Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tài liệu ôn thi sinh học 12 tính quy luật của di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 108 trang )

Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
BAITAP123.COM

TÀI LIỆU
BỘ MÔN SINH HỌC 12

Sử dụng để luyện thi THPT Quốc gia
- Dạy thêm theo chuyên đề tự chọn.
- Dạy thêm ngoài thời gian chính khóa.
- Dùng cho học sinh ôn tập.

1


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Chuyên đề 3: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Trong chuyên đề này gồm có các nội dung:
- Di truyền học Menđen
- Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Liên kết gen và hoán vị gen
- Di truyền liên kết giới tính
- Di truyền ngoài nhân
- Tác động của môi trường lên sự biểu hiện của gen

A. DI TRUYỀN HỌC MENĐEN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Tính trạng


1.1. Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng là một biểu hiện đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật có
thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kế hợp của cả hai yếu tố trên.
Ví dụ: màu mắt là một đặc trưng, màu mắt xanh, nâu hay hạt dẻ là các tính trạng.
1.2. Một tính trạng có thể gồm nhiều biểu hiện.
Ví dụ: Tính trạng màu hạt đậu có 2 biểu hiện màu hạt vàng và màu hạt xanh.
Tính trạng nhóm máu có 4 biểu hiện nhóm máu là A, B, AB và O.
1.3. Các loại tình trạng:
a) Tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
Tính trạng số lượng là tính trạng có thể tính toán được, do nhiều gen quy định, có biến dị liên tục; chủ
yếu thể hiện ở năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: sản lượng thóc, lúa; năng suất trứng của gà; tỷ lệ thịt xẻ của lợn; sản lượng sữa của bò...
Tính trạng chất lượng là tính trạng do đơn gen quy định, có biến dị đứt quãng và không tính toán được
bằng con số; chủ yếu thể hiện tính chất về màu sắc, hương vị, âm thanh, có hoặc không... có của sinh vật.
Ví dụ: màu mắt, màu lông, tính có sừng hoặc không sừng ở bò...
b) Tính trạng trội và tính trạng lặn
Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại trong một tổ hợp di
truyền dị hợp tử; được thể hiện chủ yếu ở thế hệ F1.
Tính trạng lặn là tính trạng không thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối
xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; tính lặn chưa được thể hiện ở thế hệ F1 mà chỉ xuất hiện
được ở thế hệ F2.
1.4. Cặp tính trạng tương phản
Ví dụ: Thân cao và thân thấp là 2 trạng thái của tính trạng chiều cao thân.

2


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Cặp tính trạng tượng phản: là 2 biểu hiện khác nhau của một tính trạng.

2. Gen và alen
2.1. Gen
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định, sản phẩm đó là một chuỗi
polipeptit hoặc một loại ARN.
Trong nội dung chương tính quy luật của hiện tượng di truyền, gen được nhắc tới là gen mang thông tin
quy định chuỗi polipeptit (quy định prôtêin).
2.2. Alen:
Alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen hay một gen có thể gồm nhiều alen.
Ví dụ: Gen quy định tính hạng màu sắc hạt đậu hà lan gồm 2 alen A và a quy định.
Gen quy định tính trạng nhóm máu gồm 3 alen IA, IB, IO quy định.
Các alen của cùng một gen thương là các dạng đột biến gen của nhau.
3. Kiểu gen và kiểu hình:
Kiểu gen là biểu hiện bên trong còn kiểu hình là biểu hiện bên ngoài. Trong đó kiểu gen quy định kiểu
hình.
3.1. Kiểu gen, còn gọi là kiểu di truyền là bản chất di truyền của tính trạng do tổ hợp gen tạo nên, thể
hiện ra bên ngoài thông qua kiểu hình.
Ví dụ: Aa ; AaBB ; AB/abXY
Kiểu gen: là tập hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi
nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài gen.
3.2. Kiểu hình, còn gọi là kiểu biểu hiện là những biểu hiện ra ngoài của một hay nhiều tính trạng của
cá thể trong một giai đoạn phát triển nhất đinh. Kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gen và môi
trường.
Ví dụ: Ruồi giấm thân xám; ruồi giấm thân xám, cánh ngắn; ruồi giấm thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
Kiểu hình: là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên
cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng.
4. Đồng hợp và dị hợp
4.1. Đồng hợp: Muốn nói đến kiểu gen mà mỗi gen gồm các alen giống nhau.
Ví dụ: aa, AABB, AB//AB
4.2. Dị hợp: Muốn nói đến kiểu gen trong đó có gen gồm các alen khác nhau.
Ví dụ: Aa; Bb; AB//ab

4.3. Thuần chủng: kiểu gen có tất cả các cặp gen alen đều là đồng hợp
Ví dụ: aabbDDee là kiểu gen thuần chủng
AaBbDD là kiểu gen không thuần chủng

3


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
5. Locut (Vị trí): Là vị trí xác định của gen trên NST. Hay nói cách khác, mỗi gen có một vị trí xác định
trên NST gọi là locut.

