Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Phẩm chất và kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 122 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực cơng nghệ truyền thơng, ngành truyền
hình ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt kênh
truyền hình mới được cấp phép hoạt động[32], những chương trình truyền
hình mới đua nhau lên sóng đã làm bức tranh truyền hình ngày càng phong
phú, đa dạng hơn.
Cùng với việc các chương trình mới ra đời, số lượng người dẫn chương
trình truyền hình cũng tăng lên nhanh chóng. Ngồi lực lượng người dẫn
chương trình của các Đài truyền hình, cịn có lực lượng người dẫn chương
trình là các văn nghệ sỹ, sinh viên các trường Đại học tham gia với tư cách là
người dẫn chương trình chuyên nghiệp hoặc cộng tác viên. Điều đó làm cho
đội ngũ tham gia vào cơng việc dẫn chương trình truyền hình ngày càng
phong phú[4, tr.238]. Nhiều người dẫn chương trình truyền hình đã khẳng
định được chỗ đứng của mình trong lịng cơng chúng. Sự đa dạng của người
dẫn chương trình cũng là một lý do lôi kéo khán giả đến với các chương trình
truyền hình.
Trên thực tế, vai trị của người dẫn chương trình truyền hình ngày càng
tỏ ra quan trọng khi mà sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình truyền
hình đang khiến cho khán giả rơi vào càm giác bội thực thơng tin. Chỉ có
những người dẫn chương trình truyền hình dun dáng, thơng minh, tin cậy
và đầy nhiệt huyết mới có thể lơi khán giả đến ngồi trước ti vi. Trong khi đó,
hiện nay tại Việt Nam, đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình giỏi có
thể đếm trên đầu ngón tay[28]. Thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí dẫn
chương trình đã khiến nhiều chủ nhiệm chương trình ở các đài truyền hình bắt


buộc sử dụng phương án thuê những cộng tác viên có chút ít kinh nghiệm và
lợi thế thanh sắc để chịu trách nhiệm dẫn các chương trình truyền hình.
Thế nhưng, ngay cả những người dẫn chương trình truyền hình tḥc


biên chế của các đài vẫn đang cịn có q nhiều hạn chế về trình độ chun
mơn, thì khơng thể địi hỏi các cộng tác viên dẫn chương trình có thể đủ sức
đảm đương một chương trình dài hơi hàng chục năm được. Tình trạng chương
trình chết yểu mà nguyên nhân do thiếu người dẫn chương trình truyền hình
tài năng, được đào tạo bài bản không phải xa lạ với khán giả cả nước.
Trong khi người dẫn chương trình truyền hình đang cịn thiếu thốn trầm
trọng như vậy, thì, việc sản xuất chương trình mới vẫn cứ phải liên tục diễn
ra. Cho nên chúng ta thấy một người dẫn chương trình truyền hình, với phơng
kiến thức cịn nhiều hạn chế do không được trang bị kỹ năng tốt, vẫn hàng
ngày phải xuất hiện trên màn hình mỗi nhà. Người xem truyền hình sẽ khơng
thể nào chấp nhận được một người dẫn chương trình lý giải từ đồng bào là
cùng một tế bào của mẹ![49] Hay là một người dẫn chương trình truyền hình
trẻ tuổi trong một chương trình truyền hình trực tiếp liên tục phỏng vấn bà
Phó chủ tịch nước bằng câu: Xin chị cho biết…[49]. Những hạt sạn đó có thể
loại bỏ bớt nếu như chúng ta có được những nền tảng lý luận vững chắc cho
hoạt động của người dẫn chương trình truyền hình.[46]
Nhu cầu đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình nói chung và dẫn chương
trình truyền hình nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng cũng là cơ sở
để chúng ta nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện những nghiên cứu liên quan
đến các thuật ngữ chỉ người dẫn chương trình truyền hình, xây dựng các tiêu
chí đánh giá kỹ năng, yêu cầu nghề nghiệp của người dẫn chương trình. Nếu
khoa học Lý luận báo chí, đặc biệt là Lý luận báo chí truyền hình khơng
nhanh chóng hình thành cho được những ngun lý căn bản cho hoạt động
dẫn chương trình và người dẫn chương trình, thì nguy cơ hổng kiến thức


chuyên môn trong đội ngũ những người làm dẫn chương trình ở các đài sẽ
gây nên những tác hại khơng nhỏ. Thậm chí dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm
trong hoạt động dẫn chương trình truyền hình, từ đó kéo lùi sự phát triển của
lý luận về dẫn chương trình.

Việc tổ chức đào tạo người dẫn chương trình chuyên nghiệp cũng cần
phải có hệ thống lý luận riêng cho ngành này. Trong xu thế phát triển rất
nhanh của nghề dẫn chương trình, nếu cơ sở đào tạo nào nhanh chóng có
được hệ thống cơ sở lý luận phục vụ cho công tác đào tạo, thì cơ sở đó sẽ sớm
khẳng định được thương hiệu của mình trong xã hội.
Như vậy, việc nghiên cứu để xây dựng những tiêu chí về yêu cầu, kỹ
năng nghề nghiệp của một người dẫn chương trình truyền hình là yêu cầu tất
yếu khách quan, phù hợp với hoạt động lý luận và thực tiễn trong bối cảnh
hiện nay của ngành truyền hình, giúp cho việc đào tạo nâng cao trình độ
chun mơn và kỹ năng của đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình ở
nước ta, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phục vụ tốt hơn
nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hóa của nhân dân ta. Với những lý do trên, tác
giả luận văn chọn nội dung: Phẩm chất và kỹ năng cơ bản của người dẫn
chương trình truyền hình làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Theo khảo sát còn giới hạn của tác giả Luận văn, cho đến nay, tại Việt
Nam, những cơng trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học có liên
quan đến yêu cầu kỹ năng của người dẫn chương trình truyền hình hầu như
khơng có. Chỉ có một số cơng trình của các tác giả đi trước, trong một số
chương mục có đề cập tới nghề dẫn chương trình truyền hình và người dẫn
chương trình truyền hình, thế nhưng, đó mới chỉ là những bài nghiên cứu giới
hạn với mức độ khảo sát ở phạm vi nhỏ, chủ yếu là những bài báo được giới
thiệu trên các tạp chí thuộc Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà báo TP Hồ Chí


