Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích về marketing hiện đại, những hiệu quả của công nghệ marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.3 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH VỀ MARKETING HIỆN ĐẠI, NHỮNG HIỆU
QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING
I. Mở Bài
Thế kỷ 21 là thế kỷ của kỹ thuật số. Bạn nhìn thấy kỹ thuật số phát triển thế
nào? Trong chúng ta có ai không được xem TV? Trong chúng ta có ai chưa
được nghe radio? Trong chúng ta có ai không biết đến internet, điện thoại di
động, máy tính bảng, laptop…? Và những phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ
thuật số, công nghệ thông tin ấy đã tác động đến chúng ta như thế nào? Hàng
ngày chúng ta thức dậy đã tiếp xúc với kem đánh răng, dầu gội, xà phòng của
hãng nào? Ta xem TV của Samsung hay Sony? Ta dùng điện thoại của Nokia,
Samsung, Apple hay BlackBery…? Thậm chí khi ăn uống chúng ta cũng phải
lựa chọn loại thực phẩm, đồ uống nào mà chúng ta thấy tin tưởng nhất như coca
cola, pepsi, KFC, Mc.donal……….. Tất cả những cái đó chính là sức tác động
của công nghệ đối với mỗi chúng ta mà cụ thể đó chính là công nghệ Marketing.
II. Thân bài
Khái Niệm, vai trò và vị trí của marketing trong kinh doanh.
Khái niệm Marketing.
Thoạt đầu Marketing xuất hiện qua những hành vi rời rạc gắn với những tình
huống trao đổi nhất định. Như vậy có thể nói Marketing xuất hiện gắn liền với
trao đổi hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là Marketing xuất hiện đồng
thời với sự xuất hiện trao đổi. Marketing chỉ xuất hiện khi trao đổi ở trong một
trạng thái hay tình huống nhất định: hoặc là người bán phải cố gắng để bán
được hàng, hoặc là khi người mua phải cố gắng để mua được hàng. Có nghĩa là
tình huống trao đổi làm xuất hiện Marketing là khi người ta phải cạnh tranh để
bán hoặc cạnh tranh để mua. Như vậy nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện
Marketing là cạnh tranh.
Trong thực tiễn hành vi Marketing xuất hiện rõ nét từ khi nền đại công nghiệp
phát triển, thúc đẩy sản xuất tăng nhanh và làm cho cung hàng hoá có xu h ướng
v ượt cầu. Khi đó buộc các nhà kinh doanh phải tìm các biện pháp tốt hơn để



tiêu thụ hàng hoá. Quá trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ
hàng hoá làm cho hoạt động Marketing ngày càng phát triển và là cơ sở để hình
thành một môn khoa học hoàn chỉnh - Marketing.
Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XX.
Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới Việt Nam vào những năm
1980. Marketing có nguồn gốc từ chữ “market” có nghĩa tiếng Anh là cái chợ,
thị trường. Đuôi “ing” mang nghĩa tiếp cận, vì vậy marketing thường bị hiểu
nhầm là tiếp thị. Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ marketing thường để nguyên,
không dịch.
Marketing truyền thống
Được sử dụng để chỉ các kỹ năng Marketing được áp dụng trong thời kỳ đầu.
Đặc trưng của thị trường trong thời kỳ này:
- Sản xuất chưa phát triển, phạm vi thị trường, số lượng nhà cung cấp còn hạn
chế, thị trường do người bán kiểm soát;
- Phạm vi hoạt động của Marketing chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại nhằm
tìm kiếm thị trường để tiêu thụ những hàng hoá hoặc dịch vụ sẵn có;
- Triết lý bán hàng: bán cái mà nhà sản xuất có nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối
đa cho người bán.
Marketing hiện đại:
- Đặc trưng của thị trường sau đại chiến thế giới thứ 2:
- Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao
- Tiến bộ KH-CN diễn ra nhanh chóng
- Cạnh tranh diễn ra gay gắt
- Giá cả hàng hoá biến động mạnh
- Khủng hoảng thừa liên tiếp xảy ra
- Rủi ro trong kinh doanh nhiều
- Vai trò của người mua trở nên quan trọng hơn (hệ quả).
Phạm vi hoạt động của Marketing hiện đại rộng hơn.
Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất c ủa quá trình tái s ản
xu ất hàng hoá. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng là yếu tố quyết định quá

trình sản xuất kinh doanh. Triết lý của Marketing hiện đại là “bán những cái mà
khách hàng cần”.
Mục tiêu của Marketing hiện đại là thu được lợi nhuận cho người bán, cho nhà
sản xuất thông qua việc thoả mãn cao nhất nhu cầu của người mua, người tiêu
dùng.


