Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất 170m3ngàyđêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 54 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI

TÌM HIỂU QUY TRÌNH VẬN HÀNH
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
TẠI KHÁCH SẠN COMODO
CÔNG SUẤT 170 M3/NGÀY ĐÊM

GVHD:PGS.TS TÔN THẤT LÃNG
SVTH:ĐÀO NGUYỄN QUỲNH NHƯ
MSSV:0350020086
LỚP:03KTMT02

TP.HỒ CHÍ MINH, 2018

LỜI CẢM ƠN


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện có một môi trường học
tập hết sức thoải mái với đầy đủ cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất.
Em xin cảm ơn Khoa Môi Trường đã tạo điều kiện cho em với những môn học
chuyên ngành cho em những kiến thức nền tảng hết sức cần thiết cho công việc của em
sau này.


Em chân thành cảm ơn thầy Tôn Thất Lãng đã hướng dẫn tận tình, giúp em xây
dựng hướng phát triển bài báo cáo trong thời gian thực tập.
Em xin cám ơn giám đốc công ty cổ phần môi trường Green Life – Võ Ngọc Hân
đã chỉ bảo chúng em một cách tận tình giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, em vẫn còn có nhiều điều thiếu xót nên mong rằng thầy
cô có thể chỉ dẫn để qua đợt thực tập này em sẽ có thêm nhiều kiến thức thực tế hơn,
phục vụ cho công việc trong tương lai.
Em xin chân thành cám ơn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên thực tập: ĐÀO NGUYỄN QUỲNH NHƯ
Mã số sinh viên: 0350020086

Lớp: 03KTMT02

Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Trường:

Niên khóa: 2014-2018

Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM

Đơn vị thực tập:
Thời gian thực tập:

Công ty cổ phần môi trường Green Life
16/04/2018-26/05/2018

Nhận xét của đơn vị thực tập:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

2


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Xác nhận của cơ quan, đơn vị thực tập

Tp.Nha Trang, ngày tháng 5 năm 2018
Người đánh giá

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

3


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

................................................................................................................................
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS TÔN THẤT LÃNG

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH ẢNH


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU: TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP
A. Mục tiêu thực tập
Đây là đợt thực tập của sinh viên trước khi thực hiện đồ án tốt nghiệp với mục đích
là giúp sinh viên tìm hiểu các quy trình công nghệ xử lý hoàn chỉnh từ một đơn vị cụ
thể, thu thập các số liệu thực tế để phục vụ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp. Đồng
thời qua đợt thực tập này sinh viên sẽ làm quen với vai trò người kỹ sư trong việc xử
lý các vấn đề liên quan tới môi trường.
B. Nội dung thực tập
 Giới thiệu về đơn vị thực tập:
 Tên công ty, địa điểm
 Chức năng – nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
 Tổng mặt bằng công ty
 Hệ thống cấp nước, thoát nước
 An toàn lao động, PCCC

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

4


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

 Quy trình công nghệ xử lý chất thải:
 Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải, bản vẽ thiết kế thi công
 Các công trình chính: nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương

pháp vận hành
 Hiệu quả xử lý của từng công đoạn
 Quy trình vận hành, sự cố, cách khắc phục
 Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị và công trình xây dựng
 Chi phí hóa chất, năng lượng cho hệ thống xử lý
 Quá trình thực hiện:
 Thu thập thông tin
 Phân tích, đánh giá bãn vẽ thiết kế, vận hành quy trình xử lý
C. Địa điểm thực tập
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG GREEN LIFE
- Tên tiếng Anh : GREEN LIFE ENVIRONMENTAL JOINT STOCK
COMPANY.
- Trụ sở chính: 4B Hồng Lĩnh, phường Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
- Điện thoại : 058 – 3874311 / Fax : 058 – 3874411.
- Website : www.greenlife.com.vn Email:
- Giấy phép ĐKKD: 4201096845
D. Thời gian thực tập
Thời gian thực tập tốt nghiệp 6 tuần từ 16/04/2018 đến 26/5/2018 thực tập tại công ty,
1 tuần còn lại để hoàn thành báo cáo.
E. Kết quả thực tập
Sinh viên có thể tự đánh giá và nắm được các vấn đề sau:
 Ưu – nhược điểm của bản vẽ thiết kế kỹ thuật hệ thống xử lý cũng như các khó
khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động – vận hành trạm xử lý và hướng giải
quyết chúng
 Nhận xét về mặt cơ cấu tổ chức, kỹ thuật, kinh tế, bộ máy quản lý và vận hành
hệ thống xử lý chất thải
 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải, bản vẽ thiết kế thi công
 Các công trình chính: nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp
vận hành
 Quy trình vận hành, sự cố và khắc phục

 Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị và công trình xây dựng

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

5


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG
GREEN LIFE – KHÁCH SẠN COMODO
A. CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG GREEN LIFE
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG GREEN LIFE
Tên tiếng anh: GREEN LIFE ENVIRONMENTAL JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: GREEN LIFE ENVIRONMENTAL J.S.C
ĐỊA CHỈ: 4B Hồng Lĩnh, Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
Điện thoại: 058 3874311
Fax: 058 3874411
Email:
Website: www. greenlife.com.vn
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VND
Mã số thuế: 4201096845
Biểu tượng/ Logo:

Hình 1.1 Logo công ty cổ phần môi trường Green Life.

Thông điệp: Logo mang hình ảnh một cây cổ thụ, tiêu biểu cho một sự sống mạnh mẽ,
một sức mạnh vững bền và sự trường tồn. Hình ảnh cây
1.2 TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY
1.2.1

Mục tiêu phát triển

Đặt mục tiêu phát triển là trở thành một đơn vị hang đầu trong lĩnh vực tư vẫn,
thiết kế và thi công các công trình xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa và một số tỉnh lân cận. Phát triển ổn định và bền vững trên nguyên tắc:
“SÁNG TẠO – HOÀN THIỆN – CHẤT LƯỢNG – PHÁT TRIỂN”

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

6


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

Điều này đồng nghĩa với việc Green Life luôn đặt ra yêu cầu khắt khe trong
công tác chuyên môn, trình độ quản lý và chất lượng phục vụ trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động của công ty.
1.2.2

Chiến lược phát triển
“CHẤT LƯỢNG LÀ NỀN TẢNG ĐỂ PHÁT TRIỂN”


-

Thực hiện chiến lược phát triển một cách linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở CHẤT

-

LƯỢNG để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu và quyền lợi của khách hàng trên cơ sở pháp luật

-

cho phép là ưu tiên hàng đầu trong mọi công tác kinh doanh của Green Life.
Phát triển thành một công ty tư vấn chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu và có năng

-

lực cạnh tranh tại Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Phát triển ổn định và bền vững trên nguyên tắc “Hoàn thiện”, “Sáng tạo” và “Hiệu

-

quả”.
Thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đáp ứng một cách

-

linh hoạt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trở thành một Doanh nghiệp có UY TÍN trong lòng khách hàng và đối tác.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC


Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

7


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

1.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
1.4.1

Dịch vụ tư vấn

-

Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Lập Bản cam kết bảo vệ môi trường
Lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản
Lập Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường
Lập Dự án cải tạo và phục hồi môi trường
Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại
Lập hồ sơ xin khai thác nước mặt, nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn

-

nước

Tư vấn các thủ tục pháp lý lien quan đến công tác bảo vệ môi trường

1.4.2

Dịch vụ kỹ thuật

Thiết kế, thi công xây dựng và lắp đặt hoàn thiện các công trình:
-

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, thủy sản, công nghiệp, bệnh viện…
Hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt, thủy sản, công nghiệp, bệnh viện…
Hệ thống xử lý bụi, khí thải và tiếng ồn
Hệ thống tưới cây và tạo cảnh
Hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp

1.4.3

Thương mại

Cung cấp thiết bị, vật tư dung trong lĩnh vực xử lý nước:
-

Bơm chìm nước thải, bơm chìm giếng, bơm ly tâm (trục ngang, trục đứng),

-

bơm định lượng…
Máy thổi khí, bơm sục khí chìm, đĩa phân phối khí, máy khuấy chìm…
Màng lọc sinh học (MBR), máy lọc RO, lõi lọc RO, bồn lọc áp lực, vật liệu


-

lọc…
Giá thể vi sinh, men vi sinh, hóa chất xử lý…
Thiết bị quan trắc, phân tích nước.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

8


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

1.5 CÁC DỰ ÁN TIÊU BIỂU ĐÃ THỰC HIỆN

Hình 1.3 Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

9


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm


Hình 1.4 Các công trình xử lý nước thải công nghiệp.
B. KHÁCH SẠN COMODO
Tên công trình: Khách sạn Comodo
Địa điểm: 86A Trần Phú, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa
Quy mô: 250 phòng
-

Tầng hầm: Khu kỹ thuật và phòng kho.
Tầng 1-4: Khu sảnh lễ tân và tầng dịch vụ ăn uống.
Tầng 5-25: Khu phòng khách sạn
Tầng áp mái: Khu dịch vụ giải trí với bể bơi
Tầng thang tum
Tầng mái

Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Dịch Vụ Khách Sạn Thái Bình Dương
Khởi công: tháng 6 năm 2016.
Tình trạng: Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động vào quý I năm 2018.

