Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa nhất trụ, xã trường yên, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.38 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐINH THỊ THU HOÀI

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
CHÙA NHẤT TRỤ, XÃ TRƯỜNG YÊN,
HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐINH THỊ THU HOÀI

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
CHÙA NHẤT TRỤ, XÃ TRƯỜNG YÊN,
HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI HOÀI SƠN

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị
di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Bùi Hoài Sơn. Các sự kiện, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn này
là trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vi phạm.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Học viên

Đinh Thị Thu Hoài


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC

: Báo cáo

BQLDTTA : Ban Quản lý danh thắng Tràng An
BNV

: Bộ Nội vụ

BVHTT

: Bộ Văn hóa Thông tin


BVHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CT

: Chỉ thị

DLTC

: Danh lam thắng cảnh

DSVH

: Di sản văn hóa

DTLSVH

: Di tích lịch sử văn hóa

ĐTN

: Đoàn Thanh niên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐNN

: Hội đồng nhà nước


HKH

: Hội Khuyến học

HLHPN

: Hội Liên hiệp phụ nữ

KHLN

: Kế hoạch liên ngành

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

: Nghị định - Chính phủ

NQ

: Nghị quyết

Nxb

: Nhà xuất bản

PL


: Phụ lục



: Quyết định

QH

: Quốc hội

QLNN

: Quản lý nhà nước

STT

: Số thứ tự

TB

: Thông báo

TDTT

: Thể dục thể thao


THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Tr

: Trang

TT

: Thông tư

TTg

: Thủ tướng

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

VH-TT

: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của
Liên hợp quốc
: Văn hóa - Thông tin

VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VH-XH

: Văn hóa - xã hội

VP6

: Văn phòng 6

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG
QUAN CHÙA NHẤT TRỤ ......................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9
1.1.1. Di tích .................................................................................................. 9
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa.. .................................................................... 10
1.1.3. Bảo tồn.. ............................................................................................ 11
1.1.4. Phát huy giá trị.. ................................................................................ 12

1.1.5. Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích........................ 13
1.2. Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ............. ..17
1.3. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ........................................................ 19
1.3.1. Chủ trương của Đảng. ....................................................................... 19
1.3.2. Chính sách của nhà nước ................................................................. 20
1.4. Khái quát về di tích chùa Nhất Trụ ..................................................... .24
1.4.1. Khái quát về xã Trường Yên ............................................................. 24
1.4.2. Về di tích chùa Nhất Trụ ................................................................... 28
1.5. Vai trò của quản lý di tích chùa Nhất Trụ trong đời sống văn hóa
cộng đồng ................................................................................................... 40
Tiểu kết ....................................................................................................... .42
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NHẤT TRỤ ........................................... 43
2.1. Chủ thể và cơ chế quản lý .................................................................... 43
2.1.1. Sở Văn hóa và Thể thao .................................................................... 43
2.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoa Lư .................................... 45
2.1.3. UBND xã Trường Yên.. .................................................................... 46
2.1.4. Ban Văn hóa Thông tin xã Trường Yên............................................ 48


2.1.5. Cơ chế phối hợp của các chủ thể quản lý di tích.. ............................ 49
2.2. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ. ................ 52
2.2.1. Triển khai và ban hành một số văn bản quản lý ............................... 52
2.2.2. Điều tra, nghiên cứu di tích .. ............................................................ 54
2.2.3. Quy hoạch di tích .............................................................................. 56
2.2.4. Bảo quản, bảo vệ di tích .................................................................... 58
2.2.5. Tu bổ, phục hồi di tích ...................................................................... 60
2.2.6. Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu di tích. ........................................ 64
2.2.7. Khai thác giá trị của di tích gắn với du lịch ...................................... 68

2.2.8. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra ............................................... 74
2.2.9. Sự tham gia của cộng đồng ............................................................... 76
2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 78
2.3.1. Những ưu điểm.................................................................................. 78
2.3.2. Những hạn chế.. ................................................................................ 81
Tiểu kết ........................................................................................................ 84
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
CHÙA NHẤT TRỤ .................................................................................... 86
3.1. Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ ....... 86
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di tích ........................................................................................................... 90
3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy
giá trị di tích ................................................................................................ 90
3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý di tích ..................................................... .92
3.2.3. Tăng cường công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích .................... 93
3.2.4. Xây dựng cơ chế chính sách cho hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị di tích ................................................................................................ 96
3.2.5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa .................................................... 97
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động in ấn xuất bản phẩm về di tích ....................... .99