Ví dụ: A và a cùng locut, A và B khác locut.

II.

GREGOR MENĐEN (1822- 1884)

1. Đối tượng nghiên cứu:
Đậu Hà Lan là loại cây quen thuộc của địa phương có cấu tạo hoa đặc biệt dẫn tới cây có khả năng tự
thụ phấn cao độ, giúp cho Menđen chủ động trong các phép lai, dễ tạo dòng thuần.
2. Phương pháp nghiên cứu của Menđen (2 phương pháp)
a. Lai phân tích:
Là phép lai giữa cơ thể cần kiểm tra kiểu gen (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa).

4


Baitap123.com

Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================

b. Phương pháp phân tích cơ thể lai
 Tạo các dòng thuần về 1 hoặc vài tính trạng
 Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con cháu.
 Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
 Thực nghiệm kiểm chứng kết quả.
3. Điểm mới trong phương pháp của Menđen
Menđen không phải là người đầu tiên băn khoăn về hiện tượng di truyền ở sinh vật. Nhưng ông là người
đầu tiên thành công trong nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì phương pháp nghiên cứu của ông có những điểm mới
sau:
– Tạo dòng thuần chủng: Trước khi nghiên cứu ông đã tạo các dòng đậu thuần chủng hoàn toàn thủ
công. Đó là cho các cây đậu dạng bố, mẹ (hướng tính trạng dự định nghiên cứu) tự thụ phấn liên tục để thu
được dòng thuần.
– Xem xét từng cặp tính trạng tương phản: Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài
cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ
sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.
– Sử dụng phép lai phân tích: Đó là phương pháp đem lai cá thể cần phân tích kiểu gen với cá thể mang
tính trạng lặn, sau đó phân tích kết quả lai. Trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là
do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây
dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
– Dùng xác suất thống kê: Ông sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di
truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
Ngoài ra một điểm góp phần quan trọng vào thành công của Menđen đó là ông đã chọn đối tượng nghiên
cứu phù hợp. Đậu Hà Lan có những ưu điểm sau đối với việc nghiên cứu di truyền:

5



Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
+ Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.
+ Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong
lai giống.

III. QUY LUẬT PHÂN LI
֎ Quy luật phân li muốn nói tới sự phân li cái gì?
1.

Thí nghiệm lai 1 tính trạng có kiểu hình tương phản
Tiến hành phép lai thuận nghịch với tính trạng màu sắc hoa đậu Hà Lan đều cho kết quả như sau:

Menđen vận dụng toán xác suất thống kê để lí giải tỉ lệ 1:2:1 bằng giả thuyết như sau:
o Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (ngày nay gọi là cặp gen, cặp alen). Trong tế bào
các nhân tố không hòa trộn vào nhau.
o Bố mẹ truyền cho con chỉ 1 trong 2 thành viên nhân tố di truyền (Ví dụ Aa sẽ tạo ra 2 giao tử A và a).
o Khi thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo ra các hợp tử.

2. Nội dung quy luật phân li:
 Mỗi tính trạng do một cặp alen (nhân tố di truyền) quy định.
 Các alen tồn tại trong tế bào riêng rẽ không hòa trộn vào nhau.
 Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử nên có 50%
giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia.

6


Baitap123.com

Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
o Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định (A quy định hoa tím và a quy định hoa trắng).
o Trong tế bào: NST tồn tại thành từng cặp tương đồng , trên cặp NST tương đồng là cặp gen alen quy
định tính trạng.
o Quá trình giảm phân: cặp NST phân li đồng đều về 2 giao tử khác nhau → 2 alen cũng phân li về 2
giao tử khác nhau.
o Quá trình thụ tinh: các giao tử kết hợp ngẫu nhiên kéo theo sự kết hợp ngẫu nhiên của các alen.
Sơ đồ lai thí nghiệm:
P:

Hoa tím

×

Hoa trắng

AA
G:

A

F1:

a
Aa (100% hoa tím)

F1×F1:
GF1:

F2:

aa

Aa

×

Aa

A; a



A; a

1AA : 2Aa : 1 aa

4. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li:
Giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến.
1 gen quy định 1 tính trạng.
Gen nằm trên nhiễm sắc thể.
5. Phân biệt các hiện tượng trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn, đồng trội.

Trội hoàn toàn

Đồng trội

Trội không hoàn toàn


Alen trội át chế sự biểu hiện của Alen trội tương tác với a len lặn Cả 2 alen đều biểu hiện kiểu hình.
alen lặn do đó trong kiểugen dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian
Aa thì chỉ có alen A biểu hiện.
Ví dụ: A _đỏ, a_trắng

Ví dụ: A _đỏ, a_trắng

IA = máu A; IB = máu B

AA_đỏ; Aa đỏ; aa_trắng

AA_đỏ; Aa hồng ; aa_trắng

Kiểu gen IAIB = máu AB

IV. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
֎ Với 2 hay nhiều gen, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen nằm trên một cặp NST tương đồng
thì sẽ có quy luật biểu hiện như thế nào?
1. Thí nghiệm lai 2 tính trạng có kiểu hình tương phản
Khi tiến hành cả phép lai thuận và phép lai nghịch đều thu được kết quả như sau:

7


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================

Giải thích:
- Xét sự di truyền của từng tính trạng: mỗi tính trạng di truyền theo quy luật phân li.

