Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại bệnh viện đa khoa phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

Nguyễn Thị Kiều Thanh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

Nguyễn Thị Kiều Thanh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60440301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học cao học tại khoa Môi Trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã nhận đƣợc sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô trong Khoa. Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành tốt khóa học này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn bên em để
động viên và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Kiều Thanh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BYT

Bộ Y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

MT


Môi trƣờng

NVYT

Nhân viên y tế

QL&XLCT

Quản lý và xử lý chất thải

QLMT

Quản lý Môi trƣờng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TC

Tiêu chuẩn

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

XL

Xử lý


XLCT

Xử lý chất thải

XLNT

Xử lý nƣớc thải

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về chất thải y tế .............................................................................. 2
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải y tế ....................................................... 2
1.1.2. Nguồn gốc thành phần của chất thải y tế ................................................. 7
1.1.3. Tác động của chất thải y tế đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng........ 9
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam ................................. 11
1.2.1. Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp luật trong quản lý chất thải y tế
tại Việt Nam ..................................................................................................... 11
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam ......................... 12
1.3. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc .............................. 14
1.3.1. Thông tin chung ..................................................................................... 14
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bệnh viện và trách nhiệm quản lý chất thải y tế
của BV .............................................................................................................. 15

CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 20
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 20
2.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................... 21
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế .................................................. 21
2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp, đánh giá ............................................................ 23

ii


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 25
3.1. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trƣờng tại BV Đa khoa Phúc Yên ............. 25
3.1.1. Hiện trạng môi trƣờng không khí tại bệnh viện đa khoa Phúc Yên ....... 25
3.1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên........ 26
3.1.3. Hiện trạng quản lý nƣớc thải tại bệnh viện ............................................ 39
3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn và nƣớc thải tại BVĐK Phúc Yên .... 45
3.2.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế, nhân viên vệ sinh
môi trƣờng, bệnh nhân về quản lý chất thải y tế tại BVĐK Phúc Yên ............ 45
3.2.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải y tế tại BVĐK Phúc Yên .............. 50
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trƣờng tại bệnh viện ... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 58

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh (năm 2017) .................... 25

Bảng 3.2. Lƣợng chất thải y tế năm 2015 - 2016 ..................................................... 27
Bảng 3.3. Lƣợng chất thải sinh hoạt phát sinh trung bình tại một số các
khoa phòng của bệnh viện 2015 - 2016 .................................................................... 28
Bảng 3.4. Vị trí đặt túi/thùng đựng chất thải trong bệnh viện .................................. 31
Bảng 3.5. Đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn y tế tại BV ......................... 32
Bảng 3.6. Thang điểm về thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế .............. 35
Bảng 3.7. Thang điểm đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn y tế .......................... 38
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc nƣớc thải đầu ra của bệnh viện năm 2016 .................. 43
Bảng 3.9. Thực trạng thu gom, xử lý nƣớc thải y tế tại bệnh viện ........................... 45
Bảng 3.10. Kết quả cán bộ, nhân viên y tế, vệ sinh đƣợc tham gia tập huấn
quy chế về CTYT tại bệnh viện ................................................................................ 46
Bảng 3.11. Hiểu biết của nhân viên y tế về phân loại chất thải y tế, nhân viên
vệ sinh, cán bộ về CTR tại bệnh viện ....................................................................... 47
Bảng 3.12. Hiểu biết của cán bộ y tế, nhân viên môi trƣờng, bệnh nhân về các
văn bản hƣớng dẫn quản lý chất thải y tế. ................................................................ 48
Bảng 3.13. Hiểu biết của cán bộ y tế, nhân viên vệ sinh môi trƣờng, bệnh nhân
về thời gian lƣu trữ chất thải rắn y tế trong bệnh viện .............................................. 48
Bảng 3.14. Hiểu biết của cán bộ y tế, nhân viên vệ sinh bệnh viện, bệnh nhân
về các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi chất thải y tế................................................. 49
Bảng 3.15. Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện........... 50
Bảng 3.16. Đề xuất thời gian thu gom rác thải tại BVĐK Phúc Yên ....................... 56

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại chất thải rắn tại bệnh viện ................................................. 3
Hình 1.2. Sơ đồ phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện .......................................... 7
Hình 1.3. Ảnh bệnh viện đa khoa Phúc Yên ............................................................. 15
Hình 2.1. Sơ đồ mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 20

