TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÚ THỌ, NĂM 2014
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Từ sau công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc, căn bản
và toàn diện. Trong đó, phát triển mọi thành phần kinh tế là một chủ trương
xuyên suốt được Đảng và Nhà nước quan tâm trong suốt quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển của nhiều loại
hình kinh tế khác, loại hình kinh tế hộ sản xuất đã thực sự khẳng định được
mình, mang lại những kết quả to lớn đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực
nông nghiệp – nông thôn nói riêng như góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống của các hộ nông dân,… Do đó, phát triển kinh tế hộ sản xuất là yêu cầu
cấp thiết cho sự phát triển đất nước, nhất là đối với một nước đang trên đà phát
triển như Việt Nam. Và một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất là việc hỗ trợ vốn, đặc biệt là sự trợ giúp về
vốn của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các hộ
dân thực hiện sản xuất, phát triển kinh tế.
Từ năm 1990 cho tới nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một thời
kỳ đổi mới đầy sống động và có ý nghĩa. Kết quả hoạt động ngân hàng đã góp
phần to lớn vào kết quả đổi mới chung của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực phát
triển kinh tế hộ sản xuất. Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ra
nghị định số 14/CP ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để
phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Nghị định này ra
đời đã khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho các hộ dân
tiến hành sản xuất để xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho họ vươn lên làm
giàu chính đáng.
Là chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh có số vốn lớn nhất
Việt Nam hiện nay, trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển và lớn mạnh
không ngừng, trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất
2
trong hệ thống, có vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao. Với tư cách là
người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn Phú Thọ, chi nhánh đã và
đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu tới các hộ sản xuất trên địa bàn với thị phần
cho vay hộ sản xuất chiếm tỉ lệ cao trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do tính chất
phức tạp của hoạt động này như món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn
hoạt động rộng lớn, sự hạn chế của cơ chế chính sách,... nên chi nhánh vẫn còn
gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản
xuất luôn được chi nhánh đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ” làm
chuyên đề viết khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực tra ̣ng chất lượng hoạt động
cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Phú Thọ nhằ m phát hiêṇ những điể m thuận lợi và khó khăn, từ đó đề
xuấ t các giải pháp nhằ m nâng cao chất lượng hoạt động này tại chi nhánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng cho vay hộ sản xuất của ngân
hàng thương mại;
- Phản ánh, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất
tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằm nâng cao chất lươ ̣ng cho vay hộ sản xuất
tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đố i tượng nghiên cứu
Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.
3
3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu
- Pha ̣m vi nô ̣i dung: Nghiên cứu hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.
- Pha ̣m vi không gian: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Phú Thọ.
- Pha ̣m vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay hộ sản xuất của
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Phú Thọ.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
1.1.2. Chức năng, vai trò và các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.2. Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay hộ sản xuất
1.2.2. Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất
1.2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng và chất lượng cho vay hộ sản xuất
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất
a. Các chỉ tiêu định tính:
- Quy trình cho vay, thẩm định, giám sát khoản vay.
- Khả năng đáp ứng độ hài lòng của khách hàng.
- Tình hình áp dụng công nghệ, thiết bị kĩ thuật hiện đại.
- Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ.
b. Các chỉ tiêu định lượng
- Dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ hoạt động cho vay hộ sản xuất.
- Tỉ lệ thu hồi nợ.
- Vòng quay vốn.
- Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu và tỉ lệ mất vốn.
- Chỉ tiêu về lợi nhuận.
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất
1.3. Kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm cho vay cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nhân dân
Indonesia
1.3.2. Kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
5
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Thông tin chung
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh
2.1.1.4. Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban
2.1.1.5. Đặc điểm lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật của Chi nhánh
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2013
2.1.2.1. Kết quả tài chính của Chi nhánh
Bảng 2.2. Kết quả tài chính của Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012 / 2011
(±Δ)
(%)
So sánh
2013 / 2012
(±Δ)
(%)
Bình
quân
(%)
1. Tổng thu
1.375.699 1.309.759 1.426.436
-65.940 95,21
116.677 108,91 101,83
2. Tổng chi
1.142.877 1.132.599 1.154.256
-10.278 99,10
21.657 101,91 100,50
-55.662 76,09
95.020 153,64 108,12
2. Lơi nhuận
trước thuế
232.822
177.160
272.180
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013)
2.1.2.2. Kết quả một số hoạt động chính của Chi nhánh
a. Kết quả hoạt động huy động vốn
b. Kết quả hoạt động tín dụng
c. Kết quả hoạt động khác
6
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Tình hình tạo lập nguồn vốn để thực hiện cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
Năm 2011
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
Năm 2012
Năm 2013
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
(Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng
đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)
5.681.347 100 6.599.506 100 7.859.163
So sánh
Bình
quân
(%) (%)
2012/2011
2013/2012
(±Δ)
(±Δ)
(%)
100 918.159 116,16
1.259.65
119,09 117,61
7
1.NV từ hoạt động
1.143.41
4.680.011 82,38 6.131.123 92,90 7.274.534 92,56 451.112 131,01
118,65 124,67
huy động
1
2.NV NHNo&PTNT
761.912 13,41 233.839 3,54
Việt Nam cấp
114.207
1,45 -528.073 30,69 - 119.632 48,84 38,72
3.NV từ các dự án
ủy thác đầu tư
209.897
2,67
239.424 4,21 234.544 3,55
- 4.880 97,96
- 24.647 89,49 93,63
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)
Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng lên
với tốc độ bình quân 17,61% /năm trong giai đoạn 2011 - 2013.
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng cả về số tiền và tỉ trọng qua các
năm, tốc độ tăng bình quân cao đạt 24,67%/năm. Điều này cho thấy sự chủ động
về nguồn vốn của chi nhánh tăng lên do tăng nguồn vốn chi nhánh tự huy động
được mà không phải phụ thuộc vào nguồn vốn mà ngân hàng tổng cấp cho.
Nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
giảm dần qua các năm: năm 2012 là 233.839 triệu đồng, chiếm 3,54%; năm
2013 là 114.207 triệu đồng, chỉ chiếm 1,45% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn từ các dự án ủy thác đầu tư: nguồn vốn này tại chi nhánh giảm
dần, chiếm tỉ trọng ngày càng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do từ
năm 2012 các dự án quốc tế đầu tư vào Việt Nam giảm dần, hơn nữa chi nhánh
lại phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn trong
việc tiếp nhận vốn đầu tư. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho
vay hộ sản xuất vì đây là nguồn vốn có chi phí nhỏ vừa làm tăng lợi nhuận cho
7
chi nhánh, vừa giúp chi nhánh mở rộng thị phần, quảng bá thương hiệu của
mình, đặc biệt lại rất cần thiết để bổ sung vào sự thiếu hụt nguồn vốn trong thời
kì mà các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2.2.2. Quy trình cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
Theo Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 6 năm 2010 của
Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Quy trình cho vay được thực hiện
theo các bước trong sơ đồ 2.2.
Tiếp
nhận,
tư vấn
và
hướng
dẫn
lập hồ
sơ vay
vốn
Kiểm
tra hồ
sơ vay
vốn,
thẩm
định
và lập
báo
cáo
Phê
duyệt
khoản
vay
Hoàn
chỉnh
hồ sơ,
kí kết
hợp
đồng
Giải
ngân
Theo
dõi,
kiểm
tra và
, thu
hồi
khoản
vay
Thanh
lí hợp
đồng
và
giải
chấp
tài sản
đảm
bảo
(Nguồn: Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo)
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
Quy trình thẩm định bao gồm 5 nội dung tương ứng với 5 điều kiện vay
vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Mỗi dự án có hai cán bộ tín
dụng chuyên trách việc thẩm định, quy trình này được biểu diễn trong sơ đồ 2.3:
Thẩm định
năng lực
pháp luật
dân sự,
năng lực
hành vi
dân sự
Thẩm
định
mục
đích sử
dụng
vốn
Thẩm
định khả
năng,
năng lực
tài chính
của
khách
hàng
Thẩm
định tính
khả thi
và hiệu
quả của
dự án
đầu tư
Thẩm
định
về bảo
đảm
tiền
vay
(Nguồn: Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo)
Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định khoản vay
8
2.2.3. Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
2.2.3.1. Doanh số cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.7. Doanh số cho vay Hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
Năm
2011
2012
2013
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
(Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng
đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)
Chỉ tiêu
Tổng DSCV
362.626
100 464.688
Hộ sản xuất
I. Phân theo ngành nghề kinh tế
1. Trồng trọt
181.013
2. Chăn nuôi
54.714
3. Thương mại,
108.436
dịch vụ
4. Khác
18.463
(±Δ)
(%)
Bình
Quân
(%)
100 492.335
100 102.602 128,15 27.647 105,95 111,33
49,92 242.188
52,12 256.675
52,13 61.175 133,80 14.487 105,98 119,08
15,09
11,28
10,74 -2.296
52.418
29,90 149.809
5,09
20.273
II. Phân theo thời hạn
1. Ngắn hạn
264.283 72,88 313.797
2. T&DH
98.343 27,12 150.891
III. Phân theo tài sản đảm bảo
1. Có TSĐB
308.522 85,08 362.968
2. Không TSĐB 54.104
2012 / 2011
(±Δ) (%)
So sánh
2013 / 2012
14,92 101.720
52.876
32,24 167.734
4,36
15.050
95,80
458 100,87
98,31
34,07 41.373 138,15 17.925 111,97 124,37
3,06
1.810 109,80 -5.223
74,24
90,29
67,53 327.554
32,47 164.781
66,53 49.514 118,74 13.757 104,38 111,33
33,47 52.548 153,43 13.890 109,21 129,44
78,11 398.742
80,99 54.446 117,65 35.774 109,86 113,68
21,89
19,01 47.616 188,01 -8.127
93.593
92,01 131,52
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay HSX của chi nhánh liên tục tăng
lên trong 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 11,33%/năm. Nguyên nhân là do
năm 2012 chi nhánh đã triển khai thành công Đề án Mở rộng dư nợ phục vụ phát
triển nông nghiệp - nông thôn, qua đó đã thực hiện phối hợp các giải pháp như
phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị
đến cán bộ chủ chốt xã, phường và khu dân cư để phổ biến, triển khai hoạt động
Ngân hàng như Triển khai Nghị định 41, quảng bá các sản phẩm dịch vụ và
công tác Ngân hàng đến các xã và khu dân cư trong toàn tỉnh. Đến năm 2013,
chi nhánh tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Đề án trong toàn tỉnh với
mục tiêu trọng tâm là phát triển tín dụng đối với khối khách hàng cá nhân, hộ
gia đình, phát triển mở rộng thị phần.
9
Phân theo mục đích vay vốn: Doanh số cho vay phục vụ trồng trọt chiếm tỉ
trọng cao nhất trong nhất trong tổng doanh số cho vay HSX. Các loại cây trồng
chính của tỉnh là cây lúa, hoa màu, cây ăn quả: xoài, cam, bưởi,… các loại cây
lâm nghiệp: Bạch đàn, bồ đề, quế,… và các loại cây công nghiệp như chè,
mía,… Doanh số cho vay phục vụ chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng
giảm qua các năm. Nguyên nhân là do những năm gần đây, thời tiết biến đổi
phức tạp, các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch tai xanh, dịch cúm, tụ
huyết trùng ở các đàn gia súc và gia cầm làm giảm năng suất, hơn nữa giá các
loại thức ăn chăn nuôi đầu vào tăng cao trong khi giá bán sản phẩm đầu ra lại
biến động thất thường nên vừa làm giảm nhu cầu vay vốn của các HSX vừa hạn
chế chi nhánh cho vay do lo ngại tính rủi ro trong hoạt động sản xuất của các hộ
gia đình. Doanh số cho vay phục vụ phát triển kinh doanh, dịch vụ lại không
ngừng tăng lên với tốc độ bình quân là 24,37%/năm. Nguyên nhân là trong
những năm gần đây, số lượng các hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh
tăng lên, nhu cầu vốn vay của họ cũng không ngừng tăng cao. Các ngành nghề
kinh doanh chủ yếu là buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng; cung cấp
phân bón, giống cây trồng vật nuôi; buôn bán, thu mua lúa gạo và các sản phẩm
nông nghiệp; kinh doanh vận tải, chế biến gỗ, chè, mía…
Phân theo thời hạn vay vốn: Các khoản vay ngắn hạn có DSCV tăng dần
và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay HSX vì mục đích vay vốn chủ
yếu là phục vụ phát triển nông nghiệp mà chu kì sản xuất thường dưới 1 năm.
