Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

sang kien kinh nghiem do dung day hoc mon gdcd lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 31 trang )

Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
a) Cơ sở lí luận.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông chúng ta là hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân tương lai,
những người lao động mới phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức dục, mỹ
dục, thể dục và lao động; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh, tươi đẹp và hạnh phúc. Để hình thành và phát triển những con người như
vậy đòi hỏi giáo dục phải đi với thời đại, quán triệt trong tất cả các chương trình,
nội dung từng môn học. Cùng với các môn khoa học khác, môn giáo dục công
dân (GDCD) góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa
có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư
tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và đối với chính
bản thân mình. Hơn nữa, môn GDCD không chỉ cung cấp cho những công dân
tương lai những tri thức khái quát hóa, mà còn giúp người học hình thành và phát
triển phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Đặc biệt phần: Triết học trong chương trình GDCD 10 đã trực tiếp hình
thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đúng đắn cho học sinh.
Trang bị cho các em có hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, thiết thực của
triết học duy vật biện chứng. Để các em hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của
tự nhiên, xã hội và tư duy. Trên cơ sở đó học sinh sẽ hình thành dần dần những
quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, có động cơ, hoài bão, lòng
tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đồng thời ở phần triết học này sẽ từng
bước hình thành cho người học phương pháp nhận thức tư duy khoa học và
phương pháp hành động đúng các quy luật khách quan. Chính vì vậy việc giảng
dạy phần: triết học trong môn GDCD 10 cần phải được coi trọng.
b) Cở sở thực tiễn.
1


Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Như chúng ta đã biết việc giảng dạy phần triết học trong nhà trường THPT
gặp không ít khó khăn, bởi vì kiến thức của phần này mang nặng tính lí luận, có
nhiều thuật ngữ cụm từ các em chưa bao giờ được nghe đến và có nhiều khái
niệm trong cuộc sống hằng ngày các em lại hiểu sai nghĩa của nó. Trong quá
trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc sử dụng các đồ dùng dạy
học. Nên người học thường cho rằng đây là môn học “khô, khó nên khổ”.
Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Sở
giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ, các cụm chuyên môn được quan tâm,
sinh hoạt tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó tại đơn vị công tác Nhà trường luôn
chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các
tổ, nhóm và từng cá nhân. Nhà trường kêu gọi, khuyến khích giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại vào giờ dạy của mình để
nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn. Vì vậy mỗi giáo viên dạy GDCD ở
trường tôi đều xác định rằng: “Muốn cho giờ dạy triết học không bị khô cứng và
tẻ nhạt, học sinh nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài học thì phải sử dụng
đồ dùng dạy học” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“Đi từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là
con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách
quan”. (Lênin).
Từ cơ sở trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy hiệu quả đồ
dùng dạy học vào giảng dạy phần Triết học – Giáo dục công dân 10” có ý
nghĩa cấp thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các đồ dùng dạy học sử dụng trong giảng
dạy phần Triết học GDCD 10.

Phạm vi: gồm 7 bài: Từ bài 1 đến bài 9 (trừ bài 2 và bài 8) của môn GDCD
10
Địa bàn: Trường PT cấp 2-3 Tân Tiến, Bù Đốp, Bình Phước.
Thời gian: Từ năm 2010 – 2013.
2
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nội dung từng bài
học, tác giả đã nghiên cứu lựa chọn những đồ dùng phù hợp có tính khả thi.
Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung bài học
và tổng hợp chúng theo phân loại các đồ dùng.
Phương pháp tham vấn: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ, giáo
viên và bạn bè đồng nghiệp, dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của học sinh.
Phương pháp thực địa: Sử dụng những đồ dùng đã lựa chọn vào trong giảng
dạy thực tế tại trường học nơi tác giả công tác.
Ngoài ra sáng kiến kinh nghiệm này còn sử dụng các phương pháp khác
như: so sánh, logic, lịch sử....

3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1. Quan niệm về đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học hay còn gọi là đồ dùng trực quan là những phương tiện,
thiết bị vật chất được sử dụng trong quá trình dạy học tác động trực tiếp đến cơ
quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả và chất lượng giảng dạy cao.
Đồ dùng dạy học được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học ở trường
THPT. Bất kì giáo viên bộ môn nào cũng sử dụng nó vào giảng dạy giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức tốt. Nhưng tùy theo nội dung kiến thức, đặc điểm của
từng môn, đặc điểm từng đối tượng, kinh nghiệm giảng dạy và điều kiện cụ thể
mà mỗi giáo viên có cách sử dụng riêng.
2. Phân loại đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học có nhiều cách phân loại, nhưng chúng có những nhóm
chính như sau:
- Tư liệu tranh ảnh, bản đồ...
- Biểu đồ, bảng số liệu, bảng thống kê, bảng phụ...
- Mẫu vật...
- Phim tư liệu, bản nhạc, máu chiếu, máy tính, màn ảnh...
- Tình huống, trò chơi...
3. Chức năng của đồ dùng dạy học:
Các kiểu và loại đồ dùng dạy học tuy có khác nhau nhưng chức năng của
chúng là tích hợp và cơ động. Mỗi đồ dùng dạy học đều có thể thực hiện các
chức năng sau:
- Thông báo hay trình bày thông tin.
- Giới thiệu vào bài
- Minh họa, giải thích, mô tả trực quan.
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động.
- Kết thúc bài học và giáo dục học sinh
4
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám



Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

4. Tác dụng của đồ dùng dạy học:
Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh
hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính chất lý thuyết, áp đặt
đối với học sinh.
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở
học sinh.
Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các đồ dùng dạy
học là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một
cách tích cực, tự giác. Trong dạy học đổi mới, học sinh hoạt động dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, nếu không có đồ dùng, thiết bị dạy học thì việc tổ chức các
hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập không
đạt yêu cầu mong muốn.
5. Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới:
Phần triết học GDCD 10 trực tiếp trang bị cho học sinh một cách tương đối
có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông thiết thực về thế giới quan và
phương pháp luận khoa học. Lượng kiến thức không nhỏ, nhưng lại mang tính
khái quát cao gắn chặt với cuộc sống hằng ngày, tác động thường xuyên đến suy
nghĩ và hành động của học sinh. Vì thế sử dụng đồ dùng dạy học ở bộ môn này
khác với với các môn học khác cả về hình thức và tính chất.
Trong giảng dạy bộ môn, giáo viên bộ môn có thể sử dụng đồ dùng đặc
trưng của môn học mình, có thể sử dụng đồ dùng của môn học khác và cũng có
thể sử dụng những tri thức học sinh tiếp thu được trong cuộc sống là đồ dùng dạy
học cho mình. Thông qua giảng dạy giáo viên giúp học sinh biến kiến thức thành
niềm tin có cơ sở khoa học, thành lẽ sống và hoạt động thực tế trong cuộc sống
hiện tại là tương lai. Một điểm không kém phần quan trọng là khi sử dụng đồ
dùng dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tổng hợp, khái quát những
tư liệu thực tế thành lí luận tức là hình thành và phát triển tư duy, nhận thức khoa

học cho học sinh.

5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Như vậy, sử dụng tốt đồ dùng dạy học vào giảng dạy môn GDCD là hình
thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp cho các em
phát triển tư duy logic, tư duy khoa học, phương pháp nhận thức khoa học và cải
tạo thực tiễn phục vụ lợi ích của chính các em và của đồng loại. Nhưng cần lưu ý
rằng, trong giáo dục cần hình thành ở học sinh phương pháp nhận thức, tư duy
biện chứng, có sự kết hợp giữa nhận thức cảm tính và lí tính, không nên để học
sinh hiểu lầm rằng mọi nhận thức chỉ bắt nguồn từ cảm tính. Ngày nay, trình độ
khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh nếu giáo viên không nâng cao
hiệu quả đồ dùng dạy học vào trong giảng dạy thì sẽ hạn chế tư duy độc lập, sáng
tạo của học sinh.

6
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Chương 2. KINH NGHIỆM PHÁT HUY HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY
HỌC TRONG GIẢNG DẠY PHẦN TRIẾT MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10.
1. Các bước thực hiện sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy.
Dạy triết học cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng đồ dùng

trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Đồ dùng trực quan hiện nay rất đa
dạng và phong phú, đặc biệt khi khoa học công nghệ đang phát triển mạnh, mạng
Intenet đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc sống. Vì vậy trong một
tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức trực quan khác nhau vào những
mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm phong phú, hấp dẫn, đạt hiệu
quả. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy muốn sử dụng tốt đồ dùng trực quan đạt hiệu
quả thì người giáo viên phải làm tốt công tốt chuẩn bị đồ dùng. Do những đồ
dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn nên việc
chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu
tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt tình.
1.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng
loại đồ dùng gì? Bảng, phấn, giấy, bút, thước; tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,
sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụ…hay các loại phương tiện kỹ thuật nghe nhìn
như máy băng đĩa ghi âm, máy chiếu các bản in, máy băng đĩa hình, các phương
tiện đa chức năng như máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học trên máy vi
tính… Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại đồ dùng nào thì
người giáo viên sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị.
Tùy từng bài dạy giáo viên cần biết trong phòng đồ dùng của nhà trường đã
có những đồ dùng nào, nếu thiếu thì tiến hành làm và sưu tầm, cố gắng vận động
học sinh cùng tham gia: vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh, tìm số liệu, khi cần có thể
tự quay hoặc nhờ đồng nghiệp quay những đoạn phim tư liệu ngắn hoặc các tình
huống.

