Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng hoạt động của mỏ than hà tu, tỉnh quảng ninh tới thảm thực vật và định hướng phục hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN KHIÊM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG
CỦA MỎ THAN HÀ TU, TỈNH QUẢNG NINH
TỚI THẢM THỰC VẬT VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHỤC HỒI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN KHIÊM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG
CỦA MỎ THAN HÀ TU – TỈNH QUẢNG NINH
TỚI THẢM THỰC VẬT VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHỤC HỒI
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Đoàn Hoàng Giang


Hà Nội, -2018


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất, Em xin gửi tới Thầy TS. Đoàn
Hoàng Giang, công tác tại Bộ môn Sinh thái Môi trƣờng - Khoa Môi trƣờng - Đại
học Khoa học tự nhiên, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản
luận văn này.
Em cũng gửi lời cảm ơn Thầy PGS.TS. Trần Văn Thụy cùng các thầy cô
trong Khoa Môi trƣờng cũng nhƣ trong bộ môn Sinh thái Môi trƣờng đã nhiệt tình
giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập.
Em xin cảm ơn tới tập thể Phòng Môi trƣờng - Công ty cổ phần Tin học,
Công nghệ, Môi trƣờng - Vinacomin và phòng Kỹ thuật - Công ty cổ phần than Hà
Tu - Vinacomin đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên
cứu thực hiện đề tài này.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến tất cả những ngƣời bạn và gia đình đã luôn bên
cạnh để động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình đào tạo này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm quý báu trên!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Trần Văn Khiêm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của nghiên cứu

1

1.3. Ý nghĩa của đề tài

2

1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

I.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3

I.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu


3

I.1.2. Đặc điểm khí hậu

4

I.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn

7

I.1.4. Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư

9

I.1.5. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc

10

I.1.6. Hiện trạng môi trường sinh thái

11

I.2. Thực trạng hoạt động khai thác than tại mỏ than Hà Tu:

13

I.2.1. Lịch sử công tác thăm dò than

13


I.2.2. Lịch sử công tác khai thác than

14

I.2.3. Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ

15

I.2.4. Đặc điểm địa chất mỏ

15

I.2.5. Đặc điểm địa chất công trình

18

I.2.6. Đặc điểm các vỉa than

21

I.2.7. Công suất mỏ và Tuổi thọ mỏ

25

I.3. Đặc điểm sinh thái một số loài thực vật trong khu vực nghiên cứu

26


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


32

II.1. Phƣơng pháp tổng hợp, kế thừa các tài liệu, số liệu

32

II.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa

32

II.3. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

33

II.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

33

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

III.1. Kết quả điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu

35

III.2. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng khu vực nghiên cứu

39


III.3. Đánh giá tác động tới môi trƣờng của hoạt động khai thác

62

III.4. Định hƣớng phục hồi

65

III.5. Đề xuất giải pháp

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76

I. Kết luận

76

II. Kiến nghị

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Bảng tọa độ các mốc ranh giới mỏ Hà Tu

4

Bảng 1-2: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm

5

Bảng 1-3: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm

5

Bảng 1-4: Tổng lượng mưa các tháng trong năm

6

Bảng 1-5: Tốc độ gió các tháng và cả năm

6

Bảng 1-6: Bảng các thông số tính lưu lượng nước chảy vào mỏ

8

Bảng1-7: Bảng dự tính lưu lượng nước chảy vào khai trường

9

Bảng1-8: Diện tích rừng hiện tại trong tỉnh Quảng Ninh


11

Bảng 1-9: Bảng đặc điểm các đứt gãy chính trong khu mỏ

18

Bảng 1-10: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá trong địa tầng

20

Bảng 1-11: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá ở vách các vỉa than

20

Bảng 1-12: Bảng thống kê đặc điểm cấu tạo các vỉa than trong ranh giới huy động

24

Bảng 1-13: Bảng đặc điểm chất lượng các vỉa than

25

Bảng 1-14: Công suất và tuổi thỏ mỏ

25

Bảng 1-15: Vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu không khí

41


Bảng 1-16: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng môi trường không khí