Hình 1.5 Khách sạn Comodo.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

10


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1.1 Nguồn gốc và thành phần nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải
ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng
khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu
chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay
các trạm cấp nước hiện có. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát
bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn
do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào
các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
 Nước thải khách sạn phát sinh từ các nguồn sau:
- Nguồn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của nhân viên tại các
-

khu vục nhà ăn, nhà nghỉ,….trong nhà hàng.
Nguồn thải từ các phòng khách
Nguồn thải từ các hoạt động chế biến món ăn và rửa các vật dụng trong nhà

hàng.
 Do thành phần và tính chất của nước thải khách sạn giống như nước thải sinh hoạt
nên cơ sở lý thuyết của các phương pháp xử lý nước thải khách sạn cũng tương tự
cơ sở xử lý nước thải sinh hoạt.
 Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
• Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
• Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa
trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn
có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu
cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

11


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

50%), chất béo (5 - 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động
trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó
bị phân huỷ sinh học.
Nước thải nhà hàng, khách sạn có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động
bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế
biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
Nước thải nhà hàng, khách sạn phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách
hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các
nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và phốtpho. Đồng
thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
2.1.2 Phân loại
Dựa vào tính chất của nước thải và nguồn phát thải, chúng ta có thể chia nước thải sinh
hoạt ra thành 3 loại:
 Nước thải ra từ khu nhà vệ sinh, nhà tắm, toilet:
Đây là loại nước thải sinh hoạt chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất, chủ yếu là
các chất hữu cơ như: phân, nước tiểu, các virus gây bệnh và cặn lơ lửng. Trong đó, các
thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD 5, COD, Nito và Phốt pho.
Đặc biệt, hàm lượng Nito và Phốt pho nếu không được loại bỏ sẽ làm cho nguồn tiếp

nhận nước thải bị phú dưỡng (hiện tượng thường thấy ở những nguồn nước có hàm
lượng Nito và Phốt pho cao)
Phần hiện nay đều được trang bị bể tự hoại. Thế nhưng, việc sử dụng trong thời
gian dài khiến các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ có trong bể tự hoại bị chết đi, hoặc
lượng nước thải và chất thải quá lớn gây ra tình trạng tắc nghẽn toilet và gây ra mùi
hôi trong khu vực nhà vệ sinh. Khi bể tự hoại được xử lý, hầm cầu được thông thoáng
thì mùi hôi trong nhà vệ sinh sẽ giảm rõ rệt, do vậy đây còn là một bước quan trọng
không thể thiếu khi muốn khử mùi hôi nhà vệ sinh.
 Nước thải từ khu nhà bếp, nhà ăn

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

12


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

Điểm đặc trưng của nước thải từ khu vực nhà bếp, nhà ăn là chứa hàm lượng dầu
mỡ cao, kèm theo là các vụn thực phẩm và rác thải hữu cơ. Lượng dầu mỡ này thường
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thoát nước nhất là tình trạng tắc nghẽn ống
thoát nước. Do vậy thông thường nước thải từ khu vực nhà bếp sẽ được xử lý sơ bộ
bằng cách đi qua bể tách dầu mỡ trước khi được đưa vào xử lý ở các bước tiếp theo.
 Nước thải từ khu tắm giặt
Nước thải từ khu tắm giặt có tính chất hoàn toàn khác biệt với các loại nước thải
trên, hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy
rửa. Do đó cần phải có phương pháp xử lí theo cách khác giúp tránh gây ảnh hưởng
đến quá trình xử lí chung.