7
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..


Ví dụ : Khi dạy bài 1: Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện
chứng (sgk tg 4), tôi và học sinh cần chuẩn bị những đồ dùng dạy học như sau:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Máy vi tính, máy chiếu Projector, màn ảnh, phiếu học tập.
+ 3 bảng phụ dùng cho giáo viên.
+ Băng hình, tranh ảnh về thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm,
phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình trong đời sống
hằng ngày.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Bảng nhóm, bút dạ.
+ Sưu tầm tranh ảnh về những lao động của công nhân như: xây nhà, may
mặc..., của nông dân như: làm vườn, chăm sóc vật nuôi.... Các bức tranh, video
về hiện tượng mê tín dị đoan trong cuộc sống.
+ Tranh nhà bác học Hêracrit, tranh thầy bói xem voi và nộp lại cho giáo viên
bằng tranh hoặc bằng USB.
Khi đã có những đồ dùng cần sử dụng, tôi tiến hành nghiên cứu thật kỹ
từng ký hiệu trên bản đồ, hình vẽ, tìm hiểu chi tiết nội dung, ý nghĩa của từng
bức tranh, hình vẽ, số liệu để khi lên lớp giảng dạy được tốt. Trong quá trình sưu
tầm tư liệu tôi cố gắng tích lũy và sắp xếp chúng theo từng chủ đề. Trong từng
chủ đề có các thể loại như: Phim tư liệu, tình huống, tranh ảnh, mẫu chuyện…
những tư liệu này không chỉ dạy học 1 khối lớp mà có thể sử dụng cho khối lớp
khác tùy theo chủ đề để lựa chọn. Việc sắp xếp này cũng giúp cho giáo viên dễ
dàng trong việc lấy dùng khi cần thiết.
Để làm được những điều này thì giáo viên phải có những am hiểu tình
hình chính trị xã hội của địa phương, đất nước, phải cập nhật thông tin trên đài
truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trên mạng Internet để kịp thời bổ sung
những tranh ảnh, bài viết, số liệu mới để đảm bảo tính chính xác, cập nhập của
bài giảng.

8

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Hình 1: Thế giới quan
Duy vật

Duy tâm

Hình 2: Phương pháp luận Biện chứng
Hêracrit: Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông

9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Hình 3: Phương pháp luận siêu hình

- 3 bảng phụ dùng cho giáo viên:
+ Sơ đồ 1: Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học.
Vấn đề cở bản của
triết học: Quan hệ
giữa vật chất và ý
thức

Mặt 1: Giữa vật
chất và ý thức cái

nào có trước, cái
nào quyết định?
Ý thức có
trước, ý thức
quyết định
vật chất
Chủ nghĩa
duy tâm

Mặt 2: Con người
có nhận thức
được thế giới
không?

Vật chất có
trước,
vật
chất quyết
định ý thức

Con người
nhận
thức
được thế giới

Chủ nghĩa duy vật

10
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Con người
không nhận
thức
được
thế giới


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

+ Bảng 1: So sánh đối tượng nghiên cứu của triết học và các môn khoa học
khác.
Các ngành
Triết học
KH
Đối tượng
Chung nhất
Ví dụ
Vận động, phát
triển của giới tự
nhiên

Hóa học

Lịch sử

Cụ thể, riêng lẻ
Cấu tạo, tính
chất, biến đổi
của các chất


Cụ thể, riêng lẻ
Sự kiện lịch sử.
Lịch sử một
quốc gia dân tộc

+ Bảng 2: Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
Phương pháp luận biện chứng
Phương pháp luận siêu hình
- Xem xét sự vật hiện tượng trong - Xem xét sự vật hiện tượng trong
sự tác động qua lại ràng buộc lẫn trạng thái cô lập, tách rời.
nhau
- Xem xét sự vật hiện tượng trong - Xem xét sự vật hiện tượng trong
sự vận động phát triển không sự tĩnh tại, không vận động, không
ngừng

phát triển

- Xem xét sự vật hiện tượng trong - Xem xét sự vật hiện tượng một
chỉnh thể thống nhất

cách phiến diện, một chiều.

1.2. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả:
Muốn sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, trước hết người giáo viên
cần xác định loại phương tiện cần sử dụng, tác dụng của nó đối với bài giảng.
a) Tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ:
Những đồ dùng trực qua này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký
ức mỗi học sinh. Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp cho
học sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ
thực tế. Nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được.