43

Bảng 1-17: Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt

47

Bảng 1-18: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt

48

Bảng 1-19: Kết quả quan trắc định kỳ Công ty than Hà Tu

50

Bảng 1-20: Vị trí lấy mẫu nước ngầm

51

Bảng 1-21: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm

52

Bảng 1-22:Vị trí lấy mẫu đất

54

Bảng 1-23: Kết quả phân tích chất lượng đất


55

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1: Vị trí mỏ Hà Tu

3

Hình 2: Quy trình khai thác của mỏ than Hà Tu

15

Hình 3: Hiện trạng khai thác mỏ

36

Hình 4: Biểu đồ chế độ công tác mỏ

38

Hình 5: Bãi thải mỏ Hà Tu

39

Hình 6: Đất đá khu vực bãi thải

40


Hình 7: Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc

41

Hình 8: Sự phân bổ của các loài được khảo sát theo các độ tuổi khác nhau

62

Hình 9: Mặt cắt nạo vét rãnh thoát nước dọc chân tầng khai trường

67

Hình 10: Mặt cắt CTPHMT khu vực moong khai trường và bãi thải

68

Hình 11: Đập tràn khu vực suối Lại

69

Hình 12: Bố trí khu vực trồng cây trên các sườn bãi thải

74

Hình 13: Bố trí cây ở khu vực trồng cây trên các sườn bãi thải

74

Hình 14: Mô hình phân bố các đảo phủ xanh ở khu vực phía trong mặt bãi thải


75

Hình 15: Bố trí cây trồng ở các đảo phủ xanh trên mặt bãi thải

75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

CRS

Tro rơm

CT

Công thức

ĐTM

Đánh giá tác động môi trƣờng

FW

Đất màu

HTKT


Hệ thống khai thác

PSA

Tro nhà máy điện

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Vinacomin

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, các hoạt
động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nƣớc. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động khai thác
khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt
đƣợc, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trƣờng. Quá trình
khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế, tuy nhiên đã gây ảnh hƣởng và
tàn phá môi trƣờng tự nhiên. Yếu tố chính gây tác động đến môi trƣờng: khai thác
than gây chiếm dụng đất, phát thải khí thải, đất đá thải, nƣớc thải, bụi và khí thải,
hình thành các bãi thải, moong khai thác, phá vỡ sự cân bằng sinh thái đã đƣợc hình
thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trƣờng và là
vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.

Nhằm đánh giá tổng thể những vấn đề đã làm đƣợc và chƣa đƣợc trong việc
cải tạo môi trƣờng bãi thải các mỏ than và đề xuất các giải pháp cần thiết phải thực
hiện. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh
giá ảnh hƣởng hoạt động của mỏ than Hà Tu, tỉnh Quảng Ninh tới thảm thực
vật và định hƣớng phục hồi”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của nghiên cứu:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về công tác cải tạo phục hồi môi trƣờng sử dụng thực
vật trong cải tạo bãi thải khai thác khoáng sản.
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá về hiện trạng khai thác than, đổ thải, tính chất cơ lý hóa
của đất đá trên bãi thải, đặc điểm địa chất địa hình, thảm thực vật khu vực nghiên
cứu.
- Phân tích, đánh giá các ảnh hƣởng của mỏ than Hà Tu tới thảm thực vật, từ

1


đó có những định hƣớng cải tạo phục hồi môi trƣờng.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội khu vực mỏ Hà Tu
- Đánh giá hiện trạng lớp thảm thực vật tại mỏ Hà Tu.
- Đánh giá thực trạng của hoạt động khai thác than và các ảnh hƣởng đến thảm
thực vật.
- Đề xuất định hƣớng cải tạo, phục hồi môi trƣờng do hoạt động khai thác than
của mỏ than Hà Tu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hƣởng hoạt động khai thác
từ mỏ than Hà Tu đến thảm thực vật, từ đó định hƣớng phục hồi sử dụng các loài
cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải,… để cải tạo
môi trƣờng bãi thải, định hƣớng chọn loài cây cải tạo cho các bãi thải,… góp phần

vào bảo vệ môi trƣờng.
1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực mỏ than Hà Tu thuộc phƣờng Hà Khánh,
phƣờng Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Mỏ than Hà Tu (moong khai thác, bãi thải,…).

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
I.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Mỏ than Hà Tu nằm trên địa bàn TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách đƣờng
quốc lộ 18A khoảng 10km. Hiện tại, mỏ Hà Tu đang khai thác lộ thiên khu vực Bắc
Bàng Danh.
Ranh giới địa chất của khu mỏ nhƣ sau:
+ Phía Bắc là đứt gãy F.K
+ Phía Nam là đứt gãy F.A
+ Phía Đông là điểm gặp nhau của 2 đứt gãy F.K và F.A (trùng tọa độ SL.7).
+ Phía Tây là giáp với mỏ Suối Lại.

Hình 1: Vị trí mỏ Hà Tu
- Ranh giới khu mỏ Hà Tu theo quyết định số 1990/QĐ-HĐQT ngày
22/8/2008 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc giao
thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lƣợng than và tổ chức khai thác
than cho Công ty cổ phần than Hà Tu - TKV.