Vai trò của Marketing trong kinh doanh.
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của
khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
Tác động của công nghệ thông tin & truyền thông với marketing hiện đại.
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu dùng phương pháp marketing
truyền thống như quảng cáo qua báo đài, tờ rơi... nhằm quảng bá sản phẩm thì
hiện nay, trước xu thế phát triển công nghệ số, đã có không ít những chiêu thức
độc đáo được áp dụng. Thời gần đây, ở một số "điểm nhậu" của Hà Nội xuất
hiện rất nhiều cô gái xinh đẹp tham gia tiếp thị loại bia mới tại thị trường Việt
Nam. Tưởng chừng khách hàng sẽ thờ ơ với việc tiếp thị bia ở quán xá vốn đã
quá nhàm, nhưng ngược lại, họ tỏ ra rất hào hứng chào đón. Lý do rất đơn giản,
các cô gái này tiếp thị bia bằng máy tính bảng, không phải bằng giấy và
cataloge như trước. Đến trước mặt khách, cô nhân viên tiếp thị chỉ cần lướt nhẹ
trên chiếc máy tính bảng là thông tin và hình ảnh về sản phẩm đã hiện ra. Có
khách hàng thích thú vì tiếp thị hiện đại và quá độc đáo.
Trong khi đó, tại một số nhà hàng lớn, quyển thực đơn truyền thống đã được
thay bằng máy tính bảng. Theo đó, khách tới ăn sẽ được nhân viên mang máy
tính bảng có hiện sẵn thực đơn đồ ăn thức uống, giá cả, hình ảnh. Ngôn ngữ của
menu cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Trung, Hàn, Nhật,
Việt... Khách chọn món nào, chỉ việc nhấn nút OK, "lệnh" sẽ chạy thẳng vào
nhà bếp và quầy pha chế, thu ngân. Nhân viên phục vụ không phải đợi khách

đọc món để ghi ra như trước, khiến cả 2 bên đều cảm thấy rất thoải mái.
Hay như tại một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hãng BMW thời gian gần
đây có thêm một chiếc gương được sắp đặt khéo léo để thay thế mặt kính chắn
trước xe BMW. Khi đứng trước gương và soi mình vào mẫu quảng cáo BMW 3
Series, người xem sẽ thấy mình như đang ngồi sau tay lái và là chủ nhân thực sự
của một trong những dòng xe sang trọng của BMW.


Chiến lược và sáng tạo những hình thức quảng bá độc đáo đã giúp những
doanh nghiệp này thu được những kết quả khá khả quan trong việc thu hút sự
chú ý và quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của mình.
Đối với người tiêu dùng thì sao? Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông
(công nghệ Marketing) mà chúng ta không phải mất thời gian và công sức để đi
tìm và tham khảo những món đồ mà ta cần mua, ta chỉ cần máy tính và internet
là đủ. Hoặc ngày nay, ta chỉ cần dùng điện thoại thông minh với công nghệ 3G
là ta đã biết được mọi hoạt động của thế giới đang diễn ra như thế nào.
Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang đã được các nhà quản trị
marketing ứng dụng, tận dụng và phát triển các tính năng của nó để tạo ra
những thay đổi và cải cách cho cộng nghệ Marketing từ truyển thống sang
Marketing hiện đại – Marketing số.
Thế nào là Marketing số?
Marketing số một khái niệm mới về Marketing ra đời đánh dấu một bước ngoặt
cho ngành Marketing với khái niệm này nhiều nhà kinh tế học khi phân tích sự
dịch truyển của của xu hướng truyền thông trong lĩnh vực Marketing đã đánh
giá đây thực sự là quyền lực thứ Năm. Sự thay đổi lớn này bắt đầu được xây
dựng trên nền tảng tư duy về khách hàng trong thời đại hiện nay.
Ngày nay, khách hàng không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động của
truyền thông.Họ ngày càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không
còn chỉ là ngắm từ xa nữa. Qua các trang web, postcad ,blog và facebook…,
khách hàng bày tỏ quan điểm của mình một cách chủ động. Trong khi một số

