Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.25 KB, 114 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế “Hoàn thiện
công tác quản lí quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La”“là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi”dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Văn Tuấn.”
“Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tôi đã sử dụng trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp
luật..”
“Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác.”
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Ngô Thu Thủy


2

LỜI CẢM ƠN
“Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học
Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.”
“Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn. Thầy đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn
thành luận văn..”


“Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, khoa
Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh của trường đại học Lâm Nghiệp về những ý
kiến đóng góp cho luận văn.”
“Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Sơn
La đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát và điều tra thu
thập số liệu..”
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn tập thể học viên lớp 23B1.1 Quản Lí
Kinh Tế đã ủng hộ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như khi thực hiện luận văn này.
“Kính chúc quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình sức khỏe
và hạnh phúc!”
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Ngô Thu Thủy


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BĐH
BQL
BV&PTR
CBCNV
CP

DVMTR
ĐVT
NSNN
PES
PTNT

Quỹ BV&PTR

Viết đầy đủ
Ban điều hành
Ban quản lý
Bảo vệ và phát triển rừng
Cán bộ công nhân viên
Chính phủ
Dịch vụ môi trường rừng
Đơn vị tính
Ngân sách Nhà nước
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Phát triển nông thôn
Quyết định
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Sở NN&PTNT
TNHH
TT
UBND

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trách nhiệm hữu hạn
Thông tư

Ủy ban nhân dân

VNFF

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam


4

DANH MỤC BẢNG
TT
2.1
2.2
3.1

Nội dung
Cơ cấu đất đai của tỉnh Sơn La năm 2017
Dân số và lao động tỉnh Sơn La (31/12/2017)
Cơ cấu rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Sơn La (31/12/2017)
Kế hoạch và thực tế thực hiện các nguồn thu của quỹ BVPTR
3.2
Sơn La giai đoạn 2015 – 2017
Kết quả thu tiền chi trả DVMTR của Quỹ BVPTR tỉnh Sơn
3.3
La giai đoạn 2015 – 2017
Chi tiết nguồn thu ủy thác thông qua Quỹ BVPTR Việt Nam
3.4
của Quỹ BVPTR tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2017
Kết quả thu tiền chi trả DVMTR từ nguồn nội tỉnh của Quỹ
3.5

BVPTR tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2017
Tổng hợp số tiền đã thu của Quỹ BVPTR Sơn La giai đoạn
3.6
2015 – 2017
3.7 Tình hình chi của quỹ BVPTR Sơn La giai đoạn 2015 – 2017
So sánh tình hình thực hiện chi trả tiền DVMTR tại Quỹ
3.8
BVPTR Sơn La giai đoạn 2015 – 2017
So sánh tình hình thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
3.9
tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2017
Kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ thu chi tại quỹ BVPTR Sơn
3.10
La giai đoạn 2015 - 2017
Tổng hợp thu nhập của người làm nghề rừng tại lưu vực sông
Đà và sông Mã khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR giai
3.11
đoạn 2014 – 2017
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

Tổng hợp các công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư, hỗ
trợ từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Sơn
La giai đoạn 2012 – 2017
Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách chi trả
DVMTR
So sánh số lượng CBCNV của một số Quỹ tỉnh

Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ quỹ BVPTR
Đánh giá của cán bộ về hoạt động của Quỹ bảo vệ phát triển
rừng

Trang
41
43
51
59
60
60
62
64
65

67
70
76

80

82
88
90
91
93


5


DANH MỤC HÌNH
TT
1.1
1.2
1.3
3.1

Nội dung
Sơ đồ hoạt động quản lý
Sơ đồ hệ thống tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ Trung ương
Tỷ lệ nguồn thu nội tỉnh so với nguồn thu ủy thác qua Quỹ
BVPTR Việt Nam của Quỹ BVPTR Sơn La giai đoạn 2014 –
2017

