Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mối quan hệ với hiệu quả hoạt động trường hợp doanh nghiệp đồng bằng sông cửu long việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 266 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------------

CHÂU THỊ LỆ DUYÊN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP:
MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG –
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------------

CHÂU THỊ LỆ DUYÊN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP:
MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG –
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 62.34.01.02



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYÊN THỊ BÍCH CHÂM
TS NGÔ THỊ ÁNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
mối quan hệ với hiệu quả hoạt động – Trường hợp doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu
Long – Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

CHÂU THỊ LỆ DUYÊN


LỜI CẢM ƠN
Luận án tiến sỹ đã được hoàn thành cùng với rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ
của rất nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại Học Kinh
Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, đã tận tình

giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo. Đây
là nền tảng kiến thức giúp tôi có kiến thức cơ bản để tiếp cận với các nghiên cứu và
tìm được hướng nghiên cứu cho luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
đã tạo điều kiện cho tôi trong hoàn cảnh khó khăn được báo cáo luận án. Tôi cũng
chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Viện Đào tạo Sau Đại học, Phòng Kế Toán và
các phòng ban khác, cảm ơn Thầy Viện trưởng Nguyễn Viết Tiến đã giúp đỡ tôi trong
công tác, chuyên môn quản lý và các thủ tục cần thiết trong suốt quá trình học và bảo
vệ luận án tiến sỹ.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thấy cô và các đồng nghiệp của tôi ở
trường Đại học Cần Thơ, đăc biệt là Khoa Kinh tế đã tận tình quan tâm, chia sẻ và
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập của tôi. Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn. Chân thành cảm
ơn Thầy hiệu trưởng Hà Thanh Toàn, thầy trưởng Phòng Tài vụ Nguyễn Văn Duyệt
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành việc báo cáo luận án.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích
Châm và TS Ngô Thị Ánh, là hai Cô hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt những
năm qua, hai Cô đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Không
những vậy hai cô còn động viên và chia sẽ cùng tôi trong những giai đoạn khó khăn
nhất cuộc đời của tôi cũng như trong những giây phút tôi tưởng chừng như không thể
vượt qua. Ngoài những nhận xét, đánh giá của hai cô về chuyên môn, đặc biệt là
những gợi mở về hướng giải quyết các vấn đề của tiến trình nghiên cứu trong suốt
những năm tháng thực hiện luận án, thực sự đây là những bài học vô cùng quý giá
đối với tôi không riêng cho việc thực hiện luận án tiến sỹ mà cả trong chuyên môn
công việc và cuộc sống của tôi. Bên cạnh đó, hai Cô còn đã giúp tôi vượt qua được sự


yếu đuối và nâng cao ý chí mạnh mẽ hơn để đi tiếp con đường nghiên cứu khi tôi lùi
bước, cũng như đó sẽ là bài học rất lớn đối với riêng tôi trên con đường sự nghiệp
cũng như cuộc sống cá nhân mai sau. “Em xin chân thành cảm ơn hai Cô vô cùng,
em sẽ nhớ mãi những lời khuyên và lời động viên của hai Cô trong suốt con đường

nghiên cứu mai sau và cả trong cuộc sống cá nhân. Em thật sự rất may mắn khi được
hai Cô hướng dẫn! Nếu không có sự động viên và giúp đỡ này chắc là em không thể
hoàn thành luận án của mình. Chân thành cảm ơn hai Cô”.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô đã tham dự cũng như
đọc và chỉnh sửa luận án về mặt chuyên môn giúp tôi trong tất cả các buổi hội thảo
cũng như hội đồng bảo vệ cơ sở và phản biện độc lập.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình của tôi. Trong suốt những
năm qua, gia đình luôn là nguồn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận
án. Đặc biệt cảm ơn chồng tôi và hai con nhỏ của tôi đã cho tôi nhiều thời gian độc
lập để nghiên cứu và hoàn thành nghiên cứu của mình. Cảm ơn ba mẹ và các anh chị
đã là nguồn cảm hứng và luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án một
cách tốt nhất.
Nghiên cứu sinh

CHÂU THỊ LỆ DUYÊN


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả
hoạt động - trường hợp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long –Việt Nam” nhằm
mục tiêu khám phá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, mối quan hệ này được xem xét ở góc độ trực tiếp- từ việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp (ở các khía cạnh về môi trường, khách hàng, nhân viên, nhà
cung ứng và cộng đồng địa phương) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (thông qua
nhóm chỉ tiêu tài chính là ROS, ROE và ROA); và ở góc độ gián tiếp thông qua các tác
nhân khác đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến lợi ích kinh
doanh bao gồm các tác nhân đó là lòng trung thành của khách hàng, lòng trung thành của
nhân viên, danh tiếng của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, từ đó
những lợi ích kinh doanh này sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu còn đề cập đến khái niệm lãnh đạo và mạnh dạn đưa vào mô hình nghiên cứu

