Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG tố CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH đạo CỦA HUYỀN THOẠI JACK WELCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.25 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA HUYỀN
THOẠI JACK WELCH


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

I. GIỚI THIỆU
Lãnh đạo là một nghệ thuật gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm đạt được
hiệu quả công việc. Trong thế giới đầy biến động, một tổ chức phải không ngừng thay
đổi để thích nghi và tồn tại thì vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng, quyết
định sự tồn tại của tổ chức.
Để làm rõ hơn về vai trò của người lãnh đạo, trong khuôn khổ đề tài này tôi xin
giới thiệu CEO của tập đoàn GE, Jack Welch – người đã có thành công lớn trong việc
đưa GE trở thành một tập đoàn hùng mạnh, và bản thân ông cũng được coi là một biểu
tượng của giới doanh nhân Mỹ.
Bằng việc sử dụng lý thuyết nhà lãnh đạo cải cách của của Bass(1985,1996), điều
chỉnh mở rộng lý thuyết của Shamir et al (1993) để phân tích nhằm rút ra những tố chất
và kỹ năng của người lãnh đạo thành công và ứng dụng trong việc quản lý, điều hành
công việc đạt hiệu quả mục tiêu chung của tổ chức.
II. NHỮNG TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA HUYỀN THOẠI JACK
WELCH
1) Một vài nét về thành công của Jack Welch
Vào năm 1981, Jack Welch, 45 tuổi, trở thành vị giám đốc điều hành ( CEO) đời
thứ 8 và là chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử tập đòng General Electric ( GE), doanh số của
GE lúc đó khoảng 25 tỷ USD, lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ USD và giá thị trưởng khoảng 12
tỷ. Ngay từ phút đầu tiên làm chủ tịch, mục đích của Welch là biến GE thành “ doanh
nghiệp cạnh tranh nhất trên thế giới”. Welch biết rằng cần phải có một “cuộc cách mạng”
mới có thể biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Khi ông lên nắm quyến giới kinh doanh Mỹ
đang lâm vào một cuộc khủng hoảng. Điều kiện kinh tế khó khăn và cuộc cạnh tranh mới
khốc liệt trên mức độ toàn cầu đã làm thay đổi cuộc chơi, nhưng hầu như không một
CEO nào nhận thức được điều đó. Mô hình kinh doanh trong giới doanh nghiệp Mỹ vào


những năm 1980 đã không thay đổi xuốt mấy thập niên. Công nhân lo làm việc, các nhà
quản lý lo quản lý, mọi người chỉ biết công việc của mình. Các biểu mẫu, giấy tờ, các
thủ tục xét duyệt và tệ quan liêu đã chi phối toàn bộ công việc.
1


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Những năm lãnh đạo đầu tiên của Welch là một cuộc chiến đấu triền miên. Cuộc
cách mạng tự tuyên bố của ông đồng nghĩa với việc tấn công vào cách làm việc cũ của
GE và tái cơ cấu công ty từ trên xuống dưới. Trong thập niên lãnh đạo đầu tiên, Welch
chỉnh đốn, đóng cửa hoặc phát mãi hàng trăm doanh nghiệp, loại bỏ các tầng lớp quản lý
trung gian và thay đổi hoàn toàn cách làm việc quan liêu của công ty. Ít người hiểu tại
sao vị CEO không theo khuôn phép này lại phải thực hiện những thay đổi lớn lao như
vậy. GE đã được xem là một nhà sản xuất vĩ đại của thế giới, vậy tại sao phải sửa chữa
những thứ vốn chưa bị đổ vỡ? Nhưng Welch đã nhìn thấy công ty đang chìm dần dưới
sức nặng cơ cấu của chính nó, ông đã nhận thấy các doanh nghiệp trong tập đoàn tăng
trưởng không đủ nhanh và một nền văn hóa kinh doanh không khuyến khích phát sinh ý
tưởng mới và đổi mới.
Welch không đặt trọng tâm vào các chiến lược tăng trưởng chi tiết mà chú trọng
vào sức mạnh hành vi và văn hóa đằng sau các chiến lược. Bằng việc “thách thức truyền
thống” Welch đã có thể loại bỏ cái thế giới quan lỗi thời của GE. Ông cảm thấy việc học
hỏi từ người khác là “biểu tượng của lòng danh dự”, và khuyến khích mọi nhân viên thâu
thập tất cả các ý tưởng tốt bất kể xuất phát từ cấp độ nào, chất lượng của ý tưởng quan
trọng hơn người đề xướng nó. Ông kêu gọi mỗi nhân viên phát biểu ý kiến, ông cảm thấy
rằng không ai (kể cả ông) có được độc quyền nêu các ý tưởng tốt.
Năm 2001, Jack Welch về hưu doanh số của GE sấp xỉ 130 tỷ USD, lợi nhuận

là 12,7 tỷ USD, giá thị trường khoảng 400 tỷ USD. Tạp chí Fortune tặng cho ông
danh hiệu “CEO tạo ra giá trị cao nhất thế giới”. Giá trị thị trường của GE từ 1993 đến

