Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Những nguyên tắc căn bản nhất trong giao tiếp đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 10 trang )

NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN NHẤT TRONG GIAO
TIẾP ĐA VĂN HÓA
Xác định 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa doanh
nghiệp
1. Định nghĩa Văn hóa doanh nghiệp:
Để xác định được văn hóa doanh nghiệp, ta phải hiểu Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng như các doanh nghiệp. Chúng ta
đều đồng ý là nó tồn tại, chúng ta đều khẳng định nó rất quan trọng. Nhưng chúng ta lại
có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp là gì.
Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là
văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hoá doanh nghiệp
không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay
trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có thể rất
khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành
vi mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác
với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?”

1|Page


Có nhà nghiên cứu sau một thời gian dài nghiên cứu thì đưa ra kết luận: Ngay cả
định nghĩa về văn hoá cũng phụ thuộc vào văn hoá. Và tất nhiên đến nay thì định nghĩa
về văn hoá doanh nghiệp chắc chắn còn nhiều hơn thế. Có một vài cách định nghĩa văn
hoá doanh nghiệp như sau:
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức
khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)
Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ
biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài.
(Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và


tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)
Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp
là hệ điều hành. Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất
cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất
đó là thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim... hoặc công
nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoặc ngôn ngữ: truyện cười, truyền thuyết, khẩu
hiệu... hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan... hoặc các nguyên tắc,
hệ thống, thủ tục, chương trình...
Cấp thứ hai đó là các giá trị được thể hiện, Giá trị xác định những gì mình nghĩ là
phải làm, nó xác định định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị được phân chia làm
2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị tồn tại sẵn ngay trong doanh nghiệp một cách khách
quan và hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn doanh
nghiệp mình có và phải xây dựng từng bước
Cấp thứ ba là các ngầm định nền tảng. Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và
xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên.

2|Page


Như vậy những giá trị, ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó lại là nền tảng cho mỗi
hành động đặc biệt là các ngầm định nền tảng. Vậy để xây dựng được những giá trị, các
ngầm định nền tảng phù hợp ta phải xác định đâu là phương tiện để những tiềm năng, nền
tảng đó trở thành những hành động cụ thể. Các phương tiện thể hiện đó được chia thành 4
loại: phong cách làm việc; quá trình ra quyết định; phong cách giao tiếp; cách đối xử với
nhau.
Ta không thể nói doanh nghiệp này có văn hoá hay không có văn hoá. Thực tế, văn
hoá tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình. Chỉ có điều
văn hoá được thể hiện như thế nào và doanh nghiệp đó có phát hiện ra những giá trị tốt để

phát huy và những giá trị chưa tốt để thay đổi hay không.
2. 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp
Từ định nghĩa trên, ta có thể xác định ra 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc
xác định văn hóa doanh nghiệp như sau:
- Yếu tố giá trị

- Yếu tố chuẩn mực

- Yếu tố hữu hình

3|Page


2.1. Nhóm yếu tố giá trị văn hóa doanh nghiệp
Có thể ví như lõi trong cùng của cây gỗ được cưa ngang. Phải trồng cây gỗ nhiều
năm mới có được lõi gỗ và nó là phần rắn nhất trong cây gỗ. Gía trị văn hóa của một tổ
chức cũng vậy. Tạo dựng được giá trị phải mất nhiều năm và giá trị chỉ khẳng định được
sự xác lập của nó thông qua việc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào các
nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tố hữu hình. Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác
lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễ trong ngày một ngày hai, nhưng giá trị cũng có thể bị
suy thoái, bị thay đổi trong một số điều kiện.
Như vậy, trước hết, cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn hóa là
các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ. Đây
không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu của Giám đốc doanh
nghiệp mà chúng ta phải tìm thấy sự hiển diện của các giá trị này qua nhiều nhóm yêu tố
văn hóa khác. Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tận tụy với khách hàng là một trong
những giá trị mà họ theo đuổi, thì người ta phải thấy giá trị này được tôn vinh qua phiếu
đánh giá của khách hàng về nhân viên, giá trị này cũng phải được chuyển tải trong tuyển
dụng nhân viên.
Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể nhận một nhân viên còn non yếu về kỹ năng