3.2.7. Huy động nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị di tích. ............................................................................................. 100
3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích............................................. 102
3.2.9. Phát huy vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát
huy giá trị di tích. ...................................................................................... 104
Tiểu kết .................................................................................................... ..107

KẾT LUẬN.. ............................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 112
PHỤ LỤC .................................................................................................. 120


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ
môi trường sinh thái…”. Gần đây là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 (Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI) đã nhấn mạnh quan điểm bảo tồn, phát
huy di sản văn hoá dân tộc nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quán triệt những chủ trương và
chính sách của Đảng, ngành Văn hoá và Thể thao, chính quyền tỉnh Ninh
Bình đã xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của
dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Ninh Bình nằm phía nam vùng Châu thổ sông Hồng, trên tuyến giao
thông huyết mạch có đường bộ, đường sắt Bắc-Nam chạy qua, cách thủ đô
Hà Nội khoảng 90km với địa hình đa dạng vừa có rừng núi, đồng bằng và
vùng ven biển; nhất là có vùng núi đá vôi với các hang động kỳ thú và hệ
sinh thái độc đáo đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn những di
tích lịch sử văn hóa. Nơi đây có Cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của ba triều
đại nhà Đinh, Tiền Lê và những năm đầu nhà Lý.
Nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt của Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô
Hoa Lư thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, chùa Nhất Trụ cách đền thờ
vua Lê Đại Hành về phía bắc khoảng 100m, được xây dựng từ thời Tiền Lê.
Đây là một thuận lợi để du khách có điều kiện vãn cảnh, chiêm bái cửa Phật
sau khi thăm quan một số di tích danh thắng khác trong Khu di tích lịch sử

văn hóa Cố đô Hoa Lư. Di tích chùa Nhất Trụ có tầm quan trọng đáng kể
trong việc nghiên cứu buổi đầu của chế độ phong kiến. Đằng sau cái tên của
di tích là một kho truyền thuyết hấp dẫn, sinh động về thời kỳ lịch sử này.


2
Thời nhà Đinh và Tiền Lê, vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành đều
chọn Hoa Lư là nơi đóng đô. Vì vậy, chùa Nhất Trụ ra đời từ thế kỷ X, là
một di tích mang đậm truyền thống lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, nổi bật
nhất là cột Kinh bằng đá trước sân chùa. Ngày 25/12/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 2382/QĐ-TTg công nhận Cột kinh Phật
chùa Nhất Trụ là Bảo vật Quốc gia. Đến chùa Nhất Trụ, không ai có thể bỏ
qua Cột kinh Phật độc đáo được làm bằng đá này. Cùng với các di tích xung
quanh vùng Trường Yên, chùa Nhất Trụ là di tích minh chứng thêm cho
mảnh đất ngàn năm văn vật của Hoa Lư.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan như tác động của thời
tiết, thời gian và nguyên nhân chủ quan như sự tác động của con người, nhiều
di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của các di tích đang đặt ra
nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, là một trong những di tích có tuổi thọ
ngàn năm, chùa Nhất Trụ cũng nằm trong thực trạng chung như vậy. Nhận
thức được tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề, là cán bộ hiện
đang công tác trong ngành Du lịch Ninh Bình, học viên lựa chọn đề tài “Bảo
tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn cao học chuyên ngành Quản lý Văn hóa
nhằm làm rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất
Trụ, chỉ ra những mặt được và chưa được, đồng thời đề xuất một số kiến nghị,
giải pháp nhằm tăng cường công tác này trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến chủ đề của luận

văn, để thuận lợi cho quá trình thực hiện, học viên điểm qua tình hình nghiên
cứu dựa trên hai nhóm vấn đề cơ bản: Thứ nhất là nhóm công trình, bài viết
liên quan đến cơ sở lý luận về quản lý di tích; Thứ hai là nhóm công trình,
bài viết, luận văn liên quan đến địa bàn và đối tượng nghiên cứu.