3



- Ranh giới mỏ Hà Tu theo quyết định số 2696/QĐ-TKV ngày 28/10/2016 của
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc chuyển giao thầu quản
lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lƣợng than và tổ chức khai thác than khu vực
Hà Tu cho Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, thể hiện trong bảng 1- 1.
Bảng 1 - 1: Bảng tọa độ các mốc ranh giới mỏ Hà Tu

TT

Tên điểm
góc

Hệ tọa độ VN 2000
(Kinh tuyến trục
107°45’, múi chiếu 3°)

Hệ tọa độ VN 2000
(Kinh tuyến trục 105°00’,
múi chiếu 6°)

X

Y

X

Y

1

HTLT.1


2 323 702

437 344

2 324 386

723 194

2

HTLT.2

2 323 703

438 369

2 324 405

724 219

3

HTLT.3

2 323 520

439 150

2 324 236


725 004

4

HTLT.3A
(SL.8)

2 323 152

438 482

2 323 856

724 342

5

HTLT.15

2 322 200

436 367

2 322 867

722 243

6


HTLT.15A

2 322 707

436 588

2 323 378

722 455

7

HTLT.15B

2 322 903

436 532

2 323 573

722 396

8

HTLT.15C

2 323 400

436 720


2 324 074

722 575

Mức
sâu

Từ lộ
vỉa đến
mức cao
-250 m

I.1.2. Đặc điểm khí hậu
Căn cứ tài liệu khí tƣợng của trạm khí tƣợng Bãi Cháy có số liệu đo trung bình
gần 100 năm cho biết: Tổng thể khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
khí hậu biển rõ rệt, hƣớng gió thịnh hành chủ yếu là hƣớng Nam - Đông Nam vào
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm) và Bắc - Đông Bắc vào mùa đông (từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Theo Nguồn Trung tâm Dự báo khí tƣợng thủy văn
Quảng Ninh từ 2012-2015:
* Nhiệt độ không khí
Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tƣợng Bãi Cháy trong 5 năm gần nhất,
nhiệt độ trung bình hàng năm dao động không lớn, nhƣng có dấu hiệu tăng dần từ
22,6oC-24,4oC.

4


Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm
Nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)
Năm/Tháng


T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

TB

2011

12,8


16,4

16,4

22,5

26,0

28,9

28,4

28,1

27,2

24,1

23,3

17,0

22,6

2012

14,4

15,5


19,2

24,8

28,4

29,1

28,6

28,3

27,1

25,6

22,7

18,8

23,5

2013

15,6

19,1

22,6


23,8

27,6

28,3

27,8

28,2

26,6

25,1

22,1

15,4

23,5

2014

16,6

16,3

19,4

24,6


28,1

29,3

28,8

28,0

28,2

26,2

22,6

16,4

23,7

2015

16,8

18,6

21,6

24,0

28,9


29,7

28,7

28,8

27,8

25,8

24,3

18,1

24,4

[Nguồn: Trạm Khí tượng Bãi Cháy]
Nhận xét: Nhiệt độ trung bình giữa các năm không có sự dao động lớn, tạo
cho khu vực dự án có một chế độ nhiệt ôn hòa. Nhiệt độ cao nhất tập trung vào các
tháng 6, tháng 7, tháng 8. Nhiệt độ thấp nhất tập trung vào các tháng 1, tháng 2.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%. Cao nhất
có tháng lên tới 89%, thấp nhất có tháng xuống đến 71%.
Bảng 1-3 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm
Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)
Năm/Tháng

T1

T2


T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

TB

2011

75

87

86


86

84

86

85

86

82

81

80

71

82,4

2012

89

89

89

85


83

83

85

86

80

80

84

81

84,5

2013

82

89

86

87

85


83

88

86

85

73

76

72

82,6

2014

76

83

92

87

82

84


85

85

84

77

79

70

81,9

2015

72

84

89

84

85

86

80


83

86

82

82

81

82,7

[Nguồn: Trạm Khí tượng Bãi Cháy]
* Lƣợng mƣa
Khu vực dự án là khu vực có tần suất mƣa vào loại lớn ở Quảng Ninh, theo
thống kê có tới trên 30 lần có lƣợng mƣa 10-60mm/giờ. Mƣa thƣờng lớn nhất vào
tháng 7, 8 hàng năm. Qua thống kê trong nhiều năm cho thấy:
- Lƣợng mƣa lớn nhất trong ngày: 324mm (ngày 11/7/1960).