nhưng anh ta thích thú khi được phục vụ hơn là nhận một người có kinh nghiệm nhưng
không có động cơ phục vụ. Bởi yếu kém về nhận thức, kỹ năng có thể học để bù đắp, còn
sự thay đổi động cơ sẽ khó khăn hơn. Và dĩ nhiên, nhân viên nào làm việc có hiệu quả,
phục vụ khách hàng tốt sẽ là người được thăng tiến, khen thưởng trong doanh nghiệp. Do
đó, người ta có thể nói: “Hãy cho tôi biết trong cơ quan anh chị người được trọng dụng là
người như thế nào, tôi sẽ nói được văn hóa của tổ chức anh chị là văn hóa như thế nào”.

4|Page


Nhóm yếu tố chuẩn mực của văn hoá doanh nghiệp
Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với lõi trong cùng của cây gỗ khi
cưa ngang.

Nhóm yếu tố chuẩn mực:

2.2.

Là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ. Ai
không tuân theo dường như cảm thấy mình có lỗi. Chẳng hạn, văn hóa truyền thống của
Việt nam vốn đề cao tính cộng đồng. Cái cá nhân là cái thuộc về cộng đồng. Giá trị này
cũng được đưa vào và biểu hiện trong nhiều tổ chức Việt nam. Ví dụ, sáng ra đến cơ
quan, mọi người thường ngồi cùng nhau ít phút bên ấm trà chuyện trò về thế sự, hỏi
thăm nhau… rồi mới vào việc. Ai không tham gia cảm thấy không phải và dường như sẽ
có khó khăn khi hòa nhập. chia xẻ trong công việc. Trong nhóm có người ốm, nếu cử
một người đi thăm đại diện thấy không yên tâm mọi người thấy dường như cần có mặt
tất cả nhóm đi thăm mới phải đạo. Cũng có thể xếp các yếu tố nghi lễ được sử dụng
trong các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, logo… vào nhóm này.
2.3.


Nhóm yếu tố hữu hình

Nhóm này được ví là vòng bên ngoài cùng của cây gỗ. Các yếu tố của nhóm này
dễ nhìn thấy. Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến cách kiến trúc trụ sở của
doanh nghiệp, cách tổ chức không gian làm việc, trang phục của thành viên trong doanh
nghiệp, dòng chảy thông tin trong tổ chức đi như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong các
thông điệp…
Nếu doanh nghiệp đưa ra tuyên bố về giá trị mà doanh nghiệp đề cao là sự hợp tác,
chia xẻ. Nhưng kiến trúc trụ sở lại toát lên sự đề cao quyền uy, không gian làm việc bị xẻ
nhỏ, đóng kín, nhà để xe thì lộn xộn, tùy tiện… Sự hiện diện như vậy của các yếu tố hữu
hình như vậy cho thấy rõ ràng các giá trị mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn đề cao chưa
được các thành viên chia sẻ, áp dụng. Hoặc, nó chưa được lãnh đạo và cấp quản lý trung

5|Page


gian chuyển tải vào các hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, trong điều kiện môi
trường bên ngoài thay đổi, thì nhóm yêu tố vòng ngoài cùng này sẽ chịu tác động trước
hết và nói dễ thay đổi hơn các nhóm ở vòng trong. Khi các nhóm ở các vòng bên ngoài so
với lõi trong cùng thay đổi trong một thời gian dài, đến lúc nào đó sẽ làm suy thoái giá trị
được ví như lõi trong cùng của thớ gỗ. Đến lúc đó thì văn hóa của doanh nghiệp đã thay
đổi một cách tự phát. Sự thay đổi này có thể phù hợp hoặc cản trở mục tiêu, nhiệm vụ của
doanh nghiệp.
Áp dụng cấu trúc văn hóa vừa nêu trên vào các doanh nghiệp sẽ thấy không có
doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình. Song điều khiến ta quan tâm là ở
chỗ: Văn hóa doanh nghiệp là “luật” không thành văn quy định cách thức thực sự mà
con người đối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanh
nghiệp giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp ăn
sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
của tổ chức.