Các khoản vay T&DH thì chiếm tỉ trọng nhỏ hơn (dưới 34%). Nguyên nhân là
do đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, các dự án T&DH thường có rủi ro
cao nên trước đây chi nhánh cũng hạn chế cho vay với một số quy định mà các
dự án không thể đáp ứng được.
Phân theo tài sản đảm bảo: Các khoản vay có TSĐB luôn chiếm doanh số
lớn hơn rất nhiều so với cho vay không có TSĐB. Tuy nhiên tỉ lệ giữa hai khoản
vay này lại có sự biến động qua các năm. Các khoản vay không có TSĐB chiếm
tỉ trọng nhỏ hơn nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (29,44%/năm).
Nguyên nhân là do năm 2012, chi nhánh thực hiện đẩy mạnh Đề án mở rộng tín
10
dụng nông nghiệp nông thôn cùng với quy định theo Nghị định số 41/2010/NĐCP với mức cho vay không có TSĐB khá cao nên DSCV các khoản vay này
tăng mạnh. Sang năm 2013, để hạn chế rủi ro nợ xấu từ các khoản vay này, chi
nhánh đã thực hiện giảm cho vay không có TSĐB cả về số lượng lẫn tỉ trọng.
2.2.3.2. Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Bảng 2.8. Doanh số thu nợ Hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
Năm
2011
2012
2013
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
(Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng
đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)
Chỉ tiêu
Tổng DSTN
276.121
100 359.871
Hộ sản xuất
I. Phân theo ngành nghề kinh tế
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Thương mại,
dịch vụ
4. Khác
2012 / 2011
(±Δ) (%)
So sánh
2013 / 2012
(±Δ)
(%)
Bình
Quân
(%)
100 408.195
100 83.750 130,33 48.324 113,43 121,59
49,89 190.768
53,01 204.220
50,03 53.011 138,48 13.452 107,05 121,76
33.162
12,01
10,98
10,11
91.203
33,03 114.655
137.757
13.999
5,07
39.514
14.935
41.269
31,86 147.277
4,15
15.429
6.352 119,15
1.755 104,44 111,55
36,08 23.452 125,71 32.622 128,45 127,08
3,78
935 106,68
494 103,31 104,98
II. Phân theo thời hạn
1. Ngắn hạn
2. T&DH
212.216
63.905
76,86 270.728
75,23 290.613
71,19 58.512 127,57 19.885 107,35 117,02
23,14
24,77 117.582
28,81 25.238 139,49 28.439 131,90 135,64
85,75 308.517
85,73 342.925
84,01 71.852 117,65 42.463 111,15 120,35
14,25
14,27
15,99 11.898 188,01
89.143
III. Phân theo tài sản đảm bảo
1. Có TSĐB
236.774
2. Không TSĐB 39.347
51.354
65.270
5.861 127,10 128,80
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ HSX của chi nhánh tăng với tốc độ
bình quân là 21,59%/năm.
Phân theo mục đích vay vốn: Doanh số thu nợ cho vay phục vụ trồng trọt
vẫn chiếm tỉ trọng lớn và tốc độ tăng bình quân là 21,76%/năm. DSTN cho vay
phục vụ chăn nuôi mặc dù có tăng về số tiền nhưng lại giảm dần về tỉ trọng.
DSTN cho vay phục vụ kinh doanh, dịch vụ chiếm tỉ trọng trên 30%.
Phân theo thời hạn vay vốn: DSTN các khoản ngắn hạn vẫn có tốc độ tăng
trưởng bình quân thấp hơn so với các khoản vay T&DH. DSTN các khoản vay
T&DH có xu hướng tăng dần về tỉ trọng.
11
Phân theo tài sản đảm bảo: DSTN các khoản vay có TSĐB luôn chiếm tỉ
trọng trên 85% tổng DSTN và tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình
quân là 21,77%/năm. DSTN các khoản vay không có TSĐB lại có tốc độ tăng
thấp hơn là 20,47%/năm và tỉ trọng giảm dần qua các năm.
2.2.3.3. Dư nợ hộ sản xuất
Bảng 2.9. Dư nợ Hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2011
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tổng dư nợ HSX 325.696
1. Nhóm1
2. Nhóm 2
3. Nhóm 3
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2012
Số
tiền
100 425.234
Năm 2013
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
100 506.965
So sánh
Tỷ
2012/2011
trọng
(%) (±Δ) (%)
Bình
quân
(%) (%)
2013/2012
(±Δ)
100 99.538 130,56 81.731 119,22 124,76
276.152 84,79 365.453 85,94 434.987 85,80 89.301 132,34 69.534 119,03 125,51
46.073 14,15 55.891 13,14 68.783 13,57 9.818 121,31 12.892 123,07 122,18
814 0,25
936 0,22
613 0,12
121 114,89 -323 65,53 86,77
4. Nhóm 4
749 0,23
893
0,21
969
0,19
144 119,21
5. Nhóm 5
1.908 0,59
2.061
0,48
1.613
0,32
154 108,06
76 108,51 113,73
-448
78,24
91,95
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng trên ta thấy, tổng dư nợ HSX tăng lên qua từng năm với tốc độ
bình quân là 24,76%/năm.