Minh hay một số tài liệu in chung trong các tập sách tham khảo về nghề báo
nói chung.
Trong đó, đáng chú ý có một số tác phẩm sau đây:
Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng năm 2006 của Lê Thị Phong
Lan trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đề tài Ngôn ngữ

của người dẫn chương trình truyền hình do PGS,TS Vũ Quang Hào hướng
dẫn. Luận văn phân tích đánh giá các chương trình giao lưu- gặp gỡ truyền
hình và vai trị của người dẫn chương trình. Tuy vậy, luận văn này chỉ tiếp
cận trong cách thức tổ chức và sử dụng ngôn ngữ của người dẫn chương trình.
Nghiên cứu ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách thể hiện lời nói, điệu bộ, một
số yếu tố kỹ năng giao tiếp với người đối thoại của người dẫn trong các
chương trình, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cho người
dẫn chương trình.
Ngồi ra một số tác phẩm: Những vấn đề của báo chí hiện đại của tác giả
Hồng Đình Cúc, Đức Dũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, in năm 2007,
trong đó có bài: Lời dẫn và người dẫn chương trình, cũng nêu lên một số yêu
cầu chung cho người dẫn chương trình; phân tích lời dẫn và một số ý kiến về
người dẫn chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Bài viết cũng chưa
đi sâu nghiên cứu chi tiết các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp của một người
dẫn chương trình truyền hình.
Tác phẩm dịch từ nước ngồi có: Báo chí truyền hình, tập 2 của các
tác giả G.V Cu- dơ- nhét- xốp, X.L X-vích và A. Ia Iu-rốp-xki, nhà xuất
bản Thông tấn in năm 2004, trong đó có phần Người dẫn chương trình tin
tức, đây là những tri thức quý báu khi tác giả chỉ dùng 5 trang để diễn đạt
được những đặc tính quý báu của người dẫn chương trình, như: gương
mặt ăn hình, sự hiểu biết và lịng cảm thơng của người dẫn chương trình,
ngữ điệu truyền cảm...


Trong cuốn Truyền thông đại chúng- Công tác biên tập do nhà xuất bản
Thông tấn in năm 2003 của tác giả Claudia Mast, cũng có trình bày đến tầm quan
trọng của người giới thiệu chương trình[19, tr.116]. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra
được một giới hạn đối tượng cho khái niệm người giới thiệu chương trình điều mà
nhiều tài liệu trước đó chưa chỉ ra.
Ngồi ra cịn một cuốn sách được nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2008 của

tác giả Carmine Gallo, với tựa đề 10 bí quyết thành công của những diễn giả, MC
tài năng nhất trên thế giới[11]. Trong đó, tác giả C.Gallo, đồng thời là một nhà
diễn thuyết tài năng của Mỹ đã chỉ ra những bí quyết của một người thuyết trình,
rất đáng được học hỏi.
Ngồi ra nữa, cịn có một số tài liệu giảng dạy được ghi chép bởi các học
viên tại Truyền hình Việt Nam trong các buổi lên lớp của những giáo sư đến từ
Đại học Lille của Pháp, trong đó có đề cập đến những yêu cầu và kỹ năng căn
bản của một người dẫn chương trình truyền hình. Đây là tài liệu rất đáng quý,
bởi nó cung cấp một tri thức khá mới mẻ về yêu cầu kỹ năng của một người dẫn
chương trình.
Tuy vậy, tất cả các tài liệu này vẫn chưa đi sâu phân tích một cách bài bản về
người dẫn chương trình truyền hình cũng như những kỹ năng cần thiết của họ.
Đặc biệt, các tài liệu trên chưa đưa ra được một giới hạn đầy đủ cho các thuật ngữ
dùng để chỉ những người dẫn chương trình truyền hình; chưa đưa ra được tiêu chí
phân loại những người dẫn chương trình và cũng chưa đề cập một cách đầy đủ các
yêu cầu kỹ năng dựa trên những tiêu chí riêng cho từng dạng người dẫn chương
trình truyền hình.
Tác giả hầu như phải sử dụng nhiều tài liệu bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu
là tiếng Anh, thông qua các nguồn: như thư viện trực tuyến Wikipedia.com; một
số trang web chuyên về đào tạo người dẫn chương trình của Anh, Mỹ,
như:; ; tvpresenter.com…


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng về phẩm chất, kỹ năng
của người dẫn chương trình truyền hình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao phẩm chất và kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ

Từ mục đích của luận văn này, tác giả mong muốn thực hiện được các nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về người dẫn chương trình
truyền hình.
- Khảo sát một số phẩm chất kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình
truyền hình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng người dẫn chương trình
truyền hình ở Việt Nam hiện nay..
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là yêu cầu, phẩm chất, kỹ năng nghề
nghiệp của người dẫn chương trình truyền hình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả xác định phạm vi thời gian để khảo sát từ tháng 1/2007 đến tháng
12/2008. Để có thể hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả cũng dự kiến sẽ tiến
hành phát phiếu điều tra trong 224 người dẫn chương trình thuộc 9 đài Phát thanh
truyền hình trong cả nước và các cơng ty trùn thông, bao gồm: Đài truyền hình
Việt Nam VTV; Đài truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam VTC; Đài PTTH Hà Nội
HTV; Đài PTTH Hải Phòng THP; Đài PTTH Thanh Hóa TTV; Đài PTTH Nghệ
An NTV; Đài PTTH Đồng Tháp ĐTV; Đài PTTH Sơn La STV; Đài PTTH Tuyên


Quang TTV; Đài PTTH Điện Biên ĐTV; Đài PTTH Bình Dương BTV; Kênh
truyền hình 02TV; Kênh truyền hình VTC8; Đài PTTH Bắc Ninh; Công ty cổ
phần truyền thông Nhật Minh; Công ty cổ phần truyền thông quốc tế VTCI.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận chung
Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; Luận văn cũng được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa
kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực báo chí, truyền hình của các tác giả

đi trước.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, logic lịch sử,
phương pháp hệ thống và các phương pháp xã hợi học như: phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để làm cơ sở cho
các phân tích.
- Luận văn cũng kế thừa những mặt hợp lý của các tài liệu trong và ngồi
nước có liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Về mặt lý luận
Trên phương diện lý luận, luận văn góp phần bổ sung nền tảng lý luận cho
lĩnh vực còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, đó là lý luận về yêu cầu, phẩm chất,
kỹ năng của người dẫn chương trình truyền hình. Góp phần đưa ra những góc
nhìn mới, đa diện để phát triển lý luận cho lĩnh vực này.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài luận văn này sẽ tập trung làm rõ các khái niệm về người dẫn
chương trình truyền hình, cũng như phân tích những u cầu, phẩm chất, kỹ
năng cần thiết đối với người dẫn chương trình truyền hình theo từng thể loại.