3
Trong cuốn giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa do PGS.TS
Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (năm
2007), gồm có 6 chương đã làm rõ những vấn đề chung nhất về bảo tồn di
tích, chức năng, đối tượng và hoạt động bảo tồn di tích và công tác kiểm
kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tôn tạo và phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa. Đây là cuốn giáo trình quan trọng trong chương
trình đào tạo dành cho sinh viên bậc Đại học và Cao đẳng ngành Di sản
văn hóa [35].
Cuốn giáo trình Quản lý di sản văn hóa do ThS. Nguyễn Thị Kim
Loan chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa năm 2014 gồm có
4 chương, trong đó chương 3 đã đề cập đến Quản lý nhà nước về di sản văn
hóa dân tộc, làm rõ những quan điểm của Đảng và nhà nước, nội dung cơ
bản của quản lý nhà nước và công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động
quản lý di sản văn hóa. Toàn bộ nội dung của chương này cũng đã đề cập
đến vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa trong hệ thống di sản văn hóa ở
nước ta [45].
Dưới góc độ nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa địa phương tỉnh Ninh
Bình, phải kể đến cuốn sách Cố đô Hoa Lư - lịch sử và danh thắng của tác
giả Lã Đăng Bật, Nxb Thanh niên, 1998. Nội dung cuốn sách này khái lược
về lịch sử triều Đinh, tiền Lê và những đóng góp của triều đại này trong
quá trình lịch sử tại Cố đô Hoa Lư. Ngoài ra, còn giới thiệu những danh
thắng, di tích tiêu biểu của Cố đố Hoa Lư [9].
Cuốn sách Hoa Lư di tích và danh thắng của Nguyễn Thị Kim Cúc.

Nội dung cuốn sách giới thiệu hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh
thắng ở huyện Hoa Lư, trong đó giới thiệu khái quát về di tích chùa Nhất
Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình [33].
Tác giả Lưu Minh Trị, năm 2010, đã cho xuất bản cuốn sách Di sản
văn hóa tiêu biểu Ninh Bình. Trong công trình của mình, tác giả đã giới


4
thiệu khái quát về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của Ninh
Bình và vấn đề đặt ra cần phải bảo tồn và phát huy giá trị của chúng [64].
Tác giả Nguyễn Văn Trò, năm 1994, đã cho xuất bản cuốn sách
Danh thắng Ninh Bình, năm 2004 xuất bản cuốn Cố đô Hoa Lư, Nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc. Năm 2007, xuất bản Cuốn sách Di tích lịch sử - văn
hóa hai triều Đinh-Tiền Lê ở Ninh Bình (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc).
Trong các cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến lịch sử Cố đô Hoa Lư và sự
tồn tại của hai triều đại Đinh - Tiền Lê trong lịch sử của dân tộc. Ngoài ra,
tác giả còn giới thiệu khái quát về các DTLSVH thuộc giai đoạn lịch sử
triều Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình, trong đó di tích chùa Nhất Trụ được
miêu tả với những nét giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu [65], [66], [67].
Cùng với các công trình đã xuất bản trên đây còn có một số đề tài
luận văn cao học của một số học viên như:
Năm 2011, học viên Ngô Kim Tuyến đã bảo vệ thành công Luận văn
cao học chuyên ngành Quản lý Văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội với đề tài Đình Trùng Hạ - giá trị văn hóa nghệ thuật ở xã Trường
Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong luận văn, tác giả đã khái quát
những nét cơ bản về truyền thống lịch sử văn hóa của xã Trường Yên và
giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích đình Trùng Hạ [69].
Năm 2012, học viên Nguyễn Cao Tấn đã bảo vệ thành công luận văn
chuyên ngành Khảo cổ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội với đề tài Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở khu trung tâm

di tích Cố đô Hoa Lư. Trong luận văn, tác giả có đề cập đến kiến trúc, chất
liệu và kỹ thuật tạo tác Cột kinh Phật thuộc chùa Nhất Trụ [55].
Năm 2014, học viên Nguyễn Thị Quyên đã bảo vệ thành công luận
văn chuyên ngành Quản lý Văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với
đề tài Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong
luận văn, tác giả đã đề cập đến vai trò của công tác quản lý Nhà nước đối với
hệ thống DSVH nói chung và DTLSVH nói riêng từ năm 2008 - 2013, từ đó


