Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bài giảng an toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 49 trang )

Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng
Phần I. Những vấn đề chung về an toàn và vệ sinh lao động
 I.1. Mở đầu
I. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng.
An toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng là một bộ phận của an toàn và vệ sinh lao động,
An toàn và vệ sinh lao động là môn khoa học chủ yếu nghiên cứu các nguy cơ và nguyên nhân gây mất an
toàn và gây mất vệ sinh cho người lao động, kết hợp nghiên cứu nguy cơ và nguyên nhân gây ra sự cố kỹ thuật cho cơ
sơ vật chất sản xuất. Từ đó là nghiên cứu biện pháp cải thiện điều kiện lao động; các biện pháp phòng, chống, loại trừ,
ngăn ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm cho người lao động và cơ sơ vật chất của sản
xuất, các yếu tố có hại và độc hại cho người lao động, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động, sự cố cháy
nổ trong xây dựng; biện pháp bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người lao động.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra
thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn
thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ
bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con
người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình
lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao
động.
Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ
thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và
môi trường.
2. Nội dung.
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng nghiên cứu ở bốn vấn đề chính:
* Pháp luật an toàn và vệ sinh lao động: Bao gồm những văn bản pháp luật, những chính sách của Nhà nước
về bảo vệ con người trong quá trình lao động sản xuất.
* Vệ sinh lao động: Nghiên cứu môi trường sản xuất, những ảnh hưởng của nó và điều kiện lao động đến sức
khỏe con người, những biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho
người lao động.


* Kỹ thuật an toàn trong xây dựng: Nghiên cứu những nguyên nhân gây chấn thương trong sản xuất xây dựng,
những biện pháp về tổ chức và kỹ thuật để hạn chế và loại trừ nguyên nhân gây chấn thương.
* Kỹ thuật phòng chống cháy: Nghiên cứu các nguyên nhân gây cháy nổ trong sản xuất, những biện pháp tổ
chức và kỹ thuật phòng để phòng cháy và chữa cháy một cách có hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng vận dụng kiến thức và kỹ năng của các môn khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn như: hóa học, vật lý, vật lý kiến trúc, kỹ thuật điện, cơ học công trình, kết
cấu công trình, vật liệu xây dựng, cơ học đất, các môn công nghệ và tổ chức xây dựng, kỹ thuật môi trường, khoa học
egomic, khoa học tâm sinh lý người lao động và giải phẫu sinh lý người (y sinh học) vào xem xét yếu tố nguy hiểm, có
hại và độc hại, (cho con người trong lao động), có thể xảy ra trên quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên,
nhiên, vật liệu, trình độ nghiệp vụ của công nhân... đề ra những biện pháp phòng tránh các yếu tố nguy hiểm và có hại
đó.
.
II. Mục đích, ý nghĩa tính chất của công tác an toàn và vệ sinh lao động.
1. Mục đích.
Thông qua các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế loại trừ các yếu tố nguy hiểm
độc hại, tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ và
phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
3. Tính chất của an toàn và vệ sinh lao động.
* Tính pháp luật: Thể hiện qua chế độ, chính sách, luật lao động, thông tư, chỉ thị, điều lệ, quy phạm, tiêu
chuẩn…(luật lao động 1995; quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 – 91...), bắt buộc tất cả các tổ chức
nhà nước, kinh tế, xã hội và mọi người tham gia lao động sản xuất phải thực hiện nghiêm chỉnh.
* Tính quần chúng:
- Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là những người vận hành, sử dụng
công cụ, thiết bị máy móc, nguyên - nhiên vật liệu, có thể phát hiện thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp
xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động của đơn vị để góp ý kiến cho việc xây dựng quy trình quy phạm an toàn và vệ sinh
lao động.

1



- Dù các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có hoàn chỉnh đến đâu nhưng những
người có liên quan đến lao động sản xuất chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao
động cũng không thể đạt kết quả mong muốn.
* Tính khoa học kỹ thuật: Là tính chất quan trọng đối với mọi người, nhất là với cán bộ kỹ thuật. Muốn làm
tốt để loại trừ tai nạn lao động trước hết phải hiểu được tính nguy hiểm trong công nghệ, ở máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu..., trình độ nghiệp cụ của người công nhân, những biến đổi tâm sinh lý cơ thể người trong quá trình lao
động. Như vậy, nó đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải có những kiến thức nhất định của nhiều môn khoa học ( cơ, lý, hóa,
công trình, kiến trúc, công nghệ, vật liệu..., tâm sinh lý, y học...).
 I.2. Công tác an toàn và vệ sinh lao động ở Việt Nam
I. Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và vệ sinh lao động
Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, luật lao động Luật Lao động năm 2012, Luật An toàn và vệ
sinh lao động năm 2015. NĐ39-2016NĐ-CP, NĐ44-2016NĐ-CP
Quyền lợi là cách xử sự được phép của mỗi chủ thể để mang lại lợi ích cho chủ thể đó nhưng phải phù hợp với
lợi ích của xã hội và nhà nước.
Nghĩa vụ là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể phải thực hiện.
Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và đang có việc làm.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách
nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng,
chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử
dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường
hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao
động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải

báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi ng ười quản lý trực tiếp và người
phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết
về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo
phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao
động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi
làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh
lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

2


2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy
đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe
dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập
mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ
sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của
thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động.
II. Công tác an toàn và vệ sinh lao động ở doanh nghiệp sản xuất xây dựng
3. Khối chuyên trách BHLĐ.
a. Phòng ( ban ) BHLĐ, cán bộ BHLĐ:
* Định biên cán bộ BHLĐ trong doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 1 cán bộ bán chuyên trách công tác BHLĐ.
- Doanh nghiệp có từ 300 ÷ 1000 lao động cũng phải bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách BHLĐ.
- Doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên phải bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách BHLĐ, có thể tổ chức
thành phòng hoặc ban BHLĐ.
- Các tổng công ty quản lý nhiều doanh nghiệp hoặc nhiều yếu tố độc hại phải bố trí phòng hoặc ban BHLĐ.
( Thực tế các công ty có số công nhân từ 2.000 ÷ 3.000 đã có phòng BHLĐ với 5 - 7 kỹ sư chuyên ngành và
kỹ sư BHLĐ)
b. Nhiệm vụ quyền hạn của phòng, ban, cán bộ chuyên trách BHLĐ:
* Nhiệm vụ:
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động đểxây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ tại doanh
nghiệp.
- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước, các nội

quy, quy chế, chỉ thị về BHLĐ đến người lao động.
- Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, đôn đốc các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp
đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng ( đội trưởng ) để xây dựng quy trình, biện pháp an toàn
vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng ( máy, thiết bị...) và
phải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động.
- Phối hợp với các bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng để tổ chức huấn luyện về
BHLĐ cho người lao động.
- Phối hợp với y tế tổ chức đo đạc các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề
nghiệp, TNLĐ, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe.
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn AT - VSLĐ trong doanh nghiệp và đề xuất biện
pháp khắc phục tồn tại.
- Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp.
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động để giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh
tra, kiểm tra.
- Dự thảo: Trình lãnh đạo doanh nghiệp, ký nhận các báo cáo về BHLĐ theo quy định.
* Quyền hạn:
- Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ - tổng kết tình hình sản xuất của doanh nghiệp và kiểm điểm
thực hiện kế hoạch BHLĐ.
- Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đồ án thiết kế thi công,
nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng ( xây dựng, cải tạo, mở rộng ) hoặc các máy móc thiết bị mới sửa
chữa, lắp đặt để tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động.
- Trong khi kiểm tra sản xuất, nếu phát hiện các vi phạm hoặc nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động thì có
quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc hoặc yêu cầu người phụ trách các bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc
để thi hành các biện pháp an toàn cần thiết, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.

3


III. Nội dung của công tác BHLĐ tại doanh nghiệp.

1. Kế hoạch BHLĐ.
a. * Cơ sở pháp lý:
Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015. Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2016, Quy định một số
nội dung về tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cơ sở sản xuất, kinh doanh.
* ý nghĩa của kế hoạch bảo hộ lao động:
- Kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp là một văn bản pháp lý nêu lên những nội dung công việc doanh nghiệp
phải làm nhằm mục tiêu ngăn chặn TNLĐ và BNN.
- Mặt khác đây là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động về An toàn vệ sinh lao
động.
- Căn cứ vào kế hoạch An toàn vệ sinh lao động, có thể đánh giá sự nhận thức, sự quan tâm đến công tác
BHLĐ và ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và tình hình vệ sinh, an toàn lao động của doanh
nghiệp.
b. Nội dung của kế hoạch An toàn vệ sinh lao động:
+ Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
+ Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.
+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
+ Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa BNN.
c. Yêu cầu của kế hoạch An toàn vệ sinh lao động:
- Phải đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phải đủ các nội dung nêu trên với các biện pháp cụ thể kèm theo về kinh phí, vật tư, thời gian thực hiện...
d. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch An toàn vệ sinh lao động:
* Căn cứ để lập kế hoạch.
- Nhiệm vụ phương hướng sản xuất và tình hình lao động của năm kế hoạch.
- Kế hoạch bảo hộ lao động của năm trước và những tồn tại.
- Kiến nghị, phản ảnh của người lao động, của công đoàn, thanh tra, kiểm tra.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kinh phí trong kế hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành sản
phẩm.
* Tổ chức thực hiện.
- Bộ phận BHLĐ hoặc cán bộ chuyên trách BHLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp để đôn
đốc, kiểm tra và thường xuyên báo cáo với người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động định kỳ kiểm điểm, đánh giá thực hiện kế hoạch BHLĐ và thông báo kết quả thực
hiện cho người lao động biết.
2. Huấn luyện kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.
* Cơ sở pháp lý:
Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015. Nghị định chính phủ NĐ44-2016NĐ-CP về Huấn luyên An toàn và vệ
sinh lao động.
* ý nghĩa:
Huấn luyện BHLĐ (an toàn và vệ sinh lao động) là một trong những biện pháp phòng tránh tai nạn và bệnh
nghề nghiệp có hiệu quả rất cao nhưng rất kinh tế, không đòi hỏi nhiều tiền bạc và thời gian.
* Yêu cầu của công tác huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động:
- Tất cả mọi người tham gia quá trình lao động sản xuất đều phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn và vệ
sinh lao động. Gồm huấn luyện khi mới đến nhận việc và huấn luyện tại nơi làm việc. Phải tiến hành huấn luyện định
kỳ nhằm củng cố kiến thức an toàn vệ sinh lao động.
- Có kế hoạch huấn luyện hàng năm.
- Có đầy đủ hồ sơ huấn luyện theo quy định ( sổ đăng ký huấn luyện, biên bản, danh sách và kết quả huấn
luyện...).
- Đảm bảo đầy đủ các nội dung ( mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn và vệ sinh lao động, nội dung cơ bản
của pháp luật BHLĐ, quy trình quy phạm an toàn, biện pháp tổ chức sản xuất làm việc an toàn và vệ sinh lao động...).
- Đảm bảo chất lượng của huấn luyện ( bố trí giảng viên có chất lượng cung cấp đầy đủ yêu cầu huấn luyện,
kiểm tra, sát hạch nghiêm túc ).
* Nội dung của huấn luyện BHLĐ: Chia làm 3 bước
- Bước 1: Huấn luyện khi mới đến nhận việc bao gồm
+ Mục đích, ý nghĩa và tính chất của BHLĐ.
+ Nội quy về công tác an toàn lao động của đơn vị.
+ Những vấn đề sơ đẳng về kĩ thuật an toàn và vệ sinh lao động đối với công việc mà người công
nhân sẽ thực hiện
+ Tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ bảo hộ cá nhân.
+ Tác dụng và cách sử dụng các thiết bị an toàn.
- Bước 2: Huấn luyện tại nơi làm việc về kĩ thuật an toàn và vệ sinh lao động đối với công việc mà người công
nhân sẽ thực hiện.