Luận văn này sẽ là căn cứ khoa học để những người dẫn chương trình có
thể vận dụng lý luận về hoạt động dẫn chương trình truyền hình vào hoạt
động thực tiễn. Đây cũng có thể trở thành một tài liệu tham khảo đối với
những người không hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, nhưng muốn tìm
hiểu các kỹ năng của một người dẫn chương trình để phục vụ cho các công
việc liên quan.
Tác giả luận văn cũng mong muốn có thể dành nhiều thời gian hơn nữa
để nghiên cứu và phát triển luận văn trở thành một tài liệu tham khảo trong
các cơ sở đào tạo người dẫn chương trình truyền hình.
7. Kết cấu luận văn

Ngồi các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này
được kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết, 96 trang.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGƯỜI DẪN
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1. Lịch sử phát triển của thuật ngữ người dẫn chương trình truyền hình
1.1.Trên thế giới
Trên thế giới những khái niệm đầu tiên về người dẫn chương trình được biết
đến từ thời Phục Hưng và xuất phát từ hoạt động của các Nhà thờ Công giáo[30].
Trong các nhà thờ người ta gọi những người điều hành các buổi lễ tế, các chủ lễ,
hay Chưởng nghi là Master of Ceremonies(gọi tắt là MC). Đó là người rất quan
trọng của buổi lễ tế, họ phải chịu trách nhiệm tiến hành một cách chính xác và
sn sẻ các buổi lễ, cũng như các nghi thức liên quan. Tên của những Masters of
Ceremonies(người chủ lễ) được biết kể từ cuối Trung Cổ (thế kỷ 15) và thời Phục
Hưng (Renaissance) ở thế kỷ 16[40]. Tại một nhà thờ Công giáo lớn, Master of
Ceremonies cũng chịu trách nhiệm về an ninh của nơi thờ phụng trong các buổi
cầu nguyện. Đặc biệt trong những lễ hội lớn như Lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh,
các Master of Ceremonies giữ một vai trò rất quan trọng, họ phải đảm bảo rằng tất
cả mọi thứ đều vận hành thuận lợi[40].
Người ta đã giả định rằng nguồn gốc của Master of Ceremonies có thể đã
được hình thành từ thời gian Hoàng đế Constantine Great (Năm 324), hoặc từ
trong thời gian Đạo Cơ đốc trở thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã
năm 380.[30]
Vào thập niên 1970 và thập niên 1980, thuật ngữ MC có liên hệ với âm
nhạc hip-hop, và là từ để chỉ người, mà bây giờ thường được gọi là "rapper"tức là người đọc-chơi nhạc rap. Khi ấy, người ta còn coi MC là viết tắt của
những cụm từ như: Microphone Controller, Mic Checka, Music Commentator
và Moves the Crowd, được hiểu là người chỉnh nhạc. Ở một số quốc gia khác,



người dẫn chương trình cịn có trách nhiệm biên tập chương trình và chính
mình giới thiệu, dẫn dắt cho chương trình đó.[40] Thậm chí, trong q khứ
hồng gia châu Âu, Masters of Ceremonies là người chịu trách nhiệm tiến
hành các nghi thức trong các buổi lễ ngoại giao của hoàng tộc.
Từ điển Wikipedia.com định nghĩa:“Người dẫn chương trình, hay cịn
gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies, theo nghĩa
thông thường được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự
kiện”[30]. Hiểu một cách chính xác, MC là người tổ chức sự kiện, và sự kiện
đó chỉ diễn ra trong vịng một đêm.
Trong lĩnh vực truyền hình, ở Mỹ[30], người ta cũng dùng thuật ngữ MC
dùng để chỉ người dẫn chương trình truyền hình, tương tự như từ Host. Thế
nhưng do khả năng phân biệt của từ này quá rộng, nên trong lĩnh vực truyền
hình, người ta thường dùng các thuật ngữ khác có khả năng diễn đạt cụ thể
nội hàm của nó, ví dụ như: Chúng ta thấy cách dùng thuật ngữ News
presenter của người Anh để gọi người dẫn chương trình tin tức trên truyền
hình, đó là người có nhiệm vụ xây dựng một khung chương trình Tin tức,
quyết định lựa chọn những tin tức nóng hổi, xắp sếp thứ tự tin và đồng thời
anh ta(hay cơ ta) dẫn chương trình đó, để mang chương trình tin tức đó đến
với những khán giả của họ. Hoặc người Mỹ sẽ dùng thuật ngữ: show host để
gọi người thực hiện và hướng dẫn các chương trình talk show hay game show.
Chẳng hạn, người ta gọi Larry King ở talk show mang tên Larry King Live là
talk show host. Trên thực tế, khi chuyển nghĩa của từ talk show host sang
tiếng Việt chúng ta vẫn chưa có một khái niệm tương ứng, bởi một talk show
host như Larry King hay Oprah Winfrey, họ không chỉ làm cơng việc dẫn
chương trình, mà cịn là tác giả của format, tác giả kịch bản, thậm chí tổ chức
sản xuất chương trình đó. Chính vì cịn nhiều khác biệt như vậy, nên tác giả


luận văn chỉ nghiên cứu ở góc độ chức năng là một người dẫn chương trình

mà thơi.
Hoặc truyền hình ở Anh thường dùng từ Newscaster để gọi người dẫn ở
mục điểm tin. Trong khi đó tại Mỹ và Canada người ta gọi các Newscaster và
News presenter là News Anchor. Riêng hãng tin BBC lại gọi các Newscaster
và News presenter là: Newsreader.
1.2. Ở Việt Nam
Khác với các nước có nền truyền hình phát triển mạnh trên thế giới, khi
du nhập vào Việt Nam, thuật ngữ MC được người ta dùng để gọi tắt chức
danh người dẫn chương trình truyền hình, ban đầu là tại đài Truyền hình Việt
Nam(MC truyền hình). Chưa có một tài liệu nào khẳng định thuật ngữ này
chính thức được nhập vào Việt Nam từ bao giờ, song rõ ràng nó có sức sống
khá mãnh liệt ở mảnh đất còn rất màu mỡ này.
Trước khi thuật ngữ MC trở nên phổ biến như hiện nay, thì người ta gọi
những người làm công việc dẫn chương trình trên truyền hình là phát thanh
viên, hay biên tập viên hoặc đơn giản là người dẫn chương trình.
Thuật ngữ người dẫn chương trình ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện thời
gian gần đây (có thể) từ khi Truyền hình Việt Nam(VTV) bắt đầu sản xuất
các chương trình Trị chơi, đó là vào thời điểm những năm 1996, 1997 với
chương trình đầu tiên là SV 96 do nhà báo Lại Văn Sâm dẫn(trước đó ở VTV
và các đài truyền hình địa phương, người ta gọi những người dẫn chương
trình trên truyền hình là các phát thanh viên). Sau đó là thời gian phát triển
mạnh mẽ các chương trình trị chơi trên truyền hình, điều đó bắt buộc VTV
phải có đội ngũ những người dẫn chương trình nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu
này. Một loạt chương trình mới như: Từ ánh mắt đến trái tim gắn với tên tuổi
người dẫn chương trình Hoa Thanh Tùng; Trò chơi liên tỉnh gắn với tên tuổi
nhà báo Lại Văn Sâm, Đỗ Hồng Cư…; Vườn cổ tích với sự dẫn dắt của Thuận


