Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THẢO LUẬN HÔN NHÂN lần 1, 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.72 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I.

TRẢ LỜI/ PHÂN TÍCH/ LÀM SÁNG TỎ CÁC CÂU HỎI SAU:.........................3
Câu 1: Xác định cách tính tuổi kết hôn của nam và nữ theo pháp luật hiện hành, cho
ví dụ............................................................................................................................ 3
Câu 2: Xác định người đang có vợ, có chồng. Cho ví dụ về các trường hợp người
đang có vợ, có chồng không được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người
khác............................................................................................................................ 3
Câu 3: Xác định (có lý giải) cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa anh Minh
và chị Tú biết rằng anh Minh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, huyện K, thường
trú tại xã H, huyện K và chị Tú là Phó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân
phường LC, thành phố ĐN, thường trú tại Ủy ban nhân dân phường LC, thành phố
ĐN.............................................................................................................................. 4
Câu 4: So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng.....4
Câu 5: Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau mà
không đăng ký kết hôn. Trình bày đường lối giải quyết tranh chấp, yêu cầu về dân sự
phát sinh từ hành vi nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn...........6

II.

TÌNH HUỐNG:...................................................................................................8

2.1/ Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn vào năm 2012. Năm 2015, chị Lâm sang Thái Lan
du lịch sau đó tiễn hành phẩu thuật chuyển đổi giới tính. Ngỡ ngàng với sự thay đổi
của vợ ngày trở về và mất hết hi vọng vào hôn nhân (việc chị Lâm chuyển giới anh
Lâm không biết trước), tháng 8.2015 anh Lâm nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền hủy kết hôn giữa anh và chị Lâm với lý do anh và chị Lâm-hai bên quan hệ
cùng giới tính. Theo anh, chi, cơ quan chức năng phải giải quyết yêu cầu của anh
Tuấn như thế nào? Vì sao ?.........................................................................................8
2.2. Tình huống:..........................................................................................................9


2.2.1/ Theo anh, chị, ông Tình và bà Nghĩa có được pháp luật thừa nhận là vợ
chồng không, cơ sở lý giải ?....................................................................................9
2.2.2/ Tòa án giải quyết vấn đề nhân thân, tài sản và con chung trong tình huống
trên như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các bên?..............................................9
2.3/ Tình huống:........................................................................................................10
2.3.1/ Hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị Bích như thế nào, vì
sao?....................................................................................................................... 10
2.4/ Anh, chị hãy cho biết, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên như thế nào
cho phù hợp tinh thần pháp luật, biết rằng:...............................................................12

1


2.4.1/ Tại thời điểm Toà án giải quyết vụ việc, Ông Hinh yêu cầu Toà án công
nhận hôn nhân còn bà Nga yêu cầu Toà án cho ly hôn..........................................12
2.4.2/ Bà Nga yêu cầu giải quyết khối tài sản do hai bên không thoả thuận được
bao gồm: 24 chỉ vàng 9999 (số vàng ông Hinh và bà Nga được mừng cưới 2014)
và ngôi nhà diện tích 100 m2 giá trị 2 tỷ đồng do ông Hinh đứng tên (nhà được
mua bằng số tiền Hinh trúng sổ số tháng 10.2015)................................................13
III. ĐỌC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÍNH KÈM VÀ TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM:...15
1. Đọc phần trích bản án số 111/2006/HNGĐ-ST ngày 28.11.2006 của TAND thành
phố Hà Nội và trên cơ sở pháp lý (có liên hệ với pháp luật hiện hành), nêu quan
điểm người đọc về đường lối giải quyết quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản cuả
Tòa án thể hiện trong bản án.....................................................................................15
2. Đọc bản án số 29/20114/DS-PT ngày 12/9/2014 của TAND thành phố Thừa Thiên
Huế và trên cơ sở pháp lý, cho biết ý kiến của anh chị về việc xác định thời điểm
phát sinh quan hệ vợ chồng ( giữa ông Định và bà Hương) và đường lối giải quyết
tâì sản là nhà và đất ( tại 29 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP Huế) của TA thể
hiện trong bản án. Liên hệ với pháp luật hiện hành, trình bày đủ các trường hợp xác
định thời kỳ hôn nhân...............................................................................................17

3. Quyết định GĐT số 180/2006/DS –ST ngày 27/7/2006 của Hội đồng GĐT Toà án
Tối cao...................................................................................................................... 18
3.1. Đường lối xử lý của Toà án các cấp về quan hệ nhân thân giữa các đương sự.
.............................................................................................................................. 18
3.2 Nhận định và quyết định về tài sản, quyền lợi con chung của Hội đồng GĐT
Toà án nhân dân Tối cao........................................................................................19

2


THẢO LUẬN: LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT, THỨ HAI, VẤN ĐỀ: KẾT
HÔN TRÁI PHÁP LUẬT- GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CỦA VIỆC
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG

I.