nhà tiếp thị vẫn đang cố gắng vạch ra các kế hoạch kỹ thuật số thì khách hàng
đang sử dụng một cách chủ động các kênh kỹ thuật số để so sánh, bình phẩm và
đôi khi là chỉ trích các sản phẩm và dịch vụ của các nhà tiếp thị đó.Việc sử dụng
truyền thông mới của mọi người không chỉ đơn giản là lựa chọn một bộ công cụ
mới. Hiện nay các kênh truyền thông mới cho phép khách hàng kiểm soát nhiều
hơn và do đó tăng cường tính liên quan với khách hàng. Thêm vào đó, tính di
động của các thiết bị cho phép khách hàng tham gia từ bất kì nơi nào. Có nhiều


điểm mấu chốt mà các nhà tiếp thị phải nắm bắt. Thứ cần thiết để khởi đầu
chính là việc cấu trúc lại quan điểm của bạn coi khách hàng như những người
tham gia chủ động. Để thực sự chuyển đổi được việc tiếp thị của mình, bạn cần
phải mở rộng quá trình lập kế hoạch để kết hợp chặt chẽ những hiểu biết hiện
thời về cách khách hàng đang thay đổi, đặc biệt là trong mối liên hệ với các
kênh truyền thông kỹ thuật số.
Nguyên lý thứ nhất: Người tiêu dùng và khách hàng phải được tham gia
một cách tích cực với tư cách là những người sáng tạo, đóng góp và bình luận
chứ không phải là những khán giả hay những mục tiêu thụ động.
Nguyên lý thứ hai: Các nhà tiếp thị phải vượt qua nguyên tắc tiếp thị
truyền thống về phạm vi và tần suất. Tiếp thị Số thành công khuyến khích mọi
người tham gia trên một cơ sở bền vững. Điều này đòi hỏi việc hoạch định kế
hoạch tốt hơn và một xác nhận rõ ràng - "Quyền lực thứ 5"
Bởi hai nguyên lý đó và với sự bùng nổ các phương tiện truyền thông
mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực
của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng. Quyền lực
này đang ngày càng thể hiện một rõ nét. Tại Việt Nam, đã có hơn 16 triệu người
sử dụng mạng xã hội, với hơn 130.000 tên miền được đăng ký , tốc độ tăng
trưởng 170% /năm, số người sử dụng internet đã lên tới hơn 23 triệu người sử
dụng, và gần 140 triệu số thuê bao di động (gấp 1,5 lần dân số)….Đây là nền
tảng rất tốt để truyền thông số phát triển tại Việt Nam. Điều này được thể hiện

bằng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trong năm vừa qua của các hãng lớn như
Pepsico với chiến dịch “ Tôi có thể”, Close up với chiến dịch “Thành phố thơm
mát, chiến dịch “Người đẹp vì lụa” của công ty SamSungVina chiến dịch
“7days2love” củanhãn Ponds,Lifecantwaitvn.com của Sunsilk... Chiến dịch
“Đàn ông đích thực” cuả X-men, chiến dịch “ Là con gái thật tuyệt” của Diana,



