Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước hồ thủy điện huội quảng trong giai đoạn đầu tích nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

NGUYỄN HỮU LAI
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
HỒ THỦY ĐIỆN HUỘI QUẢNG TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẦU TÍCH NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------

NGUYỄN HỮU LAI

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
HỒ THỦY ĐIỆN HUỘI QUẢNG TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẦU TÍCH NƯỚC

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số:

60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Thị Thế Nguyên
Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban
Lãnh đạo Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam – Nhà máy thuỷ điện Huội Quảng. Và
đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ - Nguyễn Thị Thế Nguyên
- là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Tiến sĩ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy (cô) giáo, và các nhà khoa học Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến
thức khoa học chuyên ngành bổ ích cho bản thân trong những năm tháng qua.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ của các cơ quan liên tỉnh của tỉnh Sơn
La và Lai Châu đã tạo điều kiện thuận lời để giúp tôi có thể thu thập số liệu cùng
những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp một cách dễ dàng
và thuận tiện nhất.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất
đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày..... tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Lai


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Hữu Lai xin cam đoan rằng: Đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên
cứu diễn biến chất lượng nước hồ Huội Quảng trong những năm đầu tích nước” là
do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thế Nguyên – Trường
Đại Học Thuỷ Lợi, tài liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các tài liệu được
trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày..... tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Lai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Đặt vấn đề .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Mục đích nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
3. Nội dung nghiên cứu.......................................... Error! Bookmark not defined.
4. Các phương pháp nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.
4.1.Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệuError!

Bookmark

not

defined.

4.2.Phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước WQIError! Bookmark not
defined.
4.3.Phương pháp đánh giá mức độ phú dưỡng nước của hồ chứa ............. Error!
Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thuỷ điện ............ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thủy điện trên thế giớiError!

Bookmark

not defined.
1.1.2. Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thuỷ điện ở Việt NamError!

Bookmark

not defined.
1.2. Phú dưỡng nước hồ và các tác động bất lợi của nóError!

Bookmark

not

defined.
1.2.1. Giới thiệu chung về hiện tượng phú dưỡng nước hồError!

Bookmark

not defined.
1.2.2. Các tác động bất lợi của phú dưỡng nước hồError!


Bookmark

not

defined.
1.3. Giới thiệu chung về hồ chứa Huội Quảng....... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Vị trí địa lí ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Điều kiện địa chất, địa hình ................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Đặc điểm đất và xói mòn đất ................. Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Môi trường sinh thái ............................... Error! Bookmark not defined.
1.3.5. Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội .... Error! Bookmark not defined.


1.3.6. Thông tin về công trình thuỷ điện Huội Quảng.......................................29
1.3.7. Hiện trạng số liệu quan trắc môi trường nước trước thời điểm tích
nước....................................................................................................................E
rror! Bookmark not defined.
1.3.7. Hiện trạng công tác quản lý môi trường hồ thuỷ điện Huội Quảng Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Cách tiếp cận ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Các phương pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệuError! Bookmark not
defined.
2.4.2. Phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước WQIError!


Bookmark

not defined.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError!

Bookmark

not defined.
3.1. Phân tích các nguồn gây ô nhiễm nước hồ và khu vực hạ lưu gần nhà máy
thủy điện Huội Quảng ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Nguồn gây ô nhiễm từ các nhánh sông .. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nguồn gây ô nhiễm từ sự phân hủy của thảm thực vật bị ngập nước
trong lòng hồ ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân và vận hành nhà
máy thuỷ điện .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm khác ................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước hồ thủy điện Huội Quảng
Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước hồ theo các thông số chất lượng
nước....................................................................................................................E
rror! Bookmark not defined.


3.2.2. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước hồ theo chỉ số chất lượng nước
WQI....................................................................................................................E
rror! Bookmark not defined.
3.2.3. Hiện trạng và diễn biến mức độ phú dưỡng hồ chứaError!

Bookmark


not defined.
3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và sử dụng nước lòng hồ Huội
Quảng....... .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Hiện trạng sử dụng nước lòng hồ Huội QuảngError!

Bookmark

not

defined.
3.3.2. Đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng nước lòng hồ Huội Quảng Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường nước hồ
thủy điện Huội Quảng ....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ
LỤC...................................................................................................................Error!
Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand)

COD


Nhu cầu oxy hóa học(Chemical Oxygen Demand)

DO

Oxy hoà tan (Dissolved Oxygen)

ĐB – TN

Đông Bắc – Tây Nam

ĐCCT

Địa chất công trình

ĐCTV

Địa chất thuỷ văn

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ICEM

Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường


IRN


Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế

LVS

Lưu vực sông

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB – ĐN

Tây Bắc – Đông Nam

TCMT

Tổng Cục Môi Trường



Thuỷ điện

TĐN

Thuỷ điện nhỏ


TOC

Tổng Carbon hữu cơ

TSI

Chỉ số trạng thái phú dưỡng TSI (Trophic State Index)

TSIC

Nồng độ diệp lục

TSISD

Độ sâu đĩa secchi

TSIP

Nồng độ tổng phốt pho

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Turbidity & Suspendid Solids)