5
đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, bảo tồn các giá trị của DTLSVH trên địa bàn tỉnh trong
những năm tiếp theo [51].
Cùng với các tài liệu trên đây còn có hồ sơ di tích chùa Nhất Trụ của
Ban Quản lý danh thắng Tràng An [8]; tư liệu nghiên cứu, khảo sát xung
quanh di tích chùa Nhất Trụ thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư
của Sở Văn hóa Thông tin Ninh Bình [53]. Trong các tài liệu này cho biết
những câu chuyện truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian ở xã Trường Yên,
giới thiệu những nét chính Lễ hội xã Trường Yên, đồng thời giới thiệu khái
quát một số đình, đền, miếu thuộc xã Trường Yên hiện nay. Đáng lưu ý nhất
đó là trong hồ sơ di tích chùa Nhất Trụ, cán bộ Văn hóa đã cho biết những
nét chung nhất về sự kiện nhân vật lịch sử liên quan tới di tích và những nét
kiến trúc, mặt bằng tổng thể của di tích. Tài liệu trên đây rất hữu ích đối với
tác giả trong quá trình triển khai đề tài.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nêu trên chủ
yếu tập trung vào việc giới thiệu, khảo tả, bình luận, chú giải về di sản văn
hóa, các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Ninh Bình mà chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” với tư cách là
một công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn quản lý.

Vì vậy, trong quá trình triển khai đề tài này, tác giả luận văn sẽ cố
gắng tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những kết quả của các tác giả đi trước,
đồng thời vận dụng vào một số nội dung phù hợp với công trình nghiên cứu
của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá
trị di tích chùa Nhất Trụ từ năm 2015 đến 2018, luận văn đề xuất các giải


6
pháp mang tính khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử văn hóa và một số văn bản pháp lý có liên quan.
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng di tích chùa Nhất Trụ để thu thập tư
liệu, số liệu và các dữ liệu về giá trị vật thể và phi vật thể của chùa Nhất
Trụ (Về kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc các di vật, đồ thờ, Hán Nôm và tín
ngưỡng thờ Phật...).
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
bảo tồn, phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ trong giai đoạn hiện nay, đặc
biệt là gắn với phát triển du lịch Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chùa Nhất Trụ tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

- Về thời gian: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Nhất Trụ từ năm 2015 đến 2018. Năm 2015 là năm Thủ tướng Chính phủ
có Quyết định công nhận Cột kinh Phật thuộc chùa Nhất Trụ là Bảo vật
Quốc gia.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn bao gồm:


7
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát trực tiếp di tích nhằm tiếp cận
vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách sát thực
để có được cái nhìn toàn diện về di tích chùa Nhất Trụ. Hoạt động chính
trong khi tiến hành phương pháp này là: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp
ảnh tại di tích; gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, cán bộ quản lý
và cán bộ chuyên môn của di tích…
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu dữ liệu thông tin thu
thập được trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu và các nguồn tài
liệu có liên quan. Từ đó tác giả sẽ có được nguồn thông tin quan trọng để
đưa vào các chương của luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng trong luận văn nhằm
phỏng vấn cán bộ quản lý di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cán bộ
chuyên môn và cộng đồng cư dân nhằm để thu được những thông tin cập
nhật cần thiết mang tính khách quan, phản ánh về thực trạng công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình.
Ngoài ra, luận văn còn tiếp cận phương pháp có tính liên ngành của
quản lý văn hóa, văn hóa học, bảo tồn di tích... nhằm mục đích nghiên cứu
và phân tích một bức tranh toàn diện về di tích chùa Nhất Trụ và môi

trường, không gian cảnh quan của di tích cũng như công tác quản lý di tích
hiện nay.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về thực trạng hoạt động
bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Làm rõ những thành tích đạt được, những hạn chế
bất cập và những nguyên nhân tồn tại, đồng thời đề xuất các giải pháp
mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị di tích chùa Nhất Trụ hiện nay.


8
- Xét dưới góc độ quản lý văn hóa, luận văn là tài liệu tham khảo bổ
ích đối với đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa nói chung, của ngành Văn hóa
và Thể thao tỉnh, huyện, xã nói riêng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp đang làm
công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa của huyện Hoa Lư.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cán bộ du lịch
và khai thác giá trị di sản nói chung và di tích chùa Nhất Trụ nói riêng đối
với khách tham quan trong nước và quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo tồn, phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa và tổng quan chùa Nhất Trụ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
chùa Nhất Trụ.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ.