Dư nợ nhóm 1 – Nợ tiêu chuẩn: tỉ trọng cao nhất và gia tăng qua từng năm.
Dư nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý chiếm tỉ trọng cũng khá cao trong tổng dư
nợ, đây là nhóm nợ đầu tiên được cho vào nợ quá hạn.
Dư nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Qua bảng ta thấy nhóm này chiếm tỉ
trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Qua 3 năm, nhóm nợ này có xu hướng giảm.
Dư nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: Qua bảng ta thấy nhóm nợ này có xu hướng
tăng lên với tốc độ bình quân là 13,73%/năm.
Dư nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Nhóm nợ thứ 3 được cho vào nợ
xấu có khả năng mất vốn cao nhất. Qua bảng ta thấy nhóm nợ này có khả tỉ lệ
cao hơn nhóm 3 và nhóm 4 rất nhiều, khả năng xảy ra tổn thất là rất lớn.
12
2.2.3.4. Tỉ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.10. Tỉ lệ nợ quá hạn hoạt động cho vay hộ sản xuất tại
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Tổng dư nợ HSX
2. Nợ quá hạn
3. Tỉ lệ nợ quá hạn (%)
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012/2011
2013/2012
(±Δ)
(%)
(±Δ)
Bình
quân
(%)
(%)
325.696 425.234 506.965 99.538 130,56 81.731 119,22 124,76
49.554
59.781
15,21
14,06
71.978 10.227 120,66 12.197 120,40 120,53
14,20
-1,15
-
0,14
-
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Theo bảng số liệu ta thấy cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ HSX thì nợ
quá hạn cũng tăng lên qua các năm với tốc độ bình quân là 20,53%/năm. Như
vậy, tỉ lệ nợ quá hạn của chi nhánh khá cao. Một phần nguyên nhân là do đặc
trưng vay vốn của các hộ chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, nguồn thu để trả nợ
phụ thuộc vào lượng nông sản thu hoạch, do thiên tai, mất mùa, bệnh dịch,…
nên ảnh hưởng tới việc trả nợ đúng thời hạn.
2.2.3.5. Tỉ lệ nợ xấu
Bảng 2.11. Tình hình nợ xấu hoạt động cho vay hộ sản xuất tại
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Tổng dư nợ HSX
2. Nợ xấu HSX
3. Tỉ lệ nợ xấu HSX (%)
So sánh
2013/2012
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
325.696
425.234
506.965 99.538 130,56 81.731 119,22 124,76
3.471
3.890
3.195
1,07
0,91
0,63
2012/2011
(±Δ)
(%)
419 112,07
-0,16
-
(±Δ)
(%)
-695 82,13
-0,28
-
Bình
quân
(%)
95,94
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Theo bảng số liệu ta thấy tỉ lệ nợ xấu HSX của chi nhánh có xu hướng
giảm dần qua các năm nhưng về mặt số tuyệt đối thì có sự tăng giảm không đều.
Năm 2012 nợ xấu HSX tăng cao là do chi nhánh đã thực hiện chuyển nhiều
13
khoản nợ quá hạn thành nợ xấu. Đến năm 2013 nợ xấu giảm khá nhiều là do chi
nhánh đã thực hiện xử lí rủi ro nhiều khoản nợ.
2.2.3.6. Tỉ lệ mất vốn
Bảng 2.12. Tỉ lệ mất vốn hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
1. Vốn không thu hồi được
1.692
2. Doanh số cho vay HSX
3.62.626
3. Tỷ lệ mất vốn (%)
0,47
Năm
2012
1.874
Năm
2013
2.572
2012/2011
(±Δ)
So sánh
2013/2012
(±Δ)
(%)
182 110,76
Bình
quân
(%)
(%)
698 137,25 123,29
464.688 492.335 102.062 128,15 27.647 105,95 111,33
0,40
0,52
-0,07
-
0,12
-
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Theo bảng ta thấy được trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ lệ mất vốn hộ sản
xuất của chi nhánh khá cao (trên 0,40% doanh số cho vay HSX). Vốn vay không
thu hồi được qua ba năm tăng dần đồng thời tỉ lệ mất vốn cũng có xu hướng tăng
lên, điều này càng cho thấy rõ việc tăng trưởng doanh số cho vay HSX của chi
nhánh phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng các khoản vay hơn nữa.
2.2.3.7. Tỉ lệ thu nợ
Bảng 2.13. Tỉ lệ thu nợ hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
2012
1. Doanh số thu nợ HSX
276.121
359.871 408.195 83.750 130,33 48.324 113,43 121,59
2. Doanh số cho vay HSX
362.626
464.688 492.335 102.062 128,15 27.647 105,95 111,33
Chỉ tiêu
3. Tỉ lệ thu nợ (%)
76,14
77,44
Năm
2013
So sánh
2013/2012
Năm
2011
82,91
2012/2011
(±Δ)
1,30
(±Δ)
(%)
-
5,47
Bình
quân
(%)
(%)
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ thu nợ từ hoạt động cho vay hộ sản xuất của chi
nhánh có sự tăng lên qua các năm. Điều này là do doanh số thu nợ từ hoạt động
cho vay hộ sản xuất tăng lên với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng doanh số cho
14
-
vay. Cụ thể: DSCV tăng lên với tốc độ bình quân là 21,59%/năm còn DSTN
tăng lên với tốc độ bình quân là 11,33%/năm.