5


- Lƣợng mƣa lớn nhất trong tháng: 1.089mm (tháng 8/1968).
- Lƣợng mƣa lớn nhất trong mùa mƣa: 2.851mm (năm 1960).
- Lƣợng mƣa lớn nhất trong một năm: 3.076mm (năm 1966).
- Số ngày mƣa nhiều nhất trong 01 năm 151 ngày.
- Lƣợng mƣa lớn nhất từ 25-28/7/2015 có lƣu lƣợng 899mm.
Bảng 1-4. Tổng lượng mưa các tháng trong năm
Tổng lƣợng mƣa tháng (mm)

Năm/
Tháng

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

TB

Tổng


2011

2,7

14,8

60,4

35,7

199,1

289,2

318,6

356,2

389,3

117,6

10,7

29,5

152

1.824


2012

41,7

15,0

34,0

98,2

434,9

121,9

425,9

348,0

162,7

397,8

58,0

3,9

153

2.142


2013

35,9

9,9

119,4

67,1

220,1

368,2

769,6

509,0

379,1

18,6

196,8

30,4

227

2.724


2014

1,0

21,9

58,8

148,1

36,9

296,4

515,0

435,4

299,0

33,2

43,9

32,4

160,2

1.922


2015

36,1

35,6

23,1

26,8

187,2

255,9

900,5

399,6

277,7

120,0

41,2

63,9

197,3

2.367


[Nguồn: Trạm Khí tượng Bãi Cháy]
* Tốc độ gió và hƣớng gió: Chế độ gió ở khu vực nhƣ sau: Mùa Đông từ tháng 10
đến tháng 3, tháng 4 năm sau, thƣờng chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi
tháng từ 3 đến 4 đợt, mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày, chủ yếu theo hƣớng Bắc và Đông
Bắc.
- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam và Đông Nam. Tốc độ
gió trung bình là 3,1 m/s.
Bảng 1-5. Tốc độ gió các tháng và cả năm (m/s)
Tháng

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10


T11

T12

TB

Tốc độ gió

3,1

2,6

2,2

2,6

3,3

3,0

3,4

3,0

3,5

3,5

3,3


3,4

3,1

[Nguồn: Trạm Khí tượng Bãi Cháy]

6


* Bão: Tần suất bão đổ bộ vào khu vực khoảng 2,8%. Trung bình 1 năm có
1,5 cơn bão. Sức gió từ cấp 8 đến cấp 10, mạnh nhất đến cấp 12, nhƣng xác suất
thấp (khoảng 15-18 năm một lần). Bão thƣờng theo hƣớng Tây, Tây Bắc. Riêng
Hòn Gai có các dãy núi đá trùng điệp nên ít bị ảnh hƣởng bão to. Tháng có nhiều
bão nhất là tháng 8.
I.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
a. Đặc điểm nước mặt
Nƣớc mặt trong khu mỏ tập trung chảy vào moong Vỉa 16 công trƣờng Bàng
Danh sau đó đƣợc bơm ra suối Lộ Phong.
b. Đặc điểm nước dưới đất
Căn cứ vào đặc điểm thạch học và mức độ giàu nƣớc của khu vực, có thể chia
ra làm 3 đơn vị chứa nƣớc chính nhƣ sau:
1. Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích Đệ tứ (Q):
Chúng phân bố trên các sƣờn, thung lũng, các tầng đá đổ thải trong quá trình
khai thác lộ thiên ở phía Đông Bắc, Tây Bắc khu vực. Thành phần chủ yếu là cát,
cuội, sỏi, sét pha lẫn lộn, chiều dày từ 4 m đến 42 m. Đây là tầng chứa nƣớc không
áp, nghèo nƣớc. Độ pH = 5,80÷6,20. Tổng độ khoáng hoá từ 0,02÷0,125 g/l thuộc
loại nƣớc nhạt. Độ cứng từ 0,18÷1,34 độ Đức thuộc loại nƣớc mềm. Loại hình hoá
học của nƣớc là Bicacbonat clorua.
2. Phức hệ chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích chứa than T3(n-r)hg:

Phức hệ này phân bố rộng rãi trong khu vực, đƣợc đặc trƣng bởi các tính phân
nhịp trầm tích từ dƣới lên trên, bắt đầu từ vật liệu hạt thô bao gồm cuội, sạn kết, cát
kết, chuyển dần lên hạt mịn đến bột, sét kết, sét than và các vỉa than. Chiều dày các
nhịp từ 50 m đến 100 m, chiều dày của phức hệ này từ 620 m đến 1.700 m, trung
bình 1.100 m. Đá chứa nƣớc là các lớp đá cuội, sạn, cát kết và một phần đá bột kết
hạt thô, các đá cách nƣớc là là sét kết, sét than, than và một phần đá bột kết hạt mịn.

7


Tỷ lệ phần trăm các lớp đá chứa nƣớc (cuội, sạn, cát kết) là 56,20 %. Các lớp
cách nƣớc là 38,20 %, còn lại là lớp đất phủ. Nhƣ vậy, tỷ lệ các lớp đá cách nƣớc và
chứa nƣớc tƣơng đối đồng đều theo diện tích và chiều sâu trong hệ tầng chứa than
T3(n-r)hg. Riêng ở vách, trụ các vỉa than, khối lƣợng đá cách nƣớc lớn hơn so với
đá chứa nƣớc.
Bảng 1 - 6: Bảng các thông số tính lưu lượng nước chảy vào mỏ.[10]
Năm khai thác

F (m2)

r (m)