2.1.3 Tính chất
Thành phần và tính chất nhiễm bẩn của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tập
quán sinh hoạt, mức sống của nhân viên và khách hàng trong khách sạn, mức độ hoàn
thiện của thiết bị, trạng thái làm việc của thiết bị thu gom nước thải. Lưu lượng nước
thải thay đổi tùy theo điều kiện tiện nghi cuộc sống, tập quán dùng nước của từng
người, điều kiện tự nhiên và lượng nước cấp. Tính chất nước thải giữ vai trò quan
trọng trong thiết kế vận hành hệ thống xử lí và quản lý chất lượng môi trường, sự dao
động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho các công
trình đơn vị.
2.1.4 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tại khách sạn ảnh hưởng đến môi
trường
 Ảnh hưởng của chất hữu cơ:
Đối với các chất hữu cơ dễ phân hủy như chất béo, protein, carbonhydrat thì chủ yếu là
làm suy giảm oxi hòa tan trong nước, dẫn đến hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng.
Đối với các chất hữu cơ khó phân hủy: như các chất hữu cơ có vòng thơm, đa vòng
ngưng tụ, phospho hữu cơ… hầu hết có tính độc đối với sinh vật và con người. Nếu
tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể vi sinh vật gây độc tích lũy và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống.
SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

13


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

 Ảnh hưởng của vi khuẩn
Số lượng vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn có trong nước thải rất lớn, ngoài việc đóng

vai trò phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và làm sạch nguồn nước thải thì
chúng cũng tồn tại một số loại vi sinh vật gây bệnh.
 Ảnh hưởng của chất tẩy rửa
Khách sạn sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa với mục đích giặt giũ, làm sạch sàn nhà,
toalet… và đây là những chất hóa học hữu cơ bền vững có độc tính cao với con người.
Xà phòng không phải là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước nhưng sẽ gây ảnh hưởng
đến hiệu xuất xử lý nước thải của hệ thống do xà phòng khi cho vào nguồn nước sẽ
làm thay đổi pH của nguồn nước.
Chất tẩy rửa là nguồn gây ô nhiễm nước đáng quan tâm, mặc dù chúng ít có độc tính
với con người và độc vật nhưng lại gây ô nhiễm nguồn nước, giảm chất lượng nguồn
nước đặc biệt là nước uống. Ngoài ra chúng còn làm cho các thực vật trong nước phát
triển mạnh.
 Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng
Hàm lượng nito và photpho trong nước thải khách sạn là khá cao. Các chất này có
trong quá trình chế biến thức ăn hay trong nguồn thức ăn dư thừa được thải bỏ. Đây là
chất dinh dưỡng của các loài thủy sinh. Nồng độ nito và photpho trong nước thải cao
sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước sông.
 Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng sẽ hạn chế độ sâu của nguồn nước được ánh sáng chiếu xuống, dẫn
đến việc gây ảnh hưởng quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng là
tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt
cảnh quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng.
Vì vậy mà nguồn nước thải khách sạn cần phải được xử lý trước khi xả thải ra ngoài
môi trường để tránh gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận cũng như có các ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường sống của người dân.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

14



Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

2.2 Các phương pháp xử lý
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hòa tan và một phần
các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải hay tách nước ra khỏi chất rắn. Công trình xử lý
cơ học bao gồm:
-

Song chắn rác, lưới lọc rác: chắn giữ các cặn bẩn kích thước lớn như: giấy, rau,

-

rác…
Bể lắng cát: tách các tạp chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn như xỉ than, cát, vỏ

-

trứng…
Bể lắng/ bể nén bùn: tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng
lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ

-

nổi lên bề mặt.
Bể vớt dầu mỡ: tách dầu mỡ trong nước thải, khi hàm lượng dầu mỡ thấp thì


-

việc vớt dầu mỡ thường thực hiện tại bể lắng nhờ thiết bị gạt váng nổi.
Bể lọc: tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước

-

thải qua lớp vật liệu lọc.
Ngoài ra, các công trình xử lý cơ học có thể bao gồm: bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ,
ngăn lắng trong UASB…

2.2.2 Phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp xử lý hóa học: đưa hóa chất phản ứng vào nước thải để gây tác động
với các tạp chất, biến đổi hóa học và tạo chất kết tủa (cặn lắng) hoặc phân hủy chất
độc hại tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý hóa học gồm: phương pháp trung hòa nước thải chứa axit hay
kiềm, phương pháp oxy hóa khử, phương pháp keo tụ, phương pháp điện hóa,…
Phương pháp xử lý hóa học có thể tác động tăng cường quá trình xử lý cơ học
hoặc quá trình sinh học. Tùy theo yêu cầu phương pháp xử lý hóa học có thể bố trí ở
công đoạn xử lý sơ bộ ban đầu hay xử lý hoàn tất ở giai đoạn cuối của dây chuyền
công nghệ.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

