Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghệ thuật trong tranh của bùi xuân phái, vận dụng vào dạy học phân môn vẽ tranh theo đề tài của trường THCS lê lợi quận hà đông, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VŨ THỊ NGỌC LINH

VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TRONG TRANH
BÙI XUÂN PHÁI VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN
VẼ TRANH THEO ĐỀ TÀI CỦA TRƯỜNG THCS
LÊ LỢI QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
,

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT
Khóa 2 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VŨ THỊ NGỌC LINH

VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TRONG TRANH
BÙI XUÂN PHÁI VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN
VẼ TRANH THEO ĐỀ TÀI CỦA TRƯỜNG THCS
LÊ LỢI QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật


Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Tuyến

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa có công bố trong công trình
nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời
cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Vũ Thị Ngọc Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDDH

Đồ dùng dạy học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


Nxb

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

THCS

Trung học cơ sở

tr

trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Kết quả kiểm tra Bài 1 “Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương”
của lớp 9A và 9B ......................................................................................... 50
Hình 2.2. Biểu đồ tỉ lệ kết quả kiểm tra bài 1 lớp thực nghiệm 9B ............ 50
Hình 2.3. Biểu đồ tỉ lệ kết quả kiểm tra bài 1 lớp đối chứng 9A ................ 50
Bảng 2.4 Kết quả kiểm tra Bài 2 “Vẽ tranh đề tài lễ hội”........................... 51
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra Bài 1 “Vẽ tranh đề tài phong
cảnh quê hương” giữa 2 lớp đối chứng và thực nghiệm. ............................ 52
Hình 2.6. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra Bài 2 “Vẽ tranh đề tài lễ hội”
giữa 2 lớp đối chứng và thực nghiệm. ........................................................ 52
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả đánh giá giờ dạy của giáo viên ...................... 54
tham gia khảo sát ......................................................................................... 54



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 7
1.1. Cơ sở lí thuyết, lý luận về dạy học vẽ tranh theo đề tài trong dạy học
mĩ thuật ở THCS ............................................................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................... 7
1.1.2. Khái quát về dạy học mỹ thuật ở THCS ................................................. 8
1.1.3. Khái quát về phân môn vẽ tranh ở THCS ............................................. 10
1.1.4. Phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh ở THCS .............................. 10
1.1.5. Nguyên tắc dạy - học các bài vẽ tranh .................................................. 14
1.1.6. Sự cần thiết và yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học
phân môn vẽ tranh ở THCS............................................................................. 17
1.2. Cơ sở thực tiễn dạy học phân môn vẽ tranh theo đề tài của trường
THCS Lê Lợi ................................................................................................... 17
1.2.1. Giới thiệu Trường THCS Lê Lợi .......................................................... 17
1.2.2. Thực trạng dạy học phân môn vẽ tranh đề tài tại trường THCS
Lê Lợi .............................................................................................................. 20
1.3. Giới thiệu về họa sĩ Bùi Xuân Phái .......................................................... 22
1.3.1. Một vài nét sơ lược về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái ....................................... 22
1.3.2. Các tác phẩm về phố cổ Hà Nội Của họa sĩ Bùi Xuân Phái ................. 23
Tiểu kết ............................................................................................................ 32
Chương 2: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TRANH
BÙI XUÂN PHÁI VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH THEO
ĐỀ TÀI CỦA TRƯỜNG THCS LÊ LỢI........................................................ 34
2.1. Giá trị nghệ thuật trong tranh Bùi xuân Phái. .......................................... 34
2.1.1. Giới thiệu một số quan điểm sáng tác nghệ thuật của Bùi Xuân
Phái .................................................................................................................. 34
2.1.2. Tìm hiểu tâm hồn và tư chất họa sĩ Bùi Xuân Phái .............................. 36



2.1.3. Vận dụng nghệ thuật trong tranh của Bùi Xuân Phái vào dạy
học phân môn vẽ tranh theo đề tài của trường THCS Lê Lợi ......................... 38
2.2. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 42
2.2.1. Mục tiêu thực nghiệm ........................................................................... 42
2.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................................... 42
2.2.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ..................................................... 42
2.2.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 43
2.2.5. Triển khai thực nghiệm ......................................................................... 43
Tiểu kết ............................................................................................................ 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 64