- Xét sự di tryền của cả 2 tính trạng:
9/16 vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn
3/4 vàng, nhăn

= 3/4 vàng × 1/4 nhăn

3/4 xanh, trơn

= 1/4 xanh × 3/4 trơn

1/16 xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn
Theo toán xác suất: Nếu A và B là 2 biến cố độc lập thì xác suất có mặt đồng thời A và B (PAB) bằng tích xác
suất xuất hiện A (PA) với xác suất xuất hiện B (PB).
P (AB) = P (A) × P(B)
→ Sự xuất hiện kiểu hình F2 ứng với toán xác suất trên.
Do đó: tính trạng màu hạt và vỏ hạt phân li độc lập với nhau.
2. Nội dung quy luật:
 Các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen không alen) quy định các tính trạng khác nhau phân li độc
lập trong quá trình hình thành giao tử.
3. Cơ sở tế bào học:

8


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
 Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định (R, r quy định màu hạt; Y, y quy định vỏ hạt)
 Mỗi cặp alen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau.
 Quá trình giảm phân và thụ tinh: các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do → Các

cặp alen cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do.

4. Công thức tổng quát:
Kết quả của phép lai với cơ thể có n cặp gen dị hợp tự thụ phấn:
Số cặp

Số loại

Số tổ hợp kiểu

Số kiểu gen

Tỉ lệ kiểu gen

Số kiểu hình

Tỉ lệ kiểu hình

gen dị
1
hợp

giao tử
2
P

gen F1
4

F1

3

F1

F1
2

F2
3:1

2

4

16

9

(1:2:1)2

4

9:3:3:1

3

8

27


(1:2:1)3

8

27:9:9:9:3:3:3:1

...

...

2n

(3:1)n

...
n

2n

2n×2n = 4n

3n

(1:2:1 )n

9


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388

==================================================================
5. Điều kiện nghiệm đúng:
 Các gen phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
 Giảm phân diễn ra bình thường (không đột biến)
6. Ý nghĩa
- Góp phần giải thích sự đa dạng và phong phú của sinh vật do sự xuất hiện biển dị tổ hợp.
- Do sự đa dạng của sinh vật → Con người dễ tìm ra những tổ hợp tính trạng có lợi cho mình → Tạo ra nhiều
giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1 . Bài tập quy luật phân li
1.1. Gen 2 alen:
Muốn biết đời con thì phải viết giao tử, sau đó lập bảng để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
Hạt trên cây F1 chính là đời F2.
Khi tự thụ phấn thì chỉ có kiểu gen dị hợp mới cho 2 loại kiểu hình, còn kiểu gen đồng hợp chỉ cho
1 loại kiểu hình.
Trong trường hợp đặc biệt: trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu gen cũng chính là tỉ lệ kiểu hình.
Nếu xuất hiện tỉ lệ 2:1 thì có 1 kiểu gen gây chết ( 1AA chết : 2AA : 1 aa).
Xác định trội lặn trong trường hợp trội hoàn toàn có 2 cách:
Cách 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, ở đời con F1 xuất hiện tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là
kiểu hình trội, còn kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/4 là kiểu hình lặn. Trong trường hợp này kiểu gen của P là dị hợp
(Aa × Aa)
Cách 2: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, kiểu hình P đem lai là tương phản, ở F1 cho 100% kiểu hình
giống bố hoặc giống mẹ thì kiểu hình xuất hiện ở F1 là kiểu hình trội. Trong trường hợp này kiểu gen của P
là thuần chủng (AA × aa).
Ví dụ 1: Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa
trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ.
a) Xác định kiểu hình trội, lặn.
b) Xác định kiểu gen P.
c) Hãy xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen: AA, Aa, aa?

Hướng dẫn giải
a) Xác định kiểu hình trội, lặn.