Ví dụ 1: Khi dạy đơn vị kiến thức: Các hình thức vận động của thế giới
vật chất (bài 3) (sgk tg 20,21). Tôi vấn đáp với học sinh (HS):
- Theo quan niệm của triết học Mác – Lênin có những hình thức vận động
cơ bản nào? (HS kể tên 5 hình thức vận động)
11
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

- Em hãy cho ví dụ minh họa cho từng hình thức vận động (mỗi HS cho 1
ví dụ cho 1 hình thức vận động).
Sau khi HS trả lời, tôi đưa ra sơ đồ và một số hình ảnh minh họa cho các
hình thức vận động như sau:

Vận động xã hội

Vận động hóa học

Vận động sinh học

Vận động cơ học

Vận động vật lí

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các hình thức vận động.

12
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám



Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Dựa vào sơ đồ tôi giải thích: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin có
5 hình thức vận động từ thấp đến cao: Cơ, lí, hóa, sinh, xã hội.
Vận động cơ học có nghĩa là sự chuyển vị trí của các vật thể trong không
gian. Ví dụ: Xe đạp chuyển bánh trong sân trường
Vận động vật lí là sự chuyển động của các hạt, quá trình nhiệt điện... Ví dụ:
nước được đun nóng, tăng nhiệt dẫn đến sôi.
Vận động hóa học là sự hóa hợp phân giải các chất. Ví dụ: Sắt bị ô xi hóa.
Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví
dụ: sự hô hấp và quang hợp của cây xanh.
Vận động xã hội là sự thay thế, biến đổi của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ:
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám – 1945 đã đưa nước ta từ nước thuộc địa
nửa phong kiến thành nước dân chủ.
Tiếp đến tôi hỏi các em: Giữa các hình thức vận động có mối quan hệ gì với
nhau? (HS trả lời). Tôi kết luận chỉ vào sơ đồ: Hình thức vận động ở trình độ
cao bao hàm trong đó hình thức vận động ở trình độ thấp, mỗi sự vật có thể
tham gia nhiều hình thức vận động nhưng bao giờ cũng có một hình thức vận
động đặc trưng, các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có
thể chuyển hóa cho nhau.
Như vậy, khi xem những bức tranh này học sinh dễ dàng nắm bắt được
những hình thức vận động bằng những sự vật hiện tượng quen thuộc trong đời
sống hằng ngày.
Ví dụ 2: Khi dạy: Mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và
sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng (bài 5) (sgk tg 31, 32) tôi đưa ra 2 hai
sơ đồ là 2 ví dụ minh họa cho nội dung kiến thức.
Khi đưa ra sơ đồ 3, tôi yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Trong sơ đồ yếu tố nào chỉ về chất, yếu tố nào chỉ về lượng?
- Độ là khoảng thời gian từ đâu đến đâu? Thời điểm nào gọi là điểm nút?

HS trả lời:

13
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

- Chất là HS cấp 2 hay là HS cấp 3, lượng là sự tích lũy kiến thức qua các
năm học như: lớp 6, lớp 7....
- Độ là khoảng thời gian từ lớp 6 đến lớp hết lớp 9, lúc này kiến thức
tích lũy nhiều nhưng vẫn gọi là HS cấp 2 mà chưa gọi là HS cấp 3. Điểm nút là
thời điểm vượt qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10, lúc đó từ HS cấp 2 trở thành HS
cấp 3.

Sơ đồ 3:

Sơ đồ 4:

14
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Khi đưa ra sơ đồ 4, tôi hỏi HS:
Em có nhận xét gì về chất và lượng được thể hiện trong sơ đồ?
HS trả lời: Khi nước ở thể rắn (chất) thì áp suất của nước thấp khoảng
4,5mmHg (lượng), khi nước chuyển sang trạng thái lỏng thì áp suất cũng thay
đổi (30mmHg), khi nước chuyển sang thể hơi thì áp suất của nước càng cao

760mmHg. Chứng tỏ chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng để
đảm bảo sự thống nhất gữa chất và lượng.
b). Bảng thống kê, số liệu:
Bảng thống kê, số liệu ấy sẽ là những minh chứng có sức thuyết phục
nhất, sinh động nhất về thực tiễn cuộc sống. Giúp học sinh có cái nhìn thực tế,
thiết thực so với lý thuyết chung chung, Từ đó các em nắm bài vững, hiểu bài
sâu.
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát
triển của xã hội, (sgk tg 57) để minh chứng mục tiêu phát triển của xã hội ta
hiện nay là vì con người, tôi đưa ra bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình thực hiện các chính sách xã hội
ở huyện Bù Đốp, Bình Phước.
Các chương trình, dự án
- Mái ấm cho người nghèo – chương trình 167 (cái)
- Cấp đất cho đồng bào thiểu số - chương trình 134

2010
18
210

2012
25
520

(ha)
- Khám chữa bệnh miễn phí cho dân (lượt)
4
6
- Cung cấp nước sạch (hộ)
43

57
- Số phòng học được xây mới (phòng)
12
24
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bù Đốp.
Tôi hỏi: Qua bảng số liệu trên em có nhận xét gì về các chính sách của
Đảng và nước ta trong xây dựng và phát triển đất nước?
Các em dễ dàng trả lời được: Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới con
người, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều
kiện phát triển toàn diện. Ngay trên địa bàn các em đang sống, chính quyền địa