4


+ Các đặc điểm của máy móc, thiết bị mà người công nhân sẽ thực hiện.
+ Nội quy đối với công việc mà người công nhân sẽ thực hiện.
Hai bước này có kiểm tra sát hạch. Đối với công nhân ngành xây dựng nên tiến hành kiểm tra theo hình thức
trắc nghiệm.
- Bước 3: Huấn luyện hàng ngày dưới hình thức ghi sổ giao nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện.
Người tổ trưởng kí và chịu trách nhiệm việc thực hiện công việc.
3. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ.
* Cơ sở pháp lý: Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015.
- Khai báo điều tra TNLĐ được thực hiện theo NĐ39-2016NĐ-CP ngày 15/5/2016 (chương III).
a. Khai báo về TNLĐ:
* Khi khai báo TNLĐ cần chú ý.
- Tính chất công việc.
- Địa điểm: (xảy ra trong doanh nghiệp hay đi làm nhiệm vụ hoặc trên đường đi đến nơi làm việc..).
- Thời gian: (xảy ra khi đang làm việc, chuẩn bị, hay giải lao.. ).
* Phân loại Tai nạn lao động (điều 9 chương 3, NĐ39-2016NĐ-CP).
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao
động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn; b)
Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái
phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y; d) Người lao
động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn
lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định 39 này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao
động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
* Nguyên tắc khai báo TNLĐ.

- Tất cả các TNLĐ chết người (trừ ở cơ sở lực lượng vũ trang) đều phải khai báo bằng cách nhanh nhất ( điện
thoại....) với thanh tra nhà nước về ATLĐ, liên đoàn lao động, cơ quan công an nơi gần nhất, cơ quan quản lý cấp trên.
- Tai nạn xảy ra ở địa phương nào phải khai báo ở địa phương đó.
- Tai nạn xảy ra ở cơ sở nào thì cơ sở đó phải có trách nhiệm khai báo.
(có thể người bị tai nạn không thuộc đơn vị sử dụng lao động quản lý).
b. Điều tra TNLĐ:
* Mục đích:
- Xác định nguyên nhân.
- Quy trách nhiệm để xử lý và giáo dục.
- Đề ra biện pháp ngăn ngừa tái diễn.
* Yêu cầu:
- Phản ánh chính xác, đúng thực tế tai nạn.
- Đúng thủ tục điều tra (hồ sơ, trách nhiệm, chi phí...).
- Tìm ra các biện pháp xử lý.
* Nguyên tắc điều tra.
- Tất cả các vụ TNLĐ đều phải điều tra theo quy định.
- Thanh tra nhà nước về ATLĐ - VSLĐ, Liên đoàn lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ điều tra các vụ TNLĐ chết
người ( tai nạn lao động trầm trọng ).
- Các vụ TNLĐ xảy ra trên phương tiện giao thông phải phối hợp với cảnh sát giao thông.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra các vụ TNLĐ nhẹ, trong thành phần đoàn điều tra gồm có:
+ Người sử dụng lao động
+ Đại diện công đoàn cơ sở
+ Cán bộ ATLĐ chuyên trách.
c. Trách nhiệm của người sử dụng ở cơ sở xảy ra TNLĐ:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn.
- Khai báo bằng cách nhanh nhất với cơ quan hữu quan
- Giữ nguyên hiện trường (tai nạn chết người hoặc nặng).
- Cung cấp thông tin có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu cơ quan điều tra.
- Tạo điều kiện cho những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho đoàn điều tra.
- Tổ chức điều tra các vụ TNLĐ nhẹ, TNLĐ nặng theo quy định.

- Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do TNLĐ, chịu trách nhiệm các khoản chi phí phục vụ điều tra
TNLĐ.
- Gửi báo cáo, kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tới cơ quan tham gia điều
tra TNLĐ.
- Lưu giữ hồ sơ ( chết người lưu 15 năm, TNLĐ khác lưu cho đến khi người bị tai nạn nghỉ hưu ).

5


 I.3. phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
I. Một số khái niệm.
1. Tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy
hiểm và có hại trong sản xuất.
2. Chấn thương: Chấn thương xảy ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về
ATLĐ.
Nhiễm độc cấp tính cũng coi như chấn thương.
3. Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động.
4. An toàn lao động: Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.
Yếu tố nguy hiểm trong lao động là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người
trong quá trình lao động. (luật AT và VSLĐ 2015)
5. Kỹ thuật an toàn: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu
tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.
6. Vệ sinh lao động: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa
sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Yếu tố có hại trong lao động là yếu tố làm vệ sinh, gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong
quá trình lao động. (luật AT và VSLĐ 2015)
7. Bảo hộ lao động: Hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế, xã hội, kỹ
thuật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người trong quá trình lao
động.
8. Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình

công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa
chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
II. Phân tích điều kiện lao động.
1. Điều kiện lao động nói chung.
Từ định nghĩa (I.8), có thể thấy điều kiện lao động được đánh giá bởi một mặt là quá trình lao động, mặt khác
là tình trạng vệ sinh của môi trường, trong đó quá trình lao động được thực hiện.
* Quá trình lao động: Là tập hợp của một số động tác nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó. Khi thực hiện các
động tác cơ thể con người có những căng thẳng nhất định về mặt thần kinh, cơ bắp, thể lực... Sự căng thẳng này tùy
thuộc vào tính chất của công việc, mức độ di chuyển, tư thế làm việc, mức độ tập trung và các công cụ hỗ trợ (dụng cụ
cầm tay, máy móc mà người lao động điều khiển...).
* Tình trạng vệ sinh của môi trường: Các hoạt động của người lao động đặt trong một môi trường mà trong đó
có các yếu tố:
- Vi khí hậu ( nhiệt độ, gió, độ ẩm, bức xạ nhiệt ).
- Nồng độ bụi độc hại ( bụi và chất độc từ vật liệu, sản phẩm...)
- Tiếng ồn và rung động ( tiếng ồn của máy móc hoặc sự va đập giữa các máy móc, thiết bị và vật liệu, sản
phẩm...).
- Tình trạng chiếu sáng: ( ánh sáng do thiết kế nhà xưởng, do thiết kế chiếu sáng nhân tạo...).
* Các yếu tố kể trên có thể xảy ra đồng thời hoặc dưới dạng tổ hợp, trong những điều kiện nhất định sẽ ảnh
hưởng xấu đến người lao động có thể dẫn đến TNLĐ, BNN hoặc làm giảm năng suất lao động.
VD:
- Tiếng ồn có thể là nguyên nhân dẫn đến TNLĐ
- Bụi dẫn đến bệnh nghề nghiệp, nhiễm bụi phổi
- Chiếu sáng không tốt làm giảm NSLĐ...
2. Điều kiện lao động của công nhân ngành xây dựng.
Căn cứ điều kiện lao động nói chung thấy rằng công nhân xây dựng có những điều kiện đặc thù sau:
- Có nhiều công việc nặng nhọc nhưng chưa được cơ giới hóa hoặc cơ giới hóa ở mức độ thấp (bốc xếp vật
liệu vào nơi tập kết trên công trường).
- Di chuyển trên một địa hình rất phức tạp (khi trên cao, khi dưới tầng hầm...), tư thế làm việc của nhiều công
việc là gò bó...
- Các công việc chủ yếu tiến hành ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết (mùa hè, mùa đông, nắng, mưa, rét,

gió…).
- Có nhiều công việc độc hại (bụi - có thành phần silic ở phần lớn các vật liệu xây dựng).
- Công nhân xây dựng Việt Nam chưa được đào tạo một cách có hệ thống (hiểu biết về công nghệ, về an toàn
lao động thấp..).
III. Các nguyên nhân tai nạn lao động.
1. Tai nạn lao động nói chung.
Cho đến nay chưa có phương pháp phân loại nguyên nhân tai nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Tuy
nhiên người ta có thể phân thành các nhóm:
- Nguyên nhân kỹ thuật.
- Nguyên nhân tổ chức.
- Nguyên nhân vệ sinh môi trường.
- Nguyên nhân chủ quan ( do bản thân gây nên ).
a. Nguyên nhân kỹ thuật: Có thể chia ra như sau:

6


- Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc không hoàn chỉnh ( hư hỏng, thiếu thiết bị phòng ngừa...)
- Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn ( trình tự tháo dỡ không đúng, sử dụng phương tiện chở vật liệu để chở
người...).
- Thao tác làm việc không đúng, vi phạm quy tắc an toàn ( hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu, lấy tay làm cữ
khi cưa cắt...).
b. Nguyên nhân tổ chức:
- Bố trí mặt bằng không gian sản xuất không hợp lý ( chật hẹp, máy móc không đủ khoảng cách để thao tác...).
- Tuyển dụng sử dụng công nhân không đúng yêu cầu ( người có bệnh tim làm việc trên cao, không được đào
- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn lao động.
- Thực hiện không nghiêm chỉnh chế độ BHLĐ.
( Giờ nghỉ ngơi, phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ lao động nữ...).
c. Nguyên nhân vệ sinh lao động:
- Khí hậu, vi khí hậu không tiện nghi, phòng không thông thoáng.