10


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Theo đề: đỏ là trội so với trắng
Quy ước: A-đỏ; a - trắng
b) Xác định kiểu gen P.
Kiểu gen P: AA × aa
c) Hãy xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen: AA, Aa, aa?
Kiểu gen AA cho 1 loại giao tử là: A
Kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử là: A và a
Kiểu gen aa cho 1 loại giao tử: a
Ví dụ 2: Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho cây thân cao tự thụ phấn cho đời con phân li kiểu hình
theo tỉ lệ 3 cao :1 thấp.
a) Xác định kiểu hình trội, lặn.
b) Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai.
c) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
d) Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Hướng dẫn giải
a) Theo đề thì cao trội so với thấp
A – thân cao trội hoàn toàn so với a – thân thấp.
b) Số tổ hợp kiểu hình ở F1 là: 3 + 1 = 4 = 2×2.
=> Mỗi bên P cho ra 2 loại giao tử.
=> P: Aa × Aa.
c) P: Aa × Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa

1/4 AA khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A.
2/4 Aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A : 1/4 a
1/4 aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 a.
=> F1 có tỉ lệ các giao tử là: 1/2 A : 1/2 a.
Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên: (1/2 A ; 1/2 a) × (1/2 A ; 1/2 a)
=> F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa và tỉ lệ kiểu hình là: 3 thân cao : 1 thân thấp.
d) P: Aa x Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
F1 tự thụ phấn:
1/4 (AA × AA) → 1/4 AA
2/4(Aa × Aa) → 1/8AA : 2/8Aa : 1/8aa
1/4(aa × aa) → 1/4 aa
=> F1 tự thụ phấn sẽ tạo ra F2 có:
- TLKG: 3/8AA : 2/8Aa : 3/8aa.

11


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
- TLKH: 5 thân cao : 3 thân thấp.
Khi lấy xác suất 1 cá thể thì xác suất để thu được cây hoa đỏ đúng bằng tỉ lệ cây hoa đỏ; xác suất
thu được cây hoa trắng đúng bằng tỉ lệ của cây hoa trắng.
Khi lấy ngẫu nhiên a cây, xác suất để trong a cây này chỉ có b cây thuần chủng thì (a-b) cây còn lại
phải không thuần chủng.
1
2
Do đó, xác suất trong trường hợp này là Cab .( )b .( )( a b )
3
3


Ví dụ 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định alen quy định
hoa trắng.
a) Cho phép lai AA × aa cho F1 và F2 có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
b) Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F2. Hãy tính xác suất để 3 cây là hoa đỏ?
c) Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ. Hãy tính xác suất có 2 cây đồng hợp, 1 cây dị hợp?
Hướng dẫn giải
A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định alen quy định hoa trắng.
a) Viết sơ đồ lai. => F1: Aa (100% hoa đỏ) => F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa (3/4 hoa đỏ : 1/4 hoa trắng)
b) Ở F2 có: 3/4 hoa đỏ : 1/4 hoa trắng.
=> Xác suất để 3 cây lấy được đều là hoa đỏ là: (3/4)3 = 27/64
c) Ở F2 có: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Trong số cây hoa đỏ, cây hoa đỏ thuần chủng AA chiếm tỉ lệ 1/3, cây hoa đỏ không thuẩn chủng Aa chiếm tỉ
lệ 2/3.
=> Áp dụng công thức ta có xác suất trong 3 cây hoa đỏ có 2 cây đồng hợp, 1 cây dị hợp là:

Ví dụ 4: Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy
định lông màu trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các thể dị hợp tử giao phối
với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải:
A nằm trên NST thường quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông màu trắng.
Cho các cá thể dị hợp giao phối với nhau: Aa × Aa => F1: 1AA : 2Aa : 1aa
Vì kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi => F1: 2Aa : 1aa
=> Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 2 lông màu đỏ : 1 lông màu trắng.
1.2. Gen đa alen (gen có nhiều alen)

12


Baitap123.com

Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Trong trường hợp gen có từ 3 alen trở lên gọi là gen đa alen.
Với n là số alen của gen thì ta có:
* Số kiểu gen tối đa có trong quần thể là :

n( n  1)
2

* Nếu cho lai 2 bố mẹ có kiểu hình giống nhau cho đời con F1 có số kiểu gen tối đa là 4 và số kiểu
hình tối đa là 3.
* Nếu cho lai 2 bố mẹ có kiểu hình khác nhau cho đời con F1 có số kiểu gen tối đa và số kiểu hình
tối đa là:
n = 3 => số kiểu gen tối đa = 4; số kiểu hình tối đa = 2.
n ≥ 4 => số kiểu gen tối đa = 4; số kiểu hình tối đa = 3.
Ví dụ: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên NST thường có 4 alen: alen Cbquy
định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng.
Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw;
alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột
biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều
loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông
xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân
li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Phép lai giữa hai cá thểcó kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.
Hướng dẫn giải:

(1) Sai. Lai giữa 2 cá thể có cùng kiểu hình và các tính trạng trội đều là trội hoàn toàn chỉ cho ra tối đa là 2
loại kiểu hình.
(2) Sai. Không phải cứ phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau là luôn tạo ra đời con có nhiều loại
kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
+ Lai hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau ví dụ CbCb × CgCg chỉ tạo ra đời con có 1 loại kiểu gen
và 1 loại kiểu hình.
+ Trong khi đó, lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình trong trường hợp hai cá thể này mang 2 kiểu gen dị hợp
khác nhau ví dụ CbCw × CbCg sẽ tạo ra đời con có 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