TRẢ LỜI/ PHÂN TÍCH/ LÀM SÁNG TỎ CÁC CÂU HỎI SAU:

Câu 1: Xác định cách tính tuổi kết hôn của nam và nữ theo pháp luật hiện hành,
cho ví dụ.
Theo điểm a, khoản 1, điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “a) Nam từ đủ
20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Tức là về độ tuổi kết hôn thì nữ là “đủ” 18
tuổi, còn nam là “đủ” 20 tuổi, tức là nữ phải tròn 18 tuổi trở lên, còn nam phải tròn 20
tuổi trở lên.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A sinh ngày 31/12/1999, thì đến ngày 31/12/2017 thì chị A
mới được coi là đủ 18 tuổi.
Câu 2: Xác định người đang có vợ, có chồng. Cho ví dụ về các trường hợp người
đang có vợ, có chồng không được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với
người khác.

Theo khoản 4 Điều 2 thông tư liên tịch số 01/2016 có nói: “4. “Người đang có
vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia
đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và
gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ
(chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa
đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ
(chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự
kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.”
Vậy, người được coi là đang có vợ, có chồng là những người thỏa mãn các quy
định tại khoản 4 Điều 2 thông tư liên tịch số 01/2016.
Ví dụ : Ông Nguyễn Văn A lấy bà Lê Thị B đã có đăng ký kết hôn, thì ông A
hoặc bà B đều không được sống chung như vợ chồng với người khác nếu như họ chưa
ly hôn hoặc một trong 2 người đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

3


Câu 3: Xác định (có lý giải) cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa anh
Minh và chị Tú biết rằng anh Minh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, huyện K,
thường trú tại xã H, huyện K và chị Tú là Phó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Ủy
ban nhân dân phường LC, thành phố ĐN, thường trú tại Ủy ban nhân dân
phường LC, thành phố ĐN.
Theo Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc kết hôn
phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của
Luật này và pháp luật về hộ tịch” và khoản 1, điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014: “Ủy

ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết
hôn.” thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
một trong các bên thực hiện đăng ký kết hôn (nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người
đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm
trú).
Như vậy, đối với trường hợp anh Minh và chị Tú thì cơ quan có thẩm quyền
đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân xã H, huyện K hoặc Ủy ban nhân dân phường LC,
thành phố ĐN. Vì việc đăng ký kết hôn là thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã
nên phải do người đại diện theo pháp luật - chủ tịch ủy ban nhân dân ký hoặc người
được chủ tịch ủy quyền. Vì vậy, ta có:
+ Đăng ký ở Ủy ban nhân dân xã H, huyện K thì người có thẩm quyền ký vào
giấy chứng nhận kết hôn là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, huyện K ( Được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã H, huyện K – anh Minh ủy quyền).
+ Đăng ký Ủy ban nhân dân phường LC, thành phố ĐN thì người có thẩm
quyền ký vào giấy chứng nhận kết hôn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường LC,
thành phố ĐN.
Câu 4: So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng
Sự khác nhau giữa hủy kết hôn trái pháp luật với không công nhận quan hệ vợ
chồng :
Tiêu chí

Hủy kết hôn trái pháp luật

Với không công nhận quan hệ vợ
chồng

Căn cứ tiến Việc kết hôn không đảm bảo đủ các
hành
điều kiện theo quy định tại điều 8,
Luật Hôn nhân, gia đình năm 2014.

Các trường hợp được quy định các
điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 ,
Luật Hôn nhân, gia đình năm 2014
như: tảo hôn, cưỡng hôn, có hành
vi lừa dối, người đang có vợ, có
chồng mà đăng ký kết hôn với
người khác.... cũng nằm trong hủy
4

Nam nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống với nhau như vợ chồng
thì không được pháp luật công nhận
là vợ chồng. Điều này được quy định
tại khoản 1, điều 14, Luật Hôn nhân,
gia đình năm 2014. Trừ trường hợp
chung sống như trước ngày
03/01/1987
(Nghị quyết số
35/2000/QH )
Đăng ký kết hôn không đúng tại cơ


Người
quyền
cầu

kết hôn trái pháp luật ( Khoản d, tại quan có thẩm quyền (Khoản 1, điều
điều 8, Luật Hôn nhân, gia đình 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm
năm 2014 )
2014)

Đăng ký kết hôn không đúng thủ tục
được quy định tại trình tự, thủ tục
đăng ký kết hôn được quy định tại
Nghị định số 123/2015NĐ-CP của
Chính phủ Hướng dẫn đăng ký và
quản lý hộ tịch
có Tại điều 10, Luật Hôn nhân, gia Tại điều 14, Luật Hôn nhân gia đình
yêu đình năm 2014 quy định về những năm 2014 quy định khi chung sống
người có quyền yêu cầu hủy việc với nhau như vợ chồng mà không
kết hôn trái pháp luật bao gồm: đăng ký kết hôn thì không làm phát
người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và
dối kết hôn; một hoặc hai bên đã chồng.
kết hôn trái pháp luật; vợ, chồng
hoặc con của người đang có vợ,
chồng mà kết hôn với người khác;
cá nhân, tổ chức theo quy định tại
khoản 2 Điều 10 như Hội liên hiệp
phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước
về gia đình…….

