Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tác động của thiên tai đến tình trạng sức khỏe người dân và trẻ em ở khu vực nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LÊ MỸ KIM

TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG
SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN VÀ TRẺ EM Ở KHU
VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LÊ MỸ KIM

TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG
SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN VÀ TRẺ EM Ở KHU
VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ TẤT THẮNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của thiên tai đến tình trạng sức khỏe
người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác cho
tới thời điểm hiện tại.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018.
Học viên

Lê Mỹ Kim


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.4. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...............................................................5
2.1. Lược khảo lý thuyết. ............................................................................................5

2.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................5
2.1.1.1. Thiên tai .........................................................................................................5
2.1.1.2. Các chỉ số phát triển ở trẻ em.........................................................................6
2.1.2. Khung lý thuyết .............................................................................................7
2.2. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ............................................10
2.2.1. Tác động của thiên tai đến thu nhập của hộ gia đình ..................................11
2.2.2. Tác động của thiên tai đến chi tiêu của của hộ gia đình ..............................12
2.2.3. Tác động của thiên tai đến sức khỏe trẻ em.................................................15
2.2.4. Tác động của thiên tai đến sức khỏe của các thành viên hộ gia đình ..........17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................20
3.1. Khung phân tích .................................................................................................20
3.2. Mô hình phân tích ..............................................................................................22
3.3. Phương pháp kinh tế lượng ................................................................................27


3.3.1. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .............................................................27
3.3.2. Mô hình Logit ..............................................................................................29
3.3.3. Các khuyết tật của mô hình .........................................................................30
3.4. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34
4.1. Tổng quan về tình hình thiên tai ở Việt Nam.....................................................34
4.2. Thống kê mô tả...................................................................................................38
4.2.1. Mẫu dữ liệu 1. ..............................................................................................38
4.2.2. Mẫu dữ liệu 2. ..............................................................................................40
4.2.3. Mẫu dữ liệu 3 ...............................................................................................43
4.3. Kết quả kiểm định khuyết tật .............................................................................46
4.3.1. Đa cộng tuyến ..............................................................................................46
4.3.2. Phương sai sai số thay đổi ...........................................................................47
4.3.3. Nội sinh ........................................................................................................47
4.4. Kết quả hồi quy ..................................................................................................48

4.4.1. Tác động của thiên tai đến sức khỏe của các thành viên trong hộ ..............48
4.4.2. Tác động của thiên tai đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình .......................49
4.4.3. Tác động của thiên tai đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em .........................52
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................61
5.1. Kết luận ..............................................................................................................61
5.2. Hàm ý chính sách ...............................................................................................63
5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDC .......................... Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
CEM ......................... Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam.
CRED ....................... Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học về thiên tai.
DMC ......................... Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
GDP .......................... Tổng sản phẩm quốc nội.
GSO .......................... Tổng cục thống kê Việt Nam.
HAZ .......................... Chỉ số Z chiều cao theo tuổi.
MICS ........................ Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam.
OLS .......................... Phương pháp bình phương nhỏ nhất.
UNICEF ................... Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
VHLSS ..................... Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam.
VIF ........................... Hệ số phóng đại phương sai.
WAZ ......................... Chỉ số Z cân nặng theo tuổi.
WHO ........................ Tổ chức Y tế thế giới.
WHZ ......................... Chỉ số Z cân nặng theo chiều cao.



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mẫu dữ liệu 1 ......................................39
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mẫu dữ liệu 1 ..................40
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến số trong mẫu dữ liệu 2 ......................................41
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mẫu dữ liệu 2 ..................43
Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến số trong mẫu dữ liệu 3 ......................................44
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mẫu dữ liệu 3 ..................46
Bảng 4.7. Hệ số VIF của các biến trong mô hình sức khỏe trẻ em...........................48
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy logit cho xác suất bị bệnh của các thành viên trong hộ .49
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy OLS cho chi tiêu y tế của các hộ gia đình .....................51
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy OLS cho chỉ số chiều cao theo tuổi (HAZ) ở trẻ em ...54
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy OLS cho chỉ số cân nặng theo tuổi (WAZ) ở trẻ em ...56
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy OLS cho chỉ số cân nặng theo chiều cao (WHZ) ở trẻ
em ..............................................................................................................................58


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Khung lý thuyết cho mối quan hệ giữa thiên tai và sức khỏe .....................8
Hình 3.1. Khung phân tích ........................................................................................21
Hình 3.2. Đồ thị minh họa cho phương sai sai số thay đổi .......................................32
Hình 4.1. Số lượng thiên tai ở một số nước Đông Nam Á (2010-2017) ..................35
Hình 4.2. Thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra giai đoạn 2011-2017
...................................................................................................................................36
Hình 4.3. Đồ thị phân phối cho biến chi tiêu y tế .....................................................44
Hình 4.4. Đồ thị phân phối của biến WHZ ...............................................................47


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu nhằm mục đích ước tính tác động của các loại thiên tai phổ biến như
bão, hạn hán và lũ lụt đến sức khỏe và chi tiêu y tế của các hộ gia đình ở vùng nông