Hình 3.1. Lƣợng chất thải y tế năm 2015 - 2016 ...................................................... 28
Hình 3.2. Lƣợng chất thải sinh hoạt phát sinh trung bình tại một số các
khoa phòng của bệnh viện năm 2015 - 2016 ............................................................ 29
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn tại BV ................................................ 37
Hình 3.4. Sơ đồ hiện trạng thu gom nƣớc thải y tế và nƣớc mƣa tại bệnh viện ....... 40
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nƣớc thải tại bệnh viện ................... 41
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh nồng độ các chất trong nƣớc thải năm 2014, 2016 và
QCVN 28:2010/BTNMT .......................................................................................... 44
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ tham gia tập huấn quy chế về CTYT tại BV .......... 46
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh hiểu biết về CTYT tại bệnh viện .................................... 47
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình quản lý CTYT tại bệnh viện ĐK Phúc Yên .................... 51

v


MỞ ĐẦU
Hiện nay, kinh tế nƣớc ta đang càng ngày càng phát triển, xã hội ngày càng
văn minh hiện đại, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, chất lƣợng cuộc sống
đƣợc cải thiện. Vì vậy nhu cầu cũng nhƣ hoạt động chăm sóc sức khỏe ngày càng
đƣợc quan tâm và đặt lên hàng đầu. Nhiều chính sách y tế và các dịch vụ chăc sóc
sức khỏe ra đời, các bệnh viện với quy mô lớn đƣợc xây dựng và đƣợc trang bị
đầy đủ máy móc kĩ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của
ngƣời dân.
Tuy nhiên khi mà số lƣợng bệnh nhân càng lớn cùng với xu thế sử dụng các
sản phẩm chỉ dùng một lần trong y tế và dịch vụ kỹ thuật thực hiện ngày càng nhiều
thì lƣợng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện ngày càng tăng. Nguồn chất thải
này nếu không đƣợc quản lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm
trọng ảnh hƣởng đến sức khỏe của cán bộ nhân viên, bệnh nhân và cuộc sống cộng
đồng ngƣời dân xung quanh.
Là bệnh viện đa khoa hạng I của tỉnh Vĩnh Phúc, với 1050 giƣờng bệnh, số

bệnh nhân khám bệnh trung bình 600 - 700 ca mỗi ngày, bệnh viện Đa khoa Phúc
Yên là trung tâm khám và điều trị của ngƣời dân trong khu vực Phúc Yên, Bình
Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn - Hà Nội và các vùng lân cận. Tuy nhiên do số bệnh nhân
đông nên lƣợng chất thải y tế phát sinh hàng ngày tại bệnh viện rất lớn. Ngoài ra
bệnh viện lại nằm ở trung tâm của thị xã Phúc Yên, là nơi tập trung đông dân cƣ vì
vậy cần phải có các giải pháp hợp lý trong công tác quản lý và xử lý chất thải y tế
để tránh gây ô nhiễm môi trƣờng và lây lan bệnh truyền nhiễm.
Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại bệnh viện Đa khoa Phúc Yên,
Vĩnh Phúc" đƣợc tác giả chọn làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. Với mục tiêu
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản lý và thực trạng xử lý chất thải y tế tại bệnh viện.
Từ đó đƣa ra biện pháp quản lý phù hợp, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, hạn chế
ảnh hƣởng của chất thải y tế tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng xung quanh.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải y tế
a. Mội số khái niệm cơ bản về chất thải y tế
- Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), chất thải y tế đƣợc xác
định là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh,
chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo về y sinh học. Chất thải y tế
có thể ở dạng rắn, lỏng và khí. Chất thải y tế thƣờng bao gồm cả các loại chất thải
có đặc tính và tác động đối với môi trƣờng sức khoẻ giống nhƣ các chất thải thông
thƣờng khác.
- Theo Thông tƣ số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ
Y tế và Bộ Tài nguyên & môi trƣờng quy định về quản lý chất thải y tế thì chất thải
y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất

thải y tế nguy hại, chat thải y tế thông thƣờng và nƣớc thải y tế.
+ Chất thải y tế thông thƣờng là những chất thải khi có thành phần và tính
chất nhƣ chất thải sinh hoạt. CTYT thông thƣờng không chứa các chất độc hại, các
tác nhân gây bệnh đối với con ngƣời và môi trƣờng. CTYT thông thƣờng bao gồm
các vật liệu, bao gói: giấy, thùng cactong, chai nhựa, chai thủy tinh không gây ô
nhiễm…có nguồn gốo hát sinh từ khu hành chính, từ ác hoạt động dọn dẹp thông
thƣờng, từ các dịch vụ sửa chữa, thay thế các thiết bị văn phòng…., từ sinh hoạt của
cán bộ y tế, ngƣời bệnh và ngoại cảnh nhƣ: vỏ đựng hộp thức ăn, thức ăn thừa, vỏ
củ, quả, lá cây…Một phần CTYT thông thƣờng có thể tái sử dụng hoặc tái chế và
đem lại nguồn thu nhập cho bệnh viện.
+ Chất thải y tế nguy hại là các chất thải có chứa nhiều yếu tố lây nhiễm
bệnh, các chất , hợp chất gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con ngƣời và
môi trƣờng. CTYT nguy hại có các đặc điểm sau: gây độc, gây dị ứng, dễ cháy,
phản ứng, chứa các tác nhân gây bệnh, ăn mòn: pH ≤ 2 hoặc ≥12,5, có chứa chất
độc hại, kim loại nặng nhƣ chì, niken, thủy ngân…