Hình thức xử Hình thức xử lý: Tại khoản 2, điều
lý và hậu quả 11, Luật Hôn nhân gia đình Luật
pháp lý
Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Trong trường hợp tại thời điểm
Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc
kết hôn trái pháp luật mà cả hai
bên kết hôn đã có đủ các điều kiện
kết hôn theo quy định tại Điều 8
của Luật này và hai bên yêu cầu

công nhận quan hệ hôn nhân thì
Tòa án công nhận quan hệ hôn
nhân đó. Trong trường hợp này,
quan hệ hôn nhân được xác lập từ
thời điểm các bên đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của Luật này.”.
Vậy nếu đủ điều kiện kết hôn
nhưng nếu họ không yêu cầu tòa án
công nhận thì Tòa án sẽ không
công nhận.

Hình thức xử lý: Đến thời điểm tòa
án giải quyết vấn đề hôn nhân 2 bên
vẫn chưa đăng ký kết hôn hoặc chưa
đủ điều kiện kết hôn, hoặc đủ điều
kiện kết hôn nhưng không có yêu
cầu tòa án công nhận vợ chồng thì
Tòa án sẽ không công nhận vợ chồng
(khoản 1, điều 14, Luật Hôn nhân,
gia đình năm 2014).

Việc xử lý dăng ký kết hôn không
đúng thẩm quyền được quy định tại
điều 13, Luật Hôn nhân và gia đình
quy định năm 2014.
Hậu quả pháp lý:
-Đối với quan hệ nhân thân thì
không thừa nhận các bên là vợ chồng
-Trong trường hợp sống chung như
vợ chồng thì việc xử lý con chung

trong thời kỳ này sẽ xử lý theo Luật
Ngoài ra xử lý việc kết hôn trái Hôn nhân gia đình ( Điều 15, Luật
pháp luật còn được quy định trong Hôn nhân và gia đình năm 2014).
pháp luật tố tụng dân sự.
Trong các trường hợp khác việc xử
lý con chung trong thời kỳ này sẽ xử
5


Hậu quả pháp lý ( Điều 12, Luật
Hôn nhân và gia đình quy định năm
2014 ):
-Đối với quan hệ nhân thân chấm
dứt quan hệ vợ chồng.
-Đối với việc xử lý con chung trong
thời kỳ này sẽ xử lý theo các quy
định về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ với con khi ly hôn ( Điều 58,
Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014).
-Đối với tranh chấp về tài sản thực
hiện theo thỏa thuận hoặc theo Luật
Dân sự ( Điều 16 , Luật Hôn nhân
và gia đình quy định năm 2014).

lý theo các quy định về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ với con khi ly
hôn ( Điều 58, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014).
-Đối với tranh chấp về tài sản thực

hiện theo thỏa thuận hoặc theo Luật
Dân sự ( Điều 16 , Luật Hôn nhân và
gia đình quy định năm 2014).

Câu 5: Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau
mà không đăng ký kết hôn. Trình bày đường lối giải quyết tranh chấp, yêu cầu về
dân sự phát sinh từ hành vi nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết
hôn.
* Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn được
quy định tại điều 14, 15 và 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
+ Điều 14, Luật Hôn nhân, gia đình năm 2014 quy định về Giải quyết hậu quả
của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
+ Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn
+ Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Giải quyết quan hệ tài
sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn
* Trường hợp nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn khi phát
sinh khi phát sinh tranh chấp, yêu cầu (dân sự) thì cần giải quyết:
- Quan hệ nhân thân: Theo quy định của pháp luật, sau khi đăng ký kết hôn,
giữa hai bên nam và nữ sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau, với
gia đình và với xã hội. Nhưng vì nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết
hôn không được pháp luật công nhận (khoản 1, điều 14, Luật Hôn nhân gia đình năm
2014 ) nên sẽ không tồn tại những quyền và nghĩa vụ pháp lý đó.

6


- Quan hệ tài sản:

+ Tài sản: Do nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn không
được pháp luật công nhận nên giữa họ không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất
được quy định tại (Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Trong thời gian chung sống, tài sản do một người tạo ra thuộc sở hữu của người đó.
Ngoại trừ tài sản do hai người tạo ra thì thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Căn cứ
khoản 1 Điều 16 Luật hôn nhân gia đình quan hệ tài sản trong trường hợp này được
giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì giải quyết theo
quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng
thời Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc giải quyết quan hệ
tài sản cũng cần phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc
nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao
động có thu nhập”.
Quy định trên khá hợp lý vì vấn đề tài sản của 2 bên thì họ là người rõ nhất nên pháp
luật tôn trọng thỏa thuận của các bên trong vấn đề này.
+ Các giao dịch dân sự: Vì quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn không phải là quan hệ vợ chồng nên khi tham gia giao dịch dân sự với bên
thứ ba thì chịu sự chi phối chung của Luật dân sự 2015. Những người chung sống như
vợ chồng chỉ liên đới chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch ấy,
nếu họ bày tỏ ý chí rõ ràng về việc thiết lập tình trạng liên đới đó hoặc nếu pháp luật
có quy định. Điều này quy định tại khoản 2 điều 27, Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật
này.”. Trong trường hợp một trong hai bên chung sống như vợ chồng bị người thứ ba
gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, mà bên kia không nuôi dưỡng một cách bình
thường thì thiệt hại do bên kia gánh chịu không được tính vào thiệt hại mà người thứ
ba phải bổi thường.
- Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng và con cái: Để bảo
vệ quyền lợi cho con cái, các nhà làm luật đã quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và
con”. Tức là quan hệ cha mẹ con cái không ảnh hưởng bởi việc xác lập, thay đổi, chấm

dứt quan hệ chung sống giữa cha mẹ, cũng không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ
chung sống giữa cha mẹ và được xứ lý tương tự vợ chồng ly hôn tại Điều 58 Luật hôn
nhân và gia đình. “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”