UBND

Uỷ ban nhân dân

WCD


Uỷ ban Đập nước Thế giới

WQI

Chỉ số chất lượng nước(Water Quality Index)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Chất lượng nước sông Nậm Mu khu vực tuyến đập Huội Quảng .............. 32
Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi ........................................................................... 40
Bảng 2.2. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bão hòa .......................................... 41
Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ...................................... 41
Bảng 2.4. Thang điểm so sánh ...................................................................................... 42
Bảng 2.5. Các thông số quan trắc, phân tích sử dụng để đánh giá diễn biến chất lượng
nước hồ theo chỉ số WQI .............................................................................................. 43
Bảng 2.6. Các thiết bị chính và phương pháp phân tích................................................43
Bảng 2.7. Vị trí quan trắc nước mặt đợt 1..................................................................... 44
Bảng 2.8. Vị trí quan trắc nước mặt đợt 2..................................................................... 45
Bảng 2.9. Vị trí quan trắc nước thải sinh hoạt đợt 1 ..................................................... 46
Bảng 2.10. Vị trí quan trắc nước thải sinh hoạt đợt 2 .................................................. 46
Bảng 2.11. Vị trí quan trắc nước thải công nghiệp đợt 1 .............................................. 47
Bảng 2.12. Vị trí quan trắc nước thải công nghiệp đợt 2 .............................................. 47
Bảng 2. 13. Phân loại của OECD .................................................................................. 48
Bảng 3. 1. Kết quả phân tích môi trường nước thải sinh hoạt đợt 1 ............................. 50
Bảng 3.2. Kết quả phân tích môi trường nước thải sinh hoạt đợt 2 ............................. 50
Bảng 3.3. Kết quả phân tích môi trường nước thải công nghiệp (nước thải vận hành
nhà máy) đợt 1............................................................................................................... 56
Bảng 3.4. Kết quả phân tích môi trường nước thải công nghiệp (nước thải vận hành
nhà máy) đợt 2............................................................................................................... 57

Bảng 3.5. Kết quả phân tích môi trường nước mặt đợt 1.............................................. 63
Bảng 3.7. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các vị trí quan trắc đợt 1 ........................ 69
Bảng 3. 8. Kết quả đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI cho các vị trí quan
trắc đợt 1........................................................................................................................ 69
Bảng 3.9. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các vị trí quan trắc đợt 2 ........................ 70
Bảng 3. 10. Kết quả đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI cho các vị trí
quan trắc đợt 2 ............................................................................................................... 71
Bảng 3.11. Số liệu quan trắc theo dõi phú dưỡng hồ Huội Quảng ............................... 73
Bảng 3.12. Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng nước hồ bằng chỉ số TSI ................. 74


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Cống xả chính của công trình hồ chứa Ngàn Trươi ....................................... 11
Hình 1.2. Cá chết trên trên hồ thủy lợi Từ Vân 1 ......................................................... 13
Hình 1.3. Hiện tượng phú dưỡng ở một hồ của Trung Quốc ........................................ 15
Hình 1.4. Quá trình phú dưỡng hoá nguồn nước .......................................................... 16
Hình 1.5. Vị trí nhà máy thuỷ điện Huội Quảng và hồ chứa Huội Quảng ................... 19
Hình 1.6. Công trình thuỷ điện Huội Quảng ................................................................. 20
Hình 1. 7. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước công trình thuỷ điện Huội Quảng .................... 31
Hình 2. 1. Vị trí lấy mẫu nước mặt ............................................................................... 45
Hình 3. 1. Biểu đồ đánh giá diễn biến pH trong nước thải sinh hoạt............................ 51
Hình 3. 2. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải sinh hoạt ....... 52
Hình 3. 3. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước thải .... 52
Hình 3. 4. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước
thải sinh hoạt ................................................................................................................. 52
Hình 3. 5. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước thải sinh hoạt...... 53
Hình 3. 6. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NO3- trong nước thải sinh hoạt ...... 53
Hình 3. 7. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng PO43- trong nước thải sinh hoạt...... 53
Hình 3. 8. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt .... 54
Hình 3. 9. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng H2S trong nước thải sinh hoạt ........ 54

Hình 3. 10. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng dầu mỡ động, thực vật trong nước
thải sinh hoạt ................................................................................................................. 55
Hình 3. 11. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng Coliform trong nước thải sinh
hoạt ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3. 12. Biểu đồ đánh giá diễn biến pH trong nước thải công nghiệp .................... 57
Hình 3. 13. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải công nghiệp 58
Hình 3. 14. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước thải công nghiệp58
Hình 3. 15. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NO3- trong nước thải công nghiệp59
Hình 3. 16. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng PO43- trong nước thải công nghiệp59
Hình 3. 17. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước thải công
nghiệp ............................................................................................................................ 60
Hình 3. 18. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng H2S trong nước thải công nghiệp. 60


Hình 3. 19. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải
công nghiệp ................................................................................................................... 61
Hình 3. 20. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng Coliform trong nước thải ............. 61
Hình 3. 21. Biểu đồ đánh giá diễn biến pH trong nước mặt tại các vị trí giám sát ....... 65
Hình 3. 22. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng DO trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 65
Hình 3. 23. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng COD trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 66
Hình 3. 24. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 66
Hình 3. 25. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NO2- trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 67
Hình 3. 26. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng NO3- trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 67
Hình 3. 27. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng PO43- trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 68