thôn Việt Nam. Nghiên cứu có ba mục tiêu cụ thể: Mục tiêu thứ nhất là đo lường
ảnh hưởng của thiên tai đến xác suất mắc bệnh của các thành viên trong hộ gia đình.
Nếu thiên tai có tác động đến xác suất mắc bệnh của các thành viên trong hộ thì liệu
có dẫn đến những thay đổi trong chi tiêu y tế của những hộ này hay không? và nếu
có thì thay đổi như thế nào?. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu thứ hai là ước tính tác
động của thiên tai đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình. Mục tiêu thứ ba là đánh giá
tác động của thiên tai đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi. Để đạt được
các mục tiêu trên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và mô hình
logistic để phân tích dữ liệu chéo từ cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
(VHLSS 2012 và VHLSS 2016) kết hợp với dữ liệu từ cuộc Điều tra đánh giá các
mục tiêu về trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam năm 2011 (MICS 4).
Kết quả cho thấy, bão và hạn hán đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức
khỏe của người dân ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng mức độ tác động của bão và
hạn hán là không giống nhau. Cụ thể, những người sống ở khu vực chịu ảnh hưởng
của hạn hán và bão có xác suất bị bệnh cao hơn so với những người sống ở vùng
không chịu ảnh hưởng lần lượt là 1,34 điểm % và 0,78 điểm %, gia tăng gánh nặng
tài chính cho các hộ gia đình do phát sinh các khoản chi phí khám chữa bệnh. Kết
quả hồi quy cho thấy, khi xác xuất bị bệnh tăng 1 điểm % thì mức chi tiêu y tế của
hộ gia đình tăng lên 1,09 điểm % và những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ có mức
chi tiêu y tế cao hơn những hộ không bị ảnh hưởng là 11,34 điểm %. Ngoài ra, thiên
tai cũng có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì làm giảm điểm zscore của các chỉ số HAZ, WAZ và WHZ. Những kết quả từ nghiên cứu này có thể
cung cấp thông tin hữu ích làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách cũng như
các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai Việt Nam đề xuất các giải pháp nhằm quản lý,
phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai cho vấn đề sức khỏe người dân, đặc biệt
là sức khỏe của trẻ em một cách hữu hiệu nhất.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Theo World Bank (2017), hàng năm có hơn 70% dân số Việt Nam phải đối mặt với
những rủi ro do các thảm họa thiên tai mang lại. Thiên tai có tác động đến mọi mặt
đời sống kinh tế-xã hội của người dân như gây thiệt hại nghiêm trọng về người và
tài sản, phá hủy mùa màng, ảnh hưởng đến mức thu nhập, chi tiêu, sinh kế, sức
khỏe, giáo dục và các vấn đề xã hội khác. Ước tính trung bình mỗi năm thiên tai
làm cho hơn 300 người thiệt mạng và mất tích, gây thiệt hại về kinh tế khoảng 11,5% GDP và có thể lên đến 4% GDP trong những trường hợp thiên tai lớn, trong
đó nông nghiệp là ngành dễ bị tổn thương nhất. Theo số liệu thống kê, trong 20 năm
qua tổng số người chết do thiên tai lên đến 13.000 người và tổng mức thiệt hại về
kinh tế là 6,4 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng cho năm 2016 thì thiên tai đã làm cho 264
người thiệt mạng và mất tích, 431 người bị thương, 5.431 ngôi nhà bị sập, 364.997
ngôi nhà bị hư hại, 828.661 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại và hàng trăm
triệu mét khối đất đá, giao thông, thủy lợi, đê kè bị sạc lỡ gây tổng thiệt hại về kinh
tế khoảng 39.726 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thiên tai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe
của người dân Việt Nam. Vì bão, lũ lụt thường cuốn trôi và hòa tan nhiều chất bẩn
tích tụ trong mùa khô hay các chất thải từ các bãi rác, các chất hóa học từ kho chứa
thuốc bảo vệ thực vật,...làm ô nhiễm nguồn nước, gia tăng lượng sinh vật gây bệnh
ở các vùng bị ngập lụt lâu ngày, đồng thời làm cho thức ăn bị nhiễm bẩn. Như vậy,
thiếu nguồn nước sạch là nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh hoạt không đảm bảo
được an toàn vệ sinh, làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm não, cúm, các bệnh về đường ruột và suy dinh dưỡng (Roger Few
et al., 2007, Bộ Y tế, 2015, CEM, 2016). Trong báo cáo của Roger Few et al.
(2007), các nhân viên y tế ở thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp cho biết tỷ lệ
người mắc bệnh tiêu chảy tăng lên khoảng 20% vào mùa lũ, CEM (2016) cũng dẫn
chứng rằng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã xảy ra dịch mắt đỏ lây lan ở


2


các xã vùng bị ngập lụt như Thượng Hóa, Trung Hóa,...và có hơn 200 trường hợp bị
nhiễm bệnh. Dù Bộ Y tế luôn có kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh sau thiên
tai nhưng công tác khám chữa bệnh và phòng dịch gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở
vật chất của các trung tâm y tế địa phương bị thiên tai tàn phá, thiếu thốn phương
tiện và nhân lực trong việc phòng chống dịch bệnh. Hơn nữa, biến đổi khí hậu diễn
ra ngày càng nghiêm trọng cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế ở Việt Nam
khiến cho tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp theo hướng tăng cả về tần
suất lẫn cường độ nên mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến sức khỏe người dân cũng
sẽ nghiêm trọng hơn (CEM, 2016, Ban chỉ đạo TW về PCTT, 2018).
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành và tìm thấy mối
quan hệ giữa thiên tai và tình trạng sức khỏe người dân tại nhiều nước khác nhau.
Thiên tai có thể trực tiếp gây ra bệnh tật do điều kiện môi trường sống không đảm
bảo hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chi tiêu cho thực phẩm và y tế dẫn đến không
đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho gia đình
(Campanella, 1999, Goenjian et al., 2001, Van Griensven et al., 2006, Watson et al.,
2007, Callaghan et al., 2007, Bich et al., 2011, Lohmann and Lechtenfeld, 2015).
Cụ thể, điều kiện thời tiết nắng nóng là môi trường thuật lợi cho các loại sâu bọ tồn
tại, sinh sản và phát triển, đặc biệt là các sinh vật gây bệnh, làm gia tăng khả năng
xảy ra dịch bệnh trên diện rộng (Kovats et al., 2003, Chase and Knight, 2003).
Đồng thời, hạn hán và lũ lụt cũng làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh đường ruột do
tình trạng xuống cấp nước uống, nguồn thực phẩm nhiễm bẩn không đảm bảo được
an toàn vệ sinh (World Bank 2010b, CDC, 2010). Ngoài ra, thiên tai làm giảm sản
lượng nông nghiệp và thức ăn cho gia súc (World Bank 2010b, CDC, 2010, Warner
and van der Geest, 2013, Gaurav, 2015) dẫn đến sụt giảm thu nhập nông nghiệp,
điều này không chỉ trực tiếp làm suy giảm nguồn thực phẩm và các chất dinh dưỡng
cơ bản mà các hộ gia đình có thể tự cung cấp cho mình thông qua hoạt động sản
xuất nông nghiệp mà còn làm giảm khả năng đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết
thông qua tiêu dùng thực phẩm trên thị trường, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở
trẻ em, suy giảm hệ miễn dịch và thể chất cho các thành viên trong hộ (Foster,