7


- Chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng:
+Một bên vắng, mất tích hoặc chết: Khi một bên chết hoặc thông báo mất tích
của Tòa án hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích thì quan hệ chung sống như vợ chồng
cũng đương nhiên chấm dứt. Vì mối quan hệ này chỉ có sự ràng buộc trực tiếp trên
thực tế giữa hai người, nên đòi hỏi cần phải có sự có mặt đầy đủ của cả hai bên chung
sống thường xuyên tại nơi chung sống.
+ Tài sản khi hai người chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng: Khi quan
hệ chung sống như vợ chồng chấm dứt thì tài sản riêng của ai về lại của người đó, phần
tài sản chung chia theo pháp luật tùy vào công sức đóng góp, quyền và lợi ích của phụ
nữ, trẻ em. Nếu quan hệ như vợ chồng chấm dứt do một trong hai người chết, thì người
còn sống sẽ thỏa thuận phân chia tài sản với những người thừa kế của người chết. Nếu
người chết không để lại di chúc, thì bên còn lại sẽ không được coi là người thừa kế của
người chết.

II.

TÌNH HUỐNG:

2.1/ Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn vào năm 2012. Năm 2015, chị Lâm sang
Thái Lan du lịch sau đó tiễn hành phẩu thuật chuyển đổi giới tính. Ngỡ ngàng với
sự thay đổi của vợ ngày trở về và mất hết hi vọng vào hôn nhân (việc chị Lâm
chuyển giới anh Lâm không biết trước), tháng 8.2015 anh Lâm nộp đơn yêu cầu

Tòa án có thẩm quyền hủy kết hôn giữa anh và chị Lâm với lý do anh và chị
Lâm-hai bên quan hệ cùng giới tính. Theo anh, chi, cơ quan chức năng phải giải
quyết yêu cầu của anh Tuấn như thế nào? Vì sao ?
Câu trả lời: Giả định trường họp này dùng Luật Hôn nhân gia đình 2014
Cơ sở pháp lý: Điều 8 - Luật Hôn nhân gia đình 2014
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định
tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Thực tế, xét thấy trường hợp này đang ký đúng thủ tục hợp pháp, do đó không
thể không công nhận trường hợp quan hệ vợ chồng hợp pháp.
Để được giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật thì phải vi phạm điều cấm
của luật này. Tuy nhiên trường hợp của chị Lâm sang Thái Lan chuyển giới, chưa có
giấy tờ nào công nhận chị Lâm không phải là phụ nữ, vì thế chị Lâm vẫn đang là phụ
nữ, do đó không thuộc vào điều cấm tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
8


Vậy cơ quan chức năng sẽ không chấp nhận yêu cầu của anh Tuấn. Toà án sẽ tiến hành
huỷ đơn.
2.2. Tình huống:
2.2.1/ Theo anh, chị, ông Tình và bà Nghĩa có được pháp luật thừa nhận là vợ
chồng không, cơ sở lý giải ?
Câu trả lời: Ông Tình và bà Nghĩa không được thừa nhận là vợ chồng vì họ kết
hôn vào năm 1999 (tức là họ kết hôn trong giai đoạn từ ngày 03/01/1987 trở đi đến
trước ngày 01/01/2001) và không đăng kí kết hôn. Theo điểm b khoản 3 Nghị quyết số

35 của Quốc hội, họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày
01/01/2003. Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 2 TTLT 01/2001 thì kể từ sau ngày
01/01/2003 mà họ không đăng kí kết hôn thì họ không được công nhận là vợ chồng vì
đã quá hạn đăng ký. Vậy trường hợp được xét tại Điều 14 Luật hôn nhân gia đình về
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 2 TTLT 01/2001-TANDTC-VKSNDTC_BTP ban
hành ngày 03/01/2001; Điểm b khoản 3 Nghị Quyết số 35 của Quốc hội và Điều 14
Luật hôn nhân gia đình.
2.2.2/ Tòa án giải quyết vấn đề nhân thân, tài sản và con chung trong tình huống
trên như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các bên?
Câu trả lời:
Về nhân thân: Căn cứ câu 2.2.1, ngay từ đầu ông Tình và bà Nghĩa không được
công nhận là vợ chồng. Vì vậy, giữa ông Tình và bà Nghĩa không phát sinh mối quan
hệ vợ chồng với nhau.
Về tài sản: Tài sản riêng của ai thì thuộc quyền sở hữu của người đó, tài sản
chung được chia theo thỏa thuận, trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết
theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết quan hệ tài sản có tính đến công sức đóng
góp của mỗi bên, căn cứ Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình “phải đảm bảo quyền lợi
của phụ nữ và con, công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời
sống chung được coi như lao động có thu nhập”1 .
Trong trường hợp nêu trên, ngoài giải quyết chia tài sản chung là 01 tỷ đồng
chia đều cho mỗi người ông Tình = bà Nghĩa = 500 triệu đồng, việc ông Tình yêu cầu
Toà án xác nhận căn nhà 3A là tài sản riêng của ông nhưng không đưa ra được bằng
chứng cụ thể chứng minh, nên xác định căn nhà 3A là tài sản riêng là không có căn cứ.
Nên vẫn tính là tài sản chung và tiến hành chia theo quy định pháp luật hoặc thoã
thuận giữa các bên (nếu có).