Hình 3. 28. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước mặt tại các vị trí
giám sát ......................................................................................................................... 68
Hình 3. 29. Biểu đồ đánh giá diễn biến hàm lượng Coliform trong nước mặt tại các vị
trí giám sát ..................................................................................................................... 68


MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Công trình Thủy điện Huội Quảng nằm trên sông Nậm Mu, là nhánh cấp I

của hệ thống sông Đà. Cụm công trình đầu mối nằm tại xã Khoen On, huyện Than
Uyên, tỉnh Lai Châu, khu vực Nhà máy thuộc địa phận xã Chiềng Lao, huyện
Mường La, tỉnh Sơn La. Đây là nhà máy thuỷ điện ngầm đầu tiên do Việt Nam thiết
kế, thi công với 2 hầm dẫn nước ngầm trong lòng núi, mỗi đường hầm dài 4,2 km,
đường kính 7,5 m. Máy phát điện được đặt ngầm trong núi. Hồ chứa nước có diện
tích lưu vực, lưu lượng trung bình năm 158,1 m3f/s, mực nước dâng bình thường
370 m, mực nước hạ lưu 215 m, diện tích mặt thoáng hồ 870 ha, dung tích ở mực
nước dâng bình thường 184,2 triệu m3. Đây cũng là một trong những công trình lớn
thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Đà, sau các thuỷ điện Sơn
La (2.400 MW), thủy điện Hoà Bình (1.920 MW) và thủy điện Lai Châu (1.200
MW). Với công suất 520 MW, ngoài việc cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với
sản lượng điện hàng năm trên 1,9 tỷ KWh, dự án còn gắn với mục tiêu điều tiết lưu
lượng nước cho vùng hạ lưu sông Hồng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Bắc, đặc biệt là hai tỉnh Lai Châu và Sơn La.
Chính vì giữ vai trò quan trọng như vậy, diễn biến chất lượng hồ thủy điện
Huội Quảng cần phải được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu tích
nước, một lượng lớn thảm phủ phía thượng nguồn sẽ bị ngập, phân hủy và sinh ra
các chất khí như mê tan, hidro sunfua... và nhiều các chất hữu cơ khác gây ô nhiễm

môi trường và làm hạn chế việc sử dụng lòng hồ cho các mục đích kinh tế khác. Do
vậy, đề tài “Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước hồ thủy điện Huội Quảng
trong giai đoạn đầu tích nước” được thực hiện nhằm nhận diện những vấn đề môi
trường đáng quan tâm của nước hồ thủy điện Huội Quảng trong giai đoạn đầu tích
nước. Các kết quả phân tích đánh giá sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
giải pháp khả thi nhằm quản lý và sử dụng nước hồ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội.

1


Mục đích nghiên cứu

2.
-

Phân tích, đánh giá chất lượng nước hồ thủy điện Huội Quảng và những vấn

đề môi trường đáng quan tâm trong giai đoạn đầu tích nước;
-

Hình thành luận cứ khoa học cho công tác quản lý chất lượng nước hồ và sử

dụng nước lòng hồ cho phát triển kinh tế - xã hội.
3.

Nội dung nghiên cứu
 Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và các nguồn gây ô nhiễm nước

hồ chứa Huội Quảng,

 Nội dung 2: Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước hồ Huội Quảng trước và
sau khi tích nước,
-

Nhận xét chung hiện trạng chất lượng nước hồ theo các thông số chất

lượng nước hồ;
-

Tính toán và đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ theo chỉ số chất

lượng nước WQI;
-

Tính toán và đánh giá mức độ phú dưỡng hồ chứa;

 Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp quản lí môi trường và sử dụng nước lòng
hồ Huội Quảng.
4.

Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, một số phương pháp sau đây được sử

dụng, bao gồm:
4.1.

Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
Thu thập tài liệu về đặc điểm địa lý tự nhiên: thảm phủ, thổ nhưỡng, khí hậu,

dòng chảy…

Thu thập các tài liệu đặc trưng lòng hồ thủy điện Huội Quảng:
Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có từ những dự án, nhiệm vụ, đề tài về hồ
thủy điện Huội Quảng, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan, đúc kết các
thông tin tin cậy làm cơ sở để xây dựng kịch bản.

2


- Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, xử lý các số liệu điều tra, các số liệu phân tích
bằng EXCEL, WORD. Nhập các kết quả thống kê điều tra được thực hiện trên các kết quả
phân tích mẫu và xử lý để đưa ra nhận định.

-

Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu, truy vấn dữ

liệu.
-

Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui

định, tiêu chuẩn hiện có của Nhà nước về quản lý môi trường để so sánh và phát
hiện những vấn đề không phù hợp.
4.2.

Phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước WQI
Tổng Cục Môi Trường – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành Quyết

định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 về việc hướng dẫn tính toán chỉ số chất
lượng nước. Căn cứ vào hướng dẫn này và kèm theo số liệu quan trắc ta có thể đánh

giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước hồ Huội Quảng.
4.3.