Bằng các chiến lược này, các hãng đã thu hút hàng trăm ngàn thành viên cả
những người nổi tiếng lẫn bình dân, họ đến từ mọi ngành nghề, với đủ mọi lứa
tuổi…
Các doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp và thường xuyên tới các đối tượng
khách hàng tiềm năng này. Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng có một mối
quan hệ tương tác mật thiết với nhau thông qua các công nghệ số.
Mobile Marketing: là “việc sử dụng các phương tiện không dây là công cụ
chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình
truyền thông Marketing hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng
các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt
động Marketing.
Là một phần của Marketing số, Mobile marketing, hay Marketing di động,
đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ công nghệ. Không chỉ thụ động
thừa hưởng những kết quả sáng tạo của công nghệ di động, mà ngược lại, ngành
công nghiệp di động đã và đang cố gắng tạo thêm nhiều công cụ mới cho các
nhà kinh doanh để thực hiện các chương trình marketing của mình một cách
hiệu quả. Mobile Marketing là một hình thức mở rộng của SMS Marketing,
ngoại trừ SMS chiếm đến 95%, các hình thức nâng cao như MMS, PSMS, WAP,
Mobile App sẽ góp phần tăng thêm các giá trị thông tin khi được gửi đi . Theo
Hiệp hội Mobile Marketing là “việc sử dụng các phương tiện không dây là công
cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình
truyền thông marketing hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng

các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động
marketing.
Hệ thống mobile marketing
Để thực hiện được một chương trình Mobile marketing, đòi hỏi rất nhiều đơn vị
tham gia, vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động của kỹ thuật. Tuy nhiên,
có thể chia làm 4 thành phần chính là:




Sản phẩm và Dịch vụ: Bao gồm các công ty (chủ nhãn hiệu), các đại lý quảng
cáo, các nhà cung cấp nội dung.



Đơn vị cung cấp ứng dụng di động: Là các đơn vị cung cấp ứng dụng và công
nghệ để thực hiện được một chương trình Mobile marketing.



Kết nối: Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng.



Các phương tiện truyền thông: Bao gồm báo chí, truyền hình, internet, email…;
các nhà bán lẻ, các chương trình marketing trực tiếp… Thực chất đây chính là
môi trường của một hệ thống Mobile marketing.
Các ứng dụng chính trong Mobile marketing.
Các phương tiện ứng dụng cho Mobile marketing ngày càng phát triển như:
SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Công ty

bạn có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới,
chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội
dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự
sáng tạo của công ty. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của
một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ
về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng
ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin
rác” và làm phản tác dụng của chương trình marketing.
PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn
văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia
vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông,
hình nền cho điện thoại di động.
MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi
cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho
các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là
vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn
cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả
nó đem lại có thể khá bất ngờ.


WAP: Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động.
Tương tự như những trang web được xem trên internet, bạn có thể đưa thông tin
về công ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap
này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.
Định vị GPS : Quảng cáo di động định vị (location-based services – LBS) được
triển khai khi các nhà cung cấp dịch vụ gửi thông tin quảng cáo tới các thuê bao
thông qua việc định vị vị trí của họ. Trong phương pháp này, chip định vị toàn
cầu (GPS) sẽ được tích hợp vào điện thoại để vị trí của thuê bao có thể được
phát hiện khi họ di chuyển vào bán kính phủ sóng của các trạm LBS. Cách thức
quảng cáo di động này thường tỏ ra rất hiệu quả bởi tính tùy biến rất cao. Ví dụ,

bạn kinh doanh bánh Piza trên phố. Bất kỳ ai đi vào trong khu phố đó hoặc ở
những địa điểm lân cận đều có thể nhận được tin nhắn thông báo về sự hiện diện
của cửa hàng của bạn.
Mobile App & Game : là những phần mềm ứng dụng và Game hầu hết được
thiết kế cho điện thoại Smartphone trong đó có kèm thêm các quảng cáo. Sự tác
động của quảng cáo phụ thuộc rất lớn vào phần mềm ứng dụng, Game mà nó
đính

kèm.

Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của
video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng
vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng
như số thiết bị có thể xem được video di động cũng ngày càng phát triển nhờ sự
phát triển của công nghệ bang thông rộng cho thiết bị di động.
Hơn nữa, trong một chương trình truyền thông hỗn hợp, các phương tiện thông
tin di động sẽ hỗ trợ đắc lực cho các phương tiện truyền thông như báo chí,
truyền hình, phát thanh, đặc biệt là khả năng liên lạc trực tiếp, duy trì mối quan
hệ gắn bó với khách hàng. Trong số các phương tiện truyền thông, thư trực tiếp
hay gọi điện thoại cho khách hàng cũng có thể làm được điều này nhưng với chi
phí tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng điện thoại di động hiện nay.
Hiệu quả và tiềm năng:


Mobile marketing là một công cụ phù hợp trong các mục tiêu sau đây của
marketing:
Thứ nhất, đó là tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng.
Thứ hai, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng.
Thứ ba, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các sự kiện hoặc các hoạt
động mua bán, làm tăng doanh số bán hàng.