Sơn; Đường lên đỉnh Olimpia với sự dẫn dắt của nhà báo Tạ Bích Loan, Lưu
Minh Vũ, Tùng Chi…; Ở nhà chủ nhật với sự xuất hiện của Bùi Thu Thủy

trong vai trị người dẫn chương trình…
Những năm gần đây, đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây là thời kỳ
hồng kim của các chương trình trị chơi truyền hình, người ta thấy hàng loạt
chương trình mới, chủ yếu là các chương trình trị chơi mua bản quyền từ
nước ngoài: Hãy chọn giá đúng với người dẫn là nhà báo Lại Văn Sâm, Lưu
Minh Vũ; Ai là ai do Kim Khánh dẫn; Trò chơi âm nhạc với sự xuất hiện của
Anh Tuấn, Diễm Quỳnh; Đấu trường 100 với Thái Tuấn…Hàng loạt chương
trình mới ra đời đồng nghĩa với sự xuất hiện của các người dẫn chương trình
ngày càng nhiều hơn.
Cùng với sự phát triển mạnh các thể loại chương trình truyền hình, sự
ảnh hưởng của truyền hình tới thói quen sử dụng ngôn ngữ của khán giả cũng
lớn hơn. Hiện tượng chức danh người dẫn chương trình truyền hình được đọc
tắt, viết tắt là MC, có thể xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy.
Giờ đây, dưới ảnh hưởng của truyền hình, cách gọi người dẫn chương
trình thậm chí có tần suất xuất hiện cịn ít hơn cách gọi tắt MC, đặc biệt trong
phong cách ngơn ngữ lời nói.
Như vậy, khác (thậm chí ngược lại) với các nước như: Anh, Mỹ,
Canada…(Như ở trên đã nói, ở các nước Anh, Mỹ. Canada…người ta không
dùng thuật ngữ MC với tư cách là một người dẫn chương trình truyền hình); ở
Việt Nam, thuật ngữ MC là thuật ngữ du nhập, ban đầu được sử dụng nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó là cách gọi tắt, dùng để chỉ
người dẫn chương trình truyền hình. Sau đó dưới ảnh hưởng của các phương
tiện thông tin đại chúng và nhu cầu sử dụng trong đời sống xã hội, thuật ngữ
này đã được ứng dụng rộng rãi, hiện nay, từ MC được hiểu là dùng để chỉ:
người dẫn chương trình nói chung. Chúng ta có thể thấy, trong bất kỳ sự kiện


nào, từ hơn sự cho tới các buổi trình diễn ca nhạc; từ cuộc giới thiệu sản phẩm
mới đến cuộc trao giải Cánh diều vàng…đều xuất hiện người dẫn chương
trình và được giới thiệu là MC. Thuật ngữ này ngày càng có xu hướng được

mở rộng nội hàm và được xã hội chấp nhận.
2. Vai trò của người dẫn chương trình truyền hình
Dẫn chương trình là một mắt xích trong quy trình sản xuất một chương
trình truyền hình. Người dẫn chương trình truyền hình là thành viên của ê kíp
sản xuất chương trình đó.
Trong hầu hết các chương trình truyền hình đều có sự tham gia của người
dẫn chương trình. Tùy vào đặc điểm thể loại tác phẩm, tùy thuộc vào yêu cầu thực
tế của công việc, mà người dẫn chương trình được địi hỏi thể hiện vai trị, nhiệm
vụ khác nhau, thế nhưng, điểm chung nhất, người dẫn chương trình chính là cầu
nối đầu tiên đưa khán giả đến với tác phẩm truyền hình.
Người dẫn chương trình là người giới thiệu chương trình. Anh ta có
trong tay tồn bộ nội dung, chi tiết trình tự diễn tiến của chương trình. Đồng
thời anh ta phải chịu trách nhiệm có tính quyết định về hiệu quả tồn bộ
chương trình, anh ta có nhiệm vụ dẫn dắt làm cho mọi người thấy được chủ
đề xuyên suốt của chương trình.
Nhưng người dẫn chương trình cịn phải có khả năng tạo dựng bầu khơng
khí cho tồn bộ chương trình bằng cách tạo ra các đột biến cao trào phấn khởi
hay lắng đọng sâu xa nhằm thu hút, lôi cuốn mọi người theo một tiết tấu có
tính tốn trước một cách khéo léo và chu đáo theo kịch bản. Sự xuất hiện của
người dẫn có thể ngắn ngủi thống qua, nhưng lại có thể làm nổi bật những
thông tin mà anh ta giới thiệu.
“Người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng chủ động
nhất để cấu trúc một chương trình truyền hình.”[43]


Trên thực tế, ở các kênh truyền hình nước ngồi, chúng ta vẫn thường thấy
những chương trình truyền hình mang tên người dẫn ví dụ như: Larry King Live;
hay The Oprah Winfrey Show…Ở đây vai trò của cá nhân Larry King hoặc Oprah
Winfey là rất quan trọng, họ là tác giả của format chương trình đồng thời là người
dựng kịch bản, dẫn chương trình, thậm chí tổ chức sản xuất. Với những chức năng

như vậy, có thể nói, đó là linh hồn của một chương trình.
Khơng những thế, người dẫn chương trình cịn phải là bộ mặt của chương
trình, thậm chí của cả một đài truyền hình. Để đạt được điều đó, ngồi tài năng và
những phẩm chất cá nhân được gọt rũa thường xun, thì người dẫn chương trình
cịn phải là người được tin tưởng bởi những giá trị đạo đức cá nhân.
Ngày nay, trong xu thế phát triển, ngành truyền hình ở Việt Nam khơng chỉ
cần một đội ngũ người dẫn nhiều về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Hay
nói cách khác, muốn khẳng định được vị trí và uy tín của mình truyền hình phải
xây dựng được đội ngũ người dẫn chương trình có phong cách, có cá tính[42].
Điều này xuất phát từ thực tế: trong số hàng chục, hàng trăm người dẫn chương
trình, những người dẫn nào được khán yêu mến nhất, chính là những người có cá
tính nhiều nhất. Và những chương trình được dẫn dắt, điều khiển bởi người dẫn có
cá tính rõ ràng, mới mẻ bao giờ cũng thu hút được lượng khán giả đơng nhất.
Người dẫn chương trình tài năng là người khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ
làm cầu nối chuyển tải thơng điệp mà một chương trình muốn mang đến cho khán
giả, mà còn phải là người tạo ra sự cuốn hút, thôi thúc khán giả đến với những
chương trình do anh ta dẫn. Bằng tất cả kỹ năng và kinh nghiệm của mình, người
dẫn phải làm chủ được mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt với những chương
trình được thực hiện với phương thức truyền hình trực tiếp, thì vai trị của người
dẫn là cực kỳ quan trọng. Cũng giống như tướng ra mặt trận, anh ta sẽ phải chịu
trách nhiệm cho tất cả các quyết định mang tính chiến thuật của mình được tổ
chức trong trận đánh. Người dẫn trực tiếp cũng như vậy, đôi khi trong những