3

1995, Jensen, 2000, Del Ninno and Lundberg, 2005, Alderman et al., 2006, Baez
and Santos, 2007, Cord et al., 2008, Baez et al., 2010, Groppo and Kraehnert,
2016).
Nhưng hầu như có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa thiên tai và tình trạng
sức khỏe người dân trong bối cảnh của Việt Nam. Theo tổng quan của tác giả, chỉ
có hai nghiên cứu của Bich et al. (2011) và Lohmann and Lechtenfeld (2015) kiểm
tra mối quan hệ trên. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này đều phân tích tác động của
một loại thiên tai duy nhất đến tình trạng sức khỏe của người dân ở các tỉnh/thành
phố cụ thể (phạm vi không gian nghiên cứu hẹp), trong đó Bich et al. (2011) sử
dụng phương pháp khá đơn giản là thống kê mô tả để phân tích dữ liệu. Thêm nữa
là chưa có nghiên cứu nào thực hiện với đối tượng trẻ em, do đó chưa có nghiên cứu
nào trả lời câu hỏi liệu thiên tai có tác động đến sức khỏe, cụ thể là tình trạng dinh
dưỡng ở trẻ em hay không. Với những lý do trên, nghiên cứu “Tác động của thiên
tai đến tình trạng sức khỏe người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam” sẽ được
tiến hành để tìm ra câu trả lời cho những mối quan hệ trên. Nghiên cứu này không
chỉ điều tra tác động của các loại thiên tai đến xác suất bị bệnh của các thành viên
trong hộ gia đình, mà còn tiếp tục kiểm tra xem thiên tai tác động đến chi tiêu y tế
của hộ gia đình như thế nào trong trường hợp thiên tai có ảnh hưởng đến xác suất bị
bệnh của các thành viên trong hộ. Đặc biệt, nghiên cứu cũng sẽ tập trung đánh giá
tác động của thiên tai đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (đối tượng dễ
bị tổn thương). Đây là nghiên cứu có ý nghĩa về mặt chính sách, nếu nghiên cứu tìm
ra tác động tiêu cực của thiên tai đến tình trạng sức khỏe của các đối tượng nghiên
cứu thì sẽ tạo cơ sở giúp các nhà làm chính sách đề xuất những giải pháp nhằm
quản lý, phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai để giảm nhẹ rủi ro sức khỏe
người dân một cách hữu hiệu nhất.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát mà nghiên cứu hướng đến là phân tích tác động của thiên tai

đến sức khỏe người dân và trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam. Trong đó, nghiên
cứu sẽ tập trung vào ba mục tiêu cụ thể: Thứ nhất là phân tích tác động của thiên tai


4

đến xác suất mắc bệnh của các thành viên trong hộ gia đình. Thứ hai là phân tích tác
động của thiên tai đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình. Và thứ ba là phân tích tác
động của thiên tai đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi. Để thực hiện
được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu sẽ tiến hành trả lời ba câu hỏi sau:
- Thiên tai có tác động đến xác suất mắc bệnh của các thành viên trong hộ gia
đình ở khu vực nông thôn Việt Nam hay không?
- Thiên tai có tác động đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn
Việt Nam hay không?
- Thiên tai có tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở khu
vực nông thôn Việt Nam hay không?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tùy vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà đối tượng và phạm vi nghiên cứu sẽ có
sự thay đổi tương ứng. Để thực hiện mục tiêu thứ nhất và thứ hai thì đối tượng
chính mà nghiên cứu hướng đến là hộ và các cá nhân trong hộ, với không gian
nghiên cứu là khu vực nông thôn Việt Nam và thời gian nghiên cứu là năm 2016.
Với mục tiêu thứ ba thì đối tượng nghiên cứu là trẻ em dưới 5 tuổi, không gian
nghiên cứu là khu vực nông thôn Việt Nam và thời gian nghiên cứu là năm 2011.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu chung về đề tài
nghiên cứu như trình bày lý do vì sao lựa chọn chủ đề nghiên cứu, giới thiệu mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2 trình bày tổng quan
các ý tưởng chính về cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ giữa thiên tai và sức khỏe con
người, đồng thời lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm cùng chủ đề đã được thực
hiện ở trong và ngoài nước và đề xuất khung lý thuyết cho phân tích. Chương 3

trình bày phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong phân tích và mô tả dữ liệu
mà nghiên cứu sử dụng. Chương 4 trình bày kết quả tác động của thiên tai đến tình
trạng sức khỏe của người dân và trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam. Chương 5
kết luận và đưa ra các gợi ý chính sách.


5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Lược khảo lý thuyết.
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Thiên tai
Theo Luật Phòng, chống thiên tai Việt Nam năm 2013, “Thiên tai là hiện tượng
tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện
sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét,
mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do
mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại,
mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”
Một định nghĩa tương tự về thiên tai cũng được đưa ra bởi Trung tâm phòng
tránh và giảm nhẹ thiên tai như sau: “Thiên tai là quá trình hay hiện tượng tự nhiên
có thể gây chết người, thương tích hoặc các tác động khác tới sức khỏe, gây thiệt
hại về tài sản, sinh kế và các dịch vụ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội,
hoặc gây thiệt hại về môi trường”. Các loại hình thiên tai gồm: Lũ, lũ quét, ngập lụt,
bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lốc, sét, sạt lở đất do mưa lũ, động đất, sóng thần,
nước dâng, hạn hán, nắng nóng, rét hại, mưa đá, sương muối, sụt lún đất do mưa lũ
hoặc xâm nhập mặn (DMC, 2018).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ đề cập đến ba loại thiên tai phổ biến ở
Việt Nam là bão, lũ lụt và hạn hán. Và được định nghĩa như sau: Theo DMC
(2018), “Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và
có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh,

từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão”. Lũ được
định nghĩa là “hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất
định, sau đó xuống”. Và hạn hán được định nghĩa là “hiện tượng thiếu nước nghiêm
trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước”. Định
nghĩa của những loại thiên tai khác cũng có thể tìm thấy trên Website của Trung
tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.