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Mỹ thuật có nhiều phân môn khác nhau, mỗi
phân môn đều mang lại cho các em những nét hay riêng nhưng phân môn
vẽ tranh theo đề tài lại tạo cho các em một hứng thú hơn cả bởi đây là một
trong những phân môn tổng hợp của các phân môn khác như trang trí, vẽ
theo mẫu. Song ở lứa tuổi học sinh THCS việc cảm nhận cũng như việc
học vẽ tranh đề tài còn nhiều hạn chế, việc dạy học trực quan đôi lúc còn
chưa đảm bảo do điều kiện khách quan và chủ quan. Vì vậy đòi hỏi người
dạy phải hướng cho người học có những kiến thức và kỷ năng cơ bản để
thực hành tốt hơn đối với phân môn vẽ tranh đề tài.
Để khắc phục những hạn chế đó, cần đổi mới trong phương pháp dạy
học, tìm tòi nghiên cứu các phương pháp nhằm phát huy cao nhất tính sáng

tạo của các em. Nếu các em vẽ được hình, sắp xếp bố cục đẹp, màu sắc hài
hoà có đậm nhạt thì các em vẽ tranh được tốt hơn, khi vẽ được, vẽ tốt các
em sẽ cảm thấy thích học phân môn này.
Trong giáo trình mĩ thuật 8 có giới thiệu về danh họa Bùi Xuân Phái.
Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Bùi Xuân Phái từ
lâu đã thu hút được đông đảo giới phê bình mỹ thuật nói riêng cũng như rất
nhiều những con người thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có
niềm yêu thích và say mê với hội họa nói riêng cũng như nền mỹ thuật nói
chung. Bùi Xuân Phái không chỉ có một vị trí đặc biệt trong nền hội họa
nước nhà mà còn có được chỗ đứng quan trọng trong lòng thế hệ rất nhiều
con người Việt Nam và người nước ngoài.
Thiết nghĩ để giúp các em THCS có thêm tình yêu với hội họa và sự
sáng tạo trong những bức tranh các em vẽ. Tác giả đã nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật trong tranh Bùi Xuân Phái đặc biệt là đường, nét, mảng, màu sắc
để giúp các em học tốt hơn trong phân môn vẽ tranh theo chủ đề. Tác giả


2
nhận thấy đây là một đề tài tương đối mới mà những công trình của các tác
giả đi trước, chưa có công trình nào viết.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “ Nghệ thuật trong tranh của Bùi
Xuân Phái, vận dụng vào dạy học phân môn vẽ tranh theo đề tài của
trường THCS Lê Lợi quận Hà Đông, Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
lý luận và phương pháp dạy học bộ môn mỹ thuật.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả thấy nổi bật lên một số cuốn sách
tiêu biểu, viết khá sâu về phương pháp dạy học mĩ thuật, đặc biệt và dạy
học phân môn vẽ tranh theo đề tài, bên cạnh đó cũng có nhiều tài liệu viết
về họa sĩ Bùi Xuân Phái. Tiêu biểu như:
Bùi Xuân Phái - Con đường Hội họa của Nhà xuất bản Mỹ Thuật đã

viết: Bùi Xuân Phái, giản dị, chỉ là một con người, một nghệ sĩ đích thực.
Mong manh, nhạy cảm. Với ông vẽ là cuộc sống và để tự biểu hiện mình.
Vẽ đã như hơi thở và nhu cầu ăn uống hằng ngày. Có sơn dầu vẽ sơn dầu,
có bột màu vẽ bột màu. Giấy to vẽ to, giấy bé vẽ bé. Hội họa của ông là cái
nhìn của bản thân, luôn tự nhủ cần nâng cao nhân cách nghệ sĩ và chất
lượng sáng tác của mình. Hội hoạ của Bùi Xuân Phái, vì thế, sinh ra từ
hoàn cảnh bất trắc, gian khó, vẫn tràn trề sức sống, tươi mát những sắc màu
của thiên nhiên, và trong trẻo như tâm hồn trẻ thơ. Thế giới đối tượng trong
tranh ông, cho dù là một góc phố Hà Nội, một khoảng trời mây trên bãi
biển hay ở núi cao, một chân dung ai đó hay vài đồ vật quen thuộc, đơn
sơ… cũng đều là những hiện thực của cảm xúc.
Nhà sưu tập nghệ thuật Nguyễn Mạnh Phúc đã chia sẻ như thế trong
cuốn Bùi Xuân Phái - ký họa & minh họa do nhà nghiên cứu phê bình mỹ
thuật Phan Cẩm Thượng thực hiện, trên cơ sở bộ sưu tập tranh Bùi Xuân
Phái của ông. “Với tôi, Bùi Xuân Phái là một nhân cách lớn, một tài năng


