Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Những đặc điểm của Dân tộc thiểu số Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.93 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI LÂM NGHIÊP
KHOA QUẢN LÝ TNR&MÔI TRƯỜNG

----

BÀI KIỂM TRA
MÔN: DÂN TỘC HỌC

Họ tên SV : Phan Văn Tâm
Mã sinh viên: 1743020075
Lớp
: K62_LT


Câu 1: Đặc điểm Dân tộc thiểu số.
*Dân tộc thiểu số thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu
sau đây:
+ Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng
nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành
viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
+ Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư
trú đan xen với nhiều dân tộc anh em.
+ Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung
của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm...
+ Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn
hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn
hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).
* Đặc điểm của các Dân tộc thiểu số ở nước ta có thể khái quát cụ thể
như sau:
- Các Dân tộc thiểu số ở nước ta có những nét khác nhau về nguồn gốc lịch
sử.


Phần lớn các Dân tộc thiểu số có nguồn gốc tại chỗ, như dân tộc Tày,
Mường, Thổ, La Hủ, Xinh Mun... Đây là những dân tộc có quá trình hình thành,
phát triển tộc người trên vùng lãnh thổ đang cư trú. Họ thường có ý thức tộc người
rõ nét và gắn bó với quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, nhiều Dân tộc thiểu số, có
nguồn gốc từ nơi khác đến, nhất là từ Nam Trung Quốc, như dân tộc Mông, Thái,
Dao, Nùng... Các dân tộc này đến nước ta trong nhiều thời điểm, có thể là toàn bộ
hoặc chỉ là các nhóm, các bộ phận tộc người, từ đó phát sinh quan hệ đồng tộc,
thân tộc ngoài biên giới quốc gia. Đặc biệt, một số Dân tộc thiểu số do xung đột,
biến động trong lịch sử mà trở thành thành viên gắn bó của cộng đồng quốc giadân tộc Việt Nam (như dân tộc Chăm và dân tộc Khmer Nam bộ). Những dân tộc
này đã từng là chủ nhân của các vương quốc cổ xưa.
- Các Dân tộc thiểu số cư trú đan xen không có lãnh thổ tộc người riêng
biệt, phân bổ chủ yếu ở những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược về an ninh
quốc phòng, vùng miền núi, cao nguyên, biên giới.
Các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam chỉ chiếm 14,3% dân số cả nước nhưng cư
trú trên vùng lãnh thổ bằng 70% diện tích của cả nước. Mặc dù vậy, ở Việt Nam
các Dân tộc thiểu số sống rất phân tán và xen kẽ nhau. Không có bất kỳ một Dân
tôc thiểu số nào cư trú tập trung và duy nhất trong một địa bàn. Tính chất phân tán
và xen kẽ trong cư trú của các Dân tộc thiểu số thể hiện trên phạm vi cả nước cũng
như ở từng tỉnh, huyện, xã. Dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những nơi thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế, nơi có nguồn nước thuận lợi cho sinh hoạt.


- Các Dân tộc tộc thiểu số có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tếxã hội nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhau.
Trong 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số với số dân 73,594
triệu người (chiếm 85,7%) và các dân tộc còn lại có 12,253 triệu người (chiếm
14,3%). Trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa các dân tộc ở nước ta không đồng
đều nhau. Có dân tộc đã đạt trình độ phát triển cao về kinh tế- xã hội nhưng cũng
có một số dân tộc còn ở trình độ phát triển rất thấp, cuộc sống còn rất nhiều khó
khăn. Do điều kiện về môi trường sống Dân tộc thiểu số một số vùng miền ít được
tiếp cận với các khoa học kỹ thuật, nên năng suất lao động đạt không cao dẫn điến

thu nhập bình quân theo đầu người vẫn còn rất thấp. Dân tộc thiểu số phát triển
kinh tế chủ yếu chỉ đáp ứng đủ cuộc sống hàng ngày chưa mang lại giá trị kinh tế
cao. Do địa bàn sinh sống của Dân tộc thiểu số là nơi vùng cao nên đưa khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, trình độ của Dân tộc thiểu số
không đồng đều do đó việc vận dụng khoa hcoj kỹ thuật để nâng cao thu nhập vẫn
chưa đạt được hiệu quả cao.
- Nhiều Dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, tôn giáo đan xen, đa dạng.
Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của các Dân tộc thiểu số ở nước ta khá phức
tạp. Nhiều Dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, tôn giáo đan xen, đa dạng. Đến nay đa
số đồng bào Dân tộc thiểu số vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên,
thờ đa thần, các hình thái tôn giáo sơ khai. Cùng với quá trình xâm lược, thống trị
nước ta của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đạo Thiên chúa giáo
và Tin lành đã từng bước xâm nhập, phát triển ở nhiều vùng Dân tộc thiểu số.
- Một bộ phận đồng bào các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam có quan hệ đồng
tộc, thân tộc, quan hệ về mặt tôn giáo ở ngoài biên giới quốc gia.
Từ nguồn gốc xa xưa của một số Dân tộc thiểu số cũng như những biến
động về dân cư - dân tộc trong lịch sử mà một bộ phận đồng bào Dân tộc thiểu số
trong nước đã và đang có mối quan hệ đồng tộc, thân tộc, quan hệ về mặt tôn giáo
khá rộng và mật thiết với bên ngoài.
- Đồng bào các Dân tộc thiểu số có ý thức tộc người sâu sắc, luôn chịu sự
chi phối của những người có uy tín, ảnh hưởng trong dân tộc.
Nhìn chung đồng bào các Dân tộc thiểu số nước ta có ý thức tộc người sâu
sắc thấy rõ vị trí, đặc trưng của dân tộc mình và mối quan hệ chung với các tộc
người khác ở cả trong và ngoài biên giới quốc gia. Từ đó đã tăng cường tình cố
kết, hòa hợp dân tộc, cũng như tinh thần yêu nước, lòng tự hào của cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
- Mỗi Dân tộc thiểu số ở Việt Nam có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm
nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất, các dân tộc cùng chung sức
xây dựng nên một nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó là nền văn hóa thống