2


b. Phân loại về chất thải rắn y tế (Đƣợc thực hiện theo TT số 58/2015/
TTLT-BYT-BT)
CHẤT THẢI Y TẾ

LÂY NHIỄM

KHÔNG LÂY
NHIÊM NH

THÔNG
THƢỜNG


Sắc nhọn

Hóa chất thải bỏ
(NH)

CTR Sinh hoạt

Không SN

Dƣợc phẩm thải bỏ
(NH/độc TB)

SP thải lỏng
không nguy hại

TB y tế thải bỏ
(chứa Hg, KLN)

Nguy cơ
cao

Chất hàn răng
Amagal
Giải phẫu

CTNH khác
(TT36)

CTR không

thuộc DM
CTNH hoặc
thuộc DM
nhƣng dƣới
ngƣỡng

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại chất thải rắn tại bệnh viện
Trong đó:


tt

n

m

T

- Chất thải sắc nhọn bao gồm: các loại kim tiêm, kim luồn, kim bƣớm, kim
chọc dò, kim châm cứu thải bỏ; ống pipet, ống mao dẫn, ống xét nghiệm thủy tinh
bị vỡ; lƣỡi dao mổ, lƣỡi dao cạo dùng cho ngƣời bệnh; những vật sắc nhọn khác có
dính máu, dịch sinh học ngƣời bệnh.
- Chất thải rắn lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: các chất thải thấm máu,
dịch cơ thể, các chất thải phát sinh từ phòng bệnh cách ly; dây truyền dính máu,
3


truyền plasma (bao gồm cả túi múi); găng tay y tế; catherer, kim luồn mạch máu
không sắc nhọn; ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông dạ dày và các ống dẫn lƣu
khác; bột bó trong gẫy xƣơng hở và tất cả vật liệu, vật dụng thải bỏ khác có dính máu.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao là chất thải phát sinh trong các phòng
xét nghiệm an toàn sinh hoạt cấp III trở lên nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính
bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu bao gồm: các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể con ngƣời
đƣợc thải ra sau phẫu thuật (nhau thai, thai nhi, chi cắt bỏ, khối u cắt bỏ...); xác
động vật thí nghiệm.


tt

n u

n

n

m

- Các loại thuốc kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, thuốc quá hạn
sử dụng.
- Các loại hóa chất, chất khử khuẩn thải chứa các thành phần hóa học nguy hại.
- Chất hàn răng malgam thải bỏ;
- Các thuốc gây độc tế bào thải bỏ.
- Vỏ chai, lọ đựng các loại: thuốc gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic);
các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào; các loại hóa chất độc hại vƣợt ngƣỡng quy
định tại QCVN07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng chất thải
nguy hại.
- Nhiệt kế thủy ngân hỏng, huyết áp kế thủy ngân hỏng.
- Bóng đèn hu nh quang hỏng; pin thải, ắc quy thải, vật dụng, thiết kế điện
tử thải bỏ và các vật liệu có chì thải bỏ.

- Bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc thải có chứa các chất vƣợt ngƣỡng quy
định tại QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng nguy hại
đối với bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc.

4




tt

p n

Các thuốc hoặc hóa chất có chất phóng xạ thải bỏ theo Danh mục thuốc
phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị tại Quyết định số
33/2006/QĐ-BYT ngày 24/10/2006 của Bộ trƣởng Bộ Y tế.


tt

r n t t n t

n

Chất thải rắn y tế thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, bao gồm:


tt


n c

năn t

c

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khoa, phòng, các buồng bệnh không
cách ly không có khả năng tái chế.
- Chất thải ngoại cảnh: rác thải từ khu vực ngoại cảnh.
- Bột bó trong gẫy xƣơng kín không bị lây nhiễm, các mảnh kính vỡ, chai, lọ
thủy thinh vỡ (loại chai lọ không dùng để chứa các hóa chất độc hại, thuốc có thành
phần độc hại) không phát sinh từ các buồng bệnh cách ly hoặc các loại đinh và các
vật sắc nhọn sử dụng trong xây dựng, sửa chữa của cơ sở y tế.
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nƣớc thải y tế có nồng độ các yếu tố nguy hại
dƣới ngƣỡng theo quy định của QCVN 50:2003/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngƣỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc.
- Chất thải y tế lây nhiễm sau khi xử lý bằng công nghệ khử khuẩn an toàn
không có khả năng tái chế.


tt

c

năn t

c

- Từ hoạt động văn phòng, sinh hoạt trong cơ sở y tế:
+ Giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cáttông, túi nilon, túi đựng phim.