Trang
10
22
22
62


6

ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói hơn 20 năm qua, quan điểm và nhận thức về ngành Lâm
nghiệp đã có nhiều chuyển biến mang tính cơ bản. Trước hết, đó là sự nhận
thức từ chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào quốc doanh là
chính sang phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao,

trong đó nhân dân là lực lượng chủ yếu. Đây là bước tiến quan trọng về quan
điểm, nhận thức và thừa nhận vai trò của tất cả các thành phần kinh tế trong
sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Lâm nghiệp nói chung, nghề rừng nói
riêng là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là một cơ chế tài chính đặc thù của
ngành Lâm nghiệp, được tổ chức thành hai cấp: cấp Trung ương và cấp Tỉnh.
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương là tổ chức tài chính Nhà
nước, chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động
theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập, với mục tiêu là huy động các nguồn
lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã
hội hoá nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ
và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt
động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử
dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát
triển lâm nghiệp
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh là tổ chức tài chính Nhà nước,
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành
lập. Quỹ có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt


7

động theo quy định của pháp luật. Quỹ có chức năng nhận vốn từ nguồn
NSNN và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn và chi hỗ trợ
trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng phục phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và quốc gia.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La được thành lập giữa năm

2009 đến nay đã triển khai nhiều hoạt động theo kế hoạch tạo nguồn thu
của quỹ và quản lý các khoản chi theo quy chế hoạt động và đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc tài trợ tài chính cho công tác bảo vệ phát triển
rừng của tỉnh.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng trong quá trình
thực thi chính sách tại địa phương vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn,
vướng mắc cần được tháo gỡ như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy
động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa bàn huyện, xã
tham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Vì vậy, vấn đề “Hoàn thiện công tác quản lí quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ
quản lí kinh tế với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện và
nâng cao chất lượng sử dụng nguồn lực tài chính cho lĩnh vực Lâm nghiệp tại
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Sơn La.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý quỹ bảo vệ phát triển
rừng của Ban quản lý cấp tỉnh, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công
tác quản lí quỹ Bảo vệ phát triển rừng tại tỉnh Sơn La.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ BVPTR
- Đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La


8

- Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý sử
dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La
- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Bảo vệ

và phát triển rừng tỉnh Sơn La.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động quản lí Quỹ
bảo vệ và Phát triển rừng tại Ban quản lý quỹ tỉnh Sơn La.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu về các nội dung quản lý Quản lí Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng ở tỉnh Sơn La
+Phạm vi về không gian: Tỉnh Sơn La
+Phạm vi về thời gian: từ năm 2015 đến 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ BVPTR
- Thực trạng công tác quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn
La
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý sử dụng Quỹ
Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La
- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VÊ QUẢN LÝ
QUỸ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý quỹ Bảo vệ phát triển rừng
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như các hoạt động

của con người nói chung luôn bị giới hạn bởi các nguồn lực. Do đó cần được
hoạch định cẩn thận để không dư thừa, điều khiển để thực hiện đúng, giám sát
để phát hiện bất thường, đo lường để biết mức độ hoàn thành, được gọi chung
là quản lý.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả đã
đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ XXI, các quan niệm
về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những
định nghĩa về quản lý như sau:
Theo Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm
việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
Fayel thì cho rằng: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia
đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Khái niệm về quản lý dưới góc nhìn của Hard Koont là: "Quản lý là
xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách
hiệu quả mục tiêu đã định".
Từ những quan điểm trên đây, có thể rút ra khái niệm cơ bản nhất về
quản lý như sau:


10

Quản lý là hoạt động do một hay nhiều người (gọi là chủ thể quản lý)
áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển các nguồn lực (gọi là
đối tượng quản lý) thực hiện các tiến trình để giải quyết vấn đề nhằm đạt
được mục tiêu đề ra trong môi trường luôn biến động.
Chủ thể quản lý
Xác định