Thứ tư, làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.
Hiệu quả của Mobile marketing, trước tiên có thể nhìn thấy ngay ở số lượng
khách hàng sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng như hiện nay. Sự bùng nổ
về số lượng các thuê bao di động đó chính là tiềm năng để Mobile Marketing
phát triển. Một cuộc nghiên cứu vừa được tiến hành mới đây của Ngân hàng thế
giới World Bank với tiêu đề “Thông tin và truyền thông cho sự phát triển 2012”
đã chỉ ra rằng khoàng 3/4 dân số thế giới hiện đang sử dụng các thiết bị di động.
Số thuê bao di động trên toàn thế giới đã tăng từ dưới 1 tỷ vào năm 2000 lên
hơn 6 tỷ trong năm 2012. Chỉ riêng năm 2012, hơn 800 triệu chiếc điện thoại di
động và máy tính bảng đã được phân phối đến tay người tiêu dùng, hơn 1 tỷ tài
khoản hoạt động và 680 triệu người sử dụng Facebook qua điện thoại, hơn 200
triệu tài khoản hoạt động tích cực trên Twitter và 200 triệu tài khoản trên
LinkedIn. Những con số này cho thấy xu hướng sử dụng các thiết bị di động và
mạng xã hội ngày một lan rộng, khiến cho việc tận dụng những công cụ truyền
thông số và nền tảng công nghệ sẵn có đã trở thành chiến lược marketing của
nhiều DN. Còn ở Việt Nam, số thuê bao di động đến giữa năm 2012cũng đạt
xấp xỉ 140 triệu thuê bao và con số này sẽ còn tăng mạnh. Quan trọng hơn, điện
thoại di động là phương tiện (gần như duy nhất) ở bên cạnh người sử dụng suốt
24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Liệu có phương tiện nào trong số báo
chí, truyền hình, đài phát thanh, internet,… có thời gian “sở hữu” khách hàng
lâu đến thế? Thêm vào đó, dựa trên cở sở dữ liệu khách hàng mà các nhà cung


cấp mạng có được việc giao tiếp với khách hàng thông qua điện thoại di động
có thể được cá nhân hóa.
Marketing lan truyền (viral marketing)
Hiện nay với sự phát triển càng ngày càng mạnh của công nghệ thông tin thì
hình thức marketing trực tuyến thông qua các phương tiện như internet, forum,
mobile, social media, mạng xã hội, iTV,… đã trở thành lựa chọn của rất nhiều
doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ marketing lan truyền

(Vital marketing) là một lựa chọn thích hợp và hiệu quả nhất.
“Tiếp thị lan truyền” ra đời đã từ rất lâu và đã dần trở thành một trong những
chiến lược tiếp thị quan trọng của nhiều công ty cũng như các tập đoàn đa quốc
gia.
Những công ty tên tuổi như Pepsi, Procter & Gamble, GM,… hầu hết những tên
tuổi lớn trên thế giới đều sử dụng internet làm công cụ để quảng bá sản phẩm
của họ đến với người tiêu dùng. Họ đã mở ra cánh cửa cơ hội và giảm đi những
nguy cơ tiềm ẩn trong chiến dịch marketing truyền thống.
Lời khuyên dành cho các nhà quản lý khi thực hiện chiến dịch Marketing
lan truyền:
Đơn giản: Xây dựng thông điệp tiếp thị dễ nhớ đơn giản và hấp dẫn, làm cách
nào đó để truyền đạt thông tin một cách dễ dành, tránh gây hiểu lầm. Làm cho
khách hàng hiểu được ý chính của thông điệp.
Tìm hiểu tâm lý, động cơ của khách hàng: Hầu hết moi người nghĩ rằng cuộc
cạnh tranh khốc liệt nhất chính là về giá cả của sản phẩm, vì ai cũng cho rằng
khách hàng thường bị tri phối và tác động mạnh mẹ nhất bởi giá cả. Nhưng
không phải khách hàng nào cũng mua vì giá rẻ, không ít khách hàng sẵn sàng
mua với giá không rẻ vì cho rằng “Tiền nào của nấy”. Vì vậy các bạn cũng nên
làm một cuộc khảo sát thực tế về vấn đề này trước khi thực hiện chiến dịch của
mình nhé.
Cho sử dụng thử sản phẩm và dịch vụ có giá trị: Hầu hết những chương trình
tiếp thị lan truyền đều cho miễn phí sử dụng sản phẩm và dịch vụ để thu hút sự