2.2.3.8. Vòng quay vốn
Bảng 2.14. Vòng quay vốn hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
So sánh
2012/2011
2013/2012
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1. Doanh số thu nợ HSX
276.121
359.871
408.195 83.750 130,33 48.324 113,43 121,59
2. Dư nợ HSX bình quân
3. Vòng quay vốn HSX
(vòng)
306.815
375.465
466.100 68.650 122,38 90.635 124,14 123,25
1,06
1,13
Chỉ tiêu
1,09
(±Δ)
(±Δ)
(%)
0,07
-
Bình
quân
(%)
(%)
-0,04
-
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
So với số vòng quay vốn của toàn bộ hoạt động tín dụng trong 3 năm là
1,45 – 1,44 – 1,45 thì số vòng quay vốn HSX quá thấp trong khi các khoản vay
chủ yếu là ngắn hạn. Như vậy, chi nhánh cần nâng cao chất lượng hoạt động này
để đẩy mạnh vòng quay vốn, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh.
2.2.3.9. Tỉ suất lợi nhuận
Bảng 2.15. Tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất tại
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận thu được từ
hoạt động cho vay HSX
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
13.063
14.981
16.996
So sánh
2012/2011
2013/2012 Bình
quân
(±Δ)
(%) (±Δ) (%)
(%)
1.918
114,68
2.015 113,45 114,06
2. Doanh số cho vay HSX 362.626 464.688 492.335 102.062
128,15
27.647 105,95 111,13
3.Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt
động cho vay HSX (%)
3,60
3,22
3,45
-0,38
-
0,23
-
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng ta thấy trong giai đoạn này, lợi nhuận thu được từ hoạt động cho
vay HSX có sự tăng lên qua các. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỉ suất sinh lời thì ta
15
lại thấy việc mở rộng dư nợ, tăng doanh số cho vay lại chưa thực sự hiệu quả:
năm 2011 là 3,6%, năm 2012 là 3,22% và năm 2013 là 3,45%. Như vậy tỉ suất
lợi nhuận giảm mạnh vào năm 2012 trong khi DSCV tăng cao cho thấy chi
nhánh cần vừa đảm bảo tăng về số lượng lẫn chất lượng tín dụng.
2.2.3.10. Một số chỉ tiêu về khách hàng HSX vay vốn tại chi nhánh
Bảng 2.16. Một số chỉ tiêu về khách hàng hộ sản xuất vay vốn tại
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu
Đơn vị
1. Số HSX vay
Hộ
vốn tại chi nhánh
2. Số HSX vay
Hộ
vốn có nợ xấu
3.Tỉ lệ HSX vay
(%)
vốn có nợ xấu
4. DSCV bình
Triệu
quân/hộ sản xuất đồng/hộ
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
38.811
39.158
41.707
411
439
526
1,06
1,12
1,26
9,34
11,87
11,80
So sánh
2012/2011
2013/2012
(±Δ)
(%)
(±Δ)
347 100,89 2.549
(%)
Bình
quân
(%)
106,51
103,66
87
119,82
113,02
0,14
_
_
2,52 127,01 -0,06
99,47
112,40
27 106,61
0,06
_
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng trên ta thấy, số lượng HSX vay vốn của chi nhánh tăng dần qua
các năm với tốc độ bình quân là 3,66%/năm. Năm 2013 số HSX vay vốn tăng
cao là do chi nhánh bắt đầu áp dụng phương thức cho vay vốn thông quả tổ dịch
vụ bán phần. Tuy nhiên với tốc độ tăng trung bình trong 3 năm là 3,66% thì vẫn
là mức tăng trưởng khách hàng khá thấp. Bên cạnh những nguyên nhân chủ
quan từ phía ngân hàng và khách hàng như nguồn vốn hạn chế, số lượng cán bộ
kĩ thuật còn thiếu, khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện,… thì còn do một
số nguyên nhân khách quan như do áp lực cạnh tranh ngành ngân hàng trên địa
bàn ngày càng gay gắt cùng với đó là một số khó khăn vướng mắc từ phía cơ
chế pháp luật như theo Nghị định 05/2012/NĐ-CP không cho phép UBND cấp
xã được đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất, bắt buộc phải đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng của
huyện, gây khó khăn đối với những hộ vay vốn ở xa trung tâm, hơn nữa nhiều
16
địa phương (huyện) thuộc tỉnh Phú Thọ vẫn thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm
đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn theo Nghị định 41,…
Qua bảng ta cũng thấy số hộ vay vốn có nợ xấu tại chi nhánh cũng tăng dần
qua các năm với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của số lượng hộ vay
vốn, do đó tỉ lệ số HSX có nợ xấu cũng tăng dần qua các năm. Bên cạnh những
nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân dẫn tới nợ xấu còn do các HSX sử
dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ. Như vậy chi nhánh cần có
các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách
hàng nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích.
2.2.3.11. Các chỉ tiêu định tính
Bảng 2.17. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tín dụng hộ sản xuất tại
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
Kết quả
Chỉ tiêu
Rất tốt
Bình thường
Chưa tốt
Số
Tỷ
Số
Tỷ
Số
Tỷ
lượng trọng lượng trọng lượng trọng
(phiếu) (%) (phiếu) (%) (phiếu) (%)
1. Mức độ thuận tiện đối với khách hàng
1.1. Thời gian, địa điểm hoạt động
71
71,00
21
21,00
8
8,00
1.2. Hồ sơ thủ tục cho vay
55
55,00
36
36,00
9
9,00
2.1. Hướng dẫn lập hồ sơ
81
81,00
19
19,00
0
0,00
2.2. Tư vấn sử dụng vốn
86
86,00
12
12,00
2
2,00
2.3. Thái độ phục vụ
66
66,00
27
27,00
7
7,00
2.4. Kiểm tra sử dụng vốn vay
78
78,00
18
18,00
4
4,00
3. Tính đa dạng của sản phẩm
Tiêu chí
4. Thời gian thực hiện giao dịch
4.1. Thời gian thẩm định
24 24,00
Nhanh
16
16,00
54
54,00
30
30,00
4.2. Tiến độ giải ngân tiền vay
31
31,00
56
56,00
13
13,00
Tiêu chí
Thấp
5. Lãi suất cho vay
27
2. Kỹ năng, chất lượng phục vụ của nhân viên
27,00
33 33,00
Bình thường
Bình thường
61
61,00
43 43,00
Chậm
Cao
12
12,00
(Nguồn: Phiếu điều tra khách hàng)
17
2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng gia tăng hàng năm,
trong đó nguồn vốn huy động tăng lên cả về số lượng và tỉ trọng qua các năm.