6

Một định nghĩa khác về thiên tai được đưa ra bởi Trung tâm nghiên cứu dịch tễ
học về thiên tai như sau: Thiên tai là một sự kiện bất ngờ, phá hủy và gây ra những
thiệt hại hoặc tổn thương lớn cho con người, phải cần đến sự trợ giúp ở cấp quốc gia
hoặc quốc tế. Có 3 tiêu chí để xác định một sự kiện là thiên tai: (1) 10 người trở lên
được báo cáo là bị thiệt mạng; (2) 100 người trở lên được báo cáo là bị ảnh hưởng;
(3) Cần sự trợ giúp của quốc tế hoặc tình trạng khẩn cấp được công bố (CRED,
2013). Có nhiều định nghĩa về thiên tai được đưa ra, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ
sử dụng một định nghĩa thiên tai duy nhất của Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ
thiên tai.
2.1.1.2. Các chỉ số phát triển ở trẻ em
WHO (2008) đã đưa ra diễn giải chi tiết cho các chỉ số phát triển ở trẻ em như
sau: Chiều cao theo độ tuổi (Lengtht/Height for age z-score) là chỉ số phản ánh sự
tăng trưởng về chiều dài hoặc chiều cao của trẻ em theo từng độ tuổi. Chỉ số này là
cơ sở để xác định một trẻ em có bị còi cọc (dưới chiều cao trung bình) do suy dinh
dưỡng kéo dài hoặc do bệnh tật thường xuyên hay không. Đồng thời, chỉ số này
cũng có thể xác định được những trẻ em có chiều cao cao hơn so với độ tuổi, nhưng
chiều cao hiếm khi là vấn đề trừ khi nó quá mức và phản ánh các rối loạn nội tiết
khác thường.
Cân nặng theo độ tuổi (Weight for age z-score) là chỉ số phản ánh trọng lượng cơ
thể so với độ tuổi của trẻ em. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá xem trẻ em có bị

thiếu cân hoặc thiếu cân nghiêm trọng hay không, nhưng không được sử dụng để
phân loại trẻ em thừa cân hoặc béo phì. Bởi vì trọng lượng tương đối dễ đo, chỉ số
này thường được sử dụng nhưng sẽ không chính xác trong những tình huống mà
tuổi của trẻ không thể xác định được, chẳng hạn trong tình huống của người tị nạn.
Điều quan trọng cần lưu ý là trẻ có thể bị thiếu cân do chiều dài/chiều cao dưới mức
trung bình (thấp còi) hoặc gầy hoặc cả hai.
Cân nặng theo chiều cao (Wieght for height z-score) là chỉ số phản ánh trọng
lượng cơ thể theo chiều dài hoặc chiều cao. Chỉ số này đặc biệt hữu ích trong các


7

tình huống mà tuổi của trẻ không thể xác định chính xác như tình huống của người
tị nạn. Biểu đồ trọng lượng theo chiều dài/chiều cao giúp xác định những trẻ có chỉ
số trọng lượng theo chiều cao thấp, là những trẻ thường bị gầy gò ốm yếu. Tình
trạng gầy gò ốm yếu thường do một căn bệnh hoặc tình trạng thiếu hụt lương thực
dẫn đến sự sụt cân nghiêm trọng, suy dinh dưỡng mãn tính hoặc bệnh tật cũng có
thể gây ra tình trạng này. Đồng thời, các biểu đồ này cũng giúp xác định những trẻ
em có chỉ số trọng lượng theo chiều dài/chiều cao cao, là những trẻ có nguy cơ bị
thừa cân hoặc béo phì.
Trong nghiên cứu này, các chỉ số phát triển ở trẻ em sẽ được đo lường bằng công
thức do De Onis et al. (1997) đề xuất như sau:
𝑧𝑖 =

𝑋𝑖 − 𝑋𝑟
𝜎𝑟

Trong đó: Xi là giá trị quan sát của trẻ i trong mẫu khảo sát
Xr là giá trị trung bình và 𝜎𝑟 là độ lệch chuẩn (do WHO công bố)
Có thể tính được 3 chỉ số z tương ứng: chiều cao theo độ tuổi (HAZ: cho biết tình

trạng suy dinh dưỡng ở thể thấp còi), cân nặng theo độ tuổi (WAZ: cho biết tình
trạng suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân), cân nặng theo chiều cao (WHZ: cho biết tình
trạng suy dinh dưỡng ở thể còi cọc).
2.1.2. Khung lý thuyết
Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người như gia tăng
tần suất xuất hiện và mức độ tác động của các loại thiên tai như bão, lũ lụt và hạn
hán gây thiệt hại lớn về người và tài sản, phá hủy mùa màng, ảnh hưởng đến mức
thu nhập, chi tiêu, sinh kế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác, đặc biệt là tác động
tiêu cực đến sức khỏe của người dân. Mối quan hệ giữa thiên tai và sức khỏe đã
được nhiều học giả nghiên cứu trên thế giới quan tâm, bàn luận trên lý thuyết cũng
như kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực nghiệm. Khung lý thuyết để phân tích
mối quan hệ này được Banwell et al. (2018) xây dựng như sau:


8

Sức khỏe

Trực tiếp
Hệ sinh thái
- Sự thay đổi của đất,
nước và không khí.
- Cạn kệt tài nguyên.
- Thay đổi sử dụng
đất (Phá rừng).
- Thay đổi đa dạng
sinh học.
- Thay đổi các dịch vụ
hệ sinh thái khác.


Những hiểm họa từ
biến đổi khí hậu
- Thủy văn. Vd: Lũ lụt.

- Khí hậu. Vd: Hạn hán,
Cháy rừng.
- Sinh học. Vd: Sốt xuất
huyết, Bệnh tả.
- Khí tượng học. Vd:
Bão, Nhiệt độ cực đoan.