15


Thực tập tốt nghiệp

Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

2.2.3 Phương pháp xử lý hóa lý
Là phương pháp xử lý ứng dụng các quá trình: hấp phụ, tuyển nổi, trao đổi ion,
chưng cất bay hơi, trích ly, cô đặc, khử muối, khử khí (khử mùi), khử hoạt tính phóng
xạ,…
-

Hấp phụ: loại bỏ chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách bắt giữ
những chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc tương tác giữa chất bẩn

-

hòa tan với chất hấp phụ (hấp phụ hóa học).
Trao đổi ion: là phương pháp thu hồi – bắt giữ để loại bỏ các cation và anion

-

bằng các chất trao đổi ion (nhựa trao đổi ion – resin)
Tuyển nổi: Loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng khả năng

-

dễ nổi lên mặt nước khi bám theo các bọt khí.
Trích ly: dung để tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung
một chất dung môi không tan vào nước, nhưng độ hòa tan của chất bẩn trong

-


dung môi cao hơn trong nước.
Chưng cất bay hơi: chưng nước thải để các chất bẩn hòa tan cùng bay hơi lên
theo hơi nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các

-

lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
Tách khí (air stripping): tách khí hòa tan như NH3, H2S,…
Khử muối bằng công nghệ màng: loại bỏ các chất hòa tan ra khỏi nước thải
bằng các loại màng bán thấm.

2.2.4 Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý sinh học: dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật
để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ dưới dạng keo hoặc hòa tan trong nước thải.
Thông thường công đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học.
Những công trình xử lý sinh học phân làm 2 nhóm
 Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ
sinh học, đất ngập nước,…thường quá trình diễn ra chậm.
 Công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo:bể bùn hoạt tính aeroten, bể
lọc sinh học (biophin), mương oxy hóa, lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)…
Quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

16


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất

170m3/ngàyđêm

2.3 Các công đoạn, mức độ xử lý nước thải
2.3.1 Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ
Bao gồm các công trình và thiết bị làm nhiệm vụ bảo vệ máy bơm và loại bỏ phần
lớn cặn nặng (cát), vật nổi (dầu, mỡ, bọt,…) giảm tải trọng cho các công trình tiếp
theo. Các thiết bị và công trình xử lý bao gồm:
-

Khử mùi bằng hóa chất (Chlorine, H2O2, ozone,…)
Song chắn rác
Máy nghiền cắt vụn rác
Bể lắng cát
Bể vớt dầu mỡ
Bể làm thoáng sơ bộ
Hầm bơm/ ngăn tiếp nhận
Bể điều hòa lưu lượng và nồng độ

2.3.2 Xử lý bậc I hay xử lý sơ cấp
Chủ yếu là quá trình lắng để loại bỏ bớt một phần cặn lơ lửng và các chất nổi như
dầu mỡ…Có nhiều bể lắng như:
-

Bể tự hoại
Bể lắng hai vỏ
Bể lắng ngang
Bể lắng đứng
Bể lắng ly tâm
Bể lắng vách nghiêng…


2.3.3 Xử lý bậc II hay xử lý thứ cấp
Là công đoạn xử lý sinh học hiếu khí các chất hữu cơ, chuyển chất hữu cơ có
khả năng phân hủy sinh học thành các chất vô cơ và hữu cơ ổn định kết thành cặn sinh
học để loại ra khỏi nước thải.
Các công trình và thiết bị dùng trong công đoạn xử lý thứ cấp chia thành 2 nhóm:
-

Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo (bể aeroten, lọc sinh học, SBR, MBBR,

-

…)
Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên (Hồ sinh học hiếu khí, hồ sinh học tùy
nghi, cánh đồng tưới, đất ngập nước kiến tạo,…)

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

17


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

2.3.4 Xử lý bậc III
Tiến hành sau xử lý bậc II nhằm nâng cao chất lượng nước thải đã được xử lý để có
thể dùng lại hoặc xả vào nguồn tiếp nhận với yêu cầu vệ sinh cao hơn. Có thể dung các
công trình sau:
-


Bể thiếu khí (Anoxic) xử lý Nitơ,…
Bể lọc cát, lọc màng
Bể hấp thụ than hoạt tính
Cụm bể xử lý hóa lý loại bỏ photpho, khử màu,…
Hồ sinh học xử lý bổ sung