+ Các chai, lọ, lon nƣớc uống giải khát bằng nhựa hoặc kim loại.

5


- Từ hoạt động chuyên môn y tế.
+ Các dây dịch truyền không dính máu, dính dịch cơ thể ngƣời; chai nhựa,
đồ nhựa, các túi nilon, giấy bóng, giấy bọc, can nhựa không chứa chất lây nhiễm,
không có chất hoáhọc gây độc hoặc nhiễm chất phóng xạ.
+ Chất thải lây nhiễm sau khi đƣợc xử lý bằng công nghệ khử khuân an toàn
và có khả năng tái chế.
c. Phân loại nƣớc thải y tế
Nƣớc thải bệnh viện gồm nƣớc thải sinh hoạt; nƣớc thải phát sinh từ các
khu vực chuẩn, điều trị; nƣớc thải từ khu bào chế dƣợc; nƣớc thải khoa lây; nƣớc
thải từ khu vực giải phẫu tử thi; nƣớc thải nhà giặt; nƣớc thải lau nhà và nƣớc
mƣa. Trong đó:
- Nƣớc thải sinh hoạt là loại nƣớc thải có thành phần, tính chất giống nhƣ
nƣớc thải đô thị.
- Nƣớc thải từ các khu vực xét nghiệm, chuẩn và điều trị, nƣớc thải từ khoa
ngoại, nƣớc thải từ khu xét nghiệm và chụp X-quang, nƣớc thải từ khu khám và
điều trị , nƣớc thải từ khu bào chế dƣợc, nƣớc thải từ khu giải phẫu tử thi, Đây là
nhóm nƣớc thải có lƣu lƣợng không lớn, thành phần chủ yếu gồm các hợp chất hữu
cơ, các chất lơ lửng, các hóa chất mang tính dƣợc liệu và có các vi trùng gây bệnh
đặc trƣng.
- Nƣớc thải bị nhiễm phóng xạ phát sinh từ khoa chụp X-quang. Đặc tính
của nƣớc này là nhiễm phóng xạ hoạt tính thấp. Các loại dung dịch có chứa phómg
phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị nhƣ: nƣớc tiểu của bệnh
nhân, chất bài tiết, nƣớc xúc rửa dụng cụ có chứa phóng xạ.
- Nƣớc thải từ khoa lây có chứa các hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng, các hoá
chất dƣợc liệu, vi trùng gây bệnh.

- Nƣớc thải nhà giặt và nƣớc vệ sinh lau rửa sàn nhà có chứa các hợp chất
hữu cơ, các chất lơ lửng và các chất tẩy rửa.

6


1.1.2. Nguồn gốc thành phần của chất thải y tế
a. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại BV

Lá cây, cành
Cán bộ y tế,
ngƣời nhà
bệnh nhân

Các khoa,
phòng khám
chữa bệnh
CTR
bệnh viện

Dịch vụ
căng tin

Nhà ăn
Khu vực
hành chính
Hình 1.2. Sơ đồ phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện

-


CTRYT phát sinh từ các ho t động khám chữa bệnh:
+ Các vật sắc nhọn bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lƣỡi dao mổ, cƣa, các

mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng.
+ Các chất nhiễm khuẩn gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch và các
chất bài tiết của ngƣời nhƣ bông, băng, gạc, gang tay, tạp dề, áo choàng, bột bó, các
túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lƣu.
+ Các chất có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ phòng thí nghiệm bao
gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết, xét nghiệm….
+ Các chất thải dƣợo hẩm bao gồm: dƣợo hẩm quá hạn, dƣợc phẩm bị
nhiễm khuẩn, dƣợc phẩm bị đổ, dƣợc phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây
độc tế bào.
+ Các loại chất thải tái chế nhƣ: vỏ lọ thủy tinh, vỏ chai nhựa không chứa các
thành phần nguy hại, vỏ hộp thuốc, giấy, bìa cactong,…
+ Chất thải giải phẫu: gồm các mô và tất cả các cơ quan con ngƣời.