- Bị thương và bệnh
tật.
- Khuyết tật.
- Bệnh tim mạch.

- Suy dinh dưỡng.
- Dị ứng.
- Bệnh truyền nhiễm.
- Sức khỏe hiện tại

Gián tiếp
- Con người.
- Hệ sinh thái.

- Tử vong.

Con người
- Hệ thống y tế cơ sở
và công cộng.

- Các yếu tố liên quan
đến sức khỏe ( Nước,
nông nghiệp...).
- Hệ thống xã hội (sinh
kế, hệ thống kinh tế và
sự bất bình đẳng).

bị xấu đi (bệnh mãn
tính).
- Phúc lợi tinh thần
- Ngộ độc.
- Bệnh về đường hô

hấp.

Hình 2.1. Khung lý thuyết cho mối quan hệ giữa thiên tai và sức khỏe
Nguồn: Banwell et al. (2018).
Theo Skoufias and Vinha (2012), thiên tai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ con người bao gồm tử vong, chấn thương, bệnh tật, ảnh hưởng sức khỏe tâm
thần và các vấn đề sức khỏe khác, nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi về khí
hậu và thời tiết như sóng nhiệt và hạn hán, thời tiết lạnh và lượng mưa. Những thay
đổi bất thường này của thời tiết có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm
hoặc tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe do tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp. Tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi lây lan của một mầm bệnh hay sinh
vật gây bệnh cụ thể được xác định bởi các mức độ nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm cụ
thể (Patz et al., 2003). Nhiều khu vực trước đây không phải là môi trường để các


9


sinh vật gây bệnh có thể tồn tại, nhưng do sự thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ hoặc
độ ẩm làm cho điều kiện thời tiết của các khu vực này trở nên phù hợp để các sinh
vật gây bệnh có thể sinh sản và phát triển. Cùng quan điển này, Chase and Knight
(2003) cho rằng điều kiện thời tiết nắng nóng là môi trường thuật lợi cho các loại
sâu bọ tồn tại, sinh sản và phát triển, đặc biệt là các sinh vật gây bệnh, tăng khả
năng xảy ra dịch bệnh trên diện rộng (Kovats et al., 2003). Hạn hán và lũ lụt có thể
liên quan trực tiếp đến tỷ lệ mắc một số bệnh đường ruột do tình trạng xuống cấp
nước uống, không đảm bảo được an toàn vệ sinh (World Bank 2010b, CDC, 2010).
Bên cạnh đó, các thảm họa thiên nhiên còn tác động gián tiếp đến tình trạng sức
khoẻ người dân thông qua những thay đổi trong thu nhập hoặc sản xuất nông
nghiệp, vì năng suất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và lượng mưa.
Điều kiện lượng mưa thấp có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp và thức ăn cho
gia súc (World Bank 2010b, CDC, 2010, Warner and van der Geest, 2013, Gaurav,
2015) hoặc nếu lượng mưa quá cao lại làm cho cây trồng ngập úng, gia súc bị cuốn
trôi hoặc bị giết chết, nhà ở và cơ sở hạ tầng bị phá hủy dẫn đến sự sụt giảm đáng kể
trong tổng thu nhập của các hộ gia đình nông dân, vì đa phần thu nhập của họ đều
đến từ cây trồng và gia súc. Sự sụt giảm trong thu nhập không chỉ trực tiếp làm suy
giảm nguồn thực phẩm và các chất dinh dưỡng cơ bản mà các hộ gia đình có thể tự
cung cấp cho mình thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn làm giảm khả
năng đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết thông qua tiêu dùng thực phẩm trên thị
trường, dẫn đến gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, suy giảm hệ miễn dịch
và thể chất đối với các thành viên trong gia đình. Tùy thuộc vào khả năng đối phó
của mỗi hộ gia đình với những biến động thu nhập mà mức độ chịu ảnh hưởng
nhiều hay ít, nhưng nhìn chung các cú sốc tiêu cực liên quan đến thời tiết làm giảm
tiêu dùng của hộ gia đình (Jacoby and Skoufias, 1998, Dercon and Krishnan, 2000).
Mặt khác, sản lượng nông nghiệp sụt giảm sẽ đẩy giá lương thực thực phẩm tăng
cao. Trong bối cảnh thu nhập giảm sút và giá lương thực thực phẩm tăng cao thì
nhiều hộ gia đình đã lựa chọn tiêu thụ những thực phẩm kém chất lượng hơn để
giảm chi tiêu (Gibson and Kim, 2013), các thực phẩm này không những không đảm



10

bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có thể chứa các chất độc hại
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, suy giảm thể chất và khả năng miễn dịch, tăng tính dễ
bị tổn thương đối với các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm. Thêm nữa, để đối
phó với sự sụt giảm trong thu nhập thì các hộ gia đình sẽ cắt giảm lượng thực phẩm
tiêu dùng nhưng do giá cao nên khoản chi cho thực phẩm vẫn có thể cao hơn trước.
Và nguồn lực còn lại để phân bổ cho các hoạt động khác sẽ giảm xuống, trong đó có
việc cắt giảm chi tiêu cho khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe dự phòng.
Sau thiên tai, lao động nông nghiệp trở nên vất vả hơn vì điều kiện đất đai xấu đi
do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, do hiện tượng sa bồi thủy phá... hoặc họ phải lao
động với cường độ cao hơn để tái thiết lại những tài sản đã bị phá hủy, ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất và tăng khả năng mắc các bệnh về cơ xương (Burgess et al.,
2011). Ngoài ra, thiên tai còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người thông qua
việc phá hủy các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh, thiết bị và vật tư y tế, và các
yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động của hệ thống y tế như hồ sơ y tế, tính
mạng và sức khỏe của các nhân viên y tế (Baez et al., 2010). Hậu quả là làm giảm
năng lực cung cấp các dịch vụ y tế của hệ thống y tế cơ sở và công cộng dẫn đến
tình trạng quá tải, người bệnh không được điều trị hoặc chăm sóc sức khỏe kịp thời
ngay sau khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, khi năng lực của hệ thống y tế suy giảm có
thể dẫn đến hệ quả là gia tăng các bệnh truyền nhiễm và bùng phát thành dịch bệnh
trong thời gian dài, do gián đoạn chương trình kiểm soát mầm bệnh sau thiên tai.
2.2. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra tác động của thiên
tai đến kinh tế và đời sống của người dân, các nghiên cứu này được thực hiện với
nhiều đối tượng, phạm vi và phương pháp khác nhau. Và đa phần là đánh giá tác
động của thiên tai trên các khía cạnh tăng trưởng kinh tế địa phương, phúc lợi hộ
gia đình và bất bình đẳng xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ lược
khảo các nghiên cứu đánh giá tác động của thiên tai đến phúc lợi hộ gia đình ở các