vì việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào
tác nhân lãnh đạo và lợi ích cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng chịu
ảnh hưởng bởi tác nhân này. Tổng quan về nghiên cứu đã được trình bày và phần mô tả
chi tiết cụ thể từ việc cần thiết của nghiên cứu đến mục tiêu nghiên cứu, những nghiên
cứu cùng lĩnh vực được thực hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã được trình bày ở
chương 1 cho đến lý thuyết về các khái niệm, cách xây dựng nghiên cứu sơ bộ đến
nghiên cứu chính thức được trình bày tại chương 2, mô tả về kiểm định các khái niệm và
xây dựng thang đo được tiếp tục trình bày ở chương 3 và phần thảo luận nghiên cứu được
trình bày ở chương 4; phần kết luận, hàm ý và hạn chế của nghiên cứu sẽ được trình bày
ở chương 5.
Nghiên cứu đề cập đến các khái niệm sau: (1) trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, (2) lợi ích kinh doanh, (3) lãnh đạo và (4) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong đó trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khái niệm tiềm ẩn được đo
lường bởi trách nhiệm của doanh nghiệp đối với (1) môi trường, (2) khách hàng, (3) nhân
viên, (4) nhà cung ứng và (5) cộng đồng. Khái niệm lợi ích kinh doanh cũng là một khái
niệm tiềm ẩn và được đo lường bởi các khái niệm (1) lòng trung thành của khách hàng,
(2) lòng trung thành của nhân viên, (3) danh tiếng của doanh nghiệp và (4) khả năng tiếp
cận vốn.


Mô hình nghiên cứu lý thuyết kỳ vọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tác
động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp cũng tác động dương đến lợi ích kinh doanh và lợi ích kinh doanh
sẽ tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng kỳ vọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được tác động
dương từ biến lãnh đạo và lãnh đạo tác động dương đến lợi ích của doanh nghiệp và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu được hoàn thành với các kết quả như sau:
(1) Về nghiên cứu sơ bộ: Kết quả của kiểm định độ tin cậy của thang đo thông
qua kiểm định Cronbach’s Alpha đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép, tất cả các

thang đo được đưa vào nghiên cứu khi kiểm định độ tin cậy đều đạt được độ tin cậy với
dữ liệu thị trường. Như vậy thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu tại thị trường
Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam
(2) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đo lường khái niệm trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp bao gồm việc đo lường việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
đối với các bên liên quan đó là: (1) môi trường, (2) khách hàng, (3) nhân viên, (4) nhà
cung ứng và (5) cộng đồng. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó, phù hợp
với nghiên cứu của Sweeney (2007).
(3) Kết quả đo lường khái niệm lợi ích kinh doanh được đo lường bởi bốn khái
niệm: (1) Lòng trung thành của khách hàng, (2) Lòng trung thành của nhân viên, (3) Khả
năng tiếp cận vốn và (4) Danh tiếng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, qua kết quả của kiểm định Cronbach’s Alpha thì các thang đo đều
phù hợp với lý thuyết và đạt độ tin cậy cao. Song, khi phân tích tiếp đến nhân tố khám
phá thì các thang đo có một vài thay đổi nhỏ.
Cụ thể với khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các khái
niệm trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và nhà cung ứng đều đạt được giá trị
phân biệt và giá trị hội tụ, thì khái niệm khách hàng và nhân viên lại không đạt được giá
trị phân biệt, hai khái niệm này khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá trong nghiên
cứu sơ bộ thì lại gom nhóm cùng nhau, tuy nhiên nghiên cứu đã biện luận việc khẳng
định lại giá trị phân biệt và hội tụ của hai khái niệm này sẽ được kiểm định lại bằng phân
tích nhân tố khẳng định trong chương 4 vì nghiên cứu liên hệ với thực tiễn doanh nghiệp
hoạt động ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận định riêng của tác giả đã giữ lại việc
kiểm định hai khái niệm này và thực tế chương 4 đã kiểm định lại các giá trị phân biệt hội


tụ và tính đơn hướng của hai khái niệm này đều đạt yêu cầu của nghiên cứu (được trình
bày cụ thể trong chương 4);
Tiếp tục việc thay đổi của thang đo của nghiên so với lý thuyết đó là thang đo lợi
ích kinh doanh, khi kiểm định độ tin vậy đều đạt giá trị cao, song khi đưa vào phân tích
nhân tố khám phá thì khái niệm danh tiếng của doanh nghiệp không đạt giá trị hội tụ và

giá trị phân biệt. Do đó, nghiên cứu đã không đưa khái niệm này vào mô hình nghiên
cứu. Như vây, khái niệm lợi ích kinh doanh chỉ được đo lường bởi ba khái niệm: lòng
trung thành của nhân viên, khách hàng và khả năng tiếp cận vốn.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra được các kết luận đã phản ánh thực tiễn tình hình
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mối quan hệ này là tích cực,
đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này được kiểm soát bởi quy mô doanh nghiệp,
kết luận này có nghĩa rằng giữa doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có mối quan hệ khác nhau
so với doanh nghiệp vừa và lớn.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động phải
nghiên cứu trong dài hạn mới có thể thấy được mối quan hệ tích cực, nếu nghiên cứu
trong ngắn hạn có thể sẽ thấy mối quan hệ này là tiêu cực, song không thể kết luận thực
hiện nhiều trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động,
đây không nhất thiết là mối quan hệ nhân quả mà đó là mối quan hệ bổ sung. Điều này
đồng nghĩa với việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong dài hạn có mối quan hệ tích cực
với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khái niệm lãnh đạo theo các nghiên cứu và theo tác giả khi nghiên cứu với trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa có ý nghĩa
khi sử dụng lãnh đạo chuyển đổi.
Khái niệm lợi ích kinh doanh bao gồm sự trung thành của khách hàng, của nhân
viên, danh tiếng và khả năng tiếp cận vốn và những nhân tố có quan hệ tích cực và mạnh
khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh doanh cũng có tác động
tích cực và mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Nghiên cứu đã minh chứng được mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp đối với các bên liên quan như cộng đồng, môi trường, khách hàng,
nhân viên, nhà cung ứng và môi trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa



là mối quan hệ này là dương - để doanh nghiệp ngày càng tự nguyện gia tăng việc thực
hiện trách nhiệm xã hội trong dài hạn để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
trong dài hạn.
Tương tự như hầu hết các nghiên cứu. Nghiên cứu về “Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp: mối quan hệ với hiệu quả hoạt động - trường hợp các doanh nghiệp ĐBSCL –
Việt Nam” cũng còn hạn chế. Đó là, mẫu nghiên cứu chỉ được thu thập ở ba tỉnh trong
Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang; số lượng quan sát
trong mẫu nghiên cứu là 392 quan sát cũng chưa thể là nhiều nên nếu có thể cần gia tăng
thêm số lượng các quan sát nhằm giúp giảm những sai số trong khi kiểm định cũng như
các sai số của mô hình nghiên cứu; Khái niệm lãnh đạo được tiếp cận theo hướng lãnh
đạo chuyển đổi mà không nghiên theo hướng lãnh đạo giao dịch nên mức độ tác động
cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa thể hiện được và mối quan hệ
với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không có ý nghĩa.
Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ dương với lợi ích
kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, lãnh đạo có mối quan hệ dương
với lợi ích kinh doanh và ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cả
nghiên cứu là một mô hình phức hợp trong sự tương tác của tất các mối quan hệ trực tiếp
và gián tiếp của các khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động,
lợi ích kinh doanh và lãnh đạo. Điểm mới nổi bậc của nghiên cứu đó là cấu trúc mô hình
nghiên cứu khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: ................................................................................................................................................... 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 1
Giới thiệu .......................................................................................................................................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................................................. 1
1.1.1.

Bối cảnh của nghiên cứu ....................................................................................................... 1

1.1.2.

Khe hổng nghiên cứu .............................................................................................................. 8

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...................................................................... 13
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................... 13
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................................... 13
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 13
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 13
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................... 14
1.4 . Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 14
1.5 . Ý nghĩa của nghiên cứu: ........................................................................................................... 15
1.6 . Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: ................................................................................................................................................ 18
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................... 18
Giới thiệu ....................................................................................................................................................... 18
2.1. Các khái niệm trong nghiên cứu ............................................................................................. 18
2.1.1. Lý thuyết các bên liên quan.................................................................................................... 18
2.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................................... 25
2.1.3. Khái niệm lợi ích kinh doanh ................................................................................................ 31
2.1.4. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...................................................... 44
2.1.5. Khái niệm lãnh đạo ..................................................................................................................... 50
2.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu .................................................................... 57

2.2.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động ............................. 57


2.2.2. Theo mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp ................................................................................................................ 61
2.2.3. Theo mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lãnh đạo và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp ....................................................................................................................................... 66
2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 68
2.3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................................... 68
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................................ 73
Tóm tắt ............................................................................................................................................................ 74
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 75
Giới thiệu........................................................................................................................................................ 75
3.1. Tổng quan về quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 75
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin ........................................................................... 79
3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ .................................................................................. 79
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................................ 80
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................................ 80
3.3. Nghiên cứu định tính ...................................................................................................................... 84
3.4. Kiểm định sơ bộ mô hình nghiên cứu ................................................................................... 92
3.4.1. Kết quả thống kê mô tả: ........................................................................................................... 92
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo......................................................................................... 95
3.4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo: ..................................................................... 95
3.4.4. Đánh giá giá trị thang đo-phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................ 104
3.5. Kết luận và kết quả nghiên cứu sơ bộ............................................................................... 109
Tóm tắt ......................................................................................................................................................... 112
CHƯƠNG 4:.............................................................................................................................................. 113
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 113
Giới thiệu..................................................................................................................................................... 113
4.1. Thiết kế chương trình nghiên cứu chính thức ............................................................. 113

4.1.1.

Mẫu nghiên cứu ................................................................................................................... 113

4.1.2.

Đối tượng điều tra............................................................................................................... 114

4.2.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức ...................................................... 115

4.3.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................................... 120

4.4.

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)....................................................................... 124


4.4.1.

Phương pháp luận phân tích nhân tố khẳng định ............................................ 124

4.4.2.

Mô tả đặc tính cơ bản của mẫu điều tra ................................................................. 125

4.4.3.


Kết quả phân tích nhân tố khẳng định - CFA..................................................... 126

4.4.4.

Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình hoá cấu trúc tuyến tính

(SEM) ............................................................................................................................................................ 134
4.4.5.

Kiểm định các giả thuyết: ............................................................................................... 135

4.4.6.

Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap ............................. 138

4.4.7.

Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................................... 139

4.4.8.