trường hợp bất khả kháng, người dẫn phải là người điều hành để chương trình
diễn ra một cách sn sẻ nhất, mà khơng có được sự hỗ trợ từ đạo diễn. Chẳng
hạn, với chương trình tọa đàm, khi gặp phải một nhân vật đã cao tuổi, lại nói rất
nhiều, thật khó cho một người dẫn thiếu kinh nghiệm. Anh ta sẽ khơng biết phải
ngắt lời của vị khách mời đó như thế nào. Hoặc khi thời gian cho chương trình sắp
hêt, nhưng những nội dung mà khách mời muốn trao đổi thì cịn rất nhiều và rất

hấp dẫn. Lúc đó, người dẫn chương trình giỏi phải là người biết can thiệp một
cách lịch sự và không khiến cho khách mời cũng như khán giả cảm thấy khó chịu.
Một người dẫn chương trình tồi chính là thảm họa cho cả ê kíp sản xuất. Đó
là lý do vì sao truyền hình phương Tây và các nước có nền truyền hình phát triển
lâu đời, thường chọn những người dẫn chương trình là những người trung niên,
với những yêu cầu nghiêm khắc về kinh nghiệm nghề nghiệp. Khi nghiên cứu vấn
đề này, chúng tôi thấy rằng, hầu như trong tất cả các chương trình tin tức hoặc các
chương trình tọa đàm của truyền hình phương Tây, thì người dẫn phải là người đã
tốt nghiệp một trường hay một khóa đào tạo về báo chí chuyên nghiệp; ngoại trừ
những trường hợp tài năng hoặc có vị trí đặc biệt, một người dẫn chương trình
truyền hình bắt buộc phải trải qua những vị trí cơng tác ở cấp thấp hơn, có thể là
từ một đài truyền hình của địa phương, hoặc đảm nhận những cơng việc khác
trong một ê kíp sản xuất.
Điều này có vẻ hơi trái ngược với thói quen sử dụng người dẫn chương trình
ở Việt Nam, và thậm chí cả Trung Quốc, khi chúng ta sử dụng quá nhiều người
dẫn trẻ tuổi cho, đặc biệt là, các chương trình tin tức chính luận, là những chương
trình yêu cầu những người dẫn chương trình có nhiều kinh nghiệm và khả năng
ứng phó nhanh.
3. Các tiêu chí để phân biệt một người dẫn chương trình trùn hình.
3.1. Như đã phân tích ở trên, do là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, nên
hệ thống thuật ngữ, khái niệm liên quan đến người dẫn chương trình truyền


hình và hoạt động dẫn chương trình truyền hình ở nước ta vẫn cịn khá ít.
Thậm chí có những giai đoạn, việc định danh các tên gọi chỉ người dẫn
chương trình truyền hình cịn bị rơi vào tình trạng tùy tiện.
Trong luận văn này, tác giả đề xuất cách gọi chung cho những người
thực hiện hoạt động dẫn các chương trình phát sóng trên các đài truyền hình
là: người dẫn chương trình truyền hình, và khơng đề xuất cách gọi tắt là
MC. Những trường hợp mà một người dẫn chương trình đồng thời làm ln

cả nhiệm vụ của một người tổ chức sản xuất, xây dựng kịch bản, như trường
hợp của Larry King hoặc Lại Văn Sâm ở VTV, thì, chúng tơi chỉ nghiên cứu
ở góc độ cơng việc dẫn chương trình của họ mà thơi.
Hiện nay, trong thực tế đời sống truyền hình, đang tồn tại phổ biến một
quan điểm phân chia những người dẫn chương trình truyền hình thành 3 nhóm
sau đây: nhóm người dẫn chương trình thời sự, chính luận; nhóm người
dẫn chương trình khoa học, giáo dục và; nhóm người dẫn chương trình
trị chơi truyền hình.
Trong cách phân loại này, người ta phân biệt người dẫn chương trình này
với người dẫn khác thơng qua lĩnh vực hoạt động, và đặc trưng khu biệt ở đây
là các lĩnh vực khác nhau của đối tượng được phản ánh. Ví dụ, đó là lĩnh vực
thời sự chính luận hay lĩnh vực khoa học giáo dục.
Tác giả luận văn không đồng tình với cách phân loại như vậy. Thực tế,
dù là lĩnh vực thời sự chính luận hay lĩnh vực khoa học giáo dục, thì việc dẫn
một bản tin Thời sự tổng hợp cũng khơng khác gì việc dẫn một bản tin Khoa
học công nghệ. Cụ thể, công việc của người dẫn chương trình là sẽ phải biên
tập nội dung lời dẫn mà Ban biên tập chương trình, hoặc người tổ chức sản
xuất đã phê duyệt, cho phù hợp với văn phong và cách trình bày của mình,
sau đó họ sẽ thực hiện ghi hình tại trường quay, hoặc phát sóng trực tiếp, tùy
theo yêu cầu của từng đài truyền hình. Điểm khác biệt rõ nhất ở đây là hàm


lượng thông tin khoa học giáo dục trong bản tin Khoa học giáo dục cao hơn
trong một Bản tin Thời sự tổng hợp. Vậy, liệu điều đó có thể phân biệt được
đặc điểm riêng của một người dẫn chương trình ở chương trình này và
chương trình khác hay khơng ? Hồn tồn khơng. Bởi, để phân biệt phong
cách của người dẫn chương trình này hay chương trình khác phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác hơn là yếu tố lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn, chúng ta có
thể phân biệt rõ ràng hơn phong cách của một người dẫn Bản tin thời sự với
một người dẫn chương trình Khoa học vui. Và những yếu tố để phân biệt là