13


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
(3) Đúng. Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể
lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
Ví dụ: CbCg (đen) × CyCw (vàng) hoặc CyCw (vàng) × CgCw (xám).
(4) Đúng. Phép lai giữa hai cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp khác nhau sẽ cho ra đời con có kiểu gen phân
li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Ba phép lai giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 bao gồm: CbCg ×
CbCw, CbCg × CbCy hoặc CbCy × CbCw.
(5). Sai. Lai giữa hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau chỉ cho 1 kiểu gen.
1.3. Hiện tượng đồng trội
Đồng trội là hiện tượng cả hai alen khác nhau trong một thể dị hợp cùng biểu hiện ra các sản phẩm
có hoạt tính khác nhau trong tế bào.
Điển hình là trường hợp các alen quy định nhóm máu. Nhóm máu do 3 alen IA, IO, IB quy định. Trong
đó, IA, IB đồng trội và trội hoàn toàn so với IO. Do đó:
IAIO, IAIA => quy định nhóm máu A
IBIO, IBIB => quy định nhóm máu B

IAIB => quy định nhóm máu AB
IOIO => quy định nhóm máu O
Ví dụ: Ở người tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu B, con có nhóm máu
O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa trẻ?
A. Nhóm máu A

B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu O

D. Nhóm máu AB

Hướng dẫn giải:
Người con có nhóm máu O => Kiểu gen của người con là IOIO => Cả người bố và người mẹ của đứa trẻ đều
phải cho giao tử IO.
=> Người bố chắc chắn không thể là người có nhóm máu AB (IAIB).
=> Đáp án D.
2. Bài tập quy luật phân li kết hợp với đột biến nhiễm sắc thể
(Xem nội dung bài đột biến nhiễm sắc thể)
Ví dụ 1: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng. Thể ba nhiễm (2n+1)
cho giao tử n và n+1. Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh, còn hạt phấn thì không có khả năng này.
Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của phép lai Rrr × Rrr?
Hướng dẫn giải:

14


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================

- Áp dụng quy tắc xác định giao tử của cơ thể tam bội, kiểu hình Rrr cho ra các loại giao tử có tỉ lệ là: 1/6R :
2/6r : 2/6Rr : 1/6rr
- Tế bào noãn (n + 1) có khả năng thụ tinh => Tế bào noãn có kiểu gen Rrr cho ra các loại giao tử có khả
năng thụ tinh theo tỉ lệ là: 1/6R : 2/6r : 2/6Rr : 1/6rr
- Hạt phấn (n + 1) không có khả năng thụ tinh => Tế bào hạt phấn có kiểu gen Rrr cho các loại giao tử có khả
năng thụ tinh theo tỉ lệ là: 1/3R : 2/3r
- Vì gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng nên:
Khi Rrr × Rrr, cây hoa trắng ở đời con chiếm tỉ lệ là: 2/6r. 2/3r + 1/6rr.2/3r = 1/3
=> Cây hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ: 1 – 1/3 = 2/3
Vậy phép lai Rrr × Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 2 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Ví dụ 2: Một cá thể của một loài 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh,
người ta thấy có 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình
thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Tính tỉ lệ loại các loại giao tử n, n+1 và n-1.
Hướng dẫn giải:
20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I cho 40 giao tử n+1 và 40 giao tử n-1
2000 – 20 = 1980 tế bào giảm phân bình thường cho 1980.4 = 7920 giao tử n = 6
Vậy tỉ lệ loại giao tử có n = 7920/(2000.4) = 0,99; n+ 1= n-1 = 40/8000 = 0,005
3. Bài tập quy luật phân li độc lập
3.1. Xác định giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập
- Một tế bào sinh dục đực có n cặp gen dị hợp (n≠0) khi giảm phân bình thường chỉ tạo ra 2 loại giao tử
đực, 1 tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ tạo ra 1 loai giao tử cái.
- Một cơ thể đực hoặc cái có n cặp gen dị hợp (n≠0) giảm phân cho 2n loại giao tử.
- Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập (các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau) thì tỉ lệ mỗi
loại giao tử bằng tích tỉ lệ các alen có trong giao tử đó.
Ví dụ: Một cá thể đực có kiểu gen AaBbDd.
a) Một tế bào của cơ thể này giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử đực?
b) Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? Tỉ lệ mỗi loại?
c) Trong giảm phân I, nếu ở một số tế bào các nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li thì sẽ cho những
loại giao tử nào?