Phương pháp đánh giá mức độ phú dưỡng nước của hồ chứa



Phương pháp 1: Dựa vào hướng dẫn của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

-Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) mức độ phú
dưỡng của hồ Huội Quảng sẽ được đánh giá dựa trên nồng độ phốt pho, nitơ, và
diệp lục (Chlorophyll a). Từ đó cho biết nước hồ Huội Quảng thuộc loại dinh dưỡng
ít, dinh dưỡng trung bình, phú dưỡng hay siêu phú dưỡng.


Phương pháp 2: Phương pháp đánh giá phú dưỡng nước hồ theo chỉ số trạng

thái phú dưỡng TSI (Trophic State Index) của Carlson dựa trên nồng độ tổng phốt
pho (TSIP), nồng độ diệp lục (TSIC) và độ sâu đĩa secchi (TSISD), hồ Huội Quảng
sẽ được xếp loại nghèo dinh dưỡng, dinh dưỡng trung bình hay bị phú dưỡng.
5.

Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm:
Phần mở đầu: nêu nên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, nội dung, phương

pháp nghiên cứu
Chương 1:Tổng quan;
1.1.


Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thuỷ điện,

3


1.2.

Phú dưỡng nước hồ và các tác động bất lợi của nó,

1.3.

Giới thiệu chung về hồ chứa Huội Quảng,

Chương 2: Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu;
2.1.

Đối tượng nghiên cứu,

2.2.

Phạm vi nghiên cứu,

2.3.

Cách tiếp cận,

2.4.

Các phương pháp nghiên cứu,


Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;
3.1.

Phân tích các nguồn gây ô nhiễm nước hồ và khu vực hạ lưu gần nhà

máy thủy điện Huội Quảng,
3.2.

Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước hồ thủy điện Huội

Quảng,
3.3.

Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và sử dụng nước lòng hồ

Huội Quảng,
Kết luận và kiến nghị.

4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1.

Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thuỷ điện

1.1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thủy điện trên thế giới
Thuỷ điện là một ngành công nghiệp rất quan trọng đối với mọi quốc gia trên
thế giới, sản xuất ra điện năng để phục vụ cho các hoạt động của xã hội. Tuy nhiên,

việc ngăn dòng chảy để làm nhà máy thuỷ điện không những làm ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân sống xung quanh mà còn gây tác động rất lớn đến môi
trường.
Đầu tiên, chúng làm ngập môi trường sống đa dạng của động vật hoang dã
và những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ, ngăn cản sự di cư của cá và làm gián
đoạn dòng chảy của sông. Các đập này cũng là nguyên nhân dẫn tới 1/3 số loài cá
nước ngọt của thế giới bị tuyệt chủng hoặc bị tổn thương. Những nỗ lực để giảm
thiểu những tác động này hầu như không thành công. Hơn nữa, các bằng chứng cho
thấy các hồ chứa thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Lượng phát thải này đặc biệt
cao ở các vùng đất thấp, nhiệt đới – trong một số trường hợp còn lớn hơn từ những
nhà máy khí đốt có công suất tương tự[8].
Theo một nghiên cứu của Patrick McCully:“Những dòng sông im lặng: Sinh
thái và Chính trị của Đập lớn”, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về ô nhiễm môi
trường hồ chứa trên thế giới như sau:
Những thay đổi về hóa học, nhiệt và vật lý có thể làm ô nhiễm nghiêm trọng
một hồ chứa và sông ở hạ lưu. Mức độ suy giảm chất lượng nước nói chung liên
quan đến thời gian trữ nước của hồ chứa. Khả năng trữ nước của hồ chứa lại liên
quan đến lượng nước chảy vào hồ. Tại phần thượng lưu đập thủy điện, dòng chảy
của sông sẽ bị suy giảm hoặc gần như bằng không; nước được lưu trữ trong nhiều
tháng hoặc thậm chí nhiều năm phía sau một con đập lớn có thể gây tử vong cho
hầu hết động, thực vật trong hồ chứa.
Nước chảy theo độ sâu trong hồ chứa phía sau một con đập cao thường mát
hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông so với trong sông, trong khi nước từ các

5


nhánh gần đầu hồ chứa sẽ có xu hướng ấm hơn nước sông quanh năm. Sự nóng lên
hoặc làm lạnh dòng sông tự nhiên ảnh hưởng đến lượng oxy hòa tan và chất rắn lơ
lửng chứa trong sôngvà ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học diễn ra bên trong