- Các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn ( bụi, ồn, rung động...).
- áp suất cao hoặc thấp hơn bình thường.
- Không phù hợp tiêu chuẩn egônômi ( tư thế gò bó, công việc đơn điệu, buồn tẻ hoặc nhịp độ lao động quá
khẩn trương, dụng cụ máy móc không phù hợp với nhân trắc học..).
- Thiếu hoặc chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân kém.
- Không đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân ( không có nước uống, không có chỗ tắm rửa...).
d. Nguyên nhân do bản thân:
- Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp.
- Trạng thái thần kinh bất ổn ( vui, buồn, lo lắng khi làm việc...).
- Vi phạm kỷ luật lao động ( nô đùa, uống rượu trong giờ làm việc, không chịu sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân...).
2. Tai nạn lao động trong xây dựng cơ bản.
Trong xây dựng cơ bản có thể nhìn nhận về các nguyên nhân từ các yếu tố sau:
- Thiết kế công trình ( sơ đồ kết cấu, tổ hợp tải trọng, lựa chọn vật liệu...)
- Thiết kế biện pháp thi công ( thiết kế ván khuôn, biện pháp đào đất...).
- Tổ chức thi công ( mặt bằng thi công chồng chéo, thi công trên cao cùng một phương đứng, không có tấm
chắn....).
- Kỹ thuật thi công ( nghiệp vụ thấp, không được học biện pháp an toàn lao động...).
IV. Phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động.
1. Phương pháp thống kê.
- Nội dung của phương pháp: Dựa vào số liệu ghi tai nạn lao động và các biên bản tai nạn lao động, tiến hành
phân nhóm các tai nạn theo những quy ước nhất định ( nghề nghiệp, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, đặc tính chấn
thương...), xác định nhóm nào tai nạn nhiều nhất. Trên cơ sở đó có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu biện pháp
thích hợp để phòng ngừa.
- Điều kiện để thực hiện phương pháp này là phải có đầy đủ các dữ liệu thống kê TNLĐ.
2. Phương pháp địa hình.
- Nội dung phương pháp: Xem xét loại địa hình nơi thường xảy ra tai nạn, trên cơ sở nơi đó đánh dấu ( vẽ,
chụp ảnh...) một cách chính xác, kịp thời, để phân tích nguyên nhân tai nạn và đưa ra dấu hiệu cảnh báo có tính trực
quan nhằm ngăn ngừa tái diễn.
- Điều kiện của phương pháp là phải đánh dấu ngay, đầy đủ và có hệ thống các trường hợp tai nạn.

3. Phương pháp chuyên khảo.
- Khảo sát toàn bộ tình hình sản xuất, bao gồm: Công nghệ, máy móc thiết bị, sản phẩm, nguyên nhiên liệu,
trình độ nghiệp vụ và sự biến động về số lượng công nhân, tiến độ, mặt bằng sản xuất... Phân tích, đánh giá ( có thể là
bằng hàm dự báo để chỉ ra thời gian và địa điểm có thể xảy ra tai nạn nhiều nhất ).
- Ưu điểm cho phép xác định khá đầy đủ các nguyên nhân gây tai nạn để từ đó quyết định biện pháp loại trừ
những tai nạn đó.
V. Phương pháp đánh giá tình hình tai nạn.
Để đánh giá công tác bảo hộ lao động ở đơn vị sản xuất, cần căn cứ vào:
- Kế hoạch bảo hộ lao động của đơn vị.
- Triển khai thực hiện kế hoạch bảo hộ của đơn vị.
- Các số liệu cụ thể thông qua các hệ số:
* Hệ số tần số chấn thương: Kts
+ Là tỷ số giữa số người bị tai nạn trên số người làm việc trung bình trong khoảng thời gian xác định (quý,
năm).

Kts =
Trong đó:

S
.1000
N

S - Số người bị tai nạn
N - Số người làm việc trung bình trong khoảng thời gian có
các tai nạn.

7


Như vậy, hệ số này là tần suất số người bị tai nạn tính theo phần nghìn, chưa cho biết mức độ tai nạn là nặng

hay nhẹ.
* Hệ số nặng nhẹ: Kn
Là số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi trường hợp tai nạn.

Kn =

D
S

- D: tổng số ngày phải nghỉ việc cho tai nạn lao động gây ra trong khoảng thời gian xét.
- S: số trường hợp tai nạn ( không kể đến trường hợp chết người hoặc mất sức lao động vĩnh viễn - các trường
hợp này xét riêng ).
* Hệ số tai nạn nói chung: Ktn = Kts . Kn

8


Phần II: vệ sinh lao động
II.1. Những vấn đề chung về vệ sinh lao động
I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của vệ sinh lao động.
* Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức
khỏe người lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp nhằm nâng cao khả
năng lao động cho người lao động.
* Nội dung của vệ sinh lao động:
- Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của môi trường mà trong đó các quá trình lao động được thực hiện.
- Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể.
- Tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Các biện pháp chống mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp.
- Quy định tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, vệ sinh cá nhân, chế độ bảo hộ lao động.
- Khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân làm việc ở các bộ phận khác nhau trong đơn vị.

- Quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Giám định khả năng lao động cho công nhân.
- Đôn đốc kiểm tra thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất.
II. Các bệnh nghề nghiệp.
Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam mới chỉ quy định 30 bệnh nghề nghiệp, gồm: nhóm I bệnh bụi phổi-viêm phế quản (07
bệnh), nhóm II bệnh nhiễm độc (10 bệnh), nhóm III bệnh tác hại Vật lý (05 bệnh), nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
(04 bệnh), nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (04 bệnh).
1. Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp, (nhóm I): là bệnh phổ biến trong xây dựng liên quan đến các vật liệu có
thành phần silic (đá và luyện thép ).
2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng), (nhóm I)
3. Bệnh bụi phổi bông, (nhóm I)
4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, (nhóm I, 167/BYT-QĐ)
5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp, (nhóm I, 27/2006/QĐ-BYT)
6. Bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp, (nhóm I, 44/2013/TT-BYT)
7. Bệnh bụi phổi-Than nghề nghiệp, (nhóm I, 36/2014/TT-BYT)
8. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì, (nhóm II, )
9. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen, (nhóm II, )
10. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân, (nhóm II, )
11. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan, (nhóm II, )
12. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen), (nhóm II, )
13. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp, (nhóm II, )
14. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp, (nhóm II, )
15. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp, (nhóm II, )
16. Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, (nhóm II, 27/2006/QĐ-BYT)
17. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, (nhóm II, 42/2011/TT-BYT)
18. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
19. Bệnh điếc do tiếng ồn
20. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
21. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
22. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

23. Bệnh sạm da nghề nghiệp (VD: Sạm da nghề nghiệp do tia hồng ngoại )
24. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
25. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
26. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
27. Bệnh lao nghề nghiệp
28. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
29. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp
30. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

III. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp.
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Cơ giới hóa, tự động hóa...
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Cải tiến hệ thống thông gió, chiếu sáng...
- Biện pháp phòng hộ cá nhân: Quần áo, kính mũ mặt nạ...
- Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Bố trí giờ làm việc hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân...
- Biện pháp bồi dưỡng sức khỏe: Khám tuyển, bồi dưỡng nâng cao thể lực công nhân...
IV. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động.

9


- Thông thường để đánh giá mức độ nặng nhọc của lao động thể lực người ta dùng chỉ số tiêu hao năng lượng.
Tiêu hao năng lượng càng cao thì cường độ lao động càng lớn.
Bảng tiêu hao năng lượng ở các dạng lao động khác nhau
Cường độ lao động
Lao động nhẹ
Lao động trung bình
Lao động nặng

Tiêu hao năng lượng
KCalo/phút

KCalo/24giờ
2,5
2300 – 3000
2,5 - 5
3110 – 3900
5 - 10
4000 – 4500

Nghề tương ứng
Giáo viên, thầy thuốc
Thợ dệt, thợ nguội
Thợ mỏ, thợ bốc vác, XD...

- Thay đổi nhịp thở, nhịp tim.
Lúc bình thường:
Nhịp thở 16 ÷ 18 lần/phút. Khi lao động tăng 30 ÷ 40 lần/phút
Nhịp tim 60 ÷ 70 lần/phút. Khi lao động tăng 90 ÷ 150 lần/phút
Sau khi lao động các biến đổi trong cơ thể không trở về bình thường ngay lập tức. Thời kỳ phục hồi dài hay
ngắn nói lên sự tích lũy các sản phẩm dị hóa chưa bị ô xi hóa trong cơ thể nhiều hay ít và tình trạng rèn luyện thích nghi
của cơ thể.
- Đếm mạch là một phương pháp đơn giản và chính xác để kiểm tra mức độ chịu tải về thể lực trong khi lao
động và kiểm tra diễn biến của quá trình phục hồi trong thời gian nghỉ ngơi.
Nếu lao động nhẹ, ngừng công việc 2 ÷ 4 phút thì mạch trở lại bình thường.
Nếu lao động nặng, thời gian phục hồi có thể 20 ÷ 40 phút hoặc lâu hơn.
Bảng các thông số đánh giá mức chịu tải thể lực
Mức chịu tải

Tiêu thụ ô xi
l/ph


Thông khí
phổi l/p

Nhiệt thân oC

Tần số tim
đập lần/phút

Rất nhẹ, nghỉ ngơi
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Rất nặng
Cực nặng

0,25÷ 0,5
0,5÷ 1
1÷ 1,5
1,5÷ 2,0
2÷ 2,5
2,5÷ 4

6÷ 7
10÷ 20
20÷ 31
31÷ 43
3÷ 56
60÷ 100

37,5

37,5
37,5÷ 38
38÷ 38,5
38,5÷ 39
> 39

60-70
75÷ 100
100÷ 125
125-150
50÷ 175
> 175

Axit lactic
trong 100cm3
(mg)
10
10
15
15
20
50÷ 60

- Theo dõi khả năng lao động của người công nhân trong một ngày có thể thấy biểu hiện sau:
+ Lúc đầu năng suất lao động tăng theo thời gian. Cao nhất là sau 1÷ 1,5 giờ , duy trì sau một vài giờ và bắt
đầu giảm xuống. Sau khi được nghỉ ngơi sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 1÷ 1,5 giờ. Khi xuất hiện
dấu hiệu mệt mỏi, năng suất lao động giảm dần.
V. Vấn đề tăng năng suất lao động, chống mệt mỏi.
- Thao tác lao động cần được tiến hành thoải mái nhất, ngắn nhất, tiết kiệm nhất, hết sức tránh những thay đổi
đột ngột và những cử động lặp đi lặp lại đơn điệu.