2.3.5 Khử trùng nước thải
Khử trùng nhằm mục đích đảm bảo nước thải sau xử lý trước khi xả vào nguồn
tiếp nhận không còn vi trùng, virut truyền bệnh, khử màu, khử mùi. Khử trùng thông
thường bố trí sau xử lý bậc II.
Khử trùng có thể thực hiện bằng các phương pháp hóa học dung Chlorine,
ozone,.. hay phương pháp vật lý như dung tia UV hay nhiệt.
2.3.6 Xử lý bùn
Cặn lắng ở các công đoạn xử lý bậc I, xử lý bậc II và III chứa nhiều nước (độ ẩm
đến 99%) và chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng thối rửa. Do đó cần áp dụng một số
biện pháp để xử lý tiếp cặn lắng, làm cho cặn ổn định và loại bớt nước để giảm thể
tích, trọng lượng trước khi đưa ra môi trường hoặc sử dụng. Có các phương pháp xử lý
như:
-

Nén cặn hay cô đặc bùn (cặn)
Ổn định bùn
Làm khô bằng cơ học (thiết bị lọc ép bang tải, máy nén ly tâm, thiết bị lọc chân

-

không,…)
Làm khô bằng sân phơi bùn
Đốt bùn trong lò đốt


SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

18


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI KHÁCH SẠN COMODO
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG BỂ SINH HỌC MÀNG MBR
MBR (Membrane Bio Reactor) là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữa công
nghệ màng lọc với hệ thống bể sinh học thể động thông qua quy trình vận hành bể
SBR sục khí và công nghệ dòng chảy gián đoạn. Công nghệ phát triển lần đầu tiên vào
thập niên những năm 1970 và hiện nay là công nghệ được ứng dụng rộng rãi trên thế
giới.
Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí.
Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại
cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả
năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn
hơn và đặt vào các bể xử lý. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học và bùn này sẽ
được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng
trong nước sau xử lý. Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học sẽ gia tăng nhanh
chóng làm cho khả năng phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào
cũng tăng theo. Ngoài ra, nước thải sau xử lý còn loại bỏ cặn lơ lửng và có độ trong
suốt cao.
3.1.1 Ưu điểm của bể MBR

MBR không dùng bể lắng II và vận hành ở nồng độ MLSS cao có các ưu điểm sau:
 Tải trọng thể tích cao nên thời gian lưu nước trong bể phản ứng sẽ ngắn hơn
 Thời gian lưu bùn SRT dài nên lượng bùn sinh ra ít hơn
 Vận hành ở nồng độ oxy thấp sẽ có khả năng thực hiện các quá trình Nitrat hóa
và khử Nitrat trong bể có SRT dài
 Chất lượng nước đầu ra cao thể hiện ở các chỉ tiêu độ đục, vi sinh, TSS, và






BOD
Không cần bể lắng & giảm kích thước bể nén bùn
Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform và E.coli
Công trình được tinh giản
Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động
Tính ưu việt về công suất và cấu hình có giá trị tầm cỡ

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

19


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

 Nhờ kích thước lỗ rỗng cực kỳ nhỏ : 0.01-0.2 um nên ngăn cách được giữa pha

rắn và pha lỏng
3.1.2 Phạm vi áp dụng
 Xử lý nước cấp:
 Sản xuất nước có hàm lượng Na+ thấp và nước tinh khiết đóng chai
 Sản xuất nước có TDS thấp dung cho nồi hơi, thiết bị lạnh
 Khử màu, khử mùi, màu, acid humic
 Khử vi khuẩn, virut
 Xử lý sơ bộ trước khi trao đổi ion.
 Xử lý nước thải:
 Thu hồi đường hoặc các sản phẩm khác trong chất thải ngành nước giải khát
hoặc công nghiệp hóa học
 Xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu tái sử dụng.
3.1.3 Màng lọc trong MBR
 Màng chia làm 3 loại:
- Lọc: còn gọi là màng bán thấm. Màng này cho phép nước đi qua, những thành
phần khác giữ lại ở bề mặt
- Thấm: Hỗn hợp khí, nước được tách ra. Khí thấm qua màng, nước giữ lại
- Thẩm tích: Màng chỉ cho ion đi qua, nhưng không cho nước đi qua.
 Có các loại màng bán thấm (màng lọc) sau:
- Vi lọc (Microfiltration – MF): kích thước khe rỗng: 100nm - 1µm
- Lọc Ultra (Ultrafiltration – UF): kích thước khe rỗng: 2 – 50 nm
- Lọc Nano (Nanofiltration – NF): kích thước khe rỗng: 2 – 5 nm
- Lọc RO (Reverse Osmosis – RO): kích thước khe rỗng: <1 nm
3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến màng MBR
 Nhiệt độ:
• Màng Cellulose Acetate hoạt động ở nhiết độ tối đa là 50°C.
• Màng Ceramics có thể hoạt động ở nhiệt độ >100°C
 pH:
• Màng Cellulose Acetate: 4• Màng Ceramics: 1

