Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đặc điểm văn học nữ đương đại Trung Quốc qua sáng tác của Vệ Tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.06 KB, 23 trang )

Tiểu luận: Đặc điểm văn học nữ đương đại Trung Quốc qua sáng tác của Vệ Tuệ

A. MỞ ĐẦU
Văn học đương đại Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã phát triển rất sôi động đáp
ứng nhu cầu và thị hiếu của một số không ít người tiêu dùng đương thời. Xã hội Trung
Quốc đã cởi bỏ những quan niệm khe khắt độc đoán về sáng tác văn học. Những mô thức
sáng tác cũ nay đã bị tấn công bởi một lực lượng nhà văn đi “tiền đạo”, phá bỏ mọi cấm kỵ,
mọi quan niệm lỗi thời xưa nay. Lối viết ngày nay mới mẻ, tự do, nghĩ gì viết nấy, “ngã bút
tả ngã tâm”, tha hồ phóng bút tung hoành, càng kinh dị càng hay, càng giật gân càng thú.
Các tác phẩm này đáp ứng nhu cầu nóng bỏng của cuộc sống thời đại khẩn trương. Có thể
khẳng định, chưa bao giờ như bây giờ, văn học Trung Quốc đa dạng về phong cách và đề
tài như hiện nay. Đất nước với dân số hơn một tỷ người đã chứng minh là cường quốc về
kinh tế và đang dần khẳng định lại vị thế là trung tâm văn hóa như trong quá khứ. Văn học
phát triển chậm chạp không như điện ảnh, thời trang, ca nhạc… nhưng sức ảnh hưởng cũng
không hề thua kém. Với tiềm lực, truyền thống văn học ngàn năm, không ai ngạc nhiên
chẳng mấy chốc văn học Trung Quốc đương đại sẽ sớm chinh phục được độc giả năm châu.
Đặc biệt, trong những thập niên gần đây, ở Trung Quốc con số các nhà văn nữ tăng
lên đáng kể – một sự tăng lên đột biến với đông đảo các cây bút văn xuôi (nhất là truyện
ngắn) có lối viết và giọng điệu khác nhau. Khuynh hướng “thiên nữ” hay “âm hưởng nữ
quyền” đã được nói tới trong thực tiễn đời sống văn học đương đại. Không phải tất cả đều
là những cuốn sách đọc được nhưng qua đó để thấy rằng, truyện ngắn nữ đã dần có
“thương hiệu”. Đây là dấu hiệu đáng chú ý dù rằng cùng với những thành tựu đáng ghi
nhận sáng tác của họ cũng còn có nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Nghiên cứu về văn học nữ Trung Quốc đương đại là một đề tài gây nhiều chú ý cho
nhiều người, một phần xuất phát từ nội sinh là sức ảnh hưởng của văn học nữ Trung Quốc
trong thời gian gần đây, mặt nữa là những cái mới, cái độc đáo của dòng văn học mang tính
nữ quyền trong sáng tác của nhiề cây bút nữ trẻ. Vệ Tuệ với các sáng tác thể hiện yếu tố tự
thuật, yếu tố dục tính cũng là một mối quan tâm của nhiề nhà nghiên cứu, phê bình văn
học. Lựa chọn đề tài này, bản thân tôi không ngoài mong muốn có thêm một cách nhìn,
cách đánh giá về Vệ Tuệ trong xu hướng phát triển của văn học nữ đương đại Trung Quốc.
Với tiểu luận này, đối tượng nghiên cứu chính của tôi là văn học nữ Trung Quốc


đương đại với phạm vi là một số tác phẩm tiêu biểu của Vệ Tuệ.
Phương pháp nghiên cứu chính là: Cấu trúc - hệ thống, tổng hợp - thống kê, so sánh
đồng đại - lịch đại, phương pháp liên ngành…
Tiểu luận gồm ba chương:
Chương một: Khái quát văn học nữ đương đại Trung Quốc.
Chương hai: Vệ Tuệ - cây bút xuất sắc của văn học nữ đương đại Trung Quốc.
Chương ba: Đặc điểm văn học nữ Trung Quốc trong sáng tác của Vệ Tuệ


B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát văn học nữ đương đại Trung Quốc
1.1. Điều kiện lịch sử xã hội
Từ thập niên 1980 trở lại đây, văn học nữ đã đạt được nhiều thành tựu, và trở thành
một hiện tượng mang tính toàn cầu. Nhà văn nữ hiện nay không chỉ là một bộ phận mà còn
là niềm vinh quang cho một nền văn học. Trường hợp của Toni Morrison (Nobel 1993),
Elfriede Jelinek (Nobel 2004), Doris Lessing (Nobel 2007)… hay của J.K Rowling với bộ
truyện Harry Potter, Stefenie Mayer với Chạng Vạng… xác tín rất rõ điều đó. Các quốc gia
châu Á cũng nổi lên những hiện tượng văn học nữ như Nhật có Yoshimoto Banana, Yamada
Amy, Kanehara Hitomi, Ogawa Yoko… Bangladesh có nhà văn nữ rất nổi tiếng Tahmima
Anam… Văn học Việt Nam đương đại cũng có nhiều nhà văn nữ nổi trội như Thuận, Linda
Le (Pháp), Phùng Lệ Lí, Bích Minh Nguyễn (Mỹ), Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh…(trong nước). Văn học đương đại Trung Quốc cũng không
phải là một ngoại lệ. Trong quá trình tiếp biến những giá trị văn hóa phương Tây, các nhà
văn nữ Trung Quốc đã tạo được tiếng nói riêng, gây tiếng vang trong nước lẫn nước ngoài.
Có thể dẫn lời dịch giả Sơn Lê, người đã dịch khá nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc
sang tiếng Việt, giai đoạn từ 1990 đến nay là giai đoạn bùng nổ các tác giả nữ Trung Quốc
“gây được tiếng vang mạnh mẽ nhất trong toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc. Trước cách
mạng văn hóa có vài người như Đinh Linh, Băng Tâm… nhưng không thành một xu
hướng.
Theo nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lưu Tư Khiêm thì khái niệm “văn học nữ

tính” ở Trung Quốc được xác định là “Văn học ra đời trong điều kiện lịch sử nhất định, lấy
phong trào văn hóa mới Ngũ Tứ là mốc khởi điểm, có nội hàm tinh thần nhân văn hiện đại,
lấy nữ tính làm chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm…
Văn học gọi là có “chủ thể nữ tính” khi đời sống vật chất và tinh thần, suy nghĩ và
xúc cảm của người phụ nữ thoát khỏi hệ quy chiếu và quan điểm nam quyền, nữ giới phải
là cá nhân độc lập trước sự chọn lọc, đứng vững và chịu trách nhiệm trước những cảm
nhận, phát ngôn cho giới của mình. Chính ngôn từ mang tính chủ thể nữ tính, cùng với sự
trải nghiệm của nữ giới đi vào văn học là những yếu tố cơ bản của văn học nữ.
Để người nữ trở thành chủ thể văn học, tất nhiên phải có những điều kiện xã hội
nhất định. Trên thế giới, văn học nữ và phê bình nữ quyền luận cũng chỉ xuất hiện từ cuối
thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cùng với những phong trào tranh đấu cho nữ quyền
mạnh mẽ và triệt để ở phương Tây. Văn học nữ không thể ra đời trong xã hội phụ quyền,
khi người nữ không có tiếng nói và thậm chí không nhận thức được vị trí của chính mình
trong xã hội phát triển mang nặng tư tưởng nam quyền.
Soi vào điều kiện xã hội Trung Quốc, không khí bình đẳng nam- nữ chỉ có được từ
sau phong trào Ngũ tứ. Ở thời điểm đó xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ chịu ảnh hưởng của
phong trào nữ quyền thế giới như Băng Tâm, Đinh Linh…Họ ảnh hưởng phong trào


Bloomsbury Group của Anh, yêu thích Mary Mac Carthy, Vanessa Bell, Virginia Woolf –
nhà văn nữ quyền với tác phẩm nổi tiếng Căn phòng riêng, Bà Dalloway… Nhiều salon văn
nghệ giống như Bloomsbury được ra đời ở Trung Quốc thu hút các nhà thơ, nhà văn nữ yêu
thích văn học có tư tưởng tiến bộ, tự do. Song không khí đó không duy trì được lâu, những
biến động của xã hội không cho phép văn học nữ có đủ điều kiện phát triển trở thành một
dòng văn học theo đúng nghĩa.
Từ sau năm 1976, khi Trung Quốc bước sang “thời kỳ mới”, xã hội đã phát triển
theo hướng tự do, cởi mở, nhiều nhà văn nữ có điều kiện phát huy tài năng. Nhất là từ
những năm 80, sau cuộc đổ bộ của phê bình văn học nữ tính phương Tây và lý luận giới
tính, hiện tượng nữ giới viết văn và nghiên cứu văn học nữ giới bắt đầu thu hút sự quan tâm
ở Trung Quốc. Các tác giả nữ mới trưởng thành bắt kịp dòng chảy của tư tưởng nữ quyền