- Tiến hành liên tục hợp lý các vận động theo nhịp điệu bình thường sẽ làm giảm mức chịu tải của thế lực, bớt
căng thẳng của thần kinh, giảm mệt mỏi và hạn chế tai nạn lao động.
- Tư thế lao động thoải mái khi bố trí các dụng cụ lao động hợp lý, tránh lãng phí năng lượng và thời gian.
- Chỗ đặt dụng cụ, nguyên vật liệu, phương tiện và đối tượng lao động phải sắp xếp rõ ràng để tránh tìm kiếm.
- Lợi dụng trọng lực một cách hợp lý để chuyển nguyên vật liệu là tiết kiệm năng lượng nhất.
- Thời gian lao động hàng ngày không nên quá dài, chỉ nên theo quy định 8h/ngày (người ta đã nghiên cứu thấy
nếu kéo dài >8h/ngày thì nhiều công việc năng suất lao động giảm).
- Cần phân phối xen kẽ giờ nghỉ và giờ làm việc trong ca. Tổng số thời gian nghỉ (giải lao) cần đạt ít nhất 15%
thời gian làm việc (lao động nặng từ 20%÷ 50%).
- Để đảm bảo có đủ năng lượng trong lao động, công nhân cần được ăn 3 bữa: sáng 25%, trưa 40%, chiều 35%
tổng năng lượng. ăn nhiều bữa chống được mệt mỏi và tăng khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa.
 II. 2. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất
I. Khái niệm.
1. Định nghĩa.
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ (t - 0C),
độ ẩm (φ - %), bức xạ nhiệt (γ - calo/cm2.ph) và tốc độ chuyển động của không khí (V- m/s). Điều kiện vi khí trong sản
xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.
- Về mặt vệ sinh, vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật của công nhân.
- Theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất, người ta chia ra 3 loại vi khí hậu.
+ Vi khí hậu tương đối ổn định: Nhiệt lượng toả ra khoảng 20Kcal/m3.h (nhà máy cơ khí hoặc nhà
máy dệt).

10


+ Vi khí hậu tương đối nóng: Nhiệt lượng toả ra >20Kcal/m3.h (nhà máy đúc, luyện).
+ Vi khí hậu tương đối lạnh: Nhiệt lượng toả ra <20Kcal/m3.h (nhà máy rượu, bia ướp lạnh).
2. Các yếu tố vi khí hậu.
a. Nhiệt độ: (t - 0C) là yếu tố quan trọng trong sản xuất, nó phụ thuộc vào quá trình sản xuất và bức xạ mặt
trời. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt dưới hình thức truyền nhiệt của cơ thể.

Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc về mùa hè là 30 oC và không được vượt quá
nhiệt độ này 50C.
b. Bức xạ nhiệt: (γ - Calo/cm2.ph) là những sóng điện từ bao gồm các tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng
thường. Điều lệ vệ sinh quy định cường độ bức xạ ≤ 1 Calo/cm2. ph.
c. Độ ẩm: (ϕ - %) về mặt vệ sinh, độ ẩm thường lấy là độ ẩm tương đối tức là tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối và
độ ẩm tối đa.
Độ ẩm cao ϕ=100% làm tăng hiệu ứng có hại của nhiệt độ môi trường cao (vi khí hậu nóng), tạo nên trạng thái
vi khí hậu oi nóng ngăn trở thải nhiệt cơ thể qua bay hơi mồi hôi. Ngược lại, trong điều kiện vi khí hậu lạnh, độ ẩm cao
(thậm chí mưa lạnh) làm tăng hậu quả mất nhiệt của cơ thể ra môi trường, làm cơ thể nhiễm lạnh thêm.
Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối ở nơi sản xuất khoảng 75÷ 85%.
d. Vận tốc chuyển động của không khí (gió): (V - m/s) ảnh hưởng đến khả năng thải nhiệt cơ thể dưới hình
thức đối lưu. Giới hạn trên của gió v≤ 3m/s vì khi v đạt đến 5m/s sẽ gây kích thích bất lợi cho cơ thể. Trong trường hợp
gió manh (gió lùa) kết hợp với nhiệt độ thấp làm tăng hậu quả của vi khí hậu lạnh làm cơ thể mất nhiệt thêm. Ngược lại
giới hạn dưới của gió v=0m/s cũng gây bất lợi cho cơ thể trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao (vi khí hậu nóng) làm
mắt khả năng thải nhiệt qua đối lưu.
e. Nhiệt độ hiệu quả tương đương: Thqtđ (nhiệt độ đánh giá tác động tổng hợp của (t, ϕ, V) được định nghĩa như
sau:
Nhiệt độ hiệu quả tương đương của một môi trường không khí có nhiệt độ t, độ ẩm ϕ, tốc độ gió V là
nhiệt độ của không khí bão hòa hơi nước (ϕ=100%) và không có gió (V=0) gây được cho cơ thể con người cảm giác
nhiệt giống như cảm giác nhiệt đo t,ϕ,V đang xét gây ra.

Thang nhiệt độ hiệu quả tương đương
Như vậy nhiệt độ hiệu quả tương đương phụ thuộc vào trạng thái làm việc, nghỉ ngơi, sức khỏe, mùa, điều kiện
địa lý.
- Đối với ngườiViệt Nam, Thqtđ thích hợp vào mùa đông từ 20÷ 24oC, mùa hè từ 24÷ 27oC.
- Nhược điểm của nhiệt độ hiệu quả tương đương là không đề cập đến yếu tố trao đổi nhiệt bằng bức xạ. Một
cường độ bức xạ không lớn lắm cũng có ảnh hưởng rất rõ rệt đến cảm giác nhiệt của con người.
Bảng: Cảm giác nhiệt phụ thuộc vào năng lượng bức xạ và thời gian tác dụng
Năng lượng bức xạ KCal/m2.h


Mức độ

240 ÷ 480
480 ÷ 900
900 ÷ 1380
1380 ÷ 1800
1800 ÷ 2400
2400 ÷ 3000
> 3000

Yếu
Vừa phải
Trung bình
Đáng kể
Cao
Mạnh
Rất mạnh

11

Thời gian chịu đựng dưới tác dụng liên
tục
Thời gian dài
3 ÷ 5 phút
40 ÷ 60 giây
20 ÷ 30 giây
12 ÷ 24 giây
8 ÷ 10 giây
2 ÷ 5 giây



II. ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể người.
1. Điều hòa thân nhiệt ở người.
Cơ thể người có nhiệt độ khoảng 370C ± 0,50C. Việc duy trì nhiệt độ này là nhờ vào hai quá trình điều nhiệt:
a. Điều nhịêt hóa học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự ô xi hóa các chất dinh dưỡng. Biến đổi này thay
đổi theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng thái làm việc.
b. Điều nhiệt lý học: là quá trình biến đổi thải nhiệt thông qua các quá trình sau:
+ Truyền nhiệt: Khi thân nhiệt lớn hơn nhiệt độ bề mặt tiếp xúc và môi trường xung quanh.
+ Đối lưu: Khi nhiệt độ không khí thay thế nhỏ hơn nhiệt độ lớp khí thải ra từ cơ thể (khoảng 340C).
+ Bay hơi mồ hôi: bay hơi trên bề mặt da → làm mát trên bề mặt da. Hình thức này mạnh khi t0 không
0
khí > 34 C.
+ Bức xạ nhiệt: Cơ thể người cũng có thể phát ra các tia bức xạ.
2. ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể.
a. ảnh hưởng của vi khí hậu nóng:
*Tác động có hại gây ra chứng say nóng:
Những biến đổi về sinh lý - Biến đổi cảm giác nhiệt của da trán đối với nhiệt độ môi trường:
28 ÷ 290C
cảm giác lạnh
29 ÷ 300C
cảm giác mát
30 ÷ 31OC
cảm giác dễ chịu
O
31,5 ÷ 32,5 C
cảm giác nóng
32,5 ÷ 33,5OC
cảm giác rất nóng
> 33,5OC
cảm giác cực nóng

- Thân nhiệt của một người khỏe mạnh là 37OC ± 0,5OC. Cơ thể tự cung cấp nhiệt lượng tạo thân nhiệt là nhờ
điều nhiệt hóa học. Nếu điều nhiệt hóa học lớn cơ thể cần thải nhiệt bằng điều nhiệt lý học để giữ thân nhiệt ổn định.
Trong điều kiện vi khí hậu nóng hoặc bức xạ nhiệt mạnh ngoài môi trường (nhiệt độ môi trường >33,5 oC) làm ức chế
quá trình thải nhiệt bằng điều nhiệt lý học, dẫn đến thân nhiệt tăng vượt ngưỡng trên. Khi thân nhiệt ở 38,5oC được coi
là báo động, sinh ra chứng say nóng.
* Tác động có hại gây ra sự mất nước cơ thể:
Chuyển hóa nước: Cơ thể có sự cân bằng giữa lượng nước vào và lượng nước thải ra - Với người bình thường,
lượng nước vào cơ thể khoảng 2,5÷ 3lít/24h, lượng nước ra qua tiểu tiện chừng 1,5lít, đại tiện 0,2lít còn lại qua mồ hôi
và hơi thở.
- Khi làm việc trong điều kiện nóng bức, cơ thẻ bị mất nước qua mồ hôi từ 5÷ 7lít/ca làm việc. Khi
mất nước sẽ kèm theo mất một lượng muối ăn (khoảng 20g), một số khoáng Na,K,Ca,Fa,I; một số sinh tố: C,B1,PP. Do
mất nhiều nước, tỷ trọng máu tăng, độ nhớt giảm dẫn đến tim phải làm việc nhiều. Do mất nước, dịch vị ở khoang
miệng và dạ dày giảm dẫn đến kém cảm giác ăn ngon, độ toan và khả năng diệt trùng ở dạ dày giảm.
Do mất nước làm chậm phản xạ thần kinh → dễ tai nạn. Lượng nước qua thận giảm có khi chỉ còn
10% so với lúc bình thường dẫn đến chức phận của thận giảm, trong nước tiểu có khi thấy tế bào trụ niệu, hồng cầu.
Đặc biệt mất nước nhiều dẫn đến mất thăng bằng nước điện giải trong cơ thể làm nạn nhân choáng
ngất, co giật, đau đớn toàn thân.
b. ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh:
- Nhiệt độ môi trường thấp làm mất nhiệt cơ thể. Gió mạnh (lùa vào cơ thể) và độ ẩm cao (đặc biệt là
mưa rét) làm tăng hậu quả mất nhiệt của cơ thể, làm cơ thể bị nhiễm lạnh thêm.
- Triệu chứng cơ thể bị nhiễm lạnh: nhịp tim, nhịp thở giảm, mức tiêu thụ ô xi tăng. Lạnh làm cho cơ
vân, cơ trơn co lại, có hiện tượng nổi da gà, các mạch co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay dẫn tới vận động khó khăn.
- Lạnh dễ xuất hiện các bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh
khác do máu kém lưu thông.
- Lạnh ảnh hướng đến phản xạ thần kinh dễ dẫn đến tai nạn lao động.
c. ảnh hưởng của bức xạ nhiệt:.
* Bức xạ hồng ngoại:
- Trong các nhà xưởng nóng hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời vào mùa hè, tia hồng ngoại có thể
xuyên qua hộp sọ, hun nóng các tổ chức não gây ra say nóng. Tia hồng ngoại còn có thể gây các bệnh về mắt như giảm
thị lực, đục nhân mắt..., các bệnh về da (tia sáng có bước sóng sóng 3µm gây bỏng da mạnh nhất).