7


+ Chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và
các nghiên cứu. Do đặc thù của BV nen chất thải phóng xạ phát sinh là rất ít.
+ Các chất hóa học nguy hại: Formaldehyde ( đƣợc sử dụng trong khoa giải
phẫu bệnh, lọc máu, ƣớp xác và bảo quản các mẫu xét nghiệm), các hóa chất hóa
học hỗn hợp ( các dung dịch làm sạch và khử khuẩn nhƣ phenol, dầu mỡ, các dung
dịch làm vệ sinh…).
-

Ch t th i r n sinh ho t:
+ CTR sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của ngƣời


bệnh, ngƣời nhà thăm nuôi, cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện. Các loại CTR
sinh hoạt bao gồm: giấy vụn, vỏ đồ uống, đồ hộp, thức ăn thừa, rau, vỏ trái cây,
thủy tinh…
+ Các chất thải ngoại cảnh nhƣ: cành cây, lá cây, đất đá… trong khuôn viên
bệnh viện.
b. Thành phần của CTYT
-

Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi; gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải...
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh...
+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm...
+ Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng...
+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng ...
+ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc...
+ Rác rƣởi, lá cây, đất đá...

-

Thành phần hóa học:
+ Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đa, hóa chất,

thuốc thủ.
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa...
-

Thành phần sinh học:
+ Máu, những loại dịch bài tiết, những động vật dùng làm thí nghiệm, bệnh

phẩm và những vi trùng gây bệnh.

8


+ Các vi sinh vật gây bệnh có trong nƣớc thải bệnh viện. Nƣớc thải bệnh viện
đƣợc xếp vào nƣớc thải sinh hoạt trong đó có chứa đựng các chất thải trong quá trình
sống của con ngƣời thải vào. Nồng độ ô nhiễm trong nƣớc thải bệnh viện thay đổi tùy
thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện hoạt động cụ thể của bệnh viện, thói quen của
bác sỹ, y tá trong việc khám, chữa và điều trị cho bệnh nhân… nhƣng nhìn chung
nƣớc thải bênh viện đều chứa một số lƣợng lớn vi trùng. Nƣớc thải bệnh viện có chứa
nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiếm cao nhƣ Samonella, Shigella, Vibro,
Cloriom, tụ cầu, liên cầu, Pseu-domonas...Ngoài ra nƣớc thải bệnh viện còn có nguy
cơ nhiễm các loại virus đặc biệt là các loại virus đƣờng tiêu hóa, virus bại liệt SCHO,
Cõcachu...nhiễm các loại kí sinh trùng, amip, trứng giun, và các loại nấm.
1.1.3. Tác động của chất thải y tế đến sức khỏe con người và môi trường
a. Ảnh hƣởng của CTYT đến sức khỏa con ngƣời
- Ảnh hƣởng của CT sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn có nguy cơ gây tổn
thƣơng kép tới sức khỏe con ngƣời, nghĩa là vừa gây chấn thƣơng do vết cắt, vết
đâm và thông qua vết chấn thƣơng để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có
mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virut HIV…
- Ảnh hƣởng của CT lây nhiễm: CT lây nhiễm thƣờng chứa một lƣợng lớn
vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nhƣ: tụ cầu, HIV, viêm gan B….chúng có thể
xâm nhập vào cơ thể ngƣời thông qua các hình thức: qua da ( vết trầy xƣớc, vết đâm
xuyên hoặc vết cắt trên da); qua niêm mạc ( màng nhầy); qua đƣờng hô hấp (do
xông, hít phải); qua đƣờng tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Việc quản lý CTYT lây
nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân gây ra lây nhiễm bệnh cho con
ngƣời thông qua môi trƣờng trong BV.
- Ảnh hƣởng của chất thải hóa học và dƣợc phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ,
nhƣng chất thải hóa học và dƣợo hẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn
tính, chấn thƣơng và bỏng. Hóa chất độc hại và dƣợo hẩm ở các dạng dung dịch,
sƣơng mù, hơi có thể xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng da, hô hấp và tiêu hóa… gây

bỏng, tổn thƣơng da, mắt, màng nhầy đƣờng hô hấp và các cơ quan trong cơ thể.
Một số ví dụ về ảnh hƣởng của chất thải hóa học và dƣợc phẩm:
9