và phê bình nữ tính chủ nghĩa, áp dụng vào sáng tác của mình. Từ những điều kiện đó, trào
lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” bắt đầu hình thành.
1.2. Các tác giả văn học nữ đương đại Trung Quốc
Các tác giả thuộc trào lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” thập kỷ 80, 90 của thế kỷ
XX đa số sinh trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1960. Họ được coi là “gạch nối thế hệ”
giữa hai thời kỳ Trung Quốc trước và sau mở cửa. Thế hệ nhà văn nữ này hiện nay vẫn còn
trong giai đoạn sáng tác sung sức. Tác phẩm của họ vừa mang tính chất chuyên nghiệp,
chín chắn với cái nhìn của người phụ nữ ở lứa tuổi trung niên, vừa hấp thụ những nét mới
của xã hội với lối sống ngày càng tự do, phóng khoáng để tự làm mới mình, không bị tụt
hậu so với thế hệ nhà văn mới trưởng thành trước đó.
Có thể kể ra vài gương mặt đại diện cho thế hệ nhà văn nữ này như: Trương Khiết
(1937), hai lần được giải thưởng Mao Thuẫn với các tác phẩm Vô tự và Đôi cánh nặng trĩu;
Trương Kháng Kháng (1950), tác phẩm: Mùa hè, Người đàn bà quậy; Tàn Tuyết (1953), tác
phẩm: Phù vân già cỗi, Đôi giày thêu…; Vương An Ức (1954), tác phẩm: Tam luyến, Thế
kỷ của cương vị, Trường hận ca (giải thưởng Mao Thuẫn năm 2000), Thắm sắc hoa đào…;
Thiết Ngưng (1957), tác phẩm: Rơm lúa mạch, Những người đàn bà tắm, Cửa hoa hồng,
Mạch kiết đóa, Miên hoa đóa…Ngoài ra có thể kể thêm một số tên tuổi nữa như Từ Tiểu
Mẫn, Thẩm Đường, Trần Tố Phương, Hàn Tiểu Huệ, Vương Tiểu Ngọc, Vương Tiểu
Ưng…
Thế hệ nhà văn nữ này đã có những đóng góp rất lớn cho văn học Trung Quốc và vị trí
của họ cũng được nhìn nhận một cách xứng đáng. Cuối thế kỷ vừa qua, danh sách “Hai
mươi nhà văn nữ tiêu biểu Trung Quốc ở thế kỷ XX” đã được công bố và tôn vinh. Trong
danh sách này, ngoài hai nhà văn nữ lão thành thuộc thế hệ thứ nhất Đinh Linh và Băng
Tâm, còn lại chủ yếu thuộc thế hệ sinh năm 1950 – 1960, như:
Tốt Thục Mẫn, Diệp Văn Linh, Thạch Khang, Trương Kháng Kháng…
Từ những năm cuối thập kỷ 90 cho đến nay có thể xem là khoảng thời gian “bùng nổ” của


văn học nữ Trung Quốc với sự xuất hiện hàng loạt cây bút nữ trẻ, gọi là những “mỹ nữ viết
văn, mỹ nữ sáng tác văn học ”. Đa số tác giả nữ trẻ hiện nay thuộc dòng văn học “linglei”

(另另另另). “Linglei”, phiên âm Hán Việt là “lánh loại”, với nghĩa là “một loại khác, một
dạng khác”. Văn học linglei là dòng văn học khác biệt, phá phách, bỏ đi tất cả những khuôn
mẫu của dòng văn học tự nhiên chính thống trước đây.
Tuy rằng thuộc dòng văn học linglei có cả các tác giả nam và nữ, nhưng trong giai
đoạn hiện nay, nữ giới đang lấn át trên văn đàn Trung Quốc, các tác giả trẻ hầu hết là nữ,
nên các khái niệm “văn học linglei”, “tiểu thuyết linglei” thường gắn với “văn chương mỹ
nữ”, “mỹ nữ linglei”, làm người ta nghĩ đến văn học nữ, những sáng tác của giới nữ the
khuynh hướng nữ quyền nhiều hơn.
Các tác giả nữ thuộc dòng văn học này ở lứa tuổi 20-30, sinh trong khoảng những
năm 1970, 1980 và bắt đầu sáng tác từ cuối những năm 1990, tiêu biểu như: Hồng Ảnh
(1962), viết từ năm 1980, tác phẩm: Người con gái của dòng sông, Người tình Anh Quốc,
Anada, …; Cửu Đan (1968), viết từ 1996, tác phẩm: Quạ đen, Người con gái phiêu bạt…;
Miên Miên (1970),Vệ Tuệ (1973), viết từ năm 1995, tác phẩm: Bảo bối Thượng Hải, Điên
cuồng như Vệ Tuệ, Thiền của tôi, Gia đình ngọt ngào của tôi, và một số tuyển tập truyện
ngắn…; Quách Tiểu Lộ (1973), là một đạo diễn trẻ và là nhà văn triển vọng, phim ngắn của
chị Con cá của anh hôm nay thế nào? đoạt giải Creteil của Pháp, tác phẩm: Phân phương 37
độ 2, Thạch thôn, Tự điển Trung – Anh cho người đang yêu, Tuổi xuân tan thành 20
mảnh…; Trương Duyệt Nhiên (1982), viết từ năm 1996, tác phẩm: Mười yêu…; Xuân Thụ
(1983), viết từ năm 2000, tác phẩm: Búp bê Bắc Kinh, Niềm vui dài đến nửa ngày, Hai
cuộc đời, Sóng lòng, Ngẩng nhìn sao Bắc đẩu…
1. 3 . Một số đặc điểm của văn học nữ đương đại Trung Quốc
Sáng tác của các nhà văn nữ Trung Quốc ở hai thế hệ trước và sau có rất nhiều điểm
khác biệt, nhưng nhìn chung trong văn học nữ Trung Quốc đương đại nổi bật lên những đặc
điểm sau:
1. 3. 1. Yếu tố tự truyện (autobiography) khá rõ trong tác phẩm các nhà văn nữ
Trong tự truyện, nhà văn kể về chính mình bằng cái nhìn nội quan và xem mình là
nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm văn học nữ Trung Quốc từ năm
1985 đến nay, có thể thấy hiện tượng tự thuật rất phổ biến. Tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị
trí mà từ đấy, các cây bút nữ khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng
tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho

đến bút pháp nghệ thuật, là hệ sinh thể hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm.
Trên những trang viết của các tác giả nữ, chân dung cuộc sống cá nhân nhà văn được
hiển lộ rõ nét. Lý luận văn học gọi đây là hiện tượng “tự ăn mình”. Hầu hết tiểu thuyết của
các nhà văn nữ đều là tiểu thuyết tự truyện (autofiction) như Jane Eyre của Charlotte
Bronte, Người tình (L’Amant) của Marguerite Duras cũng là một tự truyện. Nhiều quyển


tiểu thuyết được đặt tên mang chất tự truyện như Tự truyện chưa hồn tất là câu chuyện về
cuộc đời của tác giả người Anh Alice A. Bailey, Katarzyna Grochola, nữ tác giả người Ba
Lan, đã thuật lại tồn bộ đời sống tinh thần của mình sau khi bị người chồng ruồng bỏ bằng
chất giọng humour với Xin cạch đàn ơng…
Các cây bút nữ linglei của Trung Quốc gần như tái hiện chính mình trên trang sách,
thậm chí đưa tên mình thành tên tác phẩm (Vệ Tuệ: Điên cuồng như Vệ Tuệ), đưa hình ảnh
của mình thành ảnh bìa tạo nên hiệu ứng tự truyện ngay từ yếu tố ngồi văn bản. Từ điển
Trung – Anh cho người đang u được Qch Tiểu Lộ sáng tác dựa trên cuốn nhật ký viết
trong những năm tháng sống tại London, hay như trong Thạch thơn, một bán tự truyện
được chính cơ thừa nhận là: “Thạch thơn là nơi tơi chơn con cá của tơi, kí ức của tơi, tuổi
thơ của tơi và mọi điều bí mật hiện thân cho q khứ của tơi » (Lời đề từ) . Tính tự thuật
cũng rất rõ trong Đỗ Qun đỏ, Phu nhân Mao chủ tịch của Anchee Min (và cũng có kèm
ảnh minh họa như Vệ Tuệ), với mục đích trước hết là để kể về những chấn động tâm hồn và
số phận dữ dội, khốc liệt của mình trong sự bóp nghẹt của cuộc đại cách mạng Văn hố
Trung Hoa thập niên 1970, hay trong tiểu thuyết An Ni Bảo Bối… Khi chọn những thể loại
mang tính hư cấu cao là tiểu thuyết và truyện ngắn, và đưa vào phương thức tự thuật, các
nhà văn nữ bộc lộ rõ nhu cầu thể hiện bản thân. Họ thẳng thắn chứ khơng bóng gió quanh
co. Những nhà văn trẻ như Vệ Tuệ, Cửu Đan, Miên Miên… họ viết những gì rất thực, gần
như đang diễn ra trong cuộc đời này. Nhân vật của họ thường là giới trí thức, những cơ
gái hoặc đang học đại học, hoặc đã đi làm ở các cơng ty, cơng sở, kiếm được tiền, tự thân
ni sống mình, vật vã với cuộc sống…
1. 3. 2. Xu hướng viết về tính dục một cách táo bạo ở các nhà văn nữ trẻ đã ảnh hưởng
rõ rệt đến sáng tác sau này của các nhà văn nữ thế hệ trước, tạo nên một tình trạng

chung là trong văn học nữ Trung Quốc yếu tố xác thịt xuất hiện với mật độ dày đặc
Có thể coi tính dục như một sợi chỉ đỏ xun suốt trong các tác phẩm “đình đám”
nhất của văn học đương đại Trung Quốc gần đây được xuất bản tại Việt Nam. Từ Mạc
Ngơn…tới Giả Bình Ao, sau này là những Cửu Đan, Vệ Tuệ, Xn Thụ… Thậm chí cả tài
năng trẻ Sơn Táp cũng có nhiều đoạn đề cập đến tính dục trần trụi trong cuốn tiểu thuyết
Thiếu nữ đánh cờ vây rất nổi tiếng của mình. Tuy nhiên, trong khi các nhà văn lớn như
Mạc Ngơn chỉ coi tính dục như cái cớ để đưa đẩy câu chuyện, làm cho câu chuyện thêm
phần sinh động thì các tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X lại coi tính dục là điểm mấu chốt trong
tác phẩm của mình, và xoay quanh nó là tình u, đạo đức, quan hệ xã hội…
Ngay cả các nhà văn thế hệ 5X, 6X cũng đang có xu hướng viết về tính dục một
cách mạnh bạo hơn trước đây. Đại dục nữ (Những người đàn bà tắm) của Thiết Ngưng
miêu tả cảnh làm tình khá chi tiết. Hễ sướng thì hét lên (2003) của nhà văn nữ Trì Lợi khiến
người ta kinh ngạc. Hay cuốn Hãy cứu lấy bầu vú của Tất Thục Mẫn chỉ vì tên sách đã gây
nhiều tranh luận.