* Bức xạ tử ngoại: Xuất hiện nhiều ở ngọn lửa hàn, nó có thể làm bỏng da độ II, làm đau mắt (chấn
thương màng tiếp hợp cấp tính).
* Tia laze: Có thể gây bỏng da, bỏng võng mạc và một số bệnh khác.
III. Biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu.
1. Vi khí hậu nóng và bức xạ.
a. Biện pháp kỹ thuật:
- Tự động hóa hạn chế công nhân tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.
- Với các lò nung cần phủ bằng vật liệu cách nhiệt:
(hỗn hợp ma-nhê 85%, át-bét 15%, dày 20cm có thể làm nhiệt độ mặt lò chỉ còn 50 oC). ở cửa lò sử dụng màn
che nước (màn nước chảy liên tục dày 1÷ 3 mm).
- Sắp xếp các nhà xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp sao cho sự thông gió tốt nhất.

12


- Thiết kế và bố trí hệ thống thông gió hợp lý cho các nhà xưởng, sử dụng các quạt công nghiệp, vòi
tắm khí cục bộ cho những nơi quá nóng.
b. Biện pháp tổ chức và phòng hộ cá nhân:
- Tổ chức lao động hợp lý về mặt ca kíp trên công trường vào mùa hè, tránh ánh nắng từ 11h÷ 13h,
cần nghỉ một đợt ngắn 10÷ 15 phút sau 1 giờ đến 2 giờ làm việc.
- Bố trí các phòng nghỉ đặc biệt (tránh nắng) có nhiệt độ từ 27÷ 30oC.
.
- Chế độ uống nước hợp lý: Chừng 200ml/1lần uống và nên cách nhau ít nhất 20 phút. Trong nước
uống chú ý bổ xung các muối và sinh tố.
- Trang bị các dụng cụ phòng hộ cá nhân như quần áo cách nhiệt từ bên ngoài - thoát nhiệt từ cơ thể.
Kính và mũ ngăn cản các tia bức xạ...
- Khám tuyển thường xuyên và định kỳ để phát hiện các bệnh do vi khí hậu nóng và bức xạ gây ra.
* Cấp cứu: Đối với trường hợp say nóng và mất nước điện giải, dấu hiệu là nhiệt thân tăng có thể lên
39÷ 400C, mạch nhanh, nhỏ, nhịp thở nhanh....Cần đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, cho uống nước có
thêm chút muối và vitamin, chườm nước mát để giảm thân nhiệt từ từ. Xoa bóp ngoài lồng ngực, báo cho y tế hoặc gọi

cấp cứu 115.
2. Vi khí hậu lạnh.
Với ngành xây dựng cần lưu ý trang bị quần áo đủ ấm nhưng tiện lợi trong thao tác của công nhân (quần áo xốp, nhẹ,
gọn, thoải mái). Bảo vệ chân bằng giầy (ủng), găng tay ấm phù hợp với công việc và cố gắng giữ khô cơ thể. Hết sức
chú ý tránh gió lùa (ở các khu vực làm việc trên cao về mùa đông cũng như ở các nhà nghỉ hay lán trại của công nhân).
Khẩu phần thức ăn cần tăng thêm dầu mỡ (các thức ăn giàu năng lượng).
 II.3. phòng chống bụi trong sản xuất xây dựng
I. Khái niệm.
1. Định nghĩa.
Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại lâu trong không khí dưới dạngbụi bay, bụi lắng và hệ khí
dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù. Khi những hạt bụi lơ lửng trong không khí gọi là aerozon, khi chúng đọng lại trên
các bề mặt vật thể gọi là aerogen.
2. Phân loại và nguồn gốc phát sinh của bụi trong xây dựng.
a. Phân loại: Có thể phân loại theo các cách
- Theo nguồn gốc phát sinh: Bụi vô cơ, bụi hữu cơ.
- Theo kích thước:
+ >10µm: rơi có gia tốc gọi là bụi lắng.
+ 10÷ 0,1µm: rơi theo định luật Stoc thường tồn tại ở dạng sương mù gọi là bụi mù.
+ < 0,1µm: chuyển động theo định luật Brao; chúng tồn tại dưới dạng khói và có thể vào phổi hoàn toàn.
- Theo tác hại cơ thể phân ra:
+ Bụi gây nhiều độc chung (Pb, Hg, Benzen).
+ Gây dị ứng, viêm mũi, hen, viêm họng (bông, len, gai, tinh dầu, phân hóa học...).
+ Bụi gây sơ hóa phổi (Silic, Amiăng...)
+ Bụi gây nhiễm trùng (lông, xương, tóc...)
+ Gây mụn nhọn lở loét trên da (xi măng, vôi, thiếc, gạch, sơn...)
b. Nguồn gốc phát sinh của bụi trong xây dựng:
Khi thi công đất (khoan, đào, đắp, san, đầm đất đá).
Khi sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, tro bay, muội silic, bột betonit, nghiền đá, khai thác cát, sản
xuất gạch chịu lửa, tấm lợp Amiăng xi măng, tấm thạch cao, bột bả ma tít, sản xuất vôi, xẻ đá...).
Khi phá dỡ công trình cũ (khoan đục bê tông, phá tường xây, thành phần kiến trúc..).

Khi vận chuyển vật liệu rời (xi măng, tro bay, muội silic, bột betonit, thạch cao, bột bả ma tít, cát đá cốt liệu bê
tông, đất đá công trình, cát bụi bị tung ra do rung động).
Khi phun sơn, phun vữa hoàn thiện bề mặt kết cấu hay thành phân kiến trúc. Phun cát làm sạch gỉ bề mặt kim
loại, thổi bụi vệ sinh công nghiệp.
Khi gia công cắt mài vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, thành phần kiến trúc (cắt gạch, đá xẻ, kết cấu kim
loại, mài granito, cưa bào kết cấu gỗ).
Khi trộn các loại vữa (vữa xây hoàn thiện, vữa bê tông).
Khi đốt cháy nhiên liệu chạy máy xây dựng hay sự cố hỏa hoạn, bụi phát sinh dưới dạng sản phẩm cháy không
hoàn toàn.
3. Tính chất lý hóa của bụi.
- Độ phân tán: Là trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào trọng lượng và kích thước của hạt
bụi. Hạt càng nhỏ, mịn càng tồn tại lơ lửng lâu và càng gây hại cho phổi.
- Sự nhiễm điện của bụi: Dưới tác dụng của điện trường mạnh (chừng 3000v), các hạt bụi nhiễm điện
và bị các điện cực của điện trường hút với các vận tốc khác nhau tùy thuộc vào kích thước hạt. Tính chất này được ứng
dụng để khử bụi bằng điện.
- Tính cháy nổ: các hạt bụi càng nhỏ mịn thì diện tiếp xúc với ô xi càng lớn, tính hoạt hóa càng mạnh
nên dễ bốc cháy trong không khí, đặc biệt là khi có tia lửa điện (bụi cacbon, bụi sắt, nhôm, côban..., bông vải). Tính
chất này giúp ta chú ý đến các biện pháp phòng cháy.

13


- Tính lắng trầm do nhiệt: Khi không khí có nhiều bụi chuyển động từ vùng nóng sang vùng lạnh, các
hạt bụi bị lắng đọng rất nhanh. Tính chất này được ứng dụng để lọc bụi (khử bụi ở ống khói nhà máy xi măng, nhà máy
nhiệt điện).
II. Tác hại của bụi.
* Bệnh nhiễm bụi phổi: Với không khí không ô nhiễm vẫn có bụi, khi con người hít thở thì lông mũi và màng
niêm dịch của đường hô hấp lọc phần lớn các hạt bụi có kích thước lớn (>5µm), giữ lại ở hốc mũi (tới 90% lượng bụi).
Các hạt bụi nhỏ hơn theo không khí vào tận phế nang. ở đây, bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt (khoảng
90% lượng bụi còn lại). Khoảng 1% lượng bụi trong không khí sạch đọng ở phổi, theo thời gian có thể được cơ thể

thanh lọc nốt. Khi không khí ô nhiễm (do sản xuất) lượng bụi đọng lại ở phổi tăng lên nhiều, vượt quá khả năng thanh
lọc tự nhiên của cơ thể, gây ra một số bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Các loại bệnh bụi phổi phổ biến:
-Bệnh Silicose ( nhiễm bụi silic ): thường gặp rất nhiều ở công nhân ngành xây dựng trong các công vịêc sản
xuất thép, gốm, sành, sứ, đánh bóng mài nhẵn làm sạch bằng cát, sản xuất vật liệu từ đá, gạch chịu lửa.... chiếm 40 ÷
70% trong tổng số các bệnh phổi. Tác hại chủ yếu là làm mất khả năng hấp thụ ô xi của các nang phổi mà không có khả
năng phục hồi. Người bệnh khó thở khi gắng sức và dễ biến chứng sang lao.
- Bệnh Aluminose (bụi bôxit, đất sét), athracose (bụi than), siderôse (bụi oxit).
*Các bệnh khác:
- Bệnh đường hô hấp trên: Viêm mũi, viêm mũi thể teo, viêm họng, viêm phế quản.
- Bệnh ngoài da: Bụi gây kích thích trên da sinh mụn nhọt, lở loét như vôi, thiếc, thuốc trừ sâu, bụi
nhựa, than gây sưng tấy da.
- Bụi gây chấn thương mắt: Bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh nhài quạt,
mộng thịt. Bụi axít, kiềm gây bỏng mắt và có thể dẫn đến mù.
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Bụi đường, bột đọng lại ở răng gây sâu răng, kim loại sắc nhọn vào dạ dày
tổn thương viêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
III. Các biện pháp phòng chống bụi.
1. Biện pháp kỹ thuật.
- Ngăn chặn bụi ngay từ nơi phát sinh bằng cách tự động hóa, cách ly công nghệ với người điều khiển sản xuất,
cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị máy móc, thay thế (trong điều kiện có thể) vật liệu nhiều bụi bằng vật liệu ít bụi
hơn.
- Sử dụng hệ thống thông gió hút bụi tự nhiên, nhân tạo, hút cục bộ trực tiếp ở nơi phát sinh nhiều bụi.
- Những nơi sản xuất phát sinh nhiều bụi (như trạm trộn, trạm nghiền đá, xẻ đá) bố trí xa chỗ làm việc và đặt ở
cuối hướng gió.
- Vận chuyển các vật liệu rời có nhiều bụi phải được chứa trong thùng kín, tốt nhất là vận chuyển bằng đường
ống.
2. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân.
- ở công trường cũng như nhà máy phải có đầy đủ các phòng tắm, thay quần áo.
- Trang bị các quần áo chống bụi, kính mũ chống bụi, khẩu trang. Đặc biệt nơi có nhiều bụi nguy hiểm phải
trang bị bình thở, mặt nạ phòng ngạt.
- Khẩu phần thức ăn của người làm việc với bụi cần tăng sinh tố C.