sông. Sự thay đổi nhiệt độ tự nhiên theo mùa cũng có thể phá vỡ các vòng đời của
sinh vật dưới nước, có thể ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng. Hồ chứa tại
Colorado hiện nay quá lạnh cho sự sinh sản của cá bản địa (cá hồi) thậm chí cách
con đập 400km - mặc dù cá hồi sống được trong nước lạnh[10].
Cũng giống như các hồ chứa bẫy trầm tích sông, chúng cũng bẫy phần lớn
các chất dinh dưỡng được vận chuyển qua sông. Khi thời tiết ấm, tảo có khả năng
sinh sôi nảy nở gần bề mặt hồ chứa giàu chất dinh dưỡng. Thông qua quang hợp,
tảo tiêu thụ chất dinh dưỡng hồ chứa và sản sinh ra một lượng oxy lớn. Sự phát
nhiệt từ lớp bề mặt, hoặc sự hình thành của hồ chứa do đó sẽ có xu hướng ấm lên,
thiếu chất dinh dưỡng, cao trong oxy hòa tan, và có thể dày với tảo. Tảo cấp cao có
thể cung cấp thức ăn cho cá nhưng cũng gây cho nước mùi khó chịu và thay đổi vị
giác, làm tắc nghẽn các nguồn cung cấp nước và hạn chế giải trí. Sự nở hoa của tảo
trong các hồ chứa nông, ứ đọng ở Liên Xô cũ đã làm nước của chúng không phù
hợp cho cấp nước sinh hoạt hoặc công nghiệp[10].
Khi tảo trong hồ chứa chết, chúng sẽ chìm xuống tầng đáy hoặc tầng
hypolimnion (lớp nước thấp hơn trong một hồ bị phân tầng, thường mát hơn nước ở
trên và tương đối ứ đọng), nơi chúng phân huỷ và do vậy tiêu thụ oxy của tầng
hypolimnion. Độ axit của nước cạn kiệt oxy này thường làm cho nó có khả năng
hòa tan các khoáng chất, như sắt và mangan từ lòng hồ. Vào điều kiện thời tiết ấm,
nước xả ra từ một con đập với các cửa xả ở mức độ lưu lượng thấp sẽ lạnh, thiếu
oxy, giàu chất dinh dưỡng và có tính axit, và có thể chứa nồng độ khoáng chất rất
cao. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước của dòng sông là một trong những chỉ số
chính về chất lượng nước tốt. Lượng oxy hoà tan thấp có thể ảnh hướng đến sự hô
hấp của các sinh vật dưới nước và làm cho nước bị ô nhiễm.
Tại các hồ chứa mới: Trong những năm đầu sau khi hồ chứa tích nước, sự
phân hủy các thảm thực vật bị ngập nước, đất đai có thể làm suy giảm đáng kể

6



lượng oxy trong nước. Rối loạn vật chất hữu cơ cũng có thể dẫn đến việc giải phóng
một lượng lớn khí nhà kính mêtan và carbon dioxide. Các hồ chứa thường 'trưởng
thành' trong vòng một thập kỷ, mặc dù ở vùng nhiệt đới có thể mất nhiều thập kỷ
hoặc thậm chí hàng thế kỷ đối với hầu hết các chất hữu cơ để phân huỷ. Việc làm
sạch triệt để thảm thực vật trong khu vực ngập nước trước khi hồ chứa tích nước có
thể làm giảm vấn đề này, nhưng công việc này khá khó khăn và tốn kém. Đặc biệt
đối với các hồ chứa lớn, công việc này chỉ được thực hiện một phần[10].
Hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra
một lượng lớn khí methane và carbon dioxide. Nguyên nhân là do các xác thực vật
mới bị cuốn vào hồ và các khu vực bị ngập nước, phân huỷ trong môi trường kị khí
và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane thoát vào khí
quyển khi nước được xả từ đập để làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ ban
Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so với công suất phát điện (ít
hơn 100 watt trên mỗi km2 diện tích bề mặt) và không có sự phá rừng trước khi thi
công đập, khí gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy
nhiệt điện thông thường. Ở các hồ chứa phương bắc Canada và Bắc Âu, sự phát
sinh khí nhà kính tiêu biểu chỉ là 2 đến 8% so với bất kỳ một nhà máy nhiệt điện
nào [7].
Ngoài ra, tại các hồ chứa có cột nước lớn và có hiện tượng phân tầng nước
thì các lớp dưới cùng nghèo oxy, dẫn đến quá trình phân hủy sinh khối kỵ khí, cũng
tạo ra khí metan. Nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng hồ chứa thủy điện toàn cầu hàng
năm có thể phát ra 104 triệu tấn khí metan. Bảng dưới đây chỉ ra lượng mêtan sinh
ra, tính bằng miligam trên một mét vuông mỗi ngày đối với các thực thể nước khác
nhau[15].
Vị trí

Carbon Dioxid

Metan


Hồ tự nhiên

700

9

Hồ chứa ôn đới

1500

20

Hồ chứa nhiệt đới

3000

100

(Nguồn: Tác động môi trường của hồ chứa nước[15])

7


Bên cạnh đó, những ví dụ nổi tiếng nhất về lũ lụt quy mô lớn đã xảy ra ở
Nam Mỹ. Đập Brokopondo ở Suriname ngập 1.500 km2 rừng nhiệt đới - một phần
trăm của cả nước. Sự phân hủy của chất hữu cơ trong hồ chứa nông đã khử oxy hóa
nước và gây ra lượng khí thải hydrogen sulphide, khí ăn mòn và hôi. Công nhân tại
đập phải đeo khẩu trang trong hai năm sau khi hồ chứa bắt đầu được hoàn thành vào
năm 1964. Chi phí khắc phục thiệt hại do tuabin của Brokopondo gây ra bởi nước
có tính axit và khử oxy ước tính vào năm 1977 khoảng 4 triệu đô la, hơn bảy phần