15
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

phương tạo mọi điều kiện để người dân thoát khỏi đói, nghèo, được bảo đảm các
quyền lợi ích chính đáng của mình, sống trong hòa bình, tự do, hạnh phúc.
c). Phim tư liệu, Video clip tình huống:
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm
những thước phim tư liệu, phóng sự điều tra, Video clip tình huống không còn
qúa khó khăn đối với người giáo viên, những tư liệu này có rất nhiều trên
Internet. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn cho phù hợp với
từng bài học, vừa mang tính giáo dục cao. Trong quá trình giảng dạy của mình,
tôi đã cố gắng sưu tầm, sắp xếp các loại tư liệu này thành những chuyên mục,
các đoạn phim có thể sử dụng dạy nhiều lớp khác nhau với cùng một chủ đề.
Ví dụ 1: Để minh chứng cho luận điểm: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (bài 4) (sgk tg
27,28), tôi đưa ra phim tư liệu về cách mạng tháng Tám – 1945 của nước ta.

Sau khi HS xem phim tôi hỏi:
+ Em hãy chỉ ra mâu thuẫn của nước ta trước cách mạng tháng Tám-1945?
+ Nhờ vào đâu mà nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến thành
nước dân chủ? Em hãy rút ra bài học cho bản thân?
HS trả lời:
+ Xã hội ta trước cách mạng tháng Tám tồn tại nhiều mâu thuẫn, những
nổi lên hai mâu thuẩn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc (dân tộc ta với thực dân) và
mâu thuẫn giai cấp (nông dân với địa chủ, quan lại).
+ Chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: dân tộc ta với thực dân, nông
dân với địa chủ, quan lại đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến
thành nước dân chủ.
+ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường đấu tranh, không phải
bằng con đường điều hòa mâu thuẫn. Trong cuộc sống tránh hiện tượng dĩ hòa
vi quý. Trong học tập phải không ngừng đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực để
đưa cái tiến bộ đi lên, học tập ngày càng tốt hơn.

16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Ví dụ 2: Khi dạy bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện
tượng, (sgk tg 36), tôi đưa ra đoạn phim tư liệu về “công cuộc xây dựng đất
nước ta hiện nay”. Đảng và Nhà nước luôn kế thừa và phát huy những thành tựu
đạt được của cha ông đi trước trên mọi mặt. Đặc biệt, luôn giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Nhằm giáo dục các em thái độ kế thừa có chọn lọc đối với cái cũ, tránh
quan điểm phủ định sạch trơn quá khứ.
d). Những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua báo chí …

Những câu chuyện ấy sẽ là phương tiện minh họa chân thực nhất, sống động
nhất góp phần làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, tác động trực tiếp đến tâm tư,
tình cảm của học sinh. Thông qua những câu chuyện thực tế giáo viên bồi dưỡng
cho học sinh những quan điểm đúng đắn, các em biết yêu, ghét rõ ràng; biết bênh
vực những việc làm, hành động đúng; biết đấu tranh với những hành động, việc
làm sai trái, vi phạm nội qui trường lớp, vi phạm pháp luật.
Ví dụ 1: Khi chứng minh thực tiễn là động lực của nhận thức, thực tiễn là
tiêu chuẩn của chân lí (bài 7) (sgk tg 41, 42), tôi kể cho các em nghe câu
chuyện về Bác sĩ Đặng Văn Ngữ tìm ra thuốc strep-tô-mi-xin điều trị vết thương
mãn tính đã bưng mủ (sgk GDCD 10, tg 41, 42), khi các em nghe xong câu
chuyện tôi hỏi:
- Thực tiễn đặt ra yêu cầu gì đòi hỏi nhận thức phải giải quyết?
- Khi bác sĩ Đặng Văn Ngữ giải quyết được yêu cầu do thực tiễn đặt ra,
điều đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức?
HS trả lời:
- Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều chiến sĩ
chúng ta phải chết vì vết thương mãn tính đã bưng mủ. Thực tiễn đó đặt ra yêu
cầu cho nền y học nước nhà là phải tìm ra loại kháng sinh chữa được vết thương
mãn tính đã bưng mủ.
- Sau nhiều lần nghiên cứu từ một loại nấm, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã tìm ra
kháng sinh strep-tô-mi-xin mới điều trị được vết thương mãn tính đã bưng mủ.
17
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Điều này giúp nền y học nước nhà tiến lên một tầm cao mới, nhận thức của con
người ngày càng sâu hơn , cao hơn.
Ví dụ 2: Khi chứng minh cho luận điểm: Thông qua hoạt động thực tiễn,

