Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Dạy học môn chỉ huy dàn dựng hát tập thể cho sinh viên sư phạm âm nhạc trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.72 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

HOÀNG NGỌC KHÁNH

DẠY HỌC MÔN CHỈ HUY DÀN DỰNG HÁT TẬP THỂ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM ÂM NHẠC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 6 (2015 - 2017)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

HOÀNG NGỌC KHÁNH

DẠY HỌC MÔN CHỈ HUY DÀN DỰNG HÁT TẬP THỂ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM ÂM NHẠC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Mã số 8140111

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VINH HƯNG


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứ của riêng tôi. Các số liệu
kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Nếu có điều gì trái với lời cam đoan, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC CHỈ HUY
DÀN DỰNG HÁT TẬP THỂ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT THÁI BÌNH ........................................................................... 7
1.1. Khái niệm thuật ngữ .................................................................................. 7
1.1.1. Chỉ huy ................................................................................................... 7
1.1.2. Dàn dựng ................................................................................................ 8
1.1.3. Hát tập thể .............................................................................................. 9
1.1.4. Phương pháp dạy học ........................................................................... 11
1.1.5. Vị trí, vai trò của môn Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể đối với đào tạo

hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc ..................................................................... 15
1.2. Thực trạng dạy học Chỉ huy hát tập thể cho sinh viên Cao đẳng Sư
phạm Âm nhạc ............................................................................................... 17
1.2.1. Khái quát sơ lược về trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình ... 17
1.2.2. Vài nét về khoa Sư phạm Âm nhạc ...................................................... 20
1.2.3. Chương trình, giáo trình, tài liệu .......................................................... 22
1.2.4. Khả năng thực hành Âm nhạc của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc . 24
1.2.5. Dạy học Chỉ huy dàn dựng hát tập thể cho sinh viên Cao đẳng Sư
phạm Âm nhạc ............................................................................................... 26
Tiểu kết ........................................................................................................... 29
Chương 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHỈ
HUY DÀN DỰNG HÁT TẬP THỂ .............................................................. 31
2.1. Những định hướng nâng cao dạy học Chỉ huy dàn dựng hát tập thể cho
sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc ..................................................... 31
2.2. Rèn luyện kỹ thuật chỉ huy ...................................................................... 33
2.2.1. Tư thế chỉ huy ...................................................................................... 34


2.2.2. Đánh nhịp ............................................................................................. 36
2.2.3. Kỹ thuật diễn tả âm nhạc ...................................................................... 42
2.3. Dạy học Chỉ huy dàn dựng hai tác phẩm hợp xướng tiêu biểu .............. 55
2.3.1. Dạy học Chỉ huy dàn dựng tác phẩm Làng tôi của Văn Cao (phối âm:
Đào Ngọc Dung) ............................................................................................ 55
2.3.2. Dạy học chỉ huy dàn dựng tác phẩm Tiếng chày trên sóc Bom Bo của
Xuân Hồng (phối âm: Minh Cầm) ................................................................. 58
2.4. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 62
2.4.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 62
2.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................... 63
2.4.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ..................................... 63
2.4.4. Quy trình thực nghiệm ......................................................................... 63

2.4.5. Kiểm tra ý kiến đánh giá của sinh viên sau khi học môn Chỉ huy dàn
dựng hát tập thể bằng phương pháp mới ........................................................ 65
Tiểu kết ........................................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chỉ huy dàn dựng và hát tập thể là bộ môn có vai trò, vị trí quan trọng
trong việc đào tạo âm nhạc nói chung và ngành cao đẳng sư phạm Âm nhạc
nói riêng. Môn Chỉ huy dàn dựng hát tập thể là môn học mang tính tổng hợp
về Âm nhạc như: hình thức, thể loại âm nhạc, kỹ năng cơ bản trong chuyên
môn chỉ huy dàn dựng tác phẩm hợp xướng và khả năng biểu diễn tác phẩm
đó. Ngoài ra sinh viên cần được trang bị những kiến thức về tâm lý con
người, có những kỹ năng và phương pháp khi làm việc trước tập thể.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình qua nhiều năm đào
tạo hệ cao đẳng sư phạm Âm nhạc xây dựng được đội ngũ giáo viên âm nhạc
khá đông đảo cho tỉnh nhà và một số tỉnh lân cận. Số đông sinh viên ra trường
đáp ứng được nhu cầu dạy học Âm nhạc ở các trường phổ thông. Tuy vậy khá
nhiều sinh viên vẫn yếu về năng lực Chỉ huy dàn dựng hát tập thể ứng dụng
vào công tác giảng dạy bị hạn chế. Hiện nay, chương trình Chỉ huy dàn dựng
Hát tập thể của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình vẫn còn
mang tính khuôn mẫu. Giáo viên cũng như sinh viên vẫn chưa thể hiện tốt khả
năng tư duy sáng tạo trong cách dạy, cách học và ứng dụng chỉ huy dàn dựng
hát tập thể vào thực tiễn. Sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại như máy
tính, mạng internet chưa khai thác một cách hiệu quả. Người học vẫn lệ thuộc
nhiều theo ý tưởng, chưa thực sự hình thành mối quan hệ tương tác tích cực

giữa người dạy với người học và người học với nhau. Trên thực tế, sinh viên
ra trường không chỉ đơn thuần làm công tác giảng dạy cho học sinh phổ thông
mà cũng tham gia vào các hoạt động âm nhạc phong phú diễn ra thường
xuyên trong nhà trường, trên địa bàn trường học và cả trong phạm vi toàn
tỉnh. Một trong những hoạt động thường xuyên của giáo viên Âm nhạc ở
trường phổ thông là Chỉ huy dàn dựng các tác phẩm âm nhạc trong hoạt động
dạy hát và các chương trình văn nghệ của nhà trường, địa phương.


