Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân tuần môn luật lao động nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.36 KB, 4 trang )

Trong lĩnh vực lao động, những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra như
phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế thị trường và
hình thành thị trường sức lao động, bảo vệ người lao động… luôn là những tư
tưởng chỉ đạo để thể chế thành những quy định cụ thể trong nội dung của luật lao
động. Bên cạnh đó còn có các quy định cơ bản trong Hiến pháp và một số lĩnh vực
pháp luật khác. Tất cả các định hướng trên, cùng với những yêu cầu trong thời đại
mới hiện nay đã tác động không nhỏ đến nội dung của pháp luật lao động, trở
thành những nguyên tắc cơ bản của ngành luật. Với nội dung bài viết dưới đây,
chúng ta đi sâu vào nghiên cứu một trong các nguyên tắc trên là: Nguyên tắc kết
hợp chính sách kinh tế và xã hội trong Luật lao động.
Khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta cần hiểu về những khía cạnh sau:
Thứ nhất, thế nào là kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội?
Người lao động là thành viên trong xã hội, tham gia quan hệ lao động để đảm bảo
cuộc sống cho bản thân và gia đình mình, nên các chế độ lao động không chỉ liên
quan đến người lao động mà còn liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, do đó
trong quá trình điều chỉnh các quan hệ lao động, Luật lao động phải kết hợp hài
hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Như vậy: Kết hợp chính sách
kinh tế và chính sách xã hội là sự vận dụng đồng bộ, hài hòa các chính sách đó để
bổ sung cho nhau trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực
lao động.
Thứ hai, tại sao Luật lao động phải kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã
hội?
Quan hệ lao động vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Khi điều tiết quan hệ lao
động, Nhà nước phải chú ý đến các bên trong quan hệ này, nhất là người lao động,
về tấtcả các phương diện như:lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội v. v... và
đặt những vấn đề đó trong mối tương quan phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của đất nước. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã


khẳng định: “phải có chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng
đồng thời phải có chính sách kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã


hội”. Đó cũng là đường lối chiến lược của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo các
hoạt động kinh tế, điều tiết nền kinh tế thị trường. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta
vẫn nhất quán chủ trương: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công
bằng xã hội ngay từ đầu… Không chờ đợi đến khi đạt tới trình độ phát triển cao
mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không hi sinh tiến bộ và công
bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần”.
Bên cạnh mục tiêu kinh tế như lợi nhuận, tiền lương, sự tăng trưởng trong sản
xuất, kinh doanh, Luật lao động phải giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm,
công bằng, dân chủ, tương trợ cộng đồng ngay trong quá trình lao động, ngay tại
các doanh nghiệp. Nếu pháp luật lao động tách rời hoặc coi nhẹ chính sách xã hội
thì sẽ không hạn chế được những tiêu cực của cơ chế thị trường; ngược lại, nếu coi
trọng các vấn đề xã hội quá mức so với điều kiện kinh tế thì sẽ không có tính khả
thi. Như vậy, Luật lao động phải kết hợp hai chính sách trên nhằm phù hợp với các
quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
Thứ ba, nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội trong Luật lao động
được thể hiện như thế nào?
-Luật

lao động hiện hành không quy định chi tiết quyền, nghĩa vụ và lợi ích của

các bên, để các bên được tự do thỏa thuận theo hướng có lợi cho NLĐ, phù hợp
với điều kiện và khả năng của từng đơn vị, từng thời kỳ… mặt khác, cũng là để
thực hiện muc đích xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế.
-Luật

lao động có nhiều quy định khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất,

thu hút lao động, khuyến khích sử dụng lao động đạt hiệu quả cao; đồng thời, cũng
khuyến khích quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong các doanh
nghiệp, từng bước cải thiện đời sống cho NLĐ, nâng cao thu nhập cho họ.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải có biện pháp để giải quyết việc làm cho


người tàn tật một cách phù hợp, phải ưu tiên lao động nữ và đảm bảo điều kiện
làm việc cho họ.
-NSDLĐ

phải tiến hành cải tiến kỹ thuật, công nghệ đồng thời với đầu tư cải thiện

điều kiện lao động, đảm bảo việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động.
-Ở

tầm vĩ mô, Chính phủ phải có sự hỗ trợ cho các quỹ giải quyết việc làm, bảo trợ

cho quỹ bảo hiểm xã hội; hỗ trợ cho các ngành, các địa phương, các đơn vị có
nhiều người thiếu hoặc mất việc làm. Luật lao động có những quy định ưu tiên cho
vay vốn, giảm thuế, hỗ trợ trang thiết bị ban đầu,... đối với các đơn vị sử dụng lao
động tàn tật, sử dụng nhiều lao động nữ… với mục đích giải quyết vấn đề xã hội
kết hợp phát triển kinh tế của đơn vị.
Thứ tư, nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội có tầm quau trọng như
thế nào?
Các quy định về nguyên tắc trên được thể hiện rõ nét trong rất nhiều nội dụng của
Luật lao động, như trong chế định: việc làm, học nghề, bảo hộ lao động, bảo hiểm
xã hội,…
Hệ thống các quy định đó đã góp phần phát triển kinh tế trong từng đơn vị và trên
toàn xã hội, đồng thời, quán triệt nguyên tắc này, pháp luật lao động đã góp phần
quan trọng bảo vệ người lao động, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện phát triển
các doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế đất nước, xây dựng xã hội công bằng
và văn minh.


Chú thích:
- NLĐ: người lao động.
- NSDLĐ: người sử dụng lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Giáo trình Luật lao động Việt Nam – Trường ĐH Luật Hà Nội. Nxb Công an
nhân dân.
2.Giáo trình Luật lao động cơ bản – Ths Diệp Thành Nguyên. Trường ĐH Cần
Thơ.
..........



×