3
lớn. Ông cũng là họa sĩ “Hà Nội nhất”. Tên tuổi của ông gắn liền với phố
cổ Hà Nội và thành phố Hà Nội đã đặt tên ông cho một con phố mới...”
Ngô Bá Công (2009), Giáo trình mĩ thuật cơ bản, Nxb Đại học Sư
phạm: Viết nhiều về các phân môn dạy học mĩ thuật, các bước thực hiện
bài dạy từng phân môn, đặc biệt có đề cập khá nhiều về Trang trí và dạy
học phân môn trang trí ở trường THCS.
Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp
và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội . Tài liệu tập chung vào
phân tích các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Nguyễn Thu Tuấn (2011), Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 1 +
Tập 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trong hai cuốn sách này, tác giả
bài viết chú trọng cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung, phương

pháp dạy học mĩ thuật, sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học cũng như
đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mĩ thuật của học sinh,
theo hướng tích cực hóa người học, để khi ra trường họ có thể dạy tốt môn
Mĩ thuật ở các bậc học. Đồng thời, còn dùng làm tài liệu học tập, hỗ trợ
kiến thức để làm đề tài nghiên cứu khoa học cho học viên các hệ tại chức,
từ xa và cao học thuộc chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật; phù hợp với việc
tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Mĩ thuật các trường phổ thông.
Nguyễn Quốc Toản (2012), Giáo trình phương pháp dạy - học mĩ
thuật, Nxb Đại học Sư phạm: Công trình này viết kỹ về đặc điểm các phân
môn mĩ thuật trong trường THCS và việc vận dụng phương pháp dạy học
học mĩ thuật ở trường THCS.
Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch, Cục Mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển
lãm (2015), Triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc. Cuốn sách là tập hợp rất
đầy đủ những tác phẩm vẽ tranh đề tài của thiếu nhi toàn quốc được tổ chức
tại Trung tâm triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Tại đây cuộc sống
được tái hiện theo cách nhìn đầy nghộ nghĩnh và hồn nhiên qua các tác


4
phẩm. Đây là tài liệu định hướng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, khơi dậy
trong các em niềm đam mê và phát triển các năng khiếu đặc biệt.
Đề tài Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy-học phân môn
vẽ tranh ở trường THCS - Nguyễn Thị Mỹ Hoà - Trường THCS Tô Hiệu Krông Ana, đề tài đã đưa ra một số giải pháp dạy học cho phân môn vẽ
tranh của trường THCS.
Qua tham khảo, nghiên cứu những tài liệu về lý luận và phương pháp
dạy dạy nói chung và phân môn vẽ tranh theo đề tài nói riêng, đặc biệt quá
trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu về nghệ thuật trong tranh của họa sĩ
Bùi Xuân Phái tác giả coi đó là nguồn tư liệu tham khảo quý giá để thực
hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích của đề tài
Nâng cao chất lượng dạy học, phát triển khả năng cảm thụ nghệ thuật
và khả năng vẽ tranh của học sinh THCS
Giới thiệu vẻ đẹp hoài cổ của phố Hà Nội trong những thập niên 50,
60, 70.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn vẽ tranh theo đề tài tại trường
THCS Lê Lợi
Nghiên cứu về nghệ thuật trong tranh Bùi xuân Phái
Vận dụng nghệ thuật trong tranh của Bùi Xuân Phái dạy học phân
môn vẽ tranh theo đề tài của trường THCS Lê Lợi
Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trong tranh của Bùi Xuân Phái


5
Môn vẽ tranh đề tài
Trường THCS Lê Lợi quận Hà Đông Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Nghiên cứu các bức tranh vẽ về phố cổ Hà Nội họa sĩ Bùi
Xuân Phái để vận dụng dạy học môn Vẽ tranh đề tài.
Không gian: trường THCS Lê Lợi quận Hà Đông - Hà Nội
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở lý luận về đề tài này, tôi đó tiến hành nghiên cứu chắt
lọc từ các tài liệu liên quan như Giáo dục học, Tâm lý học, Phương pháp
dạy học mỹ thuật ở THCS - dạy học phân môn vẽ tranh bậc THCS, Tạp