2
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học môn Chỉ huy
dàn dựng hát tập thể cho sinh viên sư phạm Âm nhạc trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình” cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận
và Phương pháp dạy học Âm nhạc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu một số sách chuyên
khảo, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án ở nước ngoài và trong nước về
Chỉ huy dàn dựng:
Ở nước ngoài:
Conducting course do Nhà thờ Jesus Christ of Latter-day Saints tại
Thành phố Salt Lake City, Utah, United States of America đã phát hành cuốn
Conducting course năm 2005 để phục vụ thờ phụng cho các Thánh Hữu Ngày
Sau (Latter-day Saints). Mục đích của cuốn sách là dạy cho những người bắt
đầu học âm nhạc và học chỉ huy. Các kiến thức về chỉ huy được sắp xếp theo
trình tự logic, sơ giản, đủ các kiến thức cơ bản để giúp cho người học dễ hiểu
và có thể thực hành điều khiển một cách chi tiết các bài Thánh ca.
Cuốn sách Becoming a Choral Music Teacher (2009) của Giáo sư
Patrice Madura Ward-Steinman thuộc Trường Đại học Âm nhạc Indiana đã đề
cập các vấn đề mang tính sáng tạo thiết thực về phương pháp và tài liệu giảng
dạy hợp xướng. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp nhiều vấn đề phức tạp

trong các lớp học hợp xướng để sinh viên khám phá, tự nghiên cứu làm giàu
thêm kiến thức cho bản thân; cuốn sách còn đề cập đến cách thức lập kế
hoạch tổ chức biểu diễn hợp xướng, lựa chọn tác phẩm và xác lập chương
trình biểu diễn hợp xướng.
Hai tài liệu trên đã đề cập đến những bước hướng dẫn cơ bản cho người
bắt đầu học chỉ huy hợp xướng, là những tài liệu phù hợp và hết sức quí giá để
luận văn tham khảo.


3
Ở trong nước:
Trong cuốn Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng (1982) của tác giả Nguyễn
Minh Cầm gồm năm phần: Những vấn đề cơ bản của hợp xướng; nguyên tắc
tổ chức hợp xướng; kỹ thuật chỉ huy; vai trò của người chỉ đạo hợp xướng;
bài tập luyện thanh. Đây là cuốn sách hết sức bổ ích, đã được nhiều các sinh
viên học chuyên ngành chỉ huy hợp xướng sử dụng làm tài liệu học tập.
Đỗ Mạnh Thường - Nguyễn Minh Cầm (1982), Hướng dẫn hát tập thể,
Nhà xuất bản Kim Đồng. Đây là cuốn sách cung cấp một số kiến thức sơ giản
về chỉ huy, phương pháp luyện tập hát… cho những người làm công tác phụ
trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Vũ Tự Lân và Lê Thế Hào (1998), Phương pháp hát và chỉ huy dàn
dựng hát tập thể (giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng
Sư phạm) gồm 7 chương. Nội dung giáo trình đề cập một số vấn đề cơ bản
của việc dạy hát (được chia thành hai giai đoạn) và phương pháp chỉ huy và
dàn dựng hát tập thể. Nội dung phương pháp và kỹ thuật hát được thể hiện
bằng các bài tập luyện thanh, những kiến thức về giọng hát, phát huy giọng
hát tự nhiên của học sinh khi dàn dựng và ứng dụng kỹ thuật thể hiện một số
ca khúc Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung dạy hát chủ yếu là các bài tập luyện
giọng phù hợp với dạy hát cá nhân hơn là dạy hát tập thể, chưa có nhiều bài
tập luyện giọng cho hợp xướng; nội dung chỉ huy dàn dựng hát tập thể đã đề

cập đến một số vấn đề về nghệ thuật hợp xướng (giới thiệu các hình thức hợp
xướng, tầm cữ giọng của các hình thức hợp xướng), các kỹ thuật cơ bản chỉ
huy và hướng dẫn dàn dựng tác phẩm. Đây là giáo trình bổ ích, phù hợp với
trình độ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc mà chúng tôi sẽ kế thừa để tiếp tục
nghiên cứu cho đề tài.
Chỉ huy dàn dựng tác phẩm âm nhạc (1995), của Lê Thế Hào và
Nguyễn Thiết là giáo trình của Trường Cao đẳng sư phạm Nhạc - Họa Trung
ương. Giáo trình gồm ba phần: Phần 1 - Giới thiệu về nghệ thuật hợp xướng;
phần 2 - Kỹ thuật chỉ huy; phần 3 - Dàn dựng tác phẩm. Giáo trình tương đối


4
phù hợp với trình độ đào tạo của bậc Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc. Tuy nhiên,
giáo trình còn chưa đề cập đến việc hướng dẫn cho sinh viên xử lý chi tiết
từng tác phẩm âm nhạc.
Đoàn Phi (2005), Chỉ huy dàn dựng hát tập thể (giáo trình Cao đẳng Sư
phạm), với nội dung chủ yếu là dạy kỹ thuật chỉ huy hát tập thể, cung cấp cho
sinh viên hệ Cao đẳng những khái niệm về nghệ thuật hợp xướng, những khái
niệm cơ bản của người chỉ huy để có thể tổ chức, tập luyện và biểu diễn hợp
xướng với những tác phẩm loại nhỏ. Ngoài ra, giáo trình còn đề cập đến các
bài luyện thanh cho hợp xướng nhưng còn ít, riêng lẻ và chưa hệ thống.
Dàn dựng chương trình tổng hợp (2007) của Lê Tuấn Anh đề cập tới
công tác dàn dựng các chương trình tổng hợp như hát - múa trong nhà trường
phổ thông, các hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa, tổ chức
chương trinh biểu diễn âm nhạc trong các ngày lễ, trong các cuộc thi nghệ
thuât. Công trình này là tài liệu bổ ích, có giá trị liên quan đến vấn đề dàn
dựng mà chúng tôi sẽ kế thừa trong luận văn.
Tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương đã có ngoài một
số luận văn tốt nghiệp đề cập đến vấn đề chỉ huy dàn dựng hát tập thể như:
Nguyễn Quỳnh Lê (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Chỉ