A. Hãy liệt kê những nguyên tắc căn bản nhất trong giao tiếp đa văn hóa
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập, thời điểm mà các nền văn hóa
có cơ hội giao thoa và cọ xát. Ở môi trường sống và môi trường học tập và lao động, bạn
có thể phải tiếp xúc với những người đến từ những nền văn hóa khác nhau. Điều đó đòi
hỏi ở bạn sự cảm thông và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, đồng
thời là kỹ năng giao tiếp để mang lại hiệu quả cao nhất, xóa bỏ đi rào cản của sự khác
biệt.

6|Page


1. Quan sát và lắng nghe:

Khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên bạn cần thực
hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của
họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng
xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có
sự đồng điệu.
Ví dụ: Ở một số nơi, người ta có xu hướng ngả về đằng trước khi nói chuyện, vì
vậy nếu bạn ngả người về phía sau thì đối tượng sẽ nghĩ bạn không tôn trọng
người ta.
Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn phải lắng
nghe để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà
người kia muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả
năng giao tiếp, tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.

7|Page



2. Tìm hiểu về phong cách và giá
trị văn hóa của các nhóm đối
tượng khác nhau, hiểu và tôn
trọng sự khác biệt của cá nhân
và của tập thể.

Việc tìm hiểu trước đó về phong cách và giá trị văn hóa của người mà bạn
sẽ giao tiếp sẽ giúp bạn có một sự hiểu biết sâu sắc hơn và lường trước được
những khả năng sẽ xảy ra trong buổi gặp gỡ.
Ví dụ: Ở Ấn Độ việc đi đúng giờ trong buổi gặp gỡ không phải là một vấn đề quan
trọng, người ta thường khá ung dung và không mảy may đến giờ giấc. Tuy nhiên,
nếu bạn đến Thụy Sĩ, nếu bạn đến muộn 1 phút thôi thì đó cũng bị coi như sự xúc
phạm.
Khi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tôn
trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá
nhân. Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng
biệt. Họ có thể giao tiếp với bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.

3. Tôn trọng những gì có liên

quan đến cá nhân:

8|Page


Không nên cho rằng vì người đó đại diện cho đát nước đó nên anh ấy hoặc cô ấy
sẽ phải ứng xử như những người khác.
Mỗi người đều có những tín ngưỡng, bản sắc cá nhân khác nhau, thế nên họ có thể
sẽ ứng xử, giao tiếp với bạn như chính tín ngưỡng, bản sắc của họ.


4. Kiên nhẫn

Hãy luôn tỏ ra kiên nhẫn trong các cuộc giao tiếp, với mỗi nền văn hóa khác nhau
thì thời gian của các cuộc giao tiếp không bao giờ giống nhau.
Ví dụ: Với một câu hỏi đơn giản: “ Bạn có khỏe không ? ” thì ở Anh câu trả lời
bao giờ cũng là: “ Tôi khỏe, bạn có khỏe không ?” hoặc ở Mỹ thì sẽ là: “ Bạn có
khỏe không?”. Tuy nhiên ở một số nơi khác thì bạn sẽ nhận được sự đáp lại bằng
20 câu giải thích về tình hình sức khỏe của bạn.
5. Nhận xét chân thành và

thực tế; không nên cố tỏ ra
xã giao đối với những người
thuộc các nền văn hóa khác.

9|Page


Sự chân thành bao giờ cũng là điều mà tất cả mọi người đều muốn, nhất là
đối với những nền văn hóa khác nhau thì điều này càng làm cho bạn trở nên đáng
tin cậy hơn

10 | P a g e



×