R (m)

H (m)

Năm thứ 2

70.168


149

191

68

Năm thứ 3

76.200

156

258

83

Năm thứ 4

69.079

148

409

113

Năm thứ 5

52.713


130

775

173

Năm thứ 6

48.211

124

1.211

233

Năm thứ 7

41.537

115

1.708

293

Năm thứ 8

33.589


103

2.356

363

Năm thứ 9

38.157

110

2.356

363

KTKT

47.652

123

2.356

363

Căn cứ theo kết quả quan trắc lƣợng nƣớc chảy vào hầm lò khu vực Hòn Gai
vào mùa mƣa dự kiến lƣợng nƣớc ngầm chảy vào mỏ tăng từ 2,0÷3 lần so với mùa
khô.
Nước mưa:

Lƣợng nƣớc mặt chảy vào mỏ đƣợc tính toán theo công thức.
Qmặt = A x (F-F’) x  + A x F’
A: Vũ lƣợng mƣa lớn nhất: A = 0,3 m/ng
F’: Diện tích đáy moong thu nƣớc trực tiếp
F: Diện tích moong kể từ mƣơng thoát nƣớc tự chảy
 - Hệ số dòng chảy mặt ( = 0,80).
* Kết quả tính toán: Kết quả dự tính lƣu lƣợng nƣớc chảy vào khai trƣờng lộ
thiên mỏ Hà Tu theo bảng 1- 7.

8


Bảng 1 - 7: Bảng dự tính lưu lượng nước chảy vào khai trường [10]
Năm khai
thác

Nƣớc ngầm
F (m2)

F’ (m2)

Mùa khô
(m3/ngđ)

Mùa mƣa
(m3/ngđ)

Nƣớc
mƣa
(m3/ngđ)


1

2

3

4

5

6

Lƣợng nƣớc
lớn nhất mùa
mƣa
(m3/ngđ)
7

Năm thứ 2

530 322

70 168

536

1 607

131 184


132 791

Năm thứ 3

690 584

76 200

593

1 778

169 834

171 612

Năm thứ 4

996 286

69 079

680

2 040

243 174

245 214


Năm thứ 5

1 187 579

99 079

954

2 862

290 964

293 826

Năm thứ 6

1 352 320

129 079

1 316

3 948

332 302

336 250

Năm thứ 7


1 592 211

159 079

1 634

4 902

391 675

396 577

Năm thứ 8

1 756 459

178 522

1 952

5 857

435 445

441 303

Năm thứ 9

1 826 264


178 522

1 989

5 967

449 015

454 982

KTKT

1 956 734

231 302

2 070

6 210

487 589

493 799

I.1.4. Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư
a. Điều kiện kinh tế
* Công nghiệp: Nền công nghiệp khai khoáng đóng một vai trò quan trọng
trong khu vực, trong khu vực có các mỏ lớn nhƣ mỏ Hà Tu, Hà Lầm, Núi Béo...
Ngoài ra, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, chế biến hải sản cũng rất phát

triển.
* Lâm nghiệp: Diện tích rừng trong vùng chủ yếu là rừng trồng trong quá trình
cải tạo phục hồi môi trƣờng sau khai thác.
* Nông nghiệp: Do khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi và phát triển khai
thác than nên việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp chỉ đáp ứng đƣợc một phần
nhu cầu sử dụng của nhân dân trong vùng.
* Ngƣ nghiệp: Khu vực có bờ biển trải dài nên ngƣ nghiệp khá phát triển. Việc
nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân địa
phƣơng.

9


* Thƣơng nghiệp: Mạng lƣới thƣơng nghiệp quốc doanh và tƣ nhân trải khắp ở
các điểm tập trung dân cƣ. Ngành thƣơng nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu về
hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân trong vùng.
b. Điều kiện xã hội
Đời sống văn hóa giáo dục đƣợc phát triển tƣơng đối đều khắp trong vùng.
Trình độ văn hóa của nhân dân ở đây tƣơng đối cao, trong vùng có các nhà văn hóa,
các trƣờng tiểu học, THCS và THPT. Mạng lƣới y tế cũng đƣợc quan tâm và phát
triển có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
c. Điều kiện dân cư
Trong khu vực có các dân tộc sinh sống gồm chủ yếu là ngƣời Kinh và một số
ít ngƣời Sán Dìu, một số dân tộc khác có số lƣợng không đáng kể sống rải rác trong
vùng. Dân cƣ chủ yếu là lao động làm trong các mỏ than, số ít còn lại làm các
ngành nghề khác nhƣ: Nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ...
I.1.5. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc
a. Hệ thống giao thông
Khu vực có hệ thống giao thông rất phát triển bao gồm QL.18A, tuyến đƣờng
vành đai phía Bắc và mạng lƣới đƣờng giao thông nội bộ trong mỏ đã tạo thành hệ

thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh đáp ứng cơ bản yêu cầu về giao thông và vận
tải than.
b. Thông tin, liên lạc
Điều kiện thông tin liên lạc rất thuận lợi, hầu hết các diện tích trong vùng đã
phủ sóng các mạng di động đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc trong nƣớc và quốc
tế thông suốt.