huy dàn dựng Hát tập thể cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc Trường
Đại học Quảng Bình, luận văn chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy
học âm nhạc; Lê Quốc Vương (2014), Nâng cao chất lượng dạy học môn Chỉ
huy dàn dựng Hát tập thể cho sinh viên sư phạm âm nhạc tại Trường Cao
đảng Sư phạm Hà Nội, luận văn chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy
học âm nhạc; Lò Thị Ánh Nguyệt (2016), Dàn dựng tốp ca trong hoạt động
âm nhạc ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn - Mường La Sơn La, luận văn chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc.
Các tác giả đã đề cập đến đổi mới giảng dạy môn học cho đối tượng của nơi họ
đang công tác. Các giải pháp mà các tác giả đưa ra đã góp thêm phần tác động
đến hiệu quả quá trình dạy học.
Nhìn chung, các sách đã xuất bản, các công trình nghiên cứu và một số
luận văn là nguồn tư liệu quý báu, là cơ sở hết sức cần thiết cho đề tài khi bàn


5
về những vấn đề Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục kế thừa,
đưa ra biện pháp phù hợp của việc dạy học Chỉ huy dàn dựng Hát tập cho sinh
viên sư phạm tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất biện pháp dạy học Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể nhằm
nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên sư phạm Âm nhạc tại trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể làm cơ sở lý luận và thực
trạng của việc dạy học Chỉ huy dàn dựng cho hệ Cao đẳng Sư phạm Âm
nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình.
Đưa ra một số biện pháp dạy học Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể cho
sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học môn Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể cho sinh viên hệ Cao đẳng
Sư phạm Âm nhạc, tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu dạy học môn Chỉ huy dàn dựng Hát tập
thể cho sinh viên cao đẳng sư phạm âm nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Thái Bình.
Luận văn sẽ tập trung khảo sát các vấn đề liên quan đến dạy học Chỉ
huy dàn dựng Hát tập thể từ năm 2016 đến năm 2018 (tác giả luận văn đã có
thời gian tích lũy về dạy học).
Các vấn đề nghiên cứu về Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể rất rộng. Luận
văn chỉ tập trung đề cập đến các vấn đề mang tính cơ bản cho người bắt đầu


6
học: tư thế chỉ huy, kỹ thuật đánh nhịp (nhịp 2 phách, 3 phách, 4 phách, 6
phách) kỹ thuật diễn tả âm nhạc (legato, staccato, non legato, lấy đà, cắt hết,
tốc độ, ngân tự do, sắc thái lực độ).
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phân tích, so sánh và tổng hợp để nghiên cứu, phân tích các tài liệu,
các kết quả điều tra, từ đó tổng hợp, khái quát hóa, đưa ra những nhận định có
tính khoa học.
Trao đổi ý kiến chuyên gia để giúp cho tác giả luận văn tham khảo ý kiến
của các chuyên gia có trình độ cao xem xét, nhận định về dạy học Chỉ huy dàn
dựng Hát tập thể.
Điều tra và thực nghiệm sư phạm để khảo sát thực trạng việc dạy học
Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái
Bình, thông qua những thông tin khách quan từ giảng viên dạy học Chỉ huy
dàn dựng và sinh viên sư phạm âm nhạc.

6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy
học Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc nói chung
và tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình nói riêng.
Làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo đối tượng Cao đẳng Sư
phạm Âm nhạc.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học Chỉ huy dàn dựng Hát
tập thể tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình.
Chương 2: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Chỉ huy dàn dựng
Hát tập thể.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC CHỈ HUY
DÀN DỰNG HÁT TẬP THỂ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT THÁI BÌNH
1.1. Khái niệm thuật ngữ
1.1.1. Chỉ huy
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về
Chỉ huy.
Theo Karl Wilson Gehrkens (1918), Essentials in Conducting, đã khái niệm:
The word "conducting" as used in a musical sense nowordinarily
refers to the activities of an orchestra or chorus leader who stands
before a group of performers and gives his entire time and effort to
directing their playing or singing, to the end that a musically
effective ensemble performance may result” [43;1].

Có thể tạm dịch:
Danh từ “chỉ huy” thường được sử dụng theo nghĩa âm nhạc để đề cập
đến hoạt động của một người đứng trước một dàn nhạc hoặc dàn đồng
ca/nhóm người biểu diễn, dành toàn bộ thời gian và công sức để chỉ đạo việc
chơi nhạc/hát sao cho phần biểu diễn trở nên hoàn hảo nhất.
Theo tác giả Nguyễn Bách viết trong cuốn Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc
và hợp xướng “Điều khiển hợp xướng hay điều khiển dàn nhạc là nghệ thuật
chỉ huy cao cấp” [1;13]; cuốn Từ điển âm nhạc (2015) của Vũ Tự Lân khái
niệm: “Chỉ huy - nghệ thuật điều khiển một tập thể âm nhạc (dàn nhạc, dàn
hòa tấu, hợp xướng)…”. Ông còn giải thích “người chỉ huy” đồng nghĩa với
“nhạc trưởng”:
Nhạc trưởng (người chỉ huy dàn nhạc) - nhạc sĩ chỉ đạo một tập thể
nghệ thuật. Để truyền đạt được ý đồ của tác giả một cách kỹ lưỡng
nhất, giải thích được sáng rõ tác phẩm âm nhạc đem ra dàn dựng