1. 3. 3. Hướng về thành phố
Nếu như các nhà văn nam giới khá mặn mà và am hiểu rõ rệt về nông thôn như Mạc
Ngôn, Giả Bình Ao, Lý Nhuệ, Dư Hoa, Khâu Hoa Đông… thì có thể nói, các nhà văn nữ
hiện nay ít ai quan tâm đến mảng văn học nông thôn, nhất là các nhà văn 8X, 9X. Lý do là
vì hầu hết họ đều sống ở thành thị, vốn sống, sở trường của họ là ở thành thị. Họ hiểu biết
về xe hơi đời mới nhiều hơn là thổ nhưỡng một vùng quê. Nội dung chủ yếu trong tác
phẩm của họ là viết về đô thị với nhịp sống gấp gáp, hỗn độn. Đọc truyện họ ta thấy cảnh
làm ăn, buôn bán, đầu cơ, giao dịch chứng khoán, hộp đêm, quán bar… Tóm lại là hình ảnh
một thành phố vừa hấp dẫn, ma mị, quyến rũ, vừa đầy cơ hội nhưng cũng đầy cạm bẫy, vô
nhân… Gần đây trong cuốn Gia đình ngọt ngào của tôi (Vệ Tuệ) có nhắc đến một chuyến
đi về nông thôn của nhân vật nữ, nhưng dường như đó chỉ là một cuộc phiêu lưu hơn là một
sự tìm hiểu thực sự. Có thể gọi Miên Miên là nhà văn của đô thị với Kẹo nói về những cạm
bẫy của thành phố đối với các cô gái trẻ mưu sinh. Xuân Thụ trong Búp bê Bắc Kinh cũng
chỉ miêu tả cuộc sống đô thị là chính. Ngay cả những nhà văn nữ thế hệ 5X, 6X cũng xa

dần phong vị hương thôn. Thiết Ngưng từng nổi tiếng với tác phẩm đầu tay Ôi, Hương
Tuyết nói về một cô gái nông thôn mơ ước cuộc sống phồn hoa đô thị, thì sau này bà cũng
chỉ hướng đối tượng là những phụ nữ thành thị như trong Cửa hoa hồng, Thành phố không
mưa… giống như nàng Hương Tuyết sau khi tiếp cận văn minh đô thị thì “hương đồng gió
nội bay đi ít nhiều” (Nguyễn Bính). Hay như Khách không mời của Kha Lăng Yến cũng
miêu tả trần trụi một thành phố Bắc Kinh, ẩn chứa bên trong vẻ phồn hoa đô hội của nó là
số phận của hàng nghìn công nhân mất việc sống thoi thóp bằng trợ cấp 20% lương, là
những quan chức chính phủ sống phè phỡn bằng tiền tham nhũng, chiếm đất của nông dân.
Đằng sau tính chất bất lương của một “nghề” – nếu có thể gọi là nghề của anh chàng Đan
Đông, chuyên đi ăn tiệc trộm (gọi là rệp ăn tiệc) là tấm lòng bất bình trước cái xấu, cái ác
đang hoành hành. Đây thực sự là một câu chuyện đa tầng, mê hoặc như ngụ ngôn cho thấy
bức tranh đô thị của một đất nước đang phát triển…
Có lẽ vì hiếm hoi những tác phẩm viết về nông thôn nên những tác phẩm man mác
hương vị du lãng của An Ni Bảo Bối (Hoa bên bờ, Đảo tường vy) mới chiếm được cảm tình
độc giả vì miêu tả chính xác tâm lý của người trẻ chán ghét cuộc sống đô thị, ra đi tìm kiếm
và khám phá những vùng đất lạ cũng như những cảm xúc lạ của bản thân. Hoặc như Thạch
thôn của Quách Tiểu Lộ cũng được độc giả tiếp nhận như một “món ăn” lạ miệng từ một
nhà văn nữ, khi cô miêu tả một vùng quê miền biển với tất cả những “sở trường” của mình:
món ăn, phong tục, thói quen, cảnh sắc… khác hẳn so với cảnh sống đô thị.
1. 3. 4. Hiện tượng nhà văn nữ thành công ở hải ngoại
Một số nhà văn nữ hiện đang sinh sống và viết văn khá thành công ở nước ngoài. Có
thể kể những gương mặt nổi trội như: Amy Tan, sinh và viết văn ở Mỹ, tác giả của Phúc
Lạc Hội, Con gái thầy Lang…; Anchee Min sang Mỹ sống và viết Đỗ Quyên Đỏ, Phu nhân
Mao chủ tịch, Nữ hoàng Phong Lan…; Sơn Táp sống, viết văn và nổi tiếng ở Pháp; Hồng


Ảnh học ở Anh và viết văn khi về Trung Quốc; Quách Tiểu Lộ vừa học vừa viết ở Anh;
Trương Duyệt Nhiên vừa viết vừa học ở đảo quốc Singapore; Anni Sun (tên thật là Sun
Xiao Dong (Tôn Tiếu Đông) vừa học vừa viết ở Mỹ, Anh, tác phẩm: Lam sắc bỉ kí bản
(Cuốn sổ màu xanh), Vườn; Kha Lăng Yến, hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc đồng thời

cũng là thành viên Hội viết văn Hollywood, hiện đang sống tại Sanfrancisco, có rất nhiều
tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim như Thu Thu (đạo diễn Trần Xung), Tiểu Ngư
(cùng viết với Lí An, đạo diễn Sylvia Chang), đồng tác giả kịch bản Mai Lan Phương (đạo
diễn Trần Khải Ca). Tiểu thuyết Rệp ăn tiệc (bản dịch ở Anh và Việt Nam là Khách không
mời) là tiểu thuyết đầu tay của bà viết bằng tiếng Anh; Lưu Hồng hiện sống ở Anh, dịch
sách và dạy tiếng Hoa, tác phẩm: Vầng trăng sửng sốt (Spartling Moon, 2001), Cầu ba hoa
(Magpie Bridge, 2003), Sự đụng chạm (The Touch, 2005), Vợ của gió Đông (Wives of the
East Wind, 2007); Lisa See: nhà văn Mỹ gốc Hoa, là tác giả của khá nhiều đầu sách nổi
tiếng, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, như Tuyết Hoa và cây quạt bí mật…
1. 3. 5. Sự mở rộng phương thức quảng bá tác phẩm
Sách in không còn là con đường duy nhất để xuất bản và quảng bá tác phẩm của
mình. Một thế hệ nhà văn trẻ Trung Quốc đã khẳng định được tiếng nói của mình trên các
trang web, nhật ký điện tử (blog), báo điện tử… Một trong những hình thức quảng bá hiện
nay phổ biến nhất là báo chí và Internet. Trong đó, Internet đóng một vai trò hết sức quan
trọng làm cầu nối cho các nhà văn, hình thành nên một loại hình văn học mới độc đáo: văn
học mạng. Không ít nhà văn, nhà thơ trưởng thành từ loại hình văn học này như: Trương
Duyệt Nhiên, Bì Bì, An Ni Bảo Bối, Mộ Dung Tuyết Thôn, Dương Hằng Quân… Ở Trung
Quốc hằng năm còn có cả giải thưởng văn học mạng. Điều đó đã tác động không nhỏ cho
sự phát triển của văn học nghệ thuật Trung Quốc những năm gần đây. An Ni Bảo Bối là nhà
văn nữ nổi tiếng nhất trên mạng với nhuận bút in thành sách kỷ lục: 4$ cho 1 chữ! . Những
tác phẩm của Liên Thục Hương lấy bút danh Liên Gián xuất bản gần đây như: tiểu thuyết
Tình cỏ, Người đàn ông sing-gum, Vết thương kín, tập truyện ngắn Tình không phát mãi,
Yêu vào ngày tình nhân, tuỳ bút Đường đời hoa nở một lần… Bài bút ký đầy nước mắt
được đăng trên tạp chí “Gia đình” (Trung Quốc) năm 2002 và lên mạng vào ngày
8/12/2003 đã được lưu truyền khắp nơi, được hàng triệu bạn đọc yêu thích. Năm 2004, Bài
bút ký đầy nước mắt đã được dựng thành phim ngắn và “được” nhiều bạn viết ưu ái đạo
văn, đạo văn ý tưởng cũng như đạo cốt truyện. Bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm
điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc, tiểu thuyết của Thục Hương chuyển thể từ tác
phẩm này cũng được đăng dài kỳ trên tờ Tin Tức Buổi Chiều đã mang lại cho cô số nhuận
bút không nhỏ từ hơn 100 kỳ đăng.