Phân tích cấu trúc đa nhóm theo quy mô doanh nghiệp ............................... 140

Tóm tắt ......................................................................................................................................................... 145
CHƯƠNG 5:.............................................................................................................................................. 143
KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ...................................... 143
Giới thiệu..................................................................................................................................................... 143
5.1. Kết quả chính của nghiên cứu ................................................................................................ 143
5.2. Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu .................................................................................... 152

5.3. Điểm mới của nghiên cứu ........................................................................................................ 154
5.5. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 155
Tóm tắt ......................................................................................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN SƠ BỘ
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

13 -


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BB:

Business benefits, Lợi ích kinh doanh

BSCI:

Business Social Compliance Initiative, Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ
thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

CFA:

Phân tích nhân tố khẳng định

CoC:

Code of conduct, bộ quy tắc ứng xử


CSP:

Coporate social performance, Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp

CSR:

Coporate social responsibility, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

DN:

Doanh nghiệp

EFA:

Phân tích nhân tố khám phá

EMS:

Hệ thống quản lý môi trường

FP:

Financial performance, Hiệu quả hoạt động

FTA:

Hiệp hội ngoại thương

GCNV:


Global Compact Network Vietnam, Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu
Việt Nam

GMP:

Good Manufacturing Practices, Hệ thống thực hành sản xuất tốt

ISO:

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

ISO 14000:

Hệ thống quản trị môi trường

ISO 26000:

Tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn về TNXH

ISO 9000:

Hệ thống quản trị chất lượng

Leadership:

Lãnh đạo

OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
ROA:


Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROE:

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

ROS:

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

SA8000:

Social Accountability 8000, Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

SEM:

Mô hình cấu trúc tuyến tính

SAI:

Tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế

VCCI:

Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam

WRAP:

Trách nhiệm toàn cầu về sản phẩm may mặc


WTO:

World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới

14 -


i

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các tác giả và tác phẩm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bảng 2.2 Tổng hợp thang đo khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp59
Bảng 2.3 Tổng hợp thang đo khái niệm lợi ích kinh doanh ............................. 64
Bảng 3.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu khám phá ........................................... 93
Bảng 3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường ................................ 74
Bảng 3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân viên

............................. 75

Bảng 3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo khách hàng

......................... 76

Bảng 3.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhà cung ứng

...................... 76

Bảng 3.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB danh tiếng ........................... 77


Bảng 3.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB nhân viên

Bảng 3.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB khách hàng

..................... 78
................... 78

Bảng 3.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB tiếp cận vốn
Bảng 3.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo lãnh đạo

.................. 79

............................. 79

Bảng 3.11 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động

........... 80

Bảng 3.12 Bảng trọng số nhân tố khái niệm trách nhiệm xã hội .................. 80
Bảng 3.13 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lợi ích kinh doanh .................... 81
Bảng 3.14 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lãnh đạo .................................... 82
Bảng 3.15 Bảng trọng số nhân tố khái niệm hiệu quả hoạt động ................... 82
Bảng 4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường

............................ 93


Bảng 4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân viên

............................. 94

Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo khách hàng

......................... 94

Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhà cung ứng

...................... 95

Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB danh tiếng

.................... 95

Bảng 4.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB nhân viên

...................... 96

Bảng 4.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB khách hàng

..................... 96

Bảng 4.


Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB tiếp cận vốn

................... 96

Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo lãnh đạo

.............................. 97

Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động

........... 98

Bảng 4.11 Bảng trọng số nhân tố khái niệm trách nhiệm xã hội

..99

Bảng 4.12 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lợi ích kinh doanh

..101

Bảng 4.13 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lãnh đạo

..102

i-

...



ii

Bảng 4.14 Bảng trọng số nhân tố khái niệm hiệu quả hoạt dộng..

..102

Bảng 4.15. Cơ cấu mẫu trong chương trình nghiên cứu chính thức ........... 104
Bảng 4.1 . Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình kiểm định
khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................... 1275
Bảng 4.1 . Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình kiểm định
khái niệm lợi ích kinh doanh ........................................................................... 107
Bảng 4.1

Kiểm định độ tin cậy của thang đo lãnh đạo ................................. 107

Bảng 4.19 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động ................. 109
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của cả mô hình .................... 111
Bảng 4.21. Hệ số hồi quy của mô hình lý thuyết ........................................... 111
Bảng 4. 22 Hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp giữa các khái niệm trong
mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 140
Bảng 4.23 Kết quả so sánh của mô hình khả biến và mô hình bất biến ......... 121
Bảng 5.1. Thang đo môi trường ...................................................................... 146
Bảng 5.2. Thang đo nhân viên ......................................................................... 147
Bảng 5.3. Thang đo khách hàng ...................................................................... 148
Bảng 5.4. Thang đo nhà cung ứng ................................................................... 148
Bảng 5.5. Thang đo cộng đồng ........................................................................ 148
Bảng 5. . Thang đo lợi ích kinh doanh ........................................................... 149
Bảng 5. . Thang đo lãnh đạo ........................................................................... 151
Bảng 5. . Thang đo hiệu quả hoạt động .......................................................... 151


ii -


iii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Kim tự tháp TNXH của doanh nghiệp của Carroll (1991) ................ 13
Hình 2.2. Mô hình ba vòng tròn đồng tâm (Elkington, 1997) ......................... 16
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 49
Hình 4 1. Kết quả CFA chuẩn hóa của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp .................................................................................................................... 94
Hình 4 2. Kết quả CFA chuẩn hóa của khái niệm lợi ích kinh doanh ............... 96
Hình 4.3 Kết quả phân tích CFA về đánh giá độ tin cậy của thang đo lãnh đạo 98
Hình 4.4 Kết quả CFA về đánh giá độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động 100
Hình 4.5. Kết quả CFA chuẩn hóa của cả mô hình ........................................ 102
Hình 4.6. Mô hình lý thuyết chính thức (đã điều chỉnh) ................................ 103
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng bootstrap với N = 1.000 ................................... 109
Hình 4.9 Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu đã chuẩn hóa ..................... 110

iii -


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương tổng quan về nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan và toàn
diện cho cả nghiên cứu “Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động:
trường hợp doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam”. Từ việc đặt vấn đề
nghiên cứu đến bối cảnh nghiên cứu được thực hiện, để rồi từ đây tìm được khe hổng