chú ý. Phương pháp này không có lời ngay nhưng nó rất hiệu quả vì được thu
hút sự chú ý từ những thứ miễn phí và lợi nhuận sẽ đến ngay sau đó.
Sử dụng mạng lưới có sẵn: Con người thuộc về xã hội, sử dụng mạng xã hội vì
vậy muốn gia nhập vào mạng lưới này chúng ta cần phải hiểu sâu sắc về sức
mạnh của các mạng xã hội, từ những mỗi quan he lỏng lẻo cho đến những nhóm
có quan hệ thân thiết, chặt chẽ. Từ đó sử dụng những mạng lưới này để truyền

tải thông điệp của bạn đến với người tiêu dùng.
Tận dụng tài nguyên của người khác: Tiếp thị lan truyền muốn đạt hiệu quả
hơn thì chúng ta cần sử dụng tài nguyên của người khác để truyền đạt, ví dụ như
những chương trình có liên quan tới nhau chúng ta nên đặt liên kết bằng hình
ảnh hay chữ lên website của nhau, liên kết qua lại.
Đảm bảo sự lan truyền dễ dàng: Có nhiều cách để truyền tải hông điệp của bạn
ví dụ như thông qua mail, website, mạng xã hội, social media,… Tiếp thị lan
truyền hữu hiệu nhất vẫn là internet vì cách giao tiếp trên đó rất dễ dàng và tiết
kiệm chi phí.
Những tích cực và tiêu cực cuả công nghệ marketing mang lại cho lĩnh vực
Marketing tương lai gần và trung hạn.
Tích cực.
Mức độ phổ biến của truyền thông xã hội và sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn marketing truyền thống. Chỉ trong
năm 2012, hơn 800 triệu chiếc điện thoại di động và máy tính bảng được phân
phối đến tay người tiêu dùng, hơn 1 tỷ tài khoản hoạt động và 680 triệu người
sử dụng Facebook qua điện thoại, hơn 200 triệu tài khoản hoạt động tích cực
trên Twitter, và 200 triệu tài khoản trên LinkedIn. Xu hướng sử dụng các thiết bị
di động và mạng xã hội ngày một lan rộng, khiến cho việc tận dụng được những
công cụ truyền thông số và nền tảng công nghệ sẵn có đã trở thành chiến lược
Marketing của ngay cả những công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ và xu hướng sử dụng mạng xã hội
đã làm thay đổi luôn bộ mặt của Marketing. Những người hoạt động trong


ngành Marketing cũng vì thế phải thay đổi cách tiếp cận và cách làm của mình.
Các diễn giả của Hội thảo CMO World Forum sẽ cùng các khách mời và người
tham dự Hội thảo luận bàn sự thay đổi từ Marketing truyền thống đến
Marketing hiện đại, các xu hướng Marketing mới như mobile Marketing,
Marketing qua mạng xã hội và triển vọng Marketing tại Việt Nam đến năm

2018.
Sử dụng Marketing số có chi phí rẻ hơn và độ lan truyền nhanh hơn, độ phủ
rộng hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Marketing căn bản – Philip Kotler
2. www.tailieu.vn/kythuatmarketing.
3. www.brandon.com/mobillmarketing
4. www.moore.vn/marketingonline



×