Hiện tượng này đã tìm được sự đồng cảm ở Việt Nam. Cây bút nữ trẻ Trang Hạ cũng
là một tác giả văn học mạng, viết và tung tác phẩm lên blog cá nhân, sau đó in thành sách
(Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử…). Với khả năng văn chương và ngoại ngữ, nhà


văn này đã quan tâm và dịch khá nhiều văn học mạng Trung Quốc, trong đó, tiểu thuyết
Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của nhà văn mạng Tào Đình (sinh năm 1985, bút danh là Bảo Thê,
có nghĩa là “vợ quý” ) tạo ra cơn sốt đối với độc giả Việt Nam, tiếp theo là truyện Mẹ điên
(Vương Hằng Tích)…
Trên đây là giới thiệu sơ lược những gương mặt tiêu biểu của văn học nữ đương đại
Trung Quốc, đặc biệt là từ những năm đổi mới cho đến nay cùng với một số đặc điểm nổi
bật. Nhìn chung, đây là một hiện tượng văn học mới mẻ và đáng hoan nghênh ở một đất
nước mà hơn 5000 năm qua dường như không dành chỗ cho nữ giới. Một số tác phẩm khi
được dịch sang tiếng Việt, do hoàn cảnh, đặc điểm văn hóa, xã hội giữa hai nước khác nhau
nên có gây ra những luồng phản ứng nhất định (trường hợp tác giả Vệ Tuệ là một ví dụ).
Tuy vậy, với những hiện tượng văn học còn mới và chưa có khoảng lùi thời gian nhất định
để kiểm định giá trị, việc cần nhất là không cực đoan trong phê bình, quá khen ngợi, đề cao
hay chê bai, vùi dập đều là không nên.


Chương 2: Vệ Tuệ - cây bút xuất sắc của văn học nữ
đương đại Trung Quốc
2.1. Vệ Tuệ và lời tự bạch
Chu Vệ Tuệ (chữ Hán: 另另另; thường được biết đến với cái tên Vệ Tuệ; sinh
năm 1973 tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang) là một nhà văn người Trung Quốc, cô thuộc
dòng văn học lánh loại , sở trường là viết truyện ngắn.
Sau khi tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ và Văn học của trường Đại học Phúc Đán vào
năm 1995, cô lại làm một công việc khác chuyên ngành, là một nhà báo và biên tập
trong truyền hình. Nhưng cô vẫn thường xuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Vệ Tuệ đã
từng gây chấn động văn đàn Trung Quốc về đề tài tính dục vào những năm thập kỷ 90.

Cuốn "Cục cưng Thượng Hải" của cô từng bị báo chí Trung Quốc lên án và bị cấm lưu
hành trong cả nước vì nội dung đồi trụy, trụy lạc (theo nhận định của cơ quan quản lý sách
báo Trung Quốc).
Cô đã từng tự sự:"...Tôi thường ngồi viết trong tiếng hát rất hay nhưng mang tính
hủy diệt của Kurt Cobain, viết những chữ hay, rất hay, để tôi và bạn bè của tôi phân biệt với
những người tương tự tôi, viết những chữ như đóa hoa bí ẩn, là đóa hoa bí ẩn...".
Tác phẩm của Vệ Tuệ là những câu chuyện không hẳn là chuyện mà là một cách
nhìn, một cách sống, một tuyên ngôn mới cho một lớp trẻ mới, mà tác giả là đại diện.
Truyện của cô chỉ xoay quanh một chủ đề, đó là tính dục, với những nhân vật có những
cuộc tình không có tình yêu mà gần như chỉ bằng sự nổi loạn của thân xác. Tuy nhiên, so
với các nhà văn cùng thời, Vệ Tuệ được báo giới đánh giá cao qua các truyện ngắn với tính
nghệ thuật, ngôn từ và lối hành văn chuyên nghiệp.
Tác phẩm "Thượng Hải bảo bối", một cuốn tiểu thuyết viết theo lối bán tự truyện, sẽ được
dựng thành phim và đây lại là một thành công nữa của cô sau những tác phẩm được phát
hành bằng 30 thứ tiếng trên thế giới.
“Tôi thường viết trong tiếng hát rất hay nhưng mang tính hủy diệt của Kurt Cobain,
viết những chữ hay, rất hay, để tôi và bạn bè của tôi phân biệt với những người tương tự
như tôi, viết những chữ như đóa hoa bí ẩn, là đóa hoa bí ẩn. Có lúc tôi cũng nghe dạ khúc
của Mozart và ca kịch Italia, âm nhạc đẹp và buồn làm xúc động linh cảm tôi, làm cho chữ
nghĩa của tôi có cánh như Thiên sứ, trong sạch, không dung tục. Tất nhiên, cũng có lúc
không ra gì.
Tốt nghiệp trường Đại học Phục Đán, những nhược điểm vốn có ở người được giáo
dục hoàn thiện và chính thống đôi khi cũng làm trở ngại tôi, trong khi viết tôi thường quên
đi một số điều, để có thể nghiệm sự xung động nhất của bản năng, tình cảm trong sáng,
triết lý giản đơn. Tất cả những điều đó đều rất khó khăn.
Tôi theo đuổi phong cách viết văn hò hét và đẹp tái sinh từ trong huyệt mộ. Đến nay,
những người lớn tiếng nguyền rủa tôi đã cho tôi dũng khí tỉnh táo. Tôi là một cô gái có khả
năng viết văn, tôi không hiểu điều đó có phải là hạnh phúc của tôi hay không nhưng sự



thực viết văn đã cho tôi giấc mơ có thể ẩn náu. Nhiều buổi chiều nắng gắt, nhưng trong
phòng rất âm u lạnh lẽo, rèm cửa sổ khẽ lay động, nhiều đêm không tình ái, ăn hoa quả và
hút thuốc, tôi vào ẩn náu trong giấc mơ ấy.”
2.2. Vệ Tuệ và những sáng tác thể hiện tư tưởng nữ quyền
Các tác phẩm của Vệ Tuệ đã được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới.
Trong đó, tác phẩm Thượng Hải bảo bối đã được chuyển thành phim (2005). Đắm mình với
những ước vọng văn chương, những cô gái trong các truyện ngắn của Vệ Tuệ giống như
hình ảnh của cô phản chiếu trong gương: khao khát sống, khao khát tự do và khao khát yêu
đương. Điểm chung của các tác phẩm này cũng chính là đặc trưng cho lối viết của Vệ Tuệ:
táo bạo, thấm đẫm hơi thở thời đại, dũng cảm phơi bày những cảm nhận riêng tư về cuộc
sống và thời đại, phơi bày những khát khao của những người trẻ cô độc muốn được sống là
chính mình....
Vệ Tuệ ... đi vào văn học theo cái lối nhân tiện thì thử cầm bút một phen và chính
do chỗ không biết sợ là gì mà lại có được tiếng nói riêng trong văn học. Không phải ngẫu
nhiên, trong một cơn say sưa, Vệ Tuệ có lần tự thú: “Khát vọng của tôi gần như lý do tồn
tại của tôi là làm cho thành phố nổ tung như một trận pháo hoa” ý muốn nói buộc tất cả
mọi người phải đọc mình phải nói đến mình.
“Điên cuồng như Vệ Tuệ” cũng đi theo cái mạch đã được gợi mở từ Goethe đến
Sagan. Nhân vật chính trong các thiên truyện dưới đây thường là những nữ thanh niên trẻ
tuổi của nước Trung Hoa thời cải cách và mở cửa, lòng đầy hăm hở bước vào cuộc sống.
Và đón chào họ là gì? Là một cuộc sống đang mất dần đi những giáo điều – vốn bảo là
thiêng liêng cũng được mà bảo là phù phiếm cũng được – để trở lại với những yêu cầu tự
nhiên và trần tục. Trong khi xã hội như một cỗ máy chạy hết tốc lực cốt làm ra của cải vật
chất thì mỗi người tìm lấy cách để tự lo cho bản thân mình, và việc đó được chung quanh
sẵn sàng khuyến khích, miễn nó không đi ngược trào lưu chung và ngăn cản tự do người
khác, tức không vi phạm luật pháp là được. So với xã hội Trung Hoa cũ đầy húy kỵ và
khuôn mẫu ràng buộc con người, thì tinh thần chủ yếu chi phối xã hội hiện đại là tinh thần
giải phóng. Lớp trẻ không giấu diếm rằng họ muốn được giàu sang sung sướng; muốn được
nếm trải mọi niềm lạc thú trên đời. Hơn thế nữa, họ muốn khẳng định mình; muốn tự khám
phá và trình ra cho thế giới thấy mình là người thế nào; muốn nổi tiếng bằng mọi giá có thể

có. Khi tự nhiên khi thì cố ý, họ hăm hở tự bộc lộ, để buộc người ta phải chú ý đến mình.
“Triết lý cuộc sống của tôi là tiêu xài vật chất giản đơn, tinh thần không bị gò bó, bất cứ lúc
nào cũng chỉ tin ở sự xúc động nội tâm, phục tùng nỗi cháy bỏng trong sâu thẳm tâm hồn,
không cưỡng lại những cảm hứng điên cuồng, sùng bái mọi dục vọng, tận tình giao lưu với
mọi cuồng vui của cuộc đời bao gồm cao trào giới tính, đồng thời kính nhi viễn chi đối với
tác phong nịnh hót hời hợt tiểu thị dân, côn đồ”. Những câu bộc bạch loại đó nằm rải rác
đây đó trong các trang sách; người ta có thể đồng tình hay phản đối, song phải nhận là