các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, giúp khả năng nhận thức
ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về sự vật hiện tượng (sgk tg 41). Tôi yêu
cầu các em kể chuyện về: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký”. Buổi đầu tập thầy
viết bằng chân đầy khó khăn và gian khổ, thầy nghĩ mình sẽ không đến trường
nữa nhưng qua nhiều thời gian tập luyện thầy đã vượt qua số phận của mình để
trở thành “Nhà giáo ưu tú”.
Và tôi hỏi HS: Qua câu chuyện các em học được ở thầy giáo Nguyễn Ngọc
Kí đức tính gì? Các em trình bày theo suy nghĩ độc lập của mình, thể hiện thái độ
của các em đối với nhà giáo đặc biệt của dân tộc.

H.4. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ

18
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám

H.5. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

e). Mẫu vật, sự vật hiện tượng thật.
Những mẫu vật, sự vật hiện tượng thật trong đời sống hằng ngày là những
sự vật hiện tượng có thật hoặc được làm tượng trưng, mô hình thu nhỏ. Giáo viên
đưa vào trong bài giảng giúp học sinh nhận thức chúng bằng các giác quan trực
tiếp của mình, làm cho bài học trở nên đa dạng và sinh động. Có nhiều đồ dùng
ta có thể dùng chúng bằng vật thật như: quả cam, quả chanh, đường, muối...
nhưng có nhiều sự vật ta không thể mang sự vật thật đến lớp thì ta có thể mang
sự vật tượng, hay là tồn tại ở dạng đồ chơi, đồ lưu niệm: chùa Thiên Mụ, Ti vi,
xe ô tô.... Tuy nhiên những đồ vật ấy phải đảm bảo về tính thẩm mĩ.
Ví dụ 1: Khi tìm hiểu khái niệm chất (bài 5) (sgk tg 30):

- Tôi yêu cầu HS đưa ra một số đồ vật thật các em đã được chuẩn bị ở nhà.
+ Tổ 1: Chuẩn bị đường 1 gói/1kg.
+ Tổ 2: Chuẩn bị muối 1 gói/ 500g.
+ Tổ 3: Chuẩn bị chanh 5 quả.
+ Tổ 4: Chuẩn bị ớt chín 100g.
- Tôi kiểm tra sự chuẩn bị của các em (đảm bảo số lượng, chất lượng, thẩm
mĩ), đánh giá sự chuẩn bị (tốt, chưa tốt).
- Tôi yêu cầu HS thảo luận nhóm theo những nội dung sau:
+ Tổ 1: Hãy chỉ ra những thuộc tính cơ bản của đường?
+ Tổ 2: Hãy chỉ ra những thuộc tính cơ bản của muối?
+ Tổ 1: Hãy chỉ ra những thuộc tính cơ bản của chanh?
+ Tổ 1: Hãy chỉ ra những thuộc tính cơ bản của ớt?
- HS tiến hành thảo luận (3 phút). Các em có thể nấm được vị, nhìn thấy
màu sắc, ngửi được mùi thơm... của các vật để tìm ra thuộc tính đặc trưng của
chúng rồi viết vào bảng nhóm của mình.
- HS trình bày kết quả thảo luận lên bảng.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tôi đưa ra đáp án ( bằng bảng phụ - hình 6), HS tự so sánh với kết quả của
mình và tự đánh giá điểm lẫn nhau giữa các tổ.
19
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

- Tôi diễn giải: Mỗi sự hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản, vốn có,
đặc trưng và được gọi đó là chất theo nghĩa triết học. Vậy chất là gì?
- HS trả lời: Nêu khái niệm chất.

Hình 6. Chất của một số sự vật

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu hai giai đoạn của quá trình nhận thức (bài 7) (sgk tg
39), tôi cũng đưa ra các đồ vật thật như: đường, muối, quả quýt, chanh dây yêu
cầu học sinh nhận biết chúng.
- Tôi cho đường, muối, quýt, chanh dây vào trong các hộp giấy đã được bao
kín để các em không nhìn thấy.
- Tôi gọi 2 HS lên bảng, nhắm mắt lại, tôi yêu cầu các em sử dụng các giác
quan của mình để nhận biết các đồ vật trong hộp là gì?
+ Tôi để gần tai HS, yêu cầu HS nghe thấy âm thanh gì?
+ Để gần mũi HS yêu cầu HS ngửi thấy mùi gì?
+ Yêu cầu các em sờ chúng, xem các em đã đoán được chúng là vật gì?
+ Yêu cầu HS nếm thử vị của nó là gì?
20
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