8
biểu diễn, người chỉ huy phải nắm được thuần thục kỹ thuật chỉ huy,
đọc thành thạo tổng phổ. Người chỉ huy thi hành nhiệm vụ ấy bằng
một hệ thống những thủ pháp, động tác mang tính tạo hình…
[18;264].
Từ những khái niệm và cách giải thích ở trên, chúng tôi có thể khái
quát: chỉ huy/nhạc trưởng là người điều khiển việc biểu diễn tác phẩm âm
nhạc bằng dàn hợp xướng, dàn nhạc... Nhiệm vụ của người chỉ huy là luôn
tìm được chương trình hoạt động, tìm tác phẩm, chọn lựa tác phẩm, truyền bá
kiến thức, dàn dựng tiết mục, tổ chức hoạt động tuyên truyền trong xã hội
v.v... Ngoài khả năng chuyên môn, người chỉ huy còn phải có khả năng lãnh
đạo, biết tổ chức giỏi và có uy tín...
1.1.2. Dàn dựng
Theo Hoàng Phê giải nghĩa: “Dàn dựng là tổ chức hướng dẫn luyện tập

cho diễn viên trước khi biểu diễn trên sân khấu” [33;212]; Nguyễn Văn HùngThái Xuân Đệ cũng đưa ra khái niệm tượng tự: “Dàn dựng là tập luyện và
chuẩn bị mọi mặt cho việc trình bày tác phẩm nghệ thuật trước khi đưa ra diễn
trên sân khấu” [7;215];
Trong Tập bài giảng Dàn dựng chương trình Âm nhạc tổng hợp, Lê
Vinh Hưng đã đưa ra khái quát công việc của người dàn dựng được hiểu là
công việc của người đứng đầu, có năng lực thị phạm các hình thức biểu diễn,
thêm/bớt về liều lượng các thủ pháp của nghệ thuật âm nhạc và truyền vào
cho diễn viên thực hiện các nhiệm vụ chuyển tải chủ đề tư tưởng của một
chương trình/một tác phẩm nghệ thuật. Người dàn dựng tạo màu sắc riêng cho
từng tiết mục/kết cấu nội dung chương trình và đóng vai trò quyết định chất
lượng biểu diễn âm nhạc. “Dàn dựng thực chất là quá trình luyện tập để người
chỉ huy làm hoà hợp thế mạnh của từng diễn viên, những người mà khí chất,
tính cách, giọng hát… có thể khác biệt, thậm chí đối chọi nhau, thành một
khối thống nhất trong quá trình biểu diễn âm nhạc” [14;12].


9
Từ những khái niệm trên, chúng tôi có thể giải nghĩa cụm từ ”chỉ huy
dàn dựng” là dùng để chỉ công việc của người chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn tập
luyện nhằm liên kết, hòa hợp từng diễn viên có tố chất/đặc điểm khác nhau
thành một chỉnh thể thống nhất trong việc chuyển tải ý đồ của nhà soạn nhạc,
thông qua các công đoạn: tìm hiểu/nghiên cứu tác phẩm, dàn dựng tác phẩm
và tổ chức biểu diễn trước công chúng.
Người chỉ huy đương nhiên là người dàn dựng, bởi lẽ, muốn biểu diễn
được một tác phẩm âm nhạc, thì trước hết người chỉ huy phải bắt đầu bằng
việc nghiên cứu dàn dựng tác phẩm, phải là người hiểu rõ nhất, nắm chắc nhất
nhiệm vụ, công việc đang làm, sẽ làm và phải làm. Hơn nữa, khi biểu diễn
cùng tập thể diễn viên trên sân khấu, người chỉ huy thường không dùng lời
nói để yêu cầu diễn viên thể hiện như khi tập luyện. Việc sử dụng phương tiện
duy nhất để yêu cầu diễn viên lúc đó là những tín hiệu trong động tác mà chủ

yếu là đôi tay. Mọi ý muốn, tư duy, tình cảm của người chỉ huy đều nhờ vào
sức biểu cảm của đôi tay. Tay của người chỉ huy là mắt, là hồn, là đối tượng
tiếp xúc trực tiếp với diễn viên.
Ngược lại, người dàn dựng không nhất thiết là người chỉ huy. Trong
tiến hành công việc dàn dựng âm nhạc, người chỉ huy và người dàn dựng
có sự tương đồng là: nghiên cứu tác phẩm, dàn dựng tác phẩm cho diễn
viên thể hiện và tổ chức biểu diễn trước công chúng. Tuy nhiên, người dàn
dựng có sự khác biệt là không nhất thiết phải biểu diễn cùng diễn viên, còn
người chỉ huy thì luôn phải biểu diễn và là người quyết định đến sự thành
công trong biểu diễn.
1.1.3. Hát tập thể
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (1994) của Văn Tân giải thích “Tập thể nói nhiều người cùng sinh hoạt, cùng hoạt động với nhau” [36;723].
Theo Đoàn Phi (2007), Chỉ huy dàn dựng hát tập thể cho rằng: “Hát tập
thể là một số đông quần chúng tham gia hát (có thể là một trường học, một