trăm tổng chi phí dự án. Các nghiên cứu được thực hiện vào năm 1967 cho thấy
nồng độ oxy trong dòng sông chỉ bắt đầu hồi phục khoảng 110 km về phía hạ lưu
đập, làm mất đi nguồn nước cấp cho nhiều cộng đồng ven sông và môi trường sống
cho cá [10].
Thực vật thủy sinh có thể phát triển rất mạnh ở các hồ chứa nhiệt đới giàu
chất dinh dưỡng. Các loài thực vật nổi phủ kín mặt nước có thể làm cản trở các tàu
đánh cá, ngăn chặn ánh sáng cho các sinh vật khác, làm tắc nghẽn tuabin và tạo ra
môi trường sống tuyệt vời cho các côn trùng gây bệnh như muỗi và ốc sên chứa ký
sinh trùng schistosomiasis. Thông qua sự thoát hơi nước, các loài thực vật thủy sinh
cũng có thể làm giảm mực nước hồ chứa: tổn thất nước từ quá trình bốc hơi và thoát
hơi trong các hồ chứa cỏ dại có thể cao gấp 6 lần so với nước bốc hơi ở vùng nước
mở.
Hiện nay một vấn đề ô nhiễm hồ chứa đáng quan tâm là sự tích tụ hàm lượng
thuỷ ngân cao trong cá. Thủy ngân tự nhiên có trong một dạng vô cơ vô hại ở nhiều
loại đất. Các vi khuẩn ăn tạp chất phân giải đất trong lòng hồ chứa mới, chuyển
thủy ngân vô cơ này thành methylmercury, một chất độc thần kinh trung ương.
Mức độ thủy ngân cao trong cá hồ chứa được chú ý đầu tiên ở Nam Carolina
vào cuối những năm 1970. Kể từ đó chúng đã được ghi lại ở Illinois, bắc Canada,
Phần Lan và Thái Lan. Các nhà khoa học thuộc Sở Thủy sản và Đại dương Canada
nói rằng nồng độ thủy ngân trong cá đã tăng lên trong tất cả các hồ chứa mà dữ liệu
trước và sau khi khai thác đã được thu thập [10].

8


(
1.1.2. Hiện trạng ô nhiễm nước hồ thuỷ điện ở Việt Nam
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp
hoá và tốc độ đô thị hoá khiến nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn quốc ngày một tăng
cao. Số lượng các công trình thuỷ điện do đó cũng ngày một tăng theo thời gian.

Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất thủy điện (TĐ) của nước ta vào
khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền
Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai
thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch,
hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ (TĐN)
có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.
Đến năm 2013, tổng số dự án TĐ đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công
suất 14.240,5 MW. Hiện có 205 dự án với tổng công suất 6.1988,8 MW được xây
dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2017. Như vậy, theo kế hoạch, đến
hết năm 2017, có 473 dự án sẽ đưa vào khai thác vận hành, với tổng công suất là
21.229,3 MW, chiếm gần 82% tổng công suất tiềm năng kỹ thuật của thủy điện.
Năm 2012, các nhà máy TĐ đóng góp 48,26% (13.000 MW) và 43,9% (tương ứng
53 tỷ kWh) điện năng cho ngành điện.
Ở nước ta, TĐ chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện. Hiện nay,
mặc dù ngành điện đã phát triển đa dạng hóa nguồn điện, nhưng TĐ vẫn đang
chiếm một tỷ trọng đáng kể. Năm 2014, TĐ chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất
điện. Theo dự báo của Qui hoạch phát triển điện đến năm 2020 với tầm nhìn 2030
hay gọi tắt là Qui hoach điện VII thì đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng TĐ vẫn
còn khá cao, tương ứng là 23%.
Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy TĐ còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ
cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu
cầu dân sinh trong mùa khô.
Theo phân cấp của Việt Nam, các nguồn TĐ có công suất đến 30MW thì
được phân loại là TĐN. Các nguồn TĐ có công suất lớn hơn gọi là TĐ lớn. Tuy
nhiên, theo Tổ chức TĐN của Liên hiệp quốc (Small Hydropower UNIDO), thì các