- Doanh số cho vay HSX của chi nhánh liên tục tăng lên trong 3 năm với
tốc độ tăng bình quân là 11,33%/năm.
- Doanh số thu nợ HSX tăng với tốc độ bình quân 21,76%/năm.
- Tổng dư nợ HSX tăng qua các năm với tốc độ bình quân đạt 24,76%/năm.
- Thị phần hoạt động của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng với quy
mô lớn hơn: số lượng HSX vay vốn tăng dần qua các năm, dư nợ bình quân trên
một HSX cũng có xu hướng tăng lên.
- Tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ nằm trong mức cho phép và có xu hướng
giảm. Tỉ lệ thu nợ HSX tăng lên từ 76,14% năm 2011 lên 82,91% năm 2013.
Lợi nhuận thu được HSX tăng dần qua 3 năm với tốc độ 14,06%/năm.
- Đánh giá của khách hàng về độ hài lòng khá cao thể hiện qua các mặt
mức độ thuận tiện đối với khách hàng, kỹ năng phục vụ của nhân viên, chất
lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm và lãi suất của Chi nhánh áp dụng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Thứ nhất, nguồn vốn từ các dự án ủy thác đầu tư ngày càng giảm. Điều này
làm ảnh hưởng tới khả năng cho vay HSX của chi nhánh vì đây là nguồn vốn có
chi phí nhỏ, tạo ra lợi nhuận khá tốt, đặc biệt lại rất cần thiết trong thời kì mà
các ngân hàng cạnh tranh huy động vốn gay gắt như hiện nay.
Thứ hai, quy trình cho vay chưa quy định cụ thể và chưa có phòng thẩm
định riêng: Về quy trình cho vay thì không có thời gian cụ thể quy định cho các
khâu cần quy định. Về tổ chức thẩm định thì cho đến nay ngân hàng chưa có
phòng thẩm định dự án riêng.
Thứ ba, kết cấu các khoản vay vẫn chưa hợp lí: Phân theo mục đích vay
vốn thì các khoản vay phục vụ chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ. Phân theo thời
hạn cho vay, tỉ lệ các khoản vay T&DH còn chiếm tỉ trọng nhỏ.
18
Thứ tư, tỉ lệ thu hồi nợ HSX ở mức thấp: Trong đó các khoản vay ngắn hạn
và các khoản vay không có TSĐB có doanh số thu nợ có tỉ trọng ngày càng
giảm và có tốc độ tăng chậm hơn so với DSCV.
Thứ năm: Tỉ lệ nợ quá hạn các khoản cho vay HSX tại chi nhánh khá cao
(trên 14% tổng dư nợ HSX).
Thứ sáu, Thứ sáu, công tác phòng ngừa và xử lí nợ xấu chưa thực sự hiệu
quả: Mặc dù tỉ lệ nợ xấu ở mức cho phép và có xu hướng giảm nhưng không
phản ánh chính xác chất lượng cho vay. Việc nợ xấu giảm đi là do nhiều khoản
vay đã được xử lí rủi ro thể hiện qua tỉ lệ mất vốn tăng dần. Cùng với đó là tỉ lệ
thu nợ vẫn còn tương đối thấp.
Thứ bảy, vòng quay vốn HSX vẫn còn thấp: Nguyên nhân là do tỉ lệ nợ quá
hạn cao, đồng vốn cho vay bị thu hồi về chậm, chi nhánh không thể quay vòng
vốn nhanh được.
Thứ tám, tỉ lệ lợi nhuận qua các năm giảm: Do trong những năm qua chi
nhánh thực hiện mở rộng dư nợ phát triển nông nghiệp - nông thôn mà trong đó
có hoạt động cho vay đối với các HSX, có nhiều khoản vay khó hoặc không có
khả năng thu hồi làm chi phí xử lí rủi ro, chi phí thu hồi nợ tăng lên.
Thứ chín, số lượng HSX vay vốn tại chi nhánh tăng với tốc độ chậm trong
khi số lượng các hộ vay vốn có nợ xấu ngày càng tăng cao: Bên cạnh những
nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và khách hàng thì vẫn còn một số khó
khăn vướng mắc từ phía cơ chế pháp luật.
Thứ mười, chi nhánh chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu và sự hài lòng của một
bộ phận khách hàng: Mặc dù hấu hết các ý kiến đánh giá của khách hàng về
chất lượng dịch vụ là khá tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn có những ý kiến phàn nàn
về thái độ phục vụ của nhân viên; địa điểm hoạt động chưa mở rộng ở các xã
miền núi; các thủ tục vẫn còn rườm rà; tiến độ thẩm định, giải ngân vẫn còn
chậm; đặc biệt tính đa dạng của các gói vay HSX vẫn thấp. Bên cạnh đó việc
thực hiện giao dịch trên hệ thống IPCAS đã gây nhiều xáo trộn trong việc phân
công nhiệm vụ cán bộ tín dụng, các giao dịch tín dụng chưa diễn ra thông suốt.
19
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ năm 2014
3.1.2. Mục tiêu của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Phú Thọ trong năm 2014
3.2. Hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ
sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn và thu hút các nguồn vốn
ủy thác để tài trợ cho hoạt động cho vay hộ sản xuất
- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư.
- Ttăng cường nguồn vốn huy động từ các tổ chức Kinh tế - Xã hội.
- Thứ ba, tích cực khai thác nguồn vốn ủy thác từ Chính phủ và các tổ chức
phi lợi nhuận.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và quy trình cho vay
- Xây dựng quy trình cho vay ứng với các dự án có quy mô, thời hạn khác
nhau với tính chất phức tạp riêng.
- Tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện quy trình cho vay của cán bộ
tín dụng tránh trường hợp họ thực hiện sai về thời gian và trình tự các bước
trong quy trình hoặc bỏ qua một số bước trong quy trình.
- Lập phòng thẩm định riêng có nhiệm vụ chuyên trách thẩm định các dự
án cho vay và phòng này có sự độc lập với phòng tín dụng. Tuyển chọn thêm
các cán bộ có kinh nghiệm về thẩm định kinh tế - kỹ thuật dự án. Quy trình thẩm
định phải được quy định riêng cho từng loại hình cho vay: ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn,… để từ đó cán bộ tín dụng có thể áp dụng đúng trình tự, tạo thuận
20
lợi và tiết kiệm thời gian ở các khâu thẩm định. Quy định chi tiết hơn về trách
nhiệm cũng như quyền lợi của cá nhân các cán bộ tín dụng, cấn bộ thẩm định.
- Tạo lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn trong quá trình thẩm định giữa
các bộ phận trong ngân hàng nhằm nâng hiệu quả công việc.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay vốn
Thứ nhất: Tổ chức thu thập, phân tích thông tin về hộ sản xuất. Đây là công
tác quan trọng trong thẩm định cho vay. Cán bộ tín dụng phải nắm rõ thông tin
về năng lực pháp lý của các hộ đến vay vốn. Thu thập và phân tích, đánh giá về
tình hình tài chính của HSX.
Thứ hai: Thẩm định mục đích vay vốn và phương án sản xuất.
Thứ ba: Ðánh giá về uy tín, năng lực kinh doanh của HSX và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm họ sản xuất, kinh doanh trên thị trường:
Thứ tư, thường xuyên tiếp cận HSX nhằm nắm bắt các thông tin về HSX
từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu HSX chủ yếu đến việc điều tra, thẩm
định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu
thụ sản phẩm, nguồn trả nợ từ những lần vay trước.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay
- Kiểm tra thường xuyên, liên tục tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính
và tình hình thực hiện dự án trước, trong và sau khi giải ngân.
- Bên cạnh việc tổ chức các cuộc kiểm tra thường xuyên thì phải có các
cuộc kiểm tra đột xuất tới các hộ sử dụng vốn để tránh tình trạng họ có sự chuẩn
bị trước nhằm che giấu việc sử dụng vốn vay sai mục đích.
- Kiểm tra, đối chiếu trực tiếp theo định kì về dư nợ, lãi vay. Trong đó chú
ý đến kiểm tra chéo theo địa bàn, kiểm tra chéo cán bộ cho vay. Trên cơ sở đó,
có các biện pháp xử lý phù hợp, để HSX tiếp tục sử dụng vốn đúng quy định,
đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý cán bộ tín dụng kịp thời.
- Hoàn thiện hệ thống IPCAS, khắc phục lỗi sai sót và đào tạo, nâng cao
trình độ thành thạo của nhân viên sử dụng để kịp thời nắm bắt các thông tin về
quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh.
21
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ quá hạn của hộ sản xuất
Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh: Khi có dấu hiệu của nợ quá
hạn, cán bộ tín dụng phải trực tiếp cố vấn cho các hộ sản xuất về việc bán sản
phẩm thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp hay
yêu cầu HSX giảm bớt kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định chưa thật cần
thiết, thậm chí là kiểm soát thu nhập, chi phí để tập trung nguồn trả nợ.
Cần xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt:
- Giúp đỡ HSX trong việc thu hồi các khoản từ các hộ sản xuất khác có
quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ.
- Hướng dẫn HSX trên nhiều khía cạnh từ việc tư vấn sử dụng vốn hiệu quả
tới giúp đỡ về mặt kĩ thuật nhằm tác động đến khả năng tạo ra nguồn thu.
- Áp dụng gia hạn nợ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau hay điều chỉnh hợp
đồng cho vay, áp dụng các biện pháp miễn, giảm lãi suất cho các hộ gặp khó
khăn do các điều kiện khách quan cũng giúp cho các HSX có điều kiện thuận lợi
để tiếp tục phát triển sản xuất lấy nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.
- Kiểm tra, củng cố hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay của các
khoản nợ quá hạn, xử lý dứt điểm từng bước theo đúng quy trình nghiệp vụ và
các quy định của pháp luật, làm cơ sở cho việc thực xử lý nợ .
- Mạnh dạn áp dụng các cơ chế tài chính cho phép để giải quyết các khoản
nợ tồn đọng một cách có hiệu quả, cụ thể là khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi
mà ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản. Những tài sản đó có đủ hồ sơ pháp lý hợp
pháp thì thực hiện pháp mại.
3.2.6. Nhóm giải pháp khắc phục nợ xấu
- Thường xuyên đánh giá, rà soát, phân tích các khoản nợ, đặc biệt là nợ có
nguy cơ chuyển thành nợ xấu để có phương án khắc phục, xử lý. CBTD phải
báo cáo thường xuyên tình hình HSX với lãnh đạo để lãnh đạo kịp thời nắm bắt
thông tin, đưa ra định hướng, biện pháp giải quyết.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lí
rủi ro từ phòng giao dịch đến các chi nhánh NHNo&PTNT loại 3.
- Định kỳ hạn nợ phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập của
22
HSX; thực hiện khoán triệt để đến tập thể và cá nhân người lao động.
- Thông qua việc phân tích thị trường, dự báo về xu thế chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn và khả năng phát triển
trong tương lai để phòng ngừa, ngăn chặn từ xa nợ xấu phát sinh và loại trừ tiềm
ẩn rủi ro.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay ở
các bước thuộc quy trình, nghiệp vụ tín dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn, chấn
chỉnh kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng để tạo sự
đồng thuận trong quá trình xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng. Xử lý kiên quyết những
HSX vay vi phạm cam kết hợp đồng đã ký kết, đồng thời kiên quyết xử lý
TSBĐ để thu hồi nợ nhất là đối với những HSX thiếu tinh thần hợp tác.