+ Thủy ngân là một chất độc trong CTYT. Thủy ngân có trong nhiều thiết bị
y tế, nhất là các thiết bị chuẩn đoán nhƣ: nhiệt kế, máy đo huyết áp, chất hàn rang
malgam…và một số nguồn khác nhƣ khi bóng đèn hu nh quang sử dụng bị vỡ;
+ Chất khử trùng đƣợc dùng với số lƣợng lớn trong bệnh viện, chúng thƣờng
có tính ăn mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn;
+ Dƣ lƣợng các hóa chất sử dụng tại cáo hòng xét nghiệm khi thải vào hệ
thống thoát nƣớc có thể ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống xử lý nƣớc thải bằng
phƣơng pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nƣớc tiếp nhận;
+ Dƣ lƣợng dƣợc phẩm thải có thể bao gồm: các loại kháng sinh, các thuốc
khác, các kim loại nặng nhƣ thủy ngân, phenol…nếu không đƣợc xử lý khi thải vào
các nguồn nƣớc tiếp nhận sẽ gây ra ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng sống của
con ngƣời và các loài thủy sinh trong các nguồn nƣớc tiếp nhận.
- Ảnh hƣởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập
vào cơ thể con ngƣời bằng các con đƣờng tiếp xúc trực tiếp khi hít phải bụi và các
sol khí, qua da, qua đƣờng tiêu hóa, tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào;
tiếp xúc với các chất tiết ra từ ngƣời bệnh đang đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu. Một
số chất gât độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc đặc biệt là da và mắt,
một số triệu trứng thƣờng gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da.
- Ảnh hƣởng của CT phóng xạ: Ảnh hƣởng của CT phóng xạ tùy thuộc vào
loại phóng xạ, cƣờng độ và thời gian tiếp xúc. Các triệu chứng hay gặp là đau đầu,
hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thƣờng, ở mức độ nghiêm trọng
hơn có thể gây ung thƣ và các vấn đề về di truyền.
b. Ảnh hƣởng của CTYT đến môi trƣờng
- Đối với môi trƣờng đất: Quản lý CTYT không đúng quy trình và các việc
tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn tới sự phát

tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại…gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái
sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.

10


- Đối với môi trƣờng không khí: CTYT từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối
cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trƣờng không khí. Bụi rác, bào tử, vi sinh
vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất…phát sinh từ trong các khâu phân loại, thu gom
vẫn chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử lý, đặc biệt là với lò
đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải và có thể phát sinh ra các chất
khí độc hại nhƣ: ô nhiễm bụi, các khí axit, dioxin và furan, kim loại nặng.
Ngoài ra, một số phƣơng pháp xử lý khác nhƣ chôn lấp có thể phát sinh ra chất
ô nhiễm cho môi trƣờng không khí nhƣ CH4, H2S…
- Đối với môi trƣờng nƣớc: Nƣớc thải từ các cơ sở y tế có thể chứa các hóa
chất độc hại và các tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhƣ: chất hữu cơ,
hóa chất độc hại, kim loại nặng và các vi khuẩn Samonella, Coliform, tụ cầu, liên
cầu, trực khuẩn Gram âm đa kháng….Do đó, nếu không đƣợc xử lý triệt để trƣớc
khi xả thải và nguồn nƣớc tiếp nhận, đặc biệt là nguồn nƣớc tiếp nhận đƣợc sử dụng
cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh nhƣ: tiêu
chảy, lỵ, tả, thƣơng hàn, viêm gan …cho nhừng ngƣời sử dụng nguồn nƣớc này.
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam
1.2.1. Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp luật trong quản lý chất thải y tế tại
Việt Nam
Các văn bản pháp lý trong quản lý chất thải y tế gồm:
 Một số luật do Quốc hội ban hành
- Luật bải vệ môi trƣờng số 55/2014/ QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH13 ngày 23/11/2009;
- Luật phòng chống truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
 Một số văn b n của Chính phủ

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng;
- Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, về việc áp dụng và
biện pháp cách ly y tế, cƣỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời k
có dịch;

11


- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động
môi trƣờng và lên kế hoạch bảo vệ môi trƣờng;
 Một số t

n t của các Bộ qu địn

ên quan đ n qu n lý CTYT

- Thông tƣ 27/2015/TT-BTNMT ngày 09/05/2015 của Bộ Tài nguyên môi
trƣờng hƣớng dẫn về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng
và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng;
- Thông tƣ số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên
môi trƣờng hƣớng dẫn về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi
trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng;
- Thông tƣ 36/2016/TT-BTNMT ngày 30/06/2016 cuả Bộ Tài nguyên và
môi trƣờng quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tƣ 13/2014/TTLT-BKHCN_BYT ngày 09/06/2014 của Bộ Khoa
học công nghệ, Bộ y tế quy định đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế;
 Một số T