9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN
CHÙA NHẤT TRỤ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Di tích
Di tích là một bộ phận của DSVH, là thành tố quan trọng của môi
trường xã hội, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho cộng đồng, đặc
biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Di tích là thông điệp của quá khứ truyền lại cho
các thế hệ mai sau.
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì di tích bao gồm các
“công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [48].
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam: “Di tích là dấu
tích của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về
mặt văn hóa và lịch sử” [73]. Vì vậy, di tích có thể coi như nền tảng để
xây dựng nên truyền thống đạo đức uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng
đạo và giáo dục truyền thống đối với cộng đồng dân cư trong đó có thế hệ
trẻ ngày nay.
Nói đến khái niệm về di tích không chỉ có các tài liệu, sách chuyên
khảo bằng tiếng Việt mà các sách song ngữ, chẳng hạn như Từ điển Việt Anh cũng đề cập đến: “Di tích được dịch là Vestiges hay Remains, có nghĩa
là những cái còn lại sau khi các phần khác đã bị loại bỏ hay những tòa nhà
cổ xưa còn lại khi những tòa nhà khác đã bị phá hủy” [74].
Di tích được hình thành trong quá trình sáng tạo của cộng đồng
người hoặc cá nhân riêng lẻ trong lịch sử để lại, nó tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau với màu sắc phong phú về loại và loại hình, được cấu thành


10

với nhiều bộ phận như môi trường, địa hình, địa mạo, cảnh quan thiên
nhiên, công trình kiến trúc nghệ thuật… Tuy nhiên, tùy theo những đặc tính
của mỗi loại, loại hình mà tạo nên sự khác biệt của di tích.
Di tích dù được hiểu theo khía cạnh và góc độ nào, theo ngôn ngữ
của quốc gia, dân tộc nào thì nó vẫn có ý nghĩa là những hiện vật của quá
khứ còn lại và đang hiện hữu như một tất yếu của lịch sử. Tại điều 29 của
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP đã nói rõ: "Tất cả các di tích lịch sử, di tích
kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ học, danh lam thắng cảnh thì được gọi
là di tích" [26].
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một thành tố quan trọng cấu thành DSVH.
Khái niệm DTLSVH được đề cập ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và hàm
nghĩa của nó rất phong phú, đa dạng như:
Tiếng Anh là Vestige, tiếng Pháp cũng gọi là Vestige, tiếng Nga gọi
là Pomiatnik, tiếng Trung Quốc gọi là Cổ tích. Đối với các chuyên gia về tu
sửa di tích, trong hiến chương Vinece-Italia năm 1964 quy ước DTLSVH
bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở
nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của sự tiến hóa
có ý nghĩa hay là một biến cố lịch sử.
Ở Philippin, Luật về giữ gìn, bảo vệ các DTLSVH công bố ngày
18/6/1964 nêu rõ: DTLSVH được gọi là DSVH.
Trong Pháp lệnh của nhà vua Ả rập Xê út công bố ngày 03/8/1972
cho biết rõ: “DTLSVH là những cổ vật bất động sản và cổ vật động sản”.
Ở Nhật Bản, Luật số 214 ngày 01/7/1975 quy định về bảo vệ DSVH
thì các DTLSVH được gọi chung là DSVH vật chất và DSVH phi vật chất.
Ở Việt Nam, vấn đề này được khẳng định trong Pháp lệnh số
14/LCT/HĐNN7 ngày 04/4/1984 về “Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh
lam thắng cảnh (DLTC)” như sau: “DTLSVH là những công trình xây