nhất, mang dấu ấn của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nền văn hóa
thống nhất ấy không loại trừ, lấn át sắc thái văn hóa của từng dân tộc. Thực tiễn ở
Việt Nam cho thấy, mỗi dân tộc dù dân số ít đến đâu, dù trình độ phát triển kinh tếxã hội có thấp đến mấy cũng đều có những sắc thái văn hoá độc đáo riêng của
mình, không thể trộn lẫn với các dân tộc khác.
Bên cạnh đó Dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu như: tảo
hôn, sinh đẻ không có kế hoạch, ma chay, cưới hỏi, làm mo, làm then, làm chải…
Đây là một trong những vấn đề cần chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên
truyền vận động người dân thực nếp sống văn hóa, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, bảo
tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Dân tộc thiểu số.
Câu 2. Anh chị hãy trình bày các hình thái tôn giáo và tín ngưỡng của
Dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng, huyền
bí vượt khỏi thế giới tự nhiên. Tôn giáo là tín ngưỡng của những người cùng chung
một tổ chức có hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi; “Tôn giáo cũng có thể hiểu là
một hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vào lòng tin sùng bái những lực lượng
siêu nhiên quyết định số phận con người. Con người phục tùng, tôn thờ”. Mỗi một
dân tộc thiểu số đều có những tín ngưỡng, tôn giáo riêng. Sau đây là các hình thái
tông giáo, tín ngưỡng của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam :
- Tôtem giáo
- Ma thuật làm hại
- Ma thuật chữa bệnh
- Các nghi lễ thờ cúng dục tình
- Ma chay
- Lễ thành đinh
- Thờ cúng săn bắt
- Thờ cúng mẫu hệ
- Thờ cúng tổ tiên
- Saman giáo

- Thờ thần bản mệnh
- Sùng bái hội kén
- Sùng bái thủ lĩnh
- Các nghi lễ nông nghiệp.
* Thờ cúng tổ tiên:
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn
và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng
con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù
hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng này đạo lý là nội dung nổi trội.


Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với
các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể
hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách
nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp
tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng
tế cụ thể. Một học giả nước ngoài khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta đã
nhận xét: “Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần
thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”.
* Các nghi lễ nông nghiệp.
Nội dung cơ bản của tín ngưỡng nông nghiệp là quan niệm Hồn Lúa. Hồn
Lúa, trong quan niệm của cư dân nương rẫy, là sức sống của cây lúa, quyết định sự
sinh trưởng của cây lúa, mang lại phong đăng của mùa màng. Do vậy, toàn bộ lễ
nghi nông nghiệp là làm sao mòi mọc, vỗ về, dẫn dắt hồn lúa ở lại nương rẫy, giúp
cho cây lúa sinh sôi, ra bống chắc hạt.
Ở nhiều tộc người, khi tra hạt và thu hoạch, thường tổ chức nghi lễ lớn, biểu
tượng của Hồn Lúa là Mẹ Lúa, hiện thân trong người phụ nữ, đi gieo hay gặt
những bông lúa đầu tiên. Người Tày, Nùng có lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội
Nàng Hai (Nàng Trăng) liên quan tới việc mở đầu mùa vụ gieo trồng hàng năm,
cầu mong mùa màng tươi tốt, thôi tiết ôn hòa,


Thầy cúng đang làm lễ cúng lúa giống


Lễ cúng lúa trỗ bông
Mỗi năm một lần vào đầu mùa xuân chuẩn bị cho những ngày vào mùa vụ người
dân tộc Tày lại tổ chức lễ hội xuống đồng cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng
tươi tốt.

Thầy cúng đang làm lễ xin các thần linh


Lễ cơm mới được người Thái coi trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác
bởi nó vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống
đặc trưng, mang tính nhân văn sâu sắc. Đây cũng là dịp để anh em trong gia đình,
thông gia, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây
dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết thôn bản, hướng về một cuộc sống
đủ đầy.

Thầy mo đang cúng mâm cơm mới dâng lên bàn thờ gia
tiên



×