- Khám tuyển thường xuyên, định kỳ để phát hiện các trường hợp mắc bệnh do bụi...
 II.4. Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất xây dựng
I. Khái niệm và tác hại của nhiễm độc.
1. Khái niệm.
- Chất độc là chất hóa học có tác dụng xấu lên cơ thể con người và gây ra sự phá hủy các quá trình của sự sống
bình thường.
- Các chất độc trong công nghiệp có thể gây tác dụng có hại lên cơ thể dưới dạng nhiễm độc hoặc tác dụng gây
mê.
- Nhiễm độc có thể là cấp tính (coi là chấn thương) thường xảy ra khi một lượng lớn chất độc xâm nhập vào cơ
thể trong khoảng thời gian ngắn.
- Nhiễm độc có thể là mãn tính khi lượng chất độc thâm nhập vào cơ thể một cách từ từ lâu dài với số lượng ít.
- Tính độc của chất độc phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hóa học, trạng thái lý học, nồng độ và đường thâm
nhập và trạng thái lao động và tình trạng sức khỏe của cơ thể.
- Các chất độc trong sản xuất thâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua đường thở, tiêu hóa và da, trong đó qua
đường thở là nguy hiểm nhất.
2. Nguồn gốc của nhiễm độc trong xây dựng và phân nhóm.
a. Nguồn gốc:
- Nhiễm độc của công nhân xây dựng thường gặp khi làm công tác trang trí (sơn, bả matít...v.v), khi sản xuất
một số loại vật liệu (sơn, dung môi...). Khi thi công đất đá, khi làm việc với một số loại gỗ.
b. Phân loại:
* Các chất độc trong sản xuất xây dựng được phân thành hai nhóm chính.
- Các chất độc rắn: Chì, thạch tín và một số loại sơn.
- Các chất lỏng và khí: ôxít các bon, xăng, bengen, sunfuahyđrô, cồn, ê-te, sunfuarơ, axetilen...
* Theo đặc tính độc tố phân ra:

14


- Các chất độc phá hủy lớp da và niêm mạc: HCl, H2SO4, CrO3...
- Các chất độc phá hủy cơ quan hô hấp: SiO2, NH3, SO2...

- Các chất tác dụng đến máu: CO (Phản ứng với huyết sắc tố của máu làm mất khả năng chuyển ôxi từ phổi
vào tế bào).
- Các chất tác dụng lên hệ thống thần kinh: cồn, ê-te, sunfuahyđrô...
III. Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong xây dựng.
- Trong quá trình thi công, không để người lao động phải trực tiếp tiếp xúc với hơi, khí độc tỏa ra trong không
khí ở nơi làm việc bằng cách cơ giới hóa ở mức độ cao, hoặc tự động hóa...(sử dụng các máy móc kín để pha chế sơn).
- Thay thế vật liệu độc bằng vật liệu ít hoặc không độc (thay chì trắng bằng kẽm).
- Sử dụng các thiết bị thông gió dưới hình thức trao đổi chung để thải chất độc ra khỏi phòng hoặc làm giảm
nồng độ của chúng xuống dưới mức cho phép. Biện pháp hút thải cục bộ từ chỗ sinh ra là cách hiệu quả nhất để cải
thiện điều kiện làm việc.
- Khi làm việc với chất độc phải sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như mặt nạ phòng ngạt, mặt nạ,
kính...v.v để ngăn cách cơ quan hô hấp và mắt với tác dụng của các chất độc dạng hơi, khí và lỏng. Đề phòng nhiễm độc
ngoài da bằng cách dùng găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động (khi thi công sơn, vôi, tiếp xúc với các dung
dịch clo, và axit các loại.. ).
II.5. Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất xây dựng
I. Khái niệm.
1. Định nghĩa: Tiếng ồn nói chung là những âm thành gây cảm giác khó chịu, quấy rối sự làm việc
và nghỉ ngơi của con người, thậm chí tổn hại tới sức khỏe của con người. Tiếng ồn trong sản suất là những
âm thanh trong sản xuất quấy rối sự làm việc, gây tổn hại tới sức khỏe của con người, trong đó chủ yếu là
người lao động.
2. Các đặc trưng cơ bản.
a. Về mặt vật lý: Tiếng ồn đặc trưng bởi tần số (f), bước sóng (λ), vận tốc lan truyền (C), biên độ (y),
cường độ (I), áp suất âm (P), công suất nguồn âm (W).
- Tai người có thể cảm nhận âm thanh nhờ thay sự đổi áp suất âm và cường độ âm. Khi cường độ âm
thay đổi n lần thì áp suất thay đổi lần. Người ta không đánh giá cường độ, áp suất và công suất âm theo đơn
vị tuyệt đối mà đánh giá theo đơn vị tương đối. Dùng thang lôgarít thập phân để thu hẹp trị số đo, khi đó ta
có mức cường độ, mức áp suất và mức công suất âm (LI, LP, LW) có chung đơn vị là đề-xi-ben (dB).
* L I = 10 lg

I

(dB)
I0

Trong đó
I - cường độ âm đo được (W/m 2 ).
I 0 - ngưỡng quy ước (ngưỡng nghe hay mức không) của cường độ âm bằng 10 -12 W/m 2 .
* L P = 20 lg

P
P0

Trong đó:
P - áp suất âm đo được (N/m 2 ).
Po - ngưỡng quy ước bằng 2.10 -5 N/m 2 .
* L W = 10 lg

W
W0

Trong đó:
W - công suất âm đo được (W).
W 0 - ngưỡng quy ước của công suất bằng 10 -12 W.
b. Về mặt sinh lý: tiếng ồn đặc trưng bởi cảm giác âm thanh, mức to.
- Dao động âm mà tai người có thể nghe được có tần số từ 16 ÷ 20Hz đến 16÷ 20KHz, giới hạn này ở
mỗi người không giống nhau (tùy theo lứa tuổi và trạng thái cơ quan thính giác). Dưới tác dụng của tiếng ồn
mạnh, kéo dài, giới hạn trên của tần số nhạy cảm của tai có thể hạ thấp từ 5 ÷ 6KHz.
- Phạm vi âm nghe được không chỉ giới hạn trong những tần số xác định mà còn trong những trị số
áp suất hoặc cường độ nhất định. Trị số trung bình của áp suất ngưỡng nghe trong phạm vi tần số 1 ÷ 5KHz
đối với tai thính khoảng 2.10 -4 dyn/cm2 (2.10 -5 N/m 2 ).
- Để định lượng độ nghe to, người ta thường dùng phương pháp so sánh chủ quan âm cần đo với âm

tiêu chuẩn. Theo quy định quốc tế người ta lấy âm hình sin (tần số 1000Hz) dưới dạng sóng âm phẳng làm
âm tiêu chuẩn.
- Trị số của đơn vị âm thanh thông qua cảm giác của tai người gọi là mức to, biểu diễn bằng fôn (F).
Nếu một âm có tần số nào đó gây ấn tượng nghe bằng âm tần số 1000Hz và có mức áp suất hoặc cường độ
bằng 50 dB thì nói rằng âm này bằng 50 F.

15


Phạm vi thu nhận âm thanh
1- Ngưỡng nghe;
2 – Ngưỡng đau tai

Các đường cong đồng độ to
3. Phân loại và nguồn gốc phát sinh.
- Tiếng ồn cơ học: sinh ra do sự va đập của các vật rắn (các máy móc dơ mòn, búa máy đóng cọc, khi
đóng, ghép, tháo ván khuôn...)
- Tiếng ồn khí động: Sinh ra khi các luồng khí chuyển động với vận tốc cao (các máy nén khí bơm
phun vữa, sơn, nén khí ép cọc...).
- Tiếng ồn của các máy điện sinh ra do điện hoặc từ trường thay đổi (các máy phát điện, các động
cơ...).
- Tiếng ồn do nổ hoặc rung (các động cơ đốt trong, nổ mìn...).
II. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể người
1. Tác hại.
- Trước hết đối với thính giác: độ nhạy cảm của thính giác giảm, ngưỡng nghe tăng lên. Nếu mức ồn
càng cao, thời gian càng kéo dài, độ nhạy cảm giảm rõ rệt có thể dẫn đến nặng tai hoặc điếc (tuy nhiên còn
tùy thuộc mỗi người).
- Tiếng ồn ảnh hưởng lớn đến hệ thống thần kinh, đặc biệt là thần kinh trung ương (gây rối loạn hệ
thống thần kinh và qua đó tác động đến các bộ phận khác của cơ thể).
- Gây rối loạn hệ thống tim mạch, làm cho chứng bệnh cao huyết áp tăng lên.

- Rối loạn chức năng làm việc của dạ dày, giảm bớt sự tiết dịch vị và độ toan, ảnh hưởng đến sự co
bóp của dạ dày.
- Do tiếng ồn mà tín hiệu liên lạc sản xuất không rõ ràng dễ gây tai nạn và ảnh hưởng xấu đến tâm lý
người lao động.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác hại.
- Phổ của tiếng ồn: cách biểu diễn mức cường độ âm thanh trên từng dải tần số mà theo đó người ta
có các loại phổ
+ thưa (ít nguy hiểm)> liên tục (tác động mãn tính) gây ra chứng nặng tai (giảm đàn hồi của màng nhĩ, điếc mãm tính)

16


+ liên tục (ít nguy hiểm)> làm chói tai gây thủng màng nhĩ, điếc (cấp tính).

a – Phổ thưa
b – Phổ liên tục
c – Phổ hỗn hợp
- Thời gian tác dụng ( giây ): càng kéo dài càng nguy hiểm, trước hết với thính giác có thể làm mất
khả năng phục hồi của nhĩ tai làm cho căng thẳng thần kinh, gây cảm giác bực tức vô cớ...
Để bảo vệ thính giác, cần chú ý đến thời gian chịu đựng tối đa của tiếng ồn trong ngày với các mức
ồn khác nhau.
Thời gian (giờ) tác động trong ngày
8
6
4
3
2
1,5

1
0,5

Mức ồn ( dB )
90
92
95
97
100
102
105
110

- Tần số của tiếng ồn f (Hz): tần số tiếng ồn càng cao càng nguy hiểm.
- Cường độ tiếng ồn L I (dB): cường độ càng cao càng nguy hiểm. Có thể tham khảo chỉ tiêu sau.
L I < 25 dB:
Phù hợp lớp học, bệnh viện, nhà nghỉ.
< 50 dB:
Tiêu chuẩn của thành phố hiện đại.
50 ÷ 70 dB:
Giảm năng suất lao động (đóng ván khuôn).
75 dB:
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
90÷ 110 dB:
Đau nhức tai, năng suất rất giảm (búa đóng cọc).
130 dB:
Đe dọa chấn thương nhĩ tai (nổ mìn).
III. Biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn.
1. Biện pháp kỹ thuật.
- Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh: cải tiến phương pháp công nghệ (thay tán đinh cơ khí bằng ép thủy

lực, thay đóng cọc bằng ép cọc...).
- Cải tiến thiết bị máy móc (các máy quá cũ nếu sử dụng thì nên thay bánh răng truyền động bằng
dây cua roa).
- Bảo quản tốt thiết bị máy móc (chống các dơ mòn, rung, sóc).
- Thực hiện điều khiển từ xa (tự động hóa), cách ly nguồn ồn với người sản xuất.
- Đặt các thiết bị cách, hút âm (chỏm hút âm, hình chóp, khối...) trong xưởng có tiếng ồn lớn.