+ Yêu cầu HS mở mắt, nhìn xem đó là vật gì.
- Tôi kết luận: Như vậy, quá trình nhận thức mà được tiếp xúc trực tiếp với
sự vật hiện tượng bằng các giác quan cho ta hiểu biết bên ngoài của chúng (như
2 bạn vừa làm) được gọi là nhận thức cảm tính.
- Tôi kết nối: Để tìm ra bản chất bên trong của sự vật chúng ta phải tiến
hành giai đoạn nhận thức cao hơn đó là nhận thức lí tính.
Bây giờ các em hãy dựa vào kết quả của nhận thức cảm tính kết hợp với các
thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp... tìm ra bản chất của
đường, muối, quýt, chanh dây có lợi hay có hại cho sức khỏe, nên dùng chúng
trong trường hợp nào?
Bằng hiểu biết của mình, HS trình bày bản chất của đường, muối, quýt,
chanh dây. Sau đó tôi yêu cầu HS đưa ra khái niệm nhận thức lí tính.
Như vậy, mỗi loại đồ dùng dạy học đều có thế mạnh riêng của nó. Nếu khi

sử dụng giáo viên dựa vào ý thích chủ quan của mình, sử dụng tùy tiện các loại
đồ dùng dạy học thì đó là một sai lầm lớn. Khi chuẩn bị bài lên lớp, giáo viên
cần hiểu được: giảng bài này cần sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan gì? Và
sử dụng khi nào? Vào mục đích gì? Để phù hợp với nội dung bài giảng, vừa sát
hợp với thực tiễn cuộc sống vừa có tính giáo dục cao.
2. Một số lưu ý nhằm phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học trong giảng
dạy triết học môn GDCD 10
a). Phải xác định nội dung cơ bản của bài theo chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ từ đó lựa chọn phương tiện, đồ dùng phù hợp.
Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa chọn đồ dùng trực
quan nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với yêu cầu bài giảng, đảm bảo tính
khoa học của bộ môn. Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp
thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất,
tinh thần cho xã hội, chúng ta không nên sử dụng tranh ảnh vì quá nhiều mà nên
tổ chức trò chơi thu hút các em tham gia. Chia lớp thành các đội, mỗi đội có 5
21
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

phút để kể ra các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đội nào kể
được nhiều đội đó giành chiến thắng và sẽ được cộng vào điểm tốt.
b). Chọn đồ dùng dạy học phù hợp để sử dụng cho từng hoạt động khác
nhau :
Cùng với việc lựa chọn, tìm hiểu các phương tiện, đồ dùng trực quan
người giáo viên cần tìm ra cách thức sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp và
đem lại hiệu quả cao.Vì sử dụng tuỳ tiện, không đúng mục đích sẽ không đem lại
kết quả mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu quả dạy và học. Tùy

từng đặc điểm của hoạt động mà giáo viên có lựa chon đồ dùng, phương tiện cho
phù hợp.
- Hoạt động giới thiệu bài :
Đối với hoạt động này, nếu chỉ đàm thoại hay thuyết trình thì hiệu quả sẽ
không cao, không lôi cuốn được học sinh. Thông thường đối với hoạt động này
chỉ cần một hoạt cảnh đóng vai tình huống nhỏ, một đoạn Video Clip phóng sự,
sẽ giúp cho giáo viên có lối vào bài hiệu quả, lớp học sinh động.
Ví dụ: Để vào bài khi dạy bài 1, giáo viên trình chiếu video clip về một học
sinh mong muốn thi đậu vào lớp 10 nên mang lễ vật đến cúng thần cây đa, cầu
khấn thần phù hộ. Sau khi trình chiếu xong giáo viên hỏi: nếu là em trong trường
hợp ấy em sẽ làm gì? Đa phần học sinh sẽ trả lời: Tích cực học tập. Giáo viên
dẫn dắt: Trong cuộc sống nhiều khi cùng đứng trước một vấn đề nhưng mỗi
người lại có cách ứng xử, giải quyết khác nhau, bởi vì mỗi người có quan niệm
và cách tiếp cận riêng về thế giới. Để đạt kết quả tốt nhất mỗi người cần được
trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đúng đắn. Vậy thế giới
quan và phương pháp luận nào là khoa học và đúng đắn nhất, chúng ta cùng tìm
câu trả lời trong bài 1 GDCD 10.
- Tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản:
Với hoạt động này, tôi thường sử dụng các phương tiện trực quan như:
Máy chiếu, băng hình, tranh ảnh kết hợp với phương nêu vấn đề bằng cách đặt

22
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

câu hỏi để kích thích hoạt động tư duy của học sinh, hướng các em vào những
vấn đề, kiến thức cơ bản trong bài cần phải tìm hiểu
Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như băng hình, số liệu, bản