nghiên cứu và đưa ra được các mục tiêu nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu.
Chương này cũng trình bày phạm vi nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu, kết cấu nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Bối cảnh của nghiên cứu
Kinh tế thế giới đang phát triển rất mạnh và sự phát triển đó là không bền
vững (Sachs, 2008), sức mạnh của sự phát triển ngày càng lan rộng và mạnh mẽ cho
tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Phi, một số các quốc gia
ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh. Việc phát triển quá nhanh chóng sẽ dẫn đến các vấn đề
về môi trường, xã hội và cả các vấn đề về kinh tế (Sachs, 2008).
Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á nằm trong nhóm các nước
đang phát triển, Việt Nam hiện tại đang được đánh giá là một trong những con hổ mới
nổi ở Châu Á, và việc đầu tư từ các tổ chức nước ngoài cũng như làn sóng M & A
đang lan tỏa đến Việt Nam. Bên cạnh việc gia tăng tính hấp dẫn cho doanh nghiệp
nước ngoài cũng như nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, điều này dẫn đến những áp lực
ngày càng gia tăng cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam. Các nhà nghiên cứu thường cho rằng trách nhiệm xã hội có thể cải
thiện khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong dài hạn, ngụ ý muốn nói rằng
có một mối quan hệ tích cực giữa sự tham gia trách nhiệm xã hội của một doanh
nghiệp và thành công hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó (Weber, 200 ).
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để doanh
nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài thì
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là một cách nhằm gia tăng
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Weber, 200 ) trong giai đoạn toàn cầu hóa đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR ) là một khái
1-


2


niệm được đánh giá cao mà doanh nghiệp cần thực hiện đối với xã hội, và CSR có thể
giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút và giữ chân khách hàng, tăng hình ảnh xã
hội của doanh nghiệp cũng như việc tác động mạnh đến khách hàng khi họ quyết định
mua sản phẩm, đồng thời hiện nay với sự quan tâm ngày càng tăng về CSR của khách
hàng (Angelidis và cộng sự, 2008) cũng là vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam quan
tâm và chịu nhiều áp lực.
Cùng với xu hướng ủng hộ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, Thorne và cộng sự (1993); Davidson & Worrell (19

), đã nghiên cứu được

rằng, nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể, nghiên cứu của Davidson & Worrell (1990)
cũng nhận định: doanh nghiệp, nếu thiếu các hoạt động trách nhiệm xã hội thì các chỉ
số ROA, ROE cũng giảm; nghiên cứu đã cho thấy rằng doanh nghiệp bỏ qua các hoạt
động thực hiện trách nhiệm xã hội của mình sẽ có thể bị tẩy chay, danh tiếng bị hủy
hoại và suy giảm việc kinh doanh.
Một số nghiên cứu đã chứng minh một mặt tích cực khác của việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, như Weber (200 ) kết luận rằng thực hiện trách
nhiệm xã hội sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn, khi
nghiên cứu mối quan hệ này trong dài hạn cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thực
hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nhà lãnh
đạo doanh nghiệp cần chấp nhận một trách nhiệm lớn hơn so với lợi nhuận ngắn hạn
trước mắt của doanh nghiệp (Knox & cộng sự, 2005), nghiên cứu về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp thông thường sẽ liên quan đến lợi ích lâu dài chứ không thể là
lợi ích ngắn hạn trước mắt (Jenkins, 2006; Zairi & Peters, 2002).
Nếu doanh nghiệp giảm các tác động tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh
doanh với xã hội sẽ tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của khách hàng (BeckerOlsen và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Quinn (1997) cho rằng thực hiện trách
nhiệm xã hội là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp vì chính việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao được

danh tiếng (Pfau và cộng sự, 2008). Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng quan tâm đến
hành vi xã hội của doanh nghiệp (Dawkin & Lewis, 2003; Knowles & Hill, 2001;
Schiebel & Pochtrager, 2003; Hopkins, 2003), khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều tiền

2-


3

hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội (William, 2005). Như vậy, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
giúp khách hàng tin tưởng hơn đối với sản phẩm dịch vụ của chính mình (Pivato và
cộng sự, 2008).
Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay những áp lực về việc phát triển bền vững,
những áp lực về bảo vệ môi trường, những áp lực về hành vi của doanh nghiệp đối với
con người, đối với đối thủ cạnh tranh đang được xã hội quan tâm, truyền thông đưa tin
và gây áp lực cho doanh nghiệp ngày một nhiều hơn. Mặt khác, những tác hại về việc
vi phạm đến môi trường của doanh nghiệp ngày càng nghiêm trọng.
Như vậy, đã từ lâu những cuộc tranh luận liệu rằng doanh nghiệp có nên thực
hiện trách nhiệm xã hội hay không đã, đang và luôn diễn ra? Song, theo Bowen
(1953), ông đã lập luận rằng các công ty chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa và dịch
vụ thì họ cũng phải sản xuất hàng hoá để phục vụ cho xã hội, để thu lợi nhuận, như
vậy họ có một nghĩa vụ phải trả lại cho cộng đồng có liên quan những gì đã lấy đi
trong quá trình sản xuất đó. Hơn nữa quá trình quốc tế hóa các hoạt động trong kinh
doanh cũng đang là một phần của động cơ cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thông thường sẽ không mong muốn thực hiện các hoạt động xã
hội vì họ cho rằng những hoạt động này sẽ gia tăng chi phí của doanh nghiệp. Vậy thì,
thực hiện trách nhiệm xã hội có làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn
cũng như trong dài hạn hay không? Làm cách nào doanh nghiệp có thể thực hiện trách