chí nghiên cứu giáo dục, báo Giáo dục thời đại, Tạp chí, khai thác nội
dung chương trình SGK từ lớp 6 - 9. Đồng thời thu thập những tài liệu
đã nghiên cứu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nghiên cứu, phân tích và tổng
hợp những điểm đã có và chưa có về nghệ thuật trong tác phẩm của hoạ
sĩ Bùi Xuân Phái.
Phương pháp chuyên gia
Đề ra được những phương pháp dạy học phân môn Vẽ tranh và quy
trình lên lớp một tiết dạy học vẽ tranh theo đề tài ở THCS Lê Lợi một cách
thiết thực và hiệu quả, tôi đã học hỏi kinh nghiệm dạy học của giáo viên
một số trường THCS trên địa bàn và tham khảo một số ý kiến của họ.
Phương pháp phân tích
Tiến hành quan sát, thu thập những tư liệu, thao tác, biểu hiện trong
các giờ dạy - học của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học phân
môn Vẽ tranh theo đề tài.
Phương pháp tiến hành thực nghiệm
Để tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng
các phương pháp dạy học và quy trình lên lớp một tiết dạy học vẽ tranh
được đề xuất.


6
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có thể coi như một công trình nghiên cứu mang tính thực
tiễn về nội dung và phương pháp dạy học vẽ tranh đề tài cho học sinh
THCS. Xác định được điểm đặc sắc trong các tác phẩm về phố cổ Hà Nội
của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, làm căn cứ để truyền tải kiến thức đến học sinh
nhằm tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục
và các giáo viên dạy Mĩ thuật.
Thông qua nghiên cứu này, nếu được áp dụng, sẽ có ý nghĩa quan

trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho các em học sinh, giúp cho các em
yêu thích môn học Mĩ thuật, sáng tạo trong cuộc sống.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm có 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh của Bùi Xuân
Phái vào dạy học cho học sinh trường THCS Lê Lợi.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí thuyết, lý luận về dạy học vẽ tranh theo đề tài trong dạy
học mĩ thuật ở THCS
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Khái niệm về dạy học mĩ thuật
Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa
học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, chiếm lĩnh khái niệm khoa
học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhận kiến thức từ kho
tàng văn hóa xã hội của nhân loại thành nền học vấn riêng cho bản thân.
“Dạy học là quá trình hoạt động hai mặt do thầy giáo (dạy) và học sinh (học)
nhằm thực hiện các mục đích dạy học. Nhiệm vụ dạy học trong nhà
trường không chỉ đảm bảo một trình độ học vấn nhất định mà còn góp
phần hình thành nhân cách con người của xã hội cộng sản chủ nghĩa”.
[23, tr.10]. Quan niệm trên về quá trình dạy học đã phản ánh tính chất
hai mặt của quá trình này: quá trình dạy của giáo viên và quá trình học
của học sinh. Hai quá trình này không tách rời nhau mà là một quá trình
hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con người mới, đáp ứng
được yêu cầu của thời đại.

Đối với dạy học mĩ thuật, đây là hoạt động dạy học có mức độ khác
biệt nhất định so với các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Dạy
học mĩ thuật là việc giáo viên gợi mở, định hướng thẩm mĩ, tổ chức hướng
dẫn thực hành và cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Dạy mĩ thuật không phải
việc dạy kiến thức có trước cho tập thể mà là quá trình dạy có tính cá nhân
đối với từng học sinh, từng nhóm học sinh. Do đặc thù của dạy học mĩ
thuật, quá trình dạy học mĩ thuật cũng là quá trình dạy học không bị vướng
vào hình thức dạy “nặng lí thuyết, nhẹ thực hành” như các môn học khác.
Theo đó trong luận văn, việc dạy học ve tranh theo đề tài cho đối tượng học
sinh THCS là quá trình tổ chức giờ hoạt động sáng tạo của học sinh bằng


8
ngôn ngữ hội họa, đồng thời giáo viên là người đóng vai trò định hướng,
gợi mở chủ đề dạy học và các kĩ năng cần thiết để thực hiện bài học.
1.1.1.2. Khái niệm vẽ tranh đề tài
Vẽ theo đề tài là một thể loại quan trọng trong sáng tác hội họa. Học
sinh được trau dồi vốn sống qua các hình minh họa, giáo cụ trực quan và
các câu chuyện kể lý thú. Qua đó sẽ hình thành bức tranh theo trí tưởng
tượng riêng.
Vẽ tranh đề tài là thể hiện chủ đề cho trước bằng đường nét, bố
cục, mầu sắc… Trong đó, sẽ có rất nhiều đề tà để vẽ tranh. Ta
chọn một đề tài nào đó, lấy nó làm chủ đề sáng tác hay còn gọi là
chủ đề bức tranh. Tóm lại một đề tài có thể có nhiều nội dung
khác nhau và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua hình
vẽ và màu sắc [15, tr.14].
Trong hương trình giáo dục bậc THCS, vẽ tranh đề tài là tập hợp các
bài học và bài tập vẽ tranh với chủ đề, đề tài cụ thể hoặc đề tài tự do. Hình
thức vẽ tranh đề tài với học sinh THCS là quá trình thực hiện bức tranh trên
lớp học được gợi mở và hướng dẫn về khai thác chủ đề hoặc kĩ thuật hội