1998 luôn đứng đầu và đã có lúc lên tới 598 tỉ. Những cuốn sách viết về những kinh
nghiệm quản lý và lãnh đạo của ông luôn được người đọc, nhất là giới kinh doanh, đón
nhận.
2) Những tố chất và kỹ năng của Jack Welch
a. Welch là một người có “tầm nhìn xa, trông rộng” và có khả năng dẫn dắt nhân viên
đạt tới tầm nhìn ấy với sự đam mê công việc mãnh liệt.
Ngay từ phút đầu tiên làm chủ tịch, mục đích của Welch là biến GE thành “ doanh
nghiệp cạnh tranh nhất trên thế giới”. Ông nhìn thấy rõ xu hướng toàn cầu hóa và luật
chơi trong kinh doanh đã thay đổi trong khi các doanh nhân khác của Mỹ không nhìn ra.

2


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Khi Welch trở thành CEO của GE, hệ thống quản lý hữu hiệu, thường được gọi là
“ra lệnh và kiểm soát” là hệ thống đã được các tập đoàn lớn sử dụng nhiều năm. Hệ
thống này phát triển từ quân đội, dựa vào cấp bậc và chức danh để quyết định thẩm
quyền. Nhưng ông đã tìm ra cách tốt hơn, bằng cách tạo ra môi trường học tập, cởi mở
không còn tệ quan liêu và những thứ ngăn cản dòng chuyển động tự do của những ý
tưởng, những con người, những quyết định …Ông cảm thấy rằng phẩm chất lãnh đạo
chân chính xuất phát từ chất lượng tầm nhìn của từng người, và khả năng tạo hưng phấn
cho người khác làm việc một cách tuyệt vời.
b. Cải cách quy trình làm việc, coi nhẹ hình thức, loại bỏ tệ quan liêu
Welch nghĩ rằng tạo ra môi trường thân thiện, xóa nhòa khoảng cách với người
lao động là cách để hoàn thành các mục tiêu lớn lao của tổ chức. Ông chủ trương
“Không ranh giới” ( có nghĩa là một tổ chức cởi mở không ngăn cách giữa các cấp quản
lý và với người lao động) để tổ chức lớn mạnh trong một môi trường không hình thức.
Ông áp dụng phương pháp quản lý six sigma để mỗi nhân viên có thể cải thiện
công việc bằng cách loại bỏ những công việc thừa trong quy trình làm việc và phối hợp

chặt chẽ với đồng nghiệp để đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

c. Dũng cảm đối mặt với thực tế
Welch nói rằng công việc kinh doanh, cũng giống như cuộc sống, chung
quy lại chỉ có một chuyện: đối diện với thực tế rồi đưa ra quyết định đúng dựa trên
thực tế ấy. Đối với ông không có khái niệm nào cơ bản hơn – hoặc quan trọng hơn
– khái niệm này.
d. Đơn giản hóa
Jack Welch cho rằng kinh doanh không phải là việc phức tạp. Đối với ông,
việc giữ cho mọi thứ đơn giản là một trong các chìa khóa thành công của việc kinh
doanh. Ông nói rằng mục đích của ông là “đơn giản hóa mọi thứ chúng ta làm và
chế tạo tại GE”. Ông thường nói rằng miễn là mọi người có thể tiếp cận nguồn
thông tin giống nhau, hầu như họ vẫn có giải pháp giống nhau cho bất kỳ vấn đề
nào đặt ra.
e. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, coi thay đổi là cơ hội
3


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Đối với Welch, sự thay đổi chỉ là một phần của cuộc sống, và chắc chắn là
một phần của công việc kinh doanh. Ông yêu cầu thay đổi và nói rằng ở công ty
của ông, sự thay đổi “thấm vào máu” của các nhân viên.
f. Thách thức truyền thống, tạo ra đột phá
General Electrics là một công ty giầu truyền thống lịch sử. Tập đoàn này
được nhà phát minh Thomas Edison sáng lập mottoj thế kỷ trước, và Welch thừa
hưởng một trong các định chế doanh nghiệp đáng kính trọng nhất thế giới. Nhưng
vị CEO mới không nhìn sự việc theo cách đó. Ông cho rằng, cách duy nhất để
thực hiện lời hứa hẹn của ông về việc tạo ra doanh nghiệp cạnh tranh nhất thế giới
là đi ngược lại truyền thống. Không cứ những điều hiệu quả trong quá khứ sẽ vẫn