n t , Qu t định của Bộ Y t

- Thông tƣ số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế
quy định về quản lý chất thải y tế;
- Thông tƣ 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hƣớng dẫn tổ
chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám và chữa bệnh;
- Thông tƣ 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về
quan trắc môi trƣờng từ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện;
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam
Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam đƣợc xây dựng trong giai đọan đất nƣớc
còn chƣa phát triển, nhận thức về vấn đề môi trƣờng chƣa cao nên các bệnh viện
đều không có hệ thống xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật. Cơ sở
vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải độc hại còn bị thiếu thốn. Bên
cạnh đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo và chƣa có quy trình xử lý triệt để.
Mặt khác, số lƣợng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn, lại thiếu vốn,
nên số lƣợng bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trƣờng còn rất ít. Bảo vệ môi trƣờng tại
12


các bệnh viện không chỉ là vấn đề của riêng các bệnh viện mà cần có sự quan tâm
của Chính phủ và toàn xã hội.
Trong những năm qua các cơ quan quản lý môi trƣờng đã tổ chức nhiều đợt
tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhân viên y tế, bệnh
nhân và thân nhân để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử lý
sơ bộ, giảm thiểu độc hại gây ra do chất thải y tế. Tuy nhiên, nhận thức của cộng
đồng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải y tế vẫn còn yếu.
Thấy rõ đƣợc yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế
tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập ban chỉ
đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng trong công tác chỉ đạo,

xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc.
Trên cơ sở đó, đến nay nhiều “Quy chế quản lý chất thải y tế” đƣợc ban
hành và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
 Qu n lý rác
Hầu hết chất thải rắn ở các bệnh viện không đƣợc xử lý trƣớc khi chôn lấp
hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có lò đốt rác y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ thiên gây ô
nhiễm môi trƣờng.
 Phân lo i ch t th i y t
Đa số các bệnh viện thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhƣng việo
hân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chƣa đƣợc đào tạo. Việo hân
loại chất thải, tất cả bệnh viện hiện nay đều làm theo quy chế quản lý chất thải y tế
của Bộ Y tế ban hành theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày
31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế và Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
 Thu gom ch t th i y t
Theo quy định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều đƣợc các hộ lý và y
công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tƣợng khác nhƣ bác sĩ, y tá
còn chƣa đƣợc huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình
trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và cáo hƣơng tiện bảo hộ khác
cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
13




u trữ ch t th i y t
Hầu hết các điểm tập trung rác đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, vệ sinh

không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng
xâm nhập ảnh hƣởng đến môi trƣờng bệnh viên. Một số nhà lƣu giữ rác không có
mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những ngƣời không có nhiệm vụ

dễ xâm nhập.
 Vận chuyển ch t th

n oà cơ sở y t

Hiện nay, hầu hết lƣợng rác thải ở Việt Nam đều đƣợc thu gom bởi công ty
Môi trƣờng Đô thị. Chất thải bệnh viện sau khi đƣợc thu gom tới khu tập trung sẽ
đƣợc công ty Môi trƣờng đô thị thu gom tiếp trong khoảng thời gian một đến hai
ngày một lần và đƣợc vận chuyển đến bãi rác của thành phố để xử lý. Tại đây, rác
thải sinh hoạt đƣợc chôn lấp, CTRYT sẽ đƣợc thiêu đốt tại lò đốt đặt ở bãi rác.
1.3. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc
1.3.1. Thông tin chung
- Tên bệnh viện: BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚC YÊN
- Địa chỉ: Tổ 1, phƣờng Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 02113869223
- Họ tên ngƣời quản lý CTYT: Trần Thị Ly Ly
- Điện thoại liên lạc 0986246574
- Diện tích: bệnh viện có tổng diện tích 25.840,8 m2.
- Bệnh viện đóng trên dịa bàn phƣờng Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc cách Hà Nội 35 km về phía Bắc, cạnh quốc lộ số 2 trên trục đƣờng 23
nối quốc lộ 2 với Chèm.
- Phía Đông Bắc giáp đƣờng vào khu dân cƣ Trƣng Trắc và khu dân cƣ
phƣờng Hùng Vƣơng;
- Phía Tây Nam giáp đƣờng Xuân Thủy, khu dân cƣ phƣờng Trƣng Trắc và
khu dân cƣ phƣờng Hùng Vƣơng;

14


- Phía Đông Nam giáp đƣờng khu vực ra quốc lộ 2


và khu dân cƣ phƣờng

Hùng Vƣơng;
- Phía Tây Bắc giáp khu dân cƣ phƣờng Trƣng Trắc.
Tính đến tháng 1/2017, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên có tổng là 653 cán bộ nhân
viên. Trong đó có 353 bác sĩ, 108 điều dƣỡng, 38 dƣợc sỹ, 8 cán bộ y tế công cộng,
86 nhân viên vệ sinh môi trƣờng - hộ lý và 60 cán bộ công nhân viên khác