chúng được nói ra thành thật và chính chúng tạo nên một phần lớn sức lôi cuốn của những
trang sách.
Làm nền cho mọi sinh hoạt của lớp trẻ ở đây là một xã hội với bộ mặt thực sự hiện
đại. Con người lăn lộn giữa tiện nghi vật chất, các loại rượu, các loại chất kích thích. Họ
nói chuyện với nhau trực tiếp thì ít mà qua điện thoại cầm tay thì nhiều. Nơi làm việc của
họ là các loại nhà hàng, trên cái nền nhạc gấp gáp lấy ra từ các loại băng đĩa mới nhập từ
Anh Mỹ. Một chi tiết có vẻ nhỏ nhưng không nên bỏ qua, ấy là trong các thiên truyện bạn
đọc sẽ đọc sau đây, truyện nào cũng thấy có một nhân vật Tây phương khi thì da đen khi thì
da trắng khi thì người Pháp khi người Hà Lan (trong một tác phẩm quan trọng khác của tác
giả mang tên “Cục cưng Thượng Hải”, nữ nhân vật chính cũng như con lắc dao động giữa
một bạn nam người Trung Hoa là Thiên Thiên và một người đàn ông Đức có tên là Mark).
Văn minh phương Tây như vậy đã trở thành một bộ phận của đời sống mọi người dân bình
thường. Ai người có thói quen co mình lại trong tư duy cũ chắc tự hỏi thế thì nếp sống
Trung Hoa đã ổn định từ ngàn đời có bị đe doạ? Nhưng những người ấy đã lo quá xa. Vốn
từ thời trung đại đã có sự giao lưu rộng rãi với cả thế giới, giờ đây văn minh Trung Hoa lại
đang tiếp tục làm giàu cho bản sắc của mình bằng những cuộc đối thoại thông minh với
mọi nền văn minh khác, trước hết là văn minh Tây phương, và lớp người trẻ tuổi của đất
nước đang tận dụng cơ hội đó như một phương tiện để qua người mà hiểu mình, tìm ở
người khác cái mình chưa có, trước tiên là để nhận thức, để tận hưởng cuộc sống. Nhà văn
ở đây không làm gì khác hơn là ghi nhận miêu tả cái điều mà xã hội đã chấp nhận.
Lớp người đứng tuổi lại cũng thường cho rằng tự do sẽ làm cho lớp trẻ hư hỏng. Với

các nhân vật của Vệ Tuệ, câu chuyện tự do không mang một ý nghĩa chật hẹp như vậy. Ví
dụ như trong vấn đề tình dục. Đó là cái tự do đơn giản, lâu đời, được hiểu một cách trần
trụi mà lại dễ bị hiểu sai, giải thích sai, tức dễ bị tha hóa nhất, song chính vì thế lại càng có
sức lôi cuốn con người. Trong một số tiểu thuyết Trung Quốc được dịch và in ra tiếng Việt
gần đây như “Đàn ông một nửa là đàn bà” của Trương Hiền Lượng, “Phế đô” của Giả Bình
Ao, “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, “Linh Sơn” của Cao Hành Kiện, các nhà văn gần
như đồng thời cùng nhận ra một sự thực: càng vào những lúc tinh thần tư tưởng của con
người bị dồn nén và những xã hội xô đẩy như muốn đè bẹp mỗi cá nhân thì họ càng muốn
tìm tới cái tự do bản năng kia, để trước tiên là tạo một thế quân bình cho sự sống, sau nữa
cũng là một cách để tự khẳng định rằng mình có thể bất chấp mọi thách thức. Vệ Tuệ và lớp
nhà văn trẻ đến với các vần đề này lại còn hồn nhiên hơn nữa. Những cuộc truy hoan chỉ là
một phần đời sống tự nhiên của họ và sở dĩ họ muốn nói thật to lên cho mọi người biết
chuyện ấy chẳng qua chỉ là muốn trêu ngươi, muốn tỏ ra là mình có thể phớt lờ trước mọi
thành kiến cấm đoán cổ lỗ. Dù có nhiều trang tả cảnh làm tình, song không thể nói những
trang truyện ở đây mang tính cách khiêu dâm. Trong con mắt của lớp trẻ (theo tiêu chuẩn
cũ) thực ra không có gì quan trọng. Điều khiến họ bận tâm là được sống theo ý mình. Mặc
dầu vậy, họ không bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần túy mà vẫn làm việc như điên.


Tâm trí họ không ngớt bị dày vò bởi những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản. Làm sao để biết
thực ra mình là thế nào, mình có thể trở thành một con người thế nào? Nên sống sao cho
phải? Đâu là hạnh phúc đâu là bất hạnh?... Cũng như các thế hệ trước những câu hỏi muôn
đời ấy cũng luôn ám ảnh họ hành hạ họ, và bởi họ đã nghĩ về chúng một cách nghiêm
chỉnh, nên không thể nói là họ tầm thường chút nào. Nên coi là điều mừng chứ làm sao lại
nỡ lòng lên án, chê trách, đe nẹt họ nếu như câu trả lời của họ khác hẳn câu trả lời của cha
anh ngày trước?
Theo một số tài liệu thì Vệ Tuệ sinh vào đầu những năm bảy mươi thế kỷ XX, tức
thuộc loại thanh niên cùng lớn lên với những đổi thay của Trung Quốc trong những thập
niên cuối cùng của thế kỷ XX. Có vẻ như cũng giống như trường hợp F.Sagan mà phần
trên đã nhắc, người thanh niên này đi vào văn học theo cái lối nhân tiện thì thử cầm bút một

phen và chính do chỗ không biết sợ là gì mà lại có được tiếng nói riêng trong văn học.
Không phải ngẫu nhiên, trong một cơn say sưa, Vệ Tuệ có lần tự thú: “Khát vọng của tôi
gần như lý do tồn tại của tôi là làm cho thành phố nổ tung như một trận pháo hoa” (ý muốn
nói buộc tất cả mọi người phải đọc mình phải nói đến mình). Ước ao ấy của tác giả đã được
đền đáp với cuốn sách gây nhiều tiếng ồn “Cục cưng Thượng Hải”. Thông thường sau một
thành công như vậy, một tác giả trẻ liền được giới sáng tác chuyên nghiệp chào đón và bản
thân người ấy cũng tự nguyện gia nhập hàng ngũ những người cầm bút, bằng lòng chấp
nhận những lề thói trong nghề để chuẩn bị có “những bước tiến mới”. Về phần mình, Vệ
Tuệ vẫn như một thứ cây dại giữa đồng, chỉ mải mê viết và lo sống với bạn đọc hơn là lo
sống với những người cùng giới. Một điều thú vị không kém là không phải trong tiểu
thuyết đầu tay ấy mà cả trong những chuyện vừa truyện ngắn viết tiếp về sau, tác giả vẫn
có lối viết tự thuật một cách cố ý, dù cho nữ nhân vật chính đội tên khác khai thác cuộc đời
người ấy theo những khía cạnh khác (ví như trường hợp thiên truyện mang tên “Ngải Hạ”
sau đây bạn đọc sẽ đọc) thì vẫn có những chỗ cây bút trẻ này cố ý hé cho bạn đọc thấy rằng
nhân vật trong sách với chính mình chỉ là một. Không định trổ tài miêu tả hay kể chuyện,
lại càng không định làm gương cho ai hoặc góp phần vào việc giáo huấn ai…, thực ra ở
người nữ thanh niên này chỉ có một băn khoăn duy nhất là viết ra buộc mọi người phải đọc.
Qua những trang viết xây dựng nên hình ảnh của mình trong lòng xã hội. Làm cho mọi
người biết mình nổi tiếng và độc đáo đã rồi người ta sẽ mua sách mình viết. Và thích tạo ra
một sự chào đón mang tính cách bùng nổ. Các cuốn sách của Vệ Tuệ do đó có cách đến với
bạn đọc tương tự như hồi ký của các cô đào xi-nê, các ca sĩ, hoa hậu người mẫu, cầu thủ
bóng đá nổi tiếng thường trở thành sách bán chạy ở các nước Âu Mỹ. Đọc sách người ta
không cảm thấy được trò chuyện với một nhà văn mà chỉ cảm thấy như được tiếp xúc với
một con người, còn sau đây người đó sẽ viết lách ra sao có trở thành văn sĩ lớn hay không,
không cần biết và đương sự cũng không muốn cho chúng ta biết. Nhưng như thế tưởng
cũng đã là quá đủ. Trong hoàn cảnh mà các giá trị thường xuyên chao đảo như xã hội hiện
đại đã có một tiếng nói cất lên và chúng ta tìm thấy trong tiếng nói ấy nhiều sự đồng cảm.


Bên cạnh Điên cuồng như Vệ Tuệ là Bảo bối Thượng Hải. Nhiều người đồng tình

rằng Bảo bối Thượng Hải không phải là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc gì cho lắm. Nhà văn
Vương Mông của Trung Quốc nói rằng đọc vài trang ông phải cất đi và không muốn con
cháu mình sau này sẽ phải đọc những thứ như thế. Nhưng nói thế nào nó vẫn là một cuốn
sách “hot” ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam ngay sau khi xuất hiện. Có lẽ bởi vì nó đã cắt
được một lát mỏng của hiện thực khắc hoạ được hình ảnh một kiểu nhân vật mới: những
người đàn bà trẻ tuổi thông minh trong xã hội phương Đông hiện đại.
Nhân vật Coco trong Bảo bối Thượng Hải của Vệ Tuệ là một trường hợp tiêu biểu.
Trung Quốc đã bước vào quỹ đạo của cuộc sống hiện đại đã lâu nhưng xã hội vẫn
đánh giá thấp nhu cầu giá trị và những nỗ lực của phụ nữ. Danh chính ngôn thuận mà nói
phụ nữ đã hoàn toàn được giải phóng và có quyền ngang bằng với nam giới trong xã hội
nhưng những di căn ẩn sâu trong tiềm thức xã hội trong thế giới đàn ông và trong chính
những người đàn bà vẫn còn ám ảnh dai dẳng. Phải chăng vì thế mà những người đàn bà trẻ
tuổi có học thức có ý thức về vị trí của mình nên khao khát thay đổi khao khát khẳng định
mình và khao khát tự do. Và vì thế mà con đường họ đi tới cái đích ấy có quá nhiều giằng
xé vật vã.
Coco không giấu giếm: “Sáng nào cũng vậy cứ mở mắt ra là tôi tự hỏi không biết
mình có thể làm gì để nổi tiếng. Nó đã trở thành tham vọng hầu như lẽ sống của tôi vậy để
tôi được tung bay như pháo hoa trên thành phố”. Đó là ước mơ trở thành một bảo bối của
Thượng Hải phồn hoa xa xỉ bằng nghiệp viết văn. Bản thân Coco cũng biết: “Giấc mơ của
tôi là giấc mơ mà bất cứ người đàn bà trẻ tuổi thông minh nào cũng có”.
Con người vốn có hai nhu cầu: nhu cầu tồn tại và nhu cầu được thừa nhận. Trong
cuộc sống hôm nay khi nhu cầu tồn tại đã được thoả mãn (dù có thể ở những mức độ khác
nhau) thì nhu cầu được thừa nhận càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở những người trẻ tuổi.
Nhu cầu ấy đặc biệt mãnh liệt ở người phụ nữ sinh ra trong một gia đình khá giả có tuổi trẻ
có học thức và xinh đẹp như Coco.
Thế nhưng giấc mơ lành mạnh ấy bị va đập với cuộc sống thực và cũng bị méo mó
sứt mẻ đi ít nhiều. Coco định tạo dựng tương lai của mình bằng nghề cầm bút. Cuốn truyện
ngắn đầu tiên của Coco Tiếng thét của những con bướm đã gây được chút danh tiếng nhờ
khen chê nhưng kèm theo đó là những bức hình gợi tình mời mọc của những gã đàn ông trẻ
gửi tới. Và vì chán cái không khí tẻ nhạt ở tạp chí mình đang làm cô bỏ đi làm nhân viên