Hướng dẫn giải:

15


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
a) Một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân chỉ cho ra 2 loại giao tử đực đó là: ABD và
abd hoặc ABd và abD hoặc Abd và aBD.
b) Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp => Áp dụng công thức tính số loại giao tử, cơ thể đực mang
kiểu gen này giảm phân bình thường sẽ cho số loại giao tử là:23 = 8 (loại)
c) Xác định tỉ lệ các loại giao tử
Các tế bào mang gen Aa giảm phân bình thường cho ra 2 loại giao tử A, a; các tế bào giảm phân không
bình thường cho Aa, O.
Bb giảm phân cho ra 2 loại giao tử B, b.
Dd giảm phân cho ra 2 loại giao tử D, d.
Do đó các loại giao tử là: ABD; ABd; AbD; Abd; aBD; aBd; abD; abd;
AaBD; AaBd; AabD; Aabd; OBD; OBd; ObD; Obd;
3.2. Xác định số tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình trong điều kiện các gen phân li độc
lập
Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập thì ở đời con:
- Số tổ hợp giao tử = Số loại giao tử ♂ × Số loại giao tử ♀
- Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của từng cặp gen
- Số loại kiểu hình = tích số loại kiểu hình của từng cặp tính trạng.
Ví dụ : Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe.
Biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là hoàn toàn.
a) Ở đời con có bao nhiêu tổ hợp giao tử (số tổ hợp tử)?
b) Ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
c) Ở đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?

Hướng dẫn giải:
- Xác định số loại giao tử của cơ thể đực và cơ thể cái:
Áp dụng công thức tính số loại giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập:
+ Cơ thể đực có kiểu gen AaBbDDEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể đực sẽ tạo ra số loại giao tử đực là:
23 = 8 (loại)
+ Cơ thể cái có kiểu gen AabbDdEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể cái cũng tạo ra số loại giao tử là:
23 = 8 (loại)
a) Áp dụng công thức tính số kiểu tổ hợp giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập => Ở đời con
của phép lai trên có số tổ hợp giao tử là: 8 × 8 = 64
b) Phép lai: ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe

16


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
- Xét số loại kiểu gen của từng cặp gen
Aa × Aa → 3 loại kiểu gen
Bb × bb → 2 loại kiểu gen
DD × Dd → 2 loại kiểu gen
Ee × Ee → 3 loại kiểu gen
- Áp dụng công thức tính số loại kiểu gen ở đời con trong điều kiện các gen phân li độc lập => Ở đời con
của phép lai trên có số loại kiểu gen là: 3. 2 .2 .3 = 36 kiểu gen.
- Xét số loại kiểu hình của từng cặp gen
Vì mỗi gen quy đinh một tính trạng và các gen trội là trội hoàn toàn nên:
Aa × Aa → 2 loại kiểu gen
Bb × bb → 2 loại kiểu gen
DD × Dd → 1 loại kiểu gen
Ee × Ee → 2 loại kiểu gen

c) Áp dụng công thức tính số loại kiểu hình ở đời con trong điều kiện các gen phân li độc lập
=> Ở đời con của phép lai trên có số loại hợp kiểu hình là: 2. 2 .1. 2 = 8 kiểu hình.
3.3. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình, kiểu gen ở đời con
Trong điều kiện phân li độc lập thì ở đời con:
- Tỉ lệ phân li kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng
- Tỉ lệ phân li kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng.
- Tỉ lệ một kiểu hình = tích tỉ lệ của các cặp tính trạng có trong kiểu hình đó.
Ví dụ : Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe.
Biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là hoàn toàn.
a) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình F1?
b) Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c) Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a) - Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1:
Do mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hoàn toàn nên:
Aa × Aa → 3/4 trội : 1/4 lặn
Bb × bb → 1/2 trội : 1/2 lặn
DD × Dd → 100% trội
Ee × Ee → 3/4 trội : 1/4 lặn

17


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Áp dụng công thức tính tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trong trường hợp các gen phân li độc lập => Tỉ
lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai trên là:
(3 : 1) × (1 : 1) × 1 × (3 : 1) = 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1
- Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1:

Ta có:
Aa × Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb × bb → 1/2Bb : 1/2bb
DD × Dd → 1/2DD : 1/2Dd
Ee × Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee
Áp dụng công thức tính tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con trong trường hợp các gen phân li độc lập => Tỉ
lệ phân li kiểu gen ở đời con của phép lai trên là: (1 : 2 : 1) ×(1 : 1) × (1 : 1) × (1 : 2 : 1)
= 4:4:4:4:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1
b) Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen A ở đời con là:
1/4×1/2×1×3/4=3/32
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen B ở đời con là:
3/4×1/2×1×3/4=9/32
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen D ở đời con là:
3/4×1/2×1×1/4=3/32
=> Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là:
3/32+9/32+3/32=15/32
c) Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb x bb → 1/2Bb : 1/2bb
DD x Dd → 1/2DD : 1/2Dd
Ee x Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee
Cá thể có 6 alen lặn có thể mang các kiểu gen là: aabbDDee, aabbDdEe, AabbDdee hoặc aaBbDdee.
=> Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ là:
1/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×2/4+2/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×1/4=3/32
3.4. Nhận dạng quy luật di truyền phân li độc lập
Nếu đề bài cho một trong các điều kiện sau:
- Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
- Nếu cho tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của đời con mà
+ Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng.
+ Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng.
=> Có thể khẳng định các tính trạng trong bài toán di truyền theo quy luật phân li độc lập.