10
đoàn thể, một cơ quan, xí nghiệp hoặc một khối quần chúng dự mít tinh...”
[34;9 ]; nhạc trưởng Nguyễn Bách cho rằng các hình thức biểu diễn thanh
nhạc: “Tốp ca, hợp ca và hợp xướng để chỉ một tập thể những người cùng hát
chung một tác phẩm thanh nhạc” [1;106]; trong cuốn Hướng dẫn hát tập thể
(1982): “Đồng ca hay hợp xướng là dùng giọng hát của một số đông người
trình bày bài hát hào hùng, trang nghiêm hay vui tươi, thắm thiết. Tiếng hát
mạnh mẽ vang ấm, tập thể đông đảo, thống nhất là hình tượng đẹp đẽ, biểu
dương sức mạnh của tập thể, gây được không khí tưng bừng trong buổi biểu
diễn” [37;5], còn Lê Thế Hào và Nguyễn Thiết khẳng định “Hát hợp xướng là
nghệ thuật diễn tấu tập thể, một nghệ thuật có khả năng liên kết, thống nhất tình
cảm, ý chí và tư tưởng con người thông qua một tác phẩm âm nhạc” [9;8].
Các khái niệm trên đều có thống nhất chung về hát tập thể là hình thức
trình diễn thanh nhạc có nhiều người tham gia, mà hình thức trình diễn có qui

mô ít người nhất là tốp ca (hình thức có ít nhất 4 người). Để làm rõ khái niệm
hát tập thể, chúng tôi khái quát và giải thích như sau: Hát tập thể là loại hình
nghệ thuật âm nhạc được biểu hiện bằng nhiều giọng hát, lấy hiệu quả chủ yếu
là sự cộng hưởng/hòa đồng làm tiêu chí chính trong việc biểu đạt nghệ thuật.
Thông qua hát tập thể góp phần tạo sự đồng cảm, đồng điệu và hoà hợp tinh
thần mọi người, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, giáo dục tư tưởng, tình
cảm và thẩm mỹ âm nhạc. Sự khác biệt của hát tập thể với hát đơn ca, song
ca, tam ca là vai trò của cá nhân vì tập thể. Sự hoà hợp, bổ sung, hỗ trợ của
các thành viên khi trình diễn là tiêu chí đầu tiên của chất lượng nghệ thuật
trong hát tập thể. Hình thức và qui mô, bởi lẽ, trong hát tập thể có lúc tất cả
cùng hát đồng âm (unison), nhưng cũng nhiều khi hát bè (ít nhất 2 bè). Do đó
cần ít nhất 2 người/bè thì mới có sự hòa hợp, bổ sung và hỗ trợ cho nhau
trong cùng bè (chẳng hạn như câu hát dài thì có thể phân ra các chỗ lấy hơi
khác nhau để đảm bảo sự trôi chảy, không bị ngắt...).


11
Dựa trên âm sắc và tầm cữ, người ta chia giọng hát thành những loại
giọng hát khác nhau như giọng thiếu nhi, soprano (nữ cao), mezzo soprano
(nữ trung), alto (nữ trầm), tenor (nam cao), barytono (nam trung), Basso (nam
trầm). Trong cuốn Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể (trang 10 đến trang 12), tác
giả Đoàn Phi đã thống kê âm vực của các loại giọng thường được dùng trong
hát hợp xướng như sau:

Khi dàn dựng hát tập thể thì một trong những yêu cầu quan trọng đối
với người Chỉ huy là phải nắm được tính năng các loại giọng hát. Việc đó
không chỉ giúp cho bản thân người chỉ huy có thế giải quyết những vướng
mắc trong dàn dựng, mà còn đặt ra kế hoạch, phương thức mở rộng, phát triển
giọng hát cho tập thể diễn viên.
1.1.4. Phương pháp dạy học

1.1.4.1. Dạy học
Khái niệm về dạy học, Phạm Viết Vượng cho rằng: “Dạy học là quá
trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều
khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn
luyện hình thành kỹ năng hoạt động” [42;58].
Trong cuốn Hát (2004-tập 1), Ngô Thị Nam khái niệm:


12
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học
nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng
hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động
sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất
nhân cách của người học theo mục đích giáo dục” [27;22].
Chúng tôi thống nhất với hai khái niệm trên, người dạy và người học
cùng hợp tác, đồng đẳng với nhau trong mối quan hệ truyền thụ và lĩnh hội tri
thức khoa học của nhân loại. Tuy vậy, chức năng của người dạy và người học
khác nhau đó là: người dạy điều khiển việc học của người học, còn người học
tự điều khiển sự học tập của bản thân. Con đường cơ bản thực hiện quá trình
giáo dục, quá trình dạy học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giáo dục
toàn diện cho sinh viên theo mục đích đã đề ra.
1.1.4.2. Phương pháp
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (1994) của Văn Tân giải thích về
phương pháp như sau: “Trình tự cần theo trong những bước có quan hệ với
nhau khi tiến hành một việc có mục đích nhất định; toàn thể những bước đi
mà tư duy tiến hành theo một trình tự hợp lý luận, nhằm tìm ra chân lý trong
khoa học” [36;644].
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) nêu giải nghĩa phương pháp là
“cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội
và hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [33;766].

Trong cuốn Lý luận dạy đại học (2008) của Đặng Vũ Hoạt có giải thích
tương đối rõ ràng và chi tiết về phương pháp:
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos” có
nghĩa là con đường, là cách thức để đạt đến mục đích nhất định.
Phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung, nó
gắn liền với hoạt động của con người, giúp con người hoàn thành
được những nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đề ra [12;117].