 Chlorine:
• Các loại màng nhạy cảm với Chlorine ở mức vài ppm: Polypropylene (màng
MF), TFC (RO). Đối với các loại màng này cần khử Clo trước khi đưa vào hệ
thống xử lý.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

20


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

• Các loại màng ít nhạy cảm với chlorine: Cellulose Acetate, Polysulphone
3.1.5 Chế độ vận hành của bể MBR
Trong chế độ Dead-end filtration, dòng vào sẽ vuông góc với màng làm hình thành
các bánh cặn (filter cake) trên bề mặt màng gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của
màng. Tuy nhiên trong chế độ này tổn thất năng lượng ít hơn trong chế độ cross-flow
filtration.
Trong chế độ cross-flow filtration, dòng vào song song với màng giúp tránh tạo
bánh cặn do dòng chảy lướt nhẹ qua bề mặt màng.
3.1.6 Một số loại module của màng
-

Module dạng tấm phẳng
Module dạng tấm xoắn
Module dạng sợi rỗng
Module dạng nhúng chìm

Module dạng hình ống

3.2 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Bảng 3.1. Thông số nước thải đầu vào.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thông số
pH
Nhiệt độ
BOD
COD
TSS
N tổng
Amoni (NH4-N)
P tổng
Dầu mỡ thực phẩm
Coliform

Đơn vị
--°C

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MNP/100ml

Kết quả
7,5
30
350
450
190
65
35
13
45
5,5.106

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải từ các hoạt động của khách sạn được đưa về bể tự hoại, riêng nước thải
có chứa nhiều dầu mỡ qua bể tách dầu trước khi vào bể tự hoại, dầu mỡ sẽ nổi lên trên
bề mặt được giữ lại để thu gom định kì. Nước thải sau đó chảy qua bể điều hòa (T01)
có sục khí giúp tăng nồng độ oxi hòa tan, khuấy đều chất ô nhiễm và phân hủy một

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng


21


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

phần chất ô nhiễm, điều chỉnh lưu lượng nước thải. Nước thải tiếp tục được bơm qua
bể thiếu khí (T02) phân hủy thiếu khí bằng vi sinh thiếu khí và có bơm chìm, có tuần
hoàn một phần vi sinh về từ bể MBR, tại đây chất ô nhiễm và bùn hoạt tính được
khuấy trộn bằng 4 đĩa thổi khí. Nhờ quá trình phân hủy và chuyển hóa của vi sinh vật
trong điều kiện thiếu khí để phân hủy và chuyển hóa các liên kết nitơ có trong nước
thải bằng quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa. Sau đó nước thải chảy qua bể hiếu khí
(T03) để phân hủy trong môi trường hiếu khí có vi sinh dạng lơ lửng bùn hoạt tính. Tại
đây các vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng
thành CO2 , H2O, các sản phẩm vô cơ và các tế bào sinh vật mới. Nước thải tiếp tục
chảy qua bể MBR (T04), xử lý kết hợp 2 quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ và
tách sinh khối (bùn hoạt tính) bằng màng vi lọc (MF) hoặc màng siêu lọc (UF). Một
phần bùn khử N được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí (T02) để tăng cường hiệu quả xử
lý nitơ, phần bùn thải còn lại được đưa về bể tự hoại. Nước thu được sẽ đạt tiêu chuẩn
chất lượng nước thải xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố Nha
Trang theo quyết định số 824/QĐ-UBND, để đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung
của thành phố.
Trong quá trình hoạt động thực hiện quá trình làm sạch bảo trì định kỳ bằng cách
bơm rửa ngược màng với dung dịch nước Javel khoảng 45 phút/lần, sau đó hệ thống
được rử ngược với dòng thấm trong 15 phút. Sau thời gian khoảng từ 3-6 tháng màng
sẽ được lấy ra khỏi bể MBR để làm sạch bên ngoài.
Khí dư từ các bể T01, T02, T03, T04 sẽ được hút bởi máy hút khí AB-03 đến hệ
thống xử lý mùi. Tại đây khí sẽ được xử lý tại bồn khử mùi bởi dung dịch khử mùi
trước khi được thải ra qua hệ thống thoát hơi của tòa nhà.


SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

22


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải khách sạn Comodo.
3.3. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
3.3.1. Bể tách dầu
Nhiệm vụ: Tách, tuyển nổi dầu mở ra khỏi nước thải. Nhờ quá trình tách này mà
quá trình xử lý vi sinh phía sau được ổn định với hiệu suất cao, đồng thời kích thước
các công trình trong hệ thống sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Chức năng: chứa dầu mở, định kỳ 3 tháng hút dầu mở 1 lần.
Công trình này thuộc phạm vi nhà thầu khác.

Hình 3.2. Bể tách dầu.

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

23


Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất

170m3/ngàyđêm

3.3.2 Bể tự hoại
Nhiệm vụ: Bể chứa và xử lý sơ bộ nước thải trước khi được đưa vào hệ thống xử
lý, chứa và tự phân hủy bùn thải nhờ vi sinh vật kỵ khí.
Nước thải từ các khu vệ sinh dẫn về bể tự hoại và lần lượt đi qua các ngăn trong
bể. Ngăn đầu tiên có chức năng tách chất rắn ra khỏi nước thải. Nước thải và cặn lơ
lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ 2. Ở ngăn này, cặn lắng xuống đáy, vi sinh vật kỵ
khí phát triển mạnh phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang
ngăn thứ 3 để lắng toàn bộ sinh khối cũng như cặn lơ lửng còn lại trong nước thải.
Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá
trình lên men kỵ khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt.
Công trình này thuộc phạm vi nhà thầu khác.

Hình 3.3 Bể tự hoại.
3.3.3. Bể điều hòa (T01)
Thông thường lượng nước thải chảy vào hệ thống với một tỷ lệ không ổn định, tỷ
lệ này thường thay đổi giữa các giờ trong ngày tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nước
của khách sạn. Sự dao động lưu lượng và nồng độ nứơc thải sẽ dẫn đến chế độ công
tác của mạng lưới và công trình xử lý đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng và
quản lý. Vì vậy để công trình xử lý nước thải làm việc bình thường với hiệu suất cao
và kinh tế thì phải xây dựng bể điều hòa.
Nhiệm vụ: Ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải đầu ra, nhờ quá trình ổn định
này mà quá trình xử lý vi sinh phía sau được ổn định với hiệu suất cao. Không khí

SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

24



Thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khách sạn Comodo công suất
170m3/ngàyđêm

được cung cấp liên tục làm cho nước thải được xáo trộn đều nồng đồ chất ô nhiễm,
oxy hóa một phần các chất ô nhiễm, ổn định nồng độ pH, tăng nồng độ oxy hòa tan
trong nước.
 Thiết bị chính:
- 2 bơm hoạt động luân phiên theo tín hiệu phao và theo thời gian
- Hệ thống dàn 4 đĩa thổi khí thô để cung cấp oxi.
- Hệ thống đường ống thoát khí dư
 Thông số kỹ thuật:
- Số lượng 1 bể
- Chiều cao : 3m
- Chiều rộng : 2,6m
- Chiều dài : 6,8 m
- Vật liệu : Bê tông cốt thép

Hình 3.4. Hệ thống máy bơm.
3.3.4. Bể thiếu khí (T02)
Nhiệm vụ: Quá trình xử lý sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy thiếu khí bằng vi sinh
thiếu khí. Tại đây chất ô nhiễm và bùn hoạt tính được đảo trộn bằng 4 đĩa thổi khí, nhờ
quá trình phân hủy và chuyển hóa của vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí để phân hủy
và chuyển hóa các liên kết nitơ có trong nước thải bằng quá trình nitrat hóa và khử
nitrat hóa, chuyển Nitrat và Nitrit thành N2, thoát ra ngoài.
 Thiết bị chính:
- 4 đĩa thổi khí thô để cung cấp oxi
- Hệ thống đường ống thoát khí dư
 Thông số kỹ thuật:

- Số lượng: 1 bể
- Chiều cao: 3m
- Chiều rộng: 3m
SVTH: Đào Nguyễn Quỳnh Như
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

25


×