phục vụ ở một quán rượu. Đồng thời bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết. Nhu cầu trở thành
một cái gì đó đặc biệt không hẳn là mưu cầu một cuộc sống vật chất xa xỉ hơn bởi cô không
thiếu thốn điều kiện sống: “Trên một ý nghĩa nào đó tôi và các bạn tôi đều là một lũ con em
những nhà giàu sang quyền quý sống trong nhung lụa”. Điều quan trọng nhất là khẳng định
giá trị của bản thân nhưng chẳng có gì hứa hẹn Coco sẽ trở thành một bảo bối Thượng Hải.
Trong tình yêu và tình dục Coco cũng không có được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Người cho
cô tình yêu là một chàng trai chân thành nhạy cảm nhưng yếu đuối và bất lực còn người


cho cô thoả mãn thân xác lại không có tình yêu. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu quan niệm
“tách tình yêu ra khỏi tình dục không nhất thiết mâu thuẫn với thái độ lành mạnh của cuộc
sống” của rất nhiều cô gái trẻ Thượng Hải. Nhưng Coco có lẽ vẫn mang trong mình quan
niệm đạo đức của phụ nữ truyền thống và với tính cách hay suy nghĩ quan sát và đánh giá
khiến cô với người yêu bị mặc cảm tội lỗi dày vò và với đối tác tình dục là cảm giác mất
mát cảm thấy mình đang rẻ rúng bản thân và rẻ tiền hơn cả bọn gái điếm. Coco bị vò nát
giữa hai nhân cách. Và cuối cùng thì cả hai người theo cách này hay cách khác đều bỏ cô
đi.
Còn trong xã hội nói chung Coco cũng không thấy hạnh phúc gì hơn. Thượng Hải
trong bước ngoặt lịch sử hiện nay với cô là một thành phố ăn chơi với những ảo tưởng hạnh
phúc với thế hệ mới sản sinh với không khí thô tục đa cảm và bí ẩn. Trong đó cô và bạn bè
cô “là một bầy sâu con sống dựa vào nhau bằng gặm nhấm mầu xanh bóng tối đôi cánh
tưởng tượng và tình cảm dịu dàng thắm thiết không chân thực là những con dòi bám vào
khúc xương thành phố này nhưng lại hết sức máu mê tình dục bò lổm ngổm một cách say
sưa ngọt ngào”. Và đây là những người đàn bà trẻ tuổi có học thức trong quán Nhất Nhất:
“Không khí ở đây vui vẻ sặc mùi nước hoa tiền bạc nước bọt và các chất kích thích... rất
nhiều phụ nữ Trung Quốc người nhỏ nhắn tóc đen óng mượt rất hấp dẫn. Bọn họ đều cố tỏ
ra lả lơi và đa số đều làm cho các công ty đa quốc gia. Hầu hết đã tốt nghiệp đại học thuộc
gia đình khá giả đi nước ngoài về có xe ô tô riêng. Họ là tinh hoa của tầng lớp trên trong số
tám triệu phụ nữ Thượng Hải nhưng trong khi khiêu vũ trông họ như đĩ điếm cả một lượt.
Có trời mới biết trong đầu họ đang nghĩ gì”.

Coco không thấy vui vẻ gì khi tham gia tất cả những thứ đó hoặc có vui cũng là
niềm vui ảo chỉ là những vỏ ngoài màu mè che đậy cái trống rỗng bên trong. Bởi Coco vẫn
chẳng có gì trong tay không hạnh phúc tình yêu không nổi tiếng và chẳng là bảo bối gì cả.
Chỉ có một nỗi hoang mang vô cũng tận: “Tôi ngồi trên ghế đệm tay ôm đầu tự hỏi có thật
mình là đàn bà hay không có thật sự hấp dẫn hay không? Có đạo đức giả hợm hĩnh và lơ
mơ trong cuộc sống hay không?”. Rất nhiều những người phụ nữ trẻ thông minh giờ đây
đang tự hỏi mình những câu tương tự. Lời cha của Coco nói: “Con vẫn là một cô gái lạc
đường” là một lời đáng suy ngẫm. Nhưng lạc thế nào và thoát làm sao thì không ai chỉ cho
cô được. Ai biết Coco và những phụ nữ như cô mong muốn gì và suy nghĩ thế nào.
Coco vẫn chưa tìm được một lối sống nào để khiến mình yên tâm mặc dù cô được tự
do hơn được hưởng nhiều khoái lạc hơn phụ nữ các thế hệ trước. Cuốn sách chưa viết xong
Coco có thể nổi tiếng trở thành bảo bối Thượng Hải hoặc cũng có thể không là gì. Nhưng
trong cô “có sự ham muốn đến cái chết cũng không thắng nổi. Cuộc sống là một khẩu súng
ham muốn có thể bắn ra và giết người bất cứ lúc nào”. Chính vì thế cô đặt hi vọng ở cuốn
tiểu thuyết sắp viết xong: “Cuốn tiểu thuyết của tôi bán chạy và gây tai tiếng sẽ bộc lộ hết
những gì là sự thật về con người: bạo lực lối sống khát vọng vui thú những chuyện ngược
đời máy móc quyền lực và cái chết”.


Giấc mơ “bảo bối Thượng Hải” có thể là một giấc mơ phù du giá trị đích thực của
người phụ nữ trong xã hội phương Đông hiện đại (hoặc hậu hiện đại) có thể không nằm ở
đó. Cuốn tiểu thuyết không hứa hẹn gì không có đáp số. Có lẽ chỉ là một lát cắt của hiện
thực để nhìn cận cảnh cuộc sống trong đó “giấc mơ bảo bối Thượng Hải” là có thực.
Ngoài ra, Vệ Tuệ còn có những tác phẩm tiêu biểu như: Ngải Hạ, Tiếng kêu của
bươm bướm, Linh hồn lạc lối…Dù là tiếng nói khảng khái, thẳng thừng về cuộc sống của
một người đàn bà-phụ nữ hay lối viết ẩn ý sâu xa thì trong tác phẩm của Vệ Tuệ cungc thấp
thoáng một người phụ nữ với một cái Tôi khát khao chaý bỏng về cuộc sống-tình yêu-tình
dục, đòi giải phóng rất con người.



Chương 3: Đặc điểm văn học nữ Trung Quốc trong sáng tác
của Vệ Tuệ
3. 1. Tính dục trong sáng tác của Vệ Tuệ
Vấn đề thân thể được chú ý tại đây bao hàm trong đó những kinh nghiệm tình dục
(sex), những biểu thuật mang tính bản năng tự nhiên gắn với đặc tính sinh học của con
người,… Trước vấn đề này, trong diễn dịch về một nền văn chương nương nhờ thân xác
đang hiện hữu, Cao Việt Dũng cho rằng: “… ở trong mối quan hệ văn chương và thân xác,
nếu thân xác lấn lướt văn chương để chiếm vị trí ưu thế tuyệt đối, thì đơn giản là ta không
có tác phẩm văn chương” . Văn học Việt Nam đương đại, với những biểu hiện của nó, có
thể thấy, thân xác hiện hữu khá phổ biến. Sau 1986, hầu như, trong thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết và cả hồi kí, vấn đề thân xác, tính dục được đề cập một cách khá rõ. Tính dục trở
thành đề tài, thành cảm hứng, thành phương tiện cho những ý đồ nghệ thuật. Có đôi khi,
những tác phẩm lấy sex, thân thể và tính dục như một mục đích, có tính trá nguỵ cho những
chiến lược bên ngoài văn chương, giả mạo văn chương.
Sex trong văn chương chỉ là một phương cách, một lối ra của những ẩn ức, những
dồn nén từ nhu cầu tự thân chủ thể sáng tạo nhưng lại hướng đến nhu cầu của cộng đồng.
Sự kìm nén quá lâu trong những cương vực của lễ giáo, đạo lý đã khiến cho nhu cầu bày tỏ
những rung cảm thân thể trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn.
Nếu không quá lời, có thể nói, yếu tố sex trong các tác phẩm văn học đại chúng
đương đại phải được xem là một yếu tố không thể thiếu. Ngay cách đặt tên tác phẩm đã cho
thấy những gợi dẫn về những câu chuyện tình yêu, quan hệ có liên quan đến tình dục, vốn
khá phổ biến trong cộng đồng mạng, giới trẻ. Phản ánh tình trạng người Việt tìm kiếm
thông tin sex trên mạng, tác giả Hoàng Thu trong bài viết Việt Nam tìm kiếm từ khóa “Sex”
nhiều nhất thế giới cho biết: “Theo thống kê của Google, Việt Nam là Quốc gia tìm kiếm
“SEX” số 1 thế giới vào năm 2009. Thứ hạng đó đã sụt giảm vào những năm tiếp theo, tuy
nhiên tên quốc gia Việt Nam vẫn luôn ở trong top 10. Cụ thể là đứng thứ 8 năm 2014”
Đây không còn là vấn đề của văn chương nữa. Đây là vấn đề của xã hội, văn hoá,
thậm chí là lịch sử Việt Nam. Truyền thống khắt khe với tình dục, xem là việc xấu, vi phạm
thuần phong mĩ tục, những ràng buộc trong phong tục, tập quán, tri thức, đạo lý,… đã đẩy
tình dục vào phía tối, phía bị che giấu, bị chê trách hay khinh miệt. Trong khi, nhu cầu, khát