1


Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
9


Về con chung: Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình thì con chung được
giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn tại Điều 58 Luật Hôn nhân và Gia đình “Việc
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy
định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.” Giữa ông Tình và bà Nghĩa có con
chung là N, sinh 2004, tính tới thời điểm ly hôn, đã được 12 tuổi. Vì vậy, theo khoản 2
điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con được 2 bên thỏa thuận, và phải xem xét nguyện vọng của N, nếu không thoản
thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên nào đủ điều kiện nuôi con.
2.3/ Tình huống:
2.3.1/ Hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị Bích như thế nào, vì
sao?
Trả lời: Tòa chấp nhập yêu cầu hủy kết hôn của anh Đăng và chị Phượng của
chị Bích.
Bởi vì tại điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc
hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng
quy định tại khoản 1 Điều 11 của luật này được thực hiện như sau:
“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01
năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết
hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì
được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000;”
Anh Đăng và chị Bích sống chung như vợ chồng từ năm 1982. Như vậy anh
Đăng và chị Bích vẫn được công nhận là vợ chồng. Theo như tình huống Phượng sống
chung với anh Đăng khi chị Phượng mới 13 tuổi 9 tháng. Mặt khác, khi đó anh Đăng
đã có vợ là chị Bích. Việc kết hôn của anh Đăng và chị Phượng đã vi phạm điều cấm
của luật theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Như vậy, việc đăng kí kết hôn của anh Đăng và chị Phượng là trái luật. Theo
điểm a khoản 2 Điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có
quyền yêu cầu giải quyết việc kết hôn trái pháp luật: “ Vợ, chồng của người đang có
vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại
diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật.” Việc chị Bích yêu cầu hủy
kết hôn của anh Đăng và chị Phượng là đúng theo quy định của luật. Theo quy định về
xử lý việc kết hôn trái pháp luật tại Điều 11 luật Hôn nhân và gia đình:
“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này
và pháp luật về tố tụng dân sự.

10


2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của
Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan
hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm
các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ
hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ
hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy
định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ
Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Vậy Tòa án chấp nhận yêu cầu của chị Bích và quyết định về việc hủy kết hôn
trái pháp luật của anh Đăng và chị Bích.
2.3.2 Nếu anh Đăng và chị Phượng có tranh chấp tài sản và không thỏa thận được

về quyền lợi con chung thì Tòa án phải giải quyết vấn đề này ra sao cho phù hợp
với tinh thàn pháp luật, biết rằng anh Đăng và chị Phượng có con chung là
Quang, sinh ngày 04.12.2005 và hai bên có khối động sản chung- do cùng được
tặng cho chung- trị giá 200 triệu đồng.
Trả lời:Về giải quyết tranh chấp về tài sản, con chung khi anh Đăng và chị
Phượng không thảo thuận được, được giải quyết theo quy đinh Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014.
Về con chung được giải quyết theo quy định về quyền nghĩa vụ của cha, mẹ,
con khi ly hôn tại Điều 81, 82, 83, 84 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong đó
khoản 2 Điều 81 có quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con,
nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận
được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi
về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con.”
Như vậy, bé Quang sinh ngày 04.12.2005 tính đến ngày 20.06.2016 là 10 tuổi 6
tháng 16 ngày nên Tòa sẽ căn cứ vào nguyện vọng của bé để xác định người nuôi.
Về tài sản, căn cứ theo điều 16 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về giải quyết
quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng kí kết hôn:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các
bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật
dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và
con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được
coi như lao động có thu nhập.”
11