13
Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương
pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì
cũng phải biết tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác
động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách
quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện
pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tương ứng để
nhận thức và để hành động thực tiễn.
Phương pháp có hai đặc trưng cơ bản: một là nội dung, phương pháp có
tính khách quan, do bản chất và đặc điểm của khách thể nghiên cứu quyết định
được đúc kết thành lý luận phản ánh nó; hai là hình thức, phương pháp có tính
chủ quan, bởi vì phương pháp chỉ tồn tại trong đầu óc con người, nghĩa là trong
hoạt động có ý thức, chứ không tồn tại ở bên ngoài và độc lập với con người.
Phương pháp đúng đắn xuất phát từ lý luận khoa học đúng đắn và đã được thực
tiễn kiểm nghiệm. Tuy nhiên, có phương pháp đúng, nhưng chưa chắc đưa đến
kết quả tốt, bởi vì kết quả phụ thuộc vào kinh nghiệm sử dụng và nghệ thuật vận
dụng phương pháp của con người.
1.1.4.3. Phương pháp dạy học
Theo Thái Duy Tuyên, “Phương pháp dạy học là một hệ thống những
hành động vì mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và
thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn… là cách

thức tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học” [39;38];
Bài viết Về phương pháp dạy và học ở đại học của GS. Lâm Quang
Thiệp trong tạp chí Giáo dục Nghệ thuật của Trường Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương, năm 2007, tác giả đã đề cập đến quan niệm về dạy cách
học và học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời
và nội dung bao quát của việc dạy và học của bậc đại học. Trong chương trình
đào tạo đại học phải chú trọng kiến thức nền tảng chứ không phải kiến thức
về một qui trình cụ thể.


14
Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và
giới hạn sử dụng riêng. Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức
dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát
huy tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học
nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần
kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Phương pháp
dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Trong suốt quá trình
dạy học, phương pháp dạy và phương pháp học luôn luôn quan hệ chặt chẽ,
thống nhất với nhau. Phương pháp dạy học luôn biến đổi và tuân theo quy luật
về sự thống nhất của mục đích, nội dung, phương pháp và phù hợp đối tượng
Phương pháp dạy học âm nhạc chính là hoạt động truyền thụ và hướng
dẫn người học, cách học, cách tìm kiếm, tự bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ
năng để hình thành phẩm chất và năng lực thực hành âm nhạc. Cụ thể, đối với
sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, các em cần có kỹ năng tìm kiếm và
tập hợp các tư liệu lên quan đến bài học, rèn luyện khả năng tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường và tiếp tục
trong suốt thời gian làm nghề sau này.
1.14.4. Tính đặc thù của phương pháp dạy học Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể
Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể trước hết phải bắt đầu từ nghiên cứu tác

phẩm, phân tích cấu trúc, phân tích hình thức và nội dung của tác phẩm để có
cái nhìn bao quát vào chỉnh thể thống nhất của toàn bộ tác phẩm. Để điều
khiển được một tập thể biểu diễn, thì người chỉ huy phải có trình độ chuyên
môn vững vàng, phải nắm chắc tác phẩm. Do vậy, quá trình thực hành và biểu
diễn là công việc của người chỉ huy phải trải nghiệm, phải tích lũy kinh
nghiệm thì việc điều khiển mới trở nên thành thạo, hấp dẫn.
Để học giáo trình Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể đạt kết quả tốt, giảng
viên cần tổ chức cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc theo những
nguyên tắc cụ thể: Học lý thuyết gắn với thực hành. Sinh viên nghiên cứu


15
trước nội dung sắp học. Trên lớp giảng viên gợi ý, trao đổi và củng cố cho
sinh viên về những nội dung đó. Sinh viên cần thực hiện đầy đủ những bài tập
trong sách được giao cho. Luôn luôn phát huy tính tích cực của người học,
hướng dẫn sinh viên chủ động tìm hiểu và nắm bắt kiến thức, phải tích cực và
sáng tạo rèn luyện các kỹ năng chỉ huy dàn dựng các tác phẩm âm nhạc.
Việc dạy học luôn phải tích hợp các nội dung khác như Nhạc lý, Thanh
nhạc, Nhạc cụ, Phân tích tác phẩm... để sinh viên có thể mở rộng các kiến
thức thông qua bài tập thực hành chỉ huy. Phát huy khả năng làm việc theo
nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. Rút ra những ý tưởng hay,
nhiều phương án dàn dựng tác phẩm hiệu quả tốt. Đó sẽ là cẩm nang quan
trọng để sinh viên tự mình có thể chỉ huy dàn dựng được các tác phẩm và tiết
mục khác. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn cho sinh viên tham khảo các
chương trình dàn dựng khác nhau trên trên các phương tiện thông tin đại
chúng là điều hết sức cần thiết trong việc tích lũy kiến thức chung đối với
công việc sau này.
1.1.5. Vị trí, vai trò của môn Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể đối với đào tạo
hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc
Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể là môn học quan trọng đối với hệ đào tạo

Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc. Môn học trang bị cho sinh viên những hiểu biết
và kỹ năng chỉ huy hình thức hát tập thể. Có năng lực tổ chức, tập luyện và
biểu diễn hát tập thể. Góp phần củng cố các kiến thức và kỹ năng âm nhạc,
đáp ứng yêu cầu dạy học âm nhạc trong nhà trường.
Hát tập thể có chất lượng nghệ thuật thì vai trò của người chỉ huy là
không thể thiếu. Người chỉ huy chịu trách nhiệm giải mã các vấn đề còn ẩn
chứa trong tác phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật, hiệu quả
biểu diễn. Để việc chỉ huy dàn dựng các tác phẩm âm nhạc đạt kết quả thì
việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho sinh viên như kỹ thuật lấy