vọng của con người là có thực. Càng như thế, vấn đề này lại càng trở nên hấp dẫn đối với
cộng đồng trong một xu thế mở. Con người trong bối cảnh đương đại có nhu cầu được bày
tỏ mình một cách thành thực, toàn diện, cụ thể.
Hiện hữu trước hết trên thân thể của chính mình. Đó là điều đầu tiên con người nhận
thấy sau thời gian dài bị che khuất bởi các tín niệm nho phong. Trên các phương tiện thông
tin đại chúng, nhất là báo chí, vấn đề Sex trong văn chương được bàn đến khá sôi động.
Những bài viết với những cái title như: Sex tràn vào văn học, Sex trong văn chương, Văn


chương thời nay không có sex không bán được, Dục tính trong văn học,… có thể dễ dàng
tìm thấy trên mạng internet. Điều đó nói lên sự chú ý của cộng đồng đối với hiện tượng
này.
Sự xuất hiện của sex trong văn học, nơi những tác phẩm chúng ta có thể dễ dàng tìm
kiếm, về mặt xã hội là một hiện tượng bình thường. Chúng ta chưa bàn đến giá trị nghệ
thuật của những tác phẩm có yếu tố sex, chỉ dừng lại ở thị hiếu công chúng trước một chủ
đề, một phương thức biểu hiện. Và ở đó, điều rút ra từ những lượt xem, bình luận, số lượng
xuất bản,… đã cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với dòng văn chương này. Nhu
cầu khám phá, bày tỏ của con người từ góc độ thân thể cũng không xa lạ, nhưng với xã hội
Việt Nam, một nơi mà tình dục còn là điều gì đó khiến cộng đồng phải tò mò, hiếu kỳ, nghi
ngại, sex lại trở nên một câu chuyện lôi cuốn kỳ lạ. Nhưng, vấn đề không nằm ở việc quản
lí hay cấm đoán. Quan trọng hơn hết, chính là việc nâng cao ý thức, thái độ và tầm văn hoá
của cộng đồng trước vấn đề tính dục trong đời sống và văn chương nghệ thuật.
Đến với Vệ Tuệ, nhà văn lên tiếng bênh vực nữ giới và hiển nhiên tính dục- đời sống
tình dục của người phụ nữ là biểu hiện khá chân thực cho tính chất nữ quyền được tác giả
thê hiện khá độc đáo, ấn tượng. Bên cạnh những lời chê như “xúc đất đổ đi”, Vệ Tuệ nhận
được vô số lời khen ngất trời, ngay cả về khía cạnh tính dục – sex trong tác phẩm “sex
nhất” của chị – “Thượng Hải bảo bối”.
“Là một trong những độc giả được đọc “Thượng Hải bảo bối” sớm nhất, tôi đã dùng một
khoảng thời gian liên tục không ngừng nghỉ để đọc hết cuốn sách, nó đem lại cho tôi một
cảm giác hoàn toàn mới mẻ khác hẳn với những cuốn truyện khác tôi đã từng đọc.

Cảm nhận của tác giả rất tốt, ngòi bút cũng rất tuyệt vời, một thứ ngôn ngữ linh
động, mẫn cảm, đi sâu vào lòng người, lại ẩn chứa một sự tự tin tuyệt đối trong cách hành
văn, cách kể chuyện, cách tả tình. Chắc chắn bạn cũng sẽ bị mê hoặc bởi từng câu chữ,
thâm nhập vào đời sống tinh thần tình cảm của nhân vật chính như thể bạn là chính cô ấy
vậy để cảm nhận một cách chân thực những thứ thuộc về đời sống tính cảm mà người ta
cho là mới mẻ, lạ kỳ, là “khác người”.
Trong “Thượng Hải bảo bối”, biểu hiện xuất sắc nhất của Vệ Tuệ là ở những thổ lộ
tâm tư tình cảm nồng đậm xuyên suốt tác phẩm. “Thượng Hải bảo bối”hay và cuốn hút
người đọc nhưng nó không thắng nhờ vào cốt truyện mà dựa vào tình yêu độc nhất của
nhân vật nữ chính mà tác giả đã dày công dốc tâm sức tạo dựng nên. Sự ra đời
của “Thượng Hải bảo bối” cũng là một minh chứng cho sự sáng tạo của Vệ Tuệ trong lĩnh
vực tả tình, nhất là xu hướng miêu tả tình yêu của nam nữ thanh niên thời hiện đại. Vệ Tuệ
hoàn toàn có thể đóng vai người phát ngôn cho tiếng nói của tình yêu thời đại mới”.
“Cái gọi là thế hệ mới đã không thể dùng tuổi tác để phân biệt nữa rồi. Cùng là
những người sinh ra từ thập niên 70 nhưng trên phương diện tư duy hay phong cách sống
vẫn có thể khác biệt rất lớn bởi từng người lại chịu tác động của những trào lưu tư tưởng
khác nhau. Nếu cứng nhắc phân thành hai phe, các bạn và chúng tôi, thì tôi sẽ nói rằng, Vệ


Tuệ là một nhân vật tiêu biểu đại diện cho chúng tôi. Cô ấy chỉ viết ra những gì mình muốn
nói, cô ấy một người phụ nữ thẳng thắn và chân thành. Trong những truyện của cô,
tôi không hề thấy cái gì gọi là dục sắc mà người ta vẫn nói là “đáng buồn nôn”. Đó chẳng
qua là vì trước khi đọc truyện người ta đã tự đeo cho mình cái kính sắc dục, vì thấy tác giả
là một người phụ nữ xinh đẹp lại viết về đời sống tình dục của mình. Tôi ủng hộ Vệ Tuệ, hy
vọng cô ấy có thể tiếp tục viết nên những cuốn truyện chân thực như thế, tuyệt vời như thế
về tính dục.
Có thể thấy, phương pháp viết truyện ngắn của Vệ Tuệ mang phong cách Tây
phương, không thoe quy tắc truyền thống, như tác giả đã nói là đeo đuổi cách viêt văn hò
hét ve đẹp tái sinh từ trong huyệt mộ và tâm trí luôn bị dày vò về vấn đề mang ý nghĩa
nhân bản. Điên cuồng như Vệ Tuệ gồm những câu chuyện mà đề tai khá xa lạ với người

đọc Việt Nam, đó là tình yêu bệnh hoạn, khoái cảm xác thịt, truy hoan đến điên cuồng và
quan hệ đồng tính luyến ái xấu xa. Nhân vật trong các truyện là “Tôi”(tức là tác giả), Tây
da đen, da trắng, những kẻ say rượu lấy việc làm tình tiê khiển và thèm khát tình dục, hoan
lạc đến quá mức. Với gần 400 trang sách, người đọc không bắt gặp những con người tích
cực, lương thiện trong tác phẩm. Bối cảnh, lối sống và hình ảnh những con người thác loạn,
điên cuồng, say xỉn mà tác giả miê tả chỉ có thê gặp trong các sáng tác văn học phương Tây
ở các thế kỳ trước chứ không thê là ở Trung Quốc hôm nay. Nếu lấy con mắt và cảm giác
của người đọc truyền thống trong xã hội phương Đông thì không thê không bất bình với lối
viết “kỳ kỳ” của Vệ Tuệ. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ những yếu tố dâm và tục đó, thì rõ ràng
Điên cuồng như Vệ Tuệ là một tác phẩm có giá trị hiện thực cao và tác giả là một người
mạnh dạn dám mang đến cho người đọc một món ăn “lạ” và không hợp “khẩu vị” với phần
lớn người đọc Việt Nam hôm nay. Đọc những trang sách của Vệ Tuệ người đọc hiểu được
tâm trạng và mục đích của tác giả. Đúng như tác giả viết là “không cưỡng lại những cảm
hứng điên cuồng, sùng bái mọi dục vọng, tận tình giao lưu với mọi cuồng vui của cuộc đời
bao gồm cao trào giới tính”. Trên đây là những trang sách “màu vàng” có yếu tố tính dục
trong sáng tác của Vệ Tuệ.
3.2. Yếu tố tự thuật trong tác phẩm của Vệ Tuệ
Tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đấy, các cây bút nữ khái quát hóa và tái
hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ
khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho đến bút pháp nghệ thuật, là hệ sinh thể
hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm.
Chưng cất và tái tạo những trải nghiệm của riêng mình, các cây bút nữ đã biến
chúng thành một hiện thực tinh thần thuộc thế giới sáng tạo văn học. Trong quá trình tự
thuật, người phụ nữ viết văn vừa bộc lộ và thể hiện bản thân, vừa sáng tạo ra chính mình
thông qua thế giới hình tượng. Tự thuật vừa là khởi nguồn, là chất liệu của sáng tạo, đồng


thời cũng vừa là đích đến, là sản phẩm sinh ra từ hành trình sáng tạo ấy. Đấy chính là
phương thức tự sự đặc trưng, là mô thức tự sự gắn liền với hoạt động sáng tác của nữ giới.
Trong phê bình nữ quyền, khái niệm này lại được mở rộng thêm một tầng bậc nữa,