10


I.1.6. Hiện trạng môi trường sinh thái
1) Hệ sinh thái rừng
Hiện nay, diện tích đất rừng khu vực tỉnh Quảng Ninh có xu hƣớng tăng lên
thông qua trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở tất cả các địa phƣơng. Diện tích
rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh đƣợc trình bày trong bảng 1-8 sau.
Bảng1-8: Diện tích rừng hiện tại trong tỉnh Quảng Ninh
Loại rừng

TT

610.200,50

Tỷ lệ trên tổng diện
tích, %
100

Diện tích, ha

Tổng diện tích đất của tỉnh
A


Đất rừng

427.302,30

70

I

Đất có rừng

301.751,80

49,5

I.1

Rừng tự nhiên

149.192,00

24,5

1

Rừng trung bình

11.354,40

1,8


2

Rừng nghèo

18.417,50

3

3

Rừng phục hồi

81.732,60

13,4

4

Rừng hỗn giao

5. 417,4

0,8

5

Rừng tre

7. 923,9


1,3

6

Rừng ngập mặn

19.864,50

3,2

7

Rừng trên núi đá

I.2

Rừng trồng

1

0

0

152.559,80

25

Rừng có trữ lƣợng


66. 723,8

11

2

Không dự trữ

71. 505,0

11,7

3

Rừng đặc sản

13. 875,5

2,2

II

Đất không có rừng

125.550,50

20,6

(Nguồn: Định hướng kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển lâm nghiệp

Quảng Ninh giai đoạn 2010÷2015 tầm nhìn đến 2020)

11


Chất lƣợng rừng vẫn tiếp tục suy giảm mạnh. Diện tích rừng nguyên sinh,
rừng đặc dụng giảm mạnh. Hiện nay, không còn rừng nguyên sinh trên địa bàn tỉnh
(rừng Ba Mùn cũng bị khai thác mạnh). Sự chuyển đổi từ đất rừng giàu sang đất
rừng trung bình và nghèo, từ đất cây gỗ tạp sang đất cây bụi và cỏ, từ đất cây bụi và
cỏ sang đất trống, trọc diễn ra nhanh ngay cả ở những vùng núi và hải đảo.
2) Đa dạng sinh học
Kết quả điều tra mới nhất của Phân viện Hải dƣơng học Hải Phòng trên vịnh
Hạ Long năm 2004 đã phát hiện thấy 228 loài thực vật phù du, 53 loài trùng lỗ, 139
loài rong biển, 5 loài cỏ biển, 31 loài thực vật ngập mặn, 133 loài động vật phù du,
san hô 154 loài, động vật đáy 45 loài, cỏ biển 204 loài, thực vật trên đảo 435 loài,
chim biển 76 loài, thú trên đảo 22 loài.
Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy, ngoài hoạt động khai thác than, hoạt
động xây dựng hạ tầng thời gian qua, đặc biệt tại khu vực TP Hạ Long, Cẩm Phả đã
gây ra hiện tƣợng rửa trôi đất đá, đẩy bùn ra vùng ven bờ do san lấp mặt bằng gây
đục nƣớc biển cũng nhƣ bồi lắng luồng lạch, phá huỷ các bãi triều, hệ sinh thái rừng
ngập mặn là nơi cƣ trú, sinh sản của các loại thuỷ hải sản đang giảm đi nhanh
chóng. Diện tích rừng ngập mặn trong gần 40 năm qua đã mất gần 2.000 ha. Hiện
trạng hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng giảm đáng kể. Số liệu thống kê thấy:
- Hệ sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn, phân bố tại khu vực Hạ Long và
vùng phụ cận với 20 loài thực vật ngập mặn. Theo thống kê, rừng ngập mặn ở Vịnh
Hạ Long là nơi sinh sống của 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, gần 40 loài
chim, 10 loài bò sát.
- Hệ sinh thái đáy cứng, rạn san hô:
Hiện nay, đã thống kê đƣợc trong vịnh Hạ Long có 232 loài san hô là nơi cƣ
trú của 81 loài chân bụng, 130 loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 55 loài giun nhiều tơ và

57 loài cua.
- Hệ sinh thái đáy mềm là dạng hệ sinh thái của quần thể cỏ biển. Cỏ biển ở