mặt như thu nhập, chi tiêu cho y tế và thực phẩm, sức khỏe. Có thể sắp xếp các
nghiên cứu thực nghiệm vào 4 nhóm như sau:


11

2.2.1. Tác động của thiên tai đến thu nhập của hộ gia đình
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều tìm thấy tác động tiêu cực của thiên tai
đến thu nhập của hộ gia đình (Dercon et al., 2005, Masozera et al., 2007, Baez and
Santos, 2008, Kurosaki, 2010, Thomas et al., 2010, Mottaleb et al., 2013, Bui et al.,
2014, Arouri et al., 2015).
Baez và Santos (2008) ước lượng tác động của hai trận động đất có cường độ lớn
xảy ở El Salvador vào năm 2001 đến thu nhập và tình trạng nghèo đói của các hộ
gia đình ở khu vực nông thôn, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 653 hộ gia đình
từ cuộc điều tra hộ gia đình nông thôn El Salvador (BASIS) giai đoạn 2000-2002 do
Quỹ phát triển kinh tế và xã hội Salvador thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng
Thế giới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt
(DID) để so sánh sự khác biệt trong thu nhập và mức nghèo đói trước và sau khi hai
trận động đất xảy ra, và kết quả được tìm thấy là hai trận động đất ở El Salvador đã
làm giảm một phần ba thu nhập của các hộ gia đình nông thôn so với trước khi xảy
ra động đất, không có ý nghĩa thống kê cho tác động của hai trận động đất này đến
tình trạng nghèo đói. Ngoài ra, các tác giả cũng lưu ý rằng các cú sốc địa chất
không những có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của các thế hệ hiện tại mà còn tác
động tiêu cực đến thu nhập của thế hệ tương lai thông qua việc giảm tích lũy vốn
vật chất và vốn con người.
Bui et al. (2014) sử dụng dữ liệu chéo từ Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình
Việt Nam (VHLSS) năm 2008 để xem xét ảnh hưởng của thiên tai đối với thu nhập,
chi tiêu, nghèo đói và bất bình đẳng của hộ gia đình. Mô hình kinh tế lượng được
tác giả lựa chọn để thực hiện hồi quy là mô hình Fixed effect (FEM), tuy nhiên, một
vấn đề găp phải là xác suất xảy ra thiên tai ở một vùng nhất định lại có tương quan

với việc vùng đó có nằm trong khu vực thường có thiên tai hay không, điều này có
thể ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ. Bởi vì, các hộ gia đình ở những vùng mà thiên
tai xảy ra thường xuyên sẽ có các chiến lược đối phó để thích ứng với những điều
kiện bất lợi, và có thể dẫn đến vấn đề nội sinh tiềm ẩn khi đưa ra một biến giả cho
thiên tai. Vì thế, phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) được sử dụng với biến


12

công cụ được chọn là tỷ lệ gia đình chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc thiên nhiên trên
tổng số hộ gia đình của một địa phương. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, thiên tai
làm giảm khoảng 7% thu nhập trung bình của hộ gia đình và làm giảm 342.800
đồng trong thu nhập bình quân đầu người.
Arouri et al. (2015) đo lường ảnh hưởng của 3 loại thiên tai phổ biến ở Việt Nam
là bão, lũ lụt và hạn hán đến phúc lợi xã hội và khả năng phục hồi của các hộ gia
đình ở khu vực nông thôn, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ Cuộc điều tra mức
sống hộ gia đình (VHLSS) giai đoạn 2004-2010 do Tổng cục thống kê Việt Nam
thực hiện. Nghiên cứu này hướng đến ba mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, đánh giá tác
động của thiên tai đến phúc lợi hộ gia đình và nghèo đói; Thứ hai, kiểm tra xem liệu
các đặc điểm của hộ gia đình và địa phương có làm tăng khả năng phục hồi của các
hộ gia đình Việt Nam khi thiên tai xảy ra hay không; Thứ ba, ước tính sự ảnh hưởng
không đồng nhất về mặt địa lý của thiên tai. Nghiên cứu sử dụng mô hình fixed
effects (FEM) để thực hiện hồi quy và tìm thấy kết quả cả 3 loại thiên tai đều có ảnh
hưởng tiêu cực đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, trong đó lũ lụt có ảnh
hưởng lớn nhất. Cụ thể, bão, lũ lụt và hạn hán làm giảm thu nhập bình quân hộ gia
đình xuống 1,9%, 5,9% và 5,2%, đồng thời cũng giảm chi tiêu bình quân của hộ gia
đình xuống 1,5%, 4,4% và 3,5%. Thêm nữa, những hộ gia đình sống ở địa phương
bị lũ lụt sẽ gia tăng xác suất rơi vào nghèo đói là 0,018. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng những hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh, quy mô hộ nhỏ, tỷ lệ thành viên
trong độ tuổi lao động cao, trình độ học vấn cao hơn thì sẽ có khả năng phục hồi sau

thiên tai nhanh hơn so với các hộ khác.
2.2.2. Tác động của thiên tai đến chi tiêu của của hộ gia đình
Sau thiên tai các hộ gia đình thường phải đối mặt với cú sốc về kinh tế do thiệt
hại về mùa màng và tài sản. Để đối phó với sự sụt giảm đột ngột trong thu nhập và
tài sản thì các hộ gia đình sẽ chủ động cắt giảm tổng chi tiêu và có sự cơ cấu lại tỷ
trọng các khoản chi cho phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính sau thiên tai