Tác động quản lý Tác động phản hồi

Đối tượng quản lý

Mục tiêu quản lý

Thực hiện

Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động quản lý
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành sau:
+ Chủ thể quản lý, trả lời cho câu hỏi: Do ai quản lý? Phải có ít nhất
một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động. Tác động có thể chỉ là
một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
+ Đối tượng quản lý, trả lời cho câu hỏi: Quản lý cái gì? Phải có ít
nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý.
+ Mục tiêu quản lý, trả lời cho câu hỏi: Quản lý vì cái gì?Phải có một
mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý.
Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động quản lý.
+ Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời cho câu hỏi: Quản lý trong
hoàn cảnh nào?
Hoạt động quản lý hiệu quả sẽ tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức,
tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức,
giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Ngoài ra hoạt động quản lý


11

còn giúp tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích,
động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong
quá trình quản lý. Do vậy vai trò của hoạt động quản lý luôn được quan tâm

và ngày càng được các tổ chức chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý.
1.1.1.2. Khái niệm về quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Nghị định
05/2008/NĐCP, ngày 14/01/2008 của Chính phủ. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được
quản lý và phân chia thành 2 cấp: cấp Trung ương và cấp tỉnh.
a. Khái niệm quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương là tổ chức tài chính Nhà
nước, chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động
theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập, với mục tiêu là huy động các nguồn
lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã
hội hoá nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ
và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt
động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử
dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát
triển lâm nghiệp. [1].
b. Khái niệm quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh là tổ chức tài chính Nhà nước,
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
thành lập.
Quỹ có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để
hoạt động theo quy định của pháp luật.


12

Quỹ có chức năng nhận vốn từ nguồn NSNN và huy động các nguồn
khác theo quy định để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng phục phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quốc gia. [1].

c. Khái niệm về quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng là việc quản lý, sử dụng nguồn
vốn của quỹ, điều kiện ứng vốn, thẩm quyền quyết định ứng vốn và trình tự
thủ tục ứng vốn, chi hỗ trợ, hoàn trả vốn ứng và các khoản chi hỗ trợ thực
hiện theo Quy chế, Điều lệ của Quỹ và quy định của Pháp luật hiện hành.
Quản lý quỹ phát triển rừng là hội đồng quản lý quỹ, ban kiểm soát quỹ, cơ
quan điều hành nghiệp vụ quỹ, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ sẽ do
phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm
nhiệm. [1].
1.1.1.3. Khái niệm môi trường rừng
Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99/2010/NĐ-CP) đã
nêu rõ:
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi
trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người,
gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn
nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa
dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của
các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác” [11].
1.1.1.4. Khái niệm Dịch vụ môi trường rừng


13

Theo phân loại của UNFCCC, các dịch vụ môi trường được chia thành
bốn nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và nhóm hỗ trợ.
Trong đó dịch vụ môi trường rừng là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ
môi trường. Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng tạo
ra cho xã hội và tự nhiên. Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không thể

thay thế trong hệ sinh thái chung. [14 ].
Theo Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 thì: “Dịch vụ
môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để
đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân” [11].
1.1.1.5. Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PFES) là quan hệ tài chính tương
đối mới trên thế giới, bắt nguồn từ quan điểm chính sách về “dịch vụ môi
trường” [14].
Theo quan điểm này, các hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái rừng, có
vai trò cung cấp các dịch vụ có tác dụng không chỉ đảm bảo sự trong lành về
môi trường mà còn đảm bảo sản xuất và sức khỏe của con người, thông qua
các tác động tích cực và đa dạng như bảo vệ nguồn nước, phòng hộ đầu
nguồn, điều hòa khí hậu, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển du
lịch, văn hóa và cải tạo đất…
Theo tác giả Wunder Seven thì “ Chi trả dịch vụ môi trường rừng
(PFES) là quá trình giao dịch tự nguyện được thực hiện bởi ít nhất một người
mua và một người bán dịch vụ môi trường rừng, khi và chỉ khi người bán đảm
bảo cung cấp dịch vụ môi trường rừng đó một cách hợp lý” [14].