Và theo quy định của BLDS năm 2015 Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu

chung:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều
có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì
trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của
luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn
đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu
cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu
chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện
nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng
không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và
tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở
hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ
bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Vì tài sản chung của chị Phượng và anh Đăng là 200 triệu, tài sản cùng được
tặng cho nên chia đôi số tiền đó cho 2 người.
2.4/ Anh, chị hãy cho biết, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên như thế
nào cho phù hợp tinh thần pháp luật, biết rằng:
2.4.1/ Tại thời điểm Toà án giải quyết vụ việc, Ông Hinh yêu cầu Toà án công
nhận hôn nhân còn bà Nga yêu cầu Toà án cho ly hôn.
Ông Hinh yêu cầu Tòa án công nhận hôn nhân bà Nga và ông không được chấp
nhận vì:
- Việc kết hôn của ông Hinh và bà Nga là kết hôn trái pháp luật vì:
+ Thứ nhất: thời điểm bà Nga kết hôn với ông Hinh thì bà Nga mới hơn 17 tuổi
chưa đủ 18 tuổi vi phạm Điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
2014 (vì ông Hinh kết hôn với bà Nga vào ngày 28.3.2015 khi đó bộ luật 2014 đã có
hiệu lực từ 1.1.2015). Xét thấy bà Nga sinh ngày 2.3.1998 mà bà lại kết hôn vào ngày
28.3.2015 => bà Nga mới được 17 tuổi 26 ngày, bà Nga chưa đủ 18 tuổi mà bà kết hôn
nên đã vi phạm điều khoản trên.

Căn cứ vào Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 quy định về
hôn nhân trái pháp luật là: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện
kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”. Mà ông Hinh và bà Nga đã vi phạm
Điểm a, K1, Đ8 nên việc kết hôn của 2 ông bà là kết hôn trái pháp luật.

12


+ Thứ hai: ông Hinh kết hôn với bà Nga vi phạm Điểm c, Khoản 2, Điều 5 Luật
Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 quy định cấm kết hôn: “Người đang có vơ, có chồng mà
kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”.
Ông Hinh vi phạm điều khoản trên là vì:
Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 68 BLDS 2015 quy định về tuyên bố mất
tích thì bà Thắm biệt tích 3 năm và ông Hinh đã thực hiện thủ tục để tuyên bố bà Thắm
mất tích đồng thời giải quyết cho ông Hinh được ly hôn bà Thắm theo đúng điều luật
trên. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 56 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 cũng quy định
là: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu
ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”. Tuy ông Hinh ly hôn với bà Thắm thì có
quyền được kết hôn nhưng do thời gian Tòa án phán quyết cho ly hôn có hiệu lực ngày
26.7.2015 mà ông Hinh và bà Nga lại kết hôn vào ngày 28.3.2015=> ông Hinh đã kết
hôn với bà Nga khi ông đang có vợ là bà Thắm và đã vi phạm Điểm c, Khoản 2, Điều
5 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014. Vậy nên việc kết hôn của ông Hinh và bà Thắm
là hôn nhân trái pháp luật.
- Tháng 4.2016, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện B yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh
BT hủy hôn nhân của ông Hinh và bà Nga. Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 10 Luật
Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái
pháp luật.
* Do ông Hinh và bà Nga là kết hôn trái pháp luật nên trên thực tế bà Nga và

ông Hinh không được coi là hôn nhân hợp pháp => nếu bà Nga muốn ly hôn thì bà chỉ
cần yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh BT hủy hiệu lực của Giấy Đăng Kí Kết Hôn là
được.
=> Ngoài ra do ông Hinh và bà Nga kết hôn trái pháp luật thì sẽ bị xử phạt hành chính
theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 67/2015/NĐ-CP
quy định phạt tiền từ 1.000.000 -3.000.000.

2.4.2/ Bà Nga yêu cầu giải quyết khối tài sản do hai bên không thoả thuận
được bao gồm: 24 chỉ vàng 9999 (số vàng ông Hinh và bà Nga được mừng cưới
2014) và ngôi nhà diện tích 100 m2 giá trị 2 tỷ đồng do ông Hinh đứng tên (nhà
được mua bằng số tiền Hinh trúng sổ số tháng 10.2015).
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 12 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 quy định hậu
quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 16 của Luật này quy định như sau: “1. Quan hệ tài
sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
13


đăng kí kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không
có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.”
Theo Khoản 1, Điều 16 trên, do bà Nga và ông Hinh không có thỏa thuận được
nên căn cứ vào Điều 219 BLDS 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều
có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì
trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của
luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn
đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu
cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu

chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực
hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản
riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung
và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở
hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ
bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 59 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của
vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4
và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài
sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ
ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các
điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

14


c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị
lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”
Như vậy, dựa vào các điều khoản luật định thì tài sản chung của ông Hinh và bà
Nga sau khi kết hôn có thể chia đôi nếu không có các trường hợp tại Điểm a,b,c,d,
Khoản 2, Điều 59 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014, tức là ta sẽ chia như sau (do tài
sản là đều là tài sản chung của ông Hinh và bà Nga):
+ Số vàng 24 chỉ sẽ chia đôi: ông Hinh = bà Nga = 12 chỉ.
+ Căn nhà trị giá 2 tỷ cũng sẽ được chia đôi: do ông Hinh đứng tên căn nhà
nên có thể ông Hinh đưa số tiền 1 tỷ cho bà Nga hoặc ông Hinh sang tên căn nhà cho
bà Nga và bà Nga đưa số tiền 1 tỷ cho ông Hinh (do đây là bất động sản, căn cứ vào
K3, Đ59 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014).