họa cũng như việc vẽ tranh theo phong cách tạo hình nào đó. Đề tài luận
văn hướng đến giúp học sinh cảm thụ và thực hành dựa theo ý tưởng và
ngôn ngữ hội họa của họa sĩ. Đây cũng là cách mà hội họa hàn lâm vẫn
thường dùng trong quá trình đào tạo họa sĩ và những người yêu hội họa.
1.1.2. Khái quát về dạy học mỹ thuật ở THCS
“Mục tiêu:
Môn Mỹ thuật ở THCS không nhằm đào tạo hoạ sĩ sáng tác hay
những người chuyên làm về mỹ thuật. Môn Mỹ thuật ở THCS nhằm giáo
dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu: tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc,
làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào
sinh hoạt học tập hằng ngày và những công việc cụ thể sau này.


9
Môn Mỹ thuật ở THCS nhằm nâng cao hơn nữa về năng lực quan
sát, khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học,
nhằm hình thành ở các em phẩm chất con người lao động mới đáp ứng đòi
hỏi của xã hội ngày càng cao.
Nhiệm vụ:
Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình; Cung
cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về Mỹ thuật.
Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền Mỹ thuật của dân tộc và
thế giới.
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn tri thức các môn học khác.
Định hướng cho một bộ phận học sinh học tiếp ngành Mỹ thuật, hay
tạo điều kiện cho các em thi vào các trường chuyên nghiệp có liên quan đến
Mỹ thuật sau này dễ dàng hơn (kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng,...).
Chương trình dạy học:
Chương trình môn Mỹ thuật ở THCS được chia thành 4 phân môn:
vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức Mỹ thuật. Trong đó có

các dạng bài lý thuyết và bài thực hành. Các bài lý thuyết viết dưới dạng
giới thiệu theo trình tự nội dung và cuối bài là câu hỏi hướng dẫn. Các bài
thực hành viết dưới dạng: quan sát, nhận xét; tìm và chọn nội dung đề tài;
cách vẽ; bài tập. Về nội dung: giải thích các khái niệm, nêu lên đặc điểm
của từng phân môn để các em tìm ra cách học, cách vẽ, cung cấp những
kiến thức cơ bản nhất cho từng phân môn, bài tập ứng dụng [22, tr.12-17].
Chương trình môn Mỹ thuật ở THCS được phân phối như sau:
Stt

Lớp/Số tiết

Phân môn
6

7

8

9

1

Vẽ theo mẫu

9

9

9


5

2

Vẽ trang trí

9

7

7

5

3

Vẽ tranh

7

8

8

4

4

Thường thức mỹ thuật


7

6

6

4


10
1.1.3. Khái quát về phân môn vẽ tranh ở THCS
“Mục tiêu:
Học sinh được vẽ tranh theo ý thích để thể hiện cảm nhận thế giới
xung quanh theo cách hiểu, cách nghĩ của mình.
Học sinh biết cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ, màu,... để làm rõ
nội dung.
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, tìm hiếu thế giới xung quanh,
tìm ra đặc điếm và vẻ đẹp của đối tượng, có thói quen quan sát cuộc sống
và thiên nhiên.
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
Nội dung:
Hướng dẫn học sinh thế hiện cảm nhận của mình qua bài vẽ về
những đề tài: sinh hoạt, lễ hội, phong cảnh hoặc vẽ chân dung, tĩnh vật và
vẽ tự do, Phản ánh một cách sinh động bằng sự quan sát và hiếu biết cuả
người vẽ; vì thế, vẽ tranh đề tài là thế hiện sự hiếu biết nhiều mặt về cuộc
sống, tự do tạo điều kiện cho người vẽ có ý thức tìm hiếu thế giới xung
quanh [22, tr.22-24].
Chương trình
Lớp


Học kỳ I

Học kỳ II

Cả năm

6

4

5

9

7

6

5

11

8

5

5

10


9

5

0

5

Tổng

20

15

35

1.1.4. Phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh ở THCS
1.1.4.1. Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật
“Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập đến sao cho học sinh
thấy được ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể và hiểu nhanh, nhớ lâu, đồng