đồ, bảng thống kê…yêu cầu học sinh theo dõi, quan sát, thảo luận nhằm phát
hiện và rút ra những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm. Lúc này giáo viên chỉ
là người gợi ý, hướng dẫn chứ nhất thiết không phải trình bày khi học sinh có thể
tự làm được.
- Hoạt động củng cố, giáo dục cuối bài:
Đối với hoạt động này giáo viên cần phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
- Tóm tắt nội dung chính của bài theo 1 logic chặt chẽ khoa học.
- Lấy thông tin phản hồi từ phía học sinh bằng câu hỏi tình huống liên quan
đến nội dung của bài.
- Kết nối với bài giảng mới.
Chính vì vậy mà đồ dùng được sử dụng chủ yếu trong hoạt động này là sơ
đồ nội dung bài học hoặc bài tập tình huống, ít khi chúng ta sử dụng tranh ảnh,
bảng số liệu vào hoạt động này. Cũng có lúc giáo viên đưa ra những câu chuyện
kể phù hợp với nội dung của bài để giáo dục ý thức của học sinh. Như qua câu
chuyện các em rút ra bài học gì cho bản thân? Hoặc giáo viên cho học sinh chơi
trò chơi tim ô chữ. Bằng những từ chìa khóa hay là các ô chữ mà các em tìm
được sẽ giúp các em khắc sâu hơn kiến thức của bài.
c). Giáo viên luôn theo dõi tình hình thực tế, thời sự, báo, đài, có phong cách
sống chuẩn mực:
Đây là kinh nghiệm rất bổ ích giúp người giáo viên có vốn kiến thức, hiểu
biết sâu rộng mà để khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan, làm cho việc sử dụng
các phương tiện, đồ dùng này hay hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao. Tìm đọc
tài liệu tham khảo và tìm hiểu tình hình thực tế để giáo viên có thêm cơ sở lựa
chọn các hình ảnh, phương tiện minh hoạ cho bài giảng điển hình nhất, mới nhất,
sát hợp với thực tiễn và có tính giáo dục cao.

23
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám



Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

Ngoài ra giáo viên cần tìm hiểu những tấm gương về danh nhân đất nước,
địa phương những tấm gương tiêu biểu được giới thiệu trên truyền hình “Người
đương thời”; cần đọc và có hiểu biết về kiến thức chính trị xã hội.
Bản thân giáo viên phải là người sống có đạo đức, có lí tưởng, yêu trẻ, yêu
nghề, mẫu mực trong cuộc sống, chấp hành tốt pháp luật, gia đình văn hóa, gắn
bó với cộng đồng, nhà trường và nơi ở.
d). Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng dạy học :
Nhằm khai thác hết nội dung của đồ dùng dạy học, tránh tình trạng xử
dụng tùy hứng, thiếu chuẩn bị sẽ làm hạn chế hiệu quả của đồ dùng dạy học. Nếu
chỉ đưa những tranh ảnh, bản đồ, số liệu để học sinh xem chứ không yêu cầu các
em quan sát tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận thì khó phát
huy được vai trò của nó. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều tình
huống nảy sinh, lúc đó đòi hỏi người giáo viên phải giải quyết tình huống thật
khéo léo thì tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt.
e). Yêu cầu về đồ dùng dạy học được lựa chọn.
- Đồ dùng phải đảm bảo tính khoa học, tức là phù hợp nội dung kiến thức
cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội, phù hợp với hoạt động dạy học. Tránh hiện
tượng sử dụng một cách tràn lan, tùy tiện.
- Đồ dùng phải đảm bảo tính thực tiễn, tức là những đồ dùng dạy học đưa
ra như tranh ảnh.... phải gần gũi với học sinh, phù hợp với nhận thức của các
em, tác động thường xuyên tới các em trong đời sống hằng ngày. Đồng thời nó
mang tính chất thời sự, sát với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
- Đồ dùng dạy học phải có tác dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ,
tìm tòi, nó không phải là một phương tiện minh họa nội dung bài học. Khi sử
dụng thiết bị, phương tiện dạy học giáo viên cần cung cấp cho học sinh những
chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm
việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày, giới
thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc,

rút ra kết luận bài học cần thiết.
24
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


Phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học vào giảng dạy phần triết học môn giáo dục công dân 10..

- Đồ dùng được đưa vào trong dạy học phải đảm bảo về tính thẩm mĩ. Có
nghĩa là đồ dùng ấy phải đẹp, trình bày rõ ràng. Tranh ảnh không quá nhàu nát,
mẫu vật đưa ra không quá cũ hay bị hư hỏng. Đồ dùng ấy phải chứa đựng tính
hài hước như video tình huống đưa ra phải gây cho các em tiếng cười để tiết học
nhẹ nhàng hơn tránh căng thẳng, các em có tinh thần thoải mái để lĩnh hội tri
thức.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi sử dụng đồ dùng dạy học vào
trong giảng dạy. Để đạt hiệu quả cao trong những giờ lên lớp thì ngoài đồ dùng
dạy học cầ phải dựa vào năng lực và nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên khi
đứng trên bục giảng.

25
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tám


×