9


nguồn TĐ có công suất từ 200 kW - 10 MW gọi là TĐN, còn các nhà máy có công

suất từ 10 MW - 100 MW là TĐ vừa. Như vậy, theo phân loại của Việt Nam thì
TĐN (công suất £ 30MW) đã bao gồm các TĐ vừa. Điều này có nghĩa là đối với
các dự án TĐN có công suất trên 15MW cũng cần phải chú ý thẩm định nghiêm túc
về quy hoạch, thiết kế, xây dựng và về các tác động môi trường và xã hội.
Như đã biết, các dự án TĐ lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực về môi
trường và xã hội. Các dự án này cần có hồ chứa rất lớn nên dẫn đến mất rất nhiều
diện tích đất đai, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp; hàng nghìn vạn hộ dân phải
di dời, tái định cư; một khu vực văn hóa trong diện tích lòng hồ bị chôn vùi; lượng
phát thải khí nhà kính (chủ yếu là mê tan) được tạo ra do các sinh vật bị ngập trong
hồ gây ra [12].
Ở Việt Nam, toàn bộ các nhà máy thuỷ điện đều xây đập, nên các khu cư trú
dạng sông bị thay thế bởi các khu cư trú dạng hồ. Vì vậy, các khu cư trú cho các
loài động vật hoang dã trên mặt đất hoặc của các sinh vật sống trong nước sẽ bị mất
đi hoặc bị chuyển đổi khi nước dâng làm ngập những đoạn sông dài. Vấn đề lớn
nhất là các đập thuỷ điện ngăn chặn sự di cư dọc dòng sông của nhiều loài cá. Việc
xây dựng các đập thuỷ điện còn gây ra những ảnh hưởng không có lợi đến chất
lượng nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc thu dọn bớt cây cối, giải phóng mặt
bằng sẽ làm tăng tốc độ xói mòn, tăng sự bồi lắng tại lòng hồ, các nhánh sông suối
trên lưu vực, thậm chí gây tắc các dòng suối nhỏ. Đối với những khu vực có lưu
lượng nước về thấp trong mùa khô, nước sẽ bị phân tầng nhiệt độ. Nước bề mặt ấm,
nước tầng đáy lại quá lạnh. Do nước tầng đáy cách biệt hẳn với bề mặt thoáng,
không được sục khí nên chúng mất dần lượng oxy hoà tan. Trong điều kiện nước
lạnh, lượng oxy hoà tan thấp những loài cá sống ở tầng đáy không sống được. Khi
nước ở tầng đáy được chảy qua tua bin, hàm lượng oxy hoà tan vẫn thấp, điều này
dẫn đến việc nước ở hạ lưu cũng không đủ điều kiện cho sinh vật thuỷ sinh sinh
sống. Khu vực đáy hồ, trong điều kiện thiếu oxy sẽ làm cho quá trình hoà tan các
kim loại nặng có trong sỏi, đá tăng lên. Các kim loại này sau đó sẽ theo nước xuống
hạ lưu và gây ra các tác động khác [13].

10



Bên cạnh đó, các kim loại nặng như thuỷ ngân, vàng,… từ đá núi bị phong
hóa, và cyanua dùng ở mỏ vàng trong lưu vực phía trên đập, được tích lũy trong hồ
chứa, đầu độc môi trường nước. Các khu công nghiệp xả thải ra lưu vực nếu có,
cũng dẫn đến tích tụ độc hại. Tích tụ này nguy hiểm hơn ở phần hạ lưu, vì phải đợi
mùa mưa mới làm loãng được[15].
Hiện nay, tại Việt Nam, một số hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi đang có dấu hiệu
ô nhiễm. Tiêu biểu là Dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Vũ Quang,
Hà Tĩnh) – công trình thủy lợi đa mục tiêu lớn thứ ba cả nước. Sau khi tích nước, ô
nhiễm nước lòng hồ ngày càng nghiêm trọng. Có những thời điểm, từ nước lòng hồ
đến nước sông đổi màu đen, mùi hôi, gây lo ngại cho người dân, nên nhiều gia đình
không dám dùng nước sinh hoạt từ nhà máy nước Vũ Quang ở vùng hạ du.

Hình 1.1.Cống xả chính của công trình hồ chứa Ngàn Trươi
xả vào đập dâng Vũ Quang.
(Ảnh: Trần Tuấn – Internet)
Sở TNMT Hà Tĩnh đã có báo cáo về kết quả quan trắc môi trường ở hồ Ngàn
Trươi và đập dâng Vũ Quang. Theo đó, ngày 13/4/2017 và 13/6/2017, Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh lấy 4 mẫu nước mặt. Trong đó 3 mẫu
nước tại hồ Ngàn Trươi (vị trí giữa lòng hồ; cống xả chính; lòng hồ - khu vực công
ty 185 thi công) và một mẫu tại đập dâng Vũ Quang (khu vực công ty Sơn Hải thi
công).Từ kết quả phân tích tại vị trí lòng hồ - khu vực công ty 185 thi công, báo cáo

11


kết luận “Ở vị trí cống xả chính và vị trí lòng hồ (khu vực công ty 185 thi công) thì
đợt lấy mẫu ngày 13/4 tại vị trí lòng hồ có một thông số là BOD5 vượt quy chuẩn,
nhưng đợt lấy mẫu ngày 13/6 thì tại cả hai vị trí đều có hai thông số là BOD5 và

COD vượt quy chuẩn, cho thấy hồ đang bị gia tăng ô nhiễm hữu cơ”.Báo cáo nêu
trên cũng chỉ rõ việc lấy mẫu nước mặt tại vị trí đập dâng Vũ Quang ngày 13/4 và
13/6 đều có 3 thông số vượt quy chuẩn, từ đó kết luận hồ tại đập dâng đã bị ô
nhiễm[13].
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn sau khi kiểm tra dự án
thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang cuối tháng 6/2017 đã có thông báo, kết luận: Từ
khi chặn dòng tích nước hồ chứa đã xảy ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, ảnh
hưởng đến nguồn cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.Theo phân tích của các chuyên
gia đầu ngành về hiện tượng ô nhiễm, bốc mùi và đổi màu nguồn nước hồ chứa là
yếu tố tất yếu khách quan, khó tránh khỏi do thời gian đầu tích nước, quá trình phân
hủy thực vật nên có mùi hôi, sau một thời gian, hiện tượng này sẽ giảm dần và hết;
Việc vệ sinh lòng hồ, khai thác tận thu lâm sản khu vực lòng hồ thực hiện chậm,
không đáp ứng yêu cầu tiến độ chặn dòng, tích nước. Tại cuộc làm việc về vấn đề ô
nhiễm lòng hồ Ngàn Trươi, một số chuyên gia môi trường nói rằng, nhanh nhất phải
đến năm 2020 thì lòng hồ Ngàn Trươi mới đỡ ô nhiễm[13].
Một ví dụ điển hình khác về hiện tượng ô nhiễm nước hồ chứa ở Việt Nam là
hiện tượng cá chết bất thường ở hồ thuỷ lợi Bình Dương.