hiệu quả trong tương lai. Mọi thứ đang chuyển động ở tốc độ nhanh hơn nhiều:
các đối thủ cạnh tranh mới trên phạm vi toàn cầu, các điều kiện kinh tế thay đổi và
các kỹ thuật mới. Việc không chịu thay đổi để đối đầu các thách thức mới là nguy
cơ lớn nhất. Có lần ông tuyên bố “Hãy lèo lái định mệnh của các bạn, nếu không
một người khác sẽ làm việc này thay bạn”.
g. Đặt trí tuệ lên hàng đầu, tạo ra một môi trường học tập trong công ty
Đối với Welch, “cốt lõi của công việc kinh doanh là nắm bắt cho đượctrí
tuệ”. Càng đông người, càng nhiều ý tưởng. Nhưng để đảm bảo không một ý
tưởng có giá trị nào bị bỏ qua và không được đề cập, các tổ chức phải khuyến
khích mọi người nêu ra các ý tưởng. Ông biết rằng cách duy nhất để có được câu
trả lời là kéo mọi người tham gia, và bảo đảm có các phương cách tại chỗ sẵn sàng
nắm bắt và ứng dụng những ý tưởng tốt nhất. Để khơi dậy sự tuôn chảy tự do của
các luồng thông tin và giao lưu giữa các ý tưởng, Welch biến GE thành một tổ
chức cầu tiến trong đó các ý tưởng và khả năng trí tuệ được đưa lên hàng đầu so
với truyền thống và hệ thống tôn ty. Các nhân viên được truy cập thông tin quan
trọng và chờ cơ hội đưa ra các ý tưởng mới và các giải pháp mang tính sáng tạo
cho mọi vấn đề.
h. Đề cao các giá trị cốt lõi của công ty
4


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Là một doanh nhân nên đương nhiên Welch rất quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính
như doanh số. Tuy nhiên, không vì thế mà ông “bỏ quên” các giá trị cốt lõi của GE
như luôn xem khách hàng là thượng đế, loại bỏ triệt để thủ tục hành chính rườm
rà, tư duy ở tầm mức toàn cầu và luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới.
Nhìn chung, nhà lãnh đạo nên đề cao những giá trị cốt lõi, góp phần làm nên “văn
hóa doanh nghiệp” và đừng chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá kết
quả công việc.

III. BÀI HỌC VỀ LÃNH ĐẠO TỪ JACK WELCH
Khắc họa một viễn cảnh và động viên người khác thực hiện nó, chú trọng tới bức
tranh toàn cảnh và để mọi người tham gia, đón nhận ý tưởng lớn từ mọi nơi.
Bỏ đi những việc không cần thiết, làm việc với đồng nghiệp để hợp lý hóa tiến
trình ra quyết định, làm cho nơi làm việc trở nên thân thiện hơn.
Nhìn sự việc bằng con mắt tỉnh táo. Để thấy được toàn cảnh, hãy nhìn vấn đề với
tư cách là người ngoài cuộc và luôn tìm cách chứng minh các giả thiết của mình là sai để
đối diện với sự thật.
Luôn làm mới mình và làm mới tổ chức, ngày khi đang thành công phải lật ngược
toàn bộ những gì đem lại thành công để phân tích, mổ sẻ so với hoàn cảnh hiện tại và xu
thế trong tương lai để chủ động đổi mới.
Nói được, làm được, dũng cảm đối mặt với những khó khăn.
Xây dựng giá trị cốt lõi làm phương châm hành động và sử dụng giá trị cốt lõi để
điều hành, dẫn dắt và thay đổi tổ chức nhằm đạt được hiệu quả.
IV. KẾT LUẬN
Để trở thành nhà lãnh đạo thành công thực sự rất khó, tuy nhiên trong từng tổ
chức, từng cấp quản lý và từng mô hình đều có thể ứng dụng được những bài học về lãnh
đạo từ Jack Welch. Mỗi cấp quản lý đều nhìn thấy sứ mạng của tổ chức, và hành động để
hoàn thành sứ mạng thì tổ chức sẽ thành công. Cuộc sống là không ngừng thay đổi, vì
vậy người lãnh đạo phải thường xuyên tự nhìn lại, đánh giá lại công việc của mình, của
tổ chức để tối ưu. Muốn sáng tạo không thể dựa vào một vài cá nhân mà phải biết cách

5


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

phát huy trí tuệ tập thể, tạo môi trường để công ty là một tổ chức học tập. Bản thân người
lãnh đạo phải là người đi đầu, say mê công việc và truyền cảm hứng cho cấp dưới.


6


Đại học Griggs - Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng “ Phát triển khả năng lãnh đạo” – Griggs
2. Phát triển khả năng lãnh đạo – 6/2009 – Griggs
3. Dẫn dắt sự thay đổi – John P.Kotter – nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
4. Linh hồn của sự thay đổi - John P.Kotter và Dan S.Cohen – nhà xuất bản đại học kinh
tế quốc dân
5. CEO số 1 thế giới – Jack Welch tự truyện, nhà xuất bản giao thông vận tải, 2005.
6. Tâm lý học quản trị kinh doanh – Nguyễn Hữu Thụ, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội, 2009.

7



×