13

(Dercon et al., 2005, Sawada, 2007, Thomas et al., 2010, Mottaleb et al., 2013,
Lohmann and Lechtenfeld, 2015, Arouri et al., 2015).
Dercon et al. (2005) sử dụng dữ liệu bảng từ cuộc khảo sát hộ gia đình nông thôn
Ethiopia (ERHS) giai đoạn 1999-2004 để đánh giá tác động của một loạt các cú sốc
về khí hậu, kinh tế, sức khoẻ, chính trị và các cú sốc khác đến phúc lợi của các hộ
gia đình nông thôn ở 15 làng thuộc Ethiopia. Sử dụng mô hình fixed effects (FEM),
nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng các cú sốc về khí hậu mà đặc
biệt là hạn hán có tác động quan trọng đến phúc lợi của các hộ gia đình ở Ethiopia.
Cụ thể, hạn hán làm giảm khoảng 20% mức tiêu dùng của các hộ gia đình, đồng
thời làm giảm thu nhập và gia tăng mức nghèo đói. Tuy nhiên, nghiên cứu này gặp
phải một hạn chế là có thể bỏ xót một số sự kiện và xu hướng quan trọng như sự
xuống cấp của đất, sự giảm dần về lợi nhuận và giá cả của một số hoạt động có thể
liên quan đến kết quả nhưng không được thu thập trong bảng hỏi của nghiên cứu.
Do vậy, cần phải có thêm bằng chứng để làm thế nào có thể thu thập thông tin một
cách hiệu quả về các cú sốc, các sự kiện và xu hướng khác để phân tích tác động
của thiên tai và các biện pháp can thiệp một cách chính xác nhất.
Sawada (2007) khai thác cơ sở dữ liệu thiên tai khẩn cấp (EM-DAT), dữ liệu của
Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và một số nghiên
cứu khác ở giai đoạn 1990-2004 để kiểm tra tác động của các thảm họa thiên nhiên
và nhân tạo đến phúc lợi của hộ gia đình. Kết quả cho thấy, để đối phó với các cú

sốc kể cả tự nhiên lẫn nhân tạo thì phản ứng đầu tiên của các hộ gia đình là cắt giảm
chi tiêu như các khoản chi cho y tế, giáo dục và các khoản chi tiêu khác để cố gắng
duy trì mức chi tiêu tối thiểu cho thực phẩm. Ngoài ra, để đảm bảo tổng lượng dinh
dưỡng trong điều kiện phải cắt giảm chi tiêu, các hộ gia đình thường lựa chọn tiêu
thụ những thực phẩm có chất lượng thấp hơn và giảm chi tiêu cho những mặt hàng
xa xỉ. Tương tự, Baez et al. (2010) tổng quan và đánh giá những nghiên cứu thực
nghiệm về mối quan hệ giữa thiên tai và sự tích tụ vốn con người, tập trung vào tiêu
dùng, dinh dưỡng, giáo dục và sức khoẻ. Tác giả kết luận rằng, thiên tai có tác động
đáng kể đến phúc lợi hộ gia đình, đặc biệt là trong chi tiêu và đầu tư cho dinh


14

dưỡng, y tế và giáo dục. Sự phục hồi chậm của tài sản bị mất hoặc bị bán sau thiên
tai có thể cản trở sự tăng trưởng tiêu thụ dài hạn và làm giảm sự tích lũy vốn nhân
lực trong trung và dài hạn. Nếu các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tái thiết lập
sinh kế của mình trước cú sốc thì ưu tiên cho việc đầu tư hoặc duy trì các khoản đầu
tư vào dinh dưỡng, y tế và giáo dục có thể được chuyển hướng hoặc bị trì hoãn.
Mottaleb et al. (2013) sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra thu nhập và chi tiêu hộ gia
đình (HIES) của chính phủ Bangladesh trong ba năm 2000, 2005 và 2010 để đánh
giá tác động của cơn bão Aila bằng phương pháp ước lượng khác biệt trong khác
biệt (DID), nghiên cứu tìm thấy kết quả là cơn bão Aila đã gây ra thiệt hại nghiêm
trọng cho nông dân trồng lúa, sản lượng lúa giảm làm giảm thu nhập đồng thời làm
gia tăng các khoản chi tiêu cho việc mua thêm gạo và các mặt hàng thực phẩm
khác, vì vậy làm tăng tổng chi tiêu cho thực phẩm. Ngoài ra, cơn bão Aila còn gây
ra thương tích cho con người và làm ô nhiễm nguồn nước uống dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người nên khoản chi phí liên quan đến y tế cũng
tăng đáng kể so với những hộ không chịu ảnh hưởng, nghiên cứu này xác nhận rằng
các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão đã cắt giảm chi tiêu cho giáo dục của trẻ em.
Lohmann and Lechtenfeld (2015) dùng dữ liệu bảng của dự án “Tính dễ tổn

thương của nghèo đói ở Đông Nam Á” và Trung tâm khí hậu lũ lụt toàn cầu
(GPCC) để định lượng tác động ngắn hạn của hạn hán đối với chi tiêu cho y tế ở
khu vực nông thôn Việt Nam. Mô hình Tobit được lựa chọn vì biến chi tiêu cho sức
khỏe là biến bị chặn, tuy nhiên điều kiện sức khỏe của các thành viên trong hộ có
tiềm năng nội sinh với những hành vi không quan sát được của hộ gia đình. Điển
hình như các thành viên trong gia đình biết trạng thái sức khỏe bất lợi của mình nên
thường có các chiến lược đối phó như tìm kiếm các cơ chế bảo hiểm chính thức
hoặc không chính thức, gia tăng chi tiêu chăm sóc y tế dự phòng. Do đó, việc đánh
giá tác động của thiên tai đến chi tiêu cho y tế sẽ không còn chính xác, chi phí cho y
tế có thể bị đánh giá thấp hơn thực tế. Nên phương pháp hồi quy biến công cụ được
sử dụng để khắc phục và biến công cụ được lựa chọn là tỷ lệ hộ gia đình bị ảnh
hưởng bởi hạn hán. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh do hạn hán sẽ làm