nhiệm xã hội nhiều hơn? Thực hiện các hoạt động này hữu ích cho xã hội và cho chính
doanh nghiệp như thế nào?
Orlizky và cộng sự (2003), đã đưa ra nhận định trong nghiên cứu của họ rằng,
chưa có kết nối đầy đủ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, mối quan hệ này được tìm thấy là rất không đáng kể. Cùng quan điểm
như trên, Neville và cộng sự (2005); Prado-Lerenzo và cộng sự (2008); Park & Lee
(2009), cũng đã cho thấy những nghiên cứu của họ chưa xác định được đầy đủ mối
quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Như vây, mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp là chưa có mối quan hệ dương theo các nghiên cứu trên đây.

3-


4

Waddock & Graves (1997a); Balabanis và cộng sự (1998); Orlitzky (2005);
Heremans và cộng sự (1993) tiếp tục khẳng định thực hiện trách nhiệm xã hội tốt có
thể cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Conlins & Porras (199 ) cũng cho
rằng thực hiện trách nhiệm xã hội có tầm nhìn xa sẽ có mối quan hệ tích cực với hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nếu việc thực hiện trách nhiệm xã hội được xây dựng
trên nền tảng các bên liên quan. Song, Renneboog và cộng sự (2008) lại nhận định
rằng tương quan giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động không
nhất thiết đó là mối quan hệ nhân quả, có thể rằng kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ
là nguồn lực để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Belkaoui & Karpik,
1998).
Bên cạnh đó, Clarkson (1995), Cornell và Shapiro (19

), Donaldson và


Preston (1995), Freeman (1983), Mitchell và cộng sự (199 ) đã minh chứng cho thấy
có mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động. Theo các
nghiên cứu này này, sự hài lòng của các bên liên quan khác nhau là công cụ thúc đẩy
cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Donaldson và Preston, 1995; Jones, 1995).
Lý thuyết các bên liên quan lập luận rằng sự rõ ràng và tiềm ẩn giữa lợi ích của các
bên liên quan lẫn nhau và quan hệ song phương và đa phương của các bên liên quan sẽ
giúp các lãnh đạo không chú ý tới các mục tiêu tài chính ngắn hạn, tuy nhiên nếu quan
tâm đến mối quan hệ phức hợp này trong dài hạn sẽ tác động dương đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp (Hill và Jones, 1992; Jones, 1995). Giải quyết và cân bằng các
yêu cầu lợi ích của nhiều bên liên quan (Evan và Freeman, 1993), lãnh có thể tăng khả
năng thích ứng của tổ chức với nhu cầu bên ngoài. Ngoài ra, khi phân tích doanh
nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh cao, không phải chỉ từ việc tách biệt của sự
hài lòng của các mối quan hệ song phương (Hill và Jones, 1992), mà còn từ sự phối
hợp đồng thời và ưu tiên của các bên liên quan đa phương (Evan và Freeman, 1993).
Quan điểm này đã được coi là một quan điểm quan trọng cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ cũng như các tập đoàn lớn (Ciliberti và cộng sự, 2008), hoạt động của doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến xã hội và môi trường, trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp sẽ tương tác với các bên liên quan (Fox, 2005). Việc liên lạc với các
bên ngoài ngoài doanh nghiệp về mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức có
thể giúp xây dựng hình ảnh tích cực với khách hàng, nhà đầu tư, ngân hàng và nhà

4-


5

cung cấp (Fombrunand Shanley, 1990). Các doanh nghiệp có xếp hạng về danh tiếng
hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội cao có thể cải thiện mối quan hệ với các ngân
hàng và nhà đầu tư và do đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ tiếp cận với nguồn
cung cấp vốn (Spicer, 1978).

Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cũng có thể thu hút được nhân
viên giỏi hơn (Greening và Turban, 2000; Turban và Greening, 199 ) hoặc tăng thiện
chí của nhân viên hiện tại, từ đó có thể cải thiện các kết quả tài chính (Davis, 1973;
McGuire và cộng sự, 1988; Waddock và Graves, 1997a).
Việc phổ biến các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thúc
đẩy bởi các nhóm áp lực (Brammer & Millington, 2003) và các thị trường mới nổi cho
các vấn đề đạo đức, như đầu tư có trách nhiệm xã hội, áp lực thương mại hiệu quả, áp
dụng các chính sách trách nhiệm xã hội và tạo thành một trách nhiệm xã hội ngày càng
tăng (Vogel, 2005). Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nên phải đối
mặt với các áp lực bên ngoài lẫn bên trong. Đồng thời các khái niệm như đạo đức kinh
doanh hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dường như chưa quen thuộc với các
doanh nghiệp Việt Nam, nó chỉ có trong các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp
lớn trong giai đoạn này. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa tiếp cận với khái
niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong khi thế giới vẫn đang làm rất tốt về
các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang đến
những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Đồng bằng
sông Cửu Long hiện nay có thực hiện trách nhiệm xã hội của mình hay không? Việc
thực hiện này có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của họ hay không?
Hiện nay, áp lực về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng (Waddock,
2000) trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện trách nhiệm xã hội được xem như là một
công cụ để thu hút (Gatewood và cộng sự, 1993; Turban and Grenning, 2000), thúc
đẩy (Brammer và cộng sự, 2007), và giữ lại (Chatman, 1991) là một lực lượng lao
động tài năng; Thu hút khách hàng (Ruf cộng sự, 199 ); tăng cường danh tiếng của
doanh nghiệp (Lancaster, 2004); hoặc giảm chi phí thông qua việc sử dụng hiệu quả
các sáng kiến về môi trường (Roberts và Dowling, 2002). Lý thuyết các bên liên quan