14

Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng đã đưa ra cách hiểu về PFES: “Là
quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho
bên cung ứng dịch vụ” [11].
1.1.2. Quỹ quản lý bảo vệ phát triển rừng rừng
1.1.2.1.Sự hình thành quỹ BVPTR
Những năm 90 của thế kỷ XX, tài nguyên rừng của Việt Nam bị khai
thác cạn kiệt dẫn đến diện tích rừng trên cả nước giảm sút nghiêm trọng, tỷ lệ
che phủ của rừng giảm xuống dưới 30%. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà

nước chủ trương khôiphục và phát triển rừng bảo vệ diện tích rừng hiện có, để
tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ
thiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
Từ năm 1992 đến 2010, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 327-CT ngày 15 tháng 9 năm
1992 về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng,
bãi bồi ven biển và mặt nước; Ngày 29/07/1988, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức
thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Sau gần 20 năm thực hiện 2 chính sách trên, nước ta đã đạt được những thành
công nhất định trong việc quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao độ che phủ rừng
toàn quốc lên 37%(năm 2005). Tuy nhiên để thực hiện được các chính sách
trên, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, việc huy động các nguồn lực ngoài
ngân sách nhà nước rất hạn chế.
Từ năm 2007, nhận thấy phải xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng để huy động các nguồn lực khác nhằm giảm tải cho nguồn
ngân sách nhà nước và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp, Chính phủ
ban hành Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2008 về Quỹ Bảo


15

vệ vàPhát triển rừng đề làm nhiệm vụ thu hút, vận động, tiếp nhận các nguồn
lực xãhội để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Năm 2007, Tổ chức WinrockInternational (Hoa Kỳ) triển khai thực
hiện Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học ởlưu vực sông Đồng Nai” đã hỗ trợ
Việt Nam xây dựng việc thí điểm chính sách chi trảDVMTR thông qua quyết
định 380/QĐ-TTg, ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Sơn La
và Lâm Đồng. Qua thí điểm này, từ 2008-2010 các nhà máy thủy điện sử
dụng DVMTR (nhà máy thủy điện Sơn La, Đa Nhim và công ty nước Sài

Gòn) phải trả một khoản tiền DVMTR cho các chủ rừng trong lưu vực cung
ứng DVMTR để hỗ trợ việc quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống [16].
Thông qua Quyết định thí điểm này, một cơ chế tài chính giữa người
cung ứng DVMTR và người sử dụng DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng được hình thành và được Chính phủ, các bên liên quan đánh
giá cao về hiệu quả mang lại. Trên cơ sở đó, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR có hiệu
lực từ ngày 01/01/2011.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được quy định tại Nghị định
05/2008/NĐCP, ngày 14/01/2008 của Chính phủ, sau hơn 8 năm thực hiện cả nước đã có
43 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về triển khai Chính sách; có 41 tỉnh đã
thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã ổn định
bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động. Nhiều Quỹ tỉnh đã thành lập các phòng
ban chuyên trách, có trụ sở riêng đi vào vận hành hoạt động hiệu quả. [16].
1.1.2.2. Quy chế quản lý quỹ BVPTR
- Quỹ phải công khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng quỹ và báo
cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định
số192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban


16

hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, cácđơn
vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh
nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có
nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
- Việc giải ngân vốn ứng phải thực hiện việc kiểm tra kiểm soát bằng
đồng tiền đối với các hoạt động sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu
quả.Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng

mụcđích, hoàn thành kế hoạch và đưa dự án vào sử dụng. Quỹ hoạt động theo
nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động
và không vì mục đích lợi nhuận. Việc sử dụng Quỹ phải đúng mục đích, công
khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn
Nhà nước cấp ban đầu.
- Phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục
đíchvà phù hợp với quy định của pháp luật, tức là ứng vốn đúng đốitượng,
đúng với Điều lệ, quy định, ứng theo Kế hoạch đã được phê duyệt.Việc giải
ngân đó phải đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
- Vốn ứng phải được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế
hoạch trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt. Điều này nhằm đảm bảo
việcgiải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của công trình.
- Tất cả các khoản chi phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau
quá trình cấp phát thanh toán.
- Các khoản chi phải có trong kế hoạch, đúng chính sách, đúng chế
độ,do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được Giám đốc Quỹ hoặc
người được uỷ quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


17

- Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán thu, chi theo đúng
niên độ (tính theo năm dương lịch), chế độ kế toán và các chính sách quy định
hiện hành. [2].
1.1.2.3. Nội dung chi của quỹ BVPTR
a. Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương

- Việc chi thực hiện nhiệm vụ uỷ thác đã được quy định tại Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng, cụ thể như sau:
Được sử dụng tối đa 0,5% trên tổng số tiền nhận ủy thác từ các đối
tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ
liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng, gồm: chi quản lý hành chính
văn phòng theo cơ chế ủy thác; chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền và các
hoạt động khác liên quan đến quản lý tài chính;
Số tiền còn lại được chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
cấp tỉnh theo diện tích rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác khác
Từ nguồn Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp (TFF) nhằm đạt được cơ chế
hỗ trợ quy mô ngành và nâng cao chất lượng mục tiêu giảm nghèo. Quy định
về tài chính hiện nay không nhất quán với Nghị định của Chính phủ. Quỹ
thực hiện cơ chế tài chính viện trợ ODA rất hiệu quả vì đã gắn kết chặt chẽ hỗ
trợ ODA với các ưu tiên trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam và
hài hoà hoá cơ chế của các nhà tài trợ và cơ chế quốc gia về hỗ trợ ODA cho
ngành lâm nghiệp. Việc tổ chức, quản lý Quỹ đúng với các quy định hiện
hành, là mô hình thử nghiệm để vận dụng cơ chế ủy thác thành lập và vận
hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, góp phần thực hiện thành công
sáng kiến mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng.


18

Quỹ tiếp tục kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ ngành lâm nghiệp tăng
cường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực thi Chương
trình hành động quốc gia về REED+ (Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà

kính từ mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo
tồn và nâng cao trữ lượng các- bon của rừng), Chương trình mục tiêu phát
triển lâm nghiệp bền vững 2016- 2020.
Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp trong tương lai có thể tài trợ ở cấp cơ
sở (cấp tỉnh) sẽ tăng hơn bằng cách hạn chế trọng tâm các hoạt động đủ tiêu
chuẩn. Nguồn Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp có thể tài trợ cho hỗ trợ kỷ
thuật để thực hiện các dự án ưu tiên, bao gồm hỗ trợ chính sách thực hiện
chiến lược lâm nghiệp quốc gia, các vấn đề về giao đất và lâm nghiệp cộng
đồng. Hỗ trợ, tài trợ Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với biến đổi
khí hậu.
- Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án
Hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận
chuyển lâm sản trái phép; Chi Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện
chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Chi Thử nghiệm và phổ
biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;
Chi Thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; Chi Hỗ trợ trồng
cây phân tán; Chi cho Phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; Chi
Đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng đến cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục, điều kiện, đối tượng được hỗ trợ không hoàn lại toàn
phần hoặc một phần vốn; Mức hỗ trợ, thời gian hoàn trả khoản hỗ trợ, các
trường hợp được xét miễn, giảm khoản kinh phí phải hoàn trả của từng nhiệm
vụ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chi hỗ trợ Quỹ cấp tỉnh


19

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các
căn cứ:

