại.
Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên: ngày nay, chúng ta có thể thấy một

hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm
việc kể cả những sinh viên xuất thân và lớn lên từ những miền quê. Họ chấp
nhận ở lại thành phố để làm việc dù là việc không đúng với ngành được đào tạo
hoặc có thu nhập. Như vậy một số nơi như hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì vẫn
thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trong khi thành phố vẫn phải đương đầu với
sức ép của tình trạng thất nghiệp. Đến đây ta có thể thấy được tính hai mặt của
nền kinh tế thị trường. Một mặt nó tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có
khả năng phát triển mạnh hơn, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh và chính sự cạnh
tranh cũng là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đi lên. Hơn nữa kinh tế thị
trường sẽ làm cho mọi người phải cố gắng nỗ lực để trang bị cho mình vốn kiến
thức đầy đủ thì mới có thể tìm được việc làm. Nhưng mặt khác nền kinh tế thị
trường cũng có những tác động không lớn đến vấn đề xã hội là việc gây ra sự
thiếu thừa “ giả ”về lực lượng lao động, mất cân đối về nguồn lao động và cũng
làm nẩy sinh một số vấn đề tiêu cực trong việc làm.
Lao động Việt Nam có tay nghề thấp, trình độ đào tạo chưa cao. Nhiều

5


chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung đến phương pháp giảng dậy.
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực tế.
Trong khi đó sinh viên trong khối kinh tế thì đang quá dư thừa “ 90 % sinh viên
khối kinh tế ra trường không có việc làm ” là một phần do bên đào tạo nắm
được nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh viên về
việc chọn nhóm ngành học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ
không tính đến mục đích phục vụ tương lai và khả năng xin việc làm sau này.
Số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế vì
trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo,
chiếm 15,4%. Sự chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ
nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo

chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch này là quá lớn,
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước. Trong khi đó,
lượng lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việc là rất lớn.
Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây
liên tục tăng, nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên nhân là
do lao động Việt Nam chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp
ứng được nhu cầu về chất lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các
doanh nghiệp và còn khiến cho người lao động tự làm mất cơ hội việc làm cho
bản thân.
2.3 Giải pháp
Việc đầu tiên để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp và cũng là để giúp đất nước phát
triển Nhà nước cần tìm biện pháp kích cầu, đây là biện pháp mà nhà nước ta
đang làm để duy trì lạm phát ở mức an toàn, tỉ lệ lạm phát tỉ lệ nghịch với tỉ lệ
thất nghiệp trong ngắn hạn. Ví dụ thị trường nhà đất lên giá quá cao so với giá
trị thực, người mua từ chối mua, người bán phải xuống giá, thị trường địa ốc
đình đốn. Hệ quả là ngân hàng và hệ thống tài chính không còn dám cho vay dễ
dàng và như thế phải tăng lãi suất, ngành xây dựng đình đốn, kéo theo hàng loạt
các hoạt động khác đình đốn. Đồng thời vì tín dụng giảm và lãi suất tăng, nhiều
hoạt động tài chính mang tính đầu cơ bị phá sản vì mất khả năng chi trả, phải sa

6


thải người. Để ngăn chặn một phản ứng dây chuyền như thế, nhà nước làm hai
động tác: bơm tiền để giảm lãi suất, đẩy mạnh tín dụng và tăng chi tiêu nhà
nước bằng biện pháp chấp nhận thiếu hụt ngân sách nhằm lấp khoảng trống và
tăng sản xuất.
Về vấn đề nếp nghĩ trong một bộ phận thanh niên Nhà nước cần triển khai
thực hiện một loạt các giải pháp về định hướng nghề nghiệp tư vấn nghề nghiệp
và giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm, phát triển thông tin thị

trường lao động, đổi mới công tác dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế
trước mắt và lâu dài, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo lại và tạo điều kiện
cho người lao động học tập suốt đời để không lạc hậu trước công nghệ mới và
đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện việc lồng ghép các chương trình mục
tiêu về việc làm với các chương trình, dự án khác nhằm nâng cao chất lượng
cung, điều chỉnh cung lao động phù hợp cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung cầu và trực tiếp làm tăng quy mô việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới.
Đồng thời nhà nước có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề
của người lao động, nếu như đội ngũ lao động có trình độ quản lí, có tay nghề
cao thì sẽ đóng góp rất lớn vào việc nâng cao năng suât lao động, tạo ra những
sản phẩm có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh....Chất lượng lao động quyết
định đến sự phát triển cảu nền kinh tế, giảm bớt nguy cơ khủng hoảng. Các cá
nhân và tổ chức cũng nên đầu tư vào những lĩnh vực thu hút nhiều lao động, có
thể mở rộng thêm nhiều ngành nghề và lĩnh vực mới mà trước đây ta chưa chú
trọng lắm nhưng lại là lợi thế của ta

Kết luận
Có thể nói thất nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của một bộ phận dân
cư ở Việt Nam nhất là thanh niên. Để khắc phục tình trạng này cần sự nỗ lực lớn
của người lao động về việc chọn ngành nghề cũng như các doanh nghiệp trong
việc thực hiện chính sách kinh doanh. Còn về phía chúng ta những cử nhân luật
tương lai cũng phải cố gắng học thật tốt để giúp đỡ đất nước phần nào trong
công cuộc đổi mới.

7


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế học vĩ mô – nxb giáo dục
2. />_3_lan_nguoi_truong_thanh.html
3. />

8



×