Các loại tấm phản xạ
a- Loại buồng; b - Loại bàn ( 1. Vật liệu hút âm ; 2. Kính );
c - Loại lồng ( 1,3. Vật liệu hút âm ; 2. Vỏ cứng )

17


Chỏm hút âm

Buồng tiêu âm

ống tiêu âm
1. Vỏ ống; 2. Vật liệu hút âm
3. ống đục lỗ hoặc lưới sắt

Tấm tiêu âm
1. Thành tấm; 2. Vật liệu hút âm
3. ống đục lỗ hoặc lưới sắt
4. ồng dẫn hơi

Hộp tiêu âm

Hộp cộng hưởng tiêu âm


Hộp tiêu âm

Hộp cộng hưởng tiêu âm

- Về mặt quy hoạch phải bố trí tương hỗ giữa các nhà theo khoảng cách nhất định. Trong xưởng nên quy gọn
các máy gây ồn vào một nhỗ, đặt ở cuối hướng gió và các đặt thiết bị cách, hút âm.
- Trồng cây xanh xung quanh xưởng gây ồn nhiều.

18


Các biện pháp chống ồn và hiệu quả của chúng
a. Dưới động cơ đặt đệm cách chấn động;
b. Động cơ đặt trên đệm cách chấn động và đặt trong vỏ bằng vải;
c. Động cơ đặt trong vỏ cứng;
d. Động cơ đặt trên đệm cách chấn động và đặt trong vỏ cứng;
e. Động cơ đặt trong vỏ cứng có ốp vật liệu hút âm và đạt trên đệm cách chấn động.
1 – Phổ tiếng ồn ban đầu; 2 – Phổ tiếng ồn sau khi áp dụng biện pháp chống ồn.
2. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân.
- Bố trí nghỉ những đợt nghỉ ngắn trong mỗi ca làm việc (5÷ 10 phút nghỉ sau 50 ph÷ 60 ph làm việc) trong các
phòng nghỉ đặc biệt (yên tĩnh và nhiệt độ phù hợp) để tạo điều kiện cho độ thính ở tai phục hồi, ổn định thần kinh.
- Sử dụng nút bịt tai, bao ốp tai (có thể giảm mức ồn từ 100÷ 110 dB xuống 80÷ 85 dB).

Các thiết bị chống ồn cá nhân
- Khám tuyển định kỳ để phát hiện người mắc bệnh do tiếng ồn gây ra và bố trí công việc hợp lý.
II.6. Phòng chống rung động trong sản xuất xây dựng
I. Khái niệm.
1. Định nghĩa.
Rung động là sự dao động của các vật thể đàn hồi, sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch

trong không gian, hoặc sự thay đổi có tính chất chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh. Hầu như các máy móc
trong sản xuất đều có đặc điểm trên.
2. Các đặc trưng cơ bản.
- Biên độ rung động b (mn)
- Tần số rung động f (Hz)
- Vận tốc rung động v (mm/s)
- v = b. 2. π. f
- Gia tốc rung động ω (mm/s2)
- ω = (2.π.f)2
- Mức vận tốc rung động ( biểu diễn theo thang lôgarit )

Lv = 20. lg
Trong đó:

V
(db)
Vo

v: - Vận tốc rung động đo được

19


vo: - Vận tốc rung động bình phương trung bình khi ngưỡng tiêu chuẩn của áp suất âm đối
với tần số 1000 Hz bằng 2.10-5 N/m2.
Khi vo = 5. 10-5 mm/s, đại lượng này còn được gọi là ngưỡng quy ước của vận tốc rung động.
Đặc trưng cảm giác của người chịu tác dụng rung động
Gia tốc khi tần số
f=1÷ 10Hz (mm/s2)
10

40
125
400
1000
> 1000

Tác dụng của dao động
Không cảm thấy
Cảm thấy ít
Cảm thấy vừa
Cảm thấy mạnh (khó chịu)
Có hại khi tác dụng lâu
Rất hại

Vận tốc khi tần số
f=10÷ 100 Hz (mm/s)
0,16
0,64
2,00
6,40
16,0
> 16,0

3. Nguồn gốc của rung động trong sản xuất xây dựng.
- Sản xuất xây dựng sử dụng rất nhiều máy công suất lớn (các ô tô vận tải cỡ lớn, cần trục tự hành, máy
khoan...). Về cơ bản, khi máy có công suất càng lớn thì rung động càng lớn, máy cũ mà độ dơ mòn lớn thì rung động và
tiếng ồn càng nhiều.
- Có nhiều máy móc trong xây dựng được thiết kế để tạo ra các rung động hiệu dụng (các máy đầm, máy
khoan đá và bê tông, máy đóng cọc dạng rung động...).
II. Tác hại của rung động đối với cơ thể người.

- Theo đường truyền dẫn vào cơ thể qua chân và tay, rung động tác động mạnh đến hệ thống khớp, có thể làm
viêm bao khớp dẫn đến viêm khớp, biến dạng khớp.
- Tác hại cho hệ thống thần kinh và hệ thống tim mạch. Một số nghiên cứu cho rằng khi rung động nhẹ và ngắn
hạn thì sự rung động gây ảnh hưởng tốt cho cơ thể, làm tăng lực bắp thịt và làm giảm mệt mỏi. Khi cường độ rung động
lớn, tác dụng lâu dài sẽ gây ra khó chịu cho cơ thể, làm thay đổi trong hoạt động của tim, rối loạn dinh dưỡng, thay đổi
chức năng của tuyến giáp trạng, rối loạn trong hoạt động của tuyến sinh dục.
- Rung động ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch vị ở dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Tác động đến hệ thống phân tích làm thu hẹp trường nhìn, gây ra cảm giác loạn sắc.
- Khi nghiên cứu tác hại của rung động người ta đặc biệt chú ý đến hiện tượng cộng hưởng sinh ra khi tần số
rung động trùng với tần số dao động riêng của cơ thể dẫn đến một bệnh lý bền vững.
- Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép khi làm việc nơi có rung dộng Lv ≤75 dB.
III. Biện pháp phòng chống rung động.
1. Biện pháp kỹ thuật.
- Hạn chế các rung động từ nơi phát sinh bằng cách:
+ Cải tiến thiết bị máy móc.
+ Bảo quản tốt máy móc để tránh các dơ mòn, gây rung động vô ích.
+ Cải tiến phương pháp công nghệ (ép cọc - thay cho đóng cọc).
+ Sử dụng các đệm đàn hồi dưới móng máy.

Gèi tùa lß xo d í i m¸y

§ Öm cao su d í i m¸y

Treo m¸y lªn kÕt cÊu

+ Sử dụng đệm cát và đệm không khí:

20



§ Öm c¸t lµm t¾
t dÇn rung ®éng

Qu¹t c«ng suÊt lí n lµm gi¶m rung ®éng

- Tự động hóa điều khiển từ xa để cách ly người sản xuất với nguồn rung động.
2. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân.
- Tổ chức ca kíp hợp lý, cho nghỉ nhiều đợt ngắn trong mỗi ca làm việc. Sau giờ làm việc, sử dụng nước ấm
34oC ÷ 36oC để ngâm tay (chân), thời gian ngâm chừng 30 phút.
- Khám tuyển định kỳ phát hiện các trường hợp mắc bệnh do rung động, bố trí công việc hợp lý.
- Sử dụng đệm lót tay đàn hồi, giầy giảm chấn.
II.7. Chiếu sáng trong sản xuất
I. Khái niệm.
1. Định nghĩa: ánh sáng thấy được là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm
( nanômét ).
Các vật thể nung nóng đến nhiệt độ >500oC đều có khả năng phát sáng.
2. Đặc trưng cơ bản.
* Quang thông (Φ): Đại lượng đánh giá khả năng phát sáng của vật.
- Quang thông là phần công suất bức xạ có khả năng gây ra cảm giác sáng cho thị giác con người. Đơn vị là
lumen (lm).
- Vật đen tuyệt đối
1lm
=
- Diện tích bề mặt 0,5035m2
- Nhiệt độ đông cứng của bạch kim T = 2420 oK
* Cường độ sáng: (I): Đại lượng đặc trưng cho khả năng phát sáng của nguồn theo các phương khác nhau.
- Cường độ sáng theo phương n là mật độ quang thông bức xạ phân bố theo phương n đó. Cường độ sáng có
đơn vị là Candela ( Cd ).

In =






S



1lumen
1.Candela =
1Steradian
Ví dụ cường độ sáng của một vài nguồn sáng.
+ Nến trung bình ( nến quốc tế )
I = 1 cd
+ Đèn dây tóc 60w
I = 68 cd
+ Đèn dây tóc 100w
I = 128 cd
+ Đèn dây tóc 500w
I = 700 cd
* Độ rọi ( E ): Đại lượng đánh giá độ sáng của một bề mặt được chiếu sáng.
Đơn vị: lux (lx).
Độ rọi tại điểm M trên bề mặt được chiếu sáng là mật độ quang thông của luồng ánh sáng tại điểm đó.


dS
1lumen
1lux =
1m 2

EM =

S


ds

Độ rọi thường gặp:

21


+ Nắng giữa trưa: 100.000 lux
+ Trưa trời nhiều mây: 1000 lux
+ Đêm trăng rằm: 0,25 lux
Độ rọi yêu cầu của một số công việc (tối thiểu theo quy phạm).
- Đọc sách:30 lux
- Đường ô tô trong phạm vi công trường: 1÷ 3 lux
- Bốc dỡ vận chuyển vật liệu: 10 lux
- Làm đất: 9 ÷ 10 lux
- Xây và bêtông: 15 lux
- Lắp ghép: 25 lux
- Trát, lát, láng: 25 ÷ 50 lux
- Mộc: 50 lux
- Chữa đồng hồ: 300 lux
- Mổ trong bệnh vện: 1000 lux
* Độ chói: (B) - Đơn vị: nít (nt)
- Độ chói nhìn theo phương n là tỷ số giữa cường độ phát sáng theo phương n đó trên diện tích hình chiếu mặt
sáng xuống mặt phẳng thẳng góc phản xạ (chói phản xạ) hay trùng phương ngược chiều (chói trực tiếp) với phương n
đó. Độ chói gây ra bởi chùm tia sáng có cường độ mạnh nằm trong trường nhìn của người, chiếu thẳng vào mắt người.