gì? Đó phải là: cách thức tiếp cận khán giả của người dẫn; diện mạo trang
phục của họ; phong cách lời dẫn; các yếu tố ngơn ngữ hình thể…
Từ những yếu tố này, xem lại cách phân loại ở trên, chúng ta thấy, một
người dẫn Bản tin thời sự có chung cách thức tiếp cận khán giả với người dẫn
chương trình Bản tin khoa học, ở chỗ, họ cùng có chung một kiểu khn hình,
thường là bắt trung hoặc cận cảnh người dẫn trong phịng thu; họ cùng có
chung một kiểu diện mạo và trang phục tương đối chỉn chu; họ cùng có chung
một phong cách lời dẫn mang tính chất chính luận, và, họ hầu như không phát
huy yếu tố ngôn ngữ cơ thể. Lấy ví dụ như chương trình Thời sự của VTV và
series chương trình Bảy ngày cơng nghệ cũng của VTV.(1)
Vậy, làm sao có thể phân biệt được những người dẫn chương trình khác
nhau nếu chỉ dựa vào yếu tố lĩnh vực hoạt động.
Một ví dụ khác, khi so sánh phong cách của một người dẫn chương trình
trị chơi truyền hình Hành trình văn hóa với phong cách dẫn chương trình của
người dẫn chương trình Theo dịng lịch sử; tác giả luận văn này cũng rất khó
phân biệt rạch ròi những đặc điểm khu biệt phong cách dẫn của Bạch
Dương(Hành trình văn hóa) với phong cách dẫn của Ngun Sơn(Theo dòng
lịch sử). Bởi, nếu dựa trên yếu tố lĩnh vực hoạt động, thì, Bạch Dương và
Nguyên Sơn sẽ phải có nhiều điểm khác nhau. Ngun Sơn dẫn chương trình


Theo dịng lịch sử, một chương tình thuộc Ban Khoa giáo, THVN; Bạch
Dương dẫn chương trình Hành trình văn hóa, một chương trình thuộc Ban Thể
thao- giải trí- thơng tin kinh tế, THVN. Nhưng trên thực tế, cả người dẫn Nguyên
Sơn và Bạch Dương đều có chung một phong cách xuất hiện trước cơng chúng,
đó là xuất hiện trong một không gian rộng, bao gồm trường quay và những người
chơi lẫn khán giả, với khn hình đại tồn cảnh; ngơn ngữ cơ thể của 2 người dẫn
này được biểu hiện khá triệt để với việc đi lại nhiều trên sân khấu, động tác tay
chân, mặt thể hiện rất hiệu quả; trang phục và phong cách trang điểm của cả 2
người dẫn khá phong phú, và, ngôn ngữ lời dẫn khá sinh động.(2)

Thứ hai, quan điểm phân chia theo lĩnh vực hoạt động ở trên cũng thực sự
chưa chính xác. Chúng ta hãy cùng nhìn lại, cách phân chia lĩnh vực như ở trên đã
khoa học hay chưa, khi ta thấy rằng, vẫn cịn sự nhập nhằng giữa cách gọi nhóm
chương trình thuộc lĩnh vực trị chơi truyền hình với cách gọi nhóm chương trình
khoa học giáo dục và nhóm chương trình thời sự chính luận.
Ví dụ, với tư cách là một thể loại tác phẩm truyền hình, Trị chơi truyền hình
có thể dung nạp tất cả các chương trình truyền hình được thực hiện dưới hình thức
trị chơi, có thể bao gồm cả những chương trình thuộc lĩnh vực giải trí, và những
chương trình thuộc lĩnh vực khoa học, giáo dục, như: Theo dòng lịch sử, Hãy
chọn giá đúng(VTV),Thần đồng đất Việt(VTC), Nốt nhạc kỳ diệu(HTV)…(3)
Và, khi phân chia những tác phẩm, những chương trình truyền hình, có lẽ
chúng ta cũng không nên căn cứ vào lĩnh vực được phản ánh, mà nên chăng, phải
phân biệt chúng dựa vào đặc trưng thể loại. Đến đây sẽ xuất hiện một vài khó khăn,
đó là, vốn dĩ là một lĩnh vực cịn mới ở Việt Nam, nên những cơng trình nghiên cứu
lý luận về truyền hình vẫn cịn khá thưa thớt, chính vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có
được một quan niệm phân chia thể loại hoàn chỉnh trong lĩnh vực truyền hình. Điều
này rất cần các nhà nghiên cứu bắt tay để tổng kết thực tiễn hoạt động sản xuất
chương trình truyền hình và xây dựng nên hệ thống lý thuyết về thể loại tác phẩm


truyền hình, có như vậy mới có thể hy vọng vào một sự nhất quán trong quan niệm
về các khái niệm phái sinh.(Bản thân tên gọi các dạng người dẫn chương trình
truyền hình cũng là một khái niệm phái sinh). Trong khi chờ đợi có được sự thống
nhất trong nghiên cứu về thể loại tác phẩm truyền hình, thì chúng ta cũng khơng
nên vì thế mà dễ dàng chấp nhận những khái niệm chưa chuẩn mực.(4)
Việc định danh cho một kiểu tác phẩm, một kiểu cơng việc trong quy trình sản
xuất chương trình truyền hình, trong khi, chưa có sự nhất qn mang tính chất khoa
học, có thể được chấp nhận, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực tiễn.
Song, một khi đã có những ý kiến phản biện, thì thiết nghĩ, chúng ta cũng nên cơng
bằng và khách quan, đồng thời tạo điều kiện để các ý tưởng mới có cơ hội chứng

minh, góp phần hình thành diện mạo cho ngành khoa học lý luận truyền hình.
Từ (1), (2), (3), và (4) tác giả luận văn đề xuất cách phân loại mới dựa trên lý
thuyết về tính trội của các yếu tố hình thức đặc trưng về: bối cảnh ghi hình; cách
thức tiếp cận khán giả của người dẫn; diện mạo trang phục của họ; phong cách lời
dẫn; các yếu tố ngơn ngữ hình thể; giọng nói; cách biểu đạt…
Sở dĩ tác giả luận văn không dựa trên tiêu chí về thể loại, là vì, như đã nói ở
trên, hệ thống thuật ngữ, khái niệm về thể loại tác phẩm truyền hình ở Việt Nam
chưa hồn thiện, nên tác giả đề xuất một cách tiếp cận dựa trên những đặc điểm
khác nhau về những yếu tố hình thức chung cấu thành nên tác phẩm truyền hình đó.
Cho đến khi có được những kết quả nghiên cứu thống nhất về thể loại tác phẩm
truyền hình, tác giả luận văn sẽ xem xét để hoàn thiện cách tiếp cận của mình.
3.2. Các tiêu chí phân loại người dẫn chương trình truyền hình
3.2.1. Bối cảnh ghi hình
Đây là yêu tố hình thức giúp phân biệt những bối cảnh làm việc chung
của một người dẫn chương trình. Thơng thường, sự phân biệt bằng yếu tố này
tỏ ra không rõ rệt lắm, chẳng hạn một người dẫn chương trình tạp chí thơng
thường sẽ xuất hiện trong bối cảnh ở trường quay hoặc phòng thu, thế nhưng,


