Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.5 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 8
BÀI 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH HỆ VẬN
ĐỘNG
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần:
 Kiến thức:
- Chứng minh được sự tiến hoá của của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương
- Vận dụng những hiểu biết về hệ vận động để giữ gìn, rèn luyện thân thể chống các tật
về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên
 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
 Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn, rèn luyện và bảo hệ cơ xương.
B. Phương pháp:
- Quan sát, nghiên cứu - tìm tòi
- Hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
* GV:
- Tranh vẽ: H11.1 Hộp sọ
H11.2 Cột sống

H11.4 Sự co các cơ khác nhau....
H11.5 Tư thế ngồi học......

H11.3 Xương bàn chân.
* HS: Kẻ bảng 11 vào vở bài tập.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn đinh: Vắng(1')
II. Kiểm tra bài cũ(5')
? Nguyên nhân gây mỏi cơ, biện pháp chống mỏi cơ
III. Bài mới(33')


TaiLieu.VN

Page 1


1. Đặt vấn đề(1').GV: Chúng ta biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú,
nhưng người đã thoát khỏi động vật→ người thông minh. Qua quá trình tiến hoá, cơ thể người
có nhiều biến đổi, trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương. Bài này giúp ta tìm hiểu những đặc
điểm tiến hoá của hệ vận động ở người.
2. Triển khai bài(32').
a. Hoạt động 1.(14') Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú.

GV: Treo tranh H11.1→ H11.3 giới thiệu
khái quát
Y/c hs làm việc độc lập nghiên cứu thông tin
ở bảng 11→ thảo luận nhóm.
? Những đặc điểm nào của bộ xương người
thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2
chân
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày,nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, rút ra KL.
Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

- Tỉ lệ sọ/mặt


- Lớn

- Nhỏ

- Lồi cằm ở xương mặt

- Phát triển

- Không có

- Cột sống

- Cong 4 chổ

- Cong hình cung

- Lồng ngực

- Nở sang 2 bên

- Hẹp theo chiều lưng bụng

- Xương chậu

- Nở rộng

- Hẹp

- Xương đùi


- Phát triển, khoẻ

- Bình thường

- Xương bàn chân

- Xương ngón ngắn, bàn chân
hình vòm

- Xương ngón dài, bàn chân
phẳng

- Xương gót

- Lớn, phát triển về phía sau

- Nhỏ

b. Hoạt động 2.(8') Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú

TaiLieu.VN

Page 2


GV: Treo tranh H11.4 giới thiệu khái quát.
HS: Độc lập quan sát + nghiên cứu thông tin trả
lời câu hỏi
? Hệ cơ người tiến hoá hơn hệ cơ thú như thế
nào

GV: Gọi đại diện học sinh trình bày, học sinh
khác nhận xét, bổ sung, Gv đánh giá→ KL
- Cơ vận động chi như cơ đùi, cơ bắp
chân, cơ bắp tay phát triển
- Cơ nét mặt biểu thị các trạng thái khác
nhau
c.Hoat động 3.(10') Vệ sinh hệ vận động

GV: Y/c hs n/c nội dung câu hỏi
? Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta
cần làm gì
? Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và
học tập phải chú ý những điểm gì
HS: trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung→ GV
đánh giá, rút ra KL
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tắm nắng
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức
- Khi mang vác và khi ngồi học cần chú ý
chống cong vẹo cột sống
IV. Củng cố(3')

TaiLieu.VN

Page 3


? Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi
bằng 2 chân.
? Để cơ và xương phát triển cân đối và khoẻ mạnh chúng ta phải làm gì.

V. Dặn dò, ra bài tập về nhà(3').
 Bài cũ: + Học bài cũ
+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 GV hướng dẫn
 Bài mới: - chuẩn bị / 1nhóm
+ 2 thanh nẹp dài 30- 40 cm, rộng 4- 5 cm, dày 0,6 - 1cm
+ 4 cuộn băng y tế
+ 4 miếng vải sạch, kích thước 20- 40 cm.
E. Bổ sung:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
..............................................................................

TaiLieu.VN

Page 4



×