VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN CHIẾN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN CHIẾN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHÍ VĨNH TƯỜNG
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Chiến
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới
TS. Phí Vĩnh Tường, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của
Thầy đối với bản luận văn là động lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Ngành Quản
lý Kinh tế - Học viện khoa học xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Chiến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .......... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vố n
ngân sách nhà nước ........................................................................................... 6
1.2. Đặc điểm, công cụ và yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước .................................................................................... 7
1.3. Một số những nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ......................................................................................... 10
1.4. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả dự án....................................................... 13
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ......................................................................................... 15
1.6. Một số vai trò của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn nguồn vốn
ngân sách nhà nước ......................................................................................... 17
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 20
2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ................ 20
2.2. Kết quả và hiệu quả của các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách trên
địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 20013 – 2017 .......................................... 24
2.3. Thực trạng quản lý dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa
bàn huyện Thanh Trì ....................................................................................... 29
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................ 53
3.1. Những bối cảnh tác động đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội. ................................................................................................................. 53
3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân
sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ......... 57
3.3. Các giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước của ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ............. 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ĐTPT
Đầu tư phát triển
2
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
3
HĐND
Hội đồng nhân dân
4
KTXH
Kinh tế xã hội
5
NSNN
Ngân sách nhà nước
6
NSTW
Ngân sách trung ương
7
NTM
Nông thôn mới
8
QLNN
Quản lý nhà nước
9
UBND
Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Thanh Trì là một huyện ngoại thành, theo định hướng Quy
hoạch của Thủ đô là khu vực phát triển vùng lõi đô thị; Khu vực tập trung các
công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố như
đường Quốc lộ 1A, đường nối khu đấu giá quyền sử dụng đất Tứ Hiệp-Ngũ Hiệp
với khu đô thị Pháp Vân, Nút giao thông cầu vượt đường 70, Tổ hợp ga Ngọc
Hồi, …đây là khu vực phát triển về cơ sở hạ tầng và công nghiệp quy mô vừa và
nhỏ như hạ tầng khu tưởng niệm Chu Văn An, khu làng nghề tập trung xã Tân
Triều, cụm công nghiệp Ngọc Hồi. Khu du lịch sinh thái xã Đông Mỹ...
Để tạo đà phát triển kinh tế xã hội thì để đáp ứng về vốn đầu tư và công
tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngồn vốn ngân sách là hết sức quan
trọng. Trong những năm gần đây công tác đầu tư xây dựng được quan tâm, kết
cấu hạ tầng giao thông được đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, công trình
đường, trường, trạm được đầu tư với quy mô lớn, công trình văn hóa được
quan tâm đầu tư, kêu gọi xã hội hóa đầu tư hệ thống chợ nông thôn đi vào
hoạt động nền nếp…; Một khối lượng lớn vốn đầu tư được huy động và sử
dụng có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một
số tồn tại như tình trạng lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB, công tác quản
lý chất lượng công trình mới được coi trọng trên hồ sơ, tiến độ triển khai một số
dự án chậm trong đó đặc biệt là công tác chuẩn bị đầu tư và GPMB đã làm
giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Đây là những vấn đề ngày càng trở nên bức
xúc và là điều đáng lo ngại cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nói
chung và các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng.
Song cũng chính thời điểm này bộc lộ sự hụt hẫng về trình độ quản lý,
buông lỏng quản lý của cơ quan nhà nước về xây dựng cơ bản. Mặc dù các
1
văn bản, chính sách của Nhà nước ban hành về quản lý công trình XDCB khá
đầy đủ, cập nhật, song vẫn chưa thực sự nâng cao chất lượng quản lý XDCB ở
thành phố Hà Nội trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân
huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, cơ sở chính trị pháp lý và cơ sở thực
tiễn về công trình xây dựng; chất lượng quản lý các công trình xây dựng từ
nguồn NSNN tại UBND huyện Thanh Trì..
Nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vố n
NSNN bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau, từ khâu lập kế hoạch
ban đầu đến triển khai lựa chọn nhà thầu, tiến hành thi công và thanh quyết
toán công trình. Do giới hạn về năng lực và tài liệu, luận văn chỉ tập trung
phân tích về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước của UBND huyện Thanh Trì.
Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì
trong giai đoạn 2013 – 2017, định hướng đến năm 2020.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước các quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước các quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước cá c
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017. Các giải pháp được xác định
cho giai đoạn 2018 – 2023.
Phạm vi về nội dung : Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân
huyện Thanh Trì do UBND huyện Thanh Trì làm chủ đầu tư hoặc được ủy
quyền làm chủ đầu tư.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Số liệu nghiên cứu ở luận văn căn cứ theo các văn bản, chính sách, các
báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê mà tác giả
thu thập được từ các cơ quan chức năng của Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng
Quản lý đô thị, Thanh tra nhà nước, Ban quản lý quản lý đầu tư xây dựng huyện
Thanh Trì, Kho bạc Thanh Trì, ... Các tài liệu này đã nêu lên số liệu chính thức
về thực trạng thực hiện và quản lý quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.
3
Đồng thời với đó, các đánh giá, định hướng chiến lược từ các tài liệu này cũng
được thu thập trong đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN. Tập
trung nghiên cứu quá trình đầu tư XDCB.
+ Về không gian:
Hoạt động quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN UBND Huyện
Thanh Trì trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu các số liệu liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB sử
dụng vốn NSNN của thành phố trong giai đoạn 2013 - 2017.
Nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau, từ khâu lập kế hoạch
ban đầu đến triển khai lựa chọn nhà thầu, tiến hành thi công và thanh quyết
toán công trình. Do giới hạn về năng lực và tài liệu, luận văn chỉ tập trung
phân tích về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước của UBND huyện Thanh Trì.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đây là một đề tài mang tính vĩ mô và cả vi mô, bản thân tác giả đã sử
dụng phương pháp thảo luận trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bả n
từ nguồn vốn NSNN.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lấy ý kiến thảm khảo phòng Tài
chính kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, phòng Thanh tra, Kho bạc nhà nước,
Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì, Trung tâm phát triển quỹ đất
huyện Thanh Trì để có những nhìn nhận, đánh giá theo nhiều chiều, nhiều
khía cạnh để có những nhận định sâu hơn về các lĩnh vực nghiên cứu.
4
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 03 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Chương 2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội.
5
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full