12


Hình 1.2. Cá chết trên trên hồ thủy lợi Từ Vân 1
(xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương)
(Ảnh: Xuân An – Internet)
Vào ngày 20/3, người dân sống xung quanh khu vực hồ Từ Vân 1 phát hiện
cá chết hàng loạt, nổi trắng trên mặt hồ nên báo cho các cơ quan chức năng để làm
rõ nguyên nhân. Chiều 30/3, ông Trần Phú Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn
nuôi, Thú y và Thuỷ sản tỉnh Bình Dương, cho biết đã xác định được nguyên nhân
làm cá chết trắng trên hồ thủy lợi Từ Vân 1 (xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh
Bình Dương).Theo kết quả kiểm tra, mẫu nước gửi Trung tâm Kiểm tra vệ sinh Thú

y Trung ương II cho thấy: Chỉ số oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
của các sinh vật nước không đảm bảo yêu cầu. Lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ
các chất hoá học trong nước vượt quy chuẩn gây ảnh hưởng đến sự sống của các
sinh vật dưới nước. Về kết quả kiểm tra mẫu cá chết, cơ quan chức năng không phát
hiện các loại bệnh do các vi khuẩn gây ra, nguyên nhân cá chết là do chất lượng
nước tại hồ bị ô nhiễm do việc xả thải sinh hoạt và xả thải trong chăn nuôi của các
cơ sở chăn nuôi xả ra hồ Từ Vân 1.Ngoài ra, kết quả kiểm tra còn xác định nguyên
nhân cá chết là do lượng nước mưa đổ về hồ nhiều làm giảm lượng oxy hoà tan
trong nước. Bên cạnh đó, lượng bèo phát triển nhiều trên mặt nước cũng là nguyên
nhân khiến việc trao đổi oxy giảm khiến cá chết hàng loạt [9].

13


1.2.

Phú dưỡng nước hồ và các tác động bất lợi của nó

1.2.1. Giới thiệu chung về hiện tượng phú dưỡng nước hồ
Khoảng 80% hồ chứa có hiện tượng phú dưỡng trong những năm đầu tích
nước.Hiện tượng phú dưỡng (eutrophication- xuất phát từ Hy Lạp có nghĩa là “thừa
dinh dưỡng”) là một dạng suy giảm chất lượng nước thường xảy ra ở các hồ chứa
với nồng độ các chất dinh dưỡng trong hồ (đặc biệt là N và P) tăng quá cao làm
bùng phát các loại thực vật nước (như rong, tảo, lục bình…), còn được gọi là hiện
tượng nước nở hoa. Hệ quả là làm tăng nồng độ các chất lơ lửng, các chất hữu cơ,
làm suy giảm oxy trong nước, nhất là ở tầng nước sâu gây ảnh hưởng không tốt đến
chất lượng nước và hệ sinh thái trong nước.
Tảo là loài thựcvật phù du, đơn bào, có thể được mô tả bằng công thức:
(CH2O)106(NH3)16H3PO4
Như vậy, tảo được cấu tạo từ các nguyên tố chính: C, N, P, O, H. Từ công

thức trên, tỷ số C:N:P là 106:16:1. Tỷ số N:P = 16:1 được gọi là “giá trị biên độ đỏ
- redfield value”. Giá trị này biểu thị lượng cần thiết N và P tạo nên rong tảo, từ đó
có thể xác định được yếu tố nào là yếu tố hạn chế tiềm năng phát triển rong tảo. Khi
N:P> 16 thì P trở thành yếu tố giới hạn. Ngược lại, N:P< 16 thì N trở thành yếu tố
giới hạn. Trong các hệ sinh thái nước ngọt thì yếu tố giới hạn thường là P bởi vì:
 Các dòng chảy tràn trên mặt chứa một lượng lớn nitrat.
 N dưới dạng nitrat dễ bị hoà tan do đó dễ bị rửa trôi ra các hệ sinh thái nước
ngọt.
 Một số loài tảo lục và vi khuẩn có khả năng cố định nitơ dưới dạng N2 từ khí
quyển.
Trong các hồ thuỷ điện (các hệ sinh thái nước ngọt), luôn tồn tại sẵn các loài
tảo và một hàm lượng nhất định các chất N, P để đảm bảo sự phát triển bình thường
của các hệ sinh thái này.
Khi nồng độ N, P tăng lên, nó sẽ kích thích sự phát triển của tảo – gọi là hiện
tượng “tảo nở hoa” đó là sự phát triển một cách vượt bậc về số lượng các loài tảo
trong hệ sinh thái nước. Tuỳ thuộc vào sự tham gia của loài tảo vào hiện tượng “tảo

14


×