Độ chói gây mạnh gây cảm giác chói lóa có hại cho con người. Có hai loại độ chói là độ chói phản xạ (gây bởi các bề
mặt phản xạ phản chiếu hoàn toàn ánh sáng của nguồn sáng công suất lớn) và độ chói trực tiếp (gây ra bởi việc nhìn
thẳng vào các nguồn sáng công suất lớn nằm trong trường nhìn của người). Trường nhìn thông thường của con người
trong tư thế đứng thẳng nhìn thẳng ngang song song mặt đất là: khoảng 75 o trong mặt thẳng đứng (45o xuống dưới, 30o
ngước lên), và khoảng 120o trong mặt phẳng nằm ngang (65o sang trái, 65o sang phải).
dIn
γ

Bn =

dIn
ds. cos γ

1nit =

1cadela
1m 2

II. ảnh hưởng chiếu sáng đến vệ sinh và an toàn lao động.
- Chiếu sáng hợp lý ở nơi sản xuất là vấn đề quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn lao
động, nâng cao năng suất lao động.
- Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người lao động phải nhìn căng thẳng, nhanh mệt mỏi, chậm phản xạ thần
kinh, là nguyên nhân gián tiếp gây ra chấn thương. Xét về lâu dài làm giảm thể lực, giảm năng xuất lao động, hạ chất
lượng của sản phẩm.
- Hiện tượng chói lóa khiến người lao động mất thời gian để mắt thích nghi. Điều này dẫn đến làm giảm sự thụ
cảm của mắt và hậu quả giống như chiếu sáng không đầy đủ.
- Chọn không đúng đèn chiếu sáng trong sản xuất có thể gây ra nổ cháy nguy hiểm hoặc gây ra tai nạn điện.
III. Kỹ thuật chiếu sáng.
Hiện nay trong kỹ thuật chiếu sáng người ta sử dụng 3 hình thức: Chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo
(điện) và chiếu sáng hỗn hợp.

1. Chiếu sáng tự nhiên.
- ánh sáng mặt trời có tác dụng sinh học tốt nhất đối với cơ thể, nên chiếu sáng tự nhiên là hình thức hợp vệ
sinh nhất.
- Có thể đưa ánh sáng tự nhiên vào các nhà xưởng qua cửa sổ và cửa trời, thông thường là ánh sáng gián tiếp
(lấy từ hướng Bắc).
- Chiếu sáng tự nhiên của các phòng có thể đặc trưng bằng đại lượng tương đối (do nó thay đổi trong phạm vi
rất lớn trong ngày, mùa, năm), quy ước là hệ số chiếu sáng tự nhiên (HSTN). Hệ số chiếu sáng tự nhiên tại một điểm M
trong phòng là tỷ số giữa độ rọi tại điểm đó (E M) với độ rọi sáng ngoài nhà (E ng) trong cùng một thời điểm, tính theo tỷ
số %.
HSTNEM =

EM
.100%
E ng

Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên ở nước ta lấy theo quy phạm “chiếu sáng tự nhiên cho các công trình xây
dựng” - TCXD 29-68 (phần này đã trình bày trong vật lý kiến trúc và kiến trúc công nghiệp).
2. Chiếu sáng nhân tạo.
a. Yêu cầu:
- Phân bố đều trên bề mặt làm việc.
- Không tạo thành bóng đen do người và thiết bị.
- Không chói lóa trong phạm vi nhìn của công nhân.
- Đảm bảo an toàn về điện.
- Không gây ra cháy nổ trong các môi trường sản xuất.

22


- Tiết kiệm năng lượng.
b. Các loại đèn và hình thức chiếu sáng:

- Nguồn sáng nhân tạo là các bóng đèn có thể là dây tóc, huỳnh quang, hồ quang điện, đèn đặc biệt.
- Trong kỹ thuật chiếu sáng người ta thường ít chọn phương án đèn hở vì không tận dụng được khoảng một
nửa quang thông của đèn. Để tận dụng quang thông và có thể loại trừ chói lóa, người ta thường dùng các loại chao đèn.
- Theo đặc tính phân bố quang thông các loại chao đèn được phân ra 3 loại: Chiếu thẳng, phản chiếu, khuyếch
tán. Tùy theo yêu cầu đặc điểm nơi cần chiếu sáng để lựa chọn loại chao thích hợp. Ngoài tác dụng trên, chao đèn còn
có tác dụng bảo vệ đèn, tránh va chạm, ngăn gió, mưa, nắng, bụi...
c. Tính toán chiếu sáng:
Tính toán chiếu sáng nhân tạo có thể theo 3 phương pháp:
+ Phương pháp điểm.
+ Phương pháp hệ số sử dụng quang thông.
+ Phương pháp tính theo công suất riêng.
* Phương pháp điểm: áp dụng khi tính chiếu sáng cho các xưởng sản xuất ở công trường với đèn chiếu thẳng,
tường trần nhà hệ số phản chiếu nhỏ, không kể đến phần quang thông phản chiếu.
Nội dung: Xác định rọi EM tại điểm M trên bề mặt làm việc theo phương ngang, đèn chiếu đặt tại điểm O với
chiều cao treo đèn H.
Để tính độ rọi EM tại M, người ta phân E thành Eđ và Eng ( theo phương đứng và phương ngang ), các
thành phần đó được tính như sau:

O

E

O'

Ed

Eng M

Eng =


Iα . cos 3 α
K .H 2

Eđ =

I α . cos 3 (90 o − α )
K .H 2

Trong đó:
- H: độ cao từ đèn tại O tới mặt phẳng ngang chứa M
- K: hệ số an toàn có kể đến đèn bị bám bụi bẩn
- Iα: xác định theo đường cong phân bố quang thông.

Các đường cong phân bố ánh sáng
1. Đèn gương; 2. Đèn bức xạ sâu; 3. Đèn bức xạ sâu chao tráng men; 4. Đèn vạn năng
5. Đèn hình quả lê.
* Phương pháp hệ số sử dụng quang thông: Phương pháp có kể đến cả phần quang thông phản chiếu từ tường,
trần và các bộ phận thiết bị. Kết quả tính toán của phương pháp cao nhưng chỉ khi tường, trần sạch.
Công thức tính toán cơ bản cho 1 bóng đèn.

23


Φn =

E.S .K .Z
n.η

(lm)


- Φn quang thông của 1 đèn (lm)
- E: Độ rọi tối thiếu theo quy phạm (lux)
- S: Diện tích cần chiếu sáng (m2)
- K: Hệ số an toàn lấy từ 1,5÷ 1,7
- Z: Tỷ số giữa độ rọi trung bình (E tb) và độ rọi tối thiểu
(Emin) lấy từ 1÷ 1,25.
- n số đèn tham gia chiếu sáng.
- ç: Hệ số sử dụng
* Phương pháp công suất đơn vị ( công suất riêng ): Phương pháp này đơn giản thường để tính chọn sơ bộ số
lượng bóng đèn, cho nhà xưởng trên công trình, cho tổng mặt bằng chung...
- Số lượng bóng đèn tính theo công thức sau:
Trong đó:

N=

P.S
(bóng đèn)
Pd

Trong đó:
- N - Số lượng bóng đèn.
- P - Công suất riêng P = 0,25. E. K ( W/m2 ); E độ rọi tối thiểu theo quy phạm ( lux).
- K - hệ số an toàn, thường lấy từ 1,5 ÷ 2.
- S - diện tích bề mặt được chiếu sáng (m2).
- Pd - Công suất 1 bóng đèn ( W ).
* Bố trí đèn:
- Chiều cao theo đèn H phụ thuộc vào công suất bóng đèn; sự phản chiếu, trị số góc bảo vệ γ (góc giữa tia
chiếu từ điểm chiếu sáng với phương ngang) - phụ thuộc vào kiểu đèn.
- Tỷ số khoảng cách các đèn L và độ cao treo đèn H:


L
H

= 1,4÷ 2 khi bố trí theo hình chữ nhật

= 1,7÷ 2,5 khi bố trí theo hình thoi.
- Độ cao treo đèn (H) có thể tính theo công thức sau:
H = Ha - hc - hp (m)
Trong đó:
- Ha: Chiều cao từ trần đến sàn nhà (m)
- hc: Chiều cao từ trần đến đèn (0,2÷ 0,25 Ha) (m)
- hp: Chiều cao từ sàn nhà đến bề mặt làm việc (m)
- Khoảng cách dãy đèn ngoài cùng đến tường có thể lấy:
Le =

1 1
( ÷ )
2 3

L

- Thông thường để tránh chói lóa, với đèn có công suất ≤ 200W, độ cao từ sàn đến đèn H=2,5÷ 4m; Pđ>200W,
độ cao H=4÷ 6m (nguồn sáng công suất lớn thì phải treo cao để loại trừ hiện tượng chói lóa).

24


Phần III. Kỹ thuật an toàn
ĐIII.1. Kỹ thuật an toàn điện
I. Nguyên nhân gây tai nạn điện

- Tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện ( bộ phận dẫn điện của các thiết bị điện để hở, dây dẫn điện bị
hỏng chất cách điện, điện áp vượt qúa giới hạn an toàn, đóng điện bất ngờ do không có biển báo, biển cấm ).
- Tiếp xúc với bộ phận kim loại lúc bình thường không có điện nhưng do rò mát hoặc chất cách điện bị hư
hỏng.
- Điện áp bước (đi vào vùng có dòng điện rò ra đất).
- Phóng hồ quang điện.
- Sửa chữa điện không cắt điện hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ thích hợp.
- Không nắm vững nguyên tắc cấp cứu tai nạn điện.
- Do vi phạm nội quy an toàn sử dụng điện.
II. Sự tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người và các yếu tố ảnh hưởng.
1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người
- Tác động về nhiệt gây bỏng (Tại chỗ tiếp xúc khi điện giật thường bị bỏng, bỏng do phóng hồ quang điện.)
- Tác động về hoá: Dòng điện truyền qua cơ thể gây điện phân làm phân hoá tế bào.
- Tác động sinh học: Kích thích và làm đình trệ hoạt động của não, làm ngưng trệ sự hoạt động của tim, phổi,
ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào trong cơ thể.
- Tác động về cơ học: Dòng điện có tác động về cơ học lớn đối với các tế bào trong cơ thể. Dòng điện làm hủy
hoại các tế bào và điện giật gây ngã cao (nguyên nhân gián tiếp) làm chấn thương các bộ phận cơ thể.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác hại
* Cường độ dòng điện qua người: Ing (mA)
Tác dụng của cường độ dòng điện đối với cơ thể người thể hiện qua bảng sau
Ing (mA)

Dòng điện xoay chiều tần số 50 ÷ 60 Hz

25

Dòng điện một chiều



×