III. ĐỌC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÍNH KÈM VÀ TRÌNH BÀY
QUAN ĐIỂM:
1. Đọc phần trích bản án số 111/2006/HNGĐ-ST ngày 28.11.2006 của TAND thành
phố Hà Nội và trên cơ sở pháp lý (có liên hệ với pháp luật hiện hành), nêu quan
điểm người đọc về đường lối giải quyết quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản cuả
Tòa án thể hiện trong bản án.
Trả lời: Xem xét trên hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Toà án, tôi nhận
thấy một số điểm bất cập như sau.
Xét thấy: - Chị Phạm Thị Hồng L nộp đơn “xin huỷ hôn nhân trái pháp luật” kèm
theo “Đơn xin xác nhận” do anh Hoàng Đăng N đã ký và Toà án trên cơ sở pháp lý
điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/ 2000/NQ- HĐTP ngày 23.12.2000 trích:
“2. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật (Điều 16)
d.1. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết
hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng
trường hợp mà quyết định như sau:
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai
bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

15


- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến
tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc,
không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi
kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản
chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu
thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết
ly hôn theo thủ tục chung.”
Cần làm rõ khái niệm “kết hôn trái pháp luật”: Căn cứ khoản 6 Điều 8 Luật Hôn
nhân gia đình 2014:
“6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định
tại Điều 8 của Luật này.”
Tuy nhiên trên thực tế, Chị Phạm Thị Hồng L và anh Hoàng Đăng N sống chung từ
năm 1995 do không đủ tuổi nên không làm thủ tục kết hôn, mặc dù từ năm 1998 đã đủ
tuổi cũng như điều kiện đăng ký kết hôn nhưng vẫn không đăng ký kết hôn và cũng
không quay lại sống chung từ khi chị L về nhà mẹ đẻ đầu năm 1998. Vì thế không thoã
mãn điều kiện kết hôn trái pháp luật là “đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền” . Cho nên Toà án trên cơ sở pháp lý điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số
02/ 2000/NQ- HĐTP ngày 23.12.2000 về huỷ việc kết hôn trái pháp luật là hoàn toàn
không có căn cứ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn “1. Nam, nữ có đủ điều kiện
kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.” Vì thế, không
công nhận quan hệ giữa chị Phạm Thị Hồng T và anh Hoàng Đăng N là quan hệ vợ
chồng.

Đối với tranh chấp về tài sản thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo Luật Dân sự
Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình quy định năm 2014, tuy nhiên hai bên xác nhận
không có không yêu cầu Toà án giải quyết.
Trong trường hợp sống chung như vợ chồng thì việc xử lý con chung trong thời
kỳ này sẽ xử lý Điều 15, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong các trường hợp
khác việc xử lý con chung trong thời kỳ này sẽ xử lý theo các quy định về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ với con khi ly hôn Điều 58, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014. Tuy nhiên cháu Quân đã 11 tuổi và có nguyện vọng ở với mẹ cùng với xét thấy
chị L đáp ứng điều kiện chăm sóc cháu Quân. Nên cháu Quân được ở với mẹ là hợp lý.

16


2. Đọc bản án số 29/20114/DS-PT ngày 12/9/2014 của TAND thành phố Thừa
Thiên Huế và trên cơ sở pháp lý, cho biết ý kiến của anh chị về việc xác định thời
điểm phát sinh quan hệ vợ chồng ( giữa ông Định và bà Hương) và đường lối giải
quyết tâì sản là nhà và đất ( tại 29 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP Huế) của
TA thể hiện trong bản án. Liên hệ với pháp luật hiện hành, trình bày đủ các
trường hợp xác định thời kỳ hôn nhân.
Trả lời: Về việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng (giữa ông Định
và bà Hương) và đường lối giải quyết tâì sản là nhà và đất ( tại 29 Nguyễn Trãi,
phường Thuận Hòa, TP Huế) của TA thể hiện trong bản án, nhận thấy rằng việc Tòa
xác định thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng là thời điểm họ bắt đầu sống chung
với nhau như vợ chồng chứ không phải kể từ thời điểm đăng ký kết hôn là hoàn toàn
đúng vì theo điểm a khoản 2 TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-BTP có quy định rõ:
"a. Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết
hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp
dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án
ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết
hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của

họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như
vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn."
Hơn nữa nếu Tòa đã xác định họ phát sinh quan hệ hôn nhân từ lúc bắt đầu
chung sông như vợ chồng thì việc xác định tài sản nhà đất ( căn nhà số 29) là tài sản
chung giữa vợ chồng là hoàn toàn đúng. Vì đó là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn
nhân, hơn nữa ông Định cũng không chứng minh được căn nhà này là tài sản riêng
của ông thêm với việc trong giấy nhận cọc cả 2 lần dều có tên của bà Hương nên việc
xác nhận đây là tài sản chung vợ chồng theo như tòa là đúng.
Liên hệ với pháp luật hiện hành: Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014 (Luật HN & GĐ) quy định về việc giải quyết hậu quả của việc
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
"2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định
tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của
pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn”."
Vậy nếu theo pháp luật hiẹn hành thì thời điểm phat sinh quan hệ vợ chồng
giữa ông Định và bà Hương là lúc họ đăng ký kết hôn tức ngày 21/5/2002. Theo đó thì
tài sản là căn nhà số 29 cũng không được xác định là tài sản chung vợ chồng nữa.
Các trường hợp xác định thời kỳ hôn nhân:
- Xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn: Theo quy định hiện
hành, khoản 13 điều 3 Luật HNGĐ 2014: "13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian
17


tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn
nhân."
- Xác định thời kỳ hôn nhân mà không có đăng ký kết hôn:
+) Theo điểm a khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- TANDTC-BTP Thông
tư liên tịch.
"Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc
đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy

định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn
theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo
quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn
được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn."
+) Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng
dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng quy định tại
khoản 1 Điều 11 của luật này:
"a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987,
ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa
án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000."

3. Quyết định GĐT số 180/2006/DS –ST ngày 27/7/2006 của Hội đồng GĐT
Toà án Tối cao.
3.1. Đường lối xử lý của Toà án các cấp về quan hệ nhân thân giữa các
đương sự.
Xét thấy về Đường lối xử lý của Toà án các cấp về quan hệ nhân thân giữa các
đương sự đều có sự thống nhất là: Không công nhận quan hệ giữa chị Nguyễn Thị
Thuý và anh Lê Hồng Thắng là quan hệ vợ chồng. Đây là trường hợp sống chung với
nhau như vợ chồng sau ngày 3/7/1987 nhưng không đăng ký kết hôn.
Hoàn toàn chính xác và phù hợp với căn cứ pháp lý đã nêu “Áp dụng khoản 1
Điều 11, khoản 2+3 Điều 17, Điều 93, 94, 95 Luật hôn nhân và gia đình, điểm c khoản
3 Nghị quyết 35/QH” nên hướng giải quyết của Toà án các cấp là hoàn toàn xác đáng.

18


3.2 Nhận định và quyết định về tài sản, quyền lợi con chung của Hội đồng

GĐT Toà án nhân dân Tối cao.
Nhận định và quyết định về tài sản, quyền lợi con chung của Hội đồng GĐT
Toà án nhân dân Tối cao là hoàn toàn xác đáng.
GĐT xét thấy có những quyết định khác so với bản án phúc thẩm:
Hai người con đều có nguyện vọng xin được ở với mẹ nhưng bản án
phúc thẩm lại giao cháu Lan cho anh Thắng nuôi dưỡng là không phù hợp với nguyện
vọng cần phải xem xét chấp nhận nguyên vọng chính đáng của cháu Lan là hợp tình
hợp lý. Căn cứ Điều 15, Điều 58, Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi
bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết
định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”.
Xét thấy cháu Lan đã 14 tuổi (sn 1991), cháu Linh 10 tuổi (sn1995). Căn cứ
điều luật trên thì xem xét theo nguyện vọng các cháu là hoàn toàn hợp lý.
Việc bản án phúc thẩm xác định căn nhà là tài sản chung là hợp lý. Tuy
nhiên 189m2 là tài sản riêng của anh Thắng cùng việc giao toàn bộ nhà đất cho anh
Thắng là chưa đảm bảo quyền lợi cho chị Thuý cùng các con cũng như chỗ ở cho mẹ
con chị. GĐT đã đề nghị xem lại. Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình:
“2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống
chung được coi như lao động có thu nhập.”
Đối với số tiền bà Tuyên nộp thay anh Thắng khi mua hoá giá theo lời khai thì phải
xem xét làm rõ nếu đủ căn cứ thì phải buộc anh Thắng và chị Thuỷ thanh toán đảm bảo
quyền lợi cho bà Tuyên (bản án phúc thẩm không xem xét tới). Để đảm bảo lợi ích cho
bên thứ ba dù đây là trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng sau ngày 3/7/1987
và không đăng ký kết hôn thì vẫn xét theo Điều 27 Trách nhiệm liên đới vợ chồng và
Điều 60 Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly
hôn Luật hôn nhân gia đình 2014 “1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với
người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba
có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại
các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”
Xem lại chính xác lô đấy 189 m2 đang tranh chấp khi có sự sai lệch giữa
giấy trích đo bình đồ lập ngày 15/4/2004 ở lô đất số 3 với nhận định của 2 bản án sơ
thẩm và phúc thẩm ở lô 2.
Từ đó GĐT đã huỷ bản án sơ thẩm số 51/2005/HNGĐ-ST và bản án phúc thẩm
số 28/2005/DSPT.
Giao hồ sơ về Toà án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên xét xử sơ thẩm đúng theo
quy định của pháp luật.
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT








Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi
hành Luật Hôn nhân và Gia đình;
Thông tư liên tịch số 01/2016;
Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Luật Hộ tịch năm 2014;
Nghị định số 123/2015NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ
tịch;
TTLT 01/2001-TANDTC-VKSNDTC_BTP ban hành ngày 03/01/2001.


CÁC TÀI LIỆU KHÁC
 Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam 2017;
 Lê Thị Mận, Đề cương thảo luận môn Luật Hôn nhân và gia đình.

20



×