12


Hạ Long có 5 loài, có tác dụng chắn sóng và làm sạch nƣớc biển. Đây cũng là nơi
cƣ trú ƣa thích của 140 loài rong biển, 3 loài giun nhiều tơ, 29 loài nhuyễn thể, 9
loài giáp xác.
- Hệ sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn thì thƣờng phân bố ở đới thấp,
với những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dƣỡng cao nhƣ
sá sùng, hải sâm, sò, ngao.
- Hệ sinh thái biển: Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê đƣợc Vịnh Hạ
Long có khoảng 185 loài thực vật phù du, 140 loài động vật phù du, gần 500 loài
động vật đáy và 326 loài động vật tự du. [41]
I.2. Thực trạng hoạt động khai thác than tại mỏ than Hà Tu:
I.2.1. Lịch sử công tác thăm dò than
Khoáng sàng than Công ty CP than Hà Tu - TKV đƣợc giao quản lý và khai
thác đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò, khai thác. Các báo cáo địa chất và tính trữ
lƣợng khoáng sàng than Bàng Danh và Bắc Bàng Danh gồm:
- Báo cáo Thăm dò tỉ mỉ năm 1960 - Tremerop và Tính lại trữ lƣợng năm 1962
- Mikailop.
- Báo cáo Thăm dò nâng cấp và thăm dò khai thác năm 1967 - Nguyễn Đăng
Tƣớc.
- Báo cáo Thăm dò sơ bộ vỉa Trụ năm 1986 - Trần Quang Phúc.
- Báo cáo Tổng hợp tài liệu địa chất năm 1988 - Nguyễn Hữu Lân.
- Báo cáo tổng kết tài liệu địa chất Vỉa 7,8 và Vỉa 10B khu Bắc Bàng Danh
năm 1994 - Đoàn thăm dò khảo sát 4.
- Tổng hợp tài liệu địa chất và tính lại trữ lƣợng năm 1997 - Công ty Phát triển
Tin học, Công nghệ và Môi trƣờng.


13


- Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khai thác Vỉa 7,8 khu Bắc Bàng Danh và
Vỉa 10B khu 61 Mỏ than Hà Tu năm 2000 - Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ
và Môi trƣờng.
- Báo cáo đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất và đánh giá trữ
lƣợng kinh tế các khoáng sàng than Việt Nam” năm 2000 - Công ty Phát triển Tin
học, Công nghệ và Môi trƣờng.
- Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khai thác khu Bắc Bàng Danh năm 2003 Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trƣờng.
- Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khai thác khu Bắc Bàng Danh năm 2007 Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trƣờng Than – Khoáng sản Việt Nam.
I.2.2. Lịch sử công tác khai thác than
Trong thời kỳ pháp thuộc, khu mỏ đã đƣợc tiến hành khai thác với quy mô
nhỏ. Tuy nhiên, đến nay không còn tài liệu để lại.
Hiện nay khu Hà Tu đang đƣợc Công ty cổ phần than Hà Tu- Vinacomin khai
thác bằng phƣơng pháp lộ thiên tại các vỉa 7 và 8 theo giấy phép số 2822/GPBTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 và đƣợc gia hạn theo giấy phép khai thác số
3195/GP- BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2014.

14


I.2.3. Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ

Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ than Hà Tu xem hình dƣới đây:

Hình 2. Quy trình khai thác của mỏ than Hà Tu
I.2.4. Đặc điểm địa chất mỏ
a. Địa tầng
Kết quả nghiên cứu địa tầng, các tài liệu trƣớc đây đã xác định địa tầng trầm

tích mỏ Hà Tu gồm các trầm tích của giới Mezozoic và Cenozoic. Đặc điểm địa
tầng khu mỏ nhƣ sau:
GIỚI MEZOZOI (MZ)
Hệ Trias (T)
Thống thƣợng (T3)
Bậc nori - reti (T3n-r)
Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg )

15


Các trầm tích chứa than Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg) phân bố trong địa hào Hòn
Gai - Cẩm Phả kéo dài theo phƣơng Tây- Đông, đƣợc chia thành ba phân hệ tầng.
Tuy nhiên, trong khu mỏ chỉ tồn tại hai phân hệ địa tầng là phân hệ địa tầng Hòn Gai
dƣới và phân hệ địa tầng Hòn Gai trên. Đặc điểm của chúng nhƣ sau:
1. Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r)hg1:
Phân hệ tầng Hòn Gai dƣới (T3n-r)hg1 phân bố chủ yếu ở phần phía Tây Nam
khu mỏ. Thành phần thạch học chủ yếu gồm: Cuội kết, sạn kết và cát kết đa khoáng,
màu sáng, có xen kẽ các lớp bột kết, sét kết mỏng và một số thấu kính than. Phần cuối
của phân hệ tầng đôi khi gặp thấu kính sét kết phủ trên móng cổ.
2. Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r)hg2:
Phân bố hầu khắp diện tích mỏ, có diện lộ khá liên tục và là phân hệ tầng chứa
than chính trong khu vực. Tổng chiều dày địa tầng khoảng 1.200 m đến 1.600 m, chứa
17 vỉa than từ V.15 đến V.1. Xen kẹp giữa các vỉa than là các lớp đá cuội, sạn kết, cát
kết, bột kết, sét kết, sét than đƣợc xếp theo nhịp trầm tích từ hạt thô đến mịn và ngƣợc
lại. Sau đây mô tả sơ lƣợc đặc tính các loại đá nhƣ sau:
+ Cuội, sạn kết: Chiếm 30,40 % các đá có mặt trong khu mỏ, đá có màu xám
sáng, tỷ lệ cuội chiếm 50 % đến 70 %, cỡ hạt cuội từ 1,0 cm đến 1,25 cm. Xi măng gắn
kết thƣờng là cát silic màu xám lẫn ít sét, độ mài tròn và lựa chọn các hạt cuội khá tốt.
Các lớp cuội, sạn ít phổ biến, trong khu vực thƣờng phân bố ở vách V.14 và V.10.