trong một số trường hợp, để tăng hiệu quả hình ảnh anh ta sẽ xuất hiện tại
hiện trường để giới thiệu về một chủ đề nào đó. Và khi đó, chúng ta thấy bối cảnh
xuất hiện của anh ta sẽ giống với bối cảnh xuất hiện của một người dẫn chương
trình trị chơi vận động. Chính vì vậy, chúng ta phải có rất nhiều yếu tố khác để
giúp cho việc phân biệt được dễ dàng hơn.
Có 2 kiểu bối cảnh ghi hình chính:
+ Bối cảnh ghi hình trong trường quay(hoặc trong phịng thu).
+ Bối cảnh ghi hình ngồi hiện trường(bao gồm cả hiện trường ảo, hiện trường
thực tế được thiết kế trong trường quay)
3.2.2. Phương thức xuất hiện của người dẫn
Phương thức xuất hiện của người dẫn tức là cách thức anh ta xuất hiện trên

màn hình. Phương thức xuất hiện có thể chia thành 4 dạng: xuất hiện trực tiếp
hoặc xuất hiện không trực tiếp; xuất hiện đơn phương thức hoặc xuất hiện đa
phương thức.
Trong truyền hình hiện đại, người ta càng ngày càng chú trọng phương thức
xuất hiện trực tiếp của người dẫn chương trình trong các bản tin thời sự, các chương
trình tọa đàm. Điều này sẽ khiến cho những thơng tin của chương trình tin tức( ở
Việt Nam phổ biến cách hiểu là bản tin thời sự) trở nên nhanh hơn, cập nhật hơn.
Tương tự như vậy, việc phát sóng trực tiếp các chương trình tọa đàm sẽ khiến nó
hấp dẫn hơn bởi những bất ngờ do những tình huống nói chuyện của người dẫn và
khách mời mang lại. Khơng những thế, khán giả có thể nhìn thấy diễn tiến câu
chuyện với những gì thật nhất, mà không bị giấu đi bởi bàn tay của biên tập.
Ngược lại, trong một số thể loại khác, như Trò chơi truyền hình, chi phí sản
xuất, chẳng hạn như việc dựng một trường quay cho chương trình Ai là triệu
phú rất tốn kém, người ta sẽ phải thu hàng chục chương trình trong một ngày và
sau đó thực hiện hậu kỳ để phát lại. Ngồi ra, với những chương trình trị chơi,
tính chất cơng việc tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận, nên, để


đảm bảo an tồn sóng, những nhà tổ chức sản xuất cũng thường chọn phương
thức phát lại.
Bốn phương thức xuất hiện của người dẫn chương trình truyền hình:
+ Phương thức xuất hiện trực tiếp
+ Xuất hiện không trực tiếp
+ Đơn phương thức
+ Đa phương thức: phân biệt đơn phương thức và đa phương thức là dựa
trên yếu tố đa dạng trong việc người dẫn xuất hiện trên sóng, chẳng hạn, để phân
biệt sự xuất hiện của người dẫn tạp chí với người dẫn chương trình tin tức. Khán
giả có thể thấy, một người dẫn tạp chí có thể xuất hiện với nhiều bối cảnh khác
nhau tùy thuộc vào nội dung tạp chí đó, trong khi, người dẫn chương trình tin tức
hầu như chỉ xuất hiện trong một bối cảnh phòng thu.

3.2.3. Trang phục
Trang phục là một trong những yếu tố hình thức thể hiện rõ nhất sự khác
nhau của người dẫn chương trình. Đặc biệt dễ dàng để phân biệt một người dẫn
chương trình tin tức với một người dẫn chương trình trị chơi. Ngoại trừ phong
cách riêng trong cách ăn mặc của mỗi người dẫn, có thể thấy, thơng thường, một
người dẫn chương trình tin tức bao giờ cũng phải tuân thủ những quy định rất
nghiêm ngặt của Ban biên tập, trong khi đó, người dẫn trị chơi truyền hình có
thể phóng khống hơn rất nhiều trong việc lựa chọn trang phục cho mình.(Xem
thêm Phụ lục 2)
Có 2 dạng phong cách trang phục:
+ Phom chuẩn(áo dài với nữ, vest đối với nam).
+ Đa dạng.người ta khơng khuyến khích phương thức phát sóng trực tiếp.
Lý do là vì, để tiết kiệm
3.2.4. Ngôn ngữ cơ thể


Yếu tố này ngày càng được đề cao đối với một người dẫn chương trình.
Đó là khả năng xử lý ngơn ngữ của cơ thể, nó bao gồm: tư thế, cử chỉ, điệu
bộ, sự liên hệ của mắt.
Một nghiên cứu của thiyagarajan.wordpress.com khẳng định, những gì
mà cơ thể của chúng ta làm, có thể chuyển tải nhiều thơng điệp hơn là chúng
ta nghĩ. Chẳng hạn, mắt có thể tạo ra sự tương tác tốt hơn đối với người xem
truyền hình, cịn những cử chỉ có thể khiến cho lời dẫn của bạn thêm năng
lượng và sự tự tin. Tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của một người
dẫn chương trình.
Thậm chí, trong rất nhiều tài liệu nước ngồi, khi phân tích vai trị của ngơn
ngữ cơ thể(body language), còn khẳng định, trong tâm lý học giao tiếp, ngôn ngữ
cơ thể chiếm tới 55% hiệu quả giao tiếp với khán giả truyền hình[41].
Tùy vào từng nội dung chương trình khác nhau, ngơn ngữ cơ thể của một
người dẫn chương trình cũng được biểu đạt theo những chiều hướng khác

nhau. Thơng thường có hai cấp độ biểu đạt của ngơn ngữ cơ thể có thể nhận ra
dễ dàng nhất:
+ Biểu lộ hạn chế. Mặc dù ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng, nhưng cách thức
biểu đạt và tần xuất thể hiện cũng khác nhau dựa vào nội dung của một chương
trình. Với một chương trình thời sự, người dẫn không thể sử dụng ngôn ngữ cơ
thể như người dẫn chương trình trị chơi truyền hình. Anh ta sẽ phải sử dụng ngơn
ngữ cơ thể ở hình thức tinh vi nhất có thể, những biểu đạt thường dùng nhất của
người dẫn chương trình tin tức là các điệu bộ của đầu, mắt và hai bàn tay.
+ Biểu lộ thoải mái. Với những người dẫn chương trình ở các thể loại khác,
ngôn ngữ cơ thể được biểu đạt tối đa. Đặc biệt là với những chương trình trị chơi,
tọa đàm hay một tạp chí. Một người dẫn thể loại trị chơi tiêu biểu cho phong cách
ngơn ngữ cơ thể phóng khống là nghệ sỹ Thanh Bạch. Hầu như các bộ phận
trong cơ thể của anh đều phải hoạt động trong một chương trình.