18


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Ví dụ : Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Cho cây thân cao màu đỏ giao phấn với cây
thân thấp màu trắng được F1 có 100% cây thân cao màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây
thân cao hoa đỏ; 18,75% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp hoa
trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai?
Hướng dẫn giải:
- F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
9 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng
- Xét riêng từng tính trạng:
Thân cao / thân thấp = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1
Hoa đỏ / hoa trắng = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1
- Tích chung hai loại kiểu hình:
(thân cao : thân thấp) x (hoa đỏ : hoa trắng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 => phù hợp với tỉ lệ kiểu
hình của bài ra.
=> Bài toán tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập.
3.5. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết kiểu hình của đời con
- Bước 1: Nhận diện quy luật di truyền chi phối (sử dụng các dấu hiện nhận biết ở 1.4)
- Bước 2: Sử dụng các dữ kiện về tỉ lệ kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con mà đề bài cung cấp để
xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Ví dụ: Ở lúa A_thân cao; a_thân thấp, B_ hạt tròn; b_hạt dài; D_chín sớm; d_chín muộn. Tính trạng
trội là trội hoàn toàn. Các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như
thế nào nếu F1 có tỉ lệ phân tỉ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1?
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường khác nhau => Các tính

trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập.
- Bước 2: Các tính trạng là trội hoàn toàn nên F1 có tỉ lệ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1 = (3 : 1).(3 :
1).(3 : 1)
=> P dị hợp cả 3 cặp gen ở cả 2 bên bố và mẹ. => Kiểu gen của P là: AaBbDd × AaBbDd
4. Bài tập quy luật phân li độc lập với đột biến nhiễm sắc thể
Ví dụ 1: Trong phép lai giữa 2 cây tứ bội khác nhau về 2 cặp gen phân li độc lập AAAAbbbb × aaaaBBBB.
Tiếp tục cho F1 tạp giao. Số kiểu gen thu được ở F2 là

19


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
A. 25

B. 32

C. 64

D. 81

Hướng dẫn giải:
- Xác định F1:
Kiểu gen AAAAbbbb chỉ cho ra 1 loại giao tử là: AAbb
Kiểu gen aaaaBBBB chỉ cho ra 1 loại giao tử là: aaBB => AAAAbbbb × aaaaBBBB→ F1: AAaaBBbb
- Xác định số kiểu gen thu được ở F2:
+ AAaa tạo ra 3 loại giao tử AA, Aa và aa => AAaa × AAaa → 5 kiểu gen
+ BBbb tạo ra 3 loại giao tử BB, Bb và bb => BBbb × BBbb → 5 kiểu gen
=> F1 tạp giao: AAaaBBbb × AAaaBBbb => F2 có số kiểu gen là: 5 × 5 = 25 => Đáp án A.

Ví dụ 2: Các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.
Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội sau đây AAaaBBbb × AAAABBBb cho đời con có tỉ lệ phân li
kiểu gen như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- AAaa tạo ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1AA : 4Aa : 1aa, AAAA tạo ra 1 loại giao tử AA
=> AAaa x AAAA → đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1 : 1 : 4
- BBbb tạo ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1BB : 4Bb : 1bb, BBBb tạo ra 2 loại giao tử 1BB : 1Bb
=> BBbb x BBBb → đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1 : 5 : 5 : 1
Vậy AAaaBBbb x AAAABBBb cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
(1 : 1 : 4) x (1 : 5 : 5 : 1) = 20 : 20 : 5 : 5 : 5 : 5 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1

20


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỀ THI
Câu 92. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 201
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA × Aa.

B. Aa × Aa.

C. Aa × aa.

D. AA × AA.

Hướng dẫn giải
Sơ đồ lai các trường hợp:

A. AA × Aa. → 1AA :1Aa
B. Aa × Aa→ 1AA :2Aa : 1aa
C. Aa × aa→ 1Aa :1aa
D. AA × AA→ 1AA => 100% kiểu gen đồng hợp tử trội
Đáp án D.
Câu 90. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 202
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ
A. 50%.

B. 12,5%.

C. 75%.

D. 25%.

Hướng dẫn giải
Cặp gen aa và Bb phân li độc lập
Với aa giảm phân cho 1 loại giao tử a
Với Bb giảm phân cho b = 1/2
Vậy giao tử ab = 1.1/2 = 50%
Đáp án A.
Câu 86. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 203
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. Aa × aa.

B. AA × AA.

C. aa × aa.
Hướng dẫn giải


Sơ đồ lai các trường hợp:
A. Aa × aa. → 1Aa :1aa
B. AA × AA→ 100%AA
C. aa × aa→100% aa
D. Aa × Aa→ 1AA : 2Aa : 1aa

21

D. Aa × Aa.


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Đáp án A
Câu 81. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 204
Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lại nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể
có kiểu hình lặn?
A. AA × aa.

