Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIÁO án THEO ĐỊNH HƯỚNG phát triển năng lực tại lầu HOÀNG hạc TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.23 KB, 7 trang )

Tiết 59
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
- Lí Bạch I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại: thơ Đường.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm bạn bè chân thành cho học sinh; Có ý thức xây
dựng tình bạn đẹp trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Lí Bạch
- Năng lực đọc – hiểu thơ Đường
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng
góp nổi bật của nhà văn
- Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ
năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit, các phiếu học tập.
- Tư liệu tham khảo: Văn học Trung Quốc (NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2000
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1), vở ghi.
- Soạn bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lý Bạch)
- SGK Ngữ văn 10 (tập 1), cá nhân soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần hướng dẫn
học bài.
- Sưu tầm, tìm hiểu về nhà thơ Lí Bạch, lầu Hoàng Hạc.
- Ghi ra các thắc mắc của bản thân (nếu có).


III. Tiến trình giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 - Khởi động: 5p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận
kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan


* Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
GV chia lớp thành 4 nhóm, trong vòng 3 phút, ghép thật nhanh các tác phẩm ở cột A với
các tác giả tương ứng ở cột B (Phiếu học tập số 1)
– GV giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 35p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được: Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của
nhà thơ đối với bạn; Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công
não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn
I. Tìm hiểu chung
HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trả
1. Tác giả:
lời câu hỏi:
- Lí Bạch (701-762), nhà thơ lãng mạn vĩ đại
- Trình bày những hiểu biết của em về
của Trung Quốc, được gọi là "Thi tiên".
nhà thơ Lí Bạch?

- Nội dung thơ phong phú
- Phong cách: hào phóng, bay bổng nhưng rất
tự nhiên, tinh tế và giản dị.
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh 2. Tác phẩm:
như thế nào?
- Hoàn cảnh sáng tác: tác giả làm bài thơ khi
tiễn người bạn là Mạnh Hạo Nhiên về chốn đô
hội.
- Thể thơ:
+ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Ngô Tất Tố dịch ra thể lục bát.
- Nhan đề:
+ Dài bất thường: 10 từ
+ Như một dòng nhật kí với nhiều kỉ niệm
2. GV hướng dẫn đọc văn bản:
II. Đọc hiểu văn bản
- GV hướng dẫn đọc: giọng buồn, bâng
1. Đọc:
khuâng, trong sáng.
- Đọc:
- GV đọc mẫu, gọi 1 – 2 HS đọc, nhận - Giải nghĩa từ: SGK (132 - 133).
xét, rút kinh nghiệm cách đọc.
3. GV hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu:
GV chiếu sơ đồ trên máy và yêu cầu HS
tái hiện: Bài thơ viết về cuộc chia tay của
Lí Bạch với Mạnh Hạo Nhiên. Cuộc chia
tay diễn ra ở đâu? Nơi mà người bạn sẽ
đến? Nơi chia tay và nơi đến được kết



nối bởi cái gì ? Em hãy trả lời bằng cách
hoàn thành sơ đồ sau?

Nơi tiễn

Nơi đến

- Từ những hiểu biết về các địa danh trên
( vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ), em
có cảm nhận gì về không gian nghệ thuật
- Nơi tiễn: Phía tây lầu Hoàng Hạc – một thắng
đang được nhà thơ dựng lên trong hai
cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc, một di chỉ thần
câu thơ
tiên
-Nơi đến: Dương Châu (thời Đường) là chốn
đô thị phồn hoa bậc nhất.
- Trường Giang: huyết mạch giao thông chính
của miền Nam Trung Quốc
-> Không gian: rộng lớn, khoáng đạt, mĩ lệ
Nơi tiễn

- Bây giờ các em chú ý đến thời gian của
cuộc chia tay. Đó là khoảng thời gian
nào trong năm? Nó gợi lên điều gì về tiết
trời, cảnh vật?
- Nhưng theo em tâm điểm chia tay là
con người hay cảnh vật?

- Với quan hệ tình bạn giữa hai người,
theo em việc Ngô Tất Tố dùng chữ
“bạn” để dịch từ “cố nhân” đã hoàn
toàn đạt yêu cầu chưa? Tại sao?
Thảo luận nhóm theo bàn: Mối quan
hệ tương phản giữa không gian – thời
gian – con người ngầm giấu trong bài

Lầu HH

Nơi đến

TG

Dương
Châu

- Thời gian: tháng ba, mùa hoa khói – khaongr
thời gian đẹp trong năm, tiết xuân mát lành,
cây cối hoa lá đâm chồi nầy lộc
- Hình ảnh “cố nhân”- bạn cũ: khẳng định tình
bạn tri kỉ và thể hiện sự trân trọng, quý mến đối
với bạn.
-> không gian - thời gian - con người đều


thơ?

Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4
nhóm theo tháng sinh (Xuân, Hạ, Thu

Đông)
Thời gian: 7 phút,
Nhiệm vụ:
- So sánh nguyên tác và dịch thơ ở câu
3? Tìm hình ảnh đối lập trong câu thơ thứ
3?
- So sánh nguyên tác và dịch thơ ở câu
3? Trong phần nguyên tác, hình ảnh “cô
phàm” và “bích ko tận” có quan hệ với
nhau ntn? ý nghĩa của mối quan hệ đó?

thống nhất ở phương diện thẩm mĩ: cảnh đẹp –
thời tiết đẹp – tình bạn đẹp
-> mọi thứ đều tươi đẹp song con người lại ở
trong hoàn cảnh chia li giã biệt
=> Hai câu thơ như một bức tranh tả cảnh,
nhưng lại thấm đượm tình cảm thắm thiết của
nhà thơ: nỗi lưu luyến bịn rịn và sự nao nức
muốn được cùng đến Dương Châu.
2. Hai câu sau:
* Câu 3:
- So sánh nguyên tác và dịch thơ:
+ Cô phàm (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô
đơn.
+ Bóng buồm (dịch thơ) làm mất sắc thái của
cánh buồm.
+ Bích ko tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp.
 Bản dịch thơ làm mất sắc màu đó của ko gian
chia li.
+ Câu thơ dịch nêu nên sự chuyển dịch đã hoàn

tất: Bóng buồm đã khuất bầu ko.
+ Nguyên tác: Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần,
mất hút vào khoảng ko xanh biếc.
 Gợi được sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ
dần, hút tầm mắt của cánh buồm.
- hình ảnh: “cô phàm” – sự quan tâm duy nhất
của nhà thơ chỉ là con thuyền chở bạn đang rời
xa – Đó là tiêu điểm duy nhất  cái nhìn dõi
theo đau đáu  cái nhìn của tâm tưởng, tình
cảm

- Sông Trường Giang là huyết mạch giao
thông chính của miền Nam Trung Quốc,
hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược.
Nhưng trong con mắt thi nhân, giữa ko
gian bao la xanh thẳm ấy chỉ duy nhất
hình ảnh “cô phàm” của “cố nhân” .
Theo em vì sao lại có sự khác thường
ấy?
Và sự dịch chuyển của cánh buồm là có
ý nghĩa.
- Tìm hình ảnh đối lập trong câu thơ thứ - Hình ảnh đối lập:
3?
Cô phàm
 bích ko tận
nhỏ bé, cô đơn
mênh mông, rợn ngợp.
 Tô đậm sắc thái cô đơn, bé nhỏ của con
thuyền.
 Bút pháp tả cảnh ngụ tình sự cô đơn, nhỏ bé

Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả của con người trước thiên nhiên bao la.
=> tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả
với bạn ntn?


đối với bạn.
* Câu 4:
- Từ “duy kiến” - trông theo: không chuyển tải
hết ý nghĩa của nguyên tác, chỉ sự duy nhất, chỉ
thấy
- Quan hệ tương phản giữa cái vô hạn của vũ
trụ với cái hữu hạn của đời người; giữa cái
mênh mông giao hòa của đất trời, với cái lẻ loi
đơn độc của con người trong cảnh li tán -> tâm
hồn cô đơn, trống trải đến rợn ngợp

- So sánh nguyên tác với bản dịch phát
hiện từ dịch chưa sát?
- Cánh buồm đã khuất vào trong khoảng
không xanh biếc. Lúc này Lí Bạch chỉ
thấy điều gì? So sánh bản dịch thơ và
nguyên tác để phát hiện từ dịch chưa sát
Một lần nữa các quan hệ trong thơ lại
được thi nhân dựng lên để bộc lộ tâm sự.
Theo em đó là quan hệ gì ( tương phản
hay tương đồng) và nhà thơ gửi gắm tâm
sự gì?
=> Tâm trạng của tác giả: lưu luyến, nỗi cô
đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm
thăm thẳm.