Hình 1.3. Ảnh bệnh viện đa khoa Phúc Yên
Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thuộc Sở Y tế
Vĩnh Phúc, bệnh viện là bệnh viện hạng I từ năm 2012.
Theo số liệu giƣờng bệnh thực kê trên, so sánh với các bệnh viện trên toàn
quốc có sự khác biệt. Tuy nhiên đây là trƣờng hợp phản ánh thực tế của 1 bệnh viện
gần Hà Nội (khu đông dân cƣ huyện Sóc Sơn,...) các bệnh nhân thƣờng đến khám
chữa bệnh sau mùa gặt, có nhiều thời điểm cao nhất, số lƣợng bệnh nhân nội trú đạt
đến 886 giƣờng bệnh thực kê, việc nằm ghép thƣờng xuyên diễn ra. Hiện tại số
giƣờng bệnh của bệnh viện 1050 giƣờng bệnh. Số ệu từ BV ĐK P úc Yên
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bệnh viện và trách nhiệm quản lý chất thải tế của V
a. Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Đa khoa Phúc Yên nhƣ sau:
-

Ban G m đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.

-

Tổng số khoa, phòng của Bệnh viện: 41 khoa, phòng; bao gồm: 27 khoa lâm
sàng, 7 khoa cận lâm sàng, và 7 phòng chức năng.
15



TT

TÊN KHOA

TT

TÊN KHOA

TT

TÊN KHOA

1

Ngoại tổng hợp

10

VLTL - PHCN

19

Nội tim mạch

2

Ngoại chấn thƣơng


11

HSTC- CĐ

20

Tâm thần kinh

3

Phụ sản

12

Lão khoa

21

Dinh dƣỡng

4

PT - Gây mê hồi sức

13

Truyền nhiễm

22


Da liễu

5

Tai mũi họng

14

Y học cổ truyền

23

Ung bƣớu

6

Mắt

15

Nội tiết

24

Ngoại thận tiết liệu

7

Răng hàm mặt


16

Sơ sinh

25

Thận nhân tạo

8

Khám bệnh

17

Nhi

26

Tiêu hóa

9

Cấp cứu

18

Nội tổng hợp

27


Cơ xƣơng khớp

TT

TÊN KHOA

TT

1

Dƣợc

4

2

Hóa sinh

5

3

Vi sinh

6

TT
1

TÊN KHOA

Tài chính
kế toán

TÊN KHOA
Chuẩn đoán
hình ảnh

TT
7

TÊN KHOA
Kiểm soát
nhiễm khuẩn

Huyết học
truyền máu
Giải phẫu bệnh

TT

TÊN KHOA

TT

4

Tổ chức - hành chính

7


2

Điều dƣỡng

5

Đào tạo - chỉ đạo

3

Vật tƣ y tế

6

Công nghệ thông tin

16

TÊN KHOA
Kế hoạch tổng hợp


b. Trách nhiệm quản lý chất thải y tế của bệnh viện
-

Tr c n ệm của

n đ o BV p

tr c Q


TYT

Chỉ đạo Ban chỉ đạo QLCT của BV thực hiện theo đúng các văn bản pháp
luật hiện hành; giám sát việc thực hiện của Ban chỉ đạo quản lý CTYT theo nhiệm
vụ đƣợc phân công.
Chịu trách nhiệm chính toàn bộ công tác QLCT y tế của BV; tổ chức, chỉ đạo
thực hiện công tác QLCT của BV theo quy định hiện hành.
Đầu tƣ kinh phí, đảm bảo nhân lực, phƣơng tiện, thiết bị, vật tƣ cho việc thực
hiện quản lý CTYT đảm bảo BV xanh, sạch, đẹp.
-

Tr c n ệm của c c ủ v ên tron Ban c

đ o

Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đƣợc giao.
Là đầu mối xây dựng các quy định, quy trình quản lý và xử lý CTYT của BV
trên cơ sở quy định hiện hành về quản lỷ môi trƣờng, quản lý CTYT.
Là đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan để giám sát công tác
quản lý và xử lý CTYT và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, nhân viên, hợp đồng lao động, giáo
viên, học sinh sinh viên, ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh và khách thăm đến
khám chữa bệnh, thực tập tại BV thực hiện đúng quy định về quản lý CTYT.
-

Tr c n ệm của Tr ởn c c

oa p


n tron bện v ện

Làm đầu mối phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo quản lý CTYT
của BV kiểm tra, giám sát khoa phòng mình liên quan thực hiện các hoạt động phân
loại, thu gom, lƣu giữ và xử lý chất thải y tế đúng theo quy định.
Chịu trách nhiệm về quản lý CTYT của cán bộ nhân viên khoa phòng mình
trƣớc Giám đốc BV.

17


×