B. Aa × Aa.

C. aa × aa.

D. Aa × aa.

Hướng dẫn giải
Sơ đồ lai các trường hợp:
A. AA × aa. → 1Aa
B. Aa × Aa→ 1AA : 2Aa : 1aa

C. aa × aa→100% aa
D. Aa × aa→ 1Aa : 1aa
Đáp án C.
Câu 92. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 207
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA × Aa.

B. AA × AA.

C. Aa × Aa.

D. Aa × aa.

Hướng dẫn giải
Sơ đồ lai các trường hợp:
A. AA × Aa → 1AA : 1Aa
B. AA × AA→ 100% AA
C. Aa × Aa→ 1AA : 2Aa : 1aa
D. Aa × aa→ 1Aa : 1aa
Đáp án B.
Câu 113. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 201
Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

22



Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép
lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có
thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Hướng dẫn làm bài
Ở dạng bài toán này, chúng ta dựa vào kết quả của 2 phép lai để xác định thứ tự trội lặn, sau đó mới tiến hành
làm các phát biểu.
-

Từ kết quả của phép lai 1 suy ra nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng.

-

Từ kết quả của phép lai 2 suy ra vàng trội so với trắng.


Quy ước: A1 nâu; A2 đỏ; A3 vàng; A4 trắng (A1 > A2 > A3 > A4.
- Vì mắt nâu là trội nhất cho nên kiểu hình mắt nâu do nhiều loại kiểu gen quy định (có 4 kiểu gen).
- Các kiểu hình mắt đỏ có 3 kiểu gen (A2A2; A2A3; A2A4); mắt vàng có 2 kiểu gen (A3A3; A2A4); mắt trắng
có 1 kiểu gen (A4A4).
- Cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, thu được đời con gồm toàn cá thể mắt
nâu thì chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải có kiểu gen A1A1; Các kiểu hình khác gồm đỏ, vàng, trắng có số
kiểu gen = 3+2+1 = 6. => Số phép lai = 6×1 = 6.
- Phép lai 1 sơ đồ lai là P: A1A3 × A2A3 nên đời F1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 (có kiểu gen A2A3 hoặc A2A4) giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của
phép lai 2 (có kiểu gen A3A4), sẽ thu được đời con có kiểu gen là 1A2A3; 1A2A4; 1A3A3; 1A3A4 nên kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng. Hoặc sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1A2A3; 1A2A4; 1A3A4;
1A4A4 nên kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 đỏ : 1 vàng : 1 trắng.
=> Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu
được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2:1.
Từ kết quả phân tích này, chúng ta suy ra những phát biểu nào đúng:
I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất. => sai
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép
lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu. => đúng
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. => sai
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có
thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. => đúng
=> Có 3 phát biểu đúng, đó là II và IV. => Đáp án D.

23


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Câu 113. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 203

Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
cho đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, thu được
đời con có 75% số cá thể mắt đỏ.
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Hướng dẫn trả lời
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. => Đáp án A.
Câu 120. THPT Quốc gia 2018 – Mã đề 205
Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu
được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

24


Baitap123.com
Thạc sĩ: Nguyễn Trung Hiệu 0397923388
==================================================================
Hướng dẫn trả lời
Có 4 phát biểu đúng. => Đáp án B.
Câu 102. THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 201
Phép lai P: ♀ XAXa × ♂XaY, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái,
cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Quá trình giảm
phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể Fl, có thể xuất hiện cá thể
có kiểu gen nào sau đây?
A. XAXAY.


B. XAXAXa.

C. XaXaY.

D. XAXaXa.

Hướng dẫn trả lời
♀ XAXa giảm phân, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường cho giao tử 1/2 XAXa; 1/2O
♂XaY giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường cho giao tử : 1/2Xa ; 1/2Y
Tổ hợp giao tử đực với giao tử cái cho F1: XAXa Xa; XAXaY; OXa ; OY
=> Đáp án D
Câu 109. THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 201
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy
định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng; hai cặp
gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm
100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ nhấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,
phát biểu nào sau đây sai?
A. F2 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa hồng.
B. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 số cây thuần chủng chiếm 25%.
C. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng.
D. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng.
Hướng dẫn trả lời
Xác định kiểu gen P:
Theo đề: 1 gen quy định 1 tính trạng + P có kiểu hình tương phản cây cao lai với cây thấp cho F1 100% cây
cao => Kiểu gen P : AA (cao) × aa (thấp).
BB(đỏ) × bb (trắng)
Sơ đồ lai: P: AAbb × aaBB → F1: AaBb → F2: 1AABB ; 2AABb; 1AAbb; 2AaBB; 4AaBb; 2Aabb; 1aaBB;
2aaBb; 1 aabb.


25


×