4. Hướng dẫn tổng kết:
III. Tổng kết
- Qua cuộc đưa tiễn này em cảm nhận
- Nội dung: Bài thơ cho ta thấy một tình bạn
được điều gì về tình bạn giữa Lí Bạch và đẹp chân thành, thắm thiết; Một Lí Bạch đằm
Mạnh Hạo Nhiên? Em hiểu thêm điều gì thắm, ân tình.
về nhà thơ Lí Bạch?
- Nghệ thuật:
- Theo em, bài thơ có những nét nghệ
+ Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi
thuật nào đáng chú ý?
cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
+ Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ
tình, tự sự, và miêu tả.
Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p
* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành
* Hình thức tổ chức hoạt động: Phát Phiếu học tập số 2
Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau.
1. Một trong những nguyên tắc của thơ Đường là “ý kị lộ”. Thế mà nhan đề bài thơ lại “lộ
ý” khá rõ. Nếu được sửa lại nhan đề của tác phẩm, anh/chị sửa như thế nào? Vì sao?
2. Viết bài bình luận về tình bạn giữa Lí Bạch với Mạnh Họa Nhiên và tình bạn trong cuộc
sống hôm nay.
3. Tự dịch bài thơ của Lí Bạch (không bắt buộc)



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………
Trường: …………………………………………………
Bài học: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (tiết 45)
A
(1) Xa ngắm thác núi lư, (2) Cảm xúc mùa
thu, (3) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về
quê, (4) Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều, (5)
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, (6) Lầu
Hoàng Hạc, (7) Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn
Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, (8) Nỗi
oán của người phòng khuê, (9) Khe chim
kêu.

B
(a) Đỗ Phủ, (b) Vương Duy, (c) Lý
Bạch, (d) Hạ Tri Chương, (e) Thôi
Hiệu, (g) Vương Xương Linh, (h)
Trương Kế.

Đáp án: (1) và (7) – (c); (2) và (5) – (a); (3) - (d); (4) – (h); (6) – e); (8) –
(g); (9) – (b)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………
Trường: …………………………………………………
Bài học: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (tiết 45)
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
( Tại Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Tr144, SGK Ngữ văn
10, Tập I, NXBGD 2006)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
1/ Tại sao nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn ?
2/ Hai tiếng cố nhân mà dịch là bạn có nói hết ý nghĩa của từ cố nhân
chưa ? Vì sao ?


3/ Hình ảnh yên hoa tam nguyệt( Tháng ba hoa trong sương mù như có khói
bao phủ) được nhắc đến trong cuộc chia tay có hàm nghĩa gì ?
4/ Cánh buồm cô đơn (cô phàm) trong dòng thơ thứ 3 được khắc hoạ trong
những mối quan hệ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh này.
Định hướng trả lời:
1/ Nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Bởi vì, theo quan niệm
của người Á Đông, phía tây là cõi Phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc, phía tây là
vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí hiểm. Ngày xưa chỉ dành cho những ẩn sĩ đến
tu hành. Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch.
2/ Hai tiếng cố nhân mà dịch là bạn chưa nói hết ý nghĩa của từ cố nhân .
Bởi lẽ. Cố nhân là người bạn gắn bó, thân thiết từ xưa, cho dù thời gian có thể
điểm tô trên mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng cố nhân ấy mà đắm chìm trong
sự thiết tha, quyến luyến. Còn chữ bạn chỉ gợi tình bạn bình thường.
3/ Hình ảnh yên hoa tam nguyệt (Tháng ba hoa trong sương mù như có khói
bao phủ) được nhắc đến trong cuộc chia tay có hàm nghĩa :
-Vẻ đẹp mĩ lệ của yên hoa tam nguyệt là tương phản với cảnh chia tay. Thiên
nhiên đẹp nhưng bạn thân lại ra đi, vì thế mà càng thêm lưu luyến ;
- Nhưng đây là vẻ đẹp của tháng ba mùa xuân- cảnh đẹp lộng lẫy nhưng
cũng là lúc bắt đầu tàn phai. Cái đẹp ẩn chứa sự bâng khuâng rất phù hợp với cảnh
chia tay.

4/ Cánh buồm cô đơn (cô phàm) trong dòng thơ thứ 3 được khắc hoạ trong
những mối quan hệ :
-Trong mối quan hệ với bích không tận ( bầu trời xanh thẳm)
-Trong mối quan hệ với người nhìn. Đó là cái nhìn lưu luyến của người ở lại.
Hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh cánh buồm cô đơn: diễn tả nỗi cô đơn và
vẻ đẹp của tình bạn chân thành, trong sáng.

Chào bạn! Mình có
- Đề cương lớp 10, đề cương ôn 11, 12 (GV dùng làm bài soạn ôn cho HS) ,
- giáo án ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12 (mỗi tác phẩm từ 5- 7 đề, trong
đó có đề liên hệ với 11) ,
- giáo án 5 hoạt động LỚP 10, 11 , 12 tài liệu ôn HSG, Bạn nào cần có thể liên hệ nhé (tài
liệu có tính chút phí café pin thôi nhé)
Gmail:
Xin lỗi nếu làm phiền!
/>


×