- Khuyến khích động viên kịp thời các cán bộ có thành tích trong công tác
thu hồi và xử lý nợ.
3.2.7. Nâng cao chất lượng nhân sự
+ Tuyển dụng: Để nâng cao trình độ cán bộ, ngay từ khâu tuyển dụng cần
phải tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, tìm kiếm, chọn lọc cán bộ có đủ tiêu chuẩn
và nhiệt huyết công tác. Qua các đợt tuyển dụng hàng năm cần phải:
- Tổ chức các đợt thi tuyển dụng khách quan, có chất lượng cao nhằm tìm
kiếm những người có năng lực, trình độ tốt, phù hợp với từng vị trí yêu cầu.
- Có các chính sách thu hút nhân tài như sự đãi ngộ về lương, thưởng, môi
trường làm việc chuyên nghiệp,…
+ Công tác sắp xếp nhân sự
- Thực hiện chuyên môn hóa đối với công tác tín dụng.
- Phân công cán bộ phụ trách các địa bàn cụ thể căn cứ vào năng lực của
cán bộ tín dụng để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời, hiệu quả nhu cầu sử dụng vốn
của các HSX nhằm giữ vững và phát triển thị phần, thị trường trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt.
+ Công tác đào tạo chất lượng nhân sự
- Đào tạo cán bộ kĩ thuật, am hiểu về các định mức kinh tế, kĩ thuật trong
23
sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác mà các HSX vay vốn để
thực hiện thẩm định các dự án sao cho có hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, sát hạch chuyên môn nhằm nâng cao trình
độ nghiệp vụ cho cán bộ, tổ chức các lớp tìm hiểu pháp luật, kỹ năng xử lý tình
huống trong hoạt động tín dụng.
+ Thực hiện chính sách thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng:
- Với những cán bộ có thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được
giao thì có các hình thức khen thưởng và tuyên dương để khuyến khích.
- Qua các đợt thi nghiệp vụ, khen thưởng và tuyên dương những cán bộ
giỏi, đồng thời có các hình thức kỉ luật đối với cán bộ trình độ nghiệp vụ yếu kém.
- Kiên quyết đào thải những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoá
hoặc đạo đức tác phong yếu kém.
3.2.8. Đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay HSX
Đa dang hóa các phương thức cho vay hộ sản xuất: ngoài phương thức cho
vay từng lần thì chi nhánh cần mở rộng các phương thức khác như cho vay theo
hạn mức tín dụng, bảo lãnh…
Đa dạng hóa các mức lãi suất, kì hạn vay vốn,… và xây dựng các chính
sách ưu đãi về miễn, giảm lãi cho các HSX khi gặp khó khăn.
Đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay HSX theo hướngkhuyến khích tăng
tỷ trọng cho vay chăn nuôi và các ngành thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền
thống của tỉnh. Bên cạnh đó, ưu tiên cho vay với các dự án có sử dụng công
nghệ tiên tiến hiện đại và có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế, văn hóa và
xã hội của địa phương và đất nước.
Đa dạng hóa các kì hạn trả nợ đối với từng đối tượng vay vốn. Cụ thể là
kéo dài kì hạn trả nợ tới mức 24 – 30 tháng/ kỳ căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh
doanh, chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng và khả năng trả nợ của HSX.
3.2.9. Thực hiện tốt chính sách tìm kiếm khách hàng và tăng cường công tác
phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, đoàn thể nhân dân để mở rộng thị phần
- Củng cố, duy trì có hiệu quả mối quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính
quyền đại phương từ tỉnh đến xã, phường và khu dân cư; tích cực thực hiện
24
phương châm xã hội hóa các hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thường xuyên bám sát các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh để có
những gói tín dụng phù hợp cho các HSX. Tăng cường phối kết hợp với chính
quyền địa phương, cụ thể là phối hợp với phòng khuyến nông của các địa
phương trong việc tư vấn, giúp đỡ các HSX lựa chọn những cây trồng, vật nuôi
phù hợp, kĩ thuật nuôi trồng, chăm sóc và các biện pháp khắc phục, xử lí khi có
thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt chú trọng hỗ trợ vốn tới các HSX phát triển
chăn nuôi, tận dụng lợi thế đất đai chuồng trại rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào
để đẩy mạnh sản xuất, tạo nên một cơ cấu cho vay hợp lí giữa các ngành nghề
kinh tế trên địa bàn.
- Thực hiện tốt việc cho vay cá nhân - hộ gia đình thông qua các tổ vay vốn
thành lập theo các khu dân cư. Duy trì tốt mối quan hệ với Ban chỉ đạo vay vốn
xã, phường; thực hiện việc giao ban tín dụng định kỳ hàng quý với các chi
nhánh trực thuộc để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, tháo gỡ khó khăn cho
Ngân hàng cơ sở.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở
giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng theo nguyên tắc an toàn vốn và có hiệu quả,
đặc biệt lựa chọn những HSX phù hợp với điều kiện và khả năng của chi nhánh.
- Thường xuyên đánh giá và phân loại, lựa chọn những HSX là khách hàng
tốt để áp dụng chính sách, biện pháp phù hợp. Lưu trữ các thông tin về những
HSX đã bị từ chối cho vay với lý do từ chối cụ thể để các cán bộ tín dụng dễ tra
cứu và tránh mất thời gian tìm kiếm, tiếp xúc với các khách hàng này về sau.
- Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng,
liên kết với các đài truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí trên địa bàn tỉnh để có
các chương trình quảng cáo, bản tin giới thiệu về chi nhánh với các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng mà chi nhánh có thể phục vụ cho các HSX.
- Có ý kiến đề xuất lên NHNo&PTNT Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ để kiến nghị thay đổi những quy định, thủ tục nhằm tháo gỡ các khó
khăn trên như Nghị định 05/2012/NĐ-CP.
25