+ Số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
+Diện tích rừng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng, được xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng
không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ
môi trường rừng, thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền
đó cho các tỉnh có mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân cho 01
ha rừng thấp hơn mức bình quân cả nước trong năm. [2]
b. Đối với Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh
- Chi thực hiện nhiệm vụ uỷ thác quy định tại Nghị định số
99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng. Rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các khu
rừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trường rừng gồm: rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Sử dụng kinh phí dự phòng tối đa 5% so với tổng tiền ủy thác chuyển
về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác để hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán
bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn. Không sử
dụng cho các mục đích khác.
Chi thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác khác, hoặc
nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án


20

Hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận
chuyển lâm sản trái phép;
Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về

bảo vệ và phát triển rừng;
Thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng,
quản lý rừng bền vững;
Thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới;
Hỗ trợ trồng cây phân tán;
Phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp;
Đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở.
Với trình tự, thủ tục, điều kiện, đối tượng được hỗ trợ không hoàn lại
toàn phần hoặc một phần vốn; Mức hỗ trợ, thời gian hoàn trả khoản hỗ trợ,
các trường hợp được xét miễn, giảm khoản kinh phí phải hoàn trả của từng
loại chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo quy định của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền.
- Chi hoạt động của bộ máy Quỹ
Chi hoạt động thường xuyên: Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng
góp cho thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ, Ban điều
hành Quỹ; Chi về cước phí bưu điện và truyền tin; Chi xăng, dầu, điện, nước;
Chi công tác phí, hội nghị; Chi sửa chữa thường xuyên tài sản theo quy định
hiện hành của nhà nước; Chi hoạt động nghiệp vụ: Chi thẩm định chương
trình, dự án; Chi phí dịch vụ thanh toán; Chi dịch vụ ủy thác; chi thông tin,
tuyên truyền, quảng bá; Chi thanh tra, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh
giá rừng; chi kiểm toán (nếu có); Chi khác (nếu có);Chi không thường xuyên:
Chi bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị; Hỗ trợ hoạt động
kỹ thuật theo dõi chất lượng dịch vụ môi trường rừng; Hỗ trợ hoạt động liên
quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; Chi cho các tổ chức


21

được uỷ quyền thu các khoản đóng góp bắt buộc cho Quỹ; Chi mua sắm, sửa
chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy quỹ; Chi khác (nếu có). [2]

c. Đối với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã
Chi xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
Bồi dưỡng cho những người được huy động để ngăn chặn chống chặt
phá rừng và chữa cháy rừng; hỗ trợ cho những người được huy động tham gia
ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn;
Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;
Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng; Chi
khác [2]
1.1.2.4. Bộ máy quản lý quỹ BVPTR
Ngay từ khi chính sách có hiệu lực, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập các Ban
chỉ đạo, thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ Trung ương đến địa
phương để thực hiện chính sách.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương

Hội đồng quản lý quỹ

Ban điều hành Quỹ

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Bộ máy quản lý và điều hành Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định

Ban kiểm soát Quỹ



22

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
a) Quỹ BVPTR cấp Trung ương
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được thành lập tại Quyết định
số 114/2008/QĐ-BNN ngày 28/11/2008 và Quyết định số 128/2008/QĐ-BNN
ngày 31/12/2008 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Trung
ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Sơ đồ
tổ chức Quỹ Trung ương được thể hiện qua hình 1.3.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hội đồng quản lý quỹ

Ban kiểm soát

Tổng cục Lâm Nghiệp

Ban điều hành VNFF

Các bộ phận nghiệp vụ

Tài chính
Kỹ thuật,
Kế toán
chính sách, pháp luật
Hành chính
Truyền thông
Hợp tác quốc tế

Các quỹ chuyên biệt


Các quỹ khác
TFF

REED+

Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ Trung ương
- Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT phụ trách Lâm nghiệp; Phó Chủ tịch Hội đồng được cử trong số