11
dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học,
nghệ thuật cũng như có giá trị về văn hóa khác hoặc có liên quan đến
những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội” [37].
Hiện nay, trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2009) của nước ta đã chính thức khẳng định tại Chương 1:
Những quy định chung của Luật DSVH, điều 4 điểm 3 nêu các khái niệm
liên quan đến di sản văn hóa, trong đó có khái niệm về DTLS-VH như sau:
“Di tích lịch sử-văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học” [48].
Như vậy có thể nói các khái niệm trên đây cho thấy DTLSVH là
những địa điểm còn lưu giữ được những giá trị hoặc một bộ phận giá trị
của lịch sử về khảo cổ học, về sự ra đời của loài người, hoặc ghi dấu về sự
kiện chính trị cách mạng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
hoặc của địa phương. Ngoài ra, DTLSVH còn bao gồm những công trình
xây dựng, địa điểm gắn với sự nghiệp của anh hùng dân tộc, của danh nhân
văn hóa, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc
gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử, DTLSVH còn là công
trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và
địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật.
1.1.3. Bảo tồn
Theo Đại từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2013 thì bảo tồn là “Giữ
nguyên hiện trạng, không để mất đi: bảo tồn di tích lịch sử; bảo tồn nền văn
hóa các dân tộc” [75, tr.80].
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo
dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay
đổi, biến hóa hay biến thái.



12
Theo Điều 3 của Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử
văn hóa, danh lam thắng cảnh: “Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm
bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá
trị của di tích đó” [11].
Có thể nói, trong khái niệm này đã đề cập đến thuật ngữ “sử dụng”
và “phát huy”, tức là bảo tồn một di tích không chỉ dừng ở việc bảo vệ, gìn
giữ di tích mà còn hướng đến sử dụng và phát huy tối đa các giá trị của di
tích đó.
Nghiên cứu các khái niệm trên đây, bước đầu tác giả hiểu rằng bảo
tồn DTLSVH là các hoạt động bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại của di tích theo
dạng thức vốn có của nó. Tuy nhiên, bảo tồn không có nghĩa là cản trở việc
phát huy, khai thác các giá trị của di tích nhằm phục vụ cho các hoạt động
tiến bộ của xã hội mà chúng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Các hoạt động bảo tồn
là cơ sở khoa học để phát huy giá trị của di tích và ngược lại, phát huy sẽ tạo
thêm nguồn lực và thúc đẩy tuyên truyền, giáo dục cho công tác bảo tồn.
1.1.4. Phát huy giá trị
Theo Từ điển tiếng Việt, phát huy được hiểu là những tác động “Làm
cho cái hay, cái đẹp, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều,
từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp” [73].
Có thể nói, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm một
cách có hiệu quả. Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con người
mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến
hoặc đem về những lợi ích kinh tế.
Giá trị là thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy vào góc
độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Xem xét thuật ngữ này từ góc độ triết
học văn hóa, trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 2), xuất bản năm
1995 cho rằng giá trị: “Là phạm trù triết học xã hội học chỉ tính có ích, có ý
nghĩa của những sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa



13
mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người” [38, tr.96]; xem xét thuật ngữ
này từ góc độ giá trị học, các nhà ngôn ngữ học trong công trình này cho
rằng giá trị là “Phạm trù kinh tế nói lên thuộc tính của hàng hóa do lao
động hao phí để sản xuất ra hàng hóa (Lượng lao động xã hội cần thiết đã
được vật hóa trong hàng hóa) quyết định” [38, tr.96].
Cuốn Đại từ điển tiếng Việt cho rằng giá trị có các trường nghĩa:
1- Cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất
và tinh thần: Quyển sách này rất có giá trị; 2- Xác định hiệu lực
của một việc làm: Giấy giới thiệu này có giá trị trong 3 ngày; 3Kết quả của mọi điều kiện để sản xuất ra hàng hóa. 4- Số đo của
một đại dương, hay số được thay thế bằng một ký hiệu: Giá trị
của hàm số [75, tr.617].
Nghiên cứu các định nghĩa trên đây, bước đầu tác giả cho rằng phát
huy giá trị là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích
là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống yêu
nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè
năm châu. Cách thức phát huy giá trị của mỗi di tích, mỗi thời điểm có khác
nhau, điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng
người. Nhưng như đã đề cập ở trên, tất cả các hoạt động này đều phải dựa
vào giá trị sẵn có của di tích, làm tôn vinh vẻ đẹp, phát triển các giá trị văn
hóa đó, đồng thời hỗ trợ cho công tác bảo tồn di tích một cách hiệu quả.
1.1.5. Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
- Quan điểm về bảo tồn:
Hiện nay các nhà nghiên cứu về văn hóa, di sản văn hóa đã đưa ra ba
quan điểm bảo tồn di sản như sau:
Quan điểm thứ nhất, bảo tồn nguyên vẹn: Theo quan điểm này
chủ trương những sản phẩm vật chất, tinh thần của quá khứ phải
được gìn giữ nguyên vẹn, nguyên gốc đúng với vốn có của nó,