11
thời có hứng thú học tập, dù là những khái niệm như cân đối, hài hoà hay
những gì ẩn chứa trong bố cục, nét vẽ, màu sắc... mà nghệ sĩ muốn nói”
Phương pháp trực quan yêu cầu giáo viên dạy Mỹ thuật ở góc độ
nhận thức cụ thể như sau:
Về nhận thức: giáo viên phải coi trực quan và phương pháp trực
quan là cần thiết, là nội dung bài dạy.
Về chuẩn bị: chủ động nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùng

dạy học sát với nội dung.
Về phương pháp: sử dụng trực quan giáo viên cần lưu ý:
Phân loại đồ dùng sao cho hợp với nội dung, thích hợp với từng thời
kỳ, từng giai đoạn của học tập và ý đồ của giáo viên.
Hình thức đồ dùng dạy học cần có kích thước vừa phải, dễ quan sát,
có trọng tâm, đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh.
Trình bày đồ dùng dạy học cần rõ ràng, khoa học.
Kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc,
sao cho lời nói hấp dẫn và minh hoạ đẹp hoà quyện làm một, tạo điều kiện
cho học sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu [15, tr.12].
1.1.4.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó GV tổ chức cho HS
sử dụng các giác quan để tri giác có mục đích đối với các đối tượng trong
tự nhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến
của các hiện tượng hoặc sự vật đó.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát
Tuỳ theo nội dung học tập, GV sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp
với trình độ HS và điều kiện địa phương.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.


12
Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra
được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng, GV cần
xác định mục đích của việc quan sát.
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát.
- Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc
cả lớp. Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và năng lực quản
lý của GV.

- Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh:
Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết.
Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.
So sánh với các đối tượng cùng loại (mà các em đã biết) để tìm ra
những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối
tượng.
1.1.4.3. Phương pháp gợi mở
Phương pháp gợi mở được thể hiện qua những câu hỏi hợp với đối
tượng của giáo viên để tác động đúng lúc, đúng chỗ, có mức độ, có chất
lượng cho học sinh giúp các em suy nghĩ thêm, tự tìm tòi và giải quyết
được bài tập hay nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình.
Môn mỹ thuật lấy thực hành là chủ yếu, sau khi được hướng dẫn
cách vẽ, học sinh phải tự giải quyết bài tập bằng chính khả năng của mình.
Vì vậy làm việc cá nhân giữa thầy giáo và học sinh lúc này rất quan trọng,
quyết định đến kết quả bài vẽ của mỗi em
Có thể vận dụng phương pháp gợi mở như sau:
Giáo viên gợi mở trên thực tế bài vẽ của học sinh, phù hợp với từng
đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình ...
Các câu gợi mở phải mang tính khích lệ, động viên, không mang tính
phủ định hay mệnh lệnh. Lời nhận xét, gợi mở luôn ở dạng nghi vấn.


13
1.1.4.5. Phương pháp luyện tập
Phương pháp luyện tập được thể hiện thông qua các hoạt động
giữa giáo viên và học sinh để các em hoàn thành bài tập nhằm
củng cố những kiến thức đã tiếp thu được từ bài học, từ thực tế
cuộc sống.
Kiến thức cơ bản của mỹ thuật được lặp đi lặp lại và nâng cao dần

qua các bài tập, do vậy đối với từng phân môn, giáo viên cần
hướng dẫn kĩ cách vẽ ở những bài đầu, những bài sau chỉ cần
nhắc lại những ý chính, dành thời gian cho học sinh thực hành
[15, tr.16].
Có thể vận dụng phương pháp luyện tập như sau:
Cung cấp kiến thức chung cho tất cả, những bài đầu của mỗi loại bài
tập cần hướng dẫn kỹ phương pháp thực hiện, những bài sau chỉ hướng dẫn
những ý chính, để thời gian cho học sinh luyện tập thực hành.
Ra bài tập và nêu yêu cầu cần đạt để học sinh nắm được trước khi
làm bài.
Khi học sinh làm bài, giáo viên không vẽ giúp cho học sinh, cần kết
hợp với phương pháp gợi mở.
1.1.4.6. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là cách tổ chức,
hướng dẫn hoạt động học tập tập thể của học sinh theo từng nhóm nhỏ dưới
sự chỉ đạo của giáo viên
Có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ qua
các bước như sau:
Chia nhóm (từ 5-6 em), học sinh tự đặt tên cho nhóm, cử nhóm
trưởng.
Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm việc cho các nhóm (làm bài
tập thực hành, phân tích tranh, tượng.).