5-



6

đã xuất hiện như là một sự thay thế cho lý thuyết về cổ đông (Spence và cộng sự,
2001), lập luận rằng một doanh nghiệp có trách nhiệm với một nhóm rộng hơn đó là
các bên liên quan. Lý thuyết này nhận ra thực tế là hầu hết, nếu không phải tất cả các
doanh nghiệp đều có một tập hợp lớn các bên liên quan (Cochran, 1985) mà họ có
nghĩa vụ và trách nhiệm (Spence và cộng sự, 2001) phải ứng xử sao cho hợp lý với các
nhóm này. Điều này đã thách thức quan điểm cổ đông và tạo cho lý thuyết các bên liên
quan được lợi thế hơn (Spence và cộng sự, 2001).
Quan theo các bên liên quan lập luận rằng, ngoài các bên liên quan khác
(Freeman và Reed, 1983) các cổ đông chỉ là một của một số các bên liên quan của
doanh nghiệp (Heath và Norman, 2004). Do đó lý thuyết các bên liên quan thể hiện sự
cần thiết phải cân bằng các yêu cầu của các cổ đông với các bên liên quan khác nữa
của doanh nghiệp (Ruf và cộng sự, 1998). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể
làm tăng sức mạnh kinh doanh (Tyrell, 2006), và tùy thuộc vào năng lực cần thiết của
doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carroll
và Bucholtz, 2000). Đối với các tập đoàn có các nguồn lực cần thiết bao gồm tài năng
quản lý, chuyên môn về chức năng và nguồn vốn mới thực hiện được trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp (Schaper và Savery, 2004).
Mặc dù nhiệm vụ xác định mối quan hệ giữa hoạt động tài chính và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được chứng minh là một điều rất khó khăn, việc xác
định mối quan hệ này là một vấn đề quan trọng (McGuire và cộng sự, 1988). Các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp luôn đặt câu hỏi và thường phủ quyết chi tiêu cho các chương
trình không thể ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động, đó là điều đặc biệt nổi bật
trong môi trường kinh tế hiện nay.
Các doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm giảm đáng kể
hiệu quả hoạt động, Thorne và cộng sự (1993); Davidson và Worrell (19

) đã ủng hộ


giả thuyết này. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan tiêu cực mạnh giữa việc thiếu
trách nhiệm xã hội doanh và giảm sút hoạt động của thị trường chứng khoán. Từ năm
1980 nghiên cứu của Wilson (1980) cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nhỏ tin rằng
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cần thiết vì lợi ích của các hành vi như vậy dẫn
đến danh tiếng tốt. Nghiên cứu của Bessera và Miller (2000) đã thực hiện 1.008 cuộc
phỏng vấn qua điện thoại với một mẫu ngẫu nhiên phân tầng của các chủ doanh nghiệp

6-


7

nhỏ đã báo cáo rằng có một mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp và hoạt động tài chính. Nghiên cứu tình huống của bốn doanh nghiệp vừa và
nhỏ hoạt động tại Tây Ban Nha được tiến hành bởi Murillo và Lozano (200 ) cũng
nhận thấy rằng tất cả các doanh nghiệp không có ngoại lệ và với niềm tin mạnh mẽ
bảo vệ mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và
hiệu quả hoạt động. Brown và King (1982) thấy rằng hầu như tất cả những người trả
lời đồng ý với quan điểm rằng: thực hành đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội sẽ
có kết quả tốt trong thời gian dài. Bessera và Miller (2001) cũng tìm thấy được mối
quan hệ quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ tin vào nguyên lý của mô
hình quan tâm tự giác về trách nhiệm xã hội kinh doanh, nghĩa là làm tốt trách nhiệm
xã hội là kinh doanh tốt.
Wilson (19 0) đã tiến hành nghiên cứu bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu với
180 chủ sở hữu – người quản lý của các DNVVN. Một phát hiện chính là đa số người
trả lời cho rằng trách nhiệm xã hội là cần thiết để tạo lợi nhuận, vì nó dẫn đến nâng
cao danh tiếng và kinh doanh thuận lợi.
Nhiều định nghĩa gần đây thu hút sự chú ý đến các lợi ích kinh doanh thu
được thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp có phải là mục tiêu cuối cùng để tăng lợi nhuận hay
không? (Cooper và cộng sự, 2001) đã dẫn đến quảng cáo cho trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, Lerner và Fryxell (19

) hỗ

trợ cung cấp thêm lập luận, họ đã được tìm thấy trong cả hai nghiên cứu rằng trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tỷ lệ cao hơn trong các ngành có tỷ lệ quảng cáo /
bán hàng cao hơn. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được thực
hiện để nâng cao danh tiếng của một doanh nghiệp chứ không phải là một lợi thế thu
được từ CSR.
Tương tự, Liston-Heyes và Ceton (2007) cho rằng ít doanh nghiệp tham gia
vào các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì lý do thuần túy là làm từ
thiện. Theo Baron (2001) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó là được thúc đẩy
bởi lợi ích của cổ đông được gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chiến lược.
Ông lập luận rằng một công ty được gia tăng lợi nhuận có thể thông qua thực tế gia
tăng danh tiếng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dẫn đến làm tăng nhu cầu về