khi các nhà nữ quyền phân biệt đặc trưng tự sự dựa trên tiêu chí giới. Lúc này, tự truyện
không hiện diện trong tư cách là trường hợp của một cá nhân nhà văn mà mang đặc tính
của một cộng đồng giới chuyên biệt so với một cộng đồng giới khác. Theo Từ điển thuật
ngữ phê bình và thuật ngữ văn học (The bedford Glossary of Critical and Literary Terms),
các nhà nữ quyền cho rằng cách thức trần thuật truyền thống đã bị thể loại hoá, là một thể
loại mang tính nam (masculinist genre). Cách thức trần thuật này được thiết lập dựa trên
khuynh hướng thiên về miêu tả hành động của nhân vật, những chiến công từ các cuộc
xung đột, sự tự khám phá trí tuệ của bản thân và hướng đến những nhận vật là tinh hoa của
cả cộng đồng, mang lại danh tiếng, sự tự hào cho cộng đồng. Trong khi đó, vấn đề thân thể
con người, lao động sản xuất, trẻ con, những mối quan hệ mật thiết của cá nhân chỉ đóng
vai trò yếu tố làm nền và thường vắng mặt. Chính vì vậy, sự chú trọng vào những trải
nghiệm khác biệt giữa nam giới và nữ giới, vào đời sống của người phụ nữ – vốn chỉ được
miêu tả đứt quãng và luôn bị trì hoãn trong quá khứ – đã làm nền tảng cho sự phát triển của
lý thuyết về sự tự tái hiện (self-representation). Do đó, tự thuật ở đây còn là tự thuật của
giới, là những sự kiện, vấn đề thuộc về giới nữ bị quên lãng hoặc che đậy, dìm nghỉm suốt
bao thế kỷ nay trong lịch sử nhân loại sẽ được chính người phụ nữ tự tái hiện lại và tạo nên
một cuộc đối thoại giới.
Trên hầu khắp những trang viết của các tác giả nữ, người tiếp nhận luôn nhìn thấy
sự hiển hiện thường trực của chân dung cuộc sống cá nhân nhà văn. Lý luận văn học gọi
đây là hiện tượng “tự ăn mình”. Hầu hết tiểu thuyết của các nhà văn nữ đều là tiểu thuyết tự
truyện (autofiction). Jane Eyre của Charlotte Bronte, Người tình (L’Amant) của Marguerite
Duras là những tác phẩm mang tính tự truyện nổi tiếng của văn học nữ thế giới.
Văn học nữ thế giới đương đại có rất nhiều tiểu thuyết tự truyện. Các cây bút nữ
linglei của Trung Quốc gần như tái hiện chính mình trên trang sách, thậm chí đưa tên mình
thành tên tác phẩm (Điên cuồng như Vệ Tuệ – Vệ Tuệ), đưa hình ảnh của mình thành ảnh
bìa tạo nên hiệu ứng tự truyện ngay từ yếu tố ngoài văn bản.
Căn nguyên của yếu tố tự thuật trong sáng tác của Vệ Tuệ có thể được giải thích dựa
vào những lí do nảy sinh yếu tố tự truyện trong sáng tác của hầu hết các nhà văn nữ.
Thứ nhất là: Con người xã hội: tự thuật gắn liền với mục đích viết của nhà văn
như là một nhu cầu của cá nhân đối với cộng đồng. Henri Benac đã chỉ ra những nguyên

nhân mang tính mục đích của tự truyện như sau:
1. Người viết bày tỏ lòng mình để làm dịu nỗi đau và mong muốn tìm kiếm được sự
cảm thông, an ủi từ người khác. Vì vậy, “viết là một hoạt động nội tâm”.


2. Người viết muốn tìm kiếm và khẳng định cái tôi, “muốn thấy sự xuất hiện thường
xuyên của cái tôi” thông qua những sự việc của cuộc sống nhằm “đạt tới sự cảm thông
hoàn toàn và tin cậy với người khác”.
3. Viết để được thanh minh: hoặc là tác giả thừa nhận lỗi lầm và khao khát được
cảm thông, hoặc để xoá bỏ những hiểu lầm, những oan ức mà tác giả phải gánh chịu.
4. Viết như một sự thoả mãn cho niềm thích thú được nói về mình.
5. Viết để mang đến cho người khác những bài học bổ ích.
Như vậy, khi con người xã hội của nhà văn trội lên theo hướng này, họ sử dụng tự
truyện làm phương thức sáng tác cơ bản để khắc hoạ chân dung của chính mình. Bản thân
Vệ Tuệ trong Điên cuồng như Vệ Tuệ hay Bảo bối Thượng Hải đều muốn thể hiện bản thân
mình như một nhu cầu tự nhiên. Tác giả viết để khao khát được thấu hiể và cảm thông.
Trong lịch sử văn học, các tác giả nam hầu như tạo ra những tự truyện đúng nghĩa, tự
truyện theo nghĩa hẹp của khái niệm này để thực hiện đúng các mục đích trên dành riêng
cho cá nhân. Thế nhưng, với các tác giả nữ, tự truyện lại nằm trong nghĩa rộng của nó
nhiều hơn và hiện diện dưới dạng tiểu thuyết tự truyện. Điểm khác biệt thứ hai nằm ở chỗ,
những mục đích ấy (đặc biệt là hai mục đích đầu tiên như hai nguyên cớ cơ bản và trọng
yếu tạo nên tự truyện) khi xuất hiện trong sáng tác nữ thì, mặc dù hiện diện bằng tiếng nói
cá thể của nhà văn, nhưng nó lại luôn mang mục đích của một đám đông, một tập thể, của
một tiểu xã hội, một tiểu văn hóa, hướng đến một xã hội, một nền văn hoá rộng hơn, chung
cho cả loài người. Đấy là tiểu xã hội lập nên bởi giới nữ.
Thứ hai: Con người tự nhiên: chúng tôi đề cập đến đặc trưng sinh học và đặc
trưng bản thể giới trong mối quan hệ liên kết với nhau để hình thành nên khuynh hướng tự
thuật ở nữ giới.
Trước hết, đứng trên phương diện con người như là một bản thể tự nhiên, có thể thấy
rằng yếu tố tự thuật gần như mâu thuẫn với đặc tính bẩm sinh của người phụ nữ. Dựa vào

những minh chứng khoa học thuộc về lĩnh vực nghiên cứu sinh học và giải phẫu cơ thể
người đã trình bày ở chương trước, thì so với nam giới, bộ não của phụ nữ tinh nhạy và
phát triển hơn ở khu vực của cảm giác, của linh cảm, của trí tưởng tượng và có năng lực sử
dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú hơn. Chính vì vậy, người phụ nữ, về bản năng tự
nhiên là con người của sáng tạo, của tưởng tượng, đặc biệt là khả năng tư duy sáng tạo,
tưởng tượng bằng ngôn ngữ.
Trong sáng tác của Vệ Tuệ, bản thê tự nhiên, nhu cầu tự nhiên bộc lộ cảm xúc được
thiên phú với một năng lực ngôn ngữ đầy tinh tế và sáng tạo, vì thế đọc tác phẩm Vệ Tuệ,
thế giới yêu đương xác thịt, nhu cầu về tính dục của người phụ nữ hiện lên trần trụi nhưng
tính tế, lõa lồ nhưng rất đỗi con người.
Thứ ba: Con người tâm lý: người phụ nữ thường ở trong trạng thái khép kín, tĩnh
tại. Những mối quan hệ chính yếu và quan trọng nhất của họ xoay quanh và bó hẹp trong
phạm vi của gia đình. Các quan hệ xã hội luôn bị hạn chế, bị những rào cản từ chính quan


niệm xã hội, từ chính vai trò và chức năng của người phụ nữ trong gia đình. Thực trạng này
đặc biệt nặng nề trong những thời kỳ lịch sử trước đây. Trong sự thụ động tĩnh tại ấy, người
phụ nữ lấy mình làm đối tượng cảm nhận, khám phá chính mình và khát khao sự đồng cảm.
Với Vệ Tuệ, viết và phơi bày những nhu cầu tình dục của người phụ nữ cũng là một trạng
thái vùng vẫy phá vỡ những bó buộc, rào cản đối với người phụ nữ. Nhu cầu tự giải thoát là
một biểu hiện của tư tưởng giải phóng nữ quyền mà Vệ Tuệ mang tới cho văn học đương
đại Trung Quốc.


C. KẾT LUẬN
Như vậy, Vệ Tuệ với những tác phẩm thê hiện đặc điểm của văn học nữ đương đại
Trung Quốc đã góp một phần không nhỏ trong tư tưởng giải phóng nữ quyền trong điều
kiện phát triển của xã hội Trung Quốc hiện đại. Những đặc điểm của văn học nữ đương đại
Trung Quốc ít nhiều nỗi rõ trong tác phẩm của Vệ Tuệ cho thấy nhà văn nữ này thực sự là
một đại diện tiêu biểu cho dòng văn học đề cao nữ giới ở Trung Quốc nói riêng và thế giới

nói chung. Tiếng nói của Vệ Tuệ là một thanh âm trong bản hòa tấu đòi tự do nữ quyền của
văn học hiện đại.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phỏng vấn Y Ban, Hạ thấp cái tôi để làm phụ nữ bình thương (2007), WWW.
Vnexpress.net .
2. Vương Trí Nhàn ghi chép (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học số 6.
3. Nguyễn Hoàng Diệu Thùy, Đọc tiểu thuyết Bảo bối Thượng Hải của Vệ Tuệ, Cửa sổ
nghệ thuật, 2007.
4. Trần Lê Hoa Tranh, Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc, Văn nghệ quân đội,
2012.



×