14
Cả nhóm tham gia hoàn thành nhiệm vụ (thảo luận hoặc phân công
công việc cho cá nhân thực hiện).
Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm trình bày kết quả học
tập của nhóm [15, tr.18].
Học sinh phân tích, đánh giá kết quả học tập của các nhóm khác

(đúng, chưa đúng nội dung, hoặc đẹp, chưa đẹp) đồng thời nêu lí do rồi xếp
loại, giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả của từng nhóm và động
viên, khích lệ tinh thần làm việc chung của học sinh.
1.1.4.7. Phương pháp dạy - học tích hợp
Phương pháp dạy - học tích hợp được thể hiện:
Giáo viên nêu được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học, giữa
các sự vật, hiện tượng trong một tổng thể thống nhất.
Kiến thức mĩ thuật có liên quan đến kiến thức các môn học khác như
toán, văn, lịch sử, địa lí, sinh vật, nhạc, giáo dục công dân,. liên quan đến
cuộc sống xung quanh, giáo viên cần lưu ý cho học sinh những mối quan
hệ trên, cần chọn lọc kiến thức các môn học khác một cách phù hợp, linh
hoạt
1.1.5. Nguyên tắc dạy - học các bài vẽ tranh
Nguyên tắc dạy và học là hệ thống những luận điểm của lí luận
dạy và học, có vai trò chỉ dẫn việc xác định các mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
Chỉ dẫn quá trình dạy học của GV và HS nhằm đạt được chất
lượng và hiệu quả trong dạy và học. [20, tr.30].
Khi áp dụng các nguyên tắc dạy cho từng phân môn nói chung và
cho phân môn vẽ tranh nói riêng, nó tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn
của giáo viên để thông qua đó học sinh có thể nắm và vận dụng một cách
tốt nhất


15
1.1.5.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính
giáo dục trong dạy học
- Tính khoa học:
Phải đảm bảo tính chính xác; tính chính xác ở đây được thể hiện cụ
thể như sau:

Nội dung: chương trình học phù hợp và có sự nâng cao ở từng cấp học.
Sự lựa chọn phương pháp dạy học phải đúng với mục tiêu bài dạy,
phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ học sinh...
Kỹ thuật dạy học của giáo viên phải thu hút được học sinh về lời nói,
tác phong, cách đặt câu hỏi, cách dẫn dắt học sinh...
Cách soạn giáo án phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ nội dung, đảm bảo
thời gian cho tiết học...
- Tính giáo dục:
Tất cả các nội dung của bài học, giáo viên có thể giáo dục cho học
sinh. Qua tiết dạy giáo viên giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
1.1.5.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy lý thuyết và dạy
thực hành, học đi đôi với hành
Khi dạy lý thuyết xong giáo viên phải dành cho học sinh có một
khoảng thời gian thực hành để các em có cơ hội phát huy những kĩ năng, kĩ
xảo. Việc thực hành sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức đồng thời khắc
sâu hơn những điều đã được học.
1.1.5.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của
giáo viên và vai trò chủ động của học sinh:
Giáo viên là người điều khiển mọi tình huống và tất cả các hoạt động
của học sinh (yêu cầu học sinh chia nhóm, đưa ra câu hỏi để học sinh thảo
luận, yêu cầu học sinh trình bày, yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá...).
Học sinh tích cực hoạt động, phải hoạt động nhiều trên lớp, được làm
việc, được đánh giá và giải quyết tất cả các hoạt động mà giáo viên đưa ra.


16
(cùng nhau thảo luận, được trình bày trước đám đông, tự do nhận xét, đánh
giá bài vẽ của bạn...).
1.1.5.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và tính
khái quát trong dạy học

- Dạy bằng lời
- Dạy bằng hình ảnh
- Dạy bằng hành động
Khi áp dụng nguyên tắc này bắt buộc giáo viên phải sử dụng đồ dùng
trực quan.
1.1.5.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa học tập tập thể và học
tập cá nhân
Đối với học tập tập thể thì giáo viên hướng dẫn lý thuyết chung cho
cả lớp, tiếp thu kiến thức chung.
Đối với học tập cá nhân thì giáo viên dạy riêng cho từng cá nhân khi
học sinh thực hành, gợi mở nâng cao trình độ cho học sinh khá giỏi. Tùy
từng đối tượng khác nhau mà giáo viên có cách gợi ý khác nhau.
1.1.5.6. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm
lứa tuổi, đặc điểm cá biệt.
Kiến thức phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh của lớp.
Mọi lứa tuổi có cách vẽ khác nhau và phải lựa chọn nội dung cho
phù hợp với các em.
Không áp đặt, không bắt buộc đối với học sinh.
1.1.5.7. Nguyên tắc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo học tập của
học sinh
Giáo viên là người tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Học sinh là người tự tiếp nhận, nhận thức và chủ động kiến thức.
Mỗi nguyên tắc sẽ nhấn mạnh một khía cạnh, một tiết dạy, giáo viên
phải biết vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc thật khéo léo để tiết
dạy đạt hiệu quả tốt hơn.