+ Cát kết: Chiếm 26,80 % các đá có mặt trong khu mỏ, đá có màu xám trắng,
xám tro đến xám đến, cấu tạo dạng khối, phân lớp dày đến vừa. Độ hạt thay đổi từ
0,05 cm đến 0,1 cm, xi măng lấp đầy là sét silic rắn chắc.
+ Bột kết: Chiếm 20,0 % các đá có mặt trong khu mỏ, đá có màu xám sáng đến
xám đen, cấu tạo khối, kết cấu tƣơng đối rắn chắc, phân lớp dày đến vừa.
+ Sét kết: Chiếm 10,20 % các đá có mặt trong khu mỏ, phân bố chủ yếu ở
vách, trụ và xen kẹp trong các vỉa than. Đá có màu xám đen, đôi khi lẫn một vài chỉ
than mỏng, phân lớp mỏng.

16


+ Sét than: Chiếm 1,10 % các đá có mặt trong khu mỏ, thƣờng nằm sát vách, trụ
vỉa than, là lớp vách, trụ giả và nằm xen kẹp trong các lớp than, có màu xám đen. Đá
có thành phần chủ yếu là sét và các lớp than nằm xen kẽ nhau.
+ Than và than bẩn: Chiếm 6,90 % các đá có mặt trong khu mỏ. Các vỉa than ở
đây tồn tại thƣờng không liên tục, tạo thành nhiều cửa sổ không than.
GIỚI CENOZOI (KZ)
Hệ Đệ tứ (Q)
Đất đá Đệ tứ (Q) phân bố rải rác, nhỏ hẹp trong các thung lũng suối, phần lớn
diện tích khu Hà Tu hiện đang khai thác lộ thiên trơ đá gốc hoặc bị đổ thải từ 10 m
đến 60 m. Chiều dày trầm tích thay đổi từ 3 m đến 5 m, thành phần trầm tích Đệ tứ
(Q) gồm: sét và sét pha lẫn cuội sỏi, đá gốc phong hoá, độ bền cơ học kém.
b. Kiến tạo
Mỏ than Hà Tu có cấu trúc dạng phức nếp lõm, trong vùng sụt lún kiến tạo địa
lũy Hòn Gai. Hai cánh của phức nếp lõm này có dạng không đối xứng. Các hoạt
động kiến tạo khu vực đã hình thành các hệ thống đứt gãy, uốn nếp phong phú.
- Đặc điểm nếp uốn: Cả khu vực Hà Tu là một phức nếp lõm là nếp lõm Bắc
Hà Lầm. Nếp lõm xuất phát từ phía Tây Nam khu mỏ và đi vào khu Hà Tu có dạng
uốn lƣợn, đoạn từ phía Đông LK.1 006-T.I đến qua LK.1 012-T.IXP, chạy lên phía

Đông Bắc khu mỏ, kéo dài khoảng 2 500 m. Nếp uốn không cân xứng, cánh Bắc bị
đứt gãy F.K chia cắt. Mặt trục nghiêng về phía Bắc từ 700 đến 850 chia khu mỏ ra
làm hai cánh riêng biệt, các vỉa than khu vực phía Nam có hƣớng cắm Bắc, các vỉa
than khu vực phía Bắc có xu hƣớng cắm Nam. Độ dốc các cánh rất khác nhau. Cánh
Nam dốc từ 300 đến 650, cánh Bắc dốc từ 40-750, đặc biệt từ phía Đông LK.BB13T.IVP về phía Đông các vỉa than bị uốn lƣợn và có xu hƣớng cắm đảo Nam. Cánh
phía Bắc có độ dốc thoải hơn 250 đến 300, phƣơng trục của nếp lõm chạy gần song
song với phƣơng của đứt gãy F.A. Ngoài ra trong khu vực còn có một số nếp uốn
nhỏ kéo theo.

17


×