15

tăng chi phí y tế bình quân đầu người lên khoảng 115 USD và làm tăng gánh nặng
tài chính cho nhiều hộ gia đình vì chi phí cho y tế tăng từ 9-17% trong tổng chi tiêu.
2.2.3. Tác động của thiên tai đến sức khỏe trẻ em
Mối quan hệ giữa thiên tai và sức khỏe trẻ em đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu (Foster, 1995, Jensen, 2000, Del Ninno and Lundberg, 2005,
Alderman et al., 2006, Baez and Santos, 2007, Cord et al., 2008, Baez et al., 2010,
Skoufias and Vinha, 2012, Andalón et al., 2016, Groppo and Kraehnert, 2016), và
hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng thiên tai tác động tiêu cực đến sự phát
triển thể chất của trẻ, tăng tình trạng suy dinh dưỡng và tăng khả năng bị bệnh ở trẻ.
Jensen (2000) sử dụng dữ liệu bảng từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình
(CLSS) do Ngân hàng thế giới và Bộ Tài chính Bờ Biển Ngà thực hiện trong giai
đoạn 1985-1988, để kiểm tra xem liệu những trẻ em sống ở những vùng có các cú
sốc bất lợi về thời tiết thì mức đầu tư cho giáo dục và sức khỏe có thấp hơn hay
không. Tác giả sử dụng mô hình xác suất tuyến tính để ước lượng tác động của một

sự thay đổi lớn trong thu nhập đến việc đầu tư cho trẻ em. Tuy nhiên, gặp phải vấn
đề nội sinh do sự thay đổi trong thu nhập còn phụ thuộc vào các quyết định đầu tư
khác, do đó tác giả sử dụng biến công cụ là lượng mưa để chỉ xem xét sự thay đổi
thu nhập theo điều kiện thời tiết và sau đó dùng phương pháp hồi quy hai giai đoạn
(2SLS) để đánh giá tác động. Kết quả thu được là các cú sốc bất lợi về thời tiết đã
làm giảm đáng kể các khoản đầu tư quan trọng cho trẻ em như giáo dục, sức khỏe
và làm tăng tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng lên gấp đôi.
Del Ninno and Lundberg (2005) đánh giá tác động lâu dài của trận lũ lụt năm
1998 đến vấn đề dinh dưỡng ở Bangladesh. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ 3
vòng điều tra của cuộc khảo sát những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt được thu
thập từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 11 năm 1999, bao gồm 4.433 cá nhân thuộc
757 hộ gia đình của 117 làng ở Bangladesh. Kết quả ước lượng mô hình OLS cho
thấy, những trẻ em chịu ảnh hưởng của trận lũ lụt năm 1998 kém phát triển hơn so
với những trẻ khác không chịu ảnh hưởng, nguyên nhân có thể là do thiếu sự chăm


16

sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, hoặc do trận lũ lụt này có mức độ tác động lớn
và lâu dài đến sức khỏe của trẻ em. Tương tự, Skoufias and Vinha (2012) tiến hành
đo lường tác động của các cú sốc thời tiết đến chiều cao của trẻ em từ 1-4 tuổi ở khu
vực nông thôn Mexico, bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu sức khỏe của Cuộc điều
tra dinh dưỡng quốc gia và Ban thư kí Y tế với dữ liệu khí hậu từ Viện công nghệ
nước Mexico (IMTA) trong giai đoạn 1950-2007. Và kết quả thu được là các cú sốc
thời tiết có ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao của trẻ theo độ tuổi, nên có khả năng
ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Andalón et al. (2016) điều tra mối quan hệ giữa kết quả sức khỏe khi sinh và sự
tiếp xúc của thai nhi với các cú sốc nhiệt độ ở khu vực nông thôn Colombia, bằng
cách sử dụng dữ liệu về sức khỏe khi sinh như cân nặng, chiều dài, tuổi thai, điểm
Apgar và các thông tin khác của mẹ và trẻ từ cơ sở dữ liệu của Cục thống kê quốc

gia trong giai đoạn 1999-2008, mẫu bao gồm 1,5 triệu trẻ em sơ sinh. Nghiên cứu
sử dụng mô hình Fixed effect (FEM) để phân tích và tìm thấy bằng chứng cho rằng
việc tiếp xúc với cú sốc nhiệt cao trong 3 tháng cuối của thai kỳ làm giảm cân nặng
của trẻ sơ sinh, mức độ giảm dao động trong khoảng 2,8-4,1 gram. Thêm nữa, tiếp
xúc với những cú sốc lạnh trong 6 tháng đầu tiên của thai kỳ làm giảm chiều dài lúc
sinh khoảng 0,01–0,018 cm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về tác
động tiêu cực của các cú sốc nhiệt trong các phép kiểm tra Apgar ở độ lớn từ 0,2
đến 0,6 điểm phần trăm điểm số Apgar chuẩn.
Groppo and Kraehnert (2016) xác định tác động của cú sốc thời tiết (thời tiết
khắc nghiệt của mùa đông năm 2009-2010, gọi là dzud) đến chiều cao của trẻ em
Mông Cổ, bằng cách kết hợp dữ liệu từ Cuộc điều tra hộ gia đình ở Mông Cổ, Cuộc
tổng điều tra chăn nuôi Mông Cổ, số liệu viện trợ khẩn cấp của MRCS và số liệu về
lượng tuyết EC-JRC-MARS trong giai đoạn 2012-2015. Nghiên cứu dùng hồi quy
OLS để phân tích dữ liệu và kết quả cho thấy rằng, dzud 2009-2010 làm chậm đáng
kể quỹ đạo tăng trưởng của trẻ em ở các huyện bị ảnh hưởng nặng nề so với trẻ em
sống ở các huyện ít bị ảnh hưởng hơn, đặc biệt các bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn
các bé gái. Tuy nhiên, tác động của dzud chỉ có ý nghĩa thống kê đối với trẻ em của


×