17
1.1.6. Sự cần thiết và yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học phân
môn vẽ tranh ở THCS.

Đổi mới giáo dục nhằm hướng tới phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt
là nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó bao gồm: kiến thức, kỹ năng
và thái độ. Ba yếu tố nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu phát triển của xã hội và hòa nhập với thế giới.
Giáo dục Mỹ thuật THCS là một bộ phận không thể thiếu của giáo
dục toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp tổ chức dạy học và đánh giá trong giáo dục nói
chung và giáo dục Mỹ thuật phổ thông nói riêng, một mặt, cần có sự kế
thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình giáo dục hiện tại. Mặt
khác, cần thiết phải coi trọng việc tiếp cận và học tập kinh nghiệm của nền
giáo dục hiện đại thế giới và khu vực. Từ đó, làm cơ sở để định hướng xây
dựng chương trình giáo dục phù hợp với thực tiễn xã hội và cho cả những
giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy, với thực trạng vấn đề nêu trên, bản thân là một
giáo viên được đào tạo cơ bản, tôi bắt đầu trăn trở và mạnh dạn tìm tòi, cải
tiến phương pháp dạy học dựa trên yêu cầu chung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, tôi luôn nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau để tìm ra phương pháp và
hình thức tổ chức dạy - học sao cho đạt hiệu quả cao nhất, sao cho học sinh
có điều kiện tiếp cận với nội dung kiến thức mới một cách chủ động, phát
huy được khả năng sáng tạo, từ đó các em có hứng thú học tập bộ môn hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn dạy học phân môn vẽ tranh theo đề tài của trường
THCS Lê Lợi
1.2.1. Giới thiệu Trường THCS Lê Lợi
Trường được thành lập từ năm 1981, với tên gọi trường Chuyên Văn
- Toán Thị xã Hà Đông. Năm 1986 - 1987, trường sáp nhập với trường cấp
1, 2 Cần Thơ thành trường Chuyên Cần Thơ. Năm học 1994 - 1995, trường
được đổi tên thành Chuyên Lê Lợi và nay là THCS Lê Lợi.


18
Ngay trong những ngày đầu tiên thành lập, nhà trường đã xác định

đúng mục tiêu đào tạo của trường là dạy chữ, dạy người. Vì vậy, nhà
trường luôn luôn coi trọng việc giáo dục toàn diện cho học sinh, không
những chăm lo dạy học tốt mà còn tổ chức nhiều hoạt động: Văn hóa, văn
nghệ, TDTT. Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp dạy nghề.
Ngoài ra, trường còn tham gia hoạt động xã hội, từ thiện…
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, bằng ý chí, nghị lực, lương
tâm và trách nhiệm, trường hoàn thành nhiệm vụ trăm năm trồng người,
nhà trường đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh xuất sắc.
“Trong học tập, hàng năm số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học
sinh giỏi, văn nghệ, thể thao đều đứng ở tốp đầu của Tỉnh, Thành phố.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày được
nâng lên rõ rệt; Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm 100%; luôn đứng trong tốp
đầu của Thành phố về điểm bình quân thi vào lớp 10 THPT; tỉ lệ đỗ vào
các trường Chuyên của Bộ và Thành phố là trên 80%; có nhiều học sinh đạt
giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi Thành phố, nhiều thế hệ học trò nhà
trường đã phấn đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc và trở thành kỹ sư; bác sỹ,
nhà giáo… là lực lượng lao động chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [30].
Trong phong trào thi đua, nhiều năm liền trường được công nhận là
trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, Thành phố. Năm học 1998 - 1999, trường
được nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; năm học
2003 - 2004 trường được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Ba năm
gần đây, trường liên tục được công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc cấp
Thành phố, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, Bằng khen của
Bộ GD &ĐT và đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
“Trong quá trình phấn đấu phát triển, nhà trường có nhiều tấm gương
quản lý giỏi như: Thầy Vũ Văn Dĩ, Cô Trịnh Thị Liên Hương, Cô Dương



×