16
đà, kỹ thuật xử lý sắc thái, tốc độ... là việc làm rất cần thiết, mang tính bài
bản, hệ thống.
Thông qua việc dạy học Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể, sinh viên được
tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn những kiến thức âm nhạc như: (Lý thuyết âm
nhạc, Hòa thanh, Phân tích tác phẩm, Xướng âm, Thanh nhạc...) đã được
tiếp thu vào thực hành kỹ năng âm nhạc. Từ đó, dần dần hình thành sinh
viên khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận thức thẩm mỹ âm nhạc cho việc
hành nghề của sinh viên trong tương lai. Trên thực tế, việc dạy học hát ở
nhà trường phổ thông chủ yếu là hình thức hát tập thể. Những kiến thức,
kỹ năng về chỉ huy dàn dựng hát tập thể luôn được sử dụng thường xuyên
trong các hoạt động dạy học âm nhạc.
Kỹ năng Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể không chỉ trang bị cho sinh viên
những kiến thức của môn học, mà còn trang bị thêm tri thức về khả năng tổ
chức, gây dựng phong trào hát tập thể ở nhà trường phổ thông, các cơ quan tổ
chức ngoài xã hội. Như chúng ta đã biết, phong trào văn hóa nghệ thuật luôn
diễn ra tại nhà trường phổ thông... các tiết mục hát tập thể là phương tiện hữu
hiệu nhất để mọi người cùng hưởng ứng, cùng tham gia. Người giáo viên âm
nhạc không chỉ dạy học trên tốt ở trên lớp mà khả năng chuyên môn, uy tín

của bản thân còn phải được khẳng định qua các hoạt động tổ chức phong trào
văn hóa nghệ thuật nói chúng và dàn dựng các tiết mục hát tập thể nói riêng.
Đây là môn học không thể thiếu đối, đóng vai trò quan trọng, góp phần thực
hiện hóa các mục tiêu của công tác giáo dục âm nhạc hiện nay.
Chỉ huy dàn dựng Hát tập thể bằng cách thức riêng, nó còn đóng vai
trò tích cực trong việc liên kết con người và cộng đồng, phát huy khả năng
giáo dục con người, tính đoàn kết và gắn bó của xã hội hướng vào thể hiện
lý tưởng đạo đức của thời đại. Một bài hát tập thể thường thể hiện tập trung
lý tưởng của con người khi nhận thức thế giới bằng cảm xúc âm nhạc - lời
ca một cách mạnh mẽ, đồng thời đi vào chiều sâu các quy luật tình cảm rất


17
riêng của con người, nhất là tình cảm thẩm mỹ. Trong giao lưu văn hóa,
mọi người dù khác nhau về vùng miền, tính cách đều có thể giao tiếp thân
thiện với nhau nhờ cùng hát vang một bài hát. Điều này đã được minh
chứng bằng nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Chẳng hạn như ngày 19 tháng 09 năm 1960, tại vườn Bách Thảo nơi
nhân dân Thủ Đô vui mừng tổ chức liên hoan mừng đại hội III của Đảng,
Bác Hồ đã bắt nhịp "Bài ca kết đoàn”.
1.2. Thực trạng dạy học Chỉ huy hát tập thể cho sinh viên Cao đẳng Sư
phạm Âm nhạc

1.2.1. Khái quát

sơ lư ợ c về

trư ờ ng Cao đ ẳ ng Vă n hóa

Nghệ thuậ t Thái Bình

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình được thành lập năm
1975 có tên gọi là trường “Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình”. Nhà trường được
Tỉnh ủy giao nhiệm vụ là đào tạo diễn viên, giáo viên dạy học âm nhạc và mỹ
thuật có đủ trình độ và chuyên môn nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp hiện đại
hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thái Bình.
Trường đã có một bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh với 4 phòng
chức năng, 4 khoa chuyên môn và 01 trung tâm hoạt động có chất lượng và
hiệu quả. Biên chế 65 cán bộ giáo viên trong đó trên 100% đã tốt nghiệp đại
học, trên 50% là thạc sỹ và đang học cao học và nghiên cứu sinh; 03 giáo
viên dạy giỏi cấp quốc gia. Trên 70% giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng có
trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, sau đại học và nghệ sĩ ưu tú - những người có
trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề nghiệp tham
gia giảng dạy.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình với tiềm năng, uy tín
và vững chắc như hiện nay. Nhà trường đã đào tạo tới 25 ngành nghề khác
nhau,12 ngành nghề ở các trình độ Cao đẳng, Trung cấp trong đó có một số


18
ngành nghề chủ yếu: diễn viên - nhạc công chèo, nhạc cụ dân tộc, thanh nhạc,
nhạc cụ organ, múa, chuyên ngành hội hoạ, thư viện, quản lý văn hoá, du lịch,
sư phạm âm nhạc, sư phạm hội hoạ, trong đó có 7 mã ngành cao đẳng. Về số
lượng học sinh sinh viên tăng nhanh, riêng năm học 2008 - 2009 số lượng
tăng gần gấp 4 lần năm học 2003 - 2004. Trong 40 năm qua, Nhà trường đã
đào tạo 5.128 học sinh trung học, 2.385 sinh viên cao đẳng, liên kết đào tạo
723 học viên đại học và đào tạo - bồi dưỡng ngắn hạn cho hàng chục ngàn cán
bộ văn hóa nghệ thuật cơ sở và các hạt nhân múa hát chèo cho phong trào văn
hoá cơ sở. Các ngành nghề cao đẳng đã và đang đào tạo 9 khoá chính quy, 7
khoá liên thông. Trung học Diễn viên Chèo đã và đang đào tạo 18 khoá chính
quy, 2 khoá tại chức, mỗi khoá từ 20 - 30 học sinh, trung cấp nhạc cụ dân tộc