7-


8

các sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nhiều công ty đang từ bỏ các khoản quyên góp từ
thiện truyền thống sang một thị trường theo định hướng cách tiếp cận quản lý chiến
lược từ dưới lên cho các hoạt động từ thiện như là tinh thần hay lòng trung thành của
khách hàng (Simon, 1995), lợi ích này đồng thời cho xã hội và cho cả doanh nghiệp
(Godfrey, 2005). Baron (2001) đã đặt ra cụm từ chiến lược trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, Baron (200 ) sau đó lập luận rằng nhiều công ty trên thực tế thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tăng lợi nhuận.

Thực sự, có quá nhiều nghiên cứu được đặt trên sự thiết lập và hiện diện của
một sự kết nối chứ không bao hàm về việc khai thác sự kết nối đó sẽ như thế nào, cụ
thể mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đó là một sự kết nối có mối quan hệ tích cực hay không, nghĩa là không bao
hàm việc khi thực hiện trách nhiệm xã hội gia tăng sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Như vậy, không thể xem thực hiện trách nhiệm xã hội là nguyên
nhân và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả (Margolis & Walsh, 2003).
Thế thì, đâu sẽ là mối quan hệ thực sự khi nghiên cứu ở Việt Nam.
Chính vì những lý do nêu trên, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: mối
quan hệ với hiệu quả hoạt động - trường hợp các doanh nghiệp ĐBSCL – Việt Nam”
được thực hiện và kỳ vọng sẽ trả lời cho tất cả các câu hỏi trong thực tiễn cũng như
trong lý thuyết được lập luận phía trên để tìm được mối quan hệ thực sự giữa việc thực
hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ trực tiếp đến gián
tiếp của các biến liên quan cho doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
1.1.2. Khe hổng nghiên cứu
Sau khi lược khảo các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam (mục 1.1.1. bối
cảnh nghiên cứu) nghiên cứu của tác giả nhận thấy rằng doanh nghiệp ở thế giới cũng
như ở Việt Nam nói riêng có nên thực hiện trách nhiệm xã hội, và nếu rằng doanh
nghiệp nên thực hiện trách nhiệm xã hội thì hiệu quả doanh nghiệp có mối quan hệ
tích cực với việc thực hiện trách nhiệm đó của doanh nghiệp. Theo Clarkson (1995),
Cornell và Shapiro (1987), Donaldson và Preston (1995), Freeman (1984), Mitchell và
cộng sự (199 ). Carroll (1991) đã phát biểu rằng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải làm cho doanh nghiệp thấy rằng khi thực

8-


9


hiện thì phải đạt được thành công về mặt tài chính, tính bền vững về mặt kinh tế của
doanh nghiệp là yếu tố then chốt.
Hoạt động của các tổ chức kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các chiến lược và
hoạt động của họ trong môi trường thị trường và phi thị trường (Baron, 2000). Hoạt
động trách nhiệm xã hội, các quá trình phản hồi của xã hội, các chính sách, các chương
trình và các kết quả quan trọng đều liên quan đến các mối quan hệ xã hội của doanh
nghiệp (Wood,1991). Ullmann (1985), Wood và Jones (1995) lập luận rằng trong suốt
ba thập niên nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu
quả hoạt động, các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy các mô hình nhân quả ổn định
về mối quan hệ này. Các đánh giá trước đây về lĩnh vực này cho thấy các yếu tố như
sự không phù hợp của các bên liên quan (Wood và Jones 1995), sự bỏ qua các yếu tố
liên quan (Ullmann 1985) và các lỗi đo lường (Waddock và Graves 1997b) có thể giải
thích các kết quả không nhất quán. Các tác giả, không nhìn thấy sự khác biệt quan
trọng giữa lý thuyết và bối cảnh hoạt động, thậm chí còn bi quan hơn và kêu gọi tạm
ngưng nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiêm xã hội và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp (Margolis và Walsh, 2003; Rowley và Berman, 2000).
Thật ra có hai rào cản cơ bản nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là thời gian và nguồn lực tài chính (Jenkins, 2006, Prinic, 2003;
Vives, 2006; Lepoutre và Heene, 2006; Roberts và cộng sự, 2006; Ciliberti và cộng sự,
200 ). Điều này phù hợp với lập luận rằng trách nhiệm xã hội là những hoạt động
trang trọng hơn và chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn hơn (Spence và cộng
sự, 2003).
Bên cạnh đó, một lập luận khác cho rằng trách nhiệm xã hội làm tăng hiệu
quả tài chính về lâu dài, có thể phù hợp hơn để xem nó như là một chiến lược dài hạn
(Johnson và Greening, 1999). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đại diện cho một
khoản đầu tư dài hạn (Schiebel và Pochtrager, 2003) và các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có xu hướng tập trung vào một tầm nhìn ngắn hạn (Fox, 2005). Trái ngược với các
doanh nghiệp lớn có các phòng ban chuyên trách về trách nhiệm xã hội, nghĩa là
những người phụ trách và phải giải quyết các vấn đề về trách nhiệm xã hội chỉ làm
thêm công việc này ngoài công việc chính cho hoạt động của doanh nghiệp hàng ngày

– những hoạt động quyết định sự sống còn trong các doanh nghiệp nhỏ.

9-


×