23

các ủy viên Hội đồng; các ủy viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, đơn vị
thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện lãnh đạo cấp vụ của Bộ NN&PTNT, đại
diện lãnh đạo cấp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Ban kiểm soát Quỹ: có 3 thành viên hoạt động kiêm nhiệm, do Hội
đồng quản lý Quỹ quyết định. Trưởng ban do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
- Ban điều hành Quỹ gồm Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
và các bộ phận giúp việc. Giám đốc Quỹ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ; hoạt động theo
chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn được giao Quỹ Trung ương thời
gian qua đã tích cực tham mưu cho Bộ triển khai có hiệu quả việc tổ chức
vận hành hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với thực hiện chính
sách chi trả DVMTR. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài chính luôn được
chú trọng, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định
quyết toán và có kiểmtoán độc lập xây dựng báo cáo tài chính một cách
công khai, minh bạch.

b) Quỹ BVPTR cấp tỉnh
Tổ chức Quỹ tỉnh gồm:
- Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ
tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng là
Giám đốchoặc Phó Giám đốc Sở NN&PTNT hoặc Lãnh đạo Sở Tài chính;
thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo của các Sở NN&PTNT,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục thuế, KBNN tỉnh và Chi cục Lâm nghiệp,
Chi cục Kiểm lâm.


24

- Ban kiểm soát Quỹ: Trưởng ban là Trưởng phòng Tài chính Kế toán
hoặc Chánh thanh tra của Sở NN&PTNT; thành viên là cán bộ nghiệp vụ,
thanhtra của Sở Tài chính và Sở NN&PTNT.
- Ban điều hành Quỹ: Cơ cấu tổ chức không giống nhau; số lượng
phòngnghiệp vụ cũng rất khác nhau có thể là 2, hoặc 3, hay 4 phòng tùy theo
quy định của mỗi tỉnh; tên gọi của các phòng cũng khác nhau. Riêng tỉnh Sơn
La thành lập chi nhánh Quỹ BV&PTR cấp huyện trực thuộc Quỹ BV&PTR
tỉnh, là một bộ phận của Quỹ tỉnh làm nhiệm vụ chi trả tiền DVMTR ở các
huyện, thị.
Tùy theo điều kiện, đặc điểm tình hình của từng địa phương mà Quỹ
BVPTR được thành lập và phân cấp quản lý cụ thể.
1.1.3. Nội dung quản lý Quỹ BVPTR
- Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn
viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động
phi dự án mà Quỹ có thể hỗ trợ kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
hoặc quyết định theo thẩm quyền;

- Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp huyện hoặc các hoạt động phi dự án;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tựong trong việc quản
lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ hỗ trợ;


25

- Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế tóan, kiểm tóan
và chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh;
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiêu quả các nguồn vốn; bảo toàn
và phát triển vốn; tự bù đắp chi phí quản lý;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nuớc theo quy
định hiện hành;
- Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý Quỹ và thực
hiện các nhiệm vụ UBND tỉnh giao nhưng không được trái với quy định tại
Nghị định 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ. [2].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý quỹ BVPTR
1.1.4.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước
Năm 2004, luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành và có hiệu
lực, tạo khung pháp lý quan trọng trong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần phát
triển lâm nghiệp đúng hướng trong giai đoạn đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, Luật đã bộc lộ những hạn chế,
bất cập. Tính minh bạch, tính khả thi chưa cao, chưa làm rõ cơ chế thực hiện
các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tự
nhiên và các quyền của chủ rừng. Nhiều quy định của Luật chủ yếu mang tính
định hướng, tuyên bố hơn là các quy phạm, tạo ra các cơ chế, chính sách,
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đa tầng, cồng kềnh, mâu thuẫn và
chồng chéo. Các quy định liên quan đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, phân loại rừng, bảo vệ

rừng... còn chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng vào thực tiễn. Chính sách
đầu tư, tín dụng, tài chính chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp,
thiếu chính sách về chế biến và thương mại lâm sản.


×