tới 15 khoá chính quy, nhạc cụ hiện đại 7 khoá và 2 khoá tại chức, mỗi khoá
từ 10 - 20 học sinh, sư phạm Nhạc - Hoạ tới 24 khoá mỗi khoá từ 70 - 100
học sinh.Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường liên tục đổi mới về
mục tiêu, nội dung chương trình, về phương pháp đào tạo, mở rộng quy mô
và đa dạng hoá các ngành nghề và hình thức đào tạo. Từ năm 2006 đến nay,
nhà trường bắt đầu mở 7 mã ngành đào tạo cao đẳng, gồm: Cao đẳng sư phạm
Nhạc - Hoạ, Mỹ thuật chuyên ngành, Chèo, Thanh nhạc, Quản lý văn hoá và
Thư viện. Các ngành nghề này được đào tạo ở các hình thức chính quy 3 năm,
liên thông chính quy, vừa học vừa làm. Với kinh nghiệm giảng dạy, quản lý
và uy tín về chất lượng đào tạo nên các ngành nghề của Trường có sức thu hút
đông đảo học sinh sinh viên không chỉ trong Tỉnh mà ở cả các tỉnh khu vực
phía Bắc về học tập, rèn luyện và liên kết đào tạo với các trường bạn. Riêng
đào tạo ở trình độ cao đẳng, nhà trường đã và đang đào tạo 7 khoá chính quy
3 năm, 7 khoá chính quy liên thông và vừa làm vừa học, chất lượng khá giỏi
hàng năm đạt trên 67%.


19
Được sự quan tâm của lãnh đạo Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh Thái Bình,
các Ban, Ngành, trong thời gian qua, trường đã được đầu tư cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học phục vụ nhu cầu đào tạo của nhà trường. Hai nhà cao
tầng với 30 phòng học, được bố trí và sắp xếp phù hợp đảm bảo việc phục
vụ cho hoạt động giáo dục, các phòng học, các phòng chức năng, phòng bộ
môn, sân chơi, bãi tập rộng rãi. Thiết bị dạy học được đầu tư, đáp ứng cơ
bản đổi mới giáo dục.Với 14 phòng học đặc thù, cùng các trang thiết bị âm
thanh, loa đài hiện đại đảm bảo yêu cầu nhằm phục vụ tốt cho các bộ môn
chuyên ngành như môn học, Thanh nhạc, Nhạc cụ, múa, dàn dựng chương
trình... Riêng đối với bộ môn chỉ huy dàn dựng hát tập thể, nhà trường đã

trang bị phòng (sân khấu thể nghiệm) đáp ứng phần nào về công việc

thực hành của bộ môn, cùng 30 chiếc đàn organ, 7 chiếc đàn piano, 1 bộ
trống điện tử, 2 đàn ghi ta điện. Với những phương tiện dạy học cơ bản đó
đủ để triển khai các hoạt động giảng dạy theo chương trình và hoạt động

âm nhạc ngoại khoá của sinh viên.
Qua 10 kỳ tham gia liên hoan ca múa nhạc và kịch hát truyền thống các
trường Văn hóa Nghệ thuật toàn quốc (2 năm một lần) do Bộ Văn hoá - Thể
thao và Du lịch tổ chức, Trường đều tham gia các tiết mục chèo, nghệ thuật
dân tộc và đạt giải cao. Đặc biệt năm 2010, 2012, 2015 Trường tham gia Hội
thi tài năng trẻ được Ban tổ chức và các trường bạn đánh giá là một trong
những trường xếp tốp đầu trên 55 trường tham gia.
Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường vinh dự được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba năm 2000, hạng nhì năm
2005, hạng Nhất năm 2010, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2010; được Bộ
Văn Hóa Thể Thao tặng cờ đơn vị dẫn đầu các trường Văn hóa Nghệ thuật địa
phương năm 1999, 2011, 2014, liên tục được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Bộ
Văn Hóa Thể Thao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn


20
Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Bình tặng
cờ xuất sắc, bằng khen. Trường được công nhận đơn vị văn hoá cấp tỉnh và
đơn vị văn hoá cấp Tổng Liên đoàn.
1.2.2. Vài nét về khoa Sư phạm Âm nhạc
Với những nhiệm vụ cơ bản về việc đạo tạo sinh viên âm nhạc ở trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình đặt ra phương hướng và mục tiêu
chung cho Khoa Sư phạm Âm nhạc là: về chính trị đạo đức, đào tạo giáo viên
có phẩm chất chính trị, tư tưởng và đạo đức. Luôn luôn nắm vững chủ chương
đường lối của Đảng trong công tác giáo dục. Có quan điểm thẩm mĩ đúng khả
năng tư duy, tự trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình

độ,rèn luyện đức tính cần thiết của người giáo viên dạy âm nhạc; về kiến thức,
đào tạo giáo viên có kiến thức vững vàng về âm nhạc, có phương pháp giảng
dạy phù hợp với đặc thù của môn học, nắm được khoa học sư phạm, phương
pháp giảng dậy âm nhạc trong trường phổ thông; về nghiệp vụ, đào tạo giáo
viên nắm được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ nội dung giảng dạy bộ môn Âm
nhạc trong trường phổ thông. Biết tổ chức các hoạt động dạy học âm nhạc,
biết khơi gợi lòng đam mê nghệ thuật, đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu âm nhạc, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua môn học.
Khoa sư phạm, bao gồm 13 giảng viên Âm nhạc và Mỹ thuật trong đó có
8 cán bộ có trình độ thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên Âm nhạc của khoa Sư phạm

gồm 5 đồng chí dưới sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của khoa. Nhìn
chung, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giảng viên tương đối đồng
đều, có đủ năng lực và nhiệt tình trong giảng dạy. Bằng sự đoàn kết, nỗ lực
phấn đấu không mệt mỏi,trong những năm qua, đội ngũ giảng viên âm nhạc
trong Khoa sư phạm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, thực
hiện đầy đủ nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định,
cung cấp đầy đủ những nội dung kiến thức, kĩ năng hoạt động và phương
pháp dạy học âm nhạc cho sinh viên.


×