3.2.5. Giọng nói
Chất giọng, ngữ điệu, kỹ thuật xử lý tiếng nói là những yếu tố tạo nên
một giọng nói tốt trên truyền hình. Cũng tùy vào thể loại, nội dung chương
trình khác nhau mà người dẫn chương trình cần phải có những yếu tố về
giọng nói khác nhau. Một người dẫn tạp chí sẽ khơng nhất thiết phải xử lý
ngữ điệu q phức tạp, nếu khơng, thậm chí anh ta còn bị chê trách là quá
điệu đà. Trong khi đó, với việc dẫn một chương trình trị chơi, hịi hỏi phải
tăng tính gay cấn, hồi hộp, thì người dẫn có khi cịn phải rất khéo léo để nhả
câu nhả chữ sao cho khán giả hồi hộp nhất có thể. Hoặc một chương trình tin
tức với tiết tấu nhanh, mạnh, nội dung tin tức phong phú, đầy sức chiến đấu,
thì người dẫn sẽ khơng thể xuất hiện với giọng nói quá yếu ớt. Căn cứ vào các
yếu tố đó, chúng ta có thể chia đặc trưng về giọng nói thành hai dạng:
+ Linh hoạt mềm mại
Kiểu đặc trưng giọng nói linh hoạt mềm mại thường phù hợp với các
chương trình trị chơi, hay chương trình tọa đàm. Ở đó người dẫn, với phong

cách nói, và thường là, khơng phụ thuộc vào kịch bản lời dẫn, có thể phát huy
tối đa khả năng xử lý ngơn ngữ lời của mình.
+ Mạnh mẽ truyền cảm
Ngược lại với kiểu đặc trưng giọng nói linh hoạt mềm mại, trong một số
nhóm chương trình khác, người dẫn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ lời nói
theo những ngun tắc nhất định. Ví dụ, đối với chương trình tin tức, một
người dẫn cũng được khuyến khích cần xử lý giọng nói linh hoạt, song yêu
cầu đầu tiên vẫn phải là mạnh mẽ truyền cảm. Với đặc trưng trong cách tiếp
cận khán giả, người dẫn chương trình tin tức khơng có nhiều lợi thế trong việc
thu hút sự chú ý của công chúng như người dẫn chương trình trị chơi, vì vậy,
ngay từ khi xuất hiện, người dẫn chương trình tin tức phải lập tức chiếm giữ
cảm tình của người xem bằng chất giọng mạnh mẽ, truyền cảm của mình.


3.2.6. Văn phong
Những yếu tố đặc trưng về văn phong cũng là một trong những dấu hiệu
hình thức dễ nhận biết nhất để phân biệt người dẫn chương trình thuộc thể
loại này với thể loại khác. Căn cứ những đặc trưng riêng, có thể chia ra 3
dạng văn phong sau đây:
+ Chính luận.
Đây là dạng văn phong bắt buộc sử dụng đối với người dẫn chương trình
tin tức. Xét trên quan điểm thể loại, chương trình tin tức thuộc nhóm thể loại
chính luận, với các đặc trưng chung về ngơn ngữ mang tính chính luận. Là
người dẫn chương trình thì yêu cầu cơ bản nhất đó là khả năng biểu đạt ngơn
ngữ. Người dẫn chương trình tin tức khơng chỉ là người “phát thanh” nội
dung chương trình mà họ phải là người “truyền tải” tin tức đến đông đảo khán
giả. Họ khơng chỉ cần nói lưu lốt mà cịn phải nói “đúng” và nói “trúng”.
Muốn vậy người dẫn chương trình tin tức phải có kiến thức sâu rộng và kinh
nghiệm phong phú. Những người dẫn chương trình tin tức thường phải tiếp
cận những vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh chính trị, khoa học, văn hóa

giáo dục… vì thế họ phải có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực thì mới có lịng tin
và khả năng điều tiết chương trình, đồng thời ứng phó với mọi tình huống có
thể xảy ra.
+ Phong cách nói.
Văn phong ngơn ngữ lời nói, thường được áp dụng cho các chương trình
trị chơi truyền hình với việc người dẫn hầu như thốt ly khỏi kịch bản lời
dẫn, họ chỉ việc bám sát kết cấu kịch bản của một trò chơi và tung hứng bằng
lời nói với những người chơi để tạo nên những tình huống giao tiếp bất ngờ
cho khán giả.
+ Đa phong cách.


Đó là việc sử dụng kết hợp các dạng phong cách ngơn ngữ khác nhau trong
khi dẫn chương trình. Có thể đó là sự kết hợp phong cách ngơn ngữ chính luận
với phong cách nói, hoặc phong cách ngơn ngữ khoa học với phong cách
nói.v.v…Chẳng hạn, với một tạp chí truyền hình chun phan tích về cấu trúc tế
bào, thì người dẫn sẽ hay dùng kết hợp giữa phong cách nói với phong cách ngơn
ngữ khoa học; hoặc là khi dẫn một chương trình tọa đàm, người dẫn sẽ phải sử
dụng kết hợp cả phong cách chính luận và phong cách nói.
Theo cách đó, tác giả đề xuất các khái niệm sau đây, dùng để chỉ những
người dẫn chương trình khác nhau.
4. Một số khái niệm về người dẫn chương trình truyền hình
4.1. Người dẫn chương trình tin tức
Đó là người dẫn và giới thiệu tin tức thời sự phát sóng hàng ngày trong
các bản tin hoặc chương trình thời sự của một đài truyền hình, họ đồng thời
cũng là người biên tập lời dẫn để giới thiệu những thông tin ngắn gọn xúc tích
nhất của một tin tức tới khán giả truyền hình, sau khi người tổ chức sản xuất
đã quyết định lựa chọn tin, bài nào. Người dẫn chương trình có thể là nam hoặc
nữ. Ở các đài lớn, họ thường được coi như gương mặt đại diện cho cả đài. Những
phát ngôn của anh ta, hoặc cô ta phải đạt đến trình độ chuẩn mực cả về ngôn ngữ

và hàm lượng, chất lượng thông tin.
Một người dẫn chương trình tin tức giỏi là người được cơng chúng tin cậy và
mến mộ thông qua phong cách dẫn dắt, đưa tin, cũng như thông qua chất lượng
biểu đạt cả về nội dung và hình ảnh của tin bài và cả sự xuất hiện của anh ta hoặc
cô ta.
Nội dung của các bản tin thời sự thường khơ khan vì thế vai trị của người
dẫn chương trình càng quan trọng hơn trong việc thu hút sự chú ý theo dõi của
khán giả.


×