14
không được làm biến dạng, sai lệch, thêm bớt, cải biên; họ cho
rằng tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt xã hội ở một thời điểm
nào đó của lịch sử trong một không gian nhất định mà con người
sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần cụ thể, ở đó kết tinh
trí tuệ, cảm xúc, tư tưởng, tài năng, kỹ thuật của một nhóm
người, cộng đồng mang dấu ấn lịch sử ở thời điểm đó. Những thế
hệ sau này tiếp thu di sản trong điều kiện xã hội đã thay đổi có
thể xuất phát từ chủ quan tiếp cận một cách phiến diện nên hiểu
chưa đúng giá trị đích thực về lịch sử, văn hóa, khoa học của sản
phẩm đó nên hãy bảo tồn nguyên vẹn để các thế hệ sau này truy
tìm, giải mã đúng thực chất giá trị của sản phẩm đó. Bảo tồn
nguyên vẹn coi trọng tính chân thực của di sản, đối với việc cải
biên, pha tạp. Qua hoạt động thực tiễn, cơ sở khoa học của quan
điểm bảo tồn nguyên vẹn rất phù hợp với hoạt động bảo tồn ở
trong nhà và ngoài trời đối với các bảo tàng di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, quan
điểm này chưa thực sự thích hợp và thuyết phục đối với nhiều di
sản văn hóa phi vật thể do nhân dân tổ chức. Ví dụ như lễ hội
truyền thống, các sinh hoạt ca hát dân gian...
Thống nhất quan điểm bảo tồn nguyên vẹn rất phù hợp với loại
hình di sản văn hóa vật thể. Tuy nhiên, khái niệm tính nguyên
vẹn ở đây có thể hiểu theo tính chất tương đối. Trường hợp nhà
nước quản lý di tích lịch sử văn hóa, nhìn chung yếu tố nguyên
vẹn, yếu tố gốc được đặt ra như một nguyên tắc cần tuân thủ
trong tiến trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tu bổ di tích.
Quan điểm thứ hai, bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Theo quan điểm
này chủ trương phải xem xét đến các chức năng của di sản văn

hóa. Bất kỳ một sản phẩm văn hóa vật chất, tinh thần nào của di


15
sản văn hóa được bảo tồn và phát huy phải thực hiện nhiệm vụ
của thời điểm lịch sử đó, nghĩa là sử dụng văn hóa phải đáp ứng
nhu cầu và phù hợp với xã hội đương đại, nguyên gốc phù hợp
với đương đại thì bảo tồn nguyên vẹn. Có cái nguyên trạng
nguyên gốc không phù hợp với xã hội đương đại thì loại bỏ, chỉ
lựa chọn những giá trị tiêu biểu nhất để bảo tồn và phát huy. Bảo
tồn phải có lựa chọn. Khi đã điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, xác
định rõ giá trị của di sản thì có những di sản đã mất đi hoặc phai
mờ trong trí nhớ (sản phẩm phi vật thể) thì phải phục hồi để gìn
giữ di sản ấy càng gần nguyên gốc càng quý. Kế thừa những yếu
tố tốt đẹp có thể loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phong tục tập quán
không phù hợp.
Quan điểm này phù hợp với phong tục tập quán phi vật thể và
các di sản văn hóa vật thể được khai thác phục vụ nhu cầu của
công chúng trong xã hội đương đại. Có điều, một khó khăn lớn
nhất đặt ra trong vận dụng quan điểm này là xác định, đánh giá
giá trị của di sản thông qua các sản phẩm vật chất, tinh thần cụ
thể trong cấu thành của di sản. Do nhận thức chưa đầy đủ giá trị
của sản phẩm, có thể dẫn đến nhiều sản phẩm thực sự có giá trị
không được kế thừa mà bị tiêu hủy do nhận thức và ý chí chủ
quan của con người.
Quan điểm thứ ba, bảo tồn để phát triển: Theo quan điểm này
chủ trương việc kế thừa di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu là cần
thiết nhưng không phải chỉ có giữ gìn nguyên vẹn cái được kế
thừa mà xem xét cải biên, nâng cao nó cho phù hợp, đem lại cảm
xúc thẩm mỹ mới, tạo sức hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của

công chúng hiện tại và đưa thêm những giá trị lịch sử, văn hóa
vào di sản. Thực tiễn hoạt động bảo tồn cho thấy thường các di
sản văn hóa phi vật thể theo xu hướng bảo tồn có phát triển.


16
Quan điểm này cũng có những hạn chế lớn, việc cải biên, cấp
phép thêm các yếu tố mới vào di sản có thể làm biến dạng, phá
vỡ khuôn mẫu truyền thống, làm mờ đi giá trị đích thực của di
sản và chịu áp lực của dư luận xã hội trong việc cách tân, đổi mới
di sản [46].
- Quan điểm về phát huy giá trị di tích:
Hiện nay trong thực tiễn khai thác phát huy giá trị của di sản văn hóa
đang tồn tại với ba quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất, chưa khai thác: Khi di sản văn hóa được
phát hiện, sau khi phân tích, đánh giá giá trị của di sản, tùy thuộc
vào điều kiện nhất định, cân nhắc lợi hại, các nhà quản lý đưa ra
quyết định chưa khai thác di sản. Trường hợp này được áp dụng
đối với các di chỉ khảo cổ học.
Quan điểm thứ hai, khai thác một phần: Tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể nhất định, cân nhắc lợi hại, các nhà quản lý đưa ra quyết
định giới hạn những lĩnh vực và nội dung khai thác đối với một
di sản hay toàn bộ hệ thống di sản, cân nhắc lợi hại, các nhà quản
lý đưa ra quyết định. Theo quan điểm phát huy này thì đây là một
phần của di sản trong tổng thể cần tiếp tục nghiên cứu.
Quan điểm thứ ba, khai thác toàn diện, triệt để: Khai thác tối đa,
những giá trị nhiều mặt của một di sản hay toàn bộ hệ thống di
sản đáp ứng những nhu cầu của đối tượng, phục vụ nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội [46].
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đang tồn tại nhiều ý kiến

khác nhau về phương thức bảo tồn và phát huy. Có ý kiến cho rằng điều
phải làm và bắt buộc phải làm là bảo tồn nguyên vẹn những di sản văn hóa
đáp ứng nhu cầu thúc đẩy di sản văn hóa phát triển theo xu hướng tiên tiến
và hiện đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của con người hiện nay. Thực


17
tiễn cho thấy di sản văn hóa bao gồm nhiều loại hình vật thể và phi vật thể
cho nên cần phải kết hợp các quan điểm trên từ đó tiếp thu một cách có chọn
lọc kinh nghiệm xử lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản của các nước trên
thế giới để tìm ra giải pháp tối ưu cho từng trường hợp cụ thể ở nước ta.
Hầu hết các di sản của chúng ta nhỏ bé, đơn chiếc lại ở xen kẽ với
cộng đồng, được cộng đồng xây dựng và bảo vệ. Nên việc bảo tồn ở nước
ta không nên tách ra khỏi môi trường sinh sống vốn có của nó. Chúng ta
nên để người dân sống gần với di tích, chăm lo, bảo vệ di tích. Tất nhiên,
nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và tạo điều kiện để người
dân tự giác làm tròn bổn phận của họ. Nếu nhìn phương diện nào đó, thì
người dân cũng được hưởng lợi từ hoạt động này.
Đối với những di sản văn hóa phi vật thể cần phải cố gắng giữ gìn
bản chất thật vốn có của nó trong cộng đồng làng xã, nơi nó được sinh ra,
tồn tại và lưu truyền. Phát huy những thuần phong mỹ tục vốn có trong
cộng đồng.
Việc bảo tồn di sản văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với phát huy các
giá trị và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhiều
nước trên thế giới biết khai thác hiệu quả tiềm năng di sản văn hóa của dân
tộc mình, đã đem lại nhiều lợi nhuận doanh thu cho nước nhà. Họ thực sự
coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, thu nhập từ du lịch chiếm vị trí
quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn liền với du lịch, lấy du lịch để
quảng bá di sản và thúc đẩy kinh tế phát triển, có thể nguồn thu hỗ trợ cho

di sản.
1.2. Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Thực